Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
SINCE 1976
Điểm đánh giá: 10 sao trong 2 đánh giá
Click để đánh giá trường
1. Sứ mệnh
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học chuẩn mực và là Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Khoa học- Công nghệ về các lĩnh vực Văn hóa- Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trường Đại học đạt chuẩn quốc gia và khu vực về đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực Văn hóa- Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch
3. Giá trị cốt lõi
Tôn trọng, trách nhiệm và thân thiện với người học
4. Mục tiêu chiến lược
Cung cấp nguồn nhân lực Văn hóa- Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
5. Mô tả Liên kết khu vực
Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai từ những năm 2000 và ngày càng được xúc tiến mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, kể từ khi Nhà trường được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động hợp tác quốc tế trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển rõ nét cả về số lượng và chất lượng.
Với đoàn vào, Nhà trường đã tiếp đón hơn 50 đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc tại trường trong đó có các trường Đại, các Viện nghiên cứu các nước Anh, Pháp, Bỉ, Canada, Ba Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào,... cùng các tổ chức quốc tế như LATTITUTES, Quỹ APEFE, Quỹ Ford; AUF - Pháp, Lãnh sự quán các nước Hàn Quốc, Nga, Nhật, Lào.... Ngoài ra, được sự tin tưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhà trường được giao nhiệm vụ tiếp đón hai Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Campuchia vào 2015. Đặc biệt vào năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch nước CHDCND Lào sang thăm và trao Huân chương hữu nghị cho tập thể Trường Đại học Văn hóa Tp.HCM và cá nhân là PGS.TS. Trần Văn Ánh. Lễ trao tặng Huân chương hữu nghị có sự tham dự của ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
Với đoàn ra, Nhà trường cũng đã chủ động mở rộng hoạt động hợp tác, giao lưu với các trường, các viện nghiên cứu nước ngoài. Tính đến nay, trường đã có 26 đoàn với hơn 77 cán bộ giảng viên sang học tập kinh nghiệm và làm việc với các trường đại học tại các nước Bỉ, Anh, Ba Lan, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, CHDCND Lào... để thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo, giao lưu văn hóa, trao đổi giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên và tham dự các hội thảo khoa học quốc tế.
Về học tập nâng cao trình độ của giảng viên, nhiều công chức, viên chức chủ động ra nước ngoài học tập nâng cao trình độ: Nhà trường có 05 giảng viên hoàn thành đào tạo trình độ tiến sĩ, 01 giảng viên hoàn thành khóa đào tạo thạc sĩ
tại Nga và Trung Quốc đã trở về phục vụ công tác giảng dạy và quản lý. Hiện nay, ngày càng nhiều giảng viên, chuyên viên đã tham dự các khóa học ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ các ngành Bảo tàng, di sản văn hóa phi vật thể, truyền thông đa phương tiện, làm phim Nhân học tại các nước Anh, Bỉ, Thái Lan, Indonesia, Philippines.
Hợp tác đào tạo, Nhà trường đã đào tạo 31 sinh viên Trung Quốc, 01 sinh viên Đức sang học tiếng Việt nâng cao và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, đã và đang đào tạo 37 du học sinh Lào trình độ đại học hệ chính quy. Từ năm 2013 đến nay, 65 sinh viên của Nhà trường đã tham gia hội trại quốc tế giao lưu văn hóa (the International Young Blood Camp ) tổ chức tại Thái Lan. Sinh viên được giao lưu với sinh viên các nước Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan,...Đồng thời, Nhà trường đã cử 06 sinh viên ngành Du lịch, Văn hóa học, Quản lý văn hóa sang học tập 10 tháng tại Trường Đại học Hannam- Hàn Quốc, trong đó 04 sinh viên được trường bạn cấp học bổng toàn phần và 02 sinh viên được miễn học phí. Đối với giảng viên, định kỳ hàng năm Nhà trường mời từ 02 đến 03 giảng viên người Anh, Thái Lan, Mỹ sang giảng dạy cho sinh viên và giảng viên của Nhà trường. Điều này giúp sinh viên, giảng viên tiếp cận phương pháp và kiến thức mới từ các nước. Đồng thời, Nhà trường đã cử 03 giảng viên sang học tập và giảng dạy tại Trường Đại học Zeilona Gora- Ba Lan trong đó có 01 Phó Giáo sư- Tiến sĩ sang nói chuyện chuyên đề với sinh viên năm 2017 theo học bổng Eramus Plus, 02 giảng viên sang học tập 10 tháng và kinh phí do trường bạn cấp. 02 sinh viên của Nhà trường được học tập 1 học kỳ tại Trường Đại học Zeilona Gora, Ba Lan theo học bổng của Eramus Plus.
Phối hợp tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại trường, đến nay Nhà trường đã tổ chức hội thảo quốc tế với các chủ đề “Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê kông” với Trường Đại học Silpakorn-Thái Lan; “Văn hóa du lịch trong thế giới hội nhập” với sự tham gia của các nước Nga, Pháp, Anh; “Hội nhập quốc tế về bảo tồn: Cơ hội và thách thức cho các giá trị di sản văn hóa” với sự tham gia tổ chức ICCROM và các chuyên gia bảo quản ở Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc và 20 quốc gia khu vực Đông Nam Á...
6. Các thành tích mà Nhà trường đạt được
Ngày 03-01-1976, theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin miền Nam, Trường Nghiệp vụ Văn hóa- Thông tin được thành lập; Ngày 30-8-1976, theo Quyết định số 110/VH-QĐ, Nhà trường có tên gọi là Trường Lý luận nghiệp vụ II; Ngày 19-9-1981, theo Quyết định số 121/VH-QĐ, Nhà trường được đổi tên thành Trường Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Ngày 26-4-1995, theo Quyết định số 1787/VH- QĐ, Nhà trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Ngày 10-7-1998, theo Quyết định số 124/QĐ-TTg, Nhà trường được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận Trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Ngày 23-6-2005, theo Quyết định số 154/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nhà trường được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
Chức năng, nhiệm vụ chính của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực hoạt
động trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Thông tin, Du lịch với các ngành: Thông tin Thư viện, Bảo tàng học, Việt Nam học, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Đến nay, Trường đã đào tạo trên 40.000 người từ trình độ trung cấp đến trình độ thạc sĩ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với thành quả đó, Nhà trường đã được tặng các Huân chương độc lập, Huân chương lao động, Huân chương hữu nghị và nhiều danh hiệu cao quý khác cả trong và ngoài nước, từ cấp Trung ương đến địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Nhà trường đề ra chủ trương và chương trình hành động đổi mới giáo dục và đào tạo: “Người học là trung tâm- người thày là nòng cốt- công nghệ là then chốt- chất lượng là thước đo sự nghiệp trồng người”.
Thứ nhất là: Lấy người học làm trung tâm- coi trọng phát triển năng lực của người học.
Đổi mới phương thức tuyển sinh có trọng tâm, trọng điểm và duy trì chất lượng nguồn tuyển, tập trung tuyển sinh các ngành có nhu cầu học tập và người học sau khi tốt nghiệp có tỷ lệ việc làm cao như Du lịch, Quản lý văn hóa; ổn định về quy mô người học và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, duy trì quy mô đào tạo hàng năm khoảng 4.000 người học hệ chính quy và không chính quy, đồng thời phát triển loại hình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn với số lượng học viên đăng ký tham gia học tập năm sau cao hơn năm trước; thực hiện “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Xây dựng cơ quan văn hóa”, “Nâng cao chất lượng giáo dục”, “Quy chế dân chủ trong hoạt động của Nhà trường”,...trong đó quan điểm “người học là trung tâm”, “lấy dân làm gốc” là cốt lõi; để tăng cường vai trò phản biện xã hội, theo kế hoạch công tác định kỳ, Nhà trường tổ chức họp giao ban với đại diện sinh viên; khảo sát ý kiến người học về hoạt động tuyển sinh, đào tạo và tình hình việc làm của người học sau tốt nghiệp nhằm tiếp nhận thông tin và kịp thời có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; thực hiện nhiều chương trình liên kết quốc tế trong giáo dục và đào tạo mà người học được thụ hưởng lợi ích: đào tạo sinh viên Lào trình độ đại học; đào tạo tiếng Việt nâng cao cho sinh viên Trung Quốc; Tiếp nhận sinh viên Đức đến trường thực tập; mời giảng viên đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Australia giảng dạy chuyên đề. Ngoài ra, còn có nhiều đoàn sinh viên từ các quốc gia Nam Phi, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Thái Lan đến Trường giao lưu văn hóa nghệ thuật và học thuật; Nhà trường cử sinh viên tham gia hội trại sinh viên các nước châu Á do Trường Đại học Silpakorn,Thái Lan tổ chức hàng năm; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các hoạt động giao lưu với các đơn vị trong và ngoài Nhà trường, như: “Hướng dẫn viên du lịch giỏi”; “Sách và tôi”, “Hành trang khởi nghiệp”, “Hành trình Di sản”, “Tôi người dẫn chương trình”, “Liên hoan tiếng hát dưới mái trường”, “Chúng tôi là sinh viên Thư viện”, “Chủ nhật xanh”, “Xuân tình nguyện”,
“Mùa hè xanh”, “Hiến máu nhân đạo”...; xây dựng và hoàn thiện trang thiết bị hai khu ký túc xá sinh viên tại 2 cơ sở đào tạo theo hướng “ký túc xá văn hóa, đáng sống, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.
Thứ hai là: Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Nhà trường đã tổ chức triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung và kiện toàn bộ máy lãnh đạo và quản lý: quy hoạch Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng, trưởng, phó các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016-2021 và giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tổ chức xây dựng và thực hiện đề án vị trí việc làm trong toàn Trường. Hàng năm, tổ chức rà soát, sắp xếp đội ngũ nhà giáo theo từng vị trí việc làm, đảm bảo vị trí việc làm phù hợp với sở trường, chuyên môn được đào tạo; giảm tỷ lệ đội ngũ nhân viên làm hành chính, tăng tỷ lệ giảng viên trong tổng số công chức, viên chức và người lao động. Tạo điều kiện để viên chức hành chính có đủ các điều kiện, tố chất tham gia công tác giảng dạy hoặc trở thành giảng viên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ nhà giáo được Nhà trường thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo phấn đấu đạt được học hàm, học vị, chức danh nghề nghiệp phù hợp với chuẩn quốc gia. Với mục tiêu hướng đến, Nhà trường cử đội ngũ nhà giáo học tập ở nước ngoài: Đại học Văn hóa nghệ thuật quốc gia Moskva (Liên bang Nga), Đại học tổng hợp Zielona Gora (Ba Lan) theo chương trình học bổng Eramus plus, Đại học Hannam theo học bổng của chính phủ Hàn Quốc, Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), tại Đài Loan theo học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đài Loan. Đội ngũ nhà giáo được tổ chức đào tạo tiếng Anh, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp. Ngoài ra, Nhà trường còn cử giảng viên giảng dạy chuyên đề tại Trường Đại học Zielona (Ba Lan), cử giảng viên tham gia hội trại các nước châu Á (tại Thái Lan).
Nhà trường thường xuyên dành ngân sách và huy động vốn xã hội để hỗ trợ nhà giáo tổ chức thực hiện các đề tài, đề án, giáo trình, hội thảo và tọa đàm khoa học. Kết quả tính đến năm 2018, Nhà trường đã hoàn thành 13 đề tài cấp Bộ, 4 đề tài cấp tỉnh, 21 đề tài cấp Trường, 21 giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo; tổ chức thành công 3 hội thảo quốc tế, 2 hội thảo quốc gia, 4 hội thảo cấp Bộ, 20 hội thảo và tọa đàm khoa học cấp Trường.
Thứ ba là: Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Từ năm 2014, Nhà trường đã tiến hành xây dựng, đổi mới nội dung 3 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 15 chương trình đào tạo trình độ đại học, 5 chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo hệ thống tín chỉ. Từ năm 2017, Nhà trường mạnh dạn và quyết tâm xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học tất cả các ngành, chuyên ngành theo định hướng ứng dụng. Theo đó, giảm tỷ trọng khối lượng kiến thức lý thuyết, tăng tỷ trọng khối lượng kiến thức và kỹ năng ứng dụng- thực hành; giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn. Nhà trường ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp để phối hợp, tận dụng nguồn lực lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm giúp
quá trình đào tạo gắn với thị trường lao động và nhu cầu của xã hội. Các nhà tuyển dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo: xây dựng chương trình đào tạo; phản biện chương trình đào tạo; giảng dạy; đánh giá kết quả làm việc của sinh viên và cựu sinh viên của Nhà trường.
Đề cao yếu tố chất lượng ứng dụng và thực hành nghề nghiệp trong đào tạo, Nhà trường và nhà tuyển dụng phối hợp xây dựng môi trường tham quan thực tế, kiến tập và thực tập tích cực cho người học. Mô hình “Nhà trường đào tạo - xã hội đánh giá” được định hình và phát triển, với nhiều học phần được tổ chức đánh giá kết quả thi bên ngoài Nhà trường như: Tổ chức sự kiện; Phương pháp điền dã Dân tộc học; Văn hóa ẩm thực; các học phần về quản trị, tổ chức điều hành, hướng dẫn tour thực tế ở miền Tây, miền Trung và Tây Nguyên, xuyên Việt...
Thứ tư là: Đổi mới cơ sở vật chất và công nghệ quản lý giáo dục. Nhà trường từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: diện tích đất 37.261m2; diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học 43.557m2; 2 ký túc xá sinh viên với sức chứa 2.500 chỗ ở; Hệ thống các phòng thực hành được trang bị đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng như Hội trường biễu diễn nghệ thuật, Phòng thực hành nghệ thuật, Phòng thực hành Bảo tàng, Phòng thực hành Thư viện, Phòng thực hành máy tính, Phòng Hội thảo; Hệ thống hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ (02 phòng), phòng học từ 100 - 200 chỗ (10 phòng), phòng học từ 50- 100 chỗ (56 phòng), phòng học dưới 50 chỗ (08 phòng), phòng học đa phương tiện (02 phòng). Đa số các phòng học đều được trang bị máy lạnh, góp phần tạo nên môi trường giảng dạy và học tập thoải mái và thân thiện.
Sau quá trình nghiên cứu cẩn trọng, Nhà trường đã quyết định đầu tư và vận hành phần mềm tin học ASC nhằm ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng quản trị đại học toàn diện và tiên tiến, đồng thời tiến hành triển khai thực hiện ISO 9001:2015 và chuẩn bị kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
I. KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT
1. Giới thiệu chung về Khoa
Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật được thành lập năm 1977. Tên ban đầu là Khoa Văn hóa quần chúng, sau đó đổi tên thành Khoa Quản lý văn hóa; Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật và hiện nay là Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật. Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật đã khẳng định là địa chỉ uy tín hàng đầu ở phía Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cán bộ quản lý hoạt động văn hóa; chuyên gia biên tập, tổ chức và sản xuất các chương trình sự kiện; nghệ sĩ sáng tác, dàn dựng và biểu diễn các chương trình văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp và phong trào văn hóa, văn nghệ đại chúng.
Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật có đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có trình độ chuyên môn cao và kinh nhiệm thực tiễn hoạt động văn hóa nghệ thuật. Hiện nay, giảng viên cơ hữu của khoa có 17 người trong đó có 16 giảng viên và 01 chuyên viên, gồm 2 tiến sỹ (1 PGS), 13 thạc sỹ (4 NCS).
Ngành đào tạo chính của khoa là ngành Quản lý văn hóa với các chuyên ngành (Quản lý hoạt động văn hóa xã hội, Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, Biểu diễn âm nhạc, Đạo diễn sự kiện...) được xây dựng mới hoặc điều chỉnh theo định hướng ứng dụng vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp vừa phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Mục tiêu đào tạo của khoa là đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ đại học ngành Quản lý văn hóa có kiến thức lý luận và thực tế; có năng lực nghề nghiệp chuyên môn; có phương pháp và kỹ năng quản lý hoạt động Văn hóa Xã hội, Tổ chức hoạt động Văn hóa Nghệ thuật và biểu diễn âm nhạc, đồng thời có khả năng nghiên cứu, tư vấn và hướng dẫn các hoạt động văn hóa-xã hội-nghệ thuật tại các thiết chế văn hóa và các tổ chức khác.
Trong quá trình đào tạo, khoa luôn chủ động liên kết và hợp tác với các đơn vị văn hóa nghệ thuật như: Đài tiếng nói nhân dân, Đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần truyền thông Minh SG, Công ty TNHH Sự kiện truyền thông Dáng Việt, Công ty Tổ chức biểu diễn Phiêu Linh...để tổ chức các đợt thực tế, thực tập cho sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên khi tốt nghiệp nắm vững lý thuyết, thành thạo kỹ năng và hình thành thái độ làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra giảng viên và sinh viên trong khoa còn tích cực tham gia các hoạt động liên kết đào tạo với một số nước trong khu vực như: sinh viên đi thực tế, giao lưu, học tập tại Thái Lan, Hàn Quốc; giảng viên đi học tập nâng cao trình độ tại Ba Lan.
Từ năm 2018, khoa đã kêu gọi gây quỹ từ các mạnh thường quân là các đơn vị thường xuyên hợp tác với khoa, các cựu sinh viên... đóng góp và trao tặng “Học bổng khởi nghiệp” cho sinh viên tốt nghiệp. Đây là một nỗ lực lớn của tập thể lãnh đạo, giảng viên khoa nhằm khích lệ tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên.
2. Thông tin về Ngành Quản lý văn hóa
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Đào tạo trình độ đại học ngành Quản lý văn hóa (chuyên
ngành 1- Quản lý hoạt động Văn hóa Xã hội, chuyên ngành 2- Tổ chức hoạt động Văn hóa Nghệ thuật, chuyên ngành 3- Biểu diễn âm nhạc) có kiến thức lý luận và thực tế; có năng lực nghề nghiệp chuyên môn; có phương pháp và kỹ năng quản lý hoạt động Văn hóa Xã hội, Tổ chức hoạt động Văn hóa Nghệ thuật và biểu diễn âm nhạc, đồng thời có khả năng nghiên cứu, tư vấn và hướng dẫn các hoạt động văn hóa-xã hội-nghệ thuật tại các thiết chế văn hóa và các tổ chức khác.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn,văn hóa, nghệ thuật và quản lý văn hóa, xã hội, nghệ thuật, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn.
+ Có kỹ năng quản lý, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn âm nhạc; kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phát hiện và tư vấn giải quyết các vấn đề về hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong thực tiễn.
+ Thái độ: Có ý thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội; có ý thức bảo vệ, xây dựng và phát triển nền văn hóa quốc gia; chủ động, kiên trì, độc lập, sáng tạo; có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
+ Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
  ✓ Cán bộ quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật làm việc tại các thiết chế văn hóa thuộc khu vực nhà nước.
Chuyên gia biên tập, tổ chức và sản xuất các chương trình sự kiện tại các đơn vị, công ty truyền thông, quảng cáo, sự kiện, giải trí.
Nghệ sĩ sáng tác, dàn dựng và biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp và phong trào văn hóa, văn nghệ đại chúng.
+ Trình độ Ngoại ngữ: năng lực Tiếng Anh trình độ 3/6 (Theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
+ Trình độ Tin học: chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016).
+ Giáo dục thể chất. + Giáo dục Quốc phòng- An ninh (nộp chứng chỉ).
2.2 Chuẩn đầu ra
2.2.1 Kiến thức
a) Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực được đào tạo để nhận diện các vấn đề về văn hóa; kiến thức an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ tổ quốc;
b) Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn: chính sách pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ sở văn hóa Việt Nam, lịch sử văn minh thế giới, Mỹ học, Tâm lý học, Xã hội học, tiếng Việt thực hành, lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam làm nền tảng để nghiên cứu liên ngành;
c) Áp dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận văn hóa, khoa học quản lý, đại cương Nghệ thuật học, phương pháp nghiên cứu khoa học Văn hóa, Kinh tế học văn
hóa, giáo dục nghệ thuật, Tâm lý học quản lý, văn hóa dân gian Việt Nam, tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam, điền dã Văn hóa học, phương pháp định lượng, phương pháp định tính và thuyết trình làm nền tảng để giải quyết vấn đề phát sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế;
d) Áp dụng được các kiến thức có tính hệ thống, khoa học về quản lý văn hóa: chính sách văn hóa, xã hội, quản lý nhà nước về văn hóa, phát triển đời sống văn hóa cộng đồng và một số kiến thức tự chọn như giao tiếp và ứng xử, làm việc nhóm, giải quyết xung đột và tổ chức sự kiện để thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa; những kiến thức chuyên sâu về phương pháp quản lý hoạt động văn hóa xã hội; tổ chức hoạt động Văn hóa Nghệ thuật; biểu diễn âm nhạc để có thể làm việc trong môi trường hiện đại, đa văn hóa.
e) Áp dụng được kiến thức về công nghệ thông tin và tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu trong công việc quản lý văn hóa;
2.2.2 Kỹ năng
f) Có khả năng thiết kế công cụ thu thập thông tin trong nghiên cứu văn hóa theo phương pháp định lượng và phương pháp định tính; có khả năng thuyết trình, giao tiếp và ứng xử, làm việc nhóm, giải quyết xung đột và tổ chức sự kiện.
g) Có khả năng vận dụng các kỹ năng về nhập môn quản lý di sản, quản lý các hoạt động văn hóa quần chúng, quản lý hoạt động tuyên truyền- quảng cáo, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, công tác xã hội, xây dựng và quản lý dự án văn hóa nghệ thuật, hoạt động câu lạc bộ, kỹ năng biên tập kịch bản, dàn dựng chương trình tuyên truyền cổ động, biên tập tin và đọc phát thanh, trang trí cổ động trực quan, thanh nhạc, kỹ thuật biểu diễn, múa để thực hiện công tác quản lý hoạt động văn hóa xã hội;
h) Có khả năng vận dụng các kỹ năng về múa, thanh nhạc, kỹ thuật biểu diễn, thiết kế mỹ thuật chương trình Văn hóa Nghệ thuật, truyền thông marketing chương trình Văn hóa Nghệ thuật, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, biên tập và dàn dựng chương trình Văn hóa Nghệ thuật, đồ họa vi tính, chụp ảnh và quay phim, biên tập và dựng clip, trang điểm, dẫn chương trình, phát triển khán giả để thực hiện công tác tổ chức hoạt động Văn hóa Nghệ thuật;
i) Có khả năng vận dụng các kỹ năng về nhạc lý, ký xướng âm, thanh nhạc, phân tích ca khúc, biên tập và dàn dựng chương trình âm nhạc, hình thể và phong cách sân khấu, sáng tác ca khúc, organ, múa, khiêu vũ, trang điểm, đờn ca tài tử để biểu diễn âm nhạc;
j) Có khả năng khảo sát, tìm hiểu, phân tích, đánh giá và thực hiện được một số hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa- xã hội-nghệ thuật và biểu diễn âm nhạc; kỹ năng thực hành nghiệp vụ chuyên sâu, viết báo cáo và trình bày (thuyết trình bảo vệ) kết quả thực tập tốt nghiệp, viết khóa luận tốt nghiệp. Vận dụng kỹ năng về quản trị doanh nghiệp Văn hóa Nghệ thuật, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý văn hóa nghệ thuật, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và khởi nghiệp góp phần giải quyết vấn đề về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam; có thể tiếp tục học ở bậc học cao hơn tại các trường đại học trong và ngoài nước;
k) Có thể sử dụng tiếng Anh để diễn đạt, xử lý tình huống, viết báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến trong công việc chuyên môn; sử dụng kỹ năng về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu trong công việc quản lý văn hóa; kỹ năng rèn luyện thể chất, kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
2.2.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm
l) Làm việc độc lập, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
m) Có trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm chuyên môn; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
n) Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần học tập suốt đời;
o) Cam kết bảo vệ, xây dựng và phát triển văn hóa địa phương với tầm nhìn toàn cầu;
p) Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về văn hóa. 2.3 Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số 130 TC, không kể kiến thức Giáo dục Quốc phòng- An ninh 8 tín chỉ. - Khối Kiến thức Giáo dục Đại cương 40 tín chỉ, trong đó:
+ Lý luận Chính trị: 10 tín chỉ; + Khoa học Xã hội và Nhân văn: 13 tín chỉ; + Tiếng Anh: 8 tín chỉ; + Công nghệ thông tin cơ bản: 4 tín chỉ; + Giáo dục thể chất: 5 tín chỉ; - Khối Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp 90 tín chỉ, trong đó:
+ Kiến thức Cơ sở khối ngành: 20 tín chỉ; + Kiến thức ngành (có chuyên ngành): 20 tín chỉ; + Kiến thức chuyên ngành: 50 tín chỉ.
3. Thông tin liên lạc:

- Email: qlvhnt@hcmuc.edu.vn
Website: http://quanlyvanhoa.hcmuc.edu.vn/
 
1. Thông tin các doanh nghiệp, đơn vị đã ký kết với khoa về việc tiếp nhận, sử dụng sinh viên trước, trong và sau khi tốt nghiệp
1.1. Ban Dân tộc TP.Hồ Chí Minh: hỗ trợ phối hợp cho sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số tổ chức dạy tiếng Khmer tại huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh trong dịp hè năm 2019.
1.2. Phòng Dân tộc thị xã Long Khánh: phối hợp tổ chức cho sinh viên thực tập giữa khóa năm 2019.
1.3. Tuệ Thành Hội Quán Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ quỹ học bổng
2. Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
Khoa tổ chức du khảo đầu khóa học vào tháng 10/2018 quan sát tham dự lễ hội Kate tại tỉnh Ninh Thuận để nắm bắt hơn về ngành học Xây dựng mạng lưới cựu sinh viên để hỗ trợ sinh viên tìm hiểu về cơ hội việc làm sau khi ra trường.  
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/27-12-2024_1b0a1054da3c334bf1c7a061c613985e.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)