Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên
SINCE 1994
Điểm đánh giá: 25 sao trong 7 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực giáo dục, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là khu vực Trung du miền núi phía Bắc.
2. Tầm nhìn 2030
Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là trường đại học trọng điểm hàng đầu của cả nước theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng trong giáo dục với ưu tiên phát triển về giáo dục STEM, giáo dục đa văn hóa, dạy - học theo tiếp cận chuẩn đầu ra; ngang tầm với các trường đại học sư phạm trong khu vực Đông Nam Á và xu hướng hội nhập quốc tế; kiến tạo và cung cấp môi trường học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục chuyên nghiệp, đảm bảo cho người học sau tốt nghiệp, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có nền tảng học vấn rộng, chuyên sâu, có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với sự thay đổi của bối cảnh giáo dục Việt Nam và Đông Nam Á.
3. Giá trị cốt lõi
“Đoàn kết; sáng tạo; thích ứng; hội nhập; phát triển”.
4. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2022 là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện các nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo và các nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn giáo dục đặt ra; tự thích ứng để học tập suốt đời; có năng lực ngoại ngữ, tin học đủ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế.
5. Mô tả Liên kết khu vực
Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức quốc tế trên thế giới như Trường Đại học Ryukyus (Nhật Bản), Trường Đại học St. John (Hoa Kì), Trường Đại học Potsdam (Đức), Trường Đại học Wollongong (Úc), Trường Đại học Auckland (New Zealand), Trường Đại học Kyungnam (Hàn Quốc), Trường Đại học Leuven (Bỉ), Trường Đại học KhonKaen (Thái Lan), Trường Đại học Udonthani Rajabhat (Thái Lan), Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc), Học viện Ngoại ngữ Hà Bắc (Trung Quốc), Trường Đại học Giáo dục Hồng Kông, Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan, Trường Đại học Feng Chia (Đài Loan), Trường CĐSP Đông Kham Xang, Trường CĐSP Luông Nậm Thà, Trường CĐSP Prabang, Đại học Quốc gia Lào (Lào), ....
Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019, Trường đã kí kết 22 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài về các lĩnh vực: đào tạo, trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên, hợp tác NCKH, tổ chức hội nghị, hội thảo, giao lưu, trao đổi văn hóa...
Ngoài ra, Trường kí kết hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước trong đào tạo tiếng Việt cho LHS nước ngoài như: Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, Trường Đại học KT&QTKD Thái Nguyên, Trường Đại học Việt Bắc ...
Trong 5 năm gần đây, Trường đã tiếp nhận 794 LHS vào học tập tại Trường các hệ: tiếng Việt, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Ngành học chủ yếu là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Mầm non, Tiểu học ....; đón tiếp 134 đoàn khách vào làm việc với tổng số khách vào là 1056 khách; tổ chức 49 đoàn ra với tổng số 173 người; tổ chức 04 hội thảo quốc tế và 44 hội thảo chuyên đề có yếu tố nước ngoài.
6. Các thành tích của Trường
Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Nhà trường đã vinh dự được Đảng, nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý:
-  Liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu trong Đảng bộ Đại học Thái Nguyên.
-  Liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, đơn vị tiến tiến xuất sắc trong khối thi đua Đại học Thái Nguyên và Bộ Giáo dục & Đào tạo.
-  Trong 05 năm gần đây được tặng thưởng 08 Cờ thi đua xuất sắc: 01 Cờ của Chính phủ, 03 Cờ của Bộ GD&ĐT, 03 Cờ của tỉnh Thái Nguyên và 01 Cờ của Bộ Công an.
- Được tặng thưởng Huân chương Hữu nghị của Nước CHDCND Lào năm 2016.
- Trong 05 năm gần đây được tặng thưởng 19 Bằng khen Tỉnh, Bộ, Ngành.
-   Đặc biệt, năm 2015, Trường Đại học Sư phạm vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý - danh hiệu Anh hùng Lao động.
1. Giới thiệu chung về khoa
1.1 Khoa Toán
- Tên khoa: Khoa Toán
- Năm thành lập: 1966
- Lịch sử thành lập của Khoa:
Từ giữa năm 1965, mặc dù cả nước đều dồn sức cho kháng chiến chống Mỹ nhưng Trung ương Đảng và Chính phủ vẫn đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Với tầm nhìn chiến lược, thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 98/TTg trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục phát triển giáo dục “theo quy mô ngày càng mở rộng, có chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của đất nước sau này”. Trong bối cảnh đó, ngày 18/7/1966, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 127/CP, thành lập trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Việt Bắc (nay là trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên), khoa Toán trường ĐHSP Việt Bắc cũng được ra đời trong những ngày đầu thành lập trường. Theo quyết định số 127/CP ngày 18/7/1966,khoa Toán có nhiệm vụ đào tạo giáo viên Toán cấp III phục vụ chủ yếu cho sự nghiệp giáo dục của các tỉnh miền núi phía Bắc. Những ngày đầu thành lập, địa điểm của Trường được đặt ở hai xã vùng sâu của huyện Đại Từ, đó là xã Vinh Quang (nay là xã Phú Lạc) và xã Đức Lương, trong đó khoa Toán được đặt tại xã Vinh Quang. Nhữngthầy, cô đầu tiên của khoa và trườnglà những thầy, cô của trường ĐHSP Hà Nội và một số thầy, cô là giáo viên giỏi của các trường phổ thông. Sau 2 tháng từ ngày có quyết định thành lập từ giữa tháng 9 năm 1966, trường tiếp nhận hơn 400 sinh viên khóa I, trong đó có gần 100 các anh chị là sinh viên (SV) của khoa Toán. Sau 5 năm kể từ ngày thành lập, mặc dù công tác giảng dạy và học tập diễn ra dưới làn bom đạn ác liệt của Mỹ, thầy và trò của các khoa đều xác định cố gắng dạy và học thật tốt.
Năm học 1973 – 1974 là năm học đầu tiên mà khoa Toán được ở tập trung cùng với Ban Giám hiệu và các phòng, ban, khoa khác trong trường tại Mỏ Bạch- thành phố Thái Nguyên (nay là đường Lương Ngọc Quyến – thành phố Thái Nguyên). Do trường ở giữa trung tâm thành phố, nên việc học tập và nghiên cứu của thầy trò đã thuận lợi hơn rất nhiều. Nắm bắt được cơ hội thuận lợi này, khoa xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học là tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển đội ngũ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học.
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cuối những năm 90 của thế kỉ 20, Đảng và nhà nước đã xác định việc cần thiết phải đưa môn Tin học vào giảng dạy trong trường phổ thông. Để đào tạo đủ giáo viên dạy Tin học ở trường phổ thông, với năng lực đội ngũ giảng viên của khoa, với sự hợp tác với Viện Công nghệ thông tin, năm học 1999 – 2000, khoa Toán được giao mở thêm mã ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tin học. Như vậy, có thể nói khoa Toán đã đặt nền móng đầu tiên cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, quản lý của trường ĐHSP Thái Nguyên.
Trải qua 53 năm phát triển, đến nay Khoa Toán - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là khoa đào tạo giáo viên Toán học, Tin học có trình độ Đại học và sau Đại học có chất lượng hàng đầu của Việt Nam; là trung tâm nghiên cứu Toán học và giáo dục Toán học xuất sắc của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc; là nơi nuôi dưỡng một môi trường làm việc hiệu quả, nơi mọi người thấy có giá trị và được tôn trọng.
Hiện nay khoa Toán có 38 cán bộ, chia thành 5 bộ môn: Hình học Đại số, Giải tích và Toán ứng dụng, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, trong đó có 6 PGS, 24 TS, 7 NCS. Khoa đang quản lý hai ngành đào tạo đại học là Toán học và Tin học. Ở bậc cao, khoa đang đào tạo 3 chuyên ngành Thạc sĩ: Đại số và Lý thuyết số; Giải tích; Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán với trên 100 học viên và hai chuyên ngành Tiến sĩ là Giải tích, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán với 26 NCS đang học tập tại khoa. Tính đến nay khoa Toán đã đào tạo được gần 6 nghìn giáo viên Toán và 1 nghìn giáo viên Tin có trình độ Đại học; gần 1 nghìn Giáo viên Toán có trình độ thạc sĩ và Tiến sĩ; tham gia bồi dưỡng hàng nghìn lượt giáo viên Toán. Nhiều giảng viên của khoa đã trở thành những cán bộ tốt, những nhà khoa học có uy tín, nhiều thầy cô nắm giữ những vị trí lãnh đạo của các đơn vị. Các thế hệ cựu sinh viên khoa Toán, khi giảng dạy và công tác tại các cơ quan khác nhau cũng đều là các cán bộ tốt, giáo viên giỏi của các trường. Rất nhiều các anh chị cựu sinh viên khoa Toán đã và đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng từ Trung ương đến địa phương.
Với những thành tích đat được, khoa Toán đã vinh dự được Nhà nước tặng 01 Huân chương Lao động hạng ba (năm 2010), 01 Cờ thi đua của Thủ trướng Chính phủ (2016); 01 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2008); 01 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017); 03 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008, 2016, 2918), nhiều Giấy khen của Giám đốc Đại học Thái Nguyên và Hiệu trưởng trường ĐHSP Thái Nguyên. Nhiều giảng viên trong khoa đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, chiến sĩ thi đua toàn quốc, chiến sĩ thi đua cấp Bộ, bằng khen của thủ tướng, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chuyên ngành đào tạo
Trình độ Đại học
+ Cử nhân sư phạm Toán học, Cử nhân sư phạm Toán học dạy bằng tiếng Anh.
+ Cử nhân sư phạm Tin học
 Trình độ Sau Đại học
+ Đào tạo Thạc sĩ
Chuyên ngành: Toán Giải tích
Chuyên ngành:  Đại số và Lý thuyết số
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
+ Đào tạo Tiến sĩ
Chuyên ngành: Toán Giải tích
Chuyên ngành:  Đại số và Lý thuyết số
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
- Liên kết khu vực: Giảng dạy hệ cử nhân và sau đại học cho học viên Lào.
 Khoa phối hợp với nhiều chuyên gia từ Đài Loan, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Mỹ, … trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
- Học bổng: Thực hiện theo quy định
1.2 Khoa Vật lý
* Tên tiếng Việt: Khoa Vật lý
* Tên tiếng Anh: Physics departments
* Lịch sử phát triển: Khoa Vật lý, trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên là một trong 7 khoa đầu tiên được thành lập cùng Nhà trường vào năm 1966. Sự phát triển của Khoa gắn liền với truyền thống hơn 50 năm của Nhà trường. Trải qua chặng đường hơn nửa thế kỷ, Khoa Vật lý đã đạt được nhiều thành tựu trong giảng dạy và Nghiên cứu khoa học.
* Sứ mạng: Khoa Vật lý là đơn vị có nhiệm vụ đào tạo cử nhân sư phạm vật lý và cử nhân Sư phạm Khoa học tự nhiên; đào tạo sau đại học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành phương pháp dạy học Vật lý, thạc sĩ chuyên ngành Vật lý chất rắn; và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền núi phía Bắc và trên cả nước.
* Tầm nhìn: Đến năm 2020 khoa Vật lý cùng với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trở thành một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư vấn về khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ có vị thế ngang tầm với các cơ sở đào tạo uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
* Cơ cấu tổ chức Khoa: Số lượng cán bộ khoa: 24 người, trong đó: 03 PGS, 12 TS, 3 NCS, ThS, 2 CN. Khoa hiện nay có 03 tổ Bộ môn: Giáo dục Vật lý, Vật lý lý thuyết và ứng dụng, Vật lý Đại cương.
* Thành tích: Khoa Vật lý đã được tặng thưởng cờ thi đua và nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến và Tập thể Lao động xuất sắc trong khối thi đua của trường Đại học Sư phạm và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3 Khoa Hóa học
Khoa Hóa học là một trong bảy khoa đầu tiên của Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc (nay là Trường ĐHSP - ĐHTN) được thành lập năm 1966. Sự phát triển của Khoa gắn liền với truyền thống của Trường ĐHSP. Trải qua chặng đường hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, khoa Hóa học ngày một lớn mạnh, là một trong những khoa đi đầu trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng của Nhà trường. Cùng với nhiệm vụ đào tạo giáo viên có trình độ Đại học, Khoa đã và đang đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lĩnh vực Hóa học. Bên cạnh đó, Khoa đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Nhiều cựu sinh viên đã trưởng thành, được Đảng và nhà nước tin tưởng giao phó nhiều nhiệm vụ lãnh đạo quan trọng ở các cấp, ngành.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa Hóa học luôn quan tâm tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và lòng yêu nghề. Năm học 2019-2020, tổng số CBVC của Khoa là 28 người, trong đó có 26 cán bộ có trình độ từ thạc sỹ trở lên. Đội ngũ giảng viên gồm 18 giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên thỉnh giảng, trong đó: 07 Phó giáo sư; 13 tiến sĩ; 01 thạc sĩ. Khoa đang phụ trách đào tạo 01 ngành đại học SPHH; 03 chuyên ngành thạc sỹ và 01 chuyên ngành tiến sĩ.
Hiện nay, Khoa Hóa học có 3 bộ môn và văn phòng Khoa, tọa lạc tại tầng 7 của tòa nhà A4. Khoa đã được tặng thưởng 02 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 cờ thi đua của Chính phủ; 04 bằng khen của Bộ trưởng;Liên tục đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu trong Đảng bộ ĐHTN; Liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến và Tập thể Lao động xuất sắc trong khối thi đua của trường ĐHSP và của bộ GD&ĐT.
1.4 Khoa Sinh học
Khoa Sinh học được thành lập vào năm 1966 và cũng là một trong 7 khoa đầu tiên của Nhà trường. Đến nay, sự phát triển của Khoa Sinh học gắn liền với truyền thống hơn 53 năm của Nhà trường. Trải qua chặng đường hơn nửa thế kỷ, Khoa Sinh học đã đạt được nhiều thành tựu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ chính của Khoa Sinh học là đào tạo cử nhân Sư phạm Sinh học để cung cấp đội ngũ giáo viên dạy Sinh học cho các trường THPT, THCS; đặc biệt là các trường thuộc địa bàn các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc; đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Ngoài ra, Khoa Sinh học còn tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên Sinh học ở các trường THPT; THCS khu vực miền núi phía Bắc.
Hiện nay, Khoa Sinh học có 24 giảng viên cơ hữu và 5 giảng viên kiêm nhiệm, 1 giáo viên trung học, 3 kỹ thuật viên và 1 nhân viên văn phòng. Số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ, chức danh giáo sư và phó giáo sư là 22 người (1 GS, 7 PGS, 14 TS). Ngoài ra, 6 GV trẻ của Khoa Sinh học đang tiếp tục học nghiên cứu sinh tại Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Đài Loan, Trung Quốc và ở trong nước. Khoa Sinh học có 3 bộ môn là: Bộ môn Động vật học, Bộ môn Sinh học hiện đại và Giáo dục Sinh học, Bộ môn Thực vật học.
Khoa Sinh học đang phụ trách đào tạo chương trình đào tạo cử nhân; 4 chuyên ngành thạc sĩ (Di truyền học, Sinh học thực nghiệm, Sinh thái học và Lý luận & PPGD Sinh học; 3 chuyên ngành tiến sĩ (Di truyền học, Sinh thái học, Lý luận & PPGD Sinh học).
1.5 Khoa Ngữ văn
- Tên khoa: Khoa Ngữ văn
- Năm thành lập: 1966
- Lịch sử thành lập của Khoa:
   + Mùa thu năm 1966, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc đã ra đời dưới tán lá của rừng xanh đại ngàn thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Lúc bấy giờ, đất nước ta đang bị chia cắt, miền Bắc vừa hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân… Trong hoàn cảnh đầy cam go và thử thách, sự ra đời của một trường Đại học Sư phạm tại vùng chiến khu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng như công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Từ đó đến nay, trong suốt chặng đường phát triển của nhà trường, Khoa Ngữ văn luôn là một trong những khoa lớn, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo của Trường.
   + Do cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt, Trường Đại học Sư phạm nói chung và Khoa Ngữ văn nói riêng phải di dời đến nhiều nơi. Từ 1966 - 1969, Khoa phải chuyển vào khu rừng sâu thuộc huyện Đại Từ. Tới năm 1970, khi Trường bắt đầu tuyển sinh khóa V, Khoa lại dời về khu Mỏ Bạch, thành phố Thái Nguyên. Trong suốt khoảng thời gian đó, vượt lên trên những thiếu thốn, gian khó, Khoa Ngữ văn vẫn nỗ lực triển khai tốt các hoạt động chuyên môn. Nhờ sự cố gắng vượt bậc về mọi mặt, công tác giáo dục - đào tạo của đơn vị không ngừng được nâng cao.
     + Trên chặng đường hơn 53 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ giảng viên khoa Ngữ văn luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp giáo dục của đất nước. Tên tuổi của các thầy, cô giáo như: Hoàng Nhân, Cù Đình Tú, Vũ Châu Quán, Vi Hồng, Đoàn Hồng, Lê Văn Trúc, Phan Thanh Lương, Vi Quốc Bảng, Nguyễn Văn Chính, Lương Duy Thứ, Nguyễn Văn Túc, Hoàng Văn Xuân, Hà Ngọc Xuân, Vũ Minh Tâm, Ngô Ngọc Châu, Đỗ Ngoạn, Hoàng Hựu, Hoàng An, Lâm Đình Tiến, Lương Đức Bèn, Nguyễn Minh Thuyết, Vũ Nho, Lộc Phương Thủy, Nguyễn Huy Quát, Nguyễn Văn Lộc, Vũ Anh Tuấn, Trần Thế Phiệt, Hoàng Hữu Bội, Hoàng Văn Long, Nguyễn Long, Đào Thị Thái Ninh, Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Thị Vượng, Nguyễn Hằng Phương, Phạm Mạnh Hùng… mãi là những tấm gương sáng về đạo đức và sáng tạo.
     Nhiều thế hệ sinh viên đã trưởng thành từ “chiếc nôi” Ngữ văn để trở thành những nhà giáo, những nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp cho nghề nghiệp, trong đó có rất nhiều người đã và đang giữ các trọng trách trong và ngoài ngành Giáo dục như: GS.TS Lộc Phương Thuỷ, cựu sinh viên khoá 1 - Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước; PGS.TS.NGƯT -  Nguyễn Văn Lộc - nguyên Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cựu sinh viên khoá 3; PGS.TS. NGƯT Trần Thị Việt Trung - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, cựu sinh viên khoá 8; PGS.TS. NGƯT Phạm Mạnh Hùng - nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cựu sinh viên khoá 11;  Đ/c Nguyễn Thanh Tùng - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, cựu sinh viên khóa 12; PGS.TS. NGƯT Phạm Hồng Quang - Giám đốc Đại học Thái Nguyên, cựu sinh viên khoá 20; Đ/c Đồng Mạnh Hùng - Giám đốc kênh truyền hình VOV - Đài Tiếng nói Việt Nam, cựu sinh viên khóa 21… Nhiều vị Hiệu trưởng các trường Đại học & Cao đẳng Sư phạm, Giám đốc (hoặc nguyên Giám đốc) các Sở - Ban - Ngành các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình... đã từng là sinh viên được đào tạo từ khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
    + Trải qua chặng đường lịch sử 53 năm, Khoa Ngữ văn đã và đang ngày một lớn mạnh không ngừng, đóng góp công sức cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục của khu vực và đất nước. Trong những năm qua, Khoa đã đào tạo được một đội ngũ nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, cán bộ khoa học tâm huyết, giàu năng lực chuyên môn và năng lực thực tiễn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ giảng viên, sinh viên khoa Ngữ văn trong suốt chặng đường 53 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành trao tặng như:
+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008.
+ Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo các năm 1974 - 1979, 2000 - 2001, 2003 - 2004, 2006 - 2007.
+ Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm học 2000 - 2001.
+ Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam các năm 1993 - 1994, 1994 - 1995.
+ Bằng khen của BCH TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Chi Đoàn Cán bộ giảng dạy, Liên chi đoàn các năm 1984 - 1985, 1998 - 1999, 2000 - 2001, 2003 - 2004, 2007 – 2008.
+ Bằng khen của BCH TW Hội sinh viên Việt Nam tặng Liên chi hội Khoa Ngữ văn các năm 2003 - 2004, 2004 - 2005, 2009 - 2010.
- Đội ngũ giảng viên
Hiện tại khoa Ngữ văn có 33 cán bộ giảng dạy, trong đó:
+ Cán bộ, giảng viên có chức danh PGS.TS: 06 người
+ Cán bộ, giảng viên có học vị tiến sĩ: 20 người
+ Cán bộ, giảng viên có học vị thạc sĩ: 13 người
- Chuyên ngành đào tạo
Trình độ Đại học
+ Đào tạo giáo viên Ngữ văn cho các trường THPT (Hệ chính quy tập trung 4 năm - Chương trình: Cử nhân Sư phạm Ngữ văn). 
+ Đào tạo cán bộ tạo nguồn cho các trường Cao đẳng, Đại học, các Viện nghiên cứu và các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến khoa học xã hội - nhân văn (Hệ chính quy tập trung 4 năm - Chương trình: Cử nhân Sư phạm Ngữ văn Chất lượng cao).
+ Đào tạo nâng chuẩn trình độ Đại học ngành Ngữ văn cho giáo viên Trung học cơ sở theo hình thức VLVH. Khoa đã và đang hợp tác đào tạo với các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh...
+ Đào tạo cử nhân Tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài. Hợp tác, liên kết đào tạo quốc tế: Trung Quốc (Đại học Hồng Hà, Học viện Ngoại ngữ Đông Phương, Học viện Kỹ thuật nghề nghiệp Quảng Tây...), Nhật Bản ( Đại học Ryu Kyus), Hoa Kì (Đại học Hawaii, Đại học S. John), Lào, Campuchia, Đài Loan... Có khoảng hơn 1000 sinh viên nước ngoài đã và đang học tập tại khoa Ngữ văn.
 Trình độ Sau Đại học
+ Đào tạo Thạc sĩ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
+ Đào tạo Tiến sĩ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
- Mục tiêu đào tạo:
+ Chuyên ngành Văn học Việt Nam nhằm mục tiêu đào tạo người học  có trình độ cao về lí thuyết và có năng lực thực hành tốt trong lĩnh vực văn học; có năng lực nghiên cứu; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa khoa học, công nghệ.
+ Chuyên ngành Ngôn ngữ học nhằm mục tiêu đào tạo người học có trình độ cao về lí thuyết và có năng lực thực hành tốt trong lĩnh vực ngôn ngữ học; có năng lực nghiên cứu;có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa khoa học, công nghệ.
- Liên kết khu vực:Giảng dạy hệ cao học cho học viên Lào, Trung Quốc
- Học bổng: Thực hiện theo quy định
1.6 Khoa Lịch sử
Khoa Lịch sử là 1 trong 7 khoa đầu tiên của Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc (nay là Trường ĐHSP - ĐHTN) được thành lập năm 1966. Địa điểm ban đầu của Khoa đặt tại xã Đức Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1970, Khoa đã xây dựng cơ sở mới ở thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên, do chiến tranh, năm 1972, Khoa sơ tán lên huyện Định Hoá, Phú Lương. Năm 1973, trở về thành phố Thái Nguyên và trụ sở Khoa đặt tại đó cho đến nay. Trong 48 năm xây dựng và phát triển, Khoa Lịch sử luôn quan tâm tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và lòng yêu nghề. Từ 15 GV trong những ngày đầu thành lập đến năm học 2019-2020, Khoa Lịch sử có 19 GV trong đó có 3 PGS, 8 TS, 8 Ths và 1 CB văn phòng có trình độ cử nhân.
Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử, Thạc sĩ và Tiến sĩ  Lịch sử Việt Nam. Đến nay, Khoa đã đào tạo 50 khóa SV chính quy, 25 khóa Cao học và 2 Nghiên cứu sinh. Số SV hiện đang đào tạo tại Khoa là hơn 200 SV. Đào tạo nâng chuẩn giáo viên với 11 khóa học viên vừa làm vừa học; bồi dưỡng thường xuyên đối với các giáo viên THPT môn Lịch sử ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; bồi dưỡng nâng hạng giáo viên phổ thông.
1.7 Khoa Địa lý
* Địa chỉ liên hệ
Văn phòng khoa Địa lí: Phòng 305 nhà A4, Trường Đại học Sư phạm -  Đại học Thái Nguyên.
Địa chỉ: số 20 đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 3 856 851
* Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 18/7/1966 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành Quyết định số 127/CP thành lập Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Các khoa cơ bản của trường đã được thành lập, trong đó có khoa Địa lí.
Ngày 18/3/1991 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 63/HĐBT sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc vào Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, đánh dấu bước lớn mạnh của các khoa trong trường, bao gồm cả khoa Địa lí.
Ngày 04/4/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 31/CP thành lập Đại học Thái Nguyên. Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc trở thành Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái  Nguyên. Các khoa trong trường bao gồm cả khoa Địa lí vẫn được giữ nguyên.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, dù trong hoàn cảnh khó khăn của những ngày đầu mới thành lập, ngày đất nước có chiến tranh, cũng như trong thời kỳ  xây dựng và phát triển kinh tế, các thế hệ thầy và trò khoa Địa lí luôn luôn đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước xây dựng khoa lớn mạnh, xứng đáng là một trung tâm đào tạo giáo viên địa lí và nghiên cứu khoa học của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hơn 50 năm qua, Khoa đã đào tạo được gần 4000 giáo viên có trình độ Cử nhân sư phạm Hệ chính quy, gần 100 giáo viên Hệ không chính quy, 150 Thạc sĩ khoa học. Khoa đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Giám đốc Đại học Thái Nguyên tặng nhiều bằng khen và giấy khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng thường xuyên cho cho giáo viên các trường Trung học Phổ thông.
1.8 Khoa Tâm lý Giáo dục
- Tên Khoa: Khoa Tâm lý – Giáo dục
- Năm thành lập: 1996
- Lịch sử thành lập Khoa:
            Khoa Tâm lý – Giáo dục (tiền thân là Bộ môn Tâm lý Giáo dục) được thành lập cùng với sự thành lập Trường ĐHSP Việt Bắc năm 1966.
Ngày 26/3/1996, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên ra quyết định thành lập Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Từ năm 1996 – 1998, Khoa tập trung xây dựng chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý – Giáo dục.
Năm học 1999 – 2000 là năm khởi đầu của hệ đào tạo 4 năm đối với sinh viên chuyên ngành của Khoa. Trong những năm đầu này, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo hệ cử nhân của Trường, Khoa đã liên kết với khoa Tâm lý – Giáo dục học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở lớp đào tạo thạc sĩ Tâm lý học và Giáo dục học nhằm phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trẻ của Khoa.
Từ năm 2000 – 2012 mở mã ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thuộc 2 chuyên ngành Giáo dục học và Quản lý giáo dục.
 Năm 2004, mở mã ngành đào tạo tiến sĩ Giáo dục học, Khoa Tâm lý – Giáo dục và là một trong những khoa đầu tiên của Trường có đào tạo trình độ tiến sĩ.
Từ năm 2012 đến nay, Khoa Tâm lý – Giáo dục tập trung xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo hệ cử nhân sư phạm Tâm lý – Giáo dục theo định hướng POHE – đào tạo gắn với việc làm; chương trình đào tạo thạc sĩ theo 2 hướng: Nghiên cứu và ứng dụng; chương trình bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ Quản lý giáo dục dành cho cán bộ quản lý các cấp, bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên, bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội, ...
- Hiện nay, đội ngũ cán bộ đang công tác tại Khoa gồm 18 người, trong đó có: 4 PGS, 5 TS, 9 ThS với 7 người đang đi học NCS.
- Các ngành đào tạo chính:
  • Cử nhân:
    • Giáo dục học (Sư phạm Tâm lý  - Giáo dục) – Mã ngành 7140101
    • Quản lý giáo dục – Mã ngành 7140114
    • Tâm lý học giáo dục (Tâm lý học trường học) – Mã ngành 7310403
  • Thạc sỹ:
    • Giáo dục học – Mã ngành 8140101
    • Quản lý giáo dục – Mã ngành 8140114
  • Tiến sỹ:
    • Lý luận và Lịch sử giáo dục – Mã ngành 62140102
    • Quản lý giáo dục – Mã ngành 62140114
1.9 Khoa Giáo dục chính trị
- Khoa Giáo dục chính trị ra đời gắn với nghị định 31/CP của Chính phủ về việc thành lập Đại học Thái Nguyên; Theo quyết định 155/QĐ TCCB ngày 05/08/1995 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, khoa Giáo dục Chính trị và lý luận Mác-Lênin (Khoa Mác-Lênin) chính thức được thành lập trên cơ sở sát nhập đội ngũ cán bộ giảng dạy thuộc các bộ môn Mác-Lênin của 5 trường Đại học thành viên vào thời điểm đó. Nhiệm vụ chính trị của khoa được xác định: Giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin cho sinh viên toàn Đại học Thái Nguyên; đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Công dân
Thực hiện nhiệm vụ chính trị trên, sau 10 năm hoạt động, do yêu cầu đổi mới công tác tổ chức và đào tạo của Đại học Thái Nguyên, Khoa đã tách một bộ phận cán bộ giảng dạy làm lực lượng nòng cốt hình thành bộ môn Mác-Lênin cho các trường thành viên. Năm 2010, Khoa được đổi tên mới thành Khoa Giáo dục Chính trị và sinh viên chuyên ngành được đổi tên từ Giáo dục Công dân thành Giáo dục Chính trị.
Từ năm học 2010 – 2019, nhiệm vụ của khoa là giảng dạy các môn Khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng CS Việt Nam, Pháp luật đại cương, cho toàn bộ sinh viên trường Đại học Sư phạm và đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị. Giảng dạy triết học cho học viên cao học toàn trường, Giảng dạy cao học chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn lý luận chính trị.  Với chặng đường hơn 25 năm cùng sự nỗ lực, cố gắng vượt qua mọi khó khăn vươn lên tự khẳng định của tập thể cán bộ giảng dạy cùng các thế hệ sinh viên, Khoa GDCT đã thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo chung của Trường Đại học Sư phạm và toàn Đại học Thái Nguyên, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
            - Hiện tại khoa có 27 cán bộ, giảng viên cơ hữu (giảng viên: 26 người, CB văn phòng: 01 người), trong đó:12 giảng viên có học vị tiến sỹ, chiếm  46%; 14 giảng viên có trình độ thạc sỹ, chiếm 54%; 01 cán bộ văn phòng có trình độ cử nhân;  Tỷ lệ nam, nữ: Nam 7 người chiếm 27% ; Nữ 19 người chiếm 73%. Số giảng viên đi học NCS: 05. Trong đó có 03 giảng viên kiêm nhiệm: TS. Đồng Văn Quân - Thường vụ Đảng Ủy,  Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn trường; Ths-NCS. Nguyễn Văn Tuyên - Phó Trưởng phòng Công tác Học sinh - sinh viên; TS. Phạm Thị Huyền - Văn phòng Đảng ủy.
Chuyên ngành đào tạo, trình độ:
Trình độ Đại học: Cử nhân Giáo dục Chính trị. Hiện khoa đã đào tạo được 25 khóa tỷ lệ ra trường đạt 97%.
Trình độ sau đại học: Thạc sỹ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn GDCT. Hiện Khoa đã đào tạo được 5 khóa và tỷ lệ nhận bằng thạc sỹ là 100%.
Mục tiêu đào tạo:
Đối với trình độ đại học: Đào tạo giáo viên Chính trị trình độ đại học; có đủ năng lực giảng dạy Đạo đức - Công dân, Công dân với Tổ quốc trong các trường phổ thông; có thể giảng dạy các môn Lý luận Chính trị trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; có thể làm chuyên viên trong các sở ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương.
Đối với trình độ thạc sĩ:Đào tạo học viên có trình độ cao về lý thuyết và có năng lực thực hành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị; có khả năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu khoa học; phát hiện và giải quyết các vấn đề mới, những nhiệm vụ thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn.
1.10 Bộ môn Ngoại ngữ
Bộ môn Ngoại Ngữ là một trong 14 Khoa và Bộ môn tham gia đào tạo của Trường ĐHSP-ĐHTN. Sau khi Khoa Ngoại Ngữ được tách thành một đơn vị trực thuộc ĐHTN năm 2008, Bộ môn Ngoại Ngữ có nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiếng Anh trình độ đại học, có đủ năng lực dạy học tiếng Anh ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, làm công tác quản lý ở các Sở, Ngành và các vị trí việc làm có liên quan đến công tác hợp tác quốc tế, đối ngoại... Ngoài nhiệm vụ đào tạo được giao, Bộ môn Ngoại Ngữ còn giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên và bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, giảng viên toàn trường.
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2019, số cán bộ viên chức của Bộ môn là 18 người, trong đó có: 17 GV; 01 cán bộ văn phòng. Cơ cấu tổ chức của Bộ môn được chia thành 2 nhóm: Nhóm dạy chuyên và nhóm không chuyên. Về đội ngũ GV 05 TS (chiếm  gần 30%), số GV đang làm NCS trong nước là 01, số ThS là 12 (chiếm 70%). Gần 90% giảng viên của Bộ môn có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, chứng chỉ ngoại ngữ 2, tin học quốc tế và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn đã đào tạo hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó có 3 khóa Đại học chính quy Sư phạm tiếng Anh. Năm 2014, Bộ môn tiếp tục đào tạo ngành sư phạm tiếng Anh với số sinh viên được đào tạo là gần 300 sinh viên.
Bên cạnh công tác đào tạo, cán bộ, giảng viên của Bộ môn Ngoại ngữ là nguồn nhân lực chính trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông các cấp do Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Sư phạm giao. Từ năm 2012 đến nay, giảng viên của Bộ môn đã tham gia bồi dưỡng cho hàng trăm lượt giáo viên tiếng Anh của các tỉnh miền núi phía bắc theo Đề án Ngoại ngữ 2020 (nay là Đề án Ngoại ngữ quốc gia) như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang… Bộ môn Ngoại ngữ cũng được Đại học Thái Nguyên giao nhiệm vụ thực hiện Dự án “Mô hình điển hình về dạy và học ngoại ngữ” nhằm kết nối trường Đại học Sư phạm với các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển việc dạy và học tiếng Anh.
Ngoài ra, với lợi thế là năng lực ngoại ngữ và trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ, giảng viên đã tham gia tổ chức và báo cáo tại nhiều hội thảo quốc tế, hội thảo chuyên đề về giáo dục và giảng dạy tiếng Anh ở trong và ngoài nước cũng như xuất bản hàng chục đầu sách và hàng trăm bài báo trên tạp chí trong nước và quốc tế phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Bộ môn.
1.11 Khoa Giáo dục Tiểu học
Tên khoa: Khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Địa chỉ: Phòng 309, nhà A4, Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN
Số 20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Số điện thoại: 0208. 3750742
Email: khoatieuhoc@dhsptn.edu.vn
Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị: Khoa Đào tạo giáo viên tiểu học (nay là Khoa Giáo dục Tiểu học) - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên được thành lập năm 1997 theo quyết định số 48/QĐ - TCCB của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Những ngày đầu mới thành lập, đội ngũ của Khoa chỉ gồm 10 giảng viên với 2 Tổ bộ môn: tổ Toán và tổ Văn. Tháng 9 năm 1997 Khoa đón 116  sinh viên khóa đầu tiên (1997 – 2001). Từ đó đến nay, Khoa đã không ngừng phát triển cả về đội ngũ giảng viên mà còn ở quy mô sinh viên.
Chức năng, nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý GDTH có trình độ đại học và sau đại học (Thạc sĩ) theo hình thức dài hạn tập trung hoặc không tập trung và nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của khu vực phía Bắc và đất nước.
Đội ngũ cán bộ giảng viên: Khoa có 15 cán bộ, giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên kiêm nhiệm. Trong đó có 11 TS; 3 Ths (trong đó có 1 NCS). Khoa là một trong những đơn vị có trình độ giảng viên cao nhất toàn trường.
Quy mô đào tạo: Khoa đã và đang đào tạo 2500 sinh viên hệ chính quy (trong đó đang đào tạo là 724 SV trình độ đại học và 31 học viên trình độ Thạc sĩ); trên 15.000 học viên hệ VLVH (hiện đang đào tạo 961 học viên).
Hợp tác quốc tế: Khoa đã và đang đào tạo liên thông trình độ đại học và sau đại học (thạc sĩ) cho lưu học sinh Lào. Đồng thời, Khoa đã cử giảng viên chia sẻ kinh nghiệm phát triển chương trình đào tạo giáo viên tiểu học với giảng viên của 8 trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bên cạnh đó, Khoa cũng có mối liên hệ hợp tác với Khoa Giáo dục tiểu học của các trường Đại học Wollongong (Úc) và Ryukyu (Nhật Bản).
Sản phẩm đào tạo: Là một trong số các ngành đào tạo có tỉ lệ sinh viên xin được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cao nhất trong Trường, Khoa đã đào tạo phần lớn giáo viên tiểu học thuộc các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và cung cấp nguồn giáo viên tiểu học cho khắp cả nước. Hàng năm, nhiều sinh viên theo học chương trình giáo dục tiểu học - tiếng anh đã được tuyển dụng vào trường Việt Nam chất lượng cao Vinschool ngay trong thời gian thực tập tại cơ sở, khi chưa nhận bằng tốt nghiệp. Hiện nay, nhiều sinh viên của Khoa đang công tác tại các trường tiểu học chất lượng cao hoặc trường tiểu học quốc tế như: trường tiểu học Vinschool, hệ thống trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, trường tiểu học  La Trobe Hòa Bình, trường quốc tế  Việt Nam - Singapore, trường tiểu học Archimedes Academy,… Bên cạnh đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Giáo dục tiểu học nay đã trở thành cán bộ quản lí hoặc giáo viên cốt cán của các trường tiểu học.
Hoạt động Đoàn thanh niên và Hội sinh viên: Công tác Đoàn và phong trào thanh niên cũng là một trong những thế mạnh của Khoa. Liên chi đoàn Khoa là đơn vị duy nhất trong toàn trường Đại học Sư phạm – ĐHTN được tặng Bằng khen của Trung ương Đoàn nhiệm kì 2014 – 2017. Liên chi Hội khoa GDTH cũng nhiều năm liên được nhận bằng khen của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên luôn thu hút và lôi cuốn đông đảo sự tham gia tích cực của đoàn viên, hội viên trong Khoa như: Hội thi nghiệp vụ sư phạm hàng năm, ngày hội trò chơi dân gian, cuộc thi Ms & Mr Primary, giải bóng đá, Hội nghị học tốt,... Được đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Liên chi Đoàn và Liên chi Hội Khoa GDTH đã đạt được những thành tích cao như: 5 năm liền vô địch dân vũ cấp Trường, nhiều năm đạt giải cao trong Giải chạy đều tập thể, Giải bóng đá, bóng chuyền sinh viên, Hội diễn văn nghệ cấp trường,…
Hoạt động Công đoàn: Công đoàn viên khoa Giáo dục tiểu học tích cực tham gia các hoạt động do Công đoàn cấp trên triển khai và đạt được một số thành tích như: Giải Nhất Hội diễn Văn nghệ quần chúng các tỉnh miền Bắc; nhiều giải Văn nghệ – thể dục Thể thao cấp tỉnh, cấp Trường; giải Nhì cuộc thi Nữ cán bộ, giảng viên duyên dáng, tài năng trường ĐHSP, Giải Nhì cuộc thi cắm hoa của công đoàn Trường,… Bên cạnh đó, Công đoàn Khoa cũng triển khai tích cực các hoạt động thiện nguyện tặng quà cho giáo viên và học sinh các trường tiểu học vùng.
1.12 Khoa Giáo dục Mầm non
- Tên Khoa: Khoa Giáo dục Mầm non (Deparment of Early Childhood Education).
- Thành lập theo Quyết định số 489/QĐ- TCCB- ĐHTN ngày 22/8/2005 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
- Giảng viên đào tạo, mô hình: Sau hơn 14 năm thành lập, Khoa có 17 cán bộ giảng viên, trong đó 14 đồng chí thuộc diện biên chế và 3 đồng chí thuộc diện hợp đồng; có 04/17 đồng chí có trình độ tiến sĩ, 12/17 đồng chí có trình độ thạc sĩ (5 đồng chí đang học nghiên cứu sinh). Trong quá trình công tác, Khoa đã đào tạo và cấp bằng cử nhân giáo dục mầm non cho hơn 1000 sinh viên hệ chính quy và trên 7000 sinh viên hệ vừa làm vừa học. Số lượng sinh viên đang theo học tại Khoa là 8 lớp hệ chính quy với trên 600 sinh viên (trong đó có trên 10 sinh viên người nước ngoài) và trên 50 lớp đại học vừa làm vừa học với hơn 3.000 học viên. Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo của khoa ngày càng được khẳng định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt hơn 95%; sinh viên tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học đáp ứng tốt yêu cầu công tác ở các trường mầm non, các Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhiều sinh viên được đào tạo từ Khoa có phẩm chất và năng lực chuyên môn giỏi, là lực lượng nòng cốt về chuyên môn và quản lý ở các trường mầm non, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường cao đẳng sư phạm của một số tỉnh miền Bắc.
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục, toàn Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện, Khoa Giáo dục Mầm non xác định nhiệm vụ trọng tâm là quyết tâm thực hiện đổi mới có tính đột phá chương trình đào tạo hệ đại học, xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non gắn với quá trình phát triển chương trình nhà trường, quốc tế hóa và đa dạng hóa các mô hình giáo dục ở bậc mầm non; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ giáo dục mầm non theo hướng nghiên cứu ứng dụng; tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ mới mà ngành giáo dục và Nhà trường giao.
1.13 Khoa Thể dục Thể thao
- Tên Khoa: Khoa Thể dục Thể thao
- Năm thành lập:Khoa Thể dục Thể thao (TDTT) được thành lập ngày 05 tháng 8 năm 1995
- Tóm tắt lịch sử thành lập của Khoa: Khoa Thể dục Thể thao với nhiệm vụ đào tạo giáo viên Thể dục Thể thao và giảng dạy học phần Giáo dục Thể chất (GDTC) cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên.
Từ năm 1995 đến năm 2001, nhiệm vụ chủ yếu của Khoa là đào tạo giáo viên TDTT có trình độ cao đẳng cho các trường THCS.  Từ năm 2001 theo QĐ số 502/QĐ – BGD – ĐT-ĐH ngày 19/01/2001 của BGD&ĐT, Khoa đã bắt đầu tuyển sinh đào tạo giáo viên TDTT có trình độ đại học, giảng dạy học phần GDTC cho sinh viên các khoa trong trường và làm công tác phong trào TDTT quần chúng.
Từ tháng 7/2018 Khoa TDTT bắt đầu tuyển sinh và đào tạo trình độ Thạc sĩ (chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học GDTC, tuyển sinh 02 đợt vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm). Khóa 1 (cao học TDTT K26) bao gồm 14 học viên, phần lớn đều là những cựu sinh viên của Khoa. Đây chính là một cột mốc khẳng định chất lượng đào tạo của đơn vị ngày càng được nâng cao.
Sau hơn 20 năm thành lập Khoa đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Trong đó có 11 khoá cử nhân Cao đẳng sư phạm TDTT, 17 khoá Đại học Sư phạm TDTT và một số lớp hệ vừa làm vừa học. Hiện nay khoa đang có 04 lớp đại học chính quy với gần 100 sinh viên đang học tập tại Trường.
Cùng với nhiệm vụ đào tạo, cán bộ trong Khoa đã không ngừng học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, và tham gia nhiệt tình vào công tác nghiên cứu khoa học, tham gia huấn luyện và thi đấu các giải thể thao do Tỉnh, Thành và Ngành tổ chức, mang về rất nhiều Huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho Nhà trường. Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà trường, những năm gần đây, hệ thống sân bãi, nhà tập đã từng bước được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Đội ngũ giảng viên: Năm 1995 khoa có 5 Bộ môn với 24 CBVC. Đến năm 2005 (sau 10 năm thành lập ) khoa có 39 CBVC. Từ tháng 5 năm 2006 ĐHTN đã điều chuyển giảng viên TDTT về khoa cơ bản của các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên. Hiện nay Khoa còn 3 Bộ môn với 21 CBVC trong đó có 19 cán bộ giảng dạy,  toàn khoa hiện có 04 tiến sĩ, 15 thạc sĩ, 05 giảng viên đang theo học NCS ở trong nước và nước ngoài.
- Mô hình đào tạo: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ với các hệ đào tạo như:Đào tạo đại học chính quy, sau đại học và hệ vừa làm vừa học.
- Các ngành đào tạo chính:Giáo dục thể chất và GDTC – GDQP&AN
- Mục tiêu đào tạo:  Là đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất và GDTC – GDQP&AN có trình độ đại học, cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách chuyên môn tại các cơ sở giáo dục, cán bộ làm công tác phong trào tại các cơ quan văn hóa - TDTT của cả nước, đặc biệt là  khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và các vùng lân cận. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có năng lực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn công tác GDTC, GDQP&AN và giáo dục đặt ra; tự thích ứng để học tập suốt đời; có năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng với yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.
- Liên kết khu vực: Thường xuyên và tích cực trao đổi, chia sẻ, tạo mối liên kết với các khoa chuyên môn (Khoa GDTC) ở một số trường Đại học (ĐHSP HN 2; ĐH Huế; ĐHSP HN...) cũng như các trường Đại học về TDTT như: Đại học TDTT Bắc Ninh, ĐH Sư phạm TDTT HN....
2. Thông tin về từng Ngành
2.1 Thông tin về ngành Cử nhân sư phạm Toán học
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
 - Số tín chỉ yêu cầu: 135
 - Yêu cầu về tiếng Anh: Trình độ A2

- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên Toán có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu giáo dục của cả nước, đặc biệt là giáo dục khu vực miền núi phía Bắc. Chương trình đào tạo được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một nền tảng vững chắc về toán học và các kiến thức cơ bản về triết học, tâm lý học, giáo dục và kỹ năng để có thể tiếp tục phát triển chuyên nghiệp trong suốt sự nghiệp của họ. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp và hợp tác liên ngành để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm trong môi trường đa dạng.

- Các lĩnh vực: Giải tích, Toán ứng dụng, Đại số và Lý thuyết số, Hình học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, …
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Là giáo viên Toán của các trường phổ thông, cáctrung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học;
Nghiên cứu viên thuộc Viện Toán học hoặc Viện khoa học Giáo dục;
Làm giáo viên, nhân viên cho các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế.
2.2 Thông tin về ngành Cử nhân sư phạm Tin học
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Số tín chỉ yêu cầu: 135
- Yêu cầu về tiếng Anh: Trình độ A2
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên có trình độ đại học có đủ năng lực giảng dạy Tin ở trường phổ thông (THCS và THPT), trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học; có khả năng làm công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo hoặc làm chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục và các cơ sở nghiên cứu tin học; có thể làm việc tại các cơ sở kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin; có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo Vật lý hoặc Toán học.
- Các lĩnh vực: Kiến trúc máy tính, hệ thống thông tin, …
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Là giáo viên Tin học của các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học;
 Là nghiên cứu viên trong các trường Đại học hay Viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Làm giáo viên, nhân viên cho các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế;
Có khả năng sử dụng Tin học để  làm việc trong các tổ chức hành chính, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và đào tạo,…
- Email: khoatoan@dhsptn.edu.vn
2.3. Ngành Sư phạm Vật lý
Tên chương trình (tiếng Việt) Sư phạm Vật lý
Tên chương trình (tiếng Anh) Physics Teacher Education
Mã ngành đào tạo: 7140211
Trường cấp bằng: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Tên gọi văn bằng: Cử nhân Sư phạm Vật lý
Trình độ đào tạo: Đại học
Số tín chỉ yêu cầu: 135
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT
Thang điểm đánh giá 10
Điều kiện tốt nghiệp: - Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo: 135
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2/4 trở lên;
- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ;
- Đạt chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin.
Vị trí việc làm: Giảng dạy Vật lý tại các trường Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học Sư phạm và các trường chuyên nghiệp khác; làm công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo, làm chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục và các cơ sở nghiên cứu Vật lý và các chuyên ngành liên quan đến Vật lý.
Học tập nâng cao trình độ: Người tốt nghiệp có thể tiếp tục học thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước.
Chương trình tham khảo khi xây dựng: - Chương trình Sư phạm Vật lí K64 – ĐHSPHN
- Chương trình Sư phạm Vật lý – ĐHSPHN2
- Chương trình ChuẩnSư phạm Vật lí -Quốc gia CHLB Nga
- Chương trình Cử nhân Sư phạm Vật lí – ĐH Soul Hàn Quốc
Thời gian cập nhật bản mô tả CTĐT 8/2018
2.4. Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên
Tên chương trình (tiếng Việt) Sư phạm Khoa học tự nhiên
Tên chương trình (tiếng Anh) The Nature of Science in Science Education
Mã ngành đào tạo: 7140247
Trường cấp bằng: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Tên gọi văn bằng: Cử nhân Sư phạm Khoa học tự nhiên
Trình độ đào tạo: Đại học
Số tín chỉ yêu cầu: 120
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 3,5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo điều 6 (Điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh) của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành theo Thông tư số 05/2011/ TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Thang điểm đánh giá 10
Điều kiện tốt nghiệp: - Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo: 130
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2/4 trở lên;
- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ;
- Đạt chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin.
Vị trí việc làm: - Giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên ở các Trường Trung học cơ sở.
- Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, Cao đẳng có chuyên ngành về Vật lý, Hóa học, Sinh học.
(Giảng dạy về Khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tại các trường THCS và các cơ sở giáo dục khác; Nghiên cứu về Khoa học tự nhiên tại các viện nghiên cứu)
Học tập nâng cao trình độ: Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn, quản lý giáo dục ở trình độ sau đại học.
Chương trình tham khảo khi xây dựng: - Chương trình Sư phạm Khoa học tự nhiên – Đại học Vinh
- Chương trình Sư phạm Khoa học tự nhiên Hàn Quốc
Thời gian cập nhật bản mô tả CTĐT 8/2018
2.5 Ngành cử nhân Sư phạm Hóa học
- Thời lượng đào tạo là 4 năm. Tổng số tín chỉ cần tích lũy là từ 135 tín chỉ trở lên
- Mục tiêu: Trong bản mô tả CTĐT năm 2018, mục tiêu đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học được xác định là đào tạo giáo viên có trình độ cử nhân khoa học Hóa học, có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đảm bảo đáp ứng được với những yêu cầu về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn Hóa học và môn Khoa học tự nhiên ở trường phổ thông; thực hiện được các nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có chí hướng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tiếp tục học tập suốt đời, học lên trình độ cao hơn.
Mục tiêu của CTĐT được trình bày thành hai nội dung: Mục tiêu chung và 7 mục tiêu cụ thể. CĐR của CTĐT được xác định gồm kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm.Cấu trúc CTDH gồm khối kiến thức giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, khóa luận và các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp.
- Vị trí việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp: Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí việc làm, cụ thể như sau:
+ Giáo viên giảng dạy môn hóa học ở các trường Phổ thông, Cao đẳng, Đại học và trung tâm bồi dưỡng thường xuyên.
+ Cán bộ nghiên cứu làm việc tại các trung tâm và viện nghiên cứu (Viện Hóa học, Trung tâm kiểm nghiệm,….).
+ Cán bộ khoa học tại các Sở ban ngành (Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài Nguyên môi trường,….).
+  Cán bộ làm việc tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp liên quan đến hóa học (sản xuất dược phẩm, thực phẩm, sản xuất xi măng, vật liệu,…..).
+ Cán bộ làm việc trong quân đội, công an,… ở một số vị trí liên quan đến hóa học.
2.6. Ngành Thạc sĩ Hóa học
- Thời lượng đào tạo: 2 năm
- Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Kiến thức:
- Mở rộng, nâng cao và cập nhật các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học, tăng cường kiến thức liên ngành và trang bị theo hướng chuyên sâu kiến thức chuyên ngành cần thiết đảm bảo cho học viên nắm vững lý thuyết, có khả năng làm chủ chương trình giảng dạy môn Hóa học, nghiên cứu khoa học cũng như các công tác khác.
- Có tư duy phản biện, có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng phân tích, phát hiện, lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc chuyên ngành để bổ sung vào nhận thức của cá nhân và ứng dụng vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác.
- Có kĩ năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn.
-  Có kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học ở trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT.
- Có kĩ năng sử dụng được tiếng Anh trong học thuật.
Năng lực:
- Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Hóa học vô cơ ở các bậc đại học, Trung học phổ thông và trung học cơ sở với chất lượng tốt, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị.
- Có khả năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.
2.7 Thông tin về Ngành Tiến sĩ Hóa vô cơ
- Thời lượng đào tạo:
+ Đối với người có trình độ thạc sĩ: 3 năm (hệ tập trung) 4 năm (hệ không tập trung).
+ Đối với người có trình độ cử nhân: 04 năm
- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 96, trong đó:
+ Các học phần Tiến sĩ: 8 tín chỉ
+ Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 8 tín chỉ
+ Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ: 80 tín chỉ
- Mục tiêu:
 Mục tiêu chung
Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và có năng lực thực hành trong lĩnh vực Hóa vô cơ; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

 Mục tiêu cụ thể
Sau khi được đào tạo, nghiên cứu sinh phải đạt các yêu cầu sau:
Về phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, trung thực trong chuyên môn, không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong lĩnh vực khoa học hóa học; có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực.
Về kiến thức và kỹ năng: Nắm được một cách hệ thống và toàn diện các tri thức khoa học về Hóa Vô cơ. Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Hóa vô cơ; Có khả năng nghiên cứu độc lập, có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới trong khoa học Hóa học; Có khả năng vận dụng những kiến thức về Hóa học vào việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong chuyên môn của mình; có kĩ năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn; có kĩ năng thực hành tốt đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học ở trường Đại học, Cao đẳng và các trường THCN. Có khả năng phối hợp nghiên cứu khoa học với các Nhà khoa học trong và ngoài nước.
Khả năng và vị trí công tác của nghiên cứu sinh: Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tiến sĩ có khả năng giảng dạy phổ thông; giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành Hóa vô cơ, hoặc công tác tại các Viện nghiên cứu về  hóa học; các Sở, ban, ngành Giáo dục, cũng như các cơ quan của Bộ và Nhà nước.

Email: khoahoahoc@dhsptn.edu.vn
2.8 Ngành cử nhân Sư phạm Sinh học
Tên ngành (Tiếng Việt): Sư phạm Sinh học
                  (Tiếng Anh): Biology Education
Mã số ngành đào tạo: 7140213
Tên chương trình đào tạo: Cử nhân Sư phạm Sinh học
Trình độ đào tạo: Đại học              
Hệ đào tạo: Chính quy
Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
* Yêu cầu về tin học và ngoại ngữ khi tốt nghiệp
Trình độ tin học: Đạt trình độ tin học IC3, ICDL, MOS hoặc tương đương
Trình độ ngoại ngữ: Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
* Thời gian đào tạo: 4 năm
* Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm giáo viên dạy kiến thức Sinh học ở trường phổ thông
- Làm chuyên viên tại các Sở, Phòng liên quan đến Sinh học và giáo dục.
- Làm cán bộ nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng liên quan đến Sinh học.
* Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Tiếp tục học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành trong lĩnh vực Sinh học và giáo dục Sinh học;
- Học đại học văn bằng hai ở các ngành phù hợp: Vật lí, Hóa học, tiếng Anh.
* Thông tin liên hệ
            Khoa Sinh học, tầng 5, nhà A4, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Số 20, Đường Lương ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên

            Email: khoasinhhoc@dhsptn.edu.vn;
            Website: khoasinh.dhsptn.edu.vn
2.9 Ngành cử nhân Sư phạm Ngữ văn
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
 - Số tín chỉ yêu cầu: 135
 - Yêu cầu về tiếng Anh: Trình độ A2
- Định hướng mục tiêu: Mục tiêu của Chương trình đào tạo Sư Phạm Ngữ văn đào tạo giáo viên Ngữ văn, cán bộ nghiên cứu, chuyên viên phụ trách chuyên môn tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu hoặc cơ quan văn hóa thuộc khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và trong cả nước. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn dạy học Ngữ văn, giáo dục đặt ra; tự thích ứng để học tập suốt đời; có năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng với yêu cầu  hội nhập quốc tế.
- Các lĩnh vực: Văn học, Ngôn ngữ, Văn hóa…
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT; Giảng dạy ngôn ngữ, giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;
+ Làm chuyên viên các Trung tâm nghiên cứu, sáng tác văn học, các Vụ, Viện nghiên cứu KHXH và KHGD;
+ Làm cán bộ công chức, chuyên viên các cơ quan đoàn thể xã hội;
+ Làm tại các cơ quan báo, đài truyền hình, dịch vụ, hướng dẫn viên du lịch
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
+ Đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn,
+ Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Ngôn ngữ, Phương pháp dạy học Văn và tiếng Việt;
+ Đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Ngôn ngữ.

- Email: khoavan@dhsptn.edu.vn
2.10 Ngành cử nhân sư phạm Lịch sử
- Thời lượng đào tạo là 4 năm. Tổng số tín chỉ cần tích lũy là từ 135 tín chỉ trở lên
- Mục tiêu:  Trong bản mô tả CTĐT năm 2018, mục tiêu đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử được xác định làĐào tạo giáo viên môn Lịch sử trình độ đại học, có năng lực giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội cần thiết chuyên môn lịch sử; tiếp tục học tập bằng đại học thứ hai trong khối ngành khoa học xã hội, học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, vận dụng linh hoạt những kiến thức lý luận và thực hiện vào hoạt động dạy học lịch sử ở trường phổ thông; tự thích ứng để học tập suốt đời; có năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế
Mục tiêu của CTĐT được trình bày thành hai nội dung: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. CĐR của CTĐT được xác định gồm kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm.Cấu trúc CTDH gồm khối kiến thức giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, khóa luận và các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Tốt nghiệp Sư phạm Lịch sử, sinh viên không chỉ làm Giáo viên mà còn có thể làm tốt nhiều công việc khác:
+  Làm việc tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kiến thức Lịch sử: Bảo tàng, Ban quản lí di tích, Hướng dẫn viên du lịch, Ban nghiên cứu Lịch sử đảng, Thư viện, Nhà xuất bản, Tòa soạn báo...
+  Làm việc trong các cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể, chính quyền: Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Đài phát thanh truyền hình, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động Thương binh và xã hội, Tỉnh đoàn, Thành đoàn, Ủy ban nhân dân, Hội Phụ nữ...
+ Làm việc trong các ngành Quân đội, Công an...
2.11 Ngành Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam
- Thời lượng đào tạo: 2 năm; Tổng số tín chỉ: 60
- Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Kiến thức:
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, đảm nhiệm tốt công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo.
- Có tư duy phản biện, có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
Kĩ năng:
- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo.
- Có kĩ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo.
- Kĩ năng ngoại ngữ có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành đào tạo.
Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị.
- Có khả năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.
- Có khả năng kết luận và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn mang tính chuyên gia.
- Có khả năng xây dựng kế hoạch, thẩm định kế hoạch và phát huy được năng lực tập thể trong hoạt động chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mục tiêu cụ thể:
Phẩm chất đạo đức: Phẩm chất đạo đức tốt,trung thực trong chuyên môn, không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong lĩnh vực khoa học lịch sử; có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực.
Kiến thức:
- Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành lịch sử Việt Nam.
- Có kiến thức nền tảng của khoa học xã hội liên quan đến chuyên ngành lịch sử Việt Nam trong nghiên cứu và ứng dụng.
- Có kiến thức nền tảng về giáo dục lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học.
- Tiếng Anh đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu.
Kỹ năng:
- Có kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới trong khoa học xã hội nói chung và khoa học lịch sử nói riêng.
- Có kĩ năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn.
-  Có kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học ở trường Đại học, Cao đẳng và các trường THCN.
- Có kĩ năng sử dụng được tiếng Anh trong học thuật.
- Yêu cầu trình độ tiếng Anh: B1
- Triển vọng nghề nghiệp: Học viên hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng thạc sĩ có năng lực giảng dạy và đáp ứng yêu cầu đổi mới ở phổ thông, làm giảng viên môn lịch sử ở các trường Đại học, cao đẳng; Chuyên viên quản lý các di tích lịch sử - văn hóa; Bảo tàng viên bảo tàng;Phòng truyền thống lịch sử - cách mạng; Phóng viên, biên tập viên báo chí và truyền thông, hướng dẫn viên du lịch; Cán bộ Ban tuyên giáo và các tổ chức nhà nước khác; Tiếp tục học tập ở bậc Tiến sĩ ngành đúng: Lịch sử Việt Nam; Ngành gần: Lịch sử thế giới, Việt Nam học, bảo tàng học, nhân học, văn hóa Việt Nam.
- Liên kết đào tạo: Viện sử học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Đông Nam Á,...
2.12. Thông tin về Ngành Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam
- Thời lượng đào tạo:
+ Đối với người có trình độ thạc sĩ: 3 năm (hệ tập trung) 4 năm (hệ không tập trung).
+ Đối với người có trình độ cử nhân: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 47
- Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và có năng lực thực hành trong lĩnh vực Lịch sử Việt Nam; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
Mục tiêu cụ thể: Sau khi được đào tạo, nghiên cứu sinh phải đạt các yêu cầu sau:
Về phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất đạo đức tốt,trung thực trong chuyên môn, không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong lĩnh vực khoa học lịch sử; có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực.
Về kiến thức và kỹ năng: Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam; Có kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới trong khoa học lịch sử; Kĩ năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn; Có kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học ở trường Đại học, Cao đẳng và các trường THCN.
- Yêu cầu trình độ tiếng Anh: Trình độ B2
- Triển vọng nghề nghiệp: Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tiến sĩ có khả năng giảng dạy phổ thông; Giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành Lịch sử, hoặc công tác tại các Viện nghiên cứu Lịch sử; các Sở, ban Giáo dục, cũng như các cơ quan của Bộ và Nhà nước.
- Liên kết đào tạo: Viện sử học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Đông Nam Á,...

Email: khoasu@dhsptn.edu.vn
2.12 Ngành cử nhân Sư phạm Địa lí
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ

- Email: khoadia@dhsptn.edu.vn
- Mục tiêu đào tạo:
 Mục tiêu giáo dục của Khoa là đào tạo giáo viên Địa lí, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện các nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo và các nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn giáo dục đặt ra; tự thích ứng để học tập suốt đời; có năng lực ngoại ngữ, tin học đủ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế.
- Đội ngũ cán bộ giảng viên
Khoa Địa lí tự hào với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đã và đang đảm nhiệm công tác đào tạo Cử nhân Sư phạm, Thạc sĩ Địa lí và đang chuẩn bị đội ngũ cho việc đào tạo ở trình độ cao hơn.
Hiện nay khoa có 02 tổ chuyên môn với 22 cán bộ giảng viên (trong đó có 04 PGS.TS, 07 tiến sĩ, 11 thạc sĩ). Đồng thời cùng đội ngũ cán bộ cơ hữu, khoa có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ cao và chuyên môn vững.
2.13. Ngành Giáo dục học (Mã ngành 7140101 - Sư phạm Tâm lý - Giáo dục)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 123 tín chỉ (không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
- Quyền lợi của người học:
  • Sinh viên được miễn học phí
  • Nhiều loại học bổng, trợ cấp học tập
  • Ký túc xá trong khuôn viên trường, tiện nghi, sạch sẽ
  • Đào tạo theo hình thức tín chỉ: Chủ động, Thuận tiện, Kinh tế
  • Nội dung học tập gắn với thực tế, thực hành, có tính ứng dụng cao
- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
  • GV giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học trong các Trường chuyên nghiệp;
  • Nhân viên tư vấn học đường; tư vấn tuyển dụng; tham vấn - trị liệu tại các trường học, bệnh viện, các trung tâm tư vấn, can thiệp, trị liệu hoặc các dự án phi chính phủ...
  • Nhân viên công tác xã hội tại Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội....
  • Chuyên viên các phòng, ban trực thuộc các sở Giáo dục và đào tạo hoặc các trường Cao đẳng, Đại học; Viện - Trung tâm nghiên cứu; tổ chức phi chính phủ...
- Khả năng học tập nâng cao trình độ: Được tiếp tục học tập ở trình độ thạc sỹ Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục và các ngành khoa học lân cận.
- Email Khoa: khoatamlygiaoduc@dhsptn.edu.vn
- Điện thoại Khoa: 0208.3.856.841
2.14. Ngành Quản lý giáo dục (Mã ngành 7140114)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 125 tín chỉ (không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
- Quyền lợi của người học:
  • Sinh viên được miễn học phí
  • Nhiều loại học bổng, trợ cấp học tập
  • Ký túc xá trong khuôn viên trường, tiện nghi, sạch sẽ
  • Đào tạo theo hình thức tín chỉ: Chủ động, Thuận tiện, Kinh tế
  • Nội dung học tập gắn với thực tế, thực hành, có tính ứng dụng cao
- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
  • Làm chuyên viên trong các cơ quan quản lý giáo và các cơ sở giáo dục: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng…công lập và dân lập, phụ trách công tác quản lý Thiết bị trường học;
  • Làm chuyên viên quản lý hành chính, tư vấn và hỗ trợ giáo dục trong tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể;
  • Làm cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ: Được tiếp tục học tập ở trình độ thạc sỹ Quản lý giáo dục và các ngành khoa học lân cận.
- Email Khoa: khoatamlygiaoduc@dhsptn.edu.vn
- Điện thoại Khoa: 0208.3.856.841
2.15. Ngành Tâm lý học giáo dục (Mã ngành 7310403 - Tâm lý học trường học)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 127 tín chỉ (không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).
- Quyền lợi của người học:
  • Sinh viên được miễn học phí
  • Nhiều loại học bổng, trợ cấp học tập
  • Ký túc xá trong khuôn viên trường, tiện nghi, sạch sẽ
  • Đào tạo theo hình thức tín chỉ: Chủ động, Thuận tiện, Kinh tế
  • Nội dung học tập gắn với thực tế, thực hành, có tính ứng dụng cao
- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
  • Làm chuyên gia tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp tại các trường học (trường mầm non, tiểu học, trung học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề…), các cơ sở giáo dục chuyên biệt;
  • Làm chuyên gia tư vấn, hỗ trợ đánh giá và can thiệp cho trẻ em rối nhiễu tâm lý, trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý…ở các nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.
  • Làm chuyên gia tham vấn tâm lý trên các phương tiện thông tin đại chúng
  • Làm tuyên truyền viên trong các tổ chức chính trị xã hội, chuyên gia tư vấn về vấn đề nhân sự tại các công ty, doanh nghiệp
- Khả năng học tập nâng cao trình độ: Được tiếp tục học tập ở trình độ thạc sỹ Tâm lý học giáo dục và các ngành khoa học lân cận. 
- Email Khoa: khoatamlygiaoduc@dhsptn.edu.vn
- Điện thoại Khoa: 0208.3.856.841
2.16. Ngành cử nhân sư phạm GDCT
- Thời lượng đào tạo: 3 - 4 năm với tổng số TC là 135 Tín chỉ, chư­­a kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng.
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên Chính trị trình độ đại học; có đủ năng lực giảng dạy Đạo đức - Công dân, Công dân với Tổ quốc trong các trường phổ thông; có thể giảng dạy các môn Lý luận Chính trị trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; có thể làm chuyên viên trong các sở ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương.
- Các lĩnh vực và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành cử nhân sư phạm GDCT có khả năng giảng dạy GDCD và Pháp luật – Kinh tế tại các trường phổ thông; Giảng dạy các môn LLCT Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường Đại học, Cao đẳng, hoặc công tác tại các Trường Chính trị, các Sở Giáo dục, cũng như các cơ quan của Bộ và Nhà nước
2.17. Ngành thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học Lý luận chính trị
- Thời lượng đào tạo: 2 năm, chương trình theo định hướng nghiên cứu. Tổng số tín chỉ là 60. Trong đó: Phần kiến thức chung: 9 TC; Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 38 TC; Phần luận văn thạc sĩ: 13 TC
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Trình độ B1 theo tham chiếu Châu Âu
- Định hướng mục tiêu:Đào tạo học viên có trình độ cao về lý thuyết và có năng lực thực hành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị; có khả năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu khoa học; phát hiện và giải quyết các vấn đề mới, những nhiệm vụ thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn.
- Các lĩnh vực và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Học viêncao học đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng thạc sĩ có khả năng giảng dạy tốt ở các trường phổ thông; Giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị, hoặc công tác tại các Trường Chính trị,các Sở Giáo dục, cũng như các cơ quan của Bộ và Nhà nước; Có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
2.18 Ngành Cử nhân Sư phạm tiếng Anh
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
- Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu của Chương trình đào tạo Sư phạm tiếng Anh là đào tạo giáo viên tiếng Anh và nhân lực trong các công việc liên quan đến tiếng Anh và ngoại ngữ ở khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và trong cả nước. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn dạy học tiếng Anh và giáo dục đặt ra; tự thích ứng để học tập suốt đời; có năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Vị trí việc làm:
+ Giáo viên tiếng Anh các cấp học từ mầm non đến THPT và trung học chuyên nghiệp.
+ Phiên dịch viên/ Biên dịch viên.
+ Hướng dẫn viên du lịch.
+ Phát thanh viên/ biên tập viên báo chí/ truyền hình.
+ Nhân viên văn phòng.
+ Quản lí dự án...
- Thông tin liên lạc:
+ Văn phòng Bộ môn: Phòng 414 -  Nhà A4
Tel: 02083 655 046

Email: khoangoaingu@dhsptn.edu.vn
+ Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Hồng Minh             
Điện thoại: 0983114299                 Email: hminh8782@dhsptn.edu.vn
+ Phó trưởng Bộ môn: Ths. Mai Văn Cẩn
Điện thoại: 0914833765                 Email: maivcan@gmail.com
2.19. Các ngành cử nhân sư phạm Giáo dục Tiểu học
+ Cử nhân sư phạm Sư phạm Giáo dục Tiểu học  (hệ chính quy và hệ liên thông VLVH từ THSP hoặc CĐSP lên đại học)
+ Cử nhân sư phạm Giáo dục tiểu học - Tiếng Anh.
+ Cử nhân sư phạm Giáo dục tiểu học liên thông chính quy dành cho lưu học sinh Lào;
Chương trình đào tạo trình độ đại học bao gồm 130 tín chỉ với 4 khối kiến thức:
+ Kiến thức Giáo dục đại cương
+ Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp
+ Kiến thức Nghiệp vụ sư phạm
+  Khóa luận tốt nghiệp (hoặc Các học phần thay thế KLTN)
Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và sử dụng được trong hoạt động chuyên môn, giáo dục.
2.20. Thạc sĩ Giáo dục học (chương trình Giáo dục Tiểu học) định hướng ứng dụng
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm 60 tín chỉ . Trong đó:
+ Phần kiến thức chung: 9 tín chỉ
+ Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 38 tín chỉ
+ Phần luận văn thạc sĩ: 13 tín chỉ.
Đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và sử dụng được trong hoạt động chuyên môn, giáo dục.
2.21 Ngành Giáo dục mầm non
- Thời gian đào tạo trung bình 04 năm/130 tín chỉ
- Tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp là A2
- Triển vọng nghề nghiệp: Giáo viên mầm non, quản lý giáo dục mầm non, chuyên gia tư vấn chăm sóc giáo dục mầm non, chuyên gia thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non, can thiệp sớm đối với trẻ yếu thế - khuyết tật, chuyên gia giáo dục đặc biệt cho trẻ mầm non…; đào tạo liên kết giáo dục mầm non đại học và sau đại học với các nước trong khu vực.
- Địa chỉ: Phòng  313 – Nhà A4 -Trường Đại học Sư phạm, số 20 – Đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Điện thoại: 02083 653941

- Email: khoamamnon@dhsptn.edu.vn
2.22 Ngành Thể dục Thể thao
*Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ phải tích lũy:
- Đối với đào tạo trình độ Đại học:
+ Hệ chính quy: Thời gian đào tạo tập trung 4 năm tại trường.Tổng số tín chỉ phải tích lũy tương ứng với các Khóa là khác nhau. Cụ thể: K50 là 123 TC; K51 và K52 là 125 TC; K53 là 130 TC.
+ Hệ vừa làm vừa học: Học tập trung 2 năm tại trường và tại các địa phương có liên kết với nhà trường, đối tượng là các giáo viên thể dục có trình độ cao đẳng. Tổ chức đào tạo 70 ĐVHT; thi tốt nghiệp 10 ĐVHT.
- Đối với đào tạo trình độ sau đại học:Thời gian đào tạo tập trung 02 năm. Tổng số tín chỉ tích lũy 60 TC.
* Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ; Cụ thể là đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
* Định hướng mục tiêu, triển vọng nghề nghiệp, hợp tác quốc tế...:Trong thời gian tới Khoa TDTT luôn nỗ lực và tích cực trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục – đào tạo và phát  triển kinh tế - xã hội và liện kết, hội nhập khu vực cũng như quốc tế.
Cùng với bề dày thành tích đã đạt được, trong tương lai, Khoa TDTT sẽ không ngừng lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khoa đã và đang cố gắng trở thành đơn vị nghiên cứu và đào tạo giáo viên TDTT hàng đầu ở vùng núi phía Bắc. Với nguồn lực và kinh nghiệm như hiện nay, Khoa còn tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng, giành nhiều thành tích cao trong các giải thể thao cho Trường Đại học Sư phạm, đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển TDTT tỉnh Thái Nguyên.

- Email liên hệ của Khoa: khoatheducthethao@dhsptn.edu.vn
 Địa chỉ: Phòng 101 - Nhà A4 - Số 20, Đường Lương Ngọc Quyến - TP. Thái Nguyên
Tel: 02803.856.812
1. Các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường về việc tiếp nhận và sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Hệ thống giáo dục liên cấp Vinschool thuộc tập đoàn Vin Group.
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm
- Ngày hội việc làm do các Khoa/ Bộ môn tổ chức: giáo dục Tiểu học, Bộ môn Ngoại ngữ, Khoa Ngữ văn.
3. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
- Bộ phận thường trực hỗ trợ khởi nghiệp: Tháng 4/2019 Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên đã thành lập Trung tâm Tư vấn & Hỗ trợ khởi nghiệp.
- Các chương trình, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp:
+ Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức về khởi nghiệp, mời các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực khởi nghiệp lên lớp, VD: Ông Trương Thanh Hùng, đồng sáng lập Finno Venture,…
+ Tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp cấp Trường hàng năm.
+ Lựa chọn các dự án khởi nghiệp tham gia các cuộc thi khởi nghiệp các cấp.
+ Mời các cựu sinh viên thành đạt lên lớp, định hướng nghề nghiệp, các kỹ năng sư phạm, truyền cảm hứng cho sinh viên trong Trường.
+ Tổ chức các cuộc thi rèn nghề cho sinh viên sư phạm: Hội thi giảng dạy dạy học tích hợp, hội thi giảng theo chủ đề, hội thi nghiệp vụ sư phạm,…
+ Tổ chức cho sinh viên đi về trường THPT sớm, dự giờ, tham gia công tác hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa, giúp đỡ học sinh chậm tiến bộ,…
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/18-04-2024_b9beb4e42ca482989ef68d1579101e23.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)