Đại học Hải Phòng
SINCE 1959
Điểm đánh giá: 12 sao trong 3 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường ĐHHP là cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng yêu cầu của thị trường lao động; là trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước.
2. Tầm nhìn
Đến năm 2030 Trường ĐHHP trở thành đại học theo định hướng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực và Quốc tế.
3. Mục tiêu chiến lược
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; đổi mới cơ bản và toàn diện Nhà trường; nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, khoa học - công nghệ, khẳng định vị thế và uy tín; xây dựng Trường Đại học Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của vùng Duyên hải Bắc Bộ.
5. Các thành tích mà trường đạt được
5.1. Danh hiệu thi đua
Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2010 Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 của UBND thành phố Hải Phòng về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2005-2010).
2010 Đơn vị quyết thắng Quyết định số 6359/QĐ-KT, ngày 01/12/2010 của Bộ Tư lệnh QK3 về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2010.
2011 Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 6363/QĐ-KT ngày 09/12/2011 của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2011.
2011 Đơn vị quyết thắng Quyết định số 6359/QĐ-KT, ngày 01/12/2010 của Bộ Tư lệnh QK3 về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2010.
2012 Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 1621/QĐ-CT, ngày 27/9/2012 của UBND Thành phố (tham gia Khối thi đua các trường ĐH-CĐ trên địa bàn Hải Phòng)
Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 16/QĐKT-BCA, ngày 02/01/2012 của Bộ Công an về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2012.
Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 60/QĐKT-LĐLĐ, ngày 26/12/2012 của LĐLĐ Thành phố Hải Phòng
2013 Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 6784/QĐ-BCA, ngày 11/12/2013 của Bộ Công an
2016 Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 3415/QĐ-CT ngày 30/12/2016 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng về thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2016.
2017 Đơn vị quyết thắng Quyết định số 6612/QĐ-BTL, ngày 14/11/2017 của Bộ Tư lệnh QK3 về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2017.
2017 Cờ thi đua xuất sắc Quyết định của Bộ Công an về thành tích xuất sắc phong trào Toàn dân Bảo vệ AN Tổ quốc năm 2017.
2018 Cờ thi đua xuất sắc Quyết định số 2528/QĐ-CT ngày 27/9/2018 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng về việc tặng Cờ thi đua và Bằng khen (tham gia Khối thi đua các trường ĐH-CĐ trên địa bàn Hải Phòng)
5.2. Hình thức khen thưởng
Năm Hình thức
khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng;
cơ quan ban hành quyết định
2008 Huân chương Độc lập hạng ba Quyết định số 1905/QĐ-CTN, ngày 26/12/2008 của Chủ tịch nước về thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2008 Bằng khen Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của UBND thành phố Hải Phòng về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2007-2008.
2008 Bằng khen Quyết định số  8220/QĐ-BGDĐT ngày 08/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2007-2008.
2009 Bằng khen Quyết định số  1334-QĐ/TU, ngày 20/11/2009 của Thành ủy Hải Phòng.
2010 Bằng khen Quyết định số  09/QĐKT-BCA, ngày 08/01/2010 của Bộ Công an
2010 Bằng khen Quyết định số 226/QĐ-UBND, ngày 01/9/2010 của UBND Thành phố
2011 Bằng khen Quyết định số 201/QĐ-CT ngày 26/10/2011 của UBND Thành phố (tham gia Khối thi đua các trường ĐH-CĐ trên địa bàn thành phố Hải Phòng)
Bằng khen Quyết định số 69/QĐKT-BCA, ngày 07/01/2011 của Bộ Công an
Bằng khen Quyết định số 26/QĐ-CT, ngày 18/01/2011 của UBND Thành phố
Bằng khen Quyết định số 01/QĐ-CT, ngày 06/01/2011 của UBND Thành phố
2012 Bằng khen Quyết định số  1765/QĐ-CT ngày  22/10/2012 của UBND Thành phố
2013 Bằng khen Quyết định số  1010/QĐ-CT ngày  16/7/2013 của UBND Thành phố
Bằng khen Quyết định số 5726/QĐ-BCA, ngày 15/10/2013 của Bộ Công an
2013 Bằng khen Quyết định số 6190/QĐ-BCA, ngày 17/12/2013 của Bộ Công an về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2009-2013.
2014 Bằng khen Quyết định số 40/QĐ-CT ngày 06/01/2014 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động đối ngoại nhân dân, nhân dịp Đại hội đại biểu lần thứ IV Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố, nhiệm kỳ 2013-2018.
2015 Bằng khen Quyết định số 2205/QĐ-CT ngày 23/09/2015 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học (tham gia Khối thi đua các trường ĐH-CĐ trên địa bàn thành phố Hải Phòng)
2016 Bằng khen Quyết định số 2041/QĐ-CT ngày 20/9/2016 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học (tham gia Khối thi đua các trường ĐH-CĐ trên địa bàn thành phố Hải Phòng)
2016 Bằng khen Quyết định số 2321/QĐ-CT ngày 14/10/2016 của UBND TP Hải Phòng về thành tích xuất sắc tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015.
2016 Bằng khen Quyết định số 3109/QĐ-CT ngày 13/12/2016  của UBND thành phố Hải Phòng về thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ 2 năm (2014-2015).
2016 Bằng khen Quyết định số 3263/QĐ-CT ngày 23/12/2016  của UBND thành phố Hải Phòng về thành tích xuất sắc tại Vòng chung kết Giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2016 – Cup Viettel.
2016 Bằng khen Quyết định số 3407/QĐ-CT ngày 30/12/2016  của UBND thành phố Hải Phòng về thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện thành phố năm 2016.
2017 Bằng khen Quyết định số 28/BYT ngày 06/01/2017  của Bộ trưởng Bộ Y tế về thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức vận động hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ” năm 2017.
2017 Bằng khen Quyết định số 2221/QĐ-CT ngày 23/8/2017  của UBND TP Hải Phòng về thành tích xuất sắc trong xây dựng Dân quân tự vệ giai đoạn 2009 -2017.
2018 Bằng khen Quyết định số 129/QĐ-CT ngày 18/01/2018  của UBND thành phố Hải Phòng về thành tích xuất sắc tại Vòng chung kết Giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2017 – Cup Viettel.
2018 Bằng khen Quyết định số 166/QĐ-CT ngày 23/01/2018  của UBND thành phố Hải Phòng về thành tích xuất sắc phong trào hiến máu tình nguyện năm 2017.
2018 Bằng khen Quyết định số 805/QĐ-CT ngày 19/4/2018 của UBND TP Hải Phòng về thành tích xuất sắc phong trào hiến máu tình nguyện giai đoạn 2008-2017.
2018 Bằng khen Quyết định số 2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/5/2018  của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Giải bóng đá sinh viên toàn quốc giai đoạn 2013 – 2018.
2019 Bằng khen Quyết định số 126/QĐ-TUHCTĐ ngày 14/5/2019 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, giai đoạn 2008 - 2018.
2019 Bằng khen Quyết định số 1534/QĐ-CT ngày 02/7/2019  của UBND TP Hải Phòng về thành tích xuất sắc trong tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam (21/4) năm 2019 trên địa bàn thành phố.
+ Năm 2010: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Quyết định số 127-QĐ/TU ngày 29/3/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
+ Năm 2011: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Quyết định số 521-QĐ/TU ngày 30/3/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
+ Năm 2012: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Quyết định số 1043-QĐ/TU ngày 07/05/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
+ Năm 2013: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Quyết định số 1383-QĐ/TU ngày 12/05/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
+ Năm 2014: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Quyết định số 1790-QĐ/TU ngày 21/04/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
+ Năm 2015: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (Quyết định số 113-QĐ/TU ngày 21/03/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
+ Năm 2016: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng đạt tiêu chuẩn “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liền, nhiệm kỳ 2010-2015  (Quyết định số 248 ngày 03/08/2016 của  Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
+ Năm 2017: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng đạt tiêu chuẩn “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh” năm 2017 (Quyết định số 960-QĐ/TU ngày 12/5/2018 của  Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng).
Công đoàn Trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở xuất sắc, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen; Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên được Trung ương Đoàn Thanh niên, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Thành đoàn Hải Phòng tặng Bằng khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc.

 
 
1. Khoa Công nghệ Thông tin
Địa chỉ: Nhà C3, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng.

Điện thoại: (02253)549.277

Email:khoacntt@dhhp.edu.vn
Thành lập: 2012

1.1 Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) được thành lập theo Quyết định số 327/QĐ-ĐHHP ngày 16 tháng 4 năm 2012 trên cơ sở tách Bộ môn Tin học thuộc Khoa Toán Tin với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho thành phố và đất nước. Kế thừa và tiếp nối truyền thống của Bộ môn Tin học trước đây (giai đoạn 2000-2012), Khoa CNTT từng bước xây dựng đơn vị theo hướng trở thành một ngành mũi nhọn theo Chỉ thị 58/CT-BCT của Bộ Chính trị về việc đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT. Trải qua gần 20 năm hoạt động tính từ Bộ môn Tin học của Khoa Toán Tin, Khoa Công nghệ thông tin đã phát triển vững chắc và được lãnh đạo Nhà trường định hướng xây dựng thành một trong những khoa trọng điểm của Trường Đại học Hải Phòng.
1.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 16 đảng viên
            + Bí thư: PGS.TS. Lê Đắc Nhường
            + Phó Bí thư: TS. Trịnh Thanh Bình
- Lãnh đạo đơn vị:                 
            + Trưởng khoa: TS. Trịnh Thanh Bình
            + Phó Trưởng khoa: PGS.TS. Lê Đắc Nhường
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Lê Thị Hàng Hải
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Hoàng Trần Hiếu
Tổng số cán bộ viên chức của Khoa là 24 người, trong đó có 4 TS, 2 NCS còn lại đều có trình độ Thạc sĩ. 
Cán bộ viên chức của Khoa được biên chế vào 2 bộ môn: Kỹ thuật phần mềm (do TS. Đào Thị Hường làm Trưởng bộ môn) và Kỹ thuật máy tính (do TS. Trịnh Thanh Bình kiêm nhiệm Trưởng bộ môn).
1.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Công nghệ thông tin.
1.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về    ngoại ngữ Mục tiêu
1
Công nghệ thông tin (trọng điểm) 4 năm 141 Đạt trình độ tiếng Anh B1 khung Châu Âu, có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin - Chương trình này nhằm đào tạo cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về Công nghệ thông tin và có khả năng vận dụng vào hoạt động thực tiễn tại các đơn vị hành chính sự nghiệp; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.
2. 
Công nghệ thông tin 4 năm 130 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức để đảm nhận vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, thăng tiến đến vị trí lãnh đạo, khả năng nghiên cứu và tiếp tục học cao hơn trong lĩnh vực này.
2. Khoa Du lịch
Địa chỉ: Nhà B10, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng.
Điện thoại: 02253.591.855
Email: khoadl@dhhp.edu.vn
Thành lập: 17/07/2013

2.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Du lịch được thành lập ngày 17 tháng 7 năm 2013 trên cơ sở 2 Bộ môn: Văn hóa - Văn minh và Việt Nam học của Khoa Khoa học Xã hội với nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành dịch vụ du lịch. Nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành du lịch đã được Khoa thực hiện từ năm 2005 khi còn là Bộ môn Việt Nam học ở Khoa Khoa học xã hội. Tuy là một Khoa non trẻ với tuổi đời và tuổi nghề hơn 10 năm, nhưng trong chặng đường xây dựng và phát triển, Khoa Du lịch đã bước đầu tạo được một số dấu ấn mới mẻ trong bức tranh đào tạo đa ngành của Trường Đại học Hải Phòng. Khoa Du lịch là một trong năm khoa trọng điểm của Nhà trường để thực hiện sứ mạng phát triển kinh tế dịch vụ (dịch vụ du lịch).
2.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 11 đảng viên
            + Bí thư: TS. Võ Thị Thu Hà
            + Phó Bí thư: ThS. Nguyễn Thúy An
            + Chi ủy viên: TS. Vũ Thị Hồng Chuyên
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Võ Thị Thu Hà
            + Phó Trưởng khoa: TS. Nguyễn Thị Tâm, ThS. Nguyễn Thúy An
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Phạm Hương Giang
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Ngô Thị Giang
Khoa Du lịch hiện nay có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững vàng về chuyên môn, giàu nhiệt huyết và khát vọng cống hiến. Tổng số cán bộ viên chức của Khoa gồm 22 người, trong đó có 06 Tiến sĩ, 03 Giảng viên chính, 14 Thạc sĩ, 02 Cử nhân làm công tác giáo vụ.
Cán bộ giảng viên của Khoa được biên chế thành hai bộ môn: Văn hóa và Nghiệp vụ du lịch.
2.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Văn hóa du lịch (Tourism Culture)
- Quản trị du lịch (Tourism Management)
2.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
1
Văn hóa du lịch 4 năm 136 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Chương trình đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch cung cấp cho người học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực văn hóa du lịch, công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, công ty về các loại hình văn hóa du lịch trong và ngoài nước.
2
Quản trị du lịch
(trọng điểm)
4 năm 141 Đạt trình độ tiếng Anh B1 khung Châu Âu, có khả năng giải quyết công việc bằng tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị du lịch nhằm đào tạo nguồn nhân lực du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có chất lượng và thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động về lĩnh vực du lịch, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kỹ năng quản lý điều hành hoạt động trong lĩnh vực du lịch, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng phát triển nghề nghiệp góp phần phát triển kinh tế trong nước và quốc tế.
3
Quản trị du lịch 4 năm 137 - Có năng lực tiếng Hàn Quốc đạt trình độ TOPIK II level 3
- Hoặc có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị du lịch cung cấp cho sinh viên môi trường đào tạo tốt nhất để sinh viên có thể hình thành các kỹ năng nghề du lịch cũng như các kiến thức ngành, chuyên sâu và các kiến thức bổ trợ cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực du lịch.
 
 
3. Khoa Điện cơ
Địa chỉ: Nhà C6, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng.
Điện thoại: 02253.549.256
Email: khoadc@dhhp.edu.vn
Thành lập: 4/2013

3.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Từ những cơ sở tiền thân là Bộ môn Cơ khí (từ 1968-1998) rồi Khoa Công nghệ của Trường Đại học Tại chức Hải Phòng (1998-2000) và Trường Đại học Hải Phòng (2000-2011), sau đó Khoa Công nghệ tách và thành lập Khoa Cơ khí với nhiệm vụ đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy và Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Trước yêu cầu đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho thành phố và các vùng lân cận, Khoa Điện - Cơ được thành lập ngày 12 tháng 4 năm 2013 trên cơ sở Khoa Cơ khí và Bộ môn Điện thuộc Khoa KHTN với nhiệm vụ đào tạo 4 chuyên ngành kỹ sư: Điều khiển và tự động hóa; Điện công nghiệp và dân dụng; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
3.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 24 đảng viên
            + Bí thư: ThS. Nguyễn Minh Sơn
            + Phó Bí thư: TS. Phạm Hồng Khoa
            + Chi ủy viên: TS. Bùi Gia Thịnh, ThS. Nguyễn Tiến Tiệp, TS. Hoàng Văn Quý.
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Phạm Hồng Khoa
            + Phó Trưởng khoa: ThS. Nguyễn Minh Sơn, TS. Bùi Gia Thịnh.
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Nguyễn Tiến Tiệp
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Đoàn Đức Trọng
Kế thừa truyền thống hơn 50 năm đào tạo, Khoa Điện - Cơ hôm nay đã có một diện mạo mới. Tổng số cán bộ giảng viên của Khoa hiện có 28 người, trong đó có 6 Tiến sĩ (có 01 PGS, TS), có 7 NCS (02 NCS ở nước ngoài), số còn lại đều có trình độ thạc sĩ. Đội ngũ cán bộ viên chức của Khoa đều có trình độ chuyên môn tốt, giàu nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, trong đó có những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chuyên ngành.
3.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Công nghệ chế tạo máy
- Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
3.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
1
Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử
(trọng điểm)
04 năm 159 Đạt trình độ tiếng Anh B1 khung Châu Âu, có khả năng giải quyết công việc bằng tiếng Anh trong lĩnh vực Điện Công nghiệp và dân dụng Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện, điện tử thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động; người học phát triển toàn diện về phẩm chất chính trị, sức khỏe và năng lực nghề nghiệp; hiểu sâu các kiến thức chuyên ngành; kỹ năng thực hành thuần thục; có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống kỹ thuật điện, điện tử trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
2
Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử 04 năm 151 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Đào tạo các kĩ sư Điện - Điện tử đáp ứng về phẩm chất chính trị cũng như đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa và tự động hóa để xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn Công nghiệp 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - FIR - Fourth Industrial Revolution)
3
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 04 năm 151 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Đào tạo các kĩ sư Điện tự động đáp ứng về phẩm chất chính trị cũng như đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa và tự động hóa để xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn Công nghiệp 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - FIR - Fourth Industrial Revolution)
4
Công nghệ chế tạo máy 04 năm 156 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực chuyên môn về thiết kế kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất cơ khí nói chung và công nghệ chế tạo máy nói riêng trong các doanh nghiệp hoặc các tổ chức về cơ khí hoặc có liên quan
5
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 04 năm 155 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực chuyên môn về cơ-điện tử; có năng lực thiết kế, quản lý kỹ thuật sản xuất, chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước về lĩnh vực cơ - điện tử hoặc có liên quan
4. Khoa Giáo dục Tiểu học và mầm non
Địa chỉ: Nhà B3, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253591084
Email: khoagdthmn@dhhp.edu.vn
Thành lập: 1997

4.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Từ những cơ sở tiền thân (Trường Sư phạm sơ cấp Hải Phòng, Trường Sư phạm mẫu giáo, Trường Sư phạm trung cấp, Trung cấp Sư phạm 10+2, Trường Trung học Sư phạm, ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học của Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng) được thành lập từ năm 1959 với nhiệm vụ đào tạo giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu học cho thành phố. Năm 1997, Khoa Giáo dục Tiểu học và Khoa Giáo dục Mầm non được thành lập khi Trường THSP Hải Phòng và Trường CĐSP Hải Phòng sáp nhập thành Trường CĐSP đa cấp, đa hệ Hải Phòng (sau này là Trường Đại học Hải Phòng). Tháng 8 năm 2015, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 Khoa: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non và hai Bộ môn Âm nhạc và Mỹ thuật từ Khoa Khoa học xã hội, thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên Tiểu học và Mầm non trình độ Cao đẳng, Đại học cho thành phố Hải Phòng.
4.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 32 đảng viên
            + Bí thư: TS. Trần Quốc Tuấn
            + Phó Bí thư: TS. Nguyễn Thị Dung
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Trần Quốc Tuấn
            + Phó Trưởng khoa: ThS. Nguyễn Đức Minh, TS. Vũ Thị Hương Giang
- Công đoàn: Chủ tịch: TS. Nguyễn Thị Dung
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Nguyễn Tiến Huy
Hiện tại Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non có tổng số 38 cán bộ, giảng viên, trong đó có 5 Tiến sĩ và 30 Thạc sĩ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên đơn vị có trình độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Với bề dày truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non ngày càng khẳng định là địa chỉ uy tín duy nhất của thành phố Hải Phòng trong lĩnh vực đào tạo giáo viên Tiểu học và Mầm non cho thành phố và cho các tỉnh trong khu vực.
4.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Giáo dục Tiểu học
- Giáo dục Mầm non
4.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
1
Giáo dục Tiểu học 04 năm 136 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Đáp ứng những yêu cầu đổi mới của Giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên tốt nghiệp có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của Giáo dục Tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình Tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiểu học trong những thập kỷ tới.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Tiểu học, Quản lí giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp Tiểu học.
2
Giáo dục Mầm non 04 năm 136 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Nắm vững kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật đại cương.
- Nắm vững kiến thức về tạo hình, âm nhạc, ngôn ngữ, văn học ... dành cho trẻ mầm non, kiến thức về đặc điểm tâm, sinh lý trẻ mầm non.
- Có kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo, quản lý trường mầm non, quản lý lớp trong trường mầm non.
- Hoàn thành chương trình giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và được cấp chứng chỉ.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Mầm non, Quản lí giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp học Mầm non.
5. Khoa Kế toán tài chính
Địa chỉ: Nhà C7, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.549277
Email: khoakttc@dhhp.edu.vn
Thành lập: 21.11.2007

5.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Kế toán - Tài chính được thành lập ngày 21/11/2007 trên cơ sở tách các ngành Tài chính, Kế toán từ Khoa Kinh tế - Quản lý, với nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán. Kế thừa bề dày nhiều thập niên đào tạo khối ngành Kinh tế từ Khoa Kinh tế - Quản lý (từ năm 1967).
Hơn 10 năm thành lập và trên 50 năm truyền thống xây dựng và phát triển, Khoa Kế toán - Tài chính ngày một lớn mạnh, luôn tự hào là một địa chỉ đào tạo uy tín nguồn nhân lực tài chính - kế toán cho thành phố và đất nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập, Khoa Kế toán - Tài chính được lãnh đạo Nhà trường xác định xây dựng thành một trong những khoa trọng điểm của Trường Đại học Hải Phòng. Khoa đã xác định và xây dựng chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp trở thành ngành đào tạo trọng điểm, chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trở thành ngành đào tạo mũi nhọn, phát triển bền vững, hài hoà các chuyên ngành đào tạo khác. Với mục tiêu đó, tập thể cán bộ, giảng viên, chuyên viên Khoa Kế toán - Tài chính tiếp tục vững bước thực hiện các chiến lược đã đề ra, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để hội nhập và phát triển bền vững.
5.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ:
            + Bí thư: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn
            + Phó Bí thư: TS. Lương Khánh Chi
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn
            + Phó Trưởng khoa: TS. Lương Khánh Chi
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Phạm Thị Thanh Huyền
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Phạm Vũ Thái Trà
Đội ngũ giảng viên, chuyên viên của Khoa hiện có gần 50 người, trong đó có 02 Giảng viên cao cấp, PGS.TS (01 GV cơ hữu và 01 GV thỉnh giảng), 05 tiến sĩ, 06 NCS, 36 thạc sĩ, được biên chế thành 3 bộ môn: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính và bộ phận văn phòng.
5.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Tài chính doanh nghiệp
- Kế toán doanh nghiệp
- Kế toán kiểm toán
5.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
1
Kế toán doanh nghiệp
(trọng điểm)
04 năm 141 Đạt trình độ tiếng Anh B1 khung Châu Âu, có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành kế toán Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kế toán và có khả năng vận dụng vào hoạt động thực tiễn tại các đơn vị kế toán (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị dự toán, tổ chức tài chính, công ty dịch vụ kế toán...); có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu để thích ứng với môi trường làm việc
2
Kế toán doanh nghiệp
 
04 năm 132 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Đào tạo những cử nhân Kế toán có năng lực chuyên môn tốt, có tính năng động sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược, biết thực hiện, điều hành và quản lý hoạt động tài chính, kế toán ở tầm vi mô và vĩ mô. Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp sau khi ra trường có thể làm việc tạo các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu đào tạo về lĩnh vực kế toán - tài chính; nhân viên kế toán, kinh doanh, tín dụng....
3
Kế toán - Kiểm toán 04 năm 132 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Đào tạo những cử nhân có năng lực chuyên môn tốt, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn về kế toán, kiểm toán ở các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực kế toán, kiểm toán với vị trí là nhân viên kế toán, kiểm toán.
- Có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn về kiểm toán ở các công ty kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán Nhà nước, cơ quan kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, với vị trí là kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán.
4
Tài chính doanh nghiệp 04 năm 132 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Đào tạo cử nhân Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng đáp ứng được những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước
6. Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Địa chỉ: Nhà C7, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.221867
Email: khoaktqtkd@dhhp.edu.vn
Thành lập: 21/11/2007

6.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Tiền thân của Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng là Khoa Kinh tế  - Quản lý, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Năm 2000, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Hải Phòng, Khoa Kinh tế - Quản lý tiếp tục được giữ nguyên có nhiệm vụ đào tạo hệ đại học chính quy các ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Ngày 21 tháng 11 năm 2007, Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế và Quản lý. Khoa được Nhà trường xác định là một trong 5 khoa trọng điểm và được chọn thí điểm chương trình đào tạo mới (đào tạo theo xu hướng thực hành ứng dụng). Là một trong các khoa được Nhà trường xác định vai trò “trọng điểm” nên CBGV Khoa càng ý thức hơn nữa vai trò, sứ mệnh của mình trong việc xây dựng uy tín, chất lượng đào tạo của Khoa đồng thời góp phần vào xây dựng thương hiệu đào tạo của Trường Đại học Hải Phòng.
6.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ:
            + Bí thư: TS. Đỗ Minh Thụy
            + Phó Bí thư: TS. Bùi Thị Minh Tiệp
            + Chi ủy viên: ThS. Trần Quang Phong
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Đỗ Minh Thụy
            + Phó Trưởng khoa: TS. Bùi Thị Minh Tiệp, ThS. Trần Quang Phong
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Nguyễn Thị Hạnh
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Nguyễn Thị Hòa
Hiện Khoa có 50 cán bộ giảng viên, trong đó có 08 GS, PGS (thỉnh giảng), 07 Tiến sĩ, 42 Thạc sĩ, 03 chuyên viên làm công tác giáo vụ, hành chính. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, đào tạo và thực tế tại các doanh nghiệp. Tập thể Khoa năng động, đoàn kết, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng có trình độ chuyên môn, học hàm, học vị cao góp phần tích cực và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành của Khoa.
6.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Kinh tế vận tải và dịch vụ
- Kinh tế ngoại thương
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị marketing
- Quản trị Tài chính kế toán
- Quản lý kinh tế
- Kinh tế xây dựng
6.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
1
Kinh tế ngoại thương
(trọng điểm)
04 năm 140 Đạt trình độ tiếng Anh B1 khung Châu Âu, có thể giao tiếp, giải quyết công việc bằng tiếng Anh trong lĩnh vực thương mại quốc tế Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị - xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn về kinh doanh quốc tế, có khả năng vận dụng vào hoạt động thực tiễn tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu để thích ứng với môi trường làm việc.
2
Kinh tế ngoại thương 04 năm 133 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, đầu tư quốc tế, phân tích hoạt động kinh tế các doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế, lập kế hoạch kinh doanh quốc tế
3
Kinh tế vận tải và dịch vụ 04 năm 133 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Kinh tế vận tải và dịch vụ có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kiến thức về các yếu tố thị trường vận tải biển, vận tải ô tô, vận tải đường sắt, vận tải hàng không; đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả kinh doanh trong các phương thức vận tải biển, vận tải ô tô, vận tải đường sắt, vận tải hàng không....; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực đào tạo
4
Quản trị kinh doanh 04 năm 133 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế nhằm trang bị cho những nhà quản trị tương lai một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể điều hành/quản trị các doanh nghiệp. Sinh viên sẽ có được những kỹ năng cần thiết trong việc tích hợp kiến thức nền tảng về quản trị, marketing, kế toán và tài chính để hình thành nên các chiến lược khả thi giúp cho các công ty/doanh nghiệp dễ dàng đạt được những mục tiêu hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
5
Quản trị marketing 04 năm 133 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Trang bị kiến thức và kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...
- Sinh viên có khả năng phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu, nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, tổ chức hệ thống thông tin marketing, xây dựng kế hoạch truyền thông marketing.
6
Quản trị tài chính kế toán 04 năm 133 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Đào tạo Cử nhân Tài chính kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
7
Quản lý kinh tế 04 năm 125 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Đào tạo cử nhân đại học ngành kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, có kiến thức chuyên sâu về quản lý Nhà nước, quản lý các tổ chức có hoạt động kinh tế.
8
Kinh tế xây dựng 04 năm 125 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Đào tạo cử nhân Kinh tế xây dựng có phẩm chất chính trị, có đạo đức và ý thức cộng đồng tốt, sức khỏe tốt, thông thạo tin học, ngoại ngữ tiếng Anh, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn về kinh tế xây dựng, có khả năng làm việc độc lập, phân tích và hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng.
7. Khoa Lý luận chính trị
 Địa chỉ: Nhà B3 , Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253591150
Email: khoallct@dhhp.edu.vn
Thành lập: 6/9/2006

7.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Lý luận Chính trị (tiền thân là Khoa Giáo dục Chính trị) được thành lập vào ngày 06 tháng 9 năm 2006 trên cơ sở Tổ Lý luận Mác - Lênin, Trường Đại học Hải Phòng. Khoa Lý luận Chính trị đảm nhiệm giảng dạy các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật... cho sinh viên các hệ đào tạo trong nhà trường; đào tạo đại học chính quy chuyên ngành Giáo dục chính trị. Đồng thời, phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, ý thức pháp luật cho sinh viên toàn trường; tham gia các phong trào thi đua và phong trào xã hội khác… Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa Lý luận Chính trị đã luôn phấn đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Đơn vị đã khẳng định được vị trí là một trong số những khoa tiêu biểu của Nhà trường.
7.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 21 đảng viên
            + Bí thư: TS. Phạm Thị Huyền
            + Phó Bí thư: TS. Nguyễn Thị Xuân
            + Chi ủy viên: ThS Nguyễn Thị Thu Hằng
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Phạm Thị Huyền
            + Phó Trưởng khoa: TS. Nguyễn Thị Xuân
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Nguyễn Thu Hà
Hiện nay, Khoa có 23 cán bộ giảng viên, trong đó có 22 giảng viên có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, được biên chế vào 3 bộ môn: Tổ Khoa học Mác - Lênin; Tổ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ Pháp luật. Đội ngũ cán bộ, viên chức Khoa Lý luận Chính trị có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp.
7.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Giáo dục chính trị
7.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
  1.  
Giáo dục chính trị 04 năm 135 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam  - Hiểu biết sâu sắc kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật... cho chuyên ngành Giáo dục Chính trị; nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục và tâm lý học sư phạm; có hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Giáo dục Chính trị và thực tiễn hiện nay để sinh viên ngành GDCT sau khi tốt nghiệp có thể giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại các trường ĐH, CĐ và Trung cấp; giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông, môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ở trường THPT (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) và đảm nhiệm công tác tư tưởng, chính trị và công tác Đảng tại các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp.
8. Khoa Ngoại ngữ
Địa chỉ: Nhà C5, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.591.144
Email: khoann@dhhp.edu.vn
Thành lập: 1979

8.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Ngoại ngữ được thành lập năm 1979 trên cơ sở tiền thân là Bộ môn Ngoại ngữ của các Trường Trung cấp Sư phạm, Trường Sư phạm 10+3 với nhiệm vụ đào tạo giáo viên Ngoại ngữ bậc Cao đẳng cho các Trường THCS trên địa bàn thành phố. Năm 2000, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng (nay là Trường Đại học Hải Phòng), Khoa Ngoại ngữ tiếp tục sứ mệnh đào tạo giáo viên ngoại ngữ các bậc THCS, THPT cũng như nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ cho các ngành nghề khác trong thành phố và cả nước. Chất lượng đào tạo của Khoa không ngừng được tăng lên, đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Phần lớn sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Tròn 40 năm kể từ thời điểm thành lập, Khoa Ngoại ngữ ngày càng phát triển và trở thành một địa chỉ “đỏ” về đào tạo ngoại ngữ của thành phố Hải Phòng và các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ.
8.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 31 đảng viên
            + Bí thư: ThS. Đỗ Thị Kiểm
            + Phó Bí thư: ThS. Đỗ Thị Thùy Linh
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: ThS. Đỗ Thị Kiểm
            + Phó Trưởng khoa: ThS. Trần Thị Vũ Tâm
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Nguyễn Văn Phi
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Phạm Thị Ngân
Hiện Khoa có 62 cán bộ giảng viên, trong đó có 01 tiến sỹ, 10 NCS. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa hầu hết được đào tạo tại các Trường Đại học Ngoại ngữ uy tín trong nước và nước ngoài, có chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm và thực tiễn đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội.
8.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Sư phạm Tiếng Anh
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Trung Quốc
- Sư phạm tiếng Anh - Nhật
8.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
  1.  
Sư phạm Tiếng Anh 04 năm 136 - Giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác với trình độ tương đương 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam trở lên Đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có chất lượng tốt, có khả năng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học sư phạm và các trường chuyên nghiệp khác; có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Anh, sử dụng thành thạo tiếng Anh, được trang bị tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết của người học trong những hoàn cảnh cụ thể, có tính linh hoạt, có năng lực cơ bản như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn để, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu Tiếng Anh nói riêng và ngành sư phạm nói chung.
  1.  
Sư phạm Tiếng Anh - Nhật 04 năm 151 - Đạt trình độ tiếng Nhật tương đương trình độ B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu, tương đương N3 theo thang đánh giá năng lực tiếng Nhật Đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh - Nhật có chất lượng tốt, có khả năng dạy tiếng Anh và tiếng Nhật trong các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học sư phạm và các trường chuyên nghiệp khác; có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Anh và tiếng Nhật, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật, được trang bị tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết của người học trong những hoàn cảnh cụ thể, có tính linh hoạt, có năng lực cơ bản như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn để, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Nhật nói riêng và ngành sư phạm nói chung.
  1.  
Ngôn ngữ Anh 04 năm 136 - Giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác với trình độ tương đương 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam trở lên. Chương trình giáo dục đại học ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc tương đương trình độ Ielts 6.0, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Anh, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, quản trị văn phòng, nghiên cứu ngôn ngữ và quốc tế học. Người học cũng có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
  1.  
Ngôn ngữ Trung Quốc 04 năm 136 - Giao tiếp được bằng ngoại ngữ (tiếng Trung Quốc) với trình độ tiếng Trung Quốc cấp 5 HSK (tương đương trình độ C1 Khung tham chiếu châu Âu) trở lên;
- Giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác với trình độ tương đương 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt nam trở lên.
Đào tạo cử nhân ngoại ngữ ngành tiếng Trung Quốc có trình độ đại học chuẩn mực, chất lượng, có đạo đức, sức khỏe, kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
9. Khoa Ngữ văn và Khoa học xã hội
Địa chỉ: Nhà B10, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253591033
Email: khoanvdl@dhhp.edu.vn
Thành lập: 20/4/2000

9.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Ngữ văn & KHXH có lịch sử hình thành và phát triển tròn 60 năm tính từ những cơ sở tiền thân là Bộ môn Ngữ văn (Trường Trung cấp Sư phạm), Khoa Văn - Sử - Chính trị (Trường Sư phạm 10+3), Khoa Khoa học xã hội (Trường CĐSP) có nhiệm vụ đào tạo giáo viên các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý... cho bậc học THCS của Thành phố Hải Phòng. Tháng 4 năm 2000, Trường ĐHSP Hải Phòng (sau là Trường ĐHHP) ra đời, Khoa Ngữ văn được thành lập với nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, cao đẳng các ngành Sư phạm Ngữ văn, Cử nhân Ngữ văn. Khoa KHXH tiếp nối truyền thống từ thời CĐSP tiếp tục đào tạo các ngành KHXH và Nhân văn các bậc học (CĐ, ĐH) như Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật. Năm 2000 trở thành một mốc son đánh dấu chặng đường mới cho sự trưởng thành và phát triển của 2 Khoa tiền thân.
Năm 2015, nhằm tái cơ cấu và sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, Khoa KHXH giải thể, Bộ môn Địa lý sáp nhập vào Khoa Ngữ văn và đổi tên thành Khoa Ngữ văn & Địa lý. Việc sáp nhập Bộ môn Địa lý vào Khoa Ngữ văn đã làm diện mạo, quy mô đào tạo và đội ngũ CBGV của Khoa lớn mạnh hơn với 06 chuyên ngành đào tạo từ bậc Sau đại học, Đại học đến Cao đẳng.
Tháng 10 năm 2019, trước lộ trình triển khai chương trình GDPT và SGK mới, để đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên theo hướng hình thành năng lực, phẩm chất, Khoa một lần nữa lại được đổi tên thành Khoa Ngữ văn & Khoa học xã hội.
9.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 26 đảng viên
            + Bí thư: TS. Trần Văn Trọng
            + Phó Bí thư: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Trần Văn Trọng
            + Phó Trưởng khoa: TS. Đào Thị Thu Thủy, TS. Vũ Thị Kim Cúc
- Công đoàn: Chủ tịch: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: TS. Bùi Hải Yến
Tổng số cán bộ giảng viên của Khoa hiện có 32 người, trong đó có 01 PGS.TS (thỉnh giảng), 11 Tiến sĩ, 6 NCS (01 NCS ở nước ngoài), số còn lại đều có trình độ Thạc sĩ. Đội ngũ cán bộ giảng viên trong Khoa đều có năng lực chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, trong đó có chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chuyên ngành Ngữ văn.
9.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Sư phạm Ngữ văn
- Văn học
- Sư phạm Địa lý
9.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
  1.  
Sư phạm Ngữ Văn 04 năm 136 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Chương trình đào tạo đại học sư phạm Ngữ văn có mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất và năng động đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Chương trình đào tạo hướng tới mục đích cung cấp cho sinh viên Ngữ văn những kiến thức nền tảng về ngôn ngữ, văn học và giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học bộ môn; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của người công dân thế hệ mới.
- Sinh viên Ngữ văn tốt nghiệp ra trường vừa có khả năng giảng dạy chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục, vừa có năng lực nghiên cứu, phát triển chuyên môn nghiệp vụ và tham gia công tác tại các cơ quan, viện nghiên cứu, tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác.
  1.  
Văn học 04 năm 136 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành đại học Ngữ văn nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức, năng lực, tư duy và năng động đáp ứng yêu cầu của xã hội; có khả năng thích ứng các ngành nghề có liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn nói chung, khoa học Ngữ văn nói riêng trong bối cảnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học Ngữ văn có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực và kỹ năng làm việc trong một số ngành nghề như báo chí, truyền thông, truyền hình, biên tập, xuất bản, văn hóa, công tác xã hội.... Sinh viên cũng có thể giảng dạy Ngữ văn tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cũng như làm công tác nghiên cứu khoa học Ngữ văn tại các cơ quan nghiên cứu.
  1.  
Sư phạm Địa lý 04 năm 135 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam  - Chương trình đào tạo đại học sư phạm Địa Lí có mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất và năng động đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội và bản đồ cũng như về giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy địa lí, sử dụng và thành lập bản đồ, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học Địa Lí, phát triển các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học bộ môn; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất chính trị, có đạo đức và sức khỏe tốt để thực hiện các nhiệm vụ của một công dân trong xã hội ngày càng phát triển.
- Ngoài khả năng giảng dạy Địa lí các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực quản lý có liên quan đến khoa học Địa li như: quy hoạch lãnh thổ, tài nguyên môi trường, các dự án dân số, phát triển nông nghiệp nông thôn và đô thị.
 
10. Khoa Tâm lý giáo dục
Địa chỉ: Nhà B3, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253591149
Email: khoatlgdh@dhhp.edu.vn               
Thành lập: 26/9/2006

10.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Tâm lý Giáo dục học được thành lập từ năm 2006 trên cơ sở tiền thân Tổ Tâm lý Giáo dục học, có nhiệm vụ trực tiếp đào tạo sinh viên ngành Công tác xã hội và đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khối ngành sư phạm Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT của Nhà trường.
Khoa Tâm lý Giáo dục học có nhiệm vụ đào tạo sinh viên ngành Công tác xã hội (đã và đang đào tạo được 13 khóa ĐH Công tác xã hội) và giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm cho các ngành đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và khối kiến thức Tâm lý học ứng dụng cho các ngành đào tạo khác của nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, trong đào tạo, Khoa luôn định hướng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn: Giáo dục trong trường học, gia đình, điều trị cai nghiện; Bồi dưỡng  giáo viên phổ thông, cán bộ chuyên trách CTXH, công tác Đoàn - Đội, công tác tư vấn/ tham vấn...
10.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 13 đảng viên
            + Bí thư: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương
            + Phó Bí thư: TS. Vũ Thị Hạnh
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương
            + Phó Trưởng khoa: TS. Vũ Thị Hạnh
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Nguyễn Minh Hiền
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Nguyễn Văn Minh
Hiện tại, Khoa Tâm lý Giáo dục học có 13 cán bộ, giảng viên, trong đó có 5 Tiến sĩ, 8 Thạc sĩ được biên chế vào 2 bộ môn. Đội ngũ giảng viên của Khoa có năng lực chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm sư phạm và tâm huyết với nghề thuộc các chuyên ngành: Tâm lý học, Giáo dục học, Nhân học, Công tác xã hội... đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo mà Nhà trường giao.
10.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Công tác xã hội
10.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
  1.  
Công tác xã hội 04 năm 131 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam  Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Công tác xã hội được đào tạo có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội và những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hành nghề nghiệp trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, chính trị, nghề nghiệp và tổ chức có yếu tố nước ngoài góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, hội nhập và văn minh.
11. Khoa Toán và Khoa học tự nhiên
Địa chỉ: Nhà C1, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.591.032
Email:
khoatoan@dhhp.edu.vn
Thành lập:

11.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Tính từ những cơ sở tiền thân được thành lập từ năm 1959 cho đến nay, Khoa Toán và Khoa học Tự nhiên vừa tròn 60 năm truyền thống xây dựng và phát triển với hai giai đoạn: trước và sau năm 2000.
Từ năm 1959 đến tháng 4 năm 2000, Khoa Toán & KHTN có tiền thân là Ban Tự nhiên của các trường Trung cấp Sư phạm, Trường Sư phạm 10+3, Khoa Toán - Lý - KTCN và Khoa Sinh - Hóa - Địa - KTCN rồi Khoa KHTN - Trường CĐSP Hải Phòng với nhiệm vụ đào tạo giáo viên các bộ môn Toán, Vật lý, Hóa học, Kỹ thuật công nghiệp, Sinh học cho các bậc học Tiểu học và THCS. Tháng 4 năm 2000, Khoa Toán Tin và Khoa KHTN được thành lập với nhiệm vụ đào tạo giáo viên các bộ môn kể trên bậc học THPT, THCS cho các trường phổ thông trên địa bàn thành phố. Năm 2012, Khoa Toán Tin tách thành hai khoa: Khoa Toán và Khoa Công nghệ thông tin với chức năng và nhiệm vụ mới. Tháng 10 năm 2019, để triển khai lộ trình xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình GDPT và SGK mới theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tiễn, Khoa Toán và Khoa KHTN được sáp nhập và đổi tên thành Khoa Toán & Khoa học Tự nhiên.
11,2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 26 đảng viên
            + Bí thư: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
            + Phó Bí thư: TS. Vũ Thành Công
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
            + Phó Trưởng khoa: TS. Vũ Thành Công, TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Lê Thị Hà Đông
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Vũ Thị Mai
Hiện nay, quy mô tổ chức của Khoa lớn mạnh với tổng số 35 cán bộ giảng viên, trong đó có 12 tiến sĩ, 04 NCS, 17 thạc sĩ, 02 đại học. Cán bộ, giảng viên của Khoa có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm đào tạo, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình với công việc.
11.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Sư phạm Toán học (chuyên ngành Sư phạm Toán, Sư phạm Toán - Lý, Sư phạm Toán - Hóa)
- Cử nhân Toán học
- Sư phạm Vật lý
- Sư phạm Hóa học
11.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
  1.  
Sư phạm Toán học 04 năm 136 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học trình độ đại học có thể:
- Giảng dạy toán ở các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Giảng dạy Toán, Lý cho các trường THCS (đối với chuyên ngành Sư phạm Toán - Lý).
- Giảng dạy Toán, Hóa cho các trường THCS (đối với chuyên ngành Sư phạm Toán - Hóa)
- Làm việc ở một số cơ sở nghiên cứu và ứng dụng toán học.
- Tiếp tục học tập để đạt được trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
- Tự nghiên cứu hoặc tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
  1.  
Cử nhân Toán học 04 năm 135 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Toán học trình độ đại học có thể:
- Làm việc ở một số cơ sở nghiên cứu và ứng dụng toán học.
-  Giảng dạy toán học tại các cơ sở giáo dục đào tạo nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
- Tiếp tục học tập để đạt được trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
- Tự nghiên cứu hoặc tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
  1.  
Sư phạm Vật lý 04 năm 135 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Vật lý trình độ đại học có thể:
- Giảng dạy Vật lý ở các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục, đào tạo.
-  Làm việc ở một số cơ sở nghiên cứu và ứng dụng vật lý học.
- Tiếp tục học tập để đạt được trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
- Tự nghiên cứu hoặc tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
  1.  
Sư phạm Hóa học 04 năm 134 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Hóa học trình độ đại học có thể:
- Giảng dạy Hóa học ở các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục, đào tạo.
-  Làm việc ở một số cơ sở nghiên cứu và ứng dụng Hóa học.
- Tiếp tục học tập để đạt được trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
- Tự nghiên cứu hoặc tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
12. Khoa Xây dựng
Địa chỉ: Nhà C6, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.549.256
Email:
khoaxd@dhhp.edu.vn
Thành lập: 14/01/2011

12.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Xây dựng được thành lập ngày 14 tháng 01 năm 2011 trên cơ sở tách ra từ Khoa Công nghệ, Trường Đại học Hải Phòng và tiền thân là Bộ môn Xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc Trường Đại học Tại chức (thành lập năm 1968). Khoa có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ đại học cho ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, ngành Kiến trúc của thành phố Hải Phòng và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
12.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 15 đảng viên
            + Bí thư: TS. Nguyễn Quang Tuấn
            + Chi ủy viên: TS. Phạm Thị Loan
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Trưởng khoa: TS. Nguyễn Quang Tuấn
            + Phó Trưởng khoa: ThS. Nguyễn Đức Lợi
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Nguyễn Quang Tuấn
- Đoàn Thanh niên: Bí thư: ThS. Trịnh Duy Thành
Khoa hiện có 19 cán bộ giảng viên, trong đó có 01 PGS, 04 tiến sĩ, 10 thạc sĩ, 01 giáo viên, 02 chuyên viên hướng dẫn kỹ thuật, 01 chuyên viên công tác giáo vụ, 01 chuyên viên đang học cao học tại nước ngoài. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm và thực tiễn đào tạo nhiều năm đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội.
12.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Công nghệ kỹ thuật xây dựng
- Kiến trúc
12.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
  1.  
Công nghệ kỹ thuật xây dựng 04 năm 143 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Đào tạo Kỹ sư trình độ Đại học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, cung cấp cho người học một chương trình đào tạo toàn diện, hiện đại, gắn kết với thực hành, chuyên sâu về thiết kế và thi công công trình xây dựng và có hướng liên ngành với các nhóm ngành công trình khác,ác năng đề xuất các vấn đề đề cụ thể trong thực tiễn đời sống và kỹ thuật với mục tiêu chuẩn bị phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cho người kỹ sư xây dựng trong tương lai, cho sự thành công của họ trong môi trường làm việc thuộc các lĩnh vực công trình xây dựng chuyên nghiệp và năng động. 
  1.  
Kiến trúc 04 năm 141 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam        Chương trình giáo dục đại học ngành Kiến trúc đào tạo những kỹ sư có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có phương pháp làm việc khoa học; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có năng lực thực hành nghề nghiệp; biết vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
      Sinh viên khi tốt nghiệp có khả năng tham gia thiết kế các thể loại công trình  dân dụng và công nghiệp, tham gia tư vấn, lập và giám sát thực hiện dự án xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tiến tới hội nhập với khu vực và quốc tế. Có khả năng tư duy độc lập - sáng tạo  làm việc theo nhóm, có năng lực nghiên cứu chuyên ngành sâu.
13. Viện Sinh nông
Địa chỉ: Nhà C6, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253 221 051
Email: viensn@dhhp.edu.vn
Thành lập: Tháng 4 năm 2013

13.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Viện Sinh - Nông có tiền thân là Trạm đào tạo tại chức của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 1968 -1971. Từ năm 1971 - 1998 là các tổ bộ môn Kinh tế nông nghiệp, Kĩ sư trồng trọt, Kĩ sư chăn nuôi - Thú y của Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Từ năm 1998 - 2000 là Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Từ năm 2000 - 2004 là Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng. Từ năm 2004 đến tháng 4 năm 2013 là Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Hải Phòng. Từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014, Viện Đào tạo và Nghiên cứu phát triển Sinh - Nông được thành lập trên cơ sở sáp nhập 02 đơn vị là Khoa Nông nghiệp và ngành Công nghệ Sinh học (thuộc Khoa Khoa học Tự nhiên). Từ tháng 8 năm 2014, Viện Sinh - Nông được thành lập theo Quyết định số 496/QĐ-ĐHHP trên cơ sở đổi tên Viện Đào tạo và Nghiên cứu phát triển Sinh - Nông.
13.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 06 đảng viên
            + Bí thư: TS. Trần Nam Trung
            + Phó Bí thư: TS. Phạm Xuân Chính
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Viện trưởng: TS. Trần Nam Trung
            + Phó Viện trưởng: ThS. Lưu Thúy Hòa
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Lưu Thúy Hòa
Tổng số cán bộ viên chức của Viện là 10 người, trong đó có 03 tiến sĩ, 06 NCS, 01 thạc sĩ. Viện có hai Tổ bộ môn: Khoa học cây trồng và CNSH và Nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thú y.
13.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Công nghệ sinh học
13.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
  1.  
Công nghệ sinh học 04 năm 125 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Nắm vững các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về Công nghệ sinh học thực phẩm, công nghệ sinh học nông nghiệp và công nghệ sinh học môi trường.
Tham gia sản xuất và điểu hành sản xuất, tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học, thiết kế thực hiện dự án khoa học và kỹ thuật, giảng dạy các chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghệ sinh học được đào tạo.
14. Trung tâm Giáo dục thể chất và thể thao
Địa chỉ: Sân vận động Trung tâm, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng
Điện thoại: 02253 591 141
Email: trungtamgdtctt@dhhp.edu.vn
Thành lập:

14.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Trung tâm Giáo dục thể chất và thể thao được thành lập trên cơ sở tiền thân là Tổ Thể dục - Quân sự, sau đó là Khoa Thể dục Thể thao. Năm 2018, Khoa Thể dục Thể thao được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Thể chất & Thể thao với chức năng giảng dạy các học phần giáo dục thể chất cho sinh viên các ngành đào tạo trong Trường Đại học Hải Phòng; đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Giáo dục Thể chất và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn của Trung tâm.
14.2. Cơ cấu tổ chức
- Chi bộ: gồm có 10 đảng viên
            + Bí thư: TS. Nguyễn Văn Tuấn
            + Phó Bí thư: ThS. Hoàng Văn Khiêm
- Lãnh đạo đơn vị:
            + Giám đốc: TS. Nguyễn Văn Tuấn
            + Phó Giám đốc: ThS. Hoàng Văn Khiêm
- Công đoàn: Chủ tịch: ThS. Nguyễn Thị Nhuần
Tổng số cán bộ viên chức của Trung tâm gồm 17 người, trong đó có 03 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ.
14.3. Các chuyên ngành đào tạo đại học
- Giáo dục thể chất
14.4. Thông tin về từng Ngành
TT Tên ngành Thời gian đào tạo Tổng số tín chỉ Yêu cầu về ngoại ngữ Mục tiêu
1 Giáo dục thể chất 04 năm 129 Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam - Đào tạo giáo viên THPT chuyên ngành GDTC trình độ đại học.
Nắm vững kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao;
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về giải phẫu người, tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THPT; các kỹ năng vận động cơ bản, các phương pháp GDTC và huấn luyện thể thao; đạt trình độ tương đương vận động viên cấp II ở môn thể thao chuyên sâu và tương đương vận động viên cấp III ở 2 môn thể thao phổ tu trở lên.
- Có khả năng xây dựng kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy GDTC, tổ chức các hoạt động TDTT trong trường phổ thông.
- Có kỹ năng giao tiếp, phối hợp công tác với đồng nghiệp, người học.
 
Trường Đại học Hải Phòng là trường đại học đa ngành. Số lượng sinh viên, học viên các hệ của Trường Đại học Hải Phòng hiện nay là khoảng 14.000 người, trong đó có gần 9.000 sinh viên hệ chính quy. Hàng năm, có từ 1500-2000 sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, thuộc tất cả các chuyên ngành đào tạo của Trường. Sinh viên thuộc các ngành sau có độ “hot” cao khi tốt nghiệp, có việc làm hầu như 100% ngay sau thời điểm tốt nghiệp từ 1-2 tháng, đó là: Ngoại ngữ (đặc biệt là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc), Du lịch, Giáo dục Mầm non,… Các ngành còn lại (Điện, Điện tử, Cơ khí chế tạo máy, Xây dựng, Kinh tế, Kế toán,…) đạt tỉ lệ 70% có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Nhà trường rất quan tâm đến vấn đề việc làm của sinh viên. Có 2 đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này là: Trung tâm tư vấn, đào tạo và xúc tiến việc làm; Phòng Chính trị - Công tác học sinh, sinh viên. Nhà trường đặc biệt chú trọng kỹ năng mềm, nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho sinh viên đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai. Nhà trường thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên qua nhiều cách thức: - Định kỳ hàng năm tổ chức chương trình “Ngày hội việc làm”, mời từ 25-30 đơn vị, doanh nghiệp đến Trường trực tiếp tiếp xúc và tuyển dụng tất cả sinh viên cuối khóa (thu hút từ 1.000 đến 1.200 hồ sơ xin việc; tạo điều kiện việc làm trực tiếp cho từ 500-600 sinh viên). Chương trình này thường được thực hiện trong Tuần sinh hoạt công dân sinh viên cuối khóa (tháng 5 hàng năm). - Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức Hội thảo việc làm tại Trường theo đề nghị của đơn vị tuyển dụng (trung bình 1 Hội thảo/tháng), kết hợp cung cấp, đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng trả lời phỏng vấn cho sinh viên.   - Cung cấp thường xuyên thông tin việc làm (parttime,fulltime) cho sinh viên và cựu sinh viên trên hệ thống fanpage, group do Nhà trưởng quản lý: Sinh viên Trường Đại học Hải Phòng, THP Confestions, HPU Lectures,.. Thu hút đông đảo sự quan tâm của sinh viên, tạo cơ hội việc làm trực tiếp cho nhiều sinh viên (sinh viên tự kết nối với doanh nghiệp qua thông tin được cung cấp).
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/18-10-2024_8b3e9a398fb23243ef56f8dc2543d259.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)