1. Giới thiệu chung về Khoa
1.1. Khoa Công nghệ thông tin:
Tổng quan:
- Khoa Công nghệ thông tin trực thuộc trường Đại học Thành Đô, được thành lập ngày 30/11/2004 cùng với sự thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô- tiền thân của Trường Đại học Thành Đô được nâng cấp theo Quyết định số: 659/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Khoa Công nghệ thông tin là một trong sáu trụ cột phát triển của Nhà trường, Khoa có nhiệm vụ quản lý và đào tạo Kỹ sư chuyên ngành: Công nghệ thông tin.
- Với đội ngũ Giảng viên trẻ có tâm huyết có trình độ chuyên môn cao trong đó có 01 Tiến sĩ, 01 NCS, 100% giảng viên giảng dạy có trình độ trên đại học.
Mục tiêu đào tạo:
- Nhằm hiện thực hóa Sứ mệnh của Trường Đại học Thành Đô là Kiến tạo môi trường giáo dục giúp người học được học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản thân, dẫndắt và truyền cảm hứng theo nguyên lý “Trí - Năng - Nhân - Hòa”;
Khoa Công nghệ thông tin hướng tới một môi trường giáo dục mà người học
được phát triển trí tuệ, được nâng cao năng lực, được rèn luyện nhân cách và đượchọc cách để hòa hợp.
- Với mục tiêu đào tạo ra kỹ sư công nghệ thông tin vững lý thuyết giỏi thực thành. Khoa xác định 3 mục tiêu đào tạo chính: Kỹ sư phát triển và quản trị hệ thống Mobile Internet, Kỹ sư quản trị và tích hợp hệ thống Công nghệ thông tin, Kỹ sư phát triển ứng dụng Trí tuệ nhận tạo và Bigdata.
1.2. Khoa Du lịch - Ngoại ngữ:
Tổng quan: Khoa Du lịch -Ngoại ngữ thành lập ngày 10/04/2017 (tiền thân là khoa Ngoại ngữ, sau đó được sáp nhập với khoa Du lịch) là khoa chủ quản có nhiệm vụ quản lý và đàotạo cử nhân các chuyên ngành:
- Ngôn ngữ Anh
- Việt Nam học (Hướng dẫn Du lịch)
- Quản trị Khách sạn
Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên các quy định chung của Bộ GD&ĐT đồng thời tính đến đặc thù chuyên ngành và nhu cầu của xã hội.
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Về kiến thức:
+Ngành Ngôn ngữ Anh: Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh, lịchsử, văn hóa xã hội và văn học Anh - Mỹ.
+Ngành Hướng dẫn Du lịch: Phương châm thực hành là hàng đầu, lý thuyết để ứngdụng. Có kiến thức về hướng dẫn du lịch, thiết kế - tổ chức chương trình sự kiện liên quanđến du lịch, có hiểu biết về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
+Ngành Quản trị Khách sạn: Sinh viên đạt chuẩn kiến thức của trình độ Đại học theongành quản trị kinh doanh và chuyên ngành đào tạo Quản trị doanh nghiệp khách sạn.
- Về kĩ năng:
+ Có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thích ứng cao có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ quan đơn vị.
+ Có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các tình huống giao tiếp xã hội và các lĩnh vực chuyên môn thông thường khác.
+ Có phương pháp học tập hiệu quả để có thể tự học nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức.
+ Năng động trong các hoạt động văn hóa xã hội, lĩnh vực đối ngoại.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:
+ Lập trường chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
+ Mục tiêu giáo dục: Trí tuệ cao, năng lực tốt, nhân cách – trung thực, và hòa đồng với mọi người.
+ Tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật cao, sáng tạo say mê trong học tập làm việc, có tư tưởng cầu thị.
- Trình độ ngoại ngữ:
+ Có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn tùy theo chuyên ngành.
+ Ngoại ngữ 2: Có khả năng giao tiếp bằng một ngoại ngữ khác (Trung, Nhật, Hàn, Đức tương đương trình độ B) trong các tình huống giao tiếp xã hội thông thường.
- Trình độ Tin học:
+ Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
1.3. Khoa Kinh tế:
Tổng quan:
Khoa Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-ĐHTĐ của Chủ tịch HĐQT trường Đại học Thành Đô, trên cơ sở tiền thân là Khoa Kế toán và Khoa Quản trị được thành lập từ ngày 30/11/2004. Với đội ngũ giảng viên cơ hữu đầy tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao trong đó có 02 PGS, 02 TS và 12 Thạc sĩ. Chương trình đào tạo hiện đại, được xây dựng trên cơ sở huy động trí tuệ tập thể của cán bộ giảng viên trong Khoa cũng như sự tham vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế. Đặc biệt trong chương trình đào tạo, Khoa Kinh tế đã liên kết với các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn để kết hợp đào tạo và đưa sinh viên đi trải nghiệm thực tập, thực tế tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân ngành Kế toán, ngành Quản trị kinh doanh và ngành Quản trị văn phòng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán, quản trị, điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc;..
- Các ngành Đào tạo: Hiện nay Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thành Đô đào tạo 03 chuyên ngành chính là: ngành Kế toán, ngành Quản trị văn phòng và ngành Quản trị kinh doanh.
- Các hệ đào tạo gồm: đào tạo đại học và liên thông từ cao đẳng lên đại học.
1.4. Khoa Điện - Điện tử:
Tổng quan: Khoa Công nghệ kỹ thuật Điện- Điện tử thành lập ngày 01/06/2009 (được sáp nhập hai khoa công nghệ kỹ thuật Điện và khoa Công nghệ kỹ thuật Điện tử -Viễn Thông) là khoa chủ quản có nhiệm vụ quản lý và đào tạo cử nhân các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện –Điện tử.
- Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên các quy định chung của Bộ GD&ĐT đồng thời tính đến đặc thù chuyên ngành và nhu cầu của xã hội.
Mục tiêu đào tạo:
- Mục tiêu của chương trình là đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử có kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên sâu về điện công nghiệp và điện tử, tự động hóa, có năng lực xây dựng, thiết kế, vận hành, sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện, điện tử, hệ thống truyền động tự động, trạm điện; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, đánh giá lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu; có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành và xã hội. Cụ thể:
- Có kiến thức và lập luận kỹ thuật: có nền tảng lý thuyết vững vàng về kiến thức cơ bản, cơ sở cũng như chuyên môn trong lĩnh vực điện năng, điện công nghiệp, điện tử và tự động hóa, có khả năng thích ứng cao với nhiều loại công việc.
- Phát triển các kỹ năng cá nhân về thực hành: ứng dụng được các kiến thức đã học vào môi trường làm việc, hình thành được các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Phát triển quan điểm chính trị và tư cách đạo đức: lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức phục vụ nhân dân, có tinh thần tự lập, cầu tiến.
- Sinh viên sau khi ra trường được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như: đảm trách phần kỹ thuật tại các cơ quan, nhà máy, công ty/tập đoàn chuyên về điện công nghiệp, điện tử-tự động, nghiên cứu giải pháp và chuyển giao công nghệ; hướng dẫn kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo nghề điện, điện tử công nghiệp hoặc dân dụng; quản lý kỹ thuật phần điện, điện tử trong các công ty, tập đoàn, cơ sở sản xuất công nghiệp, công ty giải trí, tòa nhà, giao thông vận tải, ngư nghiệp; hoặc tự tin khởi nghiệp bằng chính sức mình và không ngừng vươn xa.
1.5. Khoa Ô tô
Tổng quan:
- Khoa Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được thành lập ngày 30/11/2004 cùng với sự thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô, tiền thân của Trường Đại học Thành Đô được nâng cấp theo Quyết định số: 659/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Với đội ngũ gồm giảng viên cơ hữu tâm huyết có trình độ chuyên môn cao trong đó có 02 Phó giáo sư, 1 NCS, các giảng viên khác đều đều có trình độ trên đại học.
- Chương trình đào tạo hiện đại, được xây dựng trên cơ sở huy động trí tuệ tập thể của cán bộ giảng viên trong Khoa cũng như sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trong và ngoài nước. Đặc biệt Khoa đã liên kết với Trường Cao đẳng Công nghệ Ô tô Nakanihon của Nhật bản để trao đổi về chương trình và giáo viên, sinh viên sang học tập. Liên kết với trường Đại học Tomyong, Hàn Quốc trong việc đào tạo chương trình 2+2 ngành Công nghệ Ô tô.
Mục tiêu đào tạo:
- Đào tạo ra những kĩ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có phẩm chất chính trị tốt, có tư duy khoa học, năng động sáng tạo, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ tốt đáp ứng công việc yêu cầu. Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. Có khả năng tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc.
- Được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về công nghệ ô tô – máy động lực, các hệ thống truyền động cơ khí – thủy lực – khí nén, các hệ thống điều khiển điện tử,… có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao liên quan đến ô tô – máy động lực. Có khả năng khai thác vận hành, sử dụng các loại phương tiện, trang thiết bị thuộc chuyên ngành được đào tạo.
- Có khả năng tính toán, thiết kế để cải tiến để nâng cao năng suất và hiệu quả trong quá trình sản xuất, khai thác và sử dụng.
- Có kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô – máy động lực cũng như hoạt động điều hành sản xuất phụ tùng, điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô – máy động lực trên thị trường. Có khả năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các chi tiết, cụm chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật.Trực tiếp tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì, sửa chữa các máy móc và trang bị trong ngành công nghệ ô tô và máy động lực. Sử dụng tốt các dụng cụ, trang thiết bị đo kiểm và chẩn đoán kỹ thuật.
- Có khả năng tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật – công nhân lành nghề.
- Có thể đọc, hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Các ngành Đào tạo:
Trường đại học Thành Đô đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô hệ đào tạo đào tạo chính quy.
1.6. Khoa Dược
Tổng quan:
- Thành lập ngày 01/03/2013. Đội ngũ giảng viên với hơn 80 giảng viên cơ hữu gồm 4 GS-TS, 12 PGS-TS cùng với đông đảo đội ngũ Tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 2 chuyên ngành Y dược đã có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Khoa y dược trường đại học Thành Đô đào tạo dược sĩ trình độ đại học theo định hướng chuyên ngành quản lý và cung ứng thuốc, định hướng chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc. Sinh viên được trang bị những kiến thức cần thiết về khoa học cơ bản và y dược học cơ sở phục vụ cho chuyên môn dược, quản lý cung ứng thuốc, sản xuất và phát triển thuốc.Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nắm vững và vận dụng được các văn bản và quy phạm pháp luật về dược có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của chuyên ngành dược.
- Sinh viên của khoa y dược được trang bị những kỹ năng mềm như thành thạo ngoại ngữ, có khả năng làm việc nhóm, có khả năng tìm kiếm và thu thập tài liệu trong lĩnh vực dược.
Mục tiêu đào tạo:
- Mục tiêu của trường Đại học Thành Đô là sẽ trở thành đơn vị đào tạo nhân lực uy tín, chất lượng, chú trọng ngành nghề chăm sóc sức khỏe gắn liền nghiên cứu khoa học công nghệ với ứng dụng các công trình khoa học y dược. Đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao uy tín của nền y dược học nước nhà.
2. Thông tin về từng ngành
2.1. Ngành Công nghệ thông tin
- Thời lượng đào tạo:
+ Hệ đại học chính quy; thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
- Ngành Công nghệ thông tin đào tạo theo hai hướng chính:
+Ứng dụng lập trình Mobile;
+ Quản lý hệ thống công nghệ thông tin.
Sinh viên được học tập các kỹ năng triển khai lập trình và ứng dụng công nghệ qua mô hình phòng học Lab, từ sự hợp tác cùng Samsung. Ngoài ra, chương trình chương trình chất lượng cao đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao chuyên ngành Công nghệ thông tin (liên kết giữa Đại học Thành Đô với Đại học Tongmyong Hàn Quốc).
- Cơ hội nghề nghiệp:
+Công nghệ phần cứng: Công việc liên quan đến phần cứng máy tính bao gồm phát triển, thiết kế, kiểm tra, nghiên cứu và quản lý việc cài đặt các linh kiện phần cứng của máy tính, đảm bảo rằng các thành phần bên ngoài là hiệu quả, an toàn và được cài đặt đúng để đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động nhanh nhất và hiệu quả cao nhất. Các linh kiện phần cứng bao gồm các bo mạch chủ, chip máy tính, modem, máy in và các thiết bị ngoại vi khác thường được kết nối với máy tính.
+ Công nghệ phần mềm: Công việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì hệ thống phần mềm như:
-
Lập trình viên (Developer): người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh...
-
Quản lý dự án (Project Manager): Quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án
phát triển phần mềm ứng dựng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án.
-
Kiểm thử phần mềm (Tester): Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên " viết" ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó.
-
Kỹ sư cầu nối (BrSE): người đứng giữa, kết nối khách hàng với người làm kỹ
thuật, người làm kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói kỹ sư cầu nối là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của dự án. Có thể hiểu như sau: Bridge System Engineer (BrSE) = Developer + Business Analyst + Tester + Project Manager.
liệu là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin và tri thức hữu ích
dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phận cấu thành hệ
thống. Cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra
việc mã hoá.
-
Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu: Xây dựng kiến trúc thông tin, xây dựng mô hình dữ liệu (data model). Cài đặt thành thạo các hệ quản trị CSDL: Oracle, MSSQL, PostgreSQL và My SQL, khai thác các hệ thống CSDL tập trung và phân tán, tham gia phân tích, thiết kế, xây dựng, quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Mạng máy tính và truyền thông: Thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống mạng đạt tiêu chuẩn cao cho doanh nghiệp và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin như:
bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công.
- Vị trí công việc khác:
-
Cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và hành chính;
-
Giảng dạy chuyên ngành Công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao đẳng,Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
2.2. Ngành Ngôn ngữ Anh:
- Thời lượng đào tạo:
+ Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
(Sinh viên có thể học tiếp các bậc học Thạc sỹ, Tiến sĩ chuyên ngành.)
+Hệ cao đẳng chính quy: thời gian học tập tối đa 3 năm, Cấp bằng Cử nhân Thực hành.
- Yêu cầu Tiếng Anh:
Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh, lịch sử, văn hóa xã hội và văn học Anh - Mỹ. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, các chương trình giao lưu văn hóa, sinh hoạt cũng Giảng viên bản địa để sinh viên trau dồi kỹ năng về ngoại ngữ. Đặc biệt là kỳ thực tập kéo dài 3 – 6 tháng tại điểm du lịch của các tập đoàn là đối tác với Nhà trường như: Tập đoàn Sun World, Tập đoàn Novotel, Tập đoàn Continental …. chính vì thế sinh viên Thành Đô ngành Tiếng Anh luôn là ứng cử viên sáng giá khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoại tại VN.
- Cơ hội nghề nghiệp và vị trí công tác:
Sinh viên Ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một “công việc toàn cầu”. Đặc biệt, với việc Việt Nam ký Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, tham gia hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức vận hành thì cơ hội nghề nghiệp đối với các cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh luôn luôn rộng mở. Ngoài ra, theo các chuyên gia, Ngôn ngữ Anh là ngành học được ưa chuộng vì thị trường lao động Việt Nam bao giờ cũng cần rất nhiều những người giỏi ngoại ngữ, vững kiến thức văn hóa - xã hội và thạo kỹ năng làm việc.Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc:
+ Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…
+ Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,... trong các công ty nước ngoài;
+ Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn;
+ Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ.
2.3. Ngành Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch):
- Thời lượng đào tạo:
+ Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
(Sinh viên có thể học tiếp các bậc học Thạc sỹ, Tiến sĩ chuyên ngành.)
+ Hệ cao đẳng chính quy: thời gian học tập tối đa 3 năm, Cấp bằng Cử nhân Thực hành.
- Yêu cầu Tiếng Anh:
Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các tình huống giao tiếp xã hội và các lĩnh vực chuyên môn thông thường khác.
- Cơ hội nghề nghiệp:
Đối với sinh viên ngành Hướng dẫn Du lịch, sinh viên có thể làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, cụ thể:
+ Có chuyên môn phục vụ cho công tác du lịch từ trung ương tới địa phương; được cấp thẻ Hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
+ Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn về hướng dẫn du lịch, bao gồm: Tài nguyên du lịch; Hệ thống di tích lịch sử- văn hóa du lịch Việt nam; Tuyến và điểm du lịch Việt Nam; Marketing du lịch; Quản trị kinh doanh lữ hành; Luật du lịch; Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; Tổ chức sự kiện; Quản trị điểm đến du lịch; Marketing và bán trong du lịch…
+ Tổ chức thực hiện Chương trình du lịch; hướng dẫn tham quan du lịch; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình du lịch;
+ lịch và quảng bá du lịch; Hoạch định và triển khai các nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp lữ hành;
+ Có kỹ năng giao tiếp kinh doanh hiệu quả, kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm; Có kỹ năng làm báo cáo, trình diễn và truyền thông kinh doanh.
+ Tăng cường các kiến thức về văn hóa, ngoại ngữ như tiếng Anh, Trung, Nhật để sinh viên tốt nghiệp Khoa Du lịch của Đại học Thành Đô có thể làm việc tốt trong môi trường nước ngoài.
2.4.Ngành quản trị khách sạn:
- Thời lượng đào tạo:
+ Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
(Sinh viên có thể học tiếp các bậc học Thạc sỹ, Tiến sĩ chuyên ngành.)
+ Hệ cao đẳng chính quy: thời gian học tập tối đa 3 năm, Cấp bằng Cử nhân Thực hành.
- Yêu cầu Tiếng Anh:
Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt trong các tình huống giao tiếp xã hội và các lĩnh vực chuyên môn thông thường khác.
- Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có thể đảm nhiệm các công việc:
+ Quản lý hoặc chuyên viên các bộ phận lễ tân tiền sảnh, phòng, hội nghị, nhân sự, tài chính-kế toán, kinh doanh tiếp thị, nhân lực, marketing… tại các resort, khu nghỉ dưỡng, du lịch..;
+ Cán bộ điều hành tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
+ Giảng dạy nghiên cứu về nhà hàng khách sạn tại các trường đại học cao đẳng.
2.5.Ngành Kế toán
- Thời lượng đào tạo:
Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
- Cơ hội nghề nghiệp:
+ Sau khi tốt nghiệp ngành Ngành kế toán thuộc Khoa Kinh tế trường Đại học Thành Đô, sinh viên có đủ điều kiện để đảm nhận những vị trí việc làm sau đây:Giám đốc tài chính; Kế toán trưởng; Kế toán tổng hợp; Kế toán thuế; Kế toán viên (kế toán công nợ, kế toán bán hàng, kế toán xuất nhập khẩu, kế toán nội bộ, …); Kế toán, giao dịch viên tại các ngân hàng; Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán làm việc tại các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính; Chuyên viên tư vấn tài chính; Chuyên viên kiểm toán, kiểm soát nội bộ; Chuyên viên quản lý thuế; Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp,...
+ Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, các sinh viên có cơ hội học lên bậc cao học, trở thành thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế ngay tại trường Đại học Thành Đô.
2.6.Ngành Quản trị văn phòng:
- Thời lượng đào tạo:
Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
- Cơ hội nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản trị văn phòng có đủ điều kiện để đảm nhận những vị trí việc làm sau:Chuyên viên (nhân viên) văn phòng làm việc tại các bộ phận hành chính - tổng hợp; hành chính - tổ chức; hành chính - nhân sự ... trong Văn phòng các cơ quan nhà nước, Văn phòng các tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương và Văn phòng doanh nghiệp. Nhân viên hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng hoặc trợ lý hành chính tại Văn phòng của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức; các chương trình, dự án; Có khả năng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo hoặc phụ trách bộ phận hành chính, văn phòng tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác; Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về văn phòng và quản trị văn phòng bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học.
Đặc biệt sinh viên ngành Quản trị văn phòng có cơ hội làm việc ở nhiều nơi, cụ thể: Văn phòng các cơ quan nhà nước như Văn phòng Bộ; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Văn phòng các Sở, ban, ngành; Văn phòng của các cơ quan Đảng, Đoàn, Hội và Hiệp hội; Văn phòng các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Văn phòng các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các loại hình doanh nghiệp khác. Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, các sinh viên có cơ hội học lên bậc cao học, trở thành thạc sĩ ngành Quản trị văn phòng hay các ngành quản lý, quản trị và có thể tiếp tục học tiến sĩ các ngành về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh.
2.7.Ngành Quản trị kinh doanh
- Thời lượng đào tạo:
Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
- Cơ hội nghề nghiệp:
+ Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Ngành Quản trị kinh doanh thuộc Khoa Kinh tế trường Đại học Thành Đô có đủ điều kiện để đảm nhận những vị trí việc làm sau:Giám đốc điều hành doanh nghiệp; Quản lý, điều hành dự án; Chuyên viên quản lý nhân sự; Chuyên viên quản lý tài chính; Chuyên viên quản lý sản xuất; Chuyên viên quản lý chất lượng; Chuyên viên tổ chức sự kiện; Chuyên viên quản trị công nghệ; Chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường; Chuyên viên marketing; Chuyên viên quan hệ công chúng; Nhân viên kinh doanh; Nhân viên chăm sóc khách hàng; Nhân viên quan hệ khách hàng; Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp,...
+ Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, các sinh viên có cơ hội học lên bậc cao học, trở thành thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế ngay tại trường Đại học Thành Đô.
2.8. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện –Điện tử:
- Thời lượng đào tạo:
Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
- Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử có thể làm việc ở các vị trí như:
+ Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất,...
Nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao
+ Làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời quốc tế hóa chương trình giảng dạy, Trường Đại học Thành Đô kết hợp với các trường đại học trên thế giới nhằm trao đổi giảng viên, sinh viên, chương trình, giáo trình vì vậy sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Trường Đại học Thành Đô có cơ hội du học ở các trường đại học ở một số nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh…sau khi kết thúc năm học thứ nhất tại Đại học Thành Đô với mức chi phí ưu đãi. Đối với các nước có nền công nghiệp kỹ thuật điện - điện tử phát triển như: Hàn, Nhật,…việc thiếu nhân lực là vấn đề họ rất quan tâm vì thế khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Trường Đại học Thành Đô những sinh viên có thành tích học tập, kỹ năng công việc chuyên môn tốt sẽ được nhà trường kết nối đưa ra nước ngoài làm việc.
2.9. Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô:
- Thời lượng đào tạo:
Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 4 năm, Cấp bằng Đại học chính quy.
- Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:
+ Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ô tô.
+ Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
+ Cán bộ kỹ thuật trong các phòng kỹ thuật của các công ty nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ khí Động lực và Công nghệ ô tô.
+ Tính toán, thiết kế, quản lý, vận hành hoặc trực tiếp làm việc trên các dây chuyền lắp ráp, các nhà xưởng kỹ thuật ô tô.
+ Kỹ thuật viên tại các Trung tâm bảo dưỡng, sữa chữa; Kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật ô tô.
+ Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
+ Giảng dạy chuyên ngành Cơ khí ô tô.
Đặc biệt, khi học ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô tại Trường Đại học Thành Đô, quá trình kiến tập, thực tập, sinh viên được làm việc tại các công ty ô tô hàng đầu tại Việt Nam và thế giới với môi trường chuyên nghiệp như: Công ty ô tô TOYOTA, Công ty ô tô Trường Hải, Xí nghiệp xe buýt Hà Nội, công ty Cổ phần Ô tô Con Đường Mới - AUTONEWWAY, các trung tâm dịch vụ của các hãng xe nổi tiếng thế giới như: Ford, Honda, Daewoo, Audi… Sau quá trình thực tập, khi ra trường nhiều sinh viên Trường Đại học Thành Đô được các công ty đối tác đón nhận vào làm việc không qua thi tuyển.
2.10. Ngành Dược học:
- Thời lượng đào tạo:
+ Hệ đại học chính quy: thời gian học tập tối đa 5 năm, Cấp bằng Dược sĩ đại học.
- Cơ hội nghề nghiệp:
Tùy vào điều kiện và trình độ, trong ngành Dược, bạn có thể trở thành công nhân dược, dược tá, dược sĩ trung học hoặc dược sĩ đại học. Thu nhập trung bình của Dược sĩ tương đối cao. Với các cơ hội nghề nghiệp như:
+ Cán bộ Dược có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bổ sung cho các doanh nghiệp Dược, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc, đặc biệt là mạng lưới quản lý, cung ứng thuốc ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
+ Dược sĩ tư vấn và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, quản lý và cung ứng thuốc, bảo vệ an toàn cho sức khỏe người bệnh bằng việc mở nhà thuốc hoặc làm việc tại các cơ sở y tế;
+ Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Dược học.