Đại học Kinh tế Quốc dân
SINCE 1956
Điểm đánh giá: 86 sao trong 22 đánh giá
Click để đánh giá trường
1. Sứ mệnh
Là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
2. Giá trị cốt lõi
- Chất lượng và chuyên nghiệp:
Tập thể sư phạm Nhà trường đồng tâm, nhất trí đặt tiêu chuẩn chất lượng và tính chuyên nghiệp lên hàng đầu trong mọi hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.
- Đổi mới và hiệu quả:
Mọi hoạt động của Nhà trường luôn được khuyến khích phát triển với tinh thần coi trọng tư duy sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm để tạo cơ hội từ những thách thức và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Thân thiện và phục vụ cộng đồng:
Nhà trường luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng trong mọi hoạt động đó là phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội và lấy mục tiêu này làm cơ sở để tạo ra một môi trường làm việc, học tập thân thiện, cởi mở, tạo cơ hội và đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. Tầm nhìn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phấn đấu phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học đa ngành có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và một số lĩnh vực mũi nhọn khác. Phấn đấu trong những thập kỷ tới, trường được xếp trong số 1000 trường đại học hàng đầu trên thế giới.
4. Mục tiêu chiến lược
4.1. Mục tiêu chung
Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế – xã hội Việt Nam.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy và phục vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn diện các hệ đào tạo. Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của Việt Nam. Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo, nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh, trong hệ thống giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp ở Việt Nam; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và không ngừng nâng cao hình ảnh uy tín của trường trong và ngoài nước. Phấn đấu trở thành trường đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn khu vực với hệ thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại cùng một hệ thống các dịch vụ cung cấp có chất lượng cao.
5. Liên kết khu vực
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu – đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Nga, Trung Quốc, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thụy Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức)... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường...
Đồng thời, trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.
6. Thành tích
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước:
  • Huân chương Hồ Chí Minh- Năm 2001, 2011
  • Anh hùng Lao động, Năm 2000
  • Huân chương Độc Lập Hạng Nhất (1996), Hạng Nhì (1991), Hạng Ba (1986)
  • Huân chương Lao động Hạng Nhất (1983, 2016), Hạng Nhì (1978), Hạng Ba (1961-1972)
  • Huy chương Hữu nghị - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1987, 2008)
 
1. Khoa Môi trường, biến đổi khí hậu
1.1 Chương trình đào tạo bậc đại học

Chuyên ngành Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường bắt đầu đào tạo từ năm 1995 (K37 của trường ĐHKTQD).
Mục tiêu: Đào tạo cử nhân có nền kiến thức rộng, hiện đại, trình độ lý luận tổng hợp về quản lý kinh tế; chuyên sâu lý luận và có nghiệp vụ tốt về các lĩnh vực như: quản lý môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh doanh thân thiện với môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…; có năng lực phân tích và hoạch định các chính sách quản lý tài nguyên và môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị bắt đầu đào tạo từ năm 2000 (K42 của trường ĐHKTQD).
Mục tiêu: Đào tạo cử nhân có nền kiến thức rộng, hiện đại, trình độ lý luận tổng hợp về quản lý kinh tế; chuyên sâu lý luận và có nghiệp vụ tốt về các lĩnh vực như: quản lý bất động sản, cơ sở hạ tầng, môi trường, trật tự an toàn xã hội… trên phạm vi đô thị, có năng lực phân tích và hoạch định các chính sách quản lý và phát triển đô thị đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và bền vững về môi trường.
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Biến đổi khí hậu bắt đầu đào tạo từ năm 2019 (K61 của trường ĐHKTQD).
Mục tiêu: Đào tạo cử nhân có nền kiến thức chuyên sâu và phát triển kỹ năng kinh doanh trong bối cảnh BĐKH và phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh doanh thân thiện với khí hậu; đồng thời hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức của BĐKH và phát triển bền vững trong các luật, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia cũng như các cam kết quốc tế, đặc biệt là Thỏa thuận Paris về Khí hậu.
1.2. Chương trình đào tạo sau đại học
  • Thạc sĩ: Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Môi trường, bắt đầu đào tạo từ năm 2006.
Mục tiêu: Trang bị cho học viên các kiến thức nâng cao về kinh tế học, quản lý kinh tế, kinh tế và quản lý môi trường; Phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu kinh tế môi trường nói riêng, đặc biệt là các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường của các hoạt động phát triển, phân tích chi phí - lợi ích, đánh giá kinh tế các tác động môi trường; Vận dụng cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong phân tích, hoạch định chính sách và chiến lược, thẩm định các dự án phát triển, kiểm tra/ đánh giá các tiêu chuẩn môi trường của các hoạt động kinh tế - xã hội.
  • Thạc sĩ: Chuyên ngành Quản lý Đô thị, bắt đầu đào tạo từ năm 2019.
Mục tiêu: Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng xây dựng nhằm đào tạo các nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực quản lý đô thị theo xu hướng của thế giới và thực tiễn phát triển tại Việt Nam. Đào tạo người học có năng lực tư duy, có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp hiện đại với kiến thức cơ sở và chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực quản lý đô thị, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp năng lực nghiên cứu, có khả năng sáng tạo và làm việc độc lập cũng như theo nhóm để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển đô thị, có đam mê và trách nhiệm với nghề nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
Tiến sĩ: Chuyên ngành Quản lý Kinh tế (Phân bố lực lượng sản xuất và Phân vùng kinh tế), thực hiện từ năm 1984;
Mục tiêu: Đào tạo các chuyên gia quản lý kinh tế có trình độ lý luận tổng hợp, am hiểu những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường ; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn, phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học và thực tiễn; có năng lực tham gia hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường của quốc gia, các vùng, các địa phương.
Các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ của các doanh nghiệp, Bộ ngành, địa phương
2. Khoa Kinh tế học
Khoa Kinh tế học được thành lập theo quyết định số 3261/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo với mục tiêu là giảng dạy các môn Kinh tế học cho sinh viên toàn trường, đồng thời đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế học.
2.1 Cử nhân Kinh tế học (BA Economics)
Mục tiêu đào tạo:
Chương trình Cử nhân Kinh tế học được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên các lý thuyết kinh tế và ứng dụng của chúng liên quan đến các chính sách của chính phủ về tăng trưởng, việc làm, tiền tệ, tài khóa, thương mại, tỷ giá,… cũng như liên quan các quyết định của doanh nghiệp và hộ gia đình về sản xuất, chi phí, tiêu dùng, định giá, cạnh tranh,… Bên cạnh đó, chương trình còn cung cấp cho sinh viên các kỹ thuật và công cụ phân tích định lượng cơ bản và nâng cao được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế và kinh doanh.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Kinh tế học, sinh viên có thể:
Vận dụng lý thuyết và mô hình kinh tế để giải thích các vấn đề kinh tế vi mô và vĩ mô.
Ứng dụng các công cụ kinh tế lượng để thực hiện các phân tích và dự báo biến động thị trường, từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị về chính sách kinh tế hay chiến lược phát triển cho chính phủ và doanh nghiệp.
Thực hiện các phân tích đánh giá tác động chính sách và dự báo kinh tế, từ đó có thể tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển trên phạm vi nền kinh tế, ngành và địa phương.
Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
Cử nhân chuyên ngành Kinh tế học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
Các cơ quan, tổ chức tư vấn, hoạch định và thực thi chính sách kinh tế của chính phủ, các bộ chuyên ngành, các tỉnh, thành phố.
Các viện nghiên cứu kinh tế xã hội, các trường đại học khối kinh tế.
Các công ty nghiên cứu, tư vấn kinh tế độc lập.
Các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán.
Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các dự án liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội.
Bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Thạc sỹ Kinh tế học định hướng nghiên cứu (MPhil in Economics)
Mục tiêu đào tạo
Chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu chuyên ngành Kinh tế học cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao về lý thuyết kinh tế, công cụ và phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nhằm giúp người học có những kỹ năng cần thiết trong phân tích kinh tế và nghiên cứu hỗ trợ việc ra quyết định quản lý. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp các kiến thức nền tảng chuẩn bị cho chương trình đào tạo tiến sĩ kinh tế.
Kết thúc chương trình đào tạo, học viên có thể:
Có kiến thức lý thuyết nâng cao, có phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để thực hiện các nghiên cứu độc lập; có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
Có năng thực hiện nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm.
Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm Eviews, Stata,… để thực hiện các phân tích định lượng.
Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
Các viện nghiên cứu kinh tế - xã hội
Các công ty nghiên cứu, tư vấn kinh tế độc lập.
Bộ phận nghiên cứu của các doanh nghiệp, cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước.
Có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Thời gian đào tạo: 2 năm
2.3 Thạc sỹ Kinh tế học định hướng ứng dụng (MA in Economics)
Mục tiêu đào tạo
Chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng chuyên ngành Kinh tế học cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên sâu về kinh tế học, cũng như các công cụ phân tích định lượng và định tính; trang bị kiến thức cập nhật về kinh tế học và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể nghiên cứu độc lập và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
Học viên sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế học có thể:
Vận dụng các kiến thức và các công cụ phân tích định lượng vào nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động thực tiễn như phân tích, đánh giá, dự báo phát triển kinh tế -xã hội, dự báo thị trường,… phục vụ cho việc quản lý, hoạch định chính sách kinh tế xã hội, và phát triển kinh doanh.
Có kỹ năng khai thác, phân tích dữ liệu kinh tế xã hội để thực hiện nghiên cứu kinh tế độc lập và đưa ra các khuyến nghị chính sách và chiến lược.
Có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
  • Các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách của nhà nước;
  • Các tổ chức tư vấn quốc tế, các dự án và tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước;
  • Các tổ chức tài chính và doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế;
  • Các tổ chức tư vấn trong nước và các đơn vị nghiên cứu thị trường;
Thời gian đào tạo: 2 năm
2.4 Thạc sỹ Lịch sử Kinh tế (MA in Economic History)
Mục tiêu đào tạo
Trang bị cho học viên những kiến thức nâng cao về lý thuyết kinh tế; các phương pháp nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý; những kiến thức chuyên sâu về lịch sử kinh tế; các kỹ năng, kỹ thuật, các công cụ phân tích định tính và định lượng sử dụng trong nghiên cứu lịch sử kinh tế, qua đó góp phần nâng cao năng lực của học viên trong các hoạt động tư vấn, nghiên cứu và hoạch định chính sách ở cấp quốc gia cũng như trong các hoạt động điều hành, ra quyết định ở cấp địa phương, doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể:
Nắm vững kiến thức nền tảng và chuyên sâu của chuyên ngành.
Có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo.
Có thể ứng dụng những kiến thức được học vào thực tiễn công tác, đặc biệt trong các hoạt động nghiên cứu, phân tích lịch sử phát triển kinh tế và kinh doanh, phân tích và luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế, kinh doanh và quản lý.
Ví trị và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
Các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách kinh tế ở trung ương và địa phương;
Các tổ chức tư vấn, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước;
Các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế;
Thời gian đào tạo: 2 năm
3. Khoa Luật
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu tiên trong các trường đại học khối ngành kinh tế thành lập Khoa Luật nhằm kết hợp những ưu thế của các môn luật học với các môn học kinh tế và quản trị kinh doanh trong viêc đào tạo cử nhân ngành Luật. Trong nội dung và quy trình đào tạo, chú trọng việc đào tạo cử nhân luật làm việc trong các doanh nghiệp. Cử nhân luật tốt nghiệp các chuyên ngành từ Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có kiến thức cơ sở về kinh tế và quản trị kinh doanh cần thiết đồng thời cũng có kiến thức pháp luật chuyên sâu về các lĩnh vực kinh doanh cơ bản cũng như đặc thù như pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về thị trường chứng khoán, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chống bán phá giá … Đây là những lĩnh vực pháp luật đang rất cần những chuyên gia pháp lý giỏi trong điều kiện nền kinh tế đang tiếp tục đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn chú trọng và dành một thời gian đáng kể cho tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành (24 tín chỉ) nhằm vào những kỹ năng giúp sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và sử dụng thành thạo tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp.
Nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp, tốt nhất là tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm Trọng tài thương mại và các tổ chức dịch vụ, tư vấn pháp luật kinh doanh. Đương nhiên, cử nhân luật của Trường cũng có thể thực hành vững vàng các vị trí công tác trong các cơ quan tư pháp, các Viện nghiên cứu, các trường đại học, đủ điều kiện trở thành Luật sư để hành nghề luật sư.
Cùng với chủ trương đa ngành hoá của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và phù hợp với xu thế chung của các trường đại học trên thế giới, Khoa Luật đã và đang tạo lập những điều kiện cơ sở để đạt được mục tiêu là trung tâm đào tạo cử nhân luật cho lĩnh vực kinh doanh, đào tạo được một đội ngũ cử nhân luật đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời Khoa Luật cũng phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu về các lĩnh vực pháp luật trong quản lý kinh tế và kinh doanh, hướng vào việc phát hiện và tham gia giải quyết những vấn đề pháp lý mà thực tiễn kinh doanh và quản lý kinh tế của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
4. Khoa Đầu tư
Tháng 2/2016, Khoa tách ra khỏi khối ngành Kinh tế của Trường KTQD để trở thành một ngành đào tạo riêng - ngành Kinh tế Đầu tư. Với chương trình thiết kế lại theo hướng đổi mới và cập nhật với thực tế, sinh viên được đào tạo những kỹ năng phân tích tổng hợp, khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư.
Năm 2018, Khoa mở thêm một ngành đào tạo mới - ngành Quản lý dự án. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên tắc đầu tư và lãnh đạo với các chiến lược, kỹ năng quản lý dự án, cung cấp các công cụ cần thiết để phát triển và thực hiện kế hoạch quản lý dự án.
5. Khoa Bảo hiểm
Các môn học do Khoa đảm nhiệm
- Kinh tế bảo hiểm
- Bảo hiểm doanh nghiệp
- Bảo hiểm thương mại
- Tái bảo hiểm
- Quản trị kinh doanh bảo hiểm
- Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm
- Kế toán trong doanh nghiệp bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Kế toán bảo hiểm xã hội
- Thống kê bảo hiểm
- An sinh xã hội
- Quản lý bảo hiểm
- Bảo hộ lao động
Chuyên ngành đào tạo
- Sau đại học: Đào tạo tiến sỹ và thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế bảo hiểm.
- Đại học: Đào tạo 02 chuyên ngành
+ Kinh tế bảo hiểm
+ Bảo hiểm xã hội
6. Khoa Toán kinh tế
Khoa Toán kinh tế bắt đầu đào tạo bậc Đại học chuyên ngành Toán kinh tế từ năm 1968. Khóa sinh viên đầu tiên của Khoa Toán kinh tế tương ứng với khóa 10 của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trước năm 2012, Khoa đào tạo với mô hình Chuyên ngành, nằm trong Khối ngành Kinh tế. Từ năm 2012, Ngành Toán kinh tế được thành lập, các chuyên ngành nằm trong Ngành Toán kinh tế.
Từ năm 2019, tương ứng với khóa 61 của ĐHKTQD, khoa đào tạo Ngành, với các định hướng chuyên sâu, không còn hình thức Chuyên ngành.
Từ năm 2018, Khoa mở chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh, chương trình trực thuộc Trường.
Hiện nay, bậc Đại học Khoa đào tạo:
Ngành Toán Kinh tế, với hai định hướng chuyên sâu Toán kinh tế và Toán tài chính
Chương trình Định phí Bảo hiểm và Quản trị rủi ro (Actuary) học bằng Tiếng Anh
Chương trình Khoa học Dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh (DESB) học bằng Tiếng Anh
Chương trình liên thông Cử nhân – Thạc sỹ Actuary, liên kết với ĐH Lyon 1 – Pháp
7. Khoa Ngoại ngữ kinh tế
Bộ môn tiếng anh thương mại
Đào tạo chuyên ngành ở bậc trình độ Đại học
Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh Thương mại
Ngành đào tạo chính: Ngôn ngữ Anh.
Ngành đào tạo phụ:  Quản trị kinh doanh
Mục tiêu đào tạo.
Đào tạo cử nhân Tiếng Anh Thương mại có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế xã hội có yêu cầu sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp chính.  Người học nắm vững những kiến thức chung về chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức đại cương làm kiến thức nền cho việc rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức cũng như phẩm chất và năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Người học nắm vững những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ, ngôn ngữ Anh, Việt và văn hóa các nước nói tiếng Anh (trước hết là Anh, Mỹ) và văn hóa Việt Nam. Khi hoàn thành chương trình, người học có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) được đánh giá tương đương trình độ C-CAE của ĐH Cambridge (Anh) hoặc 550 điểm TOEFL của ETS (Mỹ) để phục vụ các mục đích nghề nghiệp và học tập. Người học nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành biên dịch, phiên dịch và biết sử dụng các kỹ thuật và phương pháp biên dịch, phiên dịch để hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp của mình. Người học nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kiến thức tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực này để phục vụ các mục đích nghề nghiệp.
Người học sẽ phát triển các năng lực và kỹ năng khác cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hội nhập như kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, đàm phán, năng lực hợp tác, chia sẻ, năng lực quản lý và năng lực tự học để học tập liên tục, học tập suốt đời.
Vị trí công tác và Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.
Các vị trí công tác một Cử nhân Tiếng Anh Thương mại có thể đảm nhận tốt nhất bao gồm  phiên dịch, biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế xã hội của Việt nam và quốc tế.
Nhờ được trang bị một khối lượng kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, một Cử nhân Tiếng Anh thương mại cũng có thể làm việc tại các vị trí khác trong các phòng chức năng của các tổ chức, với lợi thế đặc biệt về sử dụng Tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
Nếu được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, các Cử nhân Tiếng Anh Thương mại cũng có thể đảm nhận công tác giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế-thương mại tại các cơ sở đào tạo khác nhau.
Bộ môn Ngoại ngữ không chuyên
Phân loại đối tượng sinh viên
Sau khi trúng tuyển ĐH. KTQD, sinh viên khối không chuyên ngữ thuộc các chuyên ngành của trường sẽ được phân làm ba loại:
Loại 1: Sinh viên đã thi khối D tại trường, hoặc các trường khác.
Loại 2: Sinh viên đã có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như: TOEFL, TOIEC, IELTS, PET, FEC, CAE, FCE, CPE, v.v.
Loại 3: Các sinh viên thi khối A.
Mô tả sơ lược khung chương trình đào tạo ngoại ngữ hệ chính quy
Sinh viên hệ chính quy sẽ học ba học phần (tương đương với 9 tín chỉ). Cả ba học phần này đều là tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt (ESP) ở 3 cấp độ khác nhau.
Ở học phần 1 và học phần 2: sinh viên sẽ học tiếng Anh giao tiếp kinh doanh 1 &2 (Business Communication), trình độ Pre Inter1 và Pre. Inter 2. Ở học phần 3: sinh viên sẽ học tiếng Anh Kinh tế & Kinh doanh, trình độ Intermediate 1.
Điều kiện miễn học các học phần ngoại ngữ hệ chính quy tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Tất cả sinh viên của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đều phải tích lũy đủ ba điểm học phần ngoại ngữ đã mô tả ở trên.
Khoa và Bộ môn NNKC sẽ xét miễn học, miễn thi theo các tiêu chí được đưa ra theo quy định của trường.
Điều kiện tham gia học các học phần ngoại ngữ hệ chính quy tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Đối với các sinh viên loại 1 (nêu ở mục I): các sinh viên có điểm thi tiếng Anh trong kì thi tuyển sinh đại học có mức điểm: a. dưới 3 sẽ học tại trình độ 1; b. từ 3 trở lên sẽ học tại trình độ 2.
Đối với các sinh viên loại 2 (nêu ở mục I): các sinh viên có điểm thi chứng chỉ quốc tế có điểm số thấp hơn mức quy định trong bảng quy đổi (nêu ở mục hai) thì sẽ tham gia kì thi phân loại  đầu vào do Khoa NNKT và Bộ môn NNKC tổ chức và được xét điều kiện học theo điểm phân loại.
Đối với các sinh viên loại 3 (nêu ở mục I): các sinh viên này sẽ tham gia kì kiểm tra phân loại đầu vào và xét điều kiện tham gia các học phần ngoại ngữ như sau:
Mức 1: sinh viên đạt điểm từ 5 đến 6.8: sẽ đăng kí học cấp độ 1 trong học phần thứ nhất và hòa nhập vào cùng một trình độ ở các học phần sau.
Mức 2: sinh viên đạt điểm từ 7.0 – 10: sẽ đăng kí học cấp độ 2 trong học phần thứ nhất và hòa nhập vào cùng một trình độ ở các học phần sau.
Sinh viên chỉ có thể tham gia và tích lũy điểm của môn ngoại ngữ nếu đạt được điểm phân loại ở các mức 1,2,3.
Đối với các sinh viên chưa đủ điều kiện tham gia học các học phần ngoại ngữ viên chưa đủ điều kiện tham gia học các học phần ngoại ngữ có thể tự túc trau dồi kiến thức hoặc sẽ tham gia các khóa học tiếng Anh tăng cường do nhà trường và khoa Ngoại Ngữ Kinh Tế tổ chức. Chương trình cam kết sẽ mang lại cho sinh viên sự tiến bộ đáng kể về kiến thức và kĩ năng tiếng Anh, giúp sinh viên hòa nhập được với chương trình chính khóa, tự tin để đạt được các kết quả tốt trong các kì thi trong nước và quốc tế.
Bộ môn Thư Viện và Lý thuyết ngôn ngữ
Bộ môn Tiếng Việt và Lý thuyết ngôn ngữ  giảng dạy các môn học cho các đối tượng sinh viên:
TT Đối tượng sinh viên Các môn học
1 Sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại 1. Dẫn luận ngôn ngữ học (HK1)
2. Tiếng Việt cơ sở (HK2)
3. Đại cương văn hóa Việt Nam (HK3)
4. Phân tích diễn ngôn (HK6/7)
5. Ngôn ngữ học đối chiếu (HK7)
6. Giao thoa văn hóa (HK7)
2 Sinh viên nước ngoài học tại trường ĐH Kinh tế quốc dân (Lưu học sinh) 1. Tiếng Việt thực hành (HK1)

2. Tiếng Việt trong kinh tế & kinh doanh (HK2,3)
3 Sinh viên các khoa Du lịch và Luật Đại cương văn hóa Việt Nam (HK1)
4 Sinh viên cử tuyển Văn học và Tiếng Viêt (HK1,2)
5 Sinh viên viện Đào tạo quốc tế (IBD) Kỹ năng viết tiếng Việ

8. Khoa Khoa học quản lý
Các chương trình đào tạo:
Cử nhân đại học Khoa học quản lý (Quản lý kinh tế)
Là chương trình đào tạo các nhà quản lý và các nhà tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý kinh tế, chính sách kinh tế bằng tiếng Việt.
Sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.
Cử nhân đại học Quản lý công
Là chương trình đào tạo cử nhân Quản lý công bằng tiếng Việt được thiết kế theo hướng hội nhập trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo quốc tế.
Chương trình trang bị kiến thức cơ bản và cập nhật về quản lý công, phát triển và rèn luyện các kỹ năng và tố chất quan trọng của nhà quản lý công chuyên nghiệp.
Cử nhân đại học Quản lý công & Chính sách bằng tiếng Anh
Là chương trình đào tạo cử nhân Quản lý công và Chính sách chất lượng cao nhấn mạnh thực hành và rèn luyện tố chất của nhà quản lý công chuyên nghiệp.
Các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh do giảng viên trong nước tốt nghiệp từ các nền giáo dục phát triển và các giảng viên nước ngoài giảng dạy.
Bằng do trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp
Cao học Quản lý kinh tế & Chính sách
Là chương trình thạc sĩ đào tạo bằng tiếng Việt nhằm cung cấp kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết cho các nhà quản lý kinh tế và các nhà phân tích chính sách để thực hành nghề nghiệp một cách sáng tạo và hiệu quả.
Học viên có thể lựa chọn khóa học tập trung (ban ngày) 1,5 năm hoặc chọn khóa học phi tập trung (buổi tối, cuối tuần) trong vòng 2 năm.
Các môn thi đầu vào: Triết học, Kinh tế học, Tiếng Anh (điều kiện).
Cao học Quản lý công
Là chương trình thạc sĩ đào tạo bằng tiếng Việt được thiết kế theo chuẩn mực quốc tế có điều chỉnh phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Nhấn mạnh việc hoàn thiện và phát triển các kỹ năng, tố chất cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề công.
Học viên có thể lựa chọn khóa học tập trung (ban ngày) 1,5 năm hoặc chọn khóa học phi tập trung (buổi tối, cuối tuần) trong vòng 2 năm.
Các môn thi đầu vào: Triết học, Kinh tế học, Tiếng Anh (điều kiện).
Đào tạo trình độ Tiến sỹ
Có hai chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) và Quản lý công
Là chương trình đào tạo các học giả có khả năng nghiên cứu và phát triển các lý thuyết quản lý và quản lý công.
Chương trình trang bị các lý thuyết quản lý và quản lý công mở rộng và chuyên sâu, trang bị các kiến thức và kỹ năng nghiên cứu tiên tiến, thiết yếu cho xuất bản các sản phẩm nghiên cứu trên các tạp chí khoa học hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.
Thời gian đào tạo: 3 năm (theo hình thức tập trung) hoặc 4 năm (theo hình thức phi tập trung).
9. Khoa Kế hoạch và phát triển
Chuyên ngành đào tạo: Khoa đào tạo 2 chuyên ngành:  Kinh tế Phát triển và Kế hoạch. Chuyên ngành Kinh tế phát triển đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức rộng, đồng bộ về lĩnh vực kinh tế; có năng lực phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân, các ngành, các lĩnh vực, các vùng và các địa phương. Chuyên ngành Kế hoạch đào tạo cử nhân có kiến thức cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trang bị cho người học năng lực hoạch định, triển khai thực hiện chiến lược và kế hoạch của nền kinh tế quốc dân, các ngành, địa phương, tổng công ty và công ty.
Cấp đào tạo
Khoa Kế hoạch và phát triển đào tạo ở cả ba cấp:
+ Cử nhân kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế Phát triển và chuyên ngành Kế hoạch.
+ Thạc sỹ kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế Phát triển và chuyên ngành Kế hoạch Phát triển.
+ Tiến sỹ kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế Phát triển
10. Khoa Bất động sản và kinh tế tài nguyên
Các Bộ môn thuộc Khoa gồm: Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ môn Kinh doanh Bất động sản, Bộ môn Kinh tế và Quản lý địa chính; Bộ môn Kinh tế tài nguyên
11. Khoa Thống kê
Chương trình đào tạo Thống kê Kinh Doanh
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân đại học về Thống kê kinh tế (chuyên ngành Thống kê kinh doanh) có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; nắm vững kiến thức về thống kê trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân; có kiến thức chuyên sâu về thống kê trên tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường trong phạm vi từng đơn vị sản xuất, kinh doanh; có khả năng tư duy độc lập, có năng lực tự bổ sung kiến thức.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Cử nhân Thống kê kinh doanh được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về tổ chức hệ thống thông tin thống kê, điều tra thống kê, các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích - dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp; nắm vững  kiến thức thống kê chuyên sâu làm công cụ cho việc thực hiện các chức năng quản trị kinh doanh  trong doanh nghiệp.
Về kỹ năng: Cử nhân Thống kê kinh doanh biết vận dụng các kiến thức, công cụ và phần mềm thống kê để xây dựng và tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, có năng lực thiết kế nghiên cứu điều tra, phân tích thị trường; có kỹ năng tổng hợp, phân tích - dự đoán thống kê phục vụ cho việc quản lý và hoạch định chính sách kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh ở các cấp trên tất cả các mặt (quản trị vốn, nhân lực, quản trị chất lượng và kết quả hoạt động…); có kỹ năng viết báo cáo phân tích, thuyết trình và làm việc theo nhóm.
Về thái độ: Có đạo đức, trung thực, bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc.
Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:
Chuyên viên trong các cơ quan trong hệ thống thống kê Nhà nước, Bộ ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế; chuyên viên trong các lĩnh vực có liên quan đến việc thu thập, nghiên cứu và phân tích dữ liệu (như kế hoạch, thống kê, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, PR, tổ chức lao động, kinh doanh…) đặc biệt trong các Ngân hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức trung gian tài chính khác; nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu, giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn, nghiên cứu thị trường.
Trình độ ngoại ngữ và tin học: Đạt trình độ về tin học và ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Chương trình đào tạo Thống kê Kinh tế - Xã hội
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân đại học về Thống kê kinh tế (chuyên ngành Thống kê kinh tế - xã hội) có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; nắm vững kiến thức chuyên sâu về thống kê trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân; có khả năng tư duy độc lập, có năng lực tự bổ sung kiến thức.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Cử nhân Thống kê kinh tế được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về tổ chức hệ thống thông tin thống kê quốc gia, Bộ ngành, địa phương; điều tra thống kê, nắm vững các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích - dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp; có kiến thức về phân tích kinh tế xã hội nói chung.
Về kỹ năng: Cử nhân Thống kê kinh tế biết vận dụng các kiến thức, công cụ và phần mềm thống kê để xây dựng và tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, thiết kế nghiên cứu điều tra, tổng hợp, phân tích - dự đoán thống kê phục vụ cho việc quản lý và hoạch định chính sách kinh tế xã hội và quản lý; có kỹ năng khai thác, phân tích dữ liệu kinh tế xã hội ở các ngành, các cấp khác nhau; có kỹ năng viết báo cáo phân tích, thuyết trình và làm việc theo nhóm.
Về thái độ: Có đạo đức, trung thực, bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc.
Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Chuyên viên trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê Nhà nước, Bộ ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội, các dự án và tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế; nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu, giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn, nghiên cứu thị trường.
Trình độ ngoại ngữ và tin học: Đạt trình độ về ngoại ngữ và tin học theo chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Thời gian đào tạo: 4 năm
12. Khoa Du lịch và khách sạn
 Chương trình đào tạo:
Đại học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
+ Chuyên ngành: Quản trị du lịch
+ Chuyên ngành: Quản trị lữ hành
Quản trị khách sạn
Thạc Sĩ -Thạc sĩ Quản trị Du lịch và khách sạn
- Thạc sĩ Quản lý kinh tế Du Lịch

 
Tiến sĩ - Quản lý Kinh tế Du lịch
12.1 Ngành Quản trị khách sạn
Mục tiêu đào tạo
  • Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân đại học về Quản trị khách sạn có phẩm chất đạo đức, chính trị và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, văn hóa, xã hội và nhân văn; có kiến thức chuyên sâu về quản trị khách sạn và du lịch; có tư duy nghiên cứu độc lập và khả năng tự học hỏi, hoàn thiện kiến thức đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của ngành du lịch khách sạn.
  • Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Cử nhân Quản trị khách sạn được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh và khoa học xã hội nhân văn; nắm vững kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tổ chức, quản trị các hoạt động kinh doanh của khách sạn; có kiến thức và kỹ năng tác nghiệp và phương pháp vận dụng các nguyên lý khoa học về quản trị kinh doanh khách sạn trong hoạt động thực tiễn phù hợp với các điều kiện môi trường cụ thể.
Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức được trang bị vào hoạt động tổ chức kinh doanh, giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh khách sạn; có tầm nhìn sâu rộng và kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp vấn đề vận dụng vào công tác hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp khách sạn; có khả năng khởi sự doanh nghiệp và quản lý điều hành các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch; có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để giải quyết công việc một cách hiệu quả.
Về thái độ: Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động, sáng tạo; thái độ lịch sự, thân thiện trong giao tiếp, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tinh thần hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, chấp hành pháp luật của nhà nước.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Khách sạn có cơ hội làm việc tại các cơ quan và tổ chức sau:
Các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở lưu trú hoặc các công ty du lịch;
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, …
Các tổ chức phi chính phủ;
Các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế về du lịch và khách sạn;
Các trường đại học, các cơ sở đào tạo, các viện, trung tâm nghiên cứu về du lịch và khách sạn.
Cơ hội học tập nâng cao
Sau khi tốt nghiệp bậc Đại học, sinh viên có cơ hội học tiếp ở bậc học cao hơn như: Thạc sỹ QTKD Du lịch và Khách sạn, Thạc sỹ Kinh tế và Quản lý Du lịch, Tiến sỹ Quản lý Kinh tế.
12.2 Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mục tiêu đào tạo:     
  • Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân đại học về Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có phẩm chất đạo đức, chính trị, sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phát triển  tư duy độc lập và có khả năng tự đào tạo nhằm thích nghi với yêu cầu của công việc.
  • Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, chuyên ngành Quản trị Lữ hành được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, văn hóa xã hội và khoa học nhân văn. Đặc biệt, cử nhân chuyên ngành Quản trị Lữ hành được trang bị những kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế du lịch; phân tích, xây dựng chiến lược phát triển các hoạt động lữ hành cấp doanh nghiệp, cấp địa phương và quốc gia; kiến thức về quản trị và phát triển kinh doanh các sản phẩm lữ hành nội địa và quốc tế; các kiến thức liên quan đến quản trị MICE, quản trị điểm đến du lịch; quản trị các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành.
Về kỹ năng: Có kỹ năng tư vấn, bán và cung ứng các dịch vụ du lịch và lữ hành cho khách;  kỹ năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ vận chuyển) và khách du lịch; kỹ năng phân tích, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động của các điểm đến du lịch; kỹ năng phát triển loại hình du lịch MICE; kỹ năng sử dụng hệ thống đặt chỗ toàn cầu (CRS), hệ thống phân phối toàn cầu (GDS); có khả năng sử dụng tốt 2 ngoại ngữ và các phần mềm quản lý chuyên ngành lữ hành;  kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý bản thân, …
Về thái độ: Yêu nghề, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp cao; tự hào dân tộc và hiếu khách
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Quản trị Du lịch có cơ hội làm việc tại các cơ quan và tổ chức sau:
Các doanh nghiệp Lữ hành quốc tế và nội địa, các đại lý Lữ hành…;
Các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp kinh doanh ngành vận tải, các khu vui chơi giải trí;…
Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu (giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, nghiên cứu viên…);
Các dự án du lịch cộng đồng, dự án phi chính phủ…
Cơ hội học tập nâng cao
Sau khi tốt nghiệp bậc Đại học, sinh viên có cơ hội học tiếp ở bậc học cao hơn như: Thạc sỹ QTKD Du lịch và Khách sạn, Thạc sỹ Kinh tế và Quản lý Du lịch, Tiến sỹ Quản lý Kinh tế.
13. Khoa Marketing
Chức năng nhiệm vụ chính của Khoa Marketing là đào tạo ở các hệ:  Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ.
Các chuyên ngành đào tạo:
  • Quản trị marketing
  • Quản trị bán hàng
  • Truyền thông marketing
  • Thẩm định giá
13.1 Chuyên ngành Quản trị Marketing
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức: người học được trang bị các kiến thức toàn diện về quản trị marketing; bao gồm:  Nghiên cứu thị trường, khách hàng và môi trường kinh doanh; xây dựng các kế hoạch và chiến lược marketing; quản trị các hoạt động marketing cụ thể như sản phẩm và thương hiệu, giá cả, phân phối và truyền thông. Có kiến thức tổ chức và quản lý bộ phận marketing trong các doanh nghiệp/tổ chức.
– Kỹ năng: lãnh đạo, làm quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán,  trình bày.
Thái độ: có tinh thần làm việc tích cực, sáng tạo, quyết đoán, bền bỉ, có tinh thần kỷ luật, làm việc với áp lực cao.
Ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C, sử dụng được trong giao tiếp và công việc chuyên môn.
Tin học: có trình độ tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được các phần mềm phân tích dữ liệu trong nghiên cứu marketing như SPSS
Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Bộ phận đảm nhiệm chức năng marketing của các doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan như: phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng bán hàng, nghiên cứu thị trường, truyền thông,… Sau 3-5 năm, cử nhân chuyên ngành Quản trị Marketing có khả năng đảm nhận các vị trí giám đốc marketing, giám đốc kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành :
– Marketing căn bản           
– Quản trị kênh phân phối
– Quản trị marketing           
– Truyền thông marketing tích hợp
– Hành vi người tiêu dùng 
– Marketing chiến lược
– Nghiên cứu marketing     
– Marketing quốc tế
– Marketing dịch vụ
Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:
– Quản trị bán hàng
– Marketing B2B
– Quản trị thương hiệu       
– Quản trị giá
– Internet marketing           
13.2 Chuyên ngành Quản trị bán hàng
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Bán hàng đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
– Về kiến thức: người học được trang bị các kiến thức toàn diện về marketing, bán hàng và quản trị bán hàng. Các kiến thức trọng tâm bao gồm: Nghiên cứu thị trường, khách hàng và môi trường kinh doanh; quy trình bán hàng cá nhân; xây dựng các kế hoạch và chiến lược bán hàng; quản trị đội ngũ nhân viên bán hàng, quản trị các tổ chức bán hàng hiện đại như siêu thị và bán hàng qua mạng internet,…
– Kỹ năng: lãnh đạo, làm quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán,  trình bày, thuyết phục.
– Thái độ: có tinh thần làm việc tích cực, độc lập, sáng tạo, quyết đoán, có tinh thần kỷ luật, làm việc với áp lực cao.
– Ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C, sử dụng được trong giao tiếp và công việc chuyên môn.
– Tin học: có trình độ tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được các phần mềm phân tích dữ liệu bán hàng và các thông tin thị trường.
– Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Bộ phận đảm nhiệm chức năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp như: phòng kinh doanh, phòng bán hàng, phòng tiêu thụ, chi nhánh công ty,… Một số vị trí công việc phổ biến là chuyên viên bán hàng, quản lý bán hàng khu vực, giám sát bán hàng, quản lý siêu thị,… Sau 3-5 năm, cử nhân chuyên ngành bán hàng có khả năng đảm nhận các vị trí giám đốc bán hàng, giám đốc kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Các môn học chính
Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành :
– Marketing căn bản
– Quản trị kênh phân phối
– Quản trị marketing           
– Truyền thông marketing tích hợp
– Hành vi người tiêu dùng 
– Marketing chiến lược
– Nghiên cứu marketing     
– Marketing quốc tế
– Marketing dịch vụ
Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:
– Quản trị bán hàng
– Quản trị quan hệ khách hàng
– Kỹ năng bán hàng
– Quản trị bán lẻ
– Đề án chuyên ngành        
13.3 Chuyên ngành Truyền thông marketing
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Truyền thông Marketing đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:
– Về kiến thức: người học được trang bị các kiến thức toàn diện về marketing và kiến thức chuyên sâu về các hoạt động truyền thông marketing như: quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), khuyến mại, marketing trực tiếp. Có kiến thức về các công cụ truyền thông marketing; kiến thức về thiết kế thông điệp và chương trình truyền thông. Có khả năng lập và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, hoạt động truyền thông marketing cho các doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan,…
– Kỹ năng: lãnh đạo, làm quyết định, làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán,  trình bày.
– Thái độ: có tinh thần làm việc tích cực, sáng tạo, quyết đoán, bền bỉ, có tinh thần kỷ luật, làm việc với áp lực cao.
– Ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C, sử dụng được trong giao tiếp và công việc chuyên môn.
– Tin học: có trình độ tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được các phần mềm phân tích dữ liệu trong nghiên cứu marketing như SPSS
– Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Bộ phận đảm nhiệm chức năng truyền thông marketing của các doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan như: phòng PR, phòng truyền thông và quảng cáo,… Sinh viên cũng sẽ làm việc trong các công ty Quảng cáo, các công ty truyền thông, các công ty PR và tổ chức sự kiện, các cơ quan truyền thông, truyền hình, phát thanh và báo chí,… 
  • Các môn học thuộc khối kiến thức chung của ngành :
– Marketing căn bản           
– Quản trị kênh phân phối
– Quản trị marketing           
– Truyền thông marketing tích hợp
– Hành vi người tiêu dùng 
– Marketing chiến lược
– Nghiên cứu marketing     
– Marketing quốc tế
– Marketing dịch vụ
  • Các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành:
– Quản trị doanh nghiệp truyền thông
– Quan hệ công chúng (PR)
– Chiến lược phương tiện truyền thông   
– Quản trị quảng cáo
– Quản trị thương hiệu       
– Tổ chức sự kiện
Đề cương các môn học của chuyên ngành Truyền thông marketing
Nghiên cứu khoa học
Khoa có các hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu sau:
  • Các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ và cơ sở
  • Các đề tài nghiên cứu phục vụ các doanh nghiệp
  • Các đề tài nghiên cứu hợp tác với các trường bạn
  • Giáo trình và các sách tham khảo
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
14. Khoa Kinh tế và quản lý khu vực
14.1 Chuyên ngành Kinh tế nguồn nhân lực
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức kinh tế nguồn nhân lực, phân tích lao động xã hội; quản lý ‎ nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô và vi mô.
Trang bị kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách tiền lương/tiền công, An sinh xã hội như: Bảo hiểm xã hội, Việc làm, Xóa đói giảm nghèo, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực....của địa phương, ngành và quốc gia.
Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Lao động-TBXH, cho các địa phương, các đơn vị chuyên trách nguồn nhân lực thuộc các bộ, sở, ban/ngành; các viện nghiên cứu.
Các môn học chuyên ngành
  • Kinh tế lao động/Kinh tế nguồn nhân lực
  • Kinh tế học lao động
  • Phân tích lao động xã hội
  • Quản lý nhân lực công
  • Tâm lý ‎ Xã hội học lao động
  • Quản trị nhân lực
  • Tổ chức lao động khoa học
  • Chuyên đề Kinh tế nguồn nhân lực.
Chuyên ngành đào tạo các trình độ đại học (cử nhân), cao học (Thạc sỹ) và nghiên cứu sinh(Tiến sỹ). Chuyên ngành hiện nay đang thuộc ngành Kinh tế
14.2 Chuyên ngành Quản Trị Nhân lực
Mục tiêu đào tạo
Trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, xã hội và nhân văn; kiến thức tổng hợp, chuyên sâu và hiện đại về quản trị nguồn nhân lực cho sinh viên và học viên ở các bậc đại học và sau đại học.
Trang bị các kỹ năng chuyên sâu về quản trị nhân lực, gồm: Kỹ năng xây dựng chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực cho tổ chức; chính sách thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc, hệ thống đánh giá năng lực của người lao động, chính sách thù lao lao động của tổ chức, quy chế trả lương trong tổ chức, chính sách quan hệ lao động; Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá và kiểm soát các hoạt động, phân tích, thiết kế công việc, thiết kế tổ chức; tuyển dụng nguồn nhân lực; đào tạo, quản lý hiệu quả làm việc của nhân viên; đánh giá năng lực của người lao động, thù lao lao động và các chính sách đối với người lao động, quan hệ lao động, truyền thông nội bộ trong các tổ chức trong nước và quốc tế; Sử dụng thành thạo các phần mềm về quản trị nhân lực trong các tổ chức; vận dụng thành thạo khối kiến thức công cụ, phương pháp dành cho nhà quản trị để xác lập cơ sở khoa học cho việc quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn và phương pháp khoa học để tiến hành các hoạt động nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực trong nước và quốc tế; kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn và phương pháp khoa học để tư vấn các chính sách, thiết lập hệ thống quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức có hiệu quả.
Rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản trị và điều hành của nhà quản trị ở các cấp trong doanh nghiệp cho sinh viên, học viên để trở thành nhà quản trị nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Cung cấp các cán bộ quản lý nguồn nhân lực có bản lĩnh nghề nghiệp, có khả năng thích ứng linh hoạt trước diễn biến của thực tiễn và môi trường đa văn hóa; Có khả năng cập nhật kiến thức, độc lập nghiên cứu và tự học để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Các môn học chuyên ngành
  • Quản trị nhân lực
  • Hành vi tổ chức
  • Tổ chức và Định mức lao động
  • Quản trị nhân lực chiến lược
  • Quản trị nhân lực quốc tế
  • Phân tích và Quản lý thực hiện công việc
  • Tuyển dụng nguồn nhân lực
  • Phát triển nguồn nhân lực
  • Thù lao lao động
  • Quan hệ lao động
  • Tâm lý học lao động
Chuyên đề Quản trị nhân lực
Ngành Quản trị nhân lực có mã ngành riêng và thực hiện đào tạo ở các trình độ đại học (cử nhân) và sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ)
15. Khoa Quản trị Kinh Doanh
Hệ đại học: Cử nhân ngành quản trị kinh doanh
Mục tiêu: Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có lập trường tư tưởng vững vàng, có năng lực, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, có sức khoẻ tốt, có bản lĩnh và đạo đức kinh doanh đúng đắn.
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Có nền kiến thức rộng về kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực. Sinh viên có kỹ năng thực hiện các chức năng quản trị đang hoạt động trong các lĩnh vực như: xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh, chương trình, dự án kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; tổ chức, điều hành, kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích, chẩn đoán, đánh giá doanh nghiệp; tái cấu trúc và tổ chức lại doanh nghiệp cho thích ứng sự thay đổi môi trường.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.
Các môn học chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp, Quản trị chiến lược, Quản trị tác nghiệp, Quản trị hậu cần, Quản trị dự án, Quản trị tiêu thụ, Quản trị nhóm, Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Quản trị văn phòng, Kỹ năng quản trị, Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình, Kiểm soát, Nghiên cứu kinh doanh, Quản trị công ty, Văn hoá doanh nghiệp, Các môn học kinh doanh theo lĩnh vực chuyên sâu; Đề án môn học chuyên ngành…
Hệ Thạc sĩ
Các ngành đào tạo thạc sĩ: 
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Quản trị chất lượng
Đào tạo Đại học, Cao học và Tiến sỹ về Quản trị Kinh doanh, Cao học và Tiến sỹ về Kinh tế Công nghiệp;
Nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và phát triển sản xuất – kinh doanh của Doanh nghiệp;
Tư vấn phát triển kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước;
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên phục vụ phát triển Khoa, Trường và các tổ chức khác.
Hệ Tiến sĩ : Gồm 2 ngành đạo tạo tiến sĩ là Ngành Quản trị kinh doanh và Ngành Quản lý công nghiệp
Cử nhân liên kết Hàn Quốc – DSU
Cử nhân quản trị chất lượng và đổi mới bằng tiếng anh – EMQI
Cử nhân quản trị điều hành thông minh bằng tiếng anh – E-SOM
Cử nhân quản trị Kinh Doanh chất lượng cao
Công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân quan tâm sâu sắc với những quy định cụ thể về các vấn đề học bổng và hỗ trợ tài chính, vấn đề việc làm cho sinh viên và nhiều chính sách hỗ trợ khác được ban hành cụ thể. Hàng năm, nhà trường đều trao tặng học bổng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và trong các hoạt động đoàn thể. Nhà trường liên kết với nhiều doanh nghiệp trên cả nước trong việc hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau khi ra trường: Công ty TNHH BMG Hà Nội, Công ty TNHH Sypanel Vina, CTCP Vietedge, Công ty cổ phần ASANO... Ngoài ra, trường còn có các chính sách miễn giảm học phí áp dụng đối với các đối tượng sinh viên chính sách.
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/23-11-2024_2818e7d5efc5a1cf3bd79a6e6c05c8a4.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)