1. Sứ mệnh của nhà trường
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng chất lượng cao; là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến; cung cấp nguồn nhân lực giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà và của cả nước; là nơi cùng nhau kiến tạo cơ hội, xây dựng tương lai.
2. Tầm nhìn
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hướng tới phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng để trở thành cơ sở đào tạo sư phạm có chất lượng, trung tâm nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế quan trọng của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung bộ, tiến tới nâng cấp thành trường Đại học trọng điểm của tỉnh.
3. Giá trị cốt lõi
Toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường luôn hết mình phấn đấu cho các giá trị cốt lõi mà người học cần đạt được: Mô phạm, sáng tạo, trách nhiệm, cống hiến và khả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh, hội nhập.
4. Mục tiêu chiến lược
Huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, mở rộng quan hệ hợp tác, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ, phát huy sức mạnh tổng hợp và dân chủ hóa Nhà trường để xây dựng và phát triển Nhà trường với phương châm: hiệu quả, đồng bộ và hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, mở rộng quan hệ hợp tác, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về giáo dục, chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ, phát huy sức mạnh tổng hợp và dân chủ hóa Nhà trường để xây dựng và phát triển Trường CĐSP Nghệ An thành trường cao đẳng trọng điểm, chất lượng cao có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS có trình độ kiến thức vững vàng, có kỹ năng nghiệp vụ thông thạo và có phẩm chất đạo đức nhà giáo chuẩn mực đáp yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo, tiến tới nâng cấp trường thành Trường Đại học sư phạm Nghệ An theo tinh thần Quyết định số 2468/QĐ-TTg ngày 29/12/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án phát triển Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020.
5. Mô tả liên kết khu vực
Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An liên kết với Đại học Vinh mở các lớp Đại học chuyên ngành Văn, Toán, Ngoại ngữ, Tiểu học, Mầm non ….; Liên kết với Đại học Huế để mở chuyên ngành Thiết bị - Thí nghiệm trình độ đại học; liên kết các các trường Đại học, Học viện để mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ; liên kết với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, các phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện trong Tỉnh để mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cấp trung học cơ sở, tiểu học và mầm non; chức danh nghề nghiệp; các lớp Cao đẳng và trung cấp Mầm non, Tiểu học….; liên kết với Dự án VAT (Australia) mở tại Hà Nội và Đà nẵng trợ giúp tập huấn về Phương pháp GD Ngoại ngữ nhằm giúp phát triển tư duy phản biện và tính chủ động tích cực của sinh viên trong học ngoại ngữ và học chuyên ngành Tiểu học. Tích cực, năng động để tìm các nguồn trợ giúp từ các tổ chức Quốc tế VSO, Hội đồng Anh, Viện Anh Ngữ Hoa Kỳ để có các giáo viên trợ giảng nước ngoài nhằm tạo điều kiện giao tiếp với giáo viên bản xứ cho sinh viên; liên kết với Sở Lao động – TBXH tỉnh Nghệ An và các trường nghề để mở các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội.
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An từ năm 2001 đến nay (2019) luôn được UBND tỉnh Nghệ An tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo Tiếng Việt cơ sở cho lưu học viên, học sinh 6 tỉnh nước CHDCND Lào: Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Hủa Phăn,Viêng Chăn, Savẳnnakhẹt và Khăm Muộn của nước CHDCND Lào.
6. Thành tích Nhà trường đạt được
- 10 lần được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giasoducj tại địa phương.
- Năm 1991: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
- Năm 1994: Trường THSP Nghệ An được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
- Năm 2004: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Năm 2009: Được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
- Từ năm học 2008 – 2009 đến nay: Nhà trường liên tục đạt danh hiệu đơn vị “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, trong đó, năm học 2008 – 2009 và năm học 2017 – 2018 được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác và phong trào thi đua yêu nước.
7. Các ngành, hệ và loại hình đang đào tạo, bồi dưỡng
TT |
Nội dung |
Hệ đào tạo |
Loại hình đào tạo |
Cao đẳng |
Trung cấp |
I |
Công tác đào tạo |
|
|
1.1. |
Lĩnh vực sư phạm đào tạo giáo viên |
1 |
Sư phạm Tiếng Anh |
x |
|
Chính quy tập trung |
2 |
Giáo dụcTiểu học |
x |
|
Chính quy tập trung |
3 |
Giáo dụcMầm non |
x |
|
Chính quy tập trung |
4 |
Sư phạm Mầm non |
|
x |
Chính quy tập trung |
5 |
GD Mầm non liên thông |
x |
|
Liên thông vừa học vừa làm |
6 |
Sư phạm Mầm non liên thông |
|
x |
Liên thông vừa học vừa làm |
1.2. |
Lĩnh vực đào tạo GD nghề nghiệp |
|
|
|
|
1. Công nghệ thông tin |
|
x |
Chính quy |
|
2. Tiếng Anh |
|
x |
Chính quy |
|
3. Phiên dịch tiếng Anh Du lịch |
|
x |
Chính quy |
|
4. Phiên dịch tiếng Anh Thương mại |
|
x |
Chính quy |
|
Lĩnh vực đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài (Lào) |
|
Đào tạo Tiếng Việt cơ sở theo khung năng lực ngoại ngữ 4/6 bậc |
Chính quy |
II |
Công tác bồi dưỡng |
|
|
|
2.1. |
Bồi dưỡng cán bộ quản lý |
|
|
|
|
1. Bồi dưỡng mới |
|
|
Tập trung |
|
2. Bồi dưỡng lại |
|
|
|
2.2. |
Bồi dưỡng cấp chứng chỉ |
|
|
|
1 |
BD nghiệp vụ tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh |
|
|
Tập trung |
2 |
BD nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp |
|
|
Tập trung |
3 |
BD nghiệp vụ tổ trưởng chuyên môn cho GVMN, TH, THCS |
|
|
Tập trung |
4 |
BD chuyên đề Âm nhạc cho GV TH, THCS |
|
|
Tập trung |
5 |
BD chuyên đề Mỹ thuật cho GV TH, THCS |
|
|
Tập trung |
6 |
BD theo chuyên đề Thể chất cho GV TH, THCS |
|
|
Tập trung |
7 |
BD nghiệp vụ thiết bị - thí nghiệm cho GV TH, THCS |
|
|
Tập trung |
8 |
Kỹ năng CNTT vào dạy học tích cực cho GV MN, TH, THCS |
|
|
Tập trung |
A. Khoa Trung học cơ sở
1. Sơ lược lịch sử phát triển
Khoa Trung học cơ sở được thành lập ngày 03 tháng 7 năm 2017 theo Quyết định số 424/QĐ-CĐSP của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An trên cơ sở hợp nhất từ 3 khoaTự nhiên, Xã hội và Công nghệ thông tin.
Trong lịch sử phát triển, 2 khoa Xã hội và Tự nhiên có bề dày lịch sử 60 năm đồng hành cùng sự phát triển của Nhà trường, là hai khoa đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, cung cấp nhân lực cho nền giáo dục tỉnh nhà. Khoa CNTT là khoa đào tạo cử nhân CNTT, mặc dù thành lập muộn hơn nhưng cũng đạt nhiều thành tích trong đào tạo cử nhân CNTT trình độ Cao đẳng; khoa Tự nhiên và khoa CNTT đã nhiều năm tham gia thi Olympic Quốc gia môn Toán và môn Tin, đã đạt nhiều giải nhất, nhì, ba và khuyến khích.
Thực hiện Đề án sắp xếp vị trí việc làm theo Quyết định 2235/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An, để phù hợp vói sự phát triển và ổn định của Nhà trường trong bối cảnh hiện nay, năm 2017, các khoa Xã hội, Tự nhiên và Công nghệ thông tin được sáp nhập thành một đơn vị hành chính với tên gọi là khoa THCS. Từ 2017 đến nay, khoa THCS đảm nhiệm thêm nhiều chức năng nhiệm vụ mới, không ngừng vươn lên, phát triển, đổi thay theo những định hướng của Nhà trường, đápứng yêu cầu đào tạo của xã hội.
2. Nhiệm vụ cơ bản
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bậc trung học cơ sở các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên; đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng. Ngoài ra, khoa Trung học cơ sở còn đào tạo trung cấp nghề CNTT và đào tạo tiếng Việt cơ sở cho người nước ngoài, tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bậc THCS.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng các đề tài NCKH vào thực tiễn giảng dạy.
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần, tổ chức phát triển chương trình đào tạo; xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường.
- Phối hợp quản lý học sinh sinh viên, đặc biệt là học sinh nước ngoài theo quy chế, quy định.
3. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay khoa Trung học cơ sở có 3 bộ môn là Bộ môn Tự nhiên, Bộ môn Xã hội và Bộ môn Công nghệ thông tin. Có 24 giảng viên trong đó có 01 tiến sỹ, 23 thạc sỹ (5 nghiên cứu sinh), 9 giảng viên chính, giảng dạy các môn khoa học cơ bản: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và CNTT.
4. Các ngành đào tạo chính
4.1. Đào tạo giáo viên:
- Các ngành: Sư phạm Văn-Sử, Văn- GDCD, Văn- Nhạc, Toán- Lý, Toán- Tin, Sử- Địa, Sinh- Hóa
- Thời gian: 3 năm
- Số tín chỉ: 95
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo GVTHCS các ngành đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có năng lực tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
- Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành giáo viên giảng dạy hai môn ở trường THCS theo kiểu ghép ngành; có thể làm tổng phụ trách Đội TNTP HCM, giáo viên chủ nhiệm; có thể tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp khác tương ứng với chuyên môn được đào tạo.
4.2. Cử nhân CNTT trình độ Cao đẳng
- Thời gian: 3 năm
- Số tín chỉ: 90
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo cử nhân ngành CNTT có trình độ và khả năng về CNTT đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của xã hội, của cơ quan, xí nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng vận hành, khai thác, quản lý các thiết bị, hệ thống máy tính; Có khả năng thiết kế, xây dựng phần mềm cho doanh nghiệp; Nếu được bổ sung chương trình quy định về kiến thức sư phạm, đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở đào tạo CNTT và các trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học và Mầm non.
4.3. Trung cấp nghề CNTT
- Thời gian: 18 tháng
- Số tín chỉ: 67
- Định hướng, mục tiêu: Người học sau khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện một số công việc có tính phức tạp của ngành; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.
- Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ làm trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:
+ Kỹ thuật viên chuyển giao phần mềm ứng dụng;
+ Kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;
+ Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống máy tính;
+ Kỹ thuật viên thiết kế và quản trị website;
+ Kỹ thuật viên thiết kế đồ họa ứng dụng;
4.4. Tiếng Việt cơ sở cho người nước ngoài
- Thời gian: 9 tháng
- Số tiết: 1155 tiết
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo tiếng Việt tương đương bậc 4 (B2) theo khung tham chiếu Châu Âu. Học viên tốt nghiệp có thể thông thạo các kỹ năng tiếng Việt, sử dụng tự tin tiếng Việt vào học tập và giao tiếp.
- Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, người học có thể sử dụng tiếng Việt để tiếp tục học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học ở Việt Nam; làm phiên dịch hoặc phục vụ công việc cho các cơ quan, công sở tại Lào,…
5. Email:khoaTHCS@gmail.com
B. Khoa Ngoại ngữ
1. Sơ lược lịch sử phát triển
Khoa Ngoại Ngữ được thành lập năm 1993 theo theo chủ trương của Bộ GDĐT. Khoa lúc đó là một trong những Khoa Ngoại Ngữ đầu tiên ở các trường Cao đẳng trong cả nước, có nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiếng Anh và tiếng Nga cho các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Quảng Bình. Do tàn dư của hai cuộc chiến tranh nên hoàn cảnh kinh tế của cả nước vô cùng khó khăn nhưng thầy và trò Khoa Ngoại ngữ đã vượt qua bao gian nan thử thách, nhanh chóng cùng nhau đưa Khoa trở thành một Khoa lớn mạnh bậc nhất trong khu vực Bắc miền Trung. Đến năm 1989, khoa có đội ngũ lên đến 33 giảng viên, gồm 17 giảng viên Tiếng Nga và 16 giảng viên Tiếng Anh. Kết thúc giai đoạn 1978-1986, Khoa đã để lại những thành tích và con số ấn tượng: đào tạo được 6 khóa, với con số 470 giáo sinh. Sau một thời gian dài khó khăn, kinh phí cho giáo dục rất hạn hẹp, trường CĐSPNA không có đủ kinh phí để tiếp tục duy trì sứ mạng cao cả của mình, nên năm 1986 Khoa đã phải tạm ngừng đào tạo.
Đến năm 1998, khi đất nước chuyển mình vào thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển, nhu cầu đào tạo giáo viên Ngoại Ngữ cho tỉnh Nghệ An trở nên cấp bách, để có thể đáp ứng được công việc giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh các cấp học, và thúc đẩy việc học Ngoại Ngữ trong toàn dân, đáp ứng được công cuộc Công Nghiệp hóa và hiện đại đất nước. Chính vì vậy, được ủy quyền của BGDĐT, ngày 11/4/1998, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An đã ký quyết định tái thành lập Khoa Ngoại Ngữ - Trường CĐSP NA.
2. Giảng viên đào tạo
Với đội ngũ giảng viên trẻ có trình độ cao, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, Khoa Ngoại Ngữ đã dần dần khẳng định vị trí là địa chỉ đào tạo nguồn giáo viên Tiếng Anh THCS, Tiểu học đáng tin cậy cho tỉnh nhà.
Giai đoạn 1998 –2013 (giai đoạn sau 15 năm tái thành lập) là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Khoa với tổ chức bộ máy gồm Ban chủ nhiệm Khoa (2 người) và 3 tổ chuyên môn: Tổ Kỹ năng Tiếng, Tổ Lý thuyết Tiếng và Tổ Tiếng Anh 2.
Đến năm 2013, Khoa có tổng số giảng viên là 39 và 100% giảng viên đạt trình độ Thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên luôn là những người tiên phong trong đổi mới Phương pháp Giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Một số giảng viên còn tích cực tham gia viết bài cho các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, và là những giáo viên nòng cốt trong các chương trình bồi dưỡng về chương trình sách giáo khoa mới cho giảng viên Tiếng Anh trên toàn tỉnh Nghệ An.
Do có nhiều sự thay đổi về đội ngũ giáo viên và nhu cầu của xã hội, Khoa NN hiện nay có sự thu nhỏ về tổ chức bộ máy: Khoa có 2 tổ chuyên môn và tổng số giảng viên là 22.
3. Các ngành đào tạo chính
Năm 2013, Khoa có 3 chuyên ngành đào tạo: Ngành Tiếng Anh sư phạm, Ngành cử nhân Tiếng Anh và Ngành Tiếng Anh Thương mại- Du lịch
Từ năm 2014, thực hiện đào tạo theo quy chế tín chỉ, khoa tập trung đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh sư phạm.
* Thời gian đào tạo: 3 năm (6 học kì)
* Tổng số tín chỉ: 95
* Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh khoa ngoại ngữ có khả năng đảm nhận các vị trí sau:
- Giảng dạy tiếng Anh ở các trường THCS.
- Giảng dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học nếu có chứng chỉ nghiệp vụ về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em.
- Giảng dạy tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ.
- Phụ trách công tác Đội, công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh trình độ cao đẳng, hệ chính quy nhằm đào tạo giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở (THCS) đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/ dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có năng lực tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
5. Liên kết khu vực, hợp tác quốc tế
Khoa luôn mở rộng giao lưu học hỏi với các Trường CĐ, ĐH trên địa bàn và trong nước. Một sự ghi nhận đáng lưu ý nhất là Khoa đã được dự án VAT (Australia) mở tại Hà Nội và Đà nẵng trợ giúp tập huấn về Phương pháp GD Ngoại ngữ nhằm giúp phát triển tư duy phản biện và tính chủ động tích cực của sinh viên trong học ngoại ngữ. Khoa cũng đã rất năng động để tìm các nguồn trợ giúp từ các tổ chức Quốc tế VSO, Hội đồng Anh, Viện Anh Ngữ Hoa Kỳ để có các giáo viên trợ giảng nước ngoài nhằm tạo điều kiện giao tiếp với giáo viên bản xứ cho sinh viên. Các tổ chức đó cũng tài trợ cho giáo viên, sinh viên nguồn tài liệu giảng dạy Tiếng Anh có giá trị cao. Để trau giồi chuyên môn nghiệp vụ, các tiết dự giờ thăm lớp luôn là nhiệm vụ hàng đầu và được đội ngũ giáo viên quan tâm nhất, dự giờ để đúc rút kinh nghiệm và sự góp ý chân thành, thẳng thắn, tích cực luôn là nét rất đẹp, rất riêng của giảng viên Khoa Ngoại ngữ.
6. Email liên lạc: khoanncdspna@gmail.com
C. Khoa Giáo dục Thể chất - Nghệ thuật
1. Sơ lược lịch sử phát triển
Khoa GDTC - NT được thành lập ngày 29 tháng 6 năm 2017 theo Quyết định số 389/QĐ-CĐSP của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An trên cơ sở hợp nhất từ khoa Giáo dục Thể chất - Nhạc - Họa và Bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
Trong lịch sử phát triển, Khoa Giáo dục Thể chất - Nhạc - Họa có bề dày lịch sử hơn 40 năm đồng hành cùng sự phát triển của Nhà trường đào tạo đội ngũ giáo viên Thể dục, QPAN, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công tác Đội TNTP HCM giảng dạy tại các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung được xã hội, nhân dân ghi nhận và khẳng định thương hiệu.
Từ năm 1976 - 1980 Khoa đã đào tạo được 385 giáo viên trình độ 10 + 3 bộ môn thể dục - vệ sinh; Từ năm 1981 - 1996 Khoa đã đào tạo được 1017 giáo viên Thể dục - sinh vật - giáo dục công dân với trình độ CĐSP cho 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; Từ năm 1997 - 2001 đào tạo được 245 giáo viên Thể dục - Đoàn Đội;Từ năm 2001 đến nay Khoa đào tạo được 345 giáo viên Thể dục - Đoàn Đội; Từ năm 2001 đến nay Khoa đào tạo được 345 giáo viên Thể dục - Đoàn Đội, 300 giáo viên Âm nhạc, 260 giáo viên Mỹ thuật, bồi dưỡng 150 giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật có trình độ trung cấp lên CĐSP, và liên kết với Khoa GDTC - Trường ĐHSP Hà Nội I mở được 7 khóa bồi dưỡng giáo viên Thể dục có trình độ đại học (hệ vừa học vừa làm) hơn 350 học viên. Suốt quá trình xây dựng và phát triển, Khoa đã đào tạo được 3000 HSSV ở các hệ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
Thực hiện Đề án sắp xếp vị trí việc làm theo Quyết định 2235/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An, để phù hợp vói sự phát triển và ổn định của Nhà trường trong bối cảnh hiện nay, năm 2017, Khoa Giáo dục Thể chất - Nhạc - Họa và Bộ môn Giáo dục Quốc phòng An ninh được sát nhập thành một đơn vị hành chính. Từ tháng 7 năm 2017 đến nay, khoa Giáo dục Thể chất - Nghệ thuật đảm nhiệm thêm nhiều chức năng nhiệm vụ mới, không ngừng vươn lên, phát triển, đổi thay theo những định hướng của Nhà trường, đápứng yêu cầuđào tạo của xã hội.
2.Nhiệm vụ cơ bản
- Giảng dạy: Thể dục, Quốc phòng An ninh, Âm nhạc, Mỹ thuật tại các hệ đào tạo trong toàn trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở các môn Thể dục, Quốc phòng An ninh, Âm nhạc, Mỹ thuật. Ngoài ra, khoa Giáo dục Thể chất - Nghệ thuật còn đào tạo về kỹ năng mền về các môn năng khiếu ở mọi lứa tuổi đáp ứng nhu cầu xã hội các môn học như: Thanh nhạc, Đàn Piano, Nhảy Dansport, sáng tạo Mỹ thuật, Cờ vua, Bơi, Võ Taekwondo,…
- Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng các đề tài NCKH vào thực tiễn giảng dạy;
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần, tổ chức phát triển chương trình đào tạo; chương trình bồi dưỡng; xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường;
3. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay khoa Giáo dục Thể chất - Nghệ thuật có 03 Bộ môn; Bộ môn Giáo dục Thể chất-Quốc phòng An ninh (9 người); Bộ môn Âm nhạc (7 người); Bộ môn Mỹ thuật (7 người).CBGV: 23 người, Nam: 15, Nữ: 8 người. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ: 01 người, Thạc sĩ: 12 người, Đại học: 10 người (01 học cao học).
4. Các ngành đào tạo chính
4.1. Đào tạo giáo viên:
- Các ngành đào tạo:
1. Sư phạm Thể dục
2. Sư phạm Thể dục - Công tác Đội
3. Sư phạm Âm nhạc
4. Sư phạm Văn - Nhạc
5. Sư phạm Mỹ thuật
6. Sư phạm Địa lý - Mỹ thuật;
7. Giảng dạy môn Thể dục; Quốc phòng An ninh; Âm nhạc; Mỹ thuật tại các khoa Mầm non, Tiểu học và Ngoại ngữ.
- Thời gian: 3 năm
- Số tín chỉ: 95
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo giáo viên Thể dục; Âm nhạc; Mỹ thuật đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu chuẩn giáo viên bậc Mầm non; Tiểu học, THCS hiện hành.
- Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành giáo viên giảng dạy môn Thể dục; Âm nhạc; Mỹ thuật ở trường Mầm non; Tiểu học. THCS và có thể làm tổng phụ trách Đội, có thể tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp khác tương ứng với chuyên môn được đào tạo.
4.2. Đào tạo bồi dưỡng các môn năng khiếu đáp ứng nhu cầu xã hội
-Thời gian: Từ 3 tháng đến 12 tháng
- Số tín chỉ: Tùy thuộc vào đối tượng học
- Các lớp đào tạo ngắn hạn
1. Thanh nhạc
2. Đàn Piano
3. Nhảy Dansport
4. Sáng tạo Mỹ thuật
5. Cờ vua
6. Bơi
7.Võ Taekwondo, …
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận đã học chương trình năng khiếu Thanh nhạc,Đàn Piano, ĐanceSport, Taekwondo, Cờ vua, Bơi, Mỹ thuật sáng tạo,…Có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đổi mới trong thời hội nhập.
- Triển vọng nghề nghiệp: Học viên sau khi học xong chương trình biết vận dụng các kiến thức đã học về lý thuyết để thể hiện các bài tập thực hành một cách linh hoạt, có hiệu quả. Đặc biệt lĩnh vực giáo dục Nghệ thuật có ưu thế hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất: nhân ái, khoan dung, tự tin; các năng lực: thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ, hiểu biết và thực hành nghệ thuật; Định hướng thẩm mỹ, bồi dưỡng hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các hoạt động nghệ thuật; Giáo dục tình cảm yêu quý, thái độ tôn trọng, ý thức bảo tồn những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống, đồng thời với việc sáng tạo trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hoá.
5. Email: hvyen.cdsp@gmail.com
D. Khoa Tiểu học
1. Sơ lược lịch sử phát triển
Khoa Tiểu học là một khoa có tầm quan trọng trong hệ thống 21 khoa, phòng ở trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An. Khoa có bề dày truyền thống lâu đời với nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu học cho tỉnh Nghệ An và cả nước. Trước đây, khoa Tiểu học có tiền thân là Trường trung học sư phạm Nghệ An. Những năm 90, Trường trung học sư phạm Tân Kỳ đã chuyển về Vinh với tên gọi là Trường trung học sư phạm miền núi Nghệ An. Đến năm 1997, thêm sự sáp nhập của Trường trung cấp sư phạm Mầm non Nghệ An, cùng Trường sư phạm Nam Thanh và khoa cấp 1 của Trường CĐSP Nghệ An, được đổi thành trường Trung cấp sư phạm Nghệ An. Năm 2001, Trường Trung cấp sư phạm Nghệ An sáp nhập về Trường cao đẳng sư phạm Nghệ An trong đó có Khoa Giáo dục Tiểu học. Ngày 29/6/2017 theo Quyết định số 386/QĐ-CĐSP, khoa Giáo dục Tiểu học được đổi thành khoa Tiểu học.
2. Nhiệm vụ cơ bản
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bậc học tiểu học có trình độ cao đẳng và trung cấp. Ngoài ra, khoa còn tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bậc tiểu học; bỗi dưỡng hành trang lớp 1 cho trẻ tiểu học; bồi dưỡng công tác đội và ngoài giờ lên lớp cho giáo viên các trường tiểu học trong tỉnh.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng các đề tài NCKH vào thực tiễn giảng dạy.
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần, tổ chức phát triển chương trình đào tạo; xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường.
- Phối hợp quản lý học sinh, sinh viên theo quy chế, quy định.
3. Đội ngũ giảng viên
Khoa Tiểu học có 3 tổ bộ môn: Tổ Toán; tổ Văn - Tiếng Việt; tổ Tổng hợp - NVSP. Khoa có 16 giảng viên trong đó có 15 thạc sỹ (02 nghiên cứu sinh), 01 cử nhân. Có 3 giảng viên chính.Đội ngũ giảng viên tâm huyết, yêu nghề. Giảng viên dày dạn kinh nghiệm trong giảng dạy, luôn cập nhật những đổi mới phương pháp dạy ở trường Tiểu học để giúp sinh viên tiếp cận được những thay đổi trong phương pháp dạy học ở tiểu học
4. Các ngành đào tạo chính
4.1. Đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng :
- Thời gian: 3 năm.
- Số tín chỉ: 95 tín chỉ.
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu chuẩn giáo viên bậc tiểu học hiện hành.
- Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành giáo viên tiểu học đảm nhận công tác giảng dạy - giáo dục học sinh tại các trường tiểu học công lập trong cả nước; có thể tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp khác tương ứng với chuyên môn được đào tạo.
4.2. Đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp:
- Thời gian: 2 năm.
- Số ĐVHT: 67 ĐVHT.
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu chuẩn giáo viên bậc tiểu học hiện hành.
- Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành giáo viên tiểu học đảm nhận công tác giảng dạy - giáo dục học sinh tại các trường tiểu học công lập trong cả nước; có thể tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp khác tương ứng với chuyên môn được đào tạo.
5. Email: khoatieuhoc@gmail.com
E.Khoa Mầm non
1. Sơ lược lịch sử phát triển
Khoa Mầm non được thành lập ngày 29/6/2017 theo Quyết định số 386/QĐ-CĐSP do đổi tên từ khoa Giáo dục mầm non thành khoa Mầm non.
Cùng với sự ra đời của trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo Trung ương cách đây gần 60 năm; ngành Sư phạm Mầm non bắt đầu hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) trong cả nước, trong đó Khoa mầm non Trường CĐSP Nghệ An là một trong những cơ sở đào tạo GVMN có uy tín cho các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Ra đời vào năm 2001 với tiền thân là trường Trung học Sư phạm Mầm non Nghệ An, khoa Mầm non đã đào tạo ra hàng chục ngàn sinh viên (SV) đạt trình độ Trung cấp Sư phạm mầm non và Cao đẳng Sư phạm mầm non có chất lượng đã và đang có mặt trên khắp mọi nẻo đường đất nước làm nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi.
2. Nhiệm vụ cơ bản
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bậc học mầm non có trình độ cao đẳng và trung cấp. Ngoài ra, khoa Mầm non còn tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bậc mầm non; bỗi dưỡng kỹ năng mềm cho trẻ; bồi dưỡng giáo viên cho các trường tư thục.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng các đề tài NCKH vào thực tiễn giảng dạy;
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần, tổ chức phát triển chương trình đào tạo; xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường;
- Phối hợp quản lý học sinh sinh viên theo quy chế, quy định.
3. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay khoa mầm non có 3 tổ bộ môn làTổ Tâm lý - giáo dục mầm non; tổ phát triển ngôn ngữ và nhận thức; tổ phát triển thể chất, thẩm mỹ và thưc hành sư phạm. Khoa Có 29 giảng viên trong đó có 28 thạc sỹ (01 nghiên cứu sinh), 5 giảng viên chính.
4. Các ngành đào tạo chính
4.1. Đào tạo giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng :
- Thờilượng: 3 năm
- Sốtínchỉ: 95 tín chỉ
- Địnhhướng, mục tiêu: Đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu chuẩn giáo viên bậc mầm non hiện hành.
- Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành giáo viên mầm non đảm nhận công tác chăm sóc - giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập và tư thục trong cả nước; có thể tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp khác tương ứng với chuyên môn được đào tạo.
4.2. Đào tạo giáo viên mầm non có trình độ trung cấp:
- Thời lượng: 2 năm
- Số ĐVHT: 70 ĐVHT
- Định hướng, mục tiêu: Đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu chuẩn giáo viên bậc mầm non hiện hành.
- Triển vọng nghề nghiệp:
Học sinh tốt nghiệp có thể trở thành giáo viên mầm non đảm nhận công tác chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập và tư thục trong cả nước; có thể tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp khác tương ứng với chuyên môn được đào tạo.
5. Email: mamnonkhoa@gmail.com
F.Khoa Lý luận chính trị - Tâm lý giáo dục
1. Sơ lược lịch sử phát triển
Khoa Lý luận Chính trị - Tâm lý giáo dục được hình thành cùng với sự phát triển củaTrường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, đó là kết quả của sự sáp nhập từ 2 đơn vị: Khoa Lý luận chính trị và Tổ Bộ môn Tâm lý giáo dục. Vì thế, khoa có quá trình hình thành, phát triển với các tên gọi khác nhau.
Tiền thân của khoa Lý luận chính trị là tổ bộ môn Mác- Lênin, cùng với Bộ môn Tâm lý giáo dục được hình thành từ những ngày đầu thành lập trường. Đến 09/11/2009 Trường có quyết định thành lập khoa Lý luận chính trị thay thế tổ bộ môn Mác- Lênin. Từ 1/7/2017 đến nay tổ Bộ môn Tâm lý giáo dục sáp nhập với khoa Lý luận chính trị thành khoa Lý luận chính trị - Tâm lý giáo dục.
2. Chức năng nhiệm vụ
- Giảng dạy các môn Lý luận chính trị và Tâm lý giáo dục cho tất cả các hệ đào tạotrong nhà trường.
- Tham gia làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBGV và HSSV toàn trường. Phối hợp chủ trì các Hội thảo có liên quan đến giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Ngoài nhiệm vụ chính dạy học và nghiên cứu khoa học, giáo viên còn có khả năng dạy kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho các lứa tuổi, tham gia công tác tham vấn tâm lý, tư vấn tâm lý học đường, tư vấn hướng nghiệp.
3. Cơ cấu tổ chức
- Hiện nay khoa có tổng số CBVC: 20, trong đó: nam: 02, nữ: 18
- Trình độ chuyên môn: 1 Tiến sĩ; 19 Thạc sĩ (trong đó có: 2 NCS)
- 1 Chi bộ Đảng gồm 18 đảng viên, 1 Tổ chức công đoàn gồm 22 đoàn viên.
- Trưởng khoa, Bí thư chi bộ: Thái Doãn Việt
- Chủ tịch công đoàn: Nguyễn Thị Hương
- Khoa có 03 Tổ Bộ môn bao gồm:
+ Tổ bộ môn Nguyên lý - Chính trị, đạo đức, pháp luật
Giảng dạy các học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Quản lý Hành chính nhà nước và quản lý ngành, Đạo đức và phương pháp dạy học cho hệ Cao đẳng Tiểu học, Giáo dục pháp luật hệ trung cấp, Giáo dục chính trị cho hệ trung cấp, Pháp luật đại cương hệ cao đẳng.
+ Tổ bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Giảng dạy các học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam hệ cao đẳng
+ Tổ bộ môn Tâm lý giáo dục:
Giảng dạy các học phần: Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại cương, Tâm lý học Tiểu học, Giáo dục Tiểu học, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học sư phạm, Tâm lý học, Giáo dục học cho sinh viên trung cấp Tiểu học, Hoạt động dạy học ở trường THCS, Hoạt động giáo dục ở trường THCS.
4. Địa điểm và Email liên lạc
- Địa điểm trụ sở chính: phòng 307, Tầng 3, nhà Hiệu bộ, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
- Email liên lạc: khoachinhtamcdspna@gmail.com
G. Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng nghiệp vụ & kỹ năng mềm
1. Sơ lược về lịch sử phát triển
Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ & Kỹ năng mềm tiền thân là Phòng Quản lí khoa học và bồi dỡng giáo viên đợc thành lập theo Quyết định 598/QĐ-SGD&ĐT, do Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An ký ngày 21/11/2001.
Năm 2003, do có sự chuyển giao các giáo viên giảng dạy bộ môn Bồi dưỡng CBQL giáo dục của trung tâm GDTX tỉnh về trường CĐSP Nghệ An (theo Quyết định số 3564/QĐ-UB-TC ngày 22 tháng 9 năm 2003 của UBND Tỉnh) để làm nhiệm vụ Bồi dưỡng CBQL giáo dục các bậc học MN/ TH/ THCS cho giáo dục tỉnh nhà; đồng thời chuyển bộ phận Quản lý khoa học sang phòng đào tạo, phòng QLKH&BDGV chuyển thành Trung tâm BD CBQL&GV tại quyết định số 790/QĐ - SGD&ĐT, do Giám đốc SGD&ĐT tỉnh Nghệ An kí ngày 09/10/2003; cơ cấu tổ chức của Trung tâm BD CBQL&GV lúc bấy giờ gồm 21 CB – GV.
Tháng 12/2005 thực hiện chủ trương của Đảng uỷ và BGH trường CĐSP, Trung tâm BD CBQL & GV chuyển thành khoa BD CBQL & GV.
Tháng 10 năm 2008, khoa BD CBQL & GV lại chuyển thành Trung tâm BDCBQL& GV theo Quyết định số 79/QĐ-CĐSP ngaỳ 10 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trởng nhà trường và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm.
Tháng 9 năm 2010, với việc tách tổ Quản lý giáo dục thành tổ BM trực thuộc BGH, Trung tâm BDCBQL& GV đợc đổi tên thành Trung tâm BDGV theo Quyết định số 330/QĐ-CĐSP ngaỳ 20 tháng 9 năm 2010 của Hiệu trưởng nhà trường.
Căn cứ Quyết định số 2235/QĐ-UBND ngày 29/5/2017của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An; Thực hiện thông báo số 50 TB/ĐU.CĐSP ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Ban chấp hành đảng bộ Trường về công tác tổ chức, bộ máy và cán bộ; Hiệu trưởng ra quyết định số 388/QĐ-CĐSP ngày 29 tháng 6 năm 2017 về việc thành lập Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng mềm trên cơ sở Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng và bổ sung chức năng nhiệm vụ. Từ tháng 7 năm 2017 đến nay Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng mềm hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ mới là đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.
2.Chức năng và nhiệm vụ
2.1. Chức năng
Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng mềm tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện chương trình Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên cán bộ quản lý giáo dục ngành học Mầm non, Tiểu học, THCS, đào tạo bồi dưỡng các lớp nghề, đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho trẻ mầm non, HS, SV; liên kết đào tạo giáo viên có trình độ đại học nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên của các tổ chức, cá nhân và góp phần xây dựng xã hội học tập
2.2. Nhiệm vụ
Tổ chức liên kết với các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề trong và ngoài nước để đào tạo không chính quy các ngành học thuộc các hệ được nhà nước cho phép.
Liên kết tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo các huyện.
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, thư viện, thiết bị, bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các trường Mầm non, Tiểu học, THCS.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghề theo nhu cầu xã hội
Thực hiện các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi bổ ích để thu hút và đáp ứng nhu cầu sở thích của đông đảo thanh thiếu niên, nhi đồng trong khu vực. Nhằm giúp cho thanh, thiếu niên, nhi đồng mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm tập thể để cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thiếu nhi;
Tổ chức các lớp chuyên môn theo sở thích, các lớp năng khiếu, lớp thực hành có tính giáo dục hướng nghiệp, các lớp nghiệp vụ Đội để bồi dưỡng phát huy năng khiếu và đào tạo những cán bộ hoạt động cho phong trào Đội trong các liên đội;
Tổ chức các hoạt động, bồi dưỡng văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí bổ ích và hoạt động xã hội ở địa bàn dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của đông đảo thanh thiếu niên nhi đồng;
Tổ chức các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ và hoạt động Đoàn, Hội, Đội
Tổ chức nghiên cứu tổng kết các mô hình, phương pháp hoạt động Đội ở ngoài nhà trường, tham mưu cho Đoàn thanh niên, Hội đồng đội trong việc tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các câu lạc bộ Thanh, Thiếu nhi ở cơ sở, cho cán bộ ban chỉ huy Đội, giáo viên Tổng phụ trách Đội và phụ trách thiếu nhi;
Sử dụng và phát huy mọi năng lực và điều kiện của nhà trường để tổ chức các hoạt động phục vụ cho phong trào thanh thiếu niên, nhi đồng trong thành phố Vinh và các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương;
Tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, các phương tiện làm việc của nhà trường;
Tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu từ lứa tuổi mẫu giáo đến trung học phổ thông; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng mềm giúp người học phát huy hiệu quả các kiến thức chuyên môn và phát triển tiềm năng cá nhân, đáp ứng nhanh nhu cầu cao của xã hội;
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy
Hiện tại Trung tâm ĐT- BDNV&KNM gồm có 07 người, trong đó: Ban Giám đốc 02 người; viên chức 05 người. Đảng viên 06 đồng chí
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 07 (trong đó 01 NCS), 01 đồng chí có trình độ lý luận Cao cấp, 01 đồng chí có trình độ lý luận chính trị Trung cấp, còn lại là sơ cấp lý luận chính trị.
Đội ngũ CB-GV-VC nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với trung tâm, mong muốn trung tâm ngày càng phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trung tâm ĐT-BDNV&KNM đóng ở cơ sở 2 của Trường, số 32 đường Hồ Sỹ Dương - Phường Hưng Bình - Thành phố Vinh. Diện tích khuôn viên gần 2000 m2 (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Có Hội trường, hệ thống phòng học thoáng mát được trang bị đầy đủ bảng chống loá, hệ thống nghe, nhìn, quạt, điện chiếu sáng. Mỗi phòng đủ bàn ghế cho giảng viên, học sinh, sinh viên giảng dạy và học tập.
Sân chơi: đủ điều kiện để tập trung học sinh và sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động vui chơi ngoài giờ lên lớp.
Nguồn nước: dùng nước máy đảm bảo tốt.
Nhà vệ sinh: có nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh đạt chuẩn.
Cảnh quan sư phạm: Quy hoạch xây dựng khang trang mặt bằng phù hợp với công tác giảng dạy học tập có tường rào bao quanh đảm bảo an toàn, cảnh quan sư phạm tốt.
Có hệ thống máy tính, phòng múa…
5. Quy mô đào tạo và bồi dưỡng
Mô hình đào tạo: đa dạng hóa nội dung chương trình, hình thức thức đào tạo, chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng mềm theo nhu cầu học tập của mọi người, mọi lứa tuổi.
Cơ cấu đào tạo, bồi dưỡng gồm:
Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo các huyện.
Bồi dưỡng nghiệp vụ Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thư viện, thiết bị
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp
Bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các trường Mầm non, Tiểu học, THCS.
Bồi dưỡng nghiệp vụ Múa dân gian Việt Nam cơ bản, Lớp kỹ năng thiết kế bai giảng trên máy tính, Nghiệp vụ Nữ công gia chánh và kỷ thuật chế biến các món ăn cho trẻ.
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em tại nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Bồi dưỡng Nghiệp vụ tổ trưởng chuyên môn trường Mầm non, Tiểu học, THCS.
Bồi dưỡng Âm nhạc, Mỹ thuật, ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường Mầm non và phổ thông.
Tổ chức các lớp chuyên môn theo sở thích, các lớp năng khiếu, lớp thực hành có tính giáo dục hướng nghiệp. Các lớp năng khiếu, kỹ năng mềm theo nhu cầu xã hội bao gồm:
- Các lớp tiếng Anh cơ bản cho các lứa tuổi từ Mầm Non, Tiểu học và THCS
- Các lớp tiếng Anh nâng cao, Thuyết trình tiếng Anh
- Các lớp học Mỹ thuật sáng tạo từ 03 tuổi đến 12 tuổi
- Các lớp Âm nhạc, thanh nhạc ( Đàn Organ, Piano...)
- Các lớp luyện chữ đẹp
- Các lớp cờ vua, cờ tướng, bóng bàn
- Các lớp múa cho các lứa tuổi, các lớp Dancesport…
- Hành trang vào lớp 1
- Võ thuật Taekwondo...
Liên kết với các trường Đại học các cơ sở giáo dục để liên kết mở các lớp liên kết Đại học
Liên kết với các trường ĐH, Học viện, các cơ sở giáo dục để mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ về Tin học, ngoại ngữ
Liên kết với các trường nghề để tiếp cận và mở các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội./.
Email: ttdtbd.cdspna@gmail.com.
Điện thoại: 02383562418
1. Công tác tổ chức
- Năm học 2018 -2019, căn cứ vào tình hình thực tế của Nhà trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã giao nhiệm vụ cho phòng Công tác học sinh, sinh viên chủ trì phối hợp với các phòng: Đào tạo - NCKH, phòng Tổ chức
- Đối ngoại, các Khoa và các tổ chức chính trị - xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cùng tham gia vào hoạt động “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp”.
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo phòng Tổ chức phối hợp với phòng Đào tạo
- NCKH tham mưu cử giảng viên, cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp tại Hà Nội, Đại học Vinh tổ chức. Một số giảng viên tham gia bồi dưỡng kiến thức đã được cấp chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành chương trình.
- Ban Giám hiệu giao cho phòng Công tác học sinh, sinh viên xây dựng Kế hoạch hoạt động “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp” trong từng năm học và cả giai đoạn 2019 đến 2025.
2. Công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
- Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch hoạt động “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” giai đoạn 2019 -2025.
- Phối hợp với trường Đại học Vinh tổ chức hội thảo về xây dựng hệ sinh thái kỹ năng đổi mới sáng tạo cho cán bộ và sinhviên, theo đó nhà trường đã cử 10 cán bộ giảng viên và 110 sinh viên tham gia và đạt kết quả cao.
- Nhà trường đang kết nối, kêu gọi các doanh nhân nguyên là giảng viên, cựu sinh viên của nhà trường thành đạt về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục tài trợ, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong năm học 2019 -2020.
Đoàn trường, Hội sinh viên đã kết nối với Tỉnh Đoàn Nghệ An cùng tổ chức được một số hoạt động về “Ngày hội việc làm” cho học sinh, sinh viên.
- Nhà trường đã kết nối, tạo điều kiện cho một số Trường tư thục trên địa bàn thành phố Vinh và ngoài tỉnh Nghệ An tạo cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp các năm học, đặc biệt là học sinh, sinh viên ngành Mầm non, Tiểu học.
- Trang bị các kiến thức về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên qua “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” đầu khóa, giữa khóa và cuối khóa; tổ chức ngoại khóa cho các em ở các thời điểm khác nhau của năm học.
- Lồng ghép kiến thức khởi nghiệp vào chương trình chính khóa để trang bị cho học sinh, sinh viên.
- Cử giảng viên tham gia tìm hiểu thực tế giáo dục ở các trường phổ thông nhằm nâng cao kiến thức xã hội, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực phát triển xã hội. Đây cũng là cơ sở quan trọng để nhà trường xây dựng đội ngũ giảng viên Sư phạm có trình độ cao, đảm nhận tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
- Tổ chức các buổi tham quan ngoại khóa cho sinh viên theo kế hoạch hàng năm của nhà trường nhằm giúp cho các em củng cố kỹ năng và kiến thức đã học được trên ghế của nhà trường. Trên đây là các nội dung theo yêu cầu của Công văn 3042/BGDĐT- GDCTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An kính báo.