Đại Học Quốc Gia Hà Nội
SINCE 1993
Điểm đánh giá: 62 sao trong 18 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
2. Tầm nhìn
Trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.
3. Giá trị cốt lõi
Chất lượng cao; Sáng tạo; Tiên phong; Tích hợp; Trách nhiệm; Phát triển bền vững.
4. Mục tiêu chiến lược
4.1. Mục tiêu chung
Trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, đạt các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
4.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước
- Quy mô các bậc đào tạo hợp lý, phù hợp với tiêu chí đại học nghiên cứu, đặc biệt là các tiêu chí về tỷ lệ quy mô đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
- Quy mô đào tạo các chương trình tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế có tỷ lệ cân đối với quy mô đào tạo các chương trình chuẩn.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội và yêu cầu phát triển đất nước. Các khoa học cơ bản, liên ngành và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được ưu tiên phát triển.
- Các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng quốc gia và quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ nơi nào trong nước và quốc tế.
- Dẫn đầu cả nước về các chương trình đào tạo mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài.­­
b) Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Khoa học xã hội và nhân văn cung cấp được các cơ sở lý luận, dự báo khoa học, luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển và bảo vệ đất nước; tham gia tích cực vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc; hội nhập quốc tế phù hợp với đặc thù và lợi thế của từng ngành, của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đất nước.
- Khoa học tự nhiên gắn với các định hướng ứng dụng, giải quyết được những vấn đề trọng yếu trước mắt và lâu dài của đất nước. Phát triển được các ngành khoa học cơ bản có thế mạnh đạt trình độ tiên tiến của thế giới.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ có nhiều nghiên cứu chuyển giao, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; có nhiều công nghệ lõi và công nghệ tích hợp liên ngành; đủ năng lực phát triển một số sản phẩm quốc gia; tiên phong sáng tạo và chuyển giao tri thức.
- Khoa học liên ngành tạo ra được các tri thức và luận cứ khoa học có tính dự báo, góp phần giải quyết các vấn đề của thời đại, phục vụ phát triển bền vững đất nước.
c) Nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Mô hình, cơ cấu tổ chức và các tiêu chí phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xếp hạng đại học.
- Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt trình độ khu vực và quốc tế. Văn bằng, học phần và tín chỉ tích lũy tại Đại học Quốc gia Hà Nội được các trường đại học ở các nước Đông Nam Á và nhiều trường đại học trên thế giới công nhận. Thực hiện tốt việc trao đổi sinh viên và giảng viên với các trường đại học trên thế giới. Thu hút nhiều giảng viên và sinh viên quốc tế tới làm việc và học tập tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Một số chương trình đào tạo có thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức đào tạo ở nước ngoài; một số chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài được chuyển giao và tổ chức đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Mô tả Liên kết khu vực
Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của ĐHQGHN (tính đến tháng 12/2018)
 
STT Cơ sở đào tạo Việt Nam Cơ sở liên kết đào tạo Quốc tế Quốc gia Trình độ đào tạo Chuyên ngành đào tạo
1 Trường ĐH Kinh tế Đại học Troy Hoa Kỳ Cử nhân Quản trị Kinh doanh
2 Trường Đại học Benedictine Hoa Kỳ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
3 Đại học Uppsala Thụy Điển Thạc sĩ Quản lý công
4 Trường ĐH Ngoại ngữ Đại học Picardie Jules Verne Pháp Cử nhân  Kinh tế - Quản lý
5 Đại học Southern New Hampshire Hoa Kỳ Cử nhân  Kinh tế -Tài chính  
6 Trường ĐH tổng hợp Southern New Hampshire Hoa Kỳ Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh
7 Trường ĐH Leipzig, CHLB Đức Đức Thạc sĩ Ngôn ngữ Đức
8 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Stirling Anh Thạc sĩ Khoa học Quản trị truyền thông
9 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Toulon, CH Pháp Pháp Thạc sĩ Vật liệu tiên tiến, thông minh và bền vững
10 Khoa Quốc tế Đại học HELP Malaysia Cử nhân Kinh doanh chuyên ngành Kế toán                    
1 Đại học Keuka Hoa Kỳ Cử nhân Quản lý
12 Đại học HELP Malaysia Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
13 ĐH KH & Công nghệ Lunghwa Đài Loan Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh
14 ĐH KH & Công nghệ Lunghwa Đài Loan Thạc sĩ Khoa học Quản lý Thông tin
15 Đại học Nantes CH Pháp Thạc sĩ Tài chính, Ngân hàng Bảo hiểm Việt Nam và Đông Nam Á
16 Đại học Nantes CH Pháp Thạc sĩ Marketing và dự báo
17 Đại học East London Anh Cử nhân Kế toán và tài chính
18 ĐH MPEI Nga Cử nhân Tin học và Kỹ thuật Máy tính
19 ĐH Troy Hoa Kỳ Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch
20 Khoa Luật ĐH Montesquieu Bordeaux IV, ĐH Jean Moulin Lyon 3, Đh Toulouse 1 Capitole Pháp Thạc sĩ Luật hợp tác kinh tế và kinh doanh quốc tế
21 Khoa Y Dược Đại học Mahidol Thái Lan Thạc sĩ khoa học Điều dưỡng, chuy
n ngành Điều dưỡng người lớn
22 Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Kinh doanh IPAG Pháp Thạc sĩ Khoa học Quản trị Kinh doanh
23 Viện Pháp ngữ Quốc tế Trường Đại học La Rochelle, CH Pháp Pháp Thạc sĩ Hệ thống thông minh và đa phương tiện
24 Trường Đại học Toulon, CH Pháp Pháp Thạc sĩ Truyền thông số và xuất bản
     
6. Các thành tích đạt được
Tổng hợp số liệu về các danh hiệu thi đua khen thưởng của ĐHQGHN tính đến năm 2019:
TT Danh mục Số lượng
1 Huân chương Sao Vàng 1
2 Huân chương Hồ Chí Minh 3
3 Anh hùng lao động 5
4 Huân chương Độc lập hạng Nhất 1
5 Huân chương Độc lập hạng Ba 1
6 Huân chương Lao động hạng Nhì 25
7 Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN 2.235
8 Cờ thi đua của ĐHQGHN 98
9 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) 48
10 Cờ thi đua Chính Phủ 5
11 Bằng khen của Bộ GD&ĐT 1.568
12 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 7
13 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ GD&ĐT 238
14 Chiến sĩ thi đua cấp ĐHQGHN 410
15 Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐHQGHN 600
16 Tập thể Lao động xuất sắc 1.140
17 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Phát triển ĐHQGHN” 215
18 Nhà giáo Nhân dân 62
19 Nhà giáo Ưu tú 137
20 Học sinh đạt giải thưởng Quốc tế, Khu vực 249
21 Học sinh đạt giải Quốc gia 637
 
 
1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Giới thiệu chung
- Tên trường: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 024.38584615/ 024.38581419
- Fax: 024.38583061

- Website: http://www.hus.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 1993

Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có 40 chương trình đào tạo bậc Đại học, trong đó có:
- 24 CTĐT chuẩn: Toán học, Toán cơ, Máy tính và khoa học thông tin, Toán – Tin ứng dụng, Vật lý học, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược, Sinh học, Công nghệ sinh học, Địa lý tự nhiên, Quản lý đất đai, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên và môi trường, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khoa học đất, Tài nguyên và môi trường nước, Khí tượng học, Thủy văn, Hải dương học.
- 06 CTĐT chất lượng cao: Địa lý tự nhiên, Địa chất học, Khí tượng học, Khoa học môi trường, Thủy văn, Hải dương học.
- 03 CTĐT chuẩn quốc tế: Sinh học, Vật lý học, Địa chất học
- 04 CTĐT tài năng: Sinh học, Toán học, Hóa học, Vật lý học
- 03 CTĐT tiên tiến: Hóa học, Khoa học môi trường, Toán học
b. Bậc Thạc sĩ
Trường có 51 CTĐT bậc Thạc sĩ, trong đó có 47 CTĐT định hướng nghiên cứu và 04 CTĐT định hướng ứng dụng, bao gồm: Toán giải tích; Đại số và lí thuyết số; Hình học – tôpô; Lí thuyết xác suất và thống kê toán học; Toán ứng dụng; Cơ sở toán cho tin học; Phương pháp toán sơ cấp (định hướng ứng dụng); Cơ học vật rắn; Cơ học chất lỏng và chất khí; Vật lí lí thuyết và vật lí toán; Vật lí vô tuyến và điện tử; Vật lí nguyên tử và hạt nhân; Vật lí chất rắn; Quang học; Vật lí địa cầu; Vật lí nhiệt;  Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ; Hóa phân tích; Hóa lí thuyết và hóa lí; Kĩ thuật hóa học; Hóa môi trường; Hóa dầu; Động vật học; Thực vật học; Sinh học thực nghiệm; Vi sinh vật học; Thủy sinh vật học; Sinh thái học; Di truyền học; Công nghệ sinh học; Địa lí tự nhiên; Địa mạo và cổ địa lí; Bản đồ và viễn thám hệ thông tin địa lí; Địa lí học; Quản lí tài nguyên và môi trường (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Quản lí đất đai (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Địa chất học; Thạch học khoáng vật và địa hóa; Địa chất môi trường; Khí tượng học; Thủy văn học; Hải dương học; Khoa học môi trường; Môi trường và phát triển bền vững (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Kĩ thuật môi trường; Khoa học đất; Khoa học dữ liệu.
c. Bậc Tiến sĩ
Trường có 47 CTĐT bậc Tiến sĩ, bao gồm: Toán giải tích; Phương trình vi phân và tích phân; Đại số và lí thuyết số; Hình học - Tô pô; Toán ứng dụng; Lí thuyết xác suất và thống kê toán học; Cơ sở toán cho Tin học; Cơ học vật rắn; Cơ học chất lỏng và chất khí; Vật lí lí thuyết và vật lí toán; Vật lí chất rắn; Vật lí vô tuyến và điện tử; Vật lí nguyên tử và hạt nhân; Quang học; Vật lí địa cầu; Vật lí Nhiệt; Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ; Hóa phân tích; Hóa lí thuyết và hóa lí; Hóa môi trường; Hóa dầu; Địa chất học; Thạch học khoáng vật và địa hóa; Nhân chủng học; Động vật học; Sinh lí người và động vật; Côn trùng học; Vi sinh vật học; Thủy sinh vật học; Thực vật học; Sinh lí học thực vật; Hóa sinh học; Sinh thái học; Di truyền học; Khoa học môi trường; Môi trường đất và nước; Khoa học đất; Kĩ thuật môi trường; Quản lí tài nguyên và môi trường; Quản lí đất đai; Bản đồ, viễn thám hệ thông tin địa lí; Địa lí tự nhiên; Địa mạo và cổ địa lí; Khí tượng học; Thủy văn học; Hải dương học.
3. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Giới thiệu chung
- Tên trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 024.38583799
- Fax: 024.38583821

- Website: http://ussh.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 1993

Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn có 35 CTĐT bậc Đại học, trong đó có:
- 26 CTĐT chuẩn: Báo chí, Chính trị học, Công tác xã hội, Đông Nam Á học, Đông phương học, Hán nôm, Khoa học quản lý, Lịch sử, Lưu trữ học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Nhật Bản học, Quan hệ công chúng, Quản lý thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị văn phòng, Quốc tế học, Tâm lý học, Thông tin – Thư viện, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, Tôn giáo học, Triết học, Văn học, Việt Nam học, Xã hội học.
- 6 CTĐT chất lượng cao: Triết học, Lịch sử, Ngôn ngữ học, Văn học, Tâm lý học, Khoa học quản lý
- 3 CTĐT CLC theo TT23: Báo chí, Quản lý thông tin, Khoa học quản lý
b. Bậc Thạc sĩ
Trường có 42 CTĐT bậc Thạc sĩ, trong đó có 35 CTĐT định hướng nghiên cứu và 7 CTĐT định hướng ứng dụng, bao gồm: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Việt Nam học; Lí luận văn học; Văn học Việt Nam; Văn học dân gian; Văn học nước ngoài; Hán Nôm; Ngôn ngữ học; Triết học; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tôn giáo học (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Xã hội học; Tâm lí học; Tâm lí học lâm sang; Chính trị học (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Hồ Chí Minh học; Lịch sử thế giới; Lịch sử Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam; Lịch sử sử học và sử liệu học; Khảo cổ học; Lịch sử văn hóa Việt Nam; Châu Á học; Quan hệ quốc tế; Nhân học; Báo chí học (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Khoa học Thông tin – Thư viện (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Lưu trữ học (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Quản trị văn phòng; Quản lí khoa học và công nghệ (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Du lịch; Khoa học quản lí; Công tác xã hội (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Chính sách công; Quản lí văn hóa.
c. Bậc Tiến sĩ
Trường có 31 CTĐT bậc Tiến sĩ, bao gồm: Du lịch học; Đông Nam Á học; Trung Quốc học; Chính trị học; Hồ Chí Minh học; Quản lí khoa học và công nghệ; Lịch sử Việt Nam; Lịch sử thế giới; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử sử học và sử liệu học; Khảo cổ học; Lưu trữ học; Ngôn ngữ học; Ngôn ngữ Việt Nam; Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu; Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam; Nhân học; Quan hệ quốc tế; Tâm lí học; Khoa học thông tin thư viện; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Văn học Việt Nam; Văn học dân gian; Văn học nước ngoài; Lí luận văn học; Hán Nôm; Xã hội học; Công tác xã hội; Tôn giáo học; Báo chí học.
3. Trường Đại học Ngoại ngữ
Giới thiệu chung
- Tên trường: Trường Đại học Ngoại ngữ
- Địa chỉ: Số 2 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024.37547269
- Fax: 024.37548057

- Website: http://ulis.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 1993

Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Trường ĐH Ngoại ngữ có 27 CTĐT bậc đại học, trong đó có:
- 15 CTĐT chuẩn: Sư phạm Tiếng Anh; Sư phạm Tiếng Nga; Sư phạm Tiếng Pháp; Sư phạm Tiếng Trung Quốc; Sư phạm Tiếng Đức; Sư phạm Tiếng Nhật; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Nhật; Ngôn ngữ Hàn Quốc; Ngôn ngữ Ảrập; Sư phạm tiếng Hàn Quốc.
- 06 CTĐT chất lượng cao: Sư phạm tiếng Anh; Sư phạm tiếng Pháp; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Nhật.
- 06 CTĐT CLC theo TT23: Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Nhật; Ngôn ngữ Hàn Quốc.
b. Bậc Thạc sĩ
Trường có 20 CTĐT bậc Thạc sĩ, trong đó có 11 CTĐT định hướng nghiên cứu và 09 CTĐT định hướng ứng dụng, bao gồm: Ngôn ngữ Anh (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Ngôn ngữ Nga (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Nga (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Ngôn ngữ Pháp (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Pháp (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Ngôn ngữ Trung Quốc (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Trung Quốc (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Ngôn ngữ Nhật; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Hàn Quốc (định hướng nghiên cứu và ứng dụng).
c. Bậc Tiến sĩ
Trường có 08 CTĐT bậc Tiến sĩ, bao gồm: Ngôn ngữ Anh; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh; Ngôn ngữ Nga; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Nga; Ngôn ngữ Pháp; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc.
4. Trường Đại học Công nghệ
Giới thiệu chung
- Tên trường: Trường Đại học Công nghệ
- Địa chỉ: Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024.37547461
- Fax: 024.37547460

- Website: https://uet.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2004

Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Trường ĐH Công nghệ có 17 CTĐT bậc đại học, trong đó có:
- 14 CTĐT chuẩn: Khoa học máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin (CTĐT ngành CNTT và CTĐT ngành CNTT chuẩn Nhật Bản); Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông; Cơ kỹ thuật; Kĩ thuật máy tính; Vật lý kỹ thuật; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật năng lượng; Công nghệ Hàng không Vũ trụ; Kĩ thuật Robot
- 01 CTĐT chất lượng cao: Công nghệ thông tin (CTĐT ngành CNTT và CTĐT ngành CNTT chuẩn Nhật Bản)
- 02 CTĐT CLC theo TT23: Khoa học máy tính; Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông.
b. Bậc Thạc sĩ
Trường có 12 CTĐT bậc Thạc sĩ, bao gồm: Khoa học máy tính; Kĩ thuật phần mềm; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Hệ thống thông tin; Kĩ thuật điện tử; Kĩ thuật viễn thông; Cơ kĩ thuật; Kĩ thuật cơ điện tử; Vật liệu và linh kiện nano; Công nghệ nano sinh học; Quản lí hệ thống thông tin; An toàn thông tin.
c. Bậc Tiến sĩ
Trường có 08 CTĐT bậc Tiến sĩ, bao gồm: Cơ kỹ thuật; Hệ thống thông tin; Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật viễn thông; Vật liệu và linh kiện nano.
5. Trường Đại học Giáo dục
Giới thiệu chung
- Tên trường: Trường Đại học Giáo dục
- Địa chỉ: Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Nhà C0, Số 182, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 024.73017123

- Website: https://education.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2009
Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Trường ĐH Giáo dục có 13 CTĐT bậc đại học, bao gồm: Quản lý giáo dục; Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Quản trị trường học; Quản trị công nghệ giáo dục; Khoa học giáo dục; Sư phạm khoa học tự nhiên; Quản trị chất lượng giáo dục; Tham vấn học đường.
b. Bậc Thạc sĩ
Trường có 15 CTĐT bậc Thạc sĩ, trong đó có 11 CTĐT định hướng nghiên cứu và 04 CTĐT định hướng ứng dụng, bao gồm: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử; Quản lí giáo dục (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên; Đo lường và đánh giá trong giáo dục (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Quản trị trường học(định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Tham vấn học đường (định hướng nghiên cứu và ứng dụng).
c. Bậc Tiến sĩ
Trường có 03 CTĐT bậc Tiến sĩ, bao gồm: Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên; Đo lường và đánh giá trong giáo dục; Quản lí giáo dục.
6. Trường Đại học Kinh tế
Giới thiệu chung
- Tên trường: Trường Đại học Kinh tế
- Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024. 37547506
- Fax: 024.37546765

- Website: http://ueb.edu.vn
- Năm thành lập: 2007
Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Trường ĐH Kinh tế có 11 CTĐT bậc Đại học, trong đó có:
- 06 CTĐT chuẩn: Kinh tế; Kinh tế quốc tế; Quản trị kinh doanh ;Tài chính - Ngân hàng; Kế toán; Kinh tế phát triển
- 05 CTĐT CLC theo TT23: Kinh tế; Kinh tế quốc tế; Quản trị kinh doanh ;Tài chính - Ngân hàng; Kế toán
b. Bậc Thạc sĩ
Trường có 14 CTĐT bậc Thạc sĩ, trong đó có 08 CTĐT định hướng nghiên cứu và 06 CTĐT định hướng ứng dụng, bao gồm: Kinh tế chính trị (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Kinh tế quốc tế (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Quản trị kinh doanh(định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Tài chính – Ngân hàng (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Quản lí kinh tế; Kinh tế biển; Quản trị các tổ chức tài chính; Quản lí công (chương trình liên kết đào tạo quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng); Chính sách công và phát triển (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Kế toán (định hướng nghiên cứu và ứng dụng).
c. Bậc Tiến sĩ
Trường có 05 CTĐT bậc Tiến sĩ, bao gồm: Kinh tế quốc tế; Tài chính - ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Quản lí kinh tế; Kinh tế chính trị
7. Trường Đại học Việt Nhật
Giới thiệu chung
- Tên trường: Trường Đại học Việt Nhật
- Địa chỉ: Đường Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 024.73066001

- Website: http://vju.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2016

Thông tin về ngành đào tạo
Trường ĐH Việt Nhật hiện đào tạo 07 CTĐT bậc Thạc sĩ, bao gồm: Quản trị kinh doanh; Kĩ thuật môi trường; Chính sách công; Kĩ thuật hạ tầng; Công nghệ nano; Khu vực học; Biến đổi khí hậu và phát triển.
8. Khoa Luật
Giới thiệu chung
- Tên Khoa: Khoa Luật
- Địa chỉ: Nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024.37547787
- Fax: 024.37547081

- Website: http://law.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2000

Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Khoa Luật có 05 CTĐT bậc ĐH, trong đó có:
- 03 CTĐT chuẩn: Luật học; Luật kinh doanh; Luật thương mại quốc tế
- 01 CTĐT chất lượng cao: Luật học
- 01 CTĐT CLC theo TT23: Luật học
b. Bậc Thạc sĩ
Khoa có 14 CTĐT bậc Thạc sĩ, trong đó có 09 CTĐT định hướng nghiên cứu và 05 CTĐT định hướng ứng dụng, bao gồm: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Luật kinh tế (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Luật quốc tế; Luật hiến pháp và luật hành chính (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Pháp luật về quyền con người; Luật biển và quản lí biển; Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.
c. Bậc Tiến sĩ
Khoa có 6 CTĐT bậc Tiến sĩ, bao gồm: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật hiến pháp và luật hành chính; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế.
9. Khoa Y Dược
Giới thiệu chung
- Tên Khoa: Khoa Y Dược
- Địa chỉ: Nhà Y1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024.3745.0188
- Fax: 024.3745.0146

- Website: http://smp.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2010

Thông tin về ngành đào tạo
Khoa Y Dược có 05 CTĐT bậc Đại học, trong đó có:
- 04 CTĐT chuẩn: Y đa khoa; Dược học; Kĩ thuật hình ảnh y học; Kĩ thuật xét nghiệm y học.
- 01 CTĐT CLC theo TT23: Răng hàm mặt

10. Khoa Quản trị Kinh doanh
Giới thiệu chung
- Tên Khoa: Khoa Quản trị Kinh doanh
- Địa chỉ: Nhà B1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024.37548456
- Fax: 024.37548455

- Website: https://hsb.edu.vn
- Năm thành lập: 1995
Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Khoa Quản trị và Kinh doanh có 01 CTĐT bậc Đại học: Quản trị doanh nghiệp và công nghệ.
b. Bậc Thạc sĩ
Khoa có 02 CTĐT bậc Thạc sĩ, bao gồm: Quản trị kinh doanh; Quản trị an ninh phi truyền thống
c. Bậc Tiến sĩ
Khoa có 01 CTĐT bậc Tiến sĩ: Quản trị và phát triển bền vững
11. Khoa Quốc tế
Giới thiệu chung
- Tên Khoa: Khoa Quốc tế
- Địa chỉ:
+ Cơ sở 1: Nhà G7-G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Cơ sở 2: Nhà C, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
+ Cơ sở 3: Phố Kiều Mai, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 024. 3557 5992

- Website: http://www.is.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2002

Thông tin về ngành đào tạo
a. Bậc Đại học
Khoa Quốc tế có 05 CTĐT bậc Đại học, trong đó có:
- 01 CTĐT chuẩn: Tin học và kỹ thuật máy tính
- 01 CTĐT chất lượng cao: Phân tích dữ liệu kinh doanh
- 03 CTĐT CLC theo đặc thù của đơn vị đào tạo: Kinh tế quốc tế; Hệ thống thông tin quản lý; Kế toán, phân tích và kiểm toán
b. Bậc Thạc sĩ
Khoa Quốc tế có 01 CTĐT bậc Thạc sĩ: Quản trị tài chính.
12. Khoa Các khoa học liên ngành
Giới thiệu chung
- Tên Khoa: Các khoa học liên ngành
- Địa chỉ: Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0243. 754 7615

- Website: http://sis.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 1995

Thông tin về ngành đào tạo
Khoa Các khoa học liên ngành có 04 CTĐT bậc Thạc sĩ, trong đó có 02 CTĐT định hướng nghiên cứu và 02 CTĐT định hướng ứng dụng, bao gồm: Biến đổi khí hậu (định hướng nghiên cứu và ứng dụng); Khoa học bền vững (định hướng nghiên cứu); Quản lí phát triển đô thị (định hướng ứng dụng).
13. Viện Tài nguyên và Môi trường
Giới thiệu chung
- Tên Viện: Viện Tài nguyên và Môi trường
- Địa chỉ: 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 024.38253506
- Fax: 024.38262932

- Website: http://cres.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 1985

Thông tin về ngành đào tạo
Viện Tài nguyên và Môi trường có 01 CTĐT bậc Tiến sĩ: Môi trường và phát triển bền vững.
14. Viện Trần Nhân Tông
Giới thiệu chung
- Tên Viện: Viện Trần Nhân Tông
- Địa chỉ: C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024. 3767 5840
- Fax: 024. 3767 5841

- Website: tnti@vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2016

Thông tin về ngành đào tạo
Viện Trần Nhân Tông có 01 CTĐT bậc Tiến sĩ: Phật học.
15. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Giới thiệu chung
- Tên Viện: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
- Địa chỉ: Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 024. 35589073
- Fax: 024. 35572024

- Website: http://ivides.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2004

Thông tin về ngành đào tạo
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển có 01 CTĐT bậc Tiến sĩ: Việt Nam học.
16. Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học
Giới thiệu chung
- Tên Viện: Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học
- Địa chỉ: Nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024. 37547407
- Fax: 024. 37547407

- Website: http://imbt.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2007

Thông tin về ngành đào tạo
Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học có 01 CTĐT bậc Tiến sĩ: Công nghệ sinh học.
17. Viện Quốc tế Pháp ngữ
Giới thiệu chung
- Tên Viện: Viện Quốc tế Pháp ngữ
- Địa chỉ: Nhà C3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024. 37450173
- Fax: 024. 37957937

- Website: http://www.ifi.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2010

Thông tin về ngành đào tạo
Viện Quốc tế Pháp ngữ có 02 CTĐT bậc Thạc sĩ, bao gồm: Hệ thống thông minh và đa phương tiện; Truyền dữ liệu và mạng máy tính.
18. Viện Công nghệ thông tin
Giới thiệu chung
- Tên Viện: Viện Công nghệ thông tin
- Địa chỉ: Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024. 37547347

- Website: http://iti.vnu.edu.vn
- Năm thành lập: 2001

​​​​​​​Thông tin về ngành đào tạo
Viện Công nghệ Thông tin có 01 CTĐT bậc Tiến sĩ: Quản lý hệ thống thông tin.
1. Thông tin các Ký túc xá của ĐHQGHN
Hệ thống ký túc xá của ĐHQGHN đã cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao đời sống và hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên; Tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho học sinh, sinh viên.
Hiện nay, ĐHQGHN có 03 ký túc xá sinh viên bao gồm: KTX Ngoại ngữ, KTX Mễ Trì và KTX Mỹ Đình.
KTX Ngoại ngữ nằm trong khuôn viên của Trường ĐH Ngoại ngữ, gồm 3 tòa nhà 5 tầng với 236 phòng ở. Khoảng 2.100 học sinh, sinh viên nội trú của các đơn vị: Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Khoa Luật…
KTX Mễ Trì tọa lạc tại 182 Lương Thế Vinh, quân Thanh Xuân, Hà Nội. KTX Mễ Trì có 2 tòa nhà 5 tầng và 2 tòa nhà 4 tầng với 200 phòng dành cho 2.000 học sinh, sinh viên.
Khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình II nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II, gồm 5 nguyên đơn, thuộc 3 khối nhà 21 tầng, bao gồm: 1 tầng hầm, 1 tầng dịch vụ và gần 1.300 phòng tương ứng với 7.368 chỗ ở cho sinh viên. Trong đó, ĐHQGHN được giao quản lý và vận hành Đơn nguyên 1 và Đơn nguyên 2 nằm ngay trên đường Hàm Nghi, phường Mai Dịch, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Các KTX của ĐHQGHN đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt và học tập của học sinh – sinh viên. Ngoài việc phân chia thành khu vực nam nữ riêng biệt, các KTX còn có chỗ ở cho học sinh khối THPT chuyên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và một phần dành cho sinh viên quốc tế.
2. Đổi mới công tác hỗ trợ sinh viên phù hợp với quản trị đại học hiện đại
Những năm qua, ĐHQGHN tiếp tục thí điểm triển khai hiệu quả các nội dung như: Hoàn thiện, bổ sung nâng cao phần mềm hỗ trợ triển khai mô hình “một cửa” trong giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên tại Trường ĐH Công nghệ; Vận hành, hoàn thiện phần mềm hỗ trợ triển khai công tác quản lý, tiếp nhận hồ sơ, xét cấp học bổng ngoài ngân sách cấp ĐHQGHN; Tổ chức thành công chuyến khảo sát thực tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ triển khai công tác sinh viên ĐHQGHN tại Singapore…
Năm 2018, ĐHQGHN đã triển khai mô hình thẻ sinh viên đa năng dùng chung cho sinh viên bậc đại học tại các đơn vị đào tạo, thống nhất cơ sở dữ liệu chi tiết về sinh viên trong ĐHQGHN. Thẻ tích hợp các chức năng đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đào tạo, hỗ trợ dịch vụ, phục vụ các hoạt động của sinh viên: sử dụng cơ sở vật chất dùng chung (ký túc xá, phòng thí nghiệm, thư viện…) và thực hiện các giao dịch tài chính.
3. Danh sách các đối tác đã tuyển dụng sinh viên ĐHQGHN vào làm việc  (Danh sách quản lý cấp ĐHQGHN)
STT Tên đối tác (cơ quan, doanh nghiệp...) Địa chỉ, SĐT Tuyển dụng SV của ngành, chuyên ngành Ghi chú
1 Tập đoàn Toshiba, Nhật Bản






 
Văn phòng TOSHIBA ASIA PACIFIC Hà Nội, Phòng 802, Tòa HCO Building, 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm,Hà Nội,
Tel: (84-4) 3936 4463 Ext 16
Fax: (84-4) 3936 4464,
Hoàng Thị Phương Thanh
Mobile: (84) 904 02 95 96,
thanh_hoang_thi_phuong@tasia.toshiba.co.jp
- Các nhóm ngành công nghệ của Trường ĐH Công nghệ;
- Các nhóm ngành của Trường ĐH Ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Nhật.
 
2 Công ty Lotte Coralis Việt Nam












 
1. Ms. Dương Ngọc An,Phòng Nhân sự, Tầng 2, Lotte Department Store,Tòa nhà Lotte Center Hanoi,54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, anduongngoc@gmail.com, 04-3333-2717,M: 0961144660
2. Ms. Bùi Thanh Huyền (ĐT: 0987 936 368), huyenbui@lotte.vn
 
 Phòng Hành chính Nhân sự,
 
Công ty TNHH Lotte Coralis Việt Nam
 
Tầng 13, Tòa nhà Lotte Center Hanoi
 
 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
 
- Các nhóm ngành kinh tế của Trường ĐH Kinh tế;
- Các nhóm ngành của Trường ĐH Ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc.
 
3 Ngân hàng Tokyo Mitsubishi










 
Mrs. Trịnh Minh Nguyệt
Trưởng phòng Nhân sự
Ngân hàng TOKYO-MITSUBISHI UFJ PACIFIC PLACE,
83B Lý Thường Kiệt, Tầng 6 Hoàn Kiếm Hà Nội
Tel: 04 39460600, FAX: 04 39448504,
Mobile: 0904 246 689, email:trinh_minh_nguyet@vn.mufg.jp,
CV: pham_thi_chi@vn.mufg.jp
- Các nhóm ngành kinh tế của Trường ĐH Kinh tế;
- Các nhóm ngành ngoại ngữ của Trường ĐH Ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật Bản, tiếng Trung Quốc.
 
4 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam


 
Chị Hồ Ly Giang,
Ban Đào tạo và Phát triển Nhân lực
gianghl@pvn.vn, gianghl@pvn.vn,
Tập đoàn Dầu khí Việt nam
Số 18 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội,
Tel: 04.38252526 - 6025; 0913533081
- Các nhóm ngành kinh tế của Trường ĐH Kinh tế;
- Các nhóm ngành công nghệ của Trường ĐH Công nghệ;
- Ngành Môi trường, Hải dương học của Trường ĐHKHTN.
 
5 Tập đoàn Vingroup




 
Mrs. Phạm Thị Thủy Triều
Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Tài năng Việt Nam – VinTALENT,
Tầng 5, Tòa Tower 2, KĐT Times City, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội,
ĐT : (+84 4) 3 975 6699  Ext. 5788,DĐ : 0904377867,
v.trieuptt@vingroup.net, www.vingroup.net
- Các nhóm ngành kinh tế của Trường ĐH Kinh tế.  
4. Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm
Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm được Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và các đơn vị thành viên của ĐHQGHN tổ chức hàng năm bao gồm nhiều chương trình, tọa đàm. Các ngày hội này dự báo chung về nhân lực và hành trang cần chuẩn bị, tư vấn, định hướng cho học sinh, sinh viên nắm bắt thời cơ, đón nhận thách thức và lựa chọn chính xác giải đáp những băn khoăn, thắc mắc cho học sinh, sinh viên; tăng cường kỹ năng làm việc, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa… Ngày hội thu hút hàng ngàn sinh viên đến từ ĐHQGHN và các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội tới sự kiện để tìm kiếm cơ hội việc làm.
5. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
ĐHQGHN phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp, gắn kết nhà khoa học, các phòng thí nghiệm, các đơn vị với các đối tác, cựu sinh viên, các quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, ĐHQGHN sẽ đưa môn học kỹ năng khởi nghiệp vào chương trình đào tạo chính quy.
ĐHQGHN đã tổ chức nhiều tọa đàm nhằm tuyên truyền đến các bạn sinh viên về kiến thức khởi nghiệp và kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, thúc đẩy tinh thần và đam mê khởi nghiệp cho các bạn sinh viên mà đặc biệt nhấn mạnh cho các bạn sinh viên giá trị cốt lõi của khởi nghiệp chính là nền tảng giá trị về tri thức, kỹ năng, thể chất, tư duy và tinh thần của chính các bạn sinh viên. ĐHQGHN cũng đã tổ chức chương trình trình bày dự án khởi nghiệp của một số dự án khởi nghiệp xuất sắc để gọi vốn từ nhà đầu tư.
Ngoài ra, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên, các phòng Công tác học sinh – sinh viên, phòng Đào tạo tại các trường đại học thành viên của ĐHQGHN đã tổ chức tọa đàm nhằm trao đổi và thống nhất cùng nhau tạo nên các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong toàn ĐHQGHN.
ĐHQGHN đã tổ chức chương trình thảo luận và thống nhất về công tác hoạt động khởi nghiệp trong toàn ĐHQGHN, nhằm thúc đẩy hoạt động này một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/19-03-2024_6654025970ac01d1ca0b956c25a38398.log): failed to open stream: Permission denied
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)