Trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn
SINCE 1997
Điểm đánh giá: 31 sao trong 7 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa hệ, với các trình độ: Cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu sinh; Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng có phẩm chất đạo đức, tư duy độc lập, sáng tạo, chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, văn hóa, ngoại ngữ tốt, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế toàn cầu hóa của thế giới.
2. Tầm nhìn
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là trường đại học tư thục hoạt động theo Luật Giáo dục Đại học Việt Nam số 08/2012/QH13, có uy tín trong hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam, từng bước đạt tới trình độ cao ở khu vực về:
- Môi trường giảng dạy, học tập, làm việc tiên tiến, phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Chương trình, nội dung chất lượng đào tạo.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai và chuyển giao công nghệ.
3. Giá trị cốt lõi
Chất lượng – Trách nhiệm – Chính trực – Hợp tác – Sáng tạo.
4. Mục tiêu chiến lược
Tăng trưởng đáng kể về giá trị tự thân và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ có chất lương cũng như hợp tác quốc tế với môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.
5. Mô tả liên kết khu vực
Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, STU đã và đang có mối quan hệ hợp tác tốt với một số trường ĐH, tổ chức Quốc tế có uy tín và chất lượng như: Trường Washington – Hoa Kỳ, Đại học Oklahoma - Hoa kỳ; Đại học Lyon – Pháp; Đại học Nanyang Polytechnic – Singapore; Đại học Queensland, Brisbane – Australia; Đại học Canberra - Australia; Đại học Bách khoa Nhật Bản, Đại học Seoul – Hàn Quốc; ĐH Seo Kyung – Hàn Quốc; ĐH Khoa học & Công nghệ Hồng Kông; Đại học Assumption - Thái Lan; Đại học Kasesak – Thái Lan; Hội liên hiệp Công nghệ thực phẩm Thế giới; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Hiệp hội khoa học và công nghệ thực phẩm Đài Loan; Hội Công nghệ Thực phẩm Indonesia (IAFT)…
Điển hình chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm đã được Liên đoàn Khoa học và Công nghệ Thực phẩm thế giới (IUFoST) thẩm định chương trình và công nhận đạt chuẩn IUFoST. STU trở thành 1 trong 5 trường tại Châu Á được công nhận có chương trình đào tạo Công nghệ Thực phẩm đạt chuẩn quốc tế (2 trường Singgapore, 1 trường Thailand, 1 trường Malaysia).
Ngoài ra, STU còn có chương trình hợp tác với Đại học Troy (Bang Alabama-Hoa Kỳ) đào tạo 2 ngành Khoa học máy tính và ngành Quản trị kinh doanh. Đây là chương trình đào tạo toàn phần bậc đại học đầu tiên trong các trường ĐH ngoài công lập.
6. Các thành tích Nhà trường đạt được
    1.  Danh hiệu thi đua
Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2007 Cờ biểu dương Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
2012 Cờ biểu dương Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
2013 Tập thể Lao Động Xuất Sắc Quyết định số 5380/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2013
Bộ Giáo dục & Đào tạo
2014 Tập thể Lao Động Xuất Sắc Quyết định số 6043/QĐ-BGDĐT ngày 18/12/2014
Bộ Giáo dục & Đào tạo
2016 Tập thể Lao Động Xuất Sắc Quyết định số 6179/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2016
Bộ Giáo dục & Đào tạo
2017 Tập thể Lao Động Xuất Sắc Quyết định số 4867/QĐ-BGDĐT ngày 16/11/2017
Bộ Giáo dục & Đào tạo
2018 Tập thể Lao Động Xuất Sắc Quyết định số 5266/QĐ-BGDĐT ngày 07/12/2018
Bộ Giáo dục & Đào tạo
 
    1. Hình thức khen thưởng
 
Năm Hình thức
khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2012 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2085/QĐ – TTg ngày 26 tháng 12 năm 2012 - Thủ tướng Chính phủ
2014 Bằng khen Bộ Giáo dục & Đào tạo Quyết định số 835/QĐ – BGDĐT ngày 12 tháng 03 năm 2014 - Bộ Giáo dục & Đào tạo
2014 Bằng khen Bộ Giáo dục & Đào tạo Quyết định số 6044/QĐ – BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2014 - Bộ Giáo dục & Đào tạo
2016 Bằng khen Bộ Giáo dục & Đào tạo Quyết định số 6187/QĐ – BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2016 - Bộ Giáo dục & Đào tạo
2017 Bằng khen Bộ Giáo dục & Đào tạo Quyết định số 4574/QĐ – BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2017 - Bộ Giáo dục & Đào tạo
2018 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân TP.HCM Quyết định số 3603/QĐ-UBND ngày 24 tháng 08 năm 2018 - Ủy ban Nhân dân TP.HCM
1. Giới thiệu chung về Khoa
1.1 Khoa Cơ khí
Năm thành lập: 1997
Quá trình hình thành và phát triển: Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử được hình thành từ sự tổ hợp các kiến thức của nhiều lĩnh vực Điện, Điện Tử, Cơ Khí, Điều Khiển Tự Động,... đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Với xu thế đó, Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn đã đưa ngành Cơ điện tử vào hệ thống ngành đào tạo từ rất sớm và tự hào là một trong số ít trường đầu tiên ở phía Nam đào tạo thành công. Tính đến nay trường đã đào tạo được 17 khóa học, cung cấp cho xã hội hơn 2 ngàn kỹ sư Cơ điện tử có chất lượng, đóng góp được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đội ngũ giảng viên: Giảng viên cơ hữu của khoa có 15 thầy, cô trong đó 60% là tiến sĩ và thạc sĩ. Cùng với đội ngũ cán bộ cơ hữu, trường còn mời nhiều thầy/cô có trình độ trên đại học ở các trường Đại học trong Thành phố Hồ Chí Minh tham gia giảng dạy.
Cơ sở vật chất: Song song với việc mở rộng quy mô đào tạo ngành, nhà trường cũng đã đầu tư, xây dựng nhiều phòng thí nghiệm với những trang thiết bị đào tạo hiện đại. Các xưởng/Phòng thí nghiệm (PTN) phục vụ đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử như: Xưởng Cơ khí, PTN Thủy lực & Khí nén, 2 PTN Tự động hóa. Các Xưởng và PTN được trang bị nhiều máy cắt, gọt, máy điều khiển theo chương trình số: máy phay CNC, máy tiện CNC, tay máy điều khiển 6 bậc tự do, các hệ thống điều khiển tự động, các thiết bị đo đạc chính xác...
Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử.
1.2 Khoa Công nghệ Thông tin
Năm thành lập: 2001
Mục tiêu đào tạo: Với đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường tiên tiến của Việt Nam và của khu vực. Với nền tảng cơ sở vật chất hiện nay, chúng tôi tự tin sẽ đào tạo được các kỹ sư với nền tảng lý thuyết vững vàng, khả năng thực hành tốt cùng với các kiến thức xã hội không thể thiếu trong hành trang cuộc đời.
Đội ngũ giảng viên: Tập thể giảng viên của Khoa bao gồm các giảng viên giỏi đến từ các trường Đại học có thế mạnh về CNTT như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên…Khoa có 28 giảng viên: số giảng viên có học hàm Phó giáo sư 2, Tiến sĩ 1, Thạc sĩ 21, Kỹ sư 5 trực tiếp giảng dạy
Cơ sở vật chất: Trung tâm Máy tính thuộc Khoa CNTT gồm 09 phòng máy tính với khoảng 350 máy tính được kết nối mạng và có thể truy cập Internet. Hệ thống máy tính được trang bị hiện đại có thể cài đặt và vận hành các phần mềm hệ thống và ứng dụng nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo cho các sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, đáp ứng việc thực tập cho các sinh viên không chuyên ở các khoa khác của Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn.
Ngành đào tạo: Công nghệ Thông tin.
1.3 Khoa Công nghệ Thực phẩm
Năm thành lập: 1997
Đội ngũ giảng viên: Khoa Công nghệ Thực phẩm hiện có 31 Thầy Cô giáo cơ hữu bao gồm 1 Giáo sư, 2 Phó giáo sư, 7 Tiến sĩ, 17 Thạc sĩ và 4 Kỹ sư. Bên cạnh đó, Khoa còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các giảng viên uy tín của các trường đại học trong nước và quốc tế, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý sản xuất và kinh doanh giàu kinh nghiệm của các viện nghiên cứu, công ty và doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất: Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên: PTN Khoa học thực phẩm: hóa học, hóa sinh thực phẩm; PTN Chất lượng thực phẩm: Vi sinh thực phẩm, đánh giá cảm quan; PTN Công nghệ sinh học thực phẩm; PTN Công nghệ chế biến thực phẩm; Xưởng pilot chế biến và bao gói thực phẩm; PTN Phát triển sản phẩm.
Đối ngoại: Khoa Công nghệ thực phẩm có các mối quan hệ lâu đời và bền vững với các trường đại học trong và ngoài nước. Từ năm 2010 đến nay, khoa đã đón hơn 20 giáo sư hàng đầu thế giới đến giảng dạy cho sinh viên và bồi dưỡng cho giảng viên. Khoa là thành viên hoạt động tích cực của Hội Khoa học Công nghệ Thực phẩm Việt Nam và Quốc Tế. Khoa là chi nhánh của Hội khoa học Công nghệ và lương thực thực phẩm Việt nam - VAFoST.
Ngành đào tạo: Công nghệ Thực phẩm.
1.4 Khoa Design
Năm thành lập: 2006
Quá trình hình thành và phát triển: Khoa Design bắt đầu tuyển sinh đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp (Sau đổi tên thành ngành Thiết kế Công nghiệp) từ năm 2007. Cho đến nay, qua 11 khóa đào tạo, Khoa Design đã tuyển được 11 khóa đại học, 11 khóa cao đẳng và 11 khóa liên thông đại học. Từ nơi đây, đã đào tạo hàng ngàn nhà thiết kế chuyên nghiệp đang hành nghề thiết kế mỹ thuật đạt trình độ cử nhân hệ đại học chính quy, hàng trăm người tốt nghiệp cao đẳng và nhiều người tốt nghiệp hệ vừa học vừa làm.
Mục tiêu chiến lược: Nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ hiệu quả cho đất nước và Tp. HCM phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo design nổi bật trong thành phố, mở rộng liên kết và hợp tác đào tạo với các trường quốc tế. Mở thêm ngành Truyền thông đa phương tiện và ngành Quản lý truyền thông đa phương tiện, phát triển thành ngành mũi nhọn của Khoa, đáp ứng nhu cầu công nghệ thiết kế kỹ thuật số. Đào tạo với thực tiễn trong Mô hình Đào tạo – Nghiên cứu - Ứng dụng khăng khít và hài hòa, kết nối bài giảng – bài học, nghiên cứu – giảng dạy, ứng dụng – marketing quảng bá, qua đó thật sự để “Mỗi bài học là một tác phẩm, mỗi môn học là một cơ hội nghề nghiệp” như slogan của Khoa Design.
Đội ngũ giảng viên: Gồm có 35 giảng viên cơ hữu và sự cộng tác cùng hơn 40 giảng viên thỉnh giảng, đã tu nghiệp từ các nước như Úc, Singapore, Malaysia, Hoa kỳ, Pháp, Đức, Nga, ... đều là các giảng viên từ các tường đại học, những người hành nghề thiết kế, có hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, tiếp thị và văn hóa trong nước và quốc tế.
Cơ sở vật chất: Hệ thống studio và xưởng sáng tác được đầu tư, bao gồm studio ảnh, studio thời trang và xưởng may, studio đồ họa, studio nội thất, studio tạo dáng, xưởng gốm, xưởng vẽ… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu dạy – học – thực hành cho các chuyên ngành cùng các môn học.
Ngành đào tạo: Thiết kế công nghiệp.
1.5 Khoa Điện Điện tử
Năm thành lập: 1997
Quá trình hình thành và phát triển: là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn. Khoa Điện - Điện Tử luôn năng động, đã và đang tự khẳng định mình với sự phát triển phù hợp với yêu cầu hội nhập thế giới.
Đội ngũ giảng viên: Gồm 6 tiến sĩ, 20 thạc sĩ, 3 giảng viên đang theo học cao học và nhiều giảng viên thỉnh giảng của các trường đại học có uy tín.
Cơ sở vật chất: Khoa hiện có 18 Phòng thí nghiệm và xưởng thực tập (PTN sửa chữa thiết bị di động và máy tính, PTN CAD, PTN Công nghệ Chip, PTN Điện, PTN Điện tử công suất, PTN Điện tử số, PTN Kỹ thuật điện tử, PTN Mạch và đo, PTN PLC, PTN Schneider, PTN Thông tin quang, PTN Viễn thông, PTN Viễn thông cơ sở, Xưởng thực tập điện, Xưởng thực tập điện tử) đáp ứng yêu cầu thực hành của sinh viên về các lĩnh vực Điện tử, Viễn thông, Điện công nghiệp, Điều khiển tự động lập trình, Tự động hóa và Kỹ thuật máy tính.
Hợp tác Quốc tế: Khoa Điện - Điện Tử liên kết đào tạo quốc tế với CUA - The Catholic University of American, là trường đại học xếp thứ hạng cao của Hoa Kỳ; Đại học Northumbria (Anh Quốc), Assumption (Thái Lan) và The Hong Kong University of Science and Technology. Sinh viên có đủ năng lực và điều kiện có thể chuyển tiếp đến các trường tiên tiến trên.
Các ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử.
1.6 Khoa Quản trị Kinh doanh
Năm thành lập: 1997
Đội ngũ giảng viên: Cán bộ và giảng viên cơ hữu của khoa bao gồm 2 PGS, 10 Tiến sĩ, 42 Thạc sĩ và 2 Cử nhân. Bên cạnh đó, Khoa cũng có sự cộng tác của nhiều giảng viên đến từ các trường đại học lớn trong thành phố và các nhà doanh nghiệp thành đạt.
Cơ sở vật chất: Nhà trường trang bị các phòng máy tính với hệ thống phần mềm phân tích tốt phục vụ cho các chuyên ngành của khoa. Bên cạnh đó, khoa cũng hình thành nhiều câu lạc bộ học thuật giúp sinh viên nghiên cứu, tiếp cận và thực hành các kỹ năng mềm cần thiết khi ra trường công tác.
Ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh.
1.7 Khoa Kỹ thuật Công trình
Năm thành lập: 1997
Quá trình hình thành và phát triển: Khoa Kỹ Thuật Công Trình (KTCT) được thành lập từ năm 1997, đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ CĐ và trình độ ĐH ngành Kỹ Thuật Xây Dựng chuyên ngành Dân Dụng & Công Nghiệp. Từ năm 2005, Khoa KTCT đã thực hiện đào tạo hệ liên thông Cao đẳng lên Đại học và bậc Đại học hệ Vừa Làm Vừa học ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp. Trong năm học 2017-2018, Khoa KTCT đã hoàn chỉnh hồ sơ đào tạo Kỹ Sư Quản Lý Xây Dựng, Kiến Trúc Sư và đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Kỹ Thuật Xây Dựng chuyên ngành Dân Dụng & Công Nghiệp.
Đội ngũ giảng viên: Hiện nay, giảng viên cơ hữu của Khoa là 36 người, hiện diện tại khoa là 34 giảng viên, gồm có 2 PGS, 7 TS, 24 ThS, 1 KS và 2 ThS đang làm Tiến sĩ tại Mỹ (01) và Úc (01). Hầu hết các Tiến sĩ đều lấy bằng ở nước ngoài. Tất cả giảng viên Thạc sĩ đều xuất thân từ ĐH Bách Khoa TP. HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Kiến trúc TP. HCM.
Cơ sở vật chất: Hiện tại, Khoa đã có đủ các phòng thí nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy thực hành và có thể kiểm định về vật liệu bê tông, xi măng, đất và thép. Phòng máy Trắc địa giúp hoàn thiện kiến thức về đo đạc địa hình cho sinh viên. Ngoài ra trường còn đầu tư các phòng thí nghiệm chuyên ngành như PTN Cơ học đất, PTN Sức bền vật liệu, PTN Vật liệu xây dựng, Trung tâm tính toán ứng dụng…
Ngành đào tạo: Kỹ thuật Xây dựng.
2. Thông tin về từng Ngành
2.1 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 166
Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử tại Đại học Công Nghệ Sài Gòn trên nền tảng tổ hợp kiến thức và liên tục được cập nhật, bổ sung các kiến thức mới để theo kịp sự phát triển về khoa học công nghệ của thế giới và đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất của Việt Nam.
Chương trình đào tạo:
Về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén.
Thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh.
Về cảm biến, robot.
Trang bị các kỹ năng về vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động.
Triển vọng nghề nghiệp: Tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường chiếm tỉ lệ cao (trên 90%). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nhiều khả năng làm việc như:
- Kỹ sư thiết kế.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, v.v.. tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
- Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Liên hệ khoa: P.110 - Khu B, Điện thoại: 028.3850.5520 - 141
2.2 Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 154
Chương trình đào tạo: Sinh viên sẽ được trang bị các nội dung chuyên sâu về điện công nghiệp, hệ thống điện như: hệ thống điện, cung cấp điện, truyền động điện, tự động hóa hệ thống điện, vận hành nhà máy, kỹ thuật chiếu sáng, thiết kế điện hợp chuẩn, năng lượng mới... và các kiến thức chuyên sâu về tự động, điều khiển như lập trình PLC, kỹ thuật robot, trí tuệ nhân tạo, scada, thị giác máy tính, điều khiển thông minh...
Triển vọng nghề nghiệp:
- Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực.
- Chuyên viên trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Liên hệ khoa: P.111 - Khu C, Điện thoại: 028.3850.5520 - 217
2.3 Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 155
Chương trình đào tạo: Ngoài nội dung kiến thức cơ bản về Điện tử, Kỹ thuật số, Vi xử lý..., là phần kiến thức chuyên ngành: Hệ thống viễn thông, Thông tin di động, Kỹ thuật chuyển mạch, Thông tin quang, Mạng số liệu, Truyền hình số, Công nghệ chip... Chương trình và nội dung môn học luôn được cập nhật, hiện tại đang hướng theo Công nghiệp 4.0. Nhiều đề tài cho các đồ án và luận văn tốt nghiệp theo hướng IoT - Internet vạn vật.
Triển vọng nghề nghiệp:
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình.
- Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.
Liên hệ khoa: P.111 - Khu C, Điện thoại: 028.3850.5520 - 217
2.4 Công nghệ Thông tin
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 140
Chương trình đào tạo:
Nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng.
Thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính, mạng máy tính và truyền thông.
Nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm.
Triển vọng nghề nghiệp:
- Trở thành lập trình viên phần mềm.
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm.
- Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.
- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo.
Liên hệ khoa: P.108 - Khu C, Điện thoại: 028.3850.5520 - 131
2.5 Công nghệ Thực phẩm
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 166
Chương trình đào tạo:
Các môn về khoa học thực phẩm: hóa học, hóa sinh, vi sinh vật, vật lý thực phẩm, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn, đánh giá cảm quan và phân tích thực phẩm.
Các môn về công nghệ kĩ thuật: công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học thực phẩm, kĩ thuật cơ lí, hóa lí, tự động hóa, thiết kế công nghệ.
Các môn về khoa học thực phẩm: hóa học, hóa sinh, vi sinh vật, vật lý thực phẩm, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn, đánh giá cảm quan và phân tích thực phẩm.
Các môn về phát triển và quản lý thực phẩm: maketing thực phẩm, phát triển sản phẩm mới, luật thực phẩm, văn hóa ẩm thực, quản trị sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án, công tác kĩ sư
Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực của ngành Công nghệ thực phẩm:
- Sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm mới.
- Quản trị chất lượng cấp cơ sở và nhà nước.
- Quản trị sản xuất.
- Maketing và dịch vụ thực phẩm.
- Chủ doanh nghiệp.
Liên hệ khoa: P.104 - Khu C, Điện thoại: 028.3850.5520 - 130
2.6 Kỹ thuật xây dựng
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 152
Chương trình đào tạo:
Trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế.
Về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
Các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng.
Triển vọng nghề nghiệp:
- Ngoài công trường: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Trong công xưởng: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng.
- Văn phòng: Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thẩm tra thiết kế, Giảng dạy, nghiên cứu.
Liên hệ khoa: P.121 - Khu C, Điện thoại: 028.3850.5520 - 220
2.7 Quản trị Kinh doanh
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 136 - 137
Chương trình đào tạo:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về kinh doanh và quản lý kinh doanh, những ứng dụng thực tế trong môi trường kinh doanh, nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp có thể tạo lập doanh nghiệp (khởi nghiệp), xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan và các kỹ năng cần thiết về marketing, về truyền thông quảng cáo, nghiên cứu thị trường, hiểu biết hành vi người tiêu dùng, sử dụng các kỹ năng tiếp thị thích hợp và áp dụng các chiến lược marketing để tiếp cận nhu cầu khách hàng.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan về doanh nghiệp, kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, khả năng ứng dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan về doanh nghiệp, kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp, kỹ năng thực hành công tác kế toán tại doanh nghiệp. Chương trình đào tạo đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đủ tự tin đảm nhận một công tác kế toán tại một doanh nghiệp.
Triển vọng nghề nghiệp: Chuyên viên Quản lý sản xuất. Chuyên viên Quản trị dự án. Chuyên viên Kinh doanh và Tiếp thị, PR (Quan hệ công chúng). Chuyên viên Quản lý sản xuất. Chuyên viên Quản lý bán hàng. Chuyên viên Quản trị hành chánh nhân sự. Khởi nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuyên viên Quản trị bán hàng. Chuyên viên Chăm sóc khách hàng. Chuyên viên Quản trị nhãn hiệu và sản phẩm. Chuyên viên Phát triển sản phẩm mới. Chuyên viên Nghiên cứu Marketing, Quảng cáo. Chuyên viên Tài chính. Chuyên viên Phân tích và Tư vấn đầu tư, Phân tích rủi ro. Chuyên viên Định giá tài sản. Chuyên viên Kiểm soát nội bộ. Chuyên viên Quản trị kế toán.
Liên hệ khoa: P.102 - Khu C, Điện thoại: 028.3850.5520 - 139
2.8 Thiết kế Công nghiệp
Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)    Tổng số tín chỉ: 138-149
Định hướng mục tiêu: Mục tiêu là hướng đến đào tạo các nhà thiết kế chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Chương trình đào tạo:
Kiến thức về thẩm mỹ, nghệ thuật.
Kiến thức về quảng cáo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiểu biết về quy trình thiết kế sản phẩm, công năng, kiểu dáng trong từng thể loại sản phẩm ứng dụng.
Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức về mỹ thuật, thẩm mỹ, nghệ thuật hỗ trợ cho việc phát triển ý tưởng và tư duy sáng tạo trong thiết kế; Có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, liên ngành, có kỹ năng diễn họa bằng tay, bằng máy tính hoặc mô hình để thể hiện ý tưởng; Biết cách lập được quy trình thiết kế và thực hiện được tốt các khâu trong quy trình thiết kế.
Theo chuyên ngành đào tạo, sinh viên sau khi ra trường sẽ là nhà thiết kế mẫu, quảng cáo và marketing cho thương hiệu, minh họa, thiết kế tạo dáng sản phẩm, thiết kế và trang trí nội thất, tạo mẫu thời trang, hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, văn hóa – nghệ thuật…
Cử nhân Truyền thông đa phương tiện sẽ thành thạo trong lĩnh vực thiết kế phim quảng cáo, viết kịch bản trò chơi điện tử, thiết kế website, chế tác phim hoạt hình 2D, 3D, phim ngắn có cốt truyện, phim phóng sự, tài liệu, phim tự giới thiệu, và nhiều sản phẩm truyền thông khác và có vị trí việc làm tại các công ty phát triển game, các hãng phim, đài truyền hình, các tập đoàn truyền thông…
Liên hệ khoa: P.203 - Khu C, Điện thoại: 028.3850.5520 - 357
1. Các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường về việc tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
Công ty TNHH Esuhai: giới thiệu nguồn việc làm ổn định cho sinh viên trong các lĩnh vực Cơ khí, Điện – Điện tử, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng từ các nhà tuyển dụng Nhật bản. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Ngân hàng Sacombank. Ngân hàng Nam Á. Công ty Tư vấn Đầu tư Quản lý Bất động sản Sài Gòn Center Real. Công ty TNHH Manulife Việt Nam. Viện đào tạo nhân lực ngân hàng Việt Nam.
2. Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm
Hàng năm, Nhà trường định kỳ tổ chức ngày hội việc làm vào tháng 12 của năm nhằm giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội về việc làm và nơi thực tập. Tại ngày hội, ngoài sự tham gia của các nhà tuyển dụng, sinh viên còn có cơ hội tham gia lớp kỹ năng viết CV, kỹ năng trả lời phỏng vấn và giao lưu với các doanh nhân thành đạt. Phối hợp với công ty CP TMDV Thiếu Nhi Mới tổ chức tư vấn và phỏng vấn trực tiếp tuyển dụng sinh viên. Phối hợp với công ty TNHH Esuhai tổ chức hội thảo “Tuyển dụng kỹ sư làm việc tại Nhật” Tổ chức chương trình giao lưu giữa cựu sinh viên và sinh viên với chủ đề hành trang cho sinh viên, giúp sinh viên có thêm kiến thức thực tế sau khi ra trường và gia nhập vào thị trường lao động, giải đáp rất nhiều những thắc mắc của các bạn sinh viên xoay quanh những khó khăn khi ra trường tìm việc làm, cách viết một CV ấn tượng, vượt qua khó khăn để hòa nhập vào môi trường các công ty và những băn khoăn về vấn đề khởi nghiệp,… Tổ chức lớp kỹ năng “Viết CV” và “Chinh phục nhà tuyển dụng” cho các sinh viên năm cuối, các sinh viên có nhu cầu phỏng vấn xin việc tại các doanh nghiệp.
3. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp       
Tên CLB: Câu lạc bộ Khởi nghiệp Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (gọi tắt là CLB Khởi nghiệp STU).
Website CLB: Fanpage Facebook: STUEI@khoinghiepsangtaoSTU.
Lĩnh vực hoạt động: Đào tạo kỹ năng, kiến thức về khởi nghiệp cho đối tượng giảng viên, sinh viên, tổ chức các sự kiện, cuộc thi về khởi nghiệp, cung cấp không gian hoạt động sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.
Quy mô: Toàn trường, bao gồm 7 khoa: Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Khoa Cơ khí, Khoa Điện – điện tử, Khoa Kỹ thuật Công trình, Khoa Design.
Tóm tắt lịch sử và kết quả hoạt động: Tiền thân của CLB là Nhóm thực hiện dự án Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (KN&ĐMST) được tài trợ bởi Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan,
Giai đoạn 2 (IPP2)
Năm 2016, IPP tài trợ cho STU các khóa học, workshop với các chuyên gia từ nước ngoài về KN&ĐMST, và 3 giảng viên STU trở thành giảng viên nguồn vể KN&ĐMST từ chương trình đào tạo của IPP.
Tháng 2/2017: Liên kết cùng 2 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (BKH-HUST) - Đại học Đà Lạt (EFC-DLU) tạo thành dự án liên hợp 3 trường VES (Vietnam E&I Social) và dự án VES chính thức nhận kết quả là 1 trong 7 dự án được nhận tài trợ từ IPP nhằm thúc đẩy KN&ĐMST tại các trường đại học, với số vốn tài trợ lên đến 2,4 tỷ đồng, đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia của IPP.
Giảng viên phụ trách chuyên môn: ThS. Mai Thị Thu Trang, giảng viên Khoa QTKD, chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp STU.
Đơn vị liên kết là khoa/ trường thuộc khối kinh tế - khoa học xã hội: - Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp trực thuộc Trường Đại học Đà Lạt - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - Trường Cao đẳng công nghiệp Huế - Trường Đại học Mở TP.HCM) - Trường Đại học Đồng Tháp Đối tác khác: Hội đồng Anh (British Council), Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP).  
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/20-04-2024_1ebb829f20856036ee8bd076987959b2.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)