Cao Đẳng Sư Phạm Hòa Bình
SINCE 1956
Điểm đánh giá: 7 sao trong 2 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trường học từ bậc học Mầm non đến Trung học cơ sở; đào tạo nguồn nhân lực cho một số lĩnh vực khác đáp ứng nhu cầu về kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình.
Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện lành mạnh, an toàn, chất lượng, chuyên nghiệp cho học sinh từ bậc học Mầm non đến Trung học cơ sở.
Xây dựng môi trường học tập và thực hành nghề nghiệp chuyên nghiệp cho sinh viên trình độ Cao đẳng.
Tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn nhằm phục vụ cho sự phát triển giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình và đất nước.
2. Tầm nhìn
Tới năm 2030, trường CĐSP Hòa Bình hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo nghề sư phạm, thực hành nghề sư phạm chất lượng cao và đào tọa một số ngành nghề khác; là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế có uy tín của tỉnh Hòa Bình; cung ứng các dịch vụ giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Phấn đấu xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng; là nơi tập trung các chuyên gia, giảng viên, nhà khoa học có trình độ cao; các chương trình đào tạo có chất lượng, có uy tín trong và ngoài nước; mở rộng lien kết, hội nhập sâu rộng với các tổ chức quốc tế trong mội lĩnh vực về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3. Giá trị cốt lõi
Toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình luôn hết mình phấn đấu  cho các giá trị cốt lõi sau:
            - Trách nhiệm, yêu thương                     - Thành thạo kỹ năng nghề nghiệp;
            - Năng động, sang tạo                           - Thích ứng với sự thay đổi;
            - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
4. Mục tiêu chiến lược
Chiến lược phát triển trường giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến 2030 đó là chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên (đạt trên 80% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 5% có trình độ tiến sĩ), quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng với sự phát triển giáo dục-  đào tạo trong giai đoạn mới, tiếp tục đào tạo đa ngành và đa hệ, đây là nhân tố quan trọng giúp tỉnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với việc làm, phục vụ tốt yêu cầu phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh.
Xây dựng trường phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của hệ thống các trường cao đẳng, đại học trong cả nước, trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Hòa Bình và các tỉnh lân cận.
5. Liên kết khu vực
Ngoài các hệ Đào tạo cao đẳng và Trung cấp, nhà trường trong nhiều năm đã tổ chức liên kết với các trường Đại học đào tạo hệ Đại học tại nhà trường như: trường Đại học Hải Phòng; trường Đại học Sư phạm Hà Nội II; trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương; trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên với các ngành học: Giáo dục Mầm Non; Giáo dục Tiểu học; Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Tin học, Sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật…
6. Các thành tích mà nhà trường đạt được
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1956 được thành lập trên cơ sở trường Sư phạm Sơ cấp Hòa Bình. Đến năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 602/TTg nâng cấp trường Trung học Sư phạm Hòa Bình thành trường cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Nhà trường vinh dự nhiều lần được tặng thưởng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen, Cờ thi đua, các danh hiệu khác nhau… có thể kể đến  những thành tích nổi bật như:
* Huân chương:
- Năm 1996 được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng III
- Năm 2006 được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì.
* Bằng khen:
- Liên tục từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2004 - 2005 đạt danh hiệu Đơn vị trường tiên tiến xuất sắc.
- Năm 2003 - 2004 đạt danh hiệu “lá cờ đầu ngành giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh”
- Bằng khen của UBND tỉnh Hòa Bình khen đơn vị có thành tích cao trong phát triển GD&ĐT giai đoạn 2000 - 2004.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khen thưởng “Đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong việc tham gia dự án phát triển giáo dục THCS - giai đoạn 2000 - 2005”
- Bằng khen của UBND tỉnh Hòa Bình khen tặng đơn vị dẫn đầu khối GDCN giai đoạn thi đua 2001-2005.
- Năm 2010, 2016: Nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Năm học 2013 - 2014: Quyết định số 1104/QĐ - UBND  ngày 5 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
- Năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2017 - 2018: Quyết định của UBND tỉnh Hòa Bình cho Tập thể xuất sắc, đứng thứ Nhì khối các trường chuyên nghiệp tỉnh Hòa Bình.
* Cờ thi đua:
- Năm học 1998 -1999 đựợc Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ “ Đơn vị tiên tiến xuất sắc tiêu biểu “ các trường Cao đẳng và THCN.
- Năm học 1999 - 2002 Cờ của Trung ương Đoàn tặng đơn vị 3 năm liền dẫn đầu phong trào thi đua cấp tỉnh khối các trường CĐ&THCN 1999-2002.
- Năm học 2003 -2004 Cờ của UBND tỉnh Hòa Bình tặng đơn vị dẫn đầu khối GDCN tỉnh Hòa Bình
-  Năm 2006, 2007, 2015: Bằng khen của UBND tỉnh Hoà Bình “đơn vị dẫn đầu khối GDCN tỉnh Hoà Bình”.
1. Giới thiệu chung vê khoa
* Khoa Tiểu học
Khoa Tiểu học trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, gắn liền với sự phát triển và trưởng thành hơn 60 năm của nhà trường. Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm ngành Tiểu học và Trung cấp sư phạm Tiểu học. Từ khi thành lập năm 1995 đến nay, khoa đã đào tạo một số lượng lớn sinh viên phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà. Hiện nay khoa có 8 cán bộ giảng viên gồm 05 giảng viên có trình độ Thạc sỹ và 03 giảng viên có trình độ Đại học. Trong các hoạt động chung của nhà trường, thầy và trò khoa Tiểu học luôn có những đóng góp tích cực. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay,mục tiêu trọng tâm trong công tác giảng dạy và học là gắn liền lý thuyết với thực hành, gắn việc học với phát triển năng lực nghề nghiệp. Vì thế, những năm học gần đây chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Tiểu học ngày càng được nâng cao, được khẳng định trong thực tế và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp, nhà trường đã tổ chức liên kết đào tạo tại nhà trường hệ Đại học Giáo dục Tiểu học với 02 trường gồm: Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Sư phạm II.
* Khoa Mầm non
Tháng 10/1994 trường Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ được sát nhập vào trường Trung học Sư phạm Hòa Bình. Khoa Mầm non được thành lập trên cơ sở của trường Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ.  Trong những năm qua, Khoa mầm non luôn là một trong những đơn vị có số lượng sinh viên theo học chiếm tỉ lệ cao trong các ngành đào tạo của nhà trường. Không chỉ được khẳng định thế mạnh của mình trên số lượng sinh viên theo học mà số lượng sinh viên tốt nghiệp của khoa sau khi ra trường cũng là khoa có tỉ lệ cao sinh viên có việc làm sau khi ra trường.
Hiện nay khoa Mầm non có 07 cán bộ giảng viên, trong đó trình độ thạc sĩ: 04 giảng viên; trình độ trình độ đại học: 03 giảng viên. Khoa có chức năng, nhiệm vụ:
- Đào tạo giáo viên mầm non trình độ Cao đẳng; Trung cấp chính quy, Cao đẳng VLVH cho tỉnh Hòa Bình.
- Quản lý các lớp CĐMN chính quy học tại trường.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giảng dạy.
- Tham mưu cho nhà trường; Phòng Đào tạo - NCKH trong việc xây dựng, quản lý chương trình đào tạo các hệ Mầm non.
- Tổ chức liên kết đào tạo tại nhà trường hệ Đại học Giáo dục Mầm non với Trường Đại học Hải Phòng và Trường Đại học Sư phạm II.
* Khoa Trung học cơ sở
Khoa Trung học Cơ sở thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khoa Tự nhiên và Công nghệ với Khoa Xã hội và Nhân văn theo quyết định số 411/QĐ-CĐSP ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Hiệu trưởng trường CĐSP Hòa Bình. Sau đó Khoa Mỹ thuật- Âm nhạc, Khoa Ngoại ngữ cũng được sáp nhập vào Khoa Trung học Cơ sở theo quyết đinh số 475/QĐ-CĐSP ngày 04 tháng 9 năm 2017 của hiệu Trưởngcủa Hiệu trưởng trường CĐSP Hòa Bình.
Hiện nay khoa bào gồm có: 03 tổ chuyên môn (Ngoại Ngữ; Âm Nhạc Mỹ thuật và tự nhiên công nghệ). Về đội ngũ giảng viên, có: 14 cán bộ giảng viên, trong đó trình độ Tiến sỹ: 01; thạc sĩ: 04 giảng viên; trình độ trình độ đại học: 10 giảng viên.
Về mô hình đào tạo: Sinh viên có thể lựa chọn các ngành học trong sư phạm với trình độ Cao đẳng với các ngành như: Sư phạm Toán học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Tiếng Anh và Giáo dục Công dân. Các ngành học đủ điều kiện học liên thông lên trình độ Đại học sau khi sinh viên có bằng Cao đẳng nếu đủ điều kiện theo quy định với các trường liên kết: Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Sư phạm II, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Chương trình đào tạo các ngành Sư phạm nhằm đào tạo giáo viên giảng dạy ở bậc Tiểu học, THCS, Trung tâm Giáo dục thường xuyên… Các giáo viên được đào tạo có phẩm chất đạo đức tốt; có đủ sức khỏe; có năng lực giáo dục, dạy học theo chuẩn quy định hiện hành; Có khả năng dạy tốt môn học theo ngành được đào tạo và đáp ứng được chương trình hiện hành cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của giáo dục trong tương lai; có kỹ năng tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục.
2. Thông tin về từng ngành
THÔNG TIN CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG
1. Ngành Cao đẳng Sư phạm Toán học (chương trình: Toán - Lý)
Thời lượng đào tạo:3 năm
Tổng số tín chỉ: 158 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp:Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Toán (Chương trình Toán - Lý) sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và toàn diện về hệ thống khoa học Toán học và các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Toán học thuộc chương trình đào tạo hệ CĐ chính quy. Song song với đào tạo chuyên ngành, SV còn được trang bị các kiến thức về khoa học giáo dục, lý luận dạy học bộ môn, các kinh nghiệm và thực tiễn dạy học Toán (Môn 1) ở trường Trung học cơ sở.
Ngoài ra SV còn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học Vật lý (Môn 2), các phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau
Giáo viên giảng dạy môn Toán (môn 1) và Vật lý (môn 2) tại các trường Trung học Cơ sở, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các cơ quan hành chính các cấp, các tổ chức chính trị xã hội hoặc có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
2. Ngành Cao đẳng Sư phạm Hóa học (chương trình: Hóa - Địa)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 154 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Hóa (Chương trình Hóa - Địa) sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và toàn diện về các môn học như hoá học đại cương, hoá học hữu cơ, hoá học vô cơ, hoá học phân tích, hoá học môi trường. Nắm vững phương pháp dạy học bộ môn đảm bảo theo yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá môn học ở trường trung học cơ sở. 
Ngoài ra SV còn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kiến thức Địa lí (môn 2), các phương pháp dạy học địa lí để giảng dạy môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Hoá học (môn 1) và Địa lí (môn 2) tại các trường Trung học cơ sở. Phụ tá các phòng thí nghiệm Hoá ở trường Trung học cơ sở. Cử nhân ngành sư phạm Hóa học có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
3. Ngành Cao đẳng Sư phạm Hóa học (chương trình: Hóa - Sinh)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 157 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Hóa (Chương trình Hóa - Sinh) sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và toàn diện về các môn học như hoá học đại cương, hoá học hữu cơ, hoá học vô cơ, hoá học phân tích, hoá học môi trường. Nắm vững phương pháp dạy học bộ môn đảm bảo theo yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá môn học ở trường trung học cơ sở. 
Ngoài ra SV còn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kiến thức Sinh học (môn 2), các phương pháp dạy học Sinh học để giảng dạy môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Hoá học (môn 1) và Sinh học (môn 2) tại các trường Trung học cơ sở. Phụ tá các phòng thí nghiệm Hoá, Sinh ở trường Trung học cơ sở. Cử nhân ngành sư phạm Hóa học có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
4. Ngành Cao đẳng Sư phạm Địa lý (Chương trình:  Địa - Sinh)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 101 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Địa lý (Chương trình Địa - Sinh) sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và toàn diện về các môn học như các kiến thức về địa lí tự nhiên, các hiện tượng và các quá trình tự nhiên, các kiến thức về bản đồ học, địa chất học. Nắm vững các kiến thức địa lí kinh tế - xã hội Đại cương; địa lí kinh tế - xã hội các khu vực thế giới và Việt Nam cơ bản. các kiến thức về bản đồ học, địa chất học.
Ngoài ra SV còn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kiến thức Sinh học (môn 2), các phương pháp dạy học Sinh học để giảng dạy môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Địa lý (môn 1) và Sinh học (môn 2) tại các trường Trung học cơ sở. Phụ tá phòng thí nghiệm Sinh học ở trường Trung học cơ sở. Cử nhân ngành sư phạm Địa lý có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
5. Ngành Cao đẳng sư phạm Sinh học (Chương trình: Sinh - Hóa; Sinh - Địa)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ:157 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Sinh (Chương trình Sinh - Địa) sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, toàn diện và chuyên sâu
về khoa học Sinh học. Nắm vững chương trình và thực tiễn dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở và các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Sinh học thuộc chương trình đào tạo hệ CĐ chính quy. Song song với đào tạo chuyên ngành, SV còn được trang bị các kiến thức về khoa học giáo dục, lý luận dạy học bộ môn, các kinh nghiệm và thực tiễn dạy học Sinh học (Môn 1) ở trường Trung học cơ sở.

Ngoài ra SV còn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kiến thức Địa lý (môn 2), các phương pháp dạy học Địa lý để giảng dạy môn Địa lý ở trường Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Sinh học (môn 1) và Địa lý (môn 2) tại các trường Trung học cơ sở. Phụ tá phòng thí nghiệm Sinh học ở trường Trung học cơ sở. Cử nhân ngành sư phạm Sinh học có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
6. Ngành Cao đẳng Sư phạm Vật lý (chương trình:  Lý - Kỹ thuật công nghiệp)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 156 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Vật lý (Chương trình Lý - Kỹ thuật công nghiệp) sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Vật lý theo chương trình đào tạo hệ CĐ chính quy. SV còn được trang bị các kiến thức về khoa học giáo dục, lý luận dạy học bộ môn, các kinh nghiệm và thực tiễn dạy học Vật lý (Môn 1) ở trường Trung học cơ sở.
Ngoài ra SV còn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kiến thức Kỹ thuật Công nghiệp (môn 2). Đạt được các kiến thức cơ bản và lý luận về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn Kỹ thuật Công nghiệp ở Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Vật lý (môn 1) và Kỹ thuật Công nghiệp (môn 2) tại các trường Trung học cơ sở. Phụ tá phòng thí nghiệm Vật lý ở trường Trung học cơ sở. Cử nhân ngành sư phạm Vật lý có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
7. Ngành Cao đẳng Sư phạm Giáo dục công dân (chương trình: Giáo dục công dân - Sử)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 161 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân (Chương trình Giáo dục công dân - Sử ) sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, toàn diện về giáo dục học đại cương, xã hội học, văn hoá học, mỹ học, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục gia đình và kiến thức chung về những vấn đề thời đại. Đạt các kiến thức cốt lõi về môn đạo đức, giáo dục đạo đức, pháp luật, hành chính nhà nước, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Có kiến thức toàn diện về nội dung, phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân.
Đạt kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương từ nguồn gốc cho đến nay. Nắm vững các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân (môn 1) và Lịch sử (môn 2) ở trường Trung học cơ sở. Công tác tại cơ quan hành chính các cấp và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cử nhân sư phạm ngành Giáo dục công dân - Sử có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
8. Ngành Cao đẳng Sư phạm Lịch sử  (chương trình:  Sử - Giáo dục công dân)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 161 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Lịch sử (Chương trình Sử - Giáo dục công dân) sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương từ nguồn gốc cho đến nay. Có đủ kiến thức và phương pháp giảng dạy môn Lịch sử (môn 1) ở trường Trung học cơ sở.
Ngoài ra SV còn được trang bị kiến thức về Giáo dục công dân (môn 2) các kiến thức về xã hội học đại cương, xã hội học, văn hoá học, mỹ học, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục gia đình và kiến thức chung về những vấn đề thời đại. Đủ kiến thức và phương pháp để giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử (môn 1) hoặc Giáo dục công dân (môn 2) ở trường Trung học cơ sở. Công tác tại cơ quan hành chính các cấp và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cử nhân ngành sư phạm Sử - Giáo dục công dân có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
9. Ngành Cao đẳng Sư phạm  Ngữ văn (chương trình: Văn - Giáo dục công dân)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 155 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn (Chương trình Văn - Giáo dục công dân) sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực văn học và ngôn ngữ. Các kiến thức về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. SV còn được trang bị các kiến thức về khoa học giáo dục, lý luận dạy học bộ môn, các kinh nghiệm và thực tiễn dạy học Ngữ văn (Môn 1) ở trường Trung học cơ sở.
Ngoài ra SV còn được trang bị kiến thức về môn Giáo dục công dân (môn 2) các kiến thức về xã hội học đại cương, xã hội học, văn hoá học, mỹ học, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục gia đình và kiến thức chung về những vấn đề thời đại. Đủ kiến thức và phương pháp để giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn (môn 1) và Giáo dục công dân (môn 2) ở trường Trung học cơ sở. Công tác tại cơ quan hành chính các cấp và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cử nhân sư phạm Ngữ Văn có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
10. Ngành Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn (chương trình:  Văn - Sử)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 158 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn (Chương trình Văn - Sử)  sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực văn học và ngôn ngữ. Các kiến thức về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Ngoài kiến thức chuyên ngành SV còn được trang bị các kiến thức về khoa học giáo dục, lý luận dạy học bộ môn, các kinh nghiệm và thực tiễn dạy học Ngữ văn (Môn 1) ở trường Trung học cơ sở.
Đạt kiến thức cơ bản và hệ thống về  môn Lịch sử (môn 2) như Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương từ nguồn gốc cho đến nay. Nắm vững các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn (môn 1) và Lịch sử (môn 2) ở trường Trung học cơ sở. Cử nhân sư phạm Ngữ Văn có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
11. Ngành Cao đẳng Sư phạm Âm Nhạc
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ:104 tín chỉ
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về nhạc lý cơ bản, ký xướng âm, hòa thanh, phối khí, phân tích tác phẩm, lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam. Đạt các kiến thức về kỹ thuật thanh nhạc, đệm đàn, múa và dàn dựng các tiết mục hát múa tập thể. Trong quá trình đào tạo, SV sẽ được rèn luyện bằng thực tế thỉnh giảng tại các trường phổ thông THCS để đạt được các kỹ năng sư phạm cơ bản, vận dụng tốt các phương pháp và kỹ thuật dạy học vào thực tiễn.
Đạt được yêu cầu về sử dụng nhạc cụ. Nắm vững các phương pháp giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS. Đạt kiến thức về thiết kế và tổ chức các hoạt động văn nghệ, đánh giá chất lượng các tiết mục văn nghệ.
Ngoài ra SV còn được trang bị các kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng đàn phím điện tử; Kỹ năng thiết kế, dàn dựng các chương trình ngoại khóa, liên hoan văn nghệ theo từng chủ đề trong nhà trường phổ thông.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở hoặc ở cấp Tiểu học. Công tác tại các trung tâm thanh thiếu niên, các cung thiếu nhi, các phòng văn hóa, tổng phụ trách Đội, cán bộ phong trào hoặc tại các cơ quan hành chính các cấp và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cử nhân ngành sư phạm Âm nhạc có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
12. Ngành Cao đẳng Sư phạm Mĩ thuật
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 157 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hình họa, trang trí, sử dụng chất liệu, phối màu, lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới. Đạt các kiến thức về trang trí ứng dụng, ký họa, vẽ tranh. Đạt kiến thức về ứng dụng trên một số chất liệu vẽ tranh phổ biến. Nắm vững các phương pháp giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở trường THCS.
Ngoài ra SV còn được trang bị các kỹ năng như: Kỹ năng thiết kế, trang trí ứng dụng theo từng chủ đề trong và ngoài nhà trường phổ thông.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường Trung học cơ sở hoặc ở cấp Tiểu học. Công tác tại các trung tâm thanh thiếu niên, các cung thiếu nhi, các phòng văn hóa, tổng phụ trách Đội, cán bộ phong trào hoặc tại các cơ quan hành chính các cấp và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cử nhân ngành sư phạm Mĩ thuật có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
13. Ngành Cao đẳng Giáo dục tiểu học
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 126 tín chỉ
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm giáo dục tiểu học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học, giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và các hình thức tổ chức dạy học trên lớp. Biết nắm bắt và lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.
Đạt kiến thức chuyên sâu về mục tiêu, nội dung của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới; các phương pháp dạy học bộ môn ở trường Tiểu học.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn tại các trường Tiểu học; các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường chuyên biệt có đào tạo năng khiếu cho học sinh trong lứa tuổi tiểu học. Cử nhân ngành sư phạm Giáo dục Tiểu học có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
14. Ngành Cao đẳng Giáo dục Mầm non
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ:124 tín chỉ
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm mầm non sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống kiến thức về đặc điểm tâm, sinh lý trẻ em, phương pháp giáo dục trẻ ở các độ tuổi mầm non và phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Đạt kiến thức chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non, vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nắm vững mục tiêu, nội dung, phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non.
Ngoài ra SV còn được trang bị Kỹ năng lập kế hoạch định hư­ớng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế. Kỹ năng quản lý lớp mầm non và các kỹ năng tuyên truyền, vận động xã hội hóa giáo dục mầm non.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non hoặc chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trung tâm bảo trợ; Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi; Trung tâm nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn; Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật; Các gia đình có nhu cầu chăm sóc - giáo dục con em trong độ tuổi mầm non. Cử nhân ngành Sư phạm Mầm non có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo khác.
15. Ngành Cao đẳng Sư phạm Tiếng Anh
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 117 tín chỉ
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp:Trình độ thực hành Tiếng Anh tương đương với trình độ B2 của CEFR (khung tham chiếu Châu Âu) tương đương IELTS (general) 5.0 hoặc TOEFL 4.5 để phục vụ mục đích nghề nghiệp.
Sinh viên theo học chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về các bình diện ngôn ngữ Anh như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, nghiệp vụ sư phạm, văn hóa của các nước nói tiếng Anh như Anh, úc, Mỹ... gồm các kiến thức về quy tắc giao tiếp văn hóa, khả năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, và sự nhận biết được các giá trị văn hóa tương ứng;
Trong quá trình đào tạo, SV sẽ được rèn luyện bằng thực tế thỉnh giảng tại các trường phổ thông THCS , tiểu học để đạt được các kỹ năng sư phạm cơ bản, vận dụng tốt các phương pháp và kỹ thuật dạy học vào thực tiễn.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở hoặc ở cấp Tiểu học. Ngoài ra sinh viên có thể xin việc làm như: Thư ký văn phòng, cán bộ biên dịch tại các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế, v.v...Làm việc tại các khu thương mại, khu công nghiệp, khu du lịch, nhà hàng và khách sạn với các công việc như: trợ lý giám đốc, lễ tân...
16. Ngành Cao đẳng Tiếng Anh Thương mại và Du lịch
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 161 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành tiếng Anh Thương mại và Du lịch sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về các bình diện ngôn ngữ Anh như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, văn hóa của các nước nói tiếng Anh như Anh, úc, Mỹ... gồm các kiến thức về quy tắc giao tiếp văn hóa, khả năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, và sự nhận biết được các giá trị văn hóa tương ứng;
Đạt kiến thức về trình độ thực hành tiếng Anh tương đương với trình độ B2 của CEER, trình độ 3 của ALTE, FCE của Đại học Cambridge, 5.0 IELTS, hoặc 450 điểm TOEFL để phục vụ mục đích nghề nghiệp. Đạt kiến thức ngôn ngữ cơ bản về tiếng anh văn phòng, tiếng Anh kinh tế thương mại, thư tín giao dịch, du lịch;
Đạt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo và vận dụng các kỹ năng đó vào thực tiễn các lĩnh vực công tác khác nhau. Các kỹ năng cơ bản về công việc văn phòng, quản trị kinh doanh, kinh tế thương mại, hướng dẫn du lịch. Biết sử dụng các kỹ năng và phương pháp biên dịch, phiên dịch để thực hiện công việc.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Thư ký văn phòng, cán bộ biên dịch tại các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế, v.v...Làm việc tại các khu thương mại, khu công nghiệp, khu du lịch, nhà hàng và khách sạn với các công việc như: trợ lý giám đốc, lễ tân...
Nếu được trang bị các kiến thức và kỹ năng về phương pháp giảng dạy, các cử nhân tiếng Anh Thương mại và Du lịch có thể đảm nhận công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, các cơ sở đào tạo và các trung tâm Anh ngữ. Cử nhân ngành tiếng Anh kinh tế thương mại có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
17. Ngành Cao đẳng Tin học ứng dụng
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 153 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Tin học ứng dụng sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về các bộ môn môn hệ điều hành, cấu trúc máy tính, mạng máy tính, ngôn ngữ lập trình và thuật toán để áp dụng trong viết phần mềm. Đạt kiến thức về các phần mềm chuyên biệt như đồ họa, hoạt ảnh, thiết kế Web, quản trị và vận hành các dịch vụ Hosting. Nắm vững quy trình xây dựng, triển khai phần mềm, xây dựng, sử dụng và khai thác các phần mềm ứng dụng.
Đạt các kỹ năng cài đặt, cấu hình hệ thống và hệ điều hành theo nhu cầu sử dụng; biết khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng. Kỹ năng tư vấn khách hàng, thiết kế cơ sở dữ liệu, sử dụng thành thạo mạng Internet, tìm kiếm và khai thác thông tin. Kỹ năng phân tích, thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng, khả năng phân tích chuẩn đoán lỗi phần cứng, lắp đặt bảo trì và thay thế thành phần của hệ thống máy tính.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Làm việc trong các nhà máy sử dụng các dây truyền sản xuất, lắp ráp máy tính hoặc linh kiện, thiết bị ngoại vi của máy tính. Các công ty sản xuất, phát triển phần mềm, đồ họa, thiết kế Website. Các công ty cung cấp máy tính, các cơ quan, công ty có sử dụng mạng máy tính và trong các bộ phận sử dụng nhân sự văn phòng trong các đơn vị sử dụng lao động. Tham gia giảng dạy tại các trung tâm tin học, các cơ sở giáo dục tương ứng sau khi được bổ sung các quy định về kiến thức của ngành giáo dục. Cử nhân ngành tin học ứng dụng có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
18. Ngành Cao đẳng Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa- Du lịch)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 155 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Văn hóa du lịch sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về nghiệp vụ khách sạn nhà hàng, về tổ chức các hoạt động lễ tân, quản trị khách sạn nhà hàng; về bàn, buồng, bếp, quầy bar. Đạt kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh du lịch, nghiên cứu thị trường, các sản phẩm du lịch, tiếp thị du lịch, thiết kế tuor, lập tuyến điểm du lịch. Các kiến thức về giao tiếp xã hội, hướng dẫn, thuyết minh và tổ chức hoạt động du lịch.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Cao đẳng Văn hóa du lịch được công nhận là Cử nhân Cao đẳng.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Hướng dẫn viên cho các đơn vị kinh doanh lữ hành hoặc làm nhân viên các bộ phận trong một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển. Nhân viên tác nghiệp trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí. Cán bộ tại các tổ chức văn hoá, các sở, phòng, ban văn hoá và du lịch. Cử nhân ngành Văn hóa du lịch có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
19. Ngành Cao đẳng Công tác xã hội
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 143 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Công tác xã hội sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về quy trình hoạch định chính sách và đề xuất chính sách xã hội cụ thể. Đạt kiến thức về các chế độ an sinh xã hội, chế độ an sinh xã hội cho các đối tượng xã hội cụ thể; các nguyên tắc, tiến trình giải quyết các vấn đề trong công tác xã hội, cá nhân và nhóm; Kiến thức làm việc với các đối tượng thân chủ khác nhau.
Nắm vững các nguyên tắc và tiến trình tổ chức, phát triển cộng đồng, quy trình xây dựng, quản lý dự án phát triển cộng đồng, tiến trình tham vấn với đối tượng thân chủ cụ thể. Đạt kiến thức cơ bản về phương pháp quản trị, ứng xử trong môi trường xã hội. Nắm vững các phương pháp và quy trình nghiên cứu khoa học chung và khoa học xã hội nói riêng. Trình độ B tiếng Anh và tin học.
Đạt các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế. Các kỹ năng tham vấn, can thiệp, vấn đàm và giải quyết vấn đề. Kỹ năng điều hoà nhóm, quan sát, phát hiện tài nguyên; Kỹ năng đánh giá nhu cầu, duy trì mối quan hệ và khuyến khích thân chủ giải quyết vấn đề. Kỹ năng sử lý văn bản và phần mềm tin học văn phòng.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp tại các cơ sở và tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội, cung ứng dịch vụ xã hội, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội. Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, pháp luật, truyền thông, xã hội, văn hoá. Làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội. Cử nhân ngành Công tác xã hội có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
20. Ngành Cao đẳng Khoa học Thư viện (chương trình Thư viện -Thông tin)
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 155 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Thư viện thông tin sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về  nghiệp vụ thông tin - thư viện như: thu thập, xử lý, tổ chức, khai thác nguồn tài nguyên thông tin và cung cấp thông tin cho đối tượng có nhu cầu dùng tin.
Đạt các kiến thức nền tảng về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện; Quản lý và sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý thư viện CDS/ISIS, Libol… Đạt các kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động thông tin – thư viện trong các thư viện tổng hợp, các cơ quan thông tin hoặc các tổ chức khác. Đạt kiến thức Ngoại ngữ để xử lý, đọc và dịch tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh phục vụ cho nghiệp vụ và nâng cao trình độ.
Được trang bị các kỹ năng giải quyết các vấn đề về tổ chức thư viện, thông tin, các kỹ năng phục vụ cho các hoạt động chuyên môn. Kỹ năng nghề nghiệp cơ bản như: Thu thập, xử lý, khai thác và phổ biến tại các cơ quan thông tin thư viện. Kỹ năng thiết kế và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin truyền thống và hiện đại;
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Chuyên gia thông tin – thư viện, quản trị thông tin trong các loại hình thư viện, các cơ quan thông tin, tổ chức tư vấn, tổ chức truyền thông. Cán bộ thư viện tại hệ thống thư viện tổng hợp, thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập. Cử nhân thư viện - thông tin có thể tiếp tục học lên đại học hoặc trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
21. Ngành Cao đẳng Quản trị văn phòng (Chương trình Quản trị văn phòng - Lưu trữ học )
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 151 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị văn phòng sẽ được trang bị những kiến thức và phương pháp làm thư ký tổng hợp, lưu trữ học, tin học ứng dụng trong công tác văn phòng và công tác lưu trữ ở văn phòng các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, văn phòng cơ quan đảng, đoàn thể, doanh nghiệp Trung ương và địa phương, ở các cơ quan quản lý lưu trữ chuyên ngành.
Trang bị các kiến thức về: quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, thư kí văn phòng, văn hoá công sở, lễ tân văn phòng, kế toán văn phòng, tin học văn phòng, soạn thảo văn bản, quản lí văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ và tra tìm hồ sơ, tài liệu.
Được trang bị các kỹ năng như: Kỹ năng đánh máy nhanh, sử dụng thông thạo các chương trình phần mềm ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, Access, Power point Soạn thảo văn bản, thư tín, hợp đồng thương mại. Xử lý thư và công văn, lưu trữ thủ công và điện tử. Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng nói trước đám đông. Tổ chức thành công hội nghị, hội thảo. Sử dụng thành thạo trang thiết bị văn phòng như: máy Photo, máy Scan, máy Fax, Camera, tổng đài điện thoại,…
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Làm việc ở khu vực hoặc bộ phận văn phòng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp. Thư kí văn phòng, là trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí. Những người phụ trách, quản lí công tác văn thư  lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Cán bộ, nhân viên văn thư lưu trữ chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực hành chính, văn phòng, văn thư và lưu trữ.
22. Ngành Cao đẳng Công nghệ - Thiết bị trường học
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 150 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
      Sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ - Thiết bị trường học sẽ được trang bị những kiến thức sau:
Sinh viên nắm được nội dung thực hành các môn học trong chương trình THPT và THCS. Sinh viên được trang bị một số kiến thức đại cương các môn học thông qua các học phần đại cương và các học phần kỹ thuật. Sử dụng thành thạo và có khả năng lắp đặt, hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm ở trường phổ thông. Các kiến thức về ngoại ngữ và tin học phục vụ chuyên môn.
Được trang bị các kỹ năng như tổ chức giờ học thực hành môn học. Sinh viên có khả năng quản lý cơ sở vật chất và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Khả năng đề xuất các phương án và tiến hành thí nghiệm phục vụ bài giảng.
Có kỹ năng thiết kế bài giảng trên máy tính, kỹ thuật trình diễn trên máy tính. Có khả năng khai thác một số phần mềm ứng dụng trong dạy và học, cách khai thác thông tin trên mạng internet, sử dụng CNTT để quản lý tài sản
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Phụ trách phòng thí nghiệm ở các trường THPT và THCS. Cán bộ kỹ thuật các cơ sở sản xuất đồ dùng dạy học, các công ty đồ dùng dạy học.
23. Ngành Cao đẳng Kế toán
Thời lượng đào tạo: 3 năm
Tổng số tín chỉ: 144 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR) tương đương IEL TS (general) 4.0
Sinh viên theo học ngành Cao đẳng Kế toán sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về Tài chính - Kế toán, kiểm toán
Thực hành được hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản, hình thức kế toán, phục vụ cho quá trình thực hiện nghiệp vụ Kế toán và quản lý tài chính doanh nghiệp.
Chọn được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Kỹ năng thực hành: lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán trong sổ ghi kế toán tổng hợp và chi tiết. Lập được kế hoạch tài chính, báo cáo thuế và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, của cơ quan hành chính sự nghiệp.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp Cao đẳng ngành Kế toán, đảm nhận nhiệm vụ kế toán viên tiền mặt, kế toán viên thanh toán, kế toán viên vật tư, kế toán viên tiền lương, kế toán tổng hợp tại:
- Các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,các cơ quan thuộc quản lý của nhà nước (các cơ quan tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiêp), các tổ chức xã hội khác.
- Có thể học tập liên thông lên trình độ đại học chính quy.
THÔNG TIN CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1. Ngành Trung cấp Sư phạm  Mầm non
Thời lượng đào tạo: 2 năm
Tổng số tín chỉ: 105 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ A2 (theo khung tham chiếu Châu Âu)
      Học sinh theo học ngành trung cấp sư phạm Mầm non sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng làm cơ sở cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non trên cơ sở của khoa học tâm lý, sinh lý và khoa học giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Nắm vững kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non. Đạt được kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh, phòng bệnh và dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi mầm non.
      Đạt kiến thức về phương pháp tổ chức các hoạt động thể chất, về tổ chức hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc, văn học, ngôn ngữ, toán và làm quen môi trường xung quanh. Đạt các kiến thức cơ bản về chương trình giáo dục mầm non.
      Được trang bị các kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non theo hướng tích hợp. Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Kỹ năng quản lý nhóm, lớp mầm non và các phương pháp tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hoá giáo dục mầm non.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non trong và ngoài công lập, các nhóm trẻ gia đình, các trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, trung tâm bảo trợ xã hội. Có đủ điều kiện và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
2. Ngành Trung cấp Sư phạm  Tiểu học
Thời lượng đào tạo: 2 năm
Tổng số tín chỉ: 116 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ A2 (theo khung tham chiếu Châu Âu)
Học sinh theo học ngành trung cấp sư phạm Tiểu học sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng làm cơ sở cho việc giảng dạy cấp tiểu học.
      Đạt kiến thức về phương pháp tổ chức các hoạt động thể chất, về tổ chức hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc, văn học, ngôn ngữ, toán và làm quen môi trường xung quanh. Đạt các kiến thức cơ bản về chương trình giáo dục tiểu học.
      Đạt kiến thức chuyên sâu về mục tiêu, nội dung của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới; các phương pháp dạy học bộ môn ở trường Tiểu học.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Giáo viên giảng dạy tại các trường Tiểu học; các trường chuyên biệt có đào tạo năng khiếu cho học sinh trong lứa tuổi tiểu học. Trung cấp sư phạm  Tiểu học có thể tiếp tục học lên cao đẳng chính quy.
3. Ngành Trung cấp Thư viện - Thiết bị dạy học
Thời lượng đào tạo: 2 năm
Tổng số tín chỉ: 101 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ A2 (theo khung tham chiếu Châu Âu)
Học sinh theo học chuyên ngành Trung cấp thư viện - Thiết bị dạy học sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống thông tin Thư Viện và thiết bị giáo dục. Đạt các kiến thức chuyên ngành về bổ sung, sử lý, tổ chức, khai thác và bảo quản nguồn tài nguyên thông tin cho người dùng tin. Đạt các kiến thức chung về sử dụng, bảo quản các thiết bị thí nghiệm vật lí, hoá học, sinh vật, toán học, thiết bị dùng chung và thiết bị dạy học các môn công nghệ.
Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở các bậc Tiểu học, Trung học cơ sở để vận dụng vào công tác quản lý, sử dụng và bảo quản các thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học trong các thư viện trường học từ Tiểu học đến Trung học cơ sở.
Được trang bị các kỹ năng như: Kỹ năng sưu tầm, bổ sung tài liệu dựa trên sự hiểu biết về người sử dụng và nhu cầu thông tin của họ. Kỹ năng sử lý các loại hình tài liệu: sử lý nội dung và sử lý hình thức. Kỹ năng sử dụng các công cụ trong công tác xử  lý tài liệu như : Bảng phân loại, biên mục mô tả. Có kỹ năng quản lý, sử dụng và bảo trì các thiết bị thí nghiệm giáo dục để phục vụ dạy học.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Công tác tại các thư viện trường học và quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học từ cấp Tiểu học đến Trung học cơ sở tại các trường học trong và ngoài công lập. Làm việc trong các thư viện, cơ quan thông tin, các cơ quan lưu trữ và các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác.
4. Ngành Trung cấp Hành chính - Văn thư
Thời lượng đào tạo: 2 năm
Tổng số tín chỉ: 106 ĐVHT
Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: Tiếng Anh thực hành trình độ A2 (theo khung tham chiếu Châu Âu)
Học sinh theo học chuyên ngành Trung cấp Hành chính - Văn thư sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và hệ thống về hành chính học; văn thư và nghiệp vụ văn phòng. Đạt các kiên thức chuyên ngành về quản lý công sở; Quản lý hành chính nhà nước và công tác lưu trữ trong cơ quan nhà nước.
Nắm vững nội dung quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế; Văn hóa - xã hội; Giáo dục - Y tế; An ninh - Quốc phòng. Các kiến thức về lịch sử hành chính Việt Nam và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đạt kiến thức khoa học quản lý; Nghiệp vụ về thư ký văn phòng và kiến thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại và truyền thống của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý công sở.
Được trang bị các kỹ năng về công tác văn thư, lưu trữ như: soạn thảo văn bản; Quản lý và giải quyết văn bản đi, đến, văn bản nội bộ, văn bản bảo mật; Kỹ năng lập hồ sơ và quản lý dấu cơ quan; Phân loại tài liệu; Xác định giá trị tài liệu, bảo quản và tổ chức tài liệu lưu trữ. Có các kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước; Về tổ chức và điều hành công sở; Tổ chức lao động văn phòng, khai thác và sử dụng tài nguyên trên internet. Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng và các phần mêm chuyên biệt về quản lý văn bản, hành chính, nhân sự... và các thiết bị văn phòng.
Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
Nhân viên hành chính, văn thư; Nhân viên lưu trữ; Thư ký tổng hợp và các chức danh khác tại văn phòng các ban, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp. Làm việc trong các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Tham gia quản lý hành chính nhà nước về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội ở cơ sở. Có đủ khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
 1. Các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường về việc tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Công ty Cổ phần Dạ Hợp - TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
- Công ty cổ phần Điện tử Viễn thông Thành Biên¬ Hòa Bình.
- Trường phổ thông Liên cấp Sao Mai Hòa Bình.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ nhà sạch Hòa Bình.
- Trung tâm Ngoại Ngữ New sky Yên Thủy huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
2. Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm
Hàng năm, việc phối hợp giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm với các đơn vị sử dụng lao động thường xuyên được nhà trường tổ chức dưới các hình thức khác nhau như: Tổ chức giao lưu - trao đổi thông tin, tư vấn, tập huấn kỹ năng, ngày hội việc làm …
- Năm 2017, năm 2018: đã tổ chức 01 đợt vào tháng 4.
- Năm 2019: đã tổ chức 02 đợt vào tháng 3 và tháng 4.
3. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.
Nhà trường đã thành lập “Ban tư vấn hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp” trực thuộc Phòng Chính trị
- công tác HSSV với 10 thành viên theo quyết định số 267/QĐ
- CĐSP ngày 22 tháng 6 năm 2018. Trong đó thành phần bao gồm: đại diện lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các đơn vị khoa, lãnh đạo các đơn vị chức năng và cán bộ phòng chính trị- công tác HSSV. Cụ thể như sau:

* Bộ máy phụ trách:
- Họ tên cán bộ đầu mối hỗ trợ khởi nghiệp: Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó phòng chính trị, công tác HSSV; Phó ban tư vấn hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp.
- Số điện thoại: 0918.001.205
- Địa chỉ Email: thanhbinhcdsphb@gmail.com.
* Về cơ sở vật chất:
Ban tư vấn hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp làm việc tại Phòng Chính trị - công tác HSSV.
Được tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động trên cơ sở điều kiện của nhà trường.

* Các kết quả đạt được: - 100% sinh viên được giới thiệu các mô hình hỗ trợ HSSV khởi nghiệp,các tấm gương sinh viên khởi nghiệp trong các trường Đại học, Cao đẳng.
- Đã tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc giao lưu, tập huấn kỹ năng, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên như: Tổ chức chương trình giao lưu với sinh viên trường Đại học Temasek Polytechnic và trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Phối hợp với Tập đoàn Trung Nguyên Legend tổ chức chương trình “Hành trình từ Trái tim
- Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc; Phối hợp với Hội Cựu sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ thông qua Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thực hiện dự án: Phát triển kỹ năng xin việc cho sinh viên dân tộc thiểu số cho sinh viên của nhà trường. Sau khi kết thúc tập sự của dự án 100% sinh viên được các cơ sở phối hợp, liên kết nhận vào làm việc sau khi ra trường.

- Tổ chức Hội thảo “Xây dựng các giải pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp”; Tổ chức 02 chương trình ngoại khóa tìm kiếm việc làm với các đơn vị sử dụng lao động.
- Số lượng câu lạc bộ khởi nghiệp của sinh viên được thành lập hiện là 02 câu lạc bộ: Câu lạc bộ gia sư và câu lạc bộ thể thao.  
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/18-04-2024_7acd937146df26abf45e0c7269d9284d.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)