1. Khoa ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
1.1 Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Tên tiếng Anh: Faculty of Electrical & Electronics Engineering
Tóm tắt lịch sử thành lập:
Được thành lập năm 1966, đến nay, trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn giáo viên dạy nghề, kỹ sư công nghệ trình độ đại học, kỹ thuật viên cao đẳng, trung cấp; công nhân kỹ thuật lành nghề; bồi dưỡng tay nghề, nâng bậc thợ. Hiện nay, khoa Điện – Điện tử đang đào tạo 04 chuyên ngành trình độ đại học; 06 chuyên ngành trình độ cao đẳng.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện có 40 giảng viên chính và giảng viên, 100% có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ; giàu kinh nghiệm giảng dạy, có kỹ năng thực hành nghề bậc cao, luôn gắn kết chuyên môn giảng dạy với thực tế kỹ thuật công nghệ tại nhà máy, xí nghiệp và tiếp cận sự phát triển khoa học công nghệ tiên tiến.
Cơ sở vật chất học liệu hiện có hơn 40 phòng thực hành và thí nghiệm hiện đại phục vụ các chuyên ngành đào tạonhư phòng thực hành tự động hóa, thực hành mạng truyền thông công nghiệp, phòng thực hành điều khiển nhúng, điều khiển khí nén- thủy lực, phòng thực hành sản xuất linh hoạt FMS, Cơ điện tử, phòng thí nghiệm rơ le số…
1.2 Thông tin các ngành đào tạo trình độ đại học
Khoa Điện – Điện tử thực hiện nhiệm vụ đào tạo 02 mã ngành đại học:
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử, mã số 7510301, với 03 chuyên ngành:
+ Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử;
+ Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện;
+ Chuyên ngành Hệ thống điện.
- Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, mã số 7510303.
1.2.1 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử (mã ngành 7510301, Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử)
Thời lượng đào tạo: 4 năm (Công nghệ KT); 4,5 năm (SPKT)
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không bao gồm kiến thức quốc phòng an ninh và NVSP)
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử (chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử) có thể:
Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để góp phần hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên đáp ứng cho việc tiếp thu và ứng dụng các kiến thức chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và các chuyên ngành liên quan và khả năng học ở các bậc học cao hơn;
Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Có năng lực sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để vẽ, tính toán, lập trình và giải quyết các vấn đề thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử. Thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa và quản lý các hệ thống trong lĩnh vực điện, điện tử, các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp;
Có kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp để làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh, làm việc trong môi trường đa dạng, đa văn hóa và hội nhập; Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước về lĩnh vực điện tử công nghiệp và dân dụng như dây chuyền lắp ráp điện máy gia dụng, điện thoại, tivi, máy tính, các nhà máy sản xuất các linh phụ kiện điện tử, mạch điện tử công nghệ cao,…
Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong trường trung học phổ thông.
Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ giám sát, trong các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm, thiết bị điện, điện tử, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Thăng tiến trở thành giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật.
Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hoặc cán bộ quản lý kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực điện tử công nghiệp.
Tự khởi sự kinh doanh, tạo lập và quản lý doanh nghiệp của của bản thân và gia đình.
Các công ty, đơn vị kinh doanh, tư vấn thiết kế tích hợp các hệ thống đo lường điều khiển tự động hóa trong các nhà máy, các khu công nghiệp;
Có khả năng làm việc tại các trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các công ty liên doanh nước ngoài về lĩnh vực giám sát và điều khiển các hệ thống thông minh;
Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trường dạy nghề, Trung cấp;
Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn;
Các công ty quản lý điều hành các ngành nghề, các khu công nghiệp
1.2.2 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử (mã ngành 7510301, chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện)
Thời lượng đào tạo: 4 năm (Công nghệ KT); 4,5 năm (SPKT)
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không bao gồm kiến thức quốc phòng an ninh và NVSP)
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên tốt nghiệp từ ngành Công nghệ Kỹ thuật điện có thể:
Có hiểu biết về kinh tế, chính trị,có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để góp phần hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên đáp ứng cho việc tiếp thu và ứng dụng các kiến thức chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện và các chuyên ngành liên quan và khả năng học ở các bậc học cao hơn;
Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện. Có năng lực sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để vẽ, tính toán, lập trình và giải quyết các vấn đề thực tế trong hệ thống điện dân dụng, điện công nghiệp. Thiết kế, lắp đặt, vận hành,bảo trì, sửa chữa và quản lý các hệ thống cung cấp điện, trang bị điện của các nhà máy, xí nghiệp, các hệ thống điện tòa nhà;
Có kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp để làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh, làm việc trong môi trường đa dạng, đa văn hóa và hội nhập. Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện có thể làm việc ở những vị trí:
Cán bộ kỹ thuật hoặc quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp rắp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện, điện tử; cơ quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện;
Làm việc trong các nhà máy điện, các xí nghiệp với vai trò là: kỹ sư thiết kế; kỹ sư vận hành, bảo dưỡng; kỹ sư kiểm định, đánh giá; tư vấn thiết kế, giám sát;
Giảng dạy các môn học của chuyên ngành ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và trung tâm dạy nghề.
Thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện trong các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: nhà máy luyện cán thép, nhà máy nhiệt điện - thuỷ điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, ôtô;
Thiết kế, giám sát, tư vấn, lắp đặt các hệ thống cung cấp điện trong: các sở điện, nhà máy, phân xưởng, tòa nhà cao ốc, khu đô thị, các tuyến giao thông điện đường sắt;
Thiết kế, bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa các thiết bị điện trong sản xuất dân dụng: và công nghiệp như trạm trộn, máy xây dựng;
Công ty liên doanh nước ngoài về lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghiệp trong đó có lắp đặt, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện;
Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học; có thể công tác tại các viện nghiên cứu, cục đo lường và kiểm định
1.2.3 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử (mã ngành 7510301, chuyên ngành Hệ thống điện)
Thời lượng đào tạo: 4 năm (Công nghệ KT); 4,5 năm (SPKT)
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không bao gồm kiến thức quốc phòng an ninh và NVSP)
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên tốt nghiệp từ ngành Công nghệ kỹ thuật Điện- Điện tử, chuyên ngành Công nghệ Hệ thống điện có thể:
Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để góp phần hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng; có kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc;
Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành hệ thống điện và các chuyên ngành liên quan và khả năng học ở các bậc học cao hơn;
Trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành hệ thống điện. Đào tạo sinh viên năng lực sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để tính toán, mô phỏng và giải quyết các vấn đề thực tế trong hệ thống điện. Nghiên cứu, thiết kế, khai thác, vận hành bảo trì và quản lý các hệ thống điện địa phương, lưới điện khu vực và lưới điện quốc gia;
Có kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp để làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh, làm việc trong môi trường đa dạng, đa văn hóa và hội nhập. Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Cán bộ kỹ thuật hoặc quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp rắp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện, điện tử; cơ quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, hệ thống điện.
Làm việc trong các nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện năng với vai trò là: kỹ sư thiết kế; kỹ sư vận hành, bảo dưỡng; kỹ sư kiểm định, đánh giá; tư vấn thiết kế, giám sát .., làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết bị điện, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.... có thể hành nghề cá nhân.
Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Hệ thống điện ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
Các cơ quan quản lý nhà nước về lưới điện quốc gia
Các công ty điện lực việt Nam, nhà máy thủy điện, nhiệt điện…
Quản lý, lắp đặt và phụ trách các hệ thống điện trong nhà máy xí nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp điện
Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các viện nghiên cứu trên cả nước.
1.2.4 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (mã ngành 7510303)
Thời lượng đào tạo: 4 năm (Công nghệ KT); 4,5 năm (SPKT)
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không bao gồm kiến thức quốc phòng an ninh và NVSP)
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa:
Có hiểu biết về kinh tế, chính trị,có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để góp phần hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên đáp ứng cho việc tiếp thu và ứng dụng các kiến thức chuyên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và các chuyên ngành liên quan và khả năng học ở các bậc học cao hơn;
Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Có năng lực sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để vẽ, tính toán, lập trình và giải quyết các vấn đề thực tế trong hệ thống điều khiển tự động. Thiết kế, lắp đặt, vận hành,bảo trì, sửa chữa và quản lý các hệ thống điều khiển, các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp;
Có kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp để làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh, làm việc trong môi trường đa dạng, đa văn hóa và hội nhập. Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp tại các nhà máy điện, nhà máy, xí nghiệp sản xuất; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; các Công ty, Tập đoàn trong và ngoài nước về lĩnh vực điều khiển và tự động hóa...;
Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hoặc cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.Có cơ hội thăng tiến trở thành giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật;
Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung học phổ thông.
Tự khởi sự kinh doanh, tạo lập và quản lý doanh nghiệp của của bản thân và gia đình. Các công ty, đơn vị kinh doanh, tư vấn thiết kế tích hợp các hệ thống đo lường điều khiển tự động hóa trong các nhà máy, các khu công nghiệp;
Có khả năng làm việc tại các trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ; các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các liên doanh nước ngoài về lĩnh vực Tự động hóa - Điều khiển, lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dân dụng.., các viện nghiên cứu thiết kế, các Trường dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học;
Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn;
Các công ty quản lý điều hành các ngành nghề, các khu công nghiệp
1.3. Thông tin các ngành đào tạo trình độ cao đẳng
1.3.1 Điện công nghiệp (mã ngành 6520227)
Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
Số lượng môn học/ mô đun: 29
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2535 giờ (99 tín chỉ)
Khối lượng lý thuyết: 673 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1773 giờ;
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực điện công nghiệp.
Có thể trở thành cán bộ kỹ thuật, công nhân thiết kế, lắp ráp, vận hành và sửa chữa các hệ thống sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp.
Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Đại học.
1.3.2 Công nghệ Điện, Điện tử (mã ngành 6510303)
Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
Số lượng môn học/ mô đun: 26
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2130 giờ (98 tín chỉ)
Khối lượng lý thuyết: 547 giờ; Thực hành/ Thực tập sản xuất: 1613 giờ
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện, điện tử; các cơ sở nghiên cứu về kỹ thuật điện, điện tử, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện, điện tử hoặc có liên quan.
1.3.3 Điện tử công nghiệp (mã ngành 6520225)
Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
Số lượng môn học/ mô đun: 27
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2550 giờ (99 tín chỉ)
Khối lượng lý thuyết: 665 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1807 giờ
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện, điện tử; các cơ sở nghiên cứu về kỹ thuật điện tử, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện, điện tử hoặc có liên quan.
1.3.4 Điện tử dân dụng (mã ngành 6520224)
Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
Số lượng môn học/ mô đun: 28
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2565 giờ (99 tín chỉ)
Khối lượng lý thuyết: 648 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1837 giờ
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện, điện tử dân dụng; Các cơ sở nghiên cứu về kỹ thuật điện tử, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện, điện tử dân dụng hoặc có liên quan.
1.3.5 Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong Công nghiệp ( Mã ngành 652020)
Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
Số lượng môn học/ mô đun: 29
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2550 giờ (99 tín chỉ)
Khối lượng lý thuyết: 650 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1813 giờ;
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp.
Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Đại học.
1.3.6 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (mã ngành 6520205)
Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
Số lượng môn học/ mô đun: 27
Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2550 giờ (99 tín chỉ)
Khối lượng lý thuyết: 658 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1805 giờ;
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý tại các cơ sở, công ty dịch vụ chuyên ngành như: siêu thị; nhà máy bia; nhà máy chế biến sữa; nhà máy bảo quản thủy, hải sản; nhà máy chế tạo thiết bị lạnh, điều hòa không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; ...
2. KHOA CƠ KHÍ
2.1 Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: KHOA CƠ KHÍ
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Cơ khí - trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được hình thành ngay từ giai đoạn đầu thành lập trường năm 1966. Đến nay, trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn giáo viên dạy nghề, kỹ sư công nghệ trình độ đai học và sau đại học thuộc 4 chuyên ngành: Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật cơ khí và Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việc làm đúng chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội trên khắp mọi miền tổ quốc và ở nước ngoài.
Đội ngũ Cán bộ giảng dạy trong khoa hiện tại là 40 CBGD cơ hữu; 5 GV trình độ tiến sỹ chiếm 12,5%, 35 thạc sỹ chiếm 82,5% (07 Giảng viên đang làm nghiên cứu sinh). Hầu hết giảng viên đều có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo tại các trường, viện nghiên cứu danh tiêng trong và ngoài nước.
Các ngành đào tạo:
* Trình độ thạc sĩ: Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
* Trình độ đại học với các chuyên ngành:
1- Công nghệ chế tạo máy
2- Công nghệ kỹ thuật cơ khí
3- Công nghệ kỹ thuật Ô tô
4- Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
* Đào tạo trình độ cao đẳng gồm các ngành:
1- Cắt gọt kim loại
2- Công nghệ Hàn
3- Công nghệ ô tô
Mục tiêu đào tạo:
1- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ đại học và sau đại học các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, CNKT Cơ điện tử đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
2- Nghiên cứu khoa học, công nghệ gắn kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; thu hút nguồn tài trợ của tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở và cấp quốc gia.
3. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trong và ngoài nước về các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ.
2.2 Thông tin về từng ngành
2.2.1 Ngành Công nghệ Chế tạo máy
Thời lượng đào tạo: 4 năm (thời gian chuẩn), tổng số tín chỉ: 136 TC, trong đó bao gồm cả 08 TC Giáo dục quốc phòng và 04 TC Giáo dục thể chất
Yêu cầu tiếng anh: B1 chuẩn Châu Âu
- Mục tiêu chung: Đào tạo trình độ đại học lĩnh vực Sư phạm kỹ thuật ngành Công nghệ chế tạo máy nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam trong việc đào tạo giáo viên dạy nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phảm chất đạo đức tốt; có đủ sức khoẻ; có năng lực dạy học, nghiên cứu khoa học; có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị, dụng cụ, sản phẩm cơ khí; các cơ sở nghiên cứu về cơ khí hoặc có liên quan đến lĩnh vực công nghệ chế tạo máy. Cán bộ kỹ thuật thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí có sự tham gia của ROBOT, máy CNC... tại phòng kỹ thuật trong các công ty, doanh nghiệp...
Trực tiếp vận hành gia công sản phẩm cơ khí trên thiết bị truyền thống và hiện đại như: máy tiện CNC, phay CNC, cắt dây CNC, xung định hình CNC... trong các công ty, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.
Giáo viên giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các trường trung học phổ thông.
2.2.2 Ngành Cơ điện tử
- Thời lượng đào tạo: 4 năm (thời gian chuẩn), tổng số tín chỉ: 136 TC, trong đó bao gồm cả 08 TC Giáo dục quốc phòng và 04 TC Giáo dục thể chất
- Yêu cầu tiếng anh: B1 chuẩn Châu Âu
Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo người kỹ sư có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các quy trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp.
Chương trình đào tạo có tính liên ngành bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử và kỹ thuật lập trình.
Phát triển khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội
Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ giám sát, trong các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ điện tử.
Các doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hoá sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người kỹ sư, quản lý hay điều hành.
Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong trường trung học phổ thông.
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, đi sâu vào các lĩnh vực cơ điện tử chuyên sâu, khả năng ứng dụng nhanh vào thực tiễn.
2.2.3 Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Thời lượng đào tạo:
Đại học công nghệ: 4 năm
Đại học Sư phạm Kỹ thuật: 4,5 năm
Cao đẳng: 2,5 năm
Đội ngũ giảng viên :Giảng viên cơ hữu hiện nay đang trực tiếp giảng dạy trong bộ môn gồm 10 thầy cô giáo có trình độ từ thạc sĩ trở lên gồm:3 Tiến sĩ, 7 Thạc sĩ
Chuẩn đầu ra: Có kỹ năng nghề tương đương với trình độ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2/5. Đạt chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam
Định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên:
Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ giám sát, trong các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí.
Các doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và dạy công nghệ trong trường trung học phổ thông.
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, đi sâu vào các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ hàn khả năng ứng dụng nhanh vào thực tiễn;
2.2.4 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thời lượng đạo tạo:
- Hệ Sư phạm Kỹ thuật: 4,5 năm (153TC)
- Hệ Đại học Công nghệ: 4,0 năm (136TC)
- Hệ Cao đẳng Kỹ thuật: 2,5 năm (99TC)
- Yêu cầu ngoại ngữ: chương trình học tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định cấp hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 350, TOEFL 450, IELTS 4.0 điểm trở lên.
- Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ đại học để đào tạo ra những kỹ sư, kỹ thuật viên cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô. Chương trình đào tạo trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô. Khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực: Làm cán bộ giảng dạy, cán bộ đào tạo trong các trường đại học công nghệ, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và các trường trung học phổ thông; Làm cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp rắp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm ô tô, máy động lực và các cơ sở nghiên cứu về cơ khí có liên quan đến lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô; Có khả năng tư vấn kỹ thuật cho một số ngành liên quan.
3. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
3.1 Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tóm tắt lịch sử thành lập:
1999-2006: Khoa được Nhà trường giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các ngành, nghề lĩnh vực công nghệ thông tin trình độ cao đẳng, trung cấp.
Từ năm 2006 đến nay: Khoa được Nhà trường giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trình độ đại học, cao đẳng; xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; chịu trách nhiệm về nội dung, phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn; biên soạn chương trình, giáo trình và các tài liệu phục vụ dạy học; đánh giá kỹ năng nghề cho sinh viên và cho người lao động.
Cơ cấu tổ chức: Khoa có 02 bộ môn trực thuộc là Bộ môn Công nghệ thông tin và Bộ môn Máy tính.
Đội ngũ: Hiện tại, khoa có 28 cán bộ giảng dạy, trong đó có 01 tiến sĩ, 26 thạc sĩ, có 05 nghiên cứu sinh đang học tập nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài.
Chuyên ngành và trình độ đào tạo: Khoa Công nghệ Thông tin đã và đang tổ chức đào tạo trình độ đại học sư phạm kỹ thuật, đại học công nghệ, liên thông đại học các ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính; đào tạo trình độ cao đẳng công nghệ ngành Công nghệ thông tin; văn bằng 2 trình độ đại học ngành Công nghệ thông tin.
Mô hình đào tạo: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, định hướng ứng dụng.
3.2 Thông tin về các ngành đào tạo
3.2.1 Ngành Công nghệ thông tin
Trình độ đào tạo: Đại học.
Thời gian đào tạo (thời gian chuẩn): 4 năm.
Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ (Chưa bao gồm Giáo dục quốc phòng an ninh).
Mục tiêu đào tạo:
Có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên-xã hội, chính trị, pháp luật, thực tế, giáo dục thể chất; có kiến thức về tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành công nghệ thông tin; có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc; hiểu về ngành công nghệ thông tin, các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành công nghệ thông tin. Có kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức giám sát, quản lý, điều hành hoạt động các hệ thống thông tin;
Có kỹ năng cần thiết giải quyết các vấn đề phức tạp trong các hệ thống thông tin; kỹ năng dẫn dắt khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế các hệ thống thông tin. Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác;
Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp như: làm việc độc lập và làm việc nhóm, giao tiếp bằng ngoại ngữ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; hướng dẫn giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ. Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức giám sát, quản lý, điều hành hoạt động, thu thập thông tin, mô hình hóa các hệ thống thông tin. Định hướng và đưa ra kết luận chuyên môn, bảo vệ quan điểm cá nhân; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực; đánh giá và cải thiện hiệu quả công việc;
Có kỹ năng xây dựng, bảo trì các hệ thống thông tin theo quy trình: hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Giảng dạy các môn chuyên môn về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo.
Thiết kế, xây dựng các dự án phần mềm, website, trang thông tin điện tử.
Thiết kế, xây dựng các hệ thống mạng.
Quản trị, lắp đặt, cài đặt, bảo trì, nâng cấp phần mềm, hệ thống mạng, website, trang thông tin điện tử.
Thiết kế xây dựng các phần mềm ứng dụng di động.
Kiểm thử phần mềm.
Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3.2.2 Ngành Khoa học máy tính
Trình độ đào tạo: Đại học.
Thời gian đào tạo (thời gian chuẩn): 04 năm.
Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ (Chưa bao gồm Giáo dục quốc phòng an ninh).
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu Đào tạo
Có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên-xã hội, chính trị, pháp luật, thực tế, giáo dục thể chất; có kiến thức về tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành khoa học máy tính; có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc; hiểu về ngành khoa học máy tính, các kiến thức cơ sở ngành và chuyên khoa học máy tính. Có kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức giám sát, quản lý, điều hành hoạt động các hệ thống thông tin.
Có kỹ năng cần thiết giải quyết các vấn đề phức tạp trong các hệ thống thông tin; kỹ năng dẫn dắt khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế các hệ thống thông tin. Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Có kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác.
Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp như: làm việc độc lập và làm việc nhóm, giao tiếp bằng ngoại ngữ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; hướng dẫn giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ. Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức giám sát, quản lý, điều hành hoạt động, thu thập thông tin, mô hình hóa các hệ thống thông tin. Định hướng và đưa ra kết luận chuyên môn, bảo vệ quan điểm cá nhân; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực; đánh giá và cải thiện hiệu quả công việc.
Có kỹ năng xây dựng, bảo trì các hệ thống thông tin theo quy trình: hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Giảng dạy các môn chuyên môn về công nghệ thông tin, khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo. Thiết kế, xây dựng, đánh giá giải thuật Lập trình, gia công phần mềm. Thiết kế, xây dựng các dự án phần mềm trên máy tính và thiết bị di động, website. Thiết kế, xây dựng các hệ thống mạng.
Quản trị, lắp đặt, cài đặt, bảo trì, nâng cấp phần mềm, hệ thống mạng, website, trang thông tin điện tử.
Kiểm thử phần mềm. Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.
Thông tin liên lạc
- Địa chỉ: Khoa Công nghệ Thông tin – Nhà B2, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đường Phù Nghĩa - Phường Lộc Hạ - TP. Nam Định
- Điện thoại: 0228 3636058.
- Email: khoacntt.skn@moet.edu.vn.
4. KHOA KINH TẾ
4.1 Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: KHOA KINH TẾ
Tóm tắt lịch sử thành lập:
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được thành lập dựa trên cơ sở Quyết định 686/QĐ-LĐTBXH ngày 19/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi mới thành lập, Khoa Kinh tế có 02 bộ môn trực thuộc là Bộ môn Kinh tế cơ sở và Bộ môn Kế toán - Quản lý công nghiệp. Để phù hợp hơn với yêu cầu quản lý chuyên môn, lĩnh vực hoạt động và ngành đào tạo trong quá trình phát triển, Nhà trường điều chỉnh lại các bộ môn trực thuộc Khoa thành 02 bộ môn: Bộ môn Quản trị kinh doanh và Bộ môn Kế toán. Đến nay, Khoa Kinh tế đã từng bước khẳng định được thương hiệu và trở thành một địa chỉ tin cậy trong nghiên cứu khoa học và đào tạo một số ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế - Quản lý; cung cấp các sản phẩm khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
Khoa Kinh tế đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, cao đẳng; nghiên cứu khoa học; tư vấn, phản biện, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Kinh tế - Quản lý (Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp...) theo tiêu chí chất lượng, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các hoạt động giáo dục - đào tạo và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mở cửa hội nhập quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2020, Khoa Kinh tế sẽ trở thành địa chỉ tin cậy, có uy tín và đạt chuẩn quốc gia trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Kinh tế - Quản lý; đồng thời không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng để tiệm cận tới các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới trong từng lĩnh vực hoạt động.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy
Khoa Kinh tế hiện nay có 14 cán bộ giảng viên và 01 giáo vụ khoa. Trong đó có 02 tiến sĩ, 11 thạc sĩ (05 đang làm NCS), 02 cử nhân.
4.2 Thông tin về các ngành đào tạo
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ
* Đào tạo trình độ đại học và cao đẳng
- Các ngành đào tạo: Kế toán và Quản trị kinh doanh.
- Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Thời gian đào tạo: đại học (04 năm); cao đẳng (03 năm).
* Đào tạo đại học liên thông
- Ngành đào tạo: Kế toán
- Ngành Quản trị kinh doanh
- Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp.
- Thời gian đào tạo: linh hoạt trong khoảng từ 1,5 - 3 năm (tùy thuộc vào kết quả chuyển điểm của thí sinh đã học trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng sang trình độ đại học).
* Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
- Nội dung: Kế toán tổng hợp, Kế toán thuế, Kế toán nâng cao.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: tùy thuộc nhu cầu của người học sẽ tổ chức theo khóa đào tạo, bồi dưỡng để cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc kèm cặp để nâng cao trình độ.
- Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: từ 1 - 3 tháng đối với một khóa đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Linh hoạt thời gian đối với hình thức kèm cặp nâng cao trình độ nếu người học không yêu cầu cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận.
- Định hướng phát triển
Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, cao đẳng; nghiên cứu khoa học; tư vấn, phản biện, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ thuộc thuộc lĩnh vực Kinh tế - Quản lý (Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp...) theo tiêu chí chất lượng, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các hoạt động giáo dục - đào tạo, dạy nghề và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mở cửa hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, Khoa Kinh tế sẽ trở thành địa chỉ tin cậy, có uy tín và đạt chuẩn quốc gia trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Kinh tế - Quản lý; đồng thời không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng để tiệm cận tới các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới trong từng lĩnh vực hoạt động.
- Email: liên lạc của phòng, khoa: khoakinhte.skn@moet.edu.vn
5. KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
5.1 Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Sư phạm kỹ thuật được thành lập từ năm 1971 (tiền thân là Ban nghiệp vụ sư phạm) với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy thực hành. Cùng với sự phát triển đa dạng các ngành, nghề đào tạo của Nhà trường, Ban nghiệp vụ sư phạm đã không ngừng lớn mạnh và góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của Nhà trường, đặc biệt là nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề trình độ đại học, cao đẳng.
5.2 Đội ngũ giảng viên
Khoa Sư phạm kỹ thuật là gam màu sáng góp phần tạo nên bức tranh hơn 50 năm truyền thống Nhà trường. Với 20% giảng viên có học vị Tiến sĩ, 80% giảng viên có học vị Thạc sĩ và trong đó 10% giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, Khoa Sư phạm kỹ thuật đã và đang thực hiện nhiệm vụ chính trị về tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhiều cơ sở giáo dục, doanh nghiệp có đào tạo nghề trong cả nước, cụ thể là:
- Tham gia đào tạo sinh viên sư phạm và các lớp đại học, cao học;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp; Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người dạy nghề và triển khai các chuyên đề thuộc lĩnh vực nghiệp vụ sư phạm theo nhu cầu xã hội;
- Tham gia Hội đồng Giám khảo đánh giá bài giảng trong Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp Quốc gia, cấp Tỉnh và Hội thi thiết bị đào tạo tự làm;
- Từ năm 2012, trước yêu cầu về thực tiễn nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp, Khoa đã và đang triển khai giảng dạy học phần Kỹ năng mềm cho sinh viên đại học.
* Địa chỉ liên hệ
Khoa Sư phạm kỹ thuật - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Đường Phù Nghĩa - Phường Lộc Hạ - TP. Nam Định
Tel : 0228. 3636 054
Email: khoaspkt.skn@moet.edu.vn
6. KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
6.1 Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Lịch sử hình thành: Khoa Giáo Dục Đại Cương được thành lập trên cơ sở ghép các khoa, bộ môn: Khoa Ngoại ngữ, Bộ môn GDTC-QP, khoa Khoa học Cơ bản. Đào tạo các môn học thuộc các học phần giáo dục đại cương trong chương trình đào tạo đại học, cao đẳng.
6.2 Đội ngũ giảng viên
Khoa Giáo Dục Đại cương có 22 cán bộ, giảng viên, trong đó có 19/22 giảng viên có trình độ thạc sĩ, có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 01 đang làm nghiên cứu sinh.
6.3 Địa chỉ liên hệ:
Khoa Giáo Dục Đại Cương - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Đường Phù Nghĩa - Phường Lộc Hạ - TP. Nam Định
Tel : 02283. 636 051
Email : khoakhcb.skn@moet.edu.vn