1. Đó là ĐAM MÊ của bạn
Nếu bạn muốn theo đuổi một ý tưởng chỉ vì nó kiếm được tiền thì tốt nhất là dừng lại. Tiền có thể là động lực lớn, nhưng liệu có giúp bạn trụ vững trước những sóng gió?
Bạn hãy đặt ra một câu hỏi rằng: “Liệu bạn có đủ đam mê để đi cùng nó trong 10 năm tới”
2. Xác định được khách hàng mình muốn phục vụ là ai
Ngay từ đầu, bạn cần biết một cách chính xác và cụ thể những đối tượng cần sản phẩm của bạn. Không ai có thể hiểu rõ điều này hơn bạn. Đó là lí do tại sao thành công đến từ chính những nhu cầu của bản thân.
3. Về doanh thu
Sẽ là may mắn nếu 1 Startup thành công chỉ dựa vào 01 dòng lợi nhuận. Nên triern khai 3,4 dòng lợi nhuận khác nhau. Tập trung vào một nguồn để bắt đầu. Nếu bạn vẫn chưa xác định được là dòng doanh thu cho hoạt động kinh doanh thì ý tưởng của bạn rất dễ thất bại.
4. Chuẩn bị
Bạn sẽ không thể biết trước được những điều gì sẽ xảy ra khi bạn bắt tay vào việc kinh doanh của mình. Vì vậy bạn nên chuản bị cho mình những kế hoạch cụ thể, những yêu cần cần thiết cho dự án kinh doanh của bạn. Nếu bạn xác định được những yếu tố liên quan thì việc tháo gỡ rắc rối và giải quyết khó khăn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
5. Sự đơn giản
Mark Juckerberg không thức dậy vào một buổi sáng và nói “Mình sẽ tạo ra một nền tảng kết nối”. Một ý tưởng lớn được phát triển, chứ không được sinh ra từ đầu
Tất cả những ý tưởng kinh doanh đều bắt đầu từ những điều đơn giản nhất và mở rộng dần sau đó. Bắt đầu từ việc giải quyết từng vấn đề, với từng sản phẩm, cho từng khách hàng.
6. Nắm rõ thị trường
Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp bạn nên tham khảo xem ý tưởn kinh doanh của mình đã có ai làm chưa. Khi làm thì họ đã triển khai như thế nào và hiệu quả ra sao.
Làm sao để nắm bắt được thị trường trong tương lai nếu chính bạn không phải là chuyên gia trên thị tường đó?
7. Thị trường đủ lớn
Một thị trường lớn và tăng trưởng nhanh cũng có thể khiến doanh nghiệp hạng vừa “ ăn nên làm ra”. Nếu bạn quyết định làm Startup đến cùng thì nên chọn thị trường đủ lớn ( hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh)nđể phù hợp với “đứa con tinh thần”, hoat động kinh doanh lâu dài của bạn.
8. Sự khác biệt
Không phải công ty nào cũng khởi đầu với bí quyết khác biệt, nhưng bắt đầu kinh doanh mà không hề có chiến lược tạo sự khác biệt từ đầi là sự bất lợi. Hãy tự hỏi rằng: “Điều đặc biệt, bí mật nào có thể giúp ý tưởng của bạn thành công?”
9. Bạn phải cố gắng để “giết chết” ý tưởng đó
Động lực tích cực rất dễ để có được, nhưng nhiệm vụ của bạn với ý tưởng là làm nó trở nên tồi tệ hơn.
Từ đó triệt tiêu những suy nghĩ lặp lại, cố gắng nhiều lần hơn với ý tưởng của mình.
10. Chia sẻ ý tưởng
Nhiều người ngần ngại việc chia sẻ ý tưởng vì sợ bị chê cười, sợ thất bại, sợ bị người khác ăn cắp ý tưởng của mình.
Việc chia sẻ giúp bạn tạo sự kết nối, nhận thêm nhiều phản hồi, góp ý, được truyền cảm hứng, tăng cơ hội thành công.