Trường Đại Học Công nghiệp Vinh
SINCE
Điểm đánh giá: 1 sao trong 1 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh

Trường Đại học Công nghiệp Vinh là cơ sở giáo dục đại học có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao phục vụ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập thế giới.
2. Tầm nhìn
Trở thành một trường Đại học đào tạo đa ngành đa bậc học hoạt động theo định hướng ứng dụng, có uy tín và chất lượng, từng bước đạt chuẩn Quốc gia và khu vực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
3. Giá trị cốt lõi
- Hợp tác - thân thiện: Nhà trường luôn mở rộng hợp tác với tất cả các đối tác trong nước và quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, tuyển dụng và tìm kiếm đầu ra. Quan hệ hợp tác thân thiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, lâu dài và bền vững.
- Chuẩn mực – hiệu quả: Xác định mọi hoạt động của Trường theo các chuẩn quốc gia và khu vực để tạo nên hiệu quả tối ưu trong mọi hoạt động và trên mọi phương diện.
- Thực tiễn – sáng tạo: Đại học Công nghiệp Vinh khuyến khích các hoạt động tiếp cận thực tiễn. Từ đó sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong đào tạo và nghiên cứu là động lực chính cho phát triển bền vững.
- Nhân văn - Trách nhiệm: Với mục tiêu phục vụ cộng đồng toàn thể giảng viên Nhà trường với tinh thần trách nhiệm cao đã tạo ra hình ảnh đẹp và giá trị nhân văn trong xã hội.
4. Mục tiêu chiến lược
Tạo các điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên phát huy tính sáng tạo và kỹ năng làm việc, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và xã hội phục vụ.
5. Mô tả liên kết khu vực
STT Tên tổ chức /cơ sở giáo dục quốc tế Nội dung hợp tác Ngày ký kết Kết quả đạt được
1 Đại học Kasem Bundit Thái Lan Ký kết hợp tác đào tạo về ngành quản trị khách
sạn và quản trị du lịch lữ hành.
21/3/2015 Chưa triển khai được trong năm 2015;
Trong năm 2017, hai trường có kế hoạch triển khai các nội dung đã ký kết.
2 Đại học FSG – Nhật Bản Tổ chức trung tâm đào tạo tiếng Nhật cho sinh viên (IUV) và tiếng việt cho sinh viên (FSG) tại trường ĐH Công nghiệp Vinh;  Trao đổi sinh viên giữa hai trường; Chia sẻ chương trình đào tạo, các kinh nghiệm trong đào tạo; Triển khai một số dự án về công nghệ thông tin, công nghệ ô tô… và các lĩnh vực khác do các tổ chức tài trợ cho giáo dục. 4/9/2015 Chưa triển khai
3 Đại học Kwangshin – Hàn Quốc Ký kết hợp tác chương trình cử nhân 2+2
 và hợp tác trong chương trình du học tại Hàn Quốc.
1/10/2015 Chưa triển khai
4 Đại học Broward – Hoa Kỳ Ký kết hợp tác chương trình cử nhân 2+2
 và hợp tác trong chương trình du học tại Mỹ
17/11/2015 Đang triển khai
5 Cao đăng kỹ thuật dạy nghề Viên chăn Hà nội Hợp tác trong công tác tuyển sinh và đào tạo các ngành nghề, các trình độ, hệ đào tạo mà trường đại học Công nghiệp Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Việt Nam cấp phép.
Giao lưu, trao đổi sinh viên giữa 2 trường.
Hợp tác trong việc đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình trình đào tạo, nghiên cứu khoa học.
24/02/2016 Đang triển khai
6 Cao đẳng Kỹ thuật Nongkhai - Thái Lan Hợp tác trong công tác tuyển sinh và đào tạo các ngành nghề, các trình độ, hệ đào tạo mà trường đại học Công nghiệp Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Việt Nam cấp phép.
Giao lưu, trao đổi sinh viên giữa 2 trường.
25/02/2016 Đang triển khai
7 Cao đẳng Kỹ thuật Viên Chăn (tỉnh Viên Chăn) - CHDCND Lào Hợp tác trong công tác tuyển sinh và đào tạo các ngành nghề, các trình độ, hệ đào tạo mà trường đại học Công nghiệp Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Việt Nam cấp phép.
Giao lưu, trao đổi sinh viên giữa 2 trường.
Hợp tác trong việc đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình trình đào tạo, nghiên cứu khoa học.
19/05/2016 Đang triển khai
8 Trường Kỹ thuật nghề tỉnh Bolykhamsay Hợp tác trong công tác tuyển sinh và đào tạo các ngành nghề, các trình độ, hệ đào tạo mà trường đại học Công nghiệp Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Việt Nam cấp phép.
Giao lưu, trao đổi sinh viên giữa 2 trường.
Hợp tác trong việc đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình trình đào tạo, nghiên cứu khoa học.
26/05/2016 Đang triển khai
9 Cao đẳng nghề Kỹ thuật Hữu nghị  Hà Nội – Viên Chăn Chương trình đào tạo; Chương trình giao lưu văn hóa giữa sinh viên 3 nước Thài Lan - Việt Nam - Lào. 25/6/2016 Các bạn sinh viên của trường CĐ nghề Kỹ thuật Hữu nghị Hà Nội – Viên Chăn và trường CĐ Giáo dục Cộng đồng và Công nghiệp - Thái Lan
 đã tham gia trao đổi, giao lưu văn hóa và học thuật cùng với các bạn sinh viên của trường ĐH Công nghiệp Vinh từ ngày 26/06/2016 đến hết ngày 02/07/2016.
10 Cao đẳng Giáo dục Cộng đồng và  Công nghiệp - Thái Lan Chương trình đào tạo; Chương trình giao lưu văn hóa giữa sinh viên 3 nước Thài Lan - Việt Nam - Lào. 25/6/2016 Các bạn sinh viên của trường CĐ nghề Kỹ thuật Hữu nghị Hà Nội – Viên Chăn và trường CĐ Giáo dục Cộng đồng và Công nghiệp - Thái Lan
 đã tham gia trao đổi, giao lưu văn hóa và học thuật cùng với các bạn sinh viên của trường ĐH Công nghiệp Vinh từ ngày 26/06/2016 đến hết ngày 02/07/2016.
 
1. Khoa Chăn nuôi Thú y
1.1 Giới thiệu về khoa
- Tên khoa: Chăn nuôi Thú y
- Email, số điện thoại liên lạc: 0262.3. 825.496
- Năm thành lập: 2007
- Tóm tắt lịch sử thành lập khoa: 
- Khoa Chăn nuôi Thú y được hình thành năm 1977 cùng với việc thành lập trường Đại học Tây Nguyên. Từ năm 1977 đến năm 2007, ngành Chăn nuôi Thú y sinh hoạt trong cùng khoa Nông nghiệp, sau đó được đổi tên là khoa Nông Lâm nghiệp. Năm 1999, khoa mở thêm ngành mới: ngành Thú y
- Đến năm 2007, do yêu cầu phát triển khoa Chăn nuôi Thú y được chính thức tách ra từ khoa Nông Lâm nghiệp Chăn nuôi Thú y và đào tạo thạc sỹ Thú y. Từ năm 2016, khoa đào tạo trình độ đại học (kể cả vừa làm vừa học): Chăn nuôi; Thú y, cao học Chăn nuôi, Thú y và sắp tới là tiến sỹ Chăn nuôi.
- Hiện nay khoa có 5 bộ môn và 1 trạm xá Thú y
- Số lượng giảng viên: 27
Trong đó:  PGS.TS: 5; TS: 3; ThS: 19; ĐH: 1
- Các ngành đào tạo chính: 2 ngành
Chăn nuôi Thú y (từ năm 1977 đến 2008)
Chăn nuôi (Từ 2009 đến nay)
Thú y (Từ 1999 đến nay)
- Mục tiêu đào tạo:
Khoa Chăn nuôi Thú y làm nhiệm vụ đào tạo sinh viên các ngành Chăn nuôi và Thú y nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, nghiên cứu và phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Nguyên và trên toàn quốc.
Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học trong chăn nuôi và thú y đến các địa phương tại Tây Nguyên và trong nước thông qua các đề tài, dự án trong nước và quốc tế.
- Liên kết đào tạo, trao đổi hợp tác khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước:
Liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước: Học viện Nông nghiệp Hà Nội, trường đại học Nông Lâm Huế, đại học Tasmania (Úc), ACIAR (Trung tâm chuyển giao nông nghiệp quốc tế Úc)
- Thông tin các doanh nghiệp ký kết hợp tác tiếp nhận tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp:
+ Công ty thuốc Thú y UV, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
+ Công ty thức ăn gia súc Green Feed
+ Công ty thức ăn gia súc Cargill
+ Công ty thuốc thú y Green Vet
+ Trung tâm giống gia súc lớn Bình Dương
- Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm:
Hàng năm tổ chức ngày hội việc làm vào tháng 5 đến tháng 6.
1. 2. Thông tin về từng ngành
1.2.1. Ngành Thú y
- Năm thành lập: 1999
- Số điện thoại liên lạc: 02623.825496
- Yêu cầu về Tiếng Anh: B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 5 năm
- Tổng số tín chỉ: 150 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo bác sĩ có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt trong các lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y; bao gồm: công tác giống, thức ăn, quy trình sản xuất chăn nuôi, phòng trị và quản lý dịch bệnh cho gia súc, có năng lực trong sản xuất và kinh doanh Chăn nuôi, Thú y một cách có hiệu quả, có kiến thức chuyên ngành rộng và cơ bản về khoa học Nông nghiệp, có kỹ năng nghiệp vụ…, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội về lĩnh vực Chăn nuôi Thú y
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thú y có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
- Quản lý trang trại (kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi)
- Quản lý dịch bệnh động vật (cán bộ quản lý, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y)
- Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về chăn nuôi, thú y) và tại cơ quan khuyến nông từ trung ương đến địa phương…
- Nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y (viện nghiên cứu, trung tâm, công ty)
- Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề
- Các cơ quan tổ chức quốc tế; các chương trình, dự án nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Các Công ty, Doanh Nghiệp đang hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc.
- Tiếp tục học ở các bậc sau đại học trong và ngoài nước.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Tăng cường liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp, tìm kiếm hỗ trợ về kinh phí thực tập, học bổng để sinh viên có việc làm ổn định sau khi ra trường
Liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
1.2.2. Ngành Chăn nuôi
- Năm thành lập: 1977
- Số điện thoại liên lạc: 02623.825.496
- Yêu cầu về Tiếng Anh: B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo kỹ sư Chăn nuôi Thú y có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y; bao gồm: công tác giống, thức ăn, quy trình sản xuất chăn nuôi, phòng trị và quản lý dịch bệnh cho gia súc, có năng lực trong sản xuất và kinh doanh Chăn nuôi, Thú y một cách có hiệu quả, có kiến thức chuyên ngành rộng và cơ bản về khoa học Nông nghiệp, có kỹ năng nghiệp vụ…, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội về lĩnh vực Chăn nuôi Thú y
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Chăn nuôi Thú y có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
- Quản lý trang trại (kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi)
- Quản lý dịch bệnh động vật (cán bộ quản lý, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y)
- Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về chăn nuôi, thú y) và tại cơ quan khuyến nông từ trung ương đến địa phương…
- Nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y (viện nghiên cứu, trung tâm, công ty)
- Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề
- Các cơ quan tổ chức quốc tế; các chương trình, dự án nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Các Công ty, Doanh Nghiệp đang hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc.
- Tiếp tục học ở các bậc sau đại học trong và ngoài nước.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Tăng cường liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp, tìm kiếm hỗ trợ về kinh phí thực tập, học bổng để sinh viên có việc làm ổn định sau khi ra trường. Liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
2. Khoa Kinh tế
2.1. Giới thiệu về Khoa
- Tên khoa: Khoa Kinh tế
- Email liên lạc: khoakinhtedhtn@gmail.com,
- Số điện thoại: 02623.853274
- Tóm tắt lịch sử thành lập của khoa:
Được thành lập ngày 21 tháng 02 năm 1997, Khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Nguyên là đơn vị đào tạo bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng, kế toán và luật kinh doanh theo tiêu chí chất lượng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên cũng như cả nước.
- Số lượng giảng viên:
Khoa Kinh tế càng ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên; qui mô đào tạo gia tăng theo hướng đa ngành, đa cấp và đa loại hình đào tạo. Hiện tại, Khoa Kinh tế có 63 giảng viên (trong đó có 1 PGS, 9 tiến sỹ và 40 thạc sỹ) với trên 2.500 sinh viên hệ chính qui.
- Các ngành đào tạo chính:
Đào tạo bậc đại học và cao đẳng:
ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG
(LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC)
VĂN BẰNG HAI
 - Kinh tế Nông nghiệp
 - Kinh tế 
 - Kế toán
 - Kế toán Kiểm toán
 - Quản trị Kinh doanh
 - Kinh doanh Thương mại
 - Tài chính – Ngân hàng
- Quản trị Kinh doanh
- Tài chính – Ngân hàng
- Kế toán
 
- Kế toán
- Quản trị Kinh doanh
- Tài chính-Ngân hàng
Đào tạo sau đại học: Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp, Thạc sỹ Kinh tế Nông nghiệp, Thạc sỹ Quản lý kinh tế
- Liên kết đào tạo, trao đổi hợp tác KHKT trong và ngoài nước: Với các trường SongkLa (Thái Lan), Chonam (Hàn Quốc), Leman (Pháp).
- Thông tin các doanh nghiệp ký kết hợp tác tiếp nhận tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp:
Đã liên kết với nhiều doanh nghiệp trong thực hành, thực tập nghề nghiệp như: Vinaphone, mobiphone, Misa, Saf, các ngân hàng thương mại... Tuy nhiên, Khoa vẫn chưa ký kết hợp tác bằng văn bản.
- Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm:
Kết hợp với các ngày lễ của Khoa (như Tốt nghiệp, tổ chức riêng với các doanh nghiệp).
2.2. Giới thiệu về ngành:
2.2.1. Ngành Tài chính ngân hàng
- Năm thành lập:  2006
- Email: khanhhang555@gmail.com
- Số điện thoại: 0905.236.579
- Yêu cầu về Tiếng Anh:  B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 126
- Lịch sử:  Bộ môn Tài chính ngân hàng được thành lập từ năm 2006, là một trong 7 bộ môn thuộc Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn đầu, đội ngũ giảng viên của Bộ môn chỉ có 6, nay đã phát triển lên đến 12 giảng viên trong đó có 1 Tiến sỹ, 1 nghiên cứu sinh, 9 thạc sỹ và 1 cử nhân.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Chuyên viên trong các lĩnh vực giao dịch, tín dụng, kế toán, kiểm toán nội bộ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ trong các ngân hàng; Chuyên viên phân tích tài chính tại các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty kinh doanh bất động sản; Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng như: Thuế, các sở, phòng tài chính; Giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
2.2.2. Ngành Kinh tế
- Năm thành lập: 1997
- Email: buitan.dhtn@gmail.com
- Số điện thoại: 0918061213
- Yêu cầu về tiếng Anh: Có đào tạo bằng tiếng Anh một số môn cơ sở, B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 126
- Lịch sử: Bộ môn Kinh tế được thành lập ngày 21/02/1997, là 1 trong 3 bộ môn đầu tiên được hình thành cùng với thời gian thành lập Khoa Kinh tế.
Hiện nay, Bộ môn có 14 cán bộ cơ hữu, trong đó 03 tiến sỹ, 02 Nghiên cứu sinh, 04 thạc sỹ, 04 cử nhân và 01 trung cấp. Ngoài ra, Bộ môn có 01 cán bộ kiêm nhiệm tham gia vào đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước các cấp,  các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính - tín dụng, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư vấn về các vấn đề kinh tế vĩ mô, vi mô và kinh tế chuyên ngành. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng.
2.2.3. Ngành Kinh doanh thương mại
- Năm thành lập: 2008   
- Email:
lethephiet@yahoo.com
- Số điện thoại: 0913484099
- Yêu cầu về Tiếng Anh:  B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 133
- Lịch sử: Năm 2008, từ hợp đồng liên kết đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại giữa trường Đại học Tây Nguyên và trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội đã đặt một “viên gạch” khởi đầu cho quá trình xây dựng và phát triển ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại. Đến năm 2010, trường Đại học Tây nguyên chính chức tuyển sinh ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại, lúc này bộ môn Quản trị kinh doanh phụ trách đào tạo 02 chuyên ngành là Quản trị Kinh doanh và Quản trị Kinh doanh Thương mại.
Với sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ giảng dạy và sự gia tăng nhanh về số lượng sinh viên, thể hiện xu hướng phát triển khách quan của Khoa Kinh tế. Đến tháng 8 năm 2012, Hiệu trưởng Nhà trường đã ký Quyết định thành lập Bộ môn Kinh doanh Thương mại để quản lý sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại. Tuy nhiên, đến năm 2018, bộ môn Kinh doanh thương mại sáp nhập với bộ môn Quản trị kinh doanh.   
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại. Ngoài ra còn có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm, các trường đại học, cao đẳng.
2.2.4. Ngành Kế toán
- Năm thành lập: 1997
- Email: hiendhtn@gmail.com
- Số điện thoại: 0905382551
- Yêu cầu về Tiếng Anh:  B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 125
- Lịch sử: Bộ môn Kế toán  được thành lập vào tháng 2 năm 1997, là một trong bảy bộ môn thuộc Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên. Đội ngũ giảng viên của Khoa trong giai đoạn đầu chỉ 4 giảng viên nay đã phát triển lên đến 11 giảng viên, trong đó có 2 Tiến sỹ, 1 nghiên cứu sinh, 6 thạc sỹ. Sinh viên của ngành ra trường đều nhanh chóng nhận  được việc làm ở những Tổ chức tài chính, Tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước… Cùng với sự phát triển của Khoa, trải qua hơn 20 năm, Bộ môn đã trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kế toán kiểm toán có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị khác. Ngoài ra còn có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm, các trường đại học, cao đẳng.
2.2.5. Ngành Kinh tế tổng hợp
- Năm thành lập: 1997
- Email: buitan.dhtn@gmail.com
- Số điện thoại: 0918061213
- Yêu cầu về tiếng Anh: Có đào tạo bằng tiếng Anh, B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 126
- Lịch sử: Bộ môn Kinh tế được thành lập ngày 21/02/1997, là 1 trong 3 bộ môn đầu tiên được hình thành cùng với thời gian thành lập Khoa Kinh tế.
Hiện nay, Bộ môn có 14 cán bộ cơ hữu, trong đó 03 tiến sỹ, 02 Nghiên cứu sinh, 04 thạc sỹ, 04 cử nhân và 01 trung cấp. Ngoài ra, Bộ môn có 01 cán bộ kiêm nhiệm tham gia vào đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp giúp cho người học nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; Có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế : Cử sinh viên đi đào tạo tại Isarel.
2.2.6. Ngành Quản trị kinh doanh
- Năm thành lập: 1997
- Email liên lạc, số điện thoại: ngocthang67@yahoo.com; 0935500000
- Yêu cầu về Tiếng Anh:  B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 125
- Lịch sử: Thành lập vào ngày 21/02/1997, là một trong 03 bộ môn đầu tiên được hình thành cùng với thời gian thành lập Khoa.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Quản trị kinh doanh có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như làm việc tại các doanh nghiệp, quản lý, điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước hay trở thành giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
3. Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
3.1. Giới thiệu về Khoa
- Tên Khoa: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
- Số điện thoại: 02623.825.808
- Website: https://www.ttn.edu.vn/index.php/ktncn
- Năm thành lập: 2008
- Tóm tắt lịch sử thành lập của Khoa:
Khoa KHTN&CN được thành lập theo Quyết định Số 1577/QĐ-ĐHTN-TCCB ngày 19/12/2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên, trên cơ sở tách ra từ khoa Sư phạm với 5 bộ môn: Toán học, Vật lý, Hoá học, sinh học, Tin học
- Số lượng giảng viên: 67
- Các ngành đào tạo chính: 08 ngành Đại học
+  Sư phạm Toán học
+  Sư phạm Vật lý
+  Sư phạm Hóa học
+  Sư phạm Sinh học
+  Công nghệ thông tin
+  Sinh học
+  Công nghệ sinh học
+  Công nghệ kỹ thuật môi trường
- Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc
- Liên kết đào tạo, trao đổi hợp tác khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước:
- Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản
- Đại học Stanford
- Các trường THPT trong toàn tỉnh
- Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
- Khu Nông Nghiệp kỹ thuật cao TPHCM
- Viện Sinh học Nhiệt đới TP. HCM
- Trang trại Langbiang
- Công ty Ajinomoto.
- Các công ty phần mềm tại TP. HCM, Đà Nẵng, Huế
- Một số công ty nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.
3.2. Thông tin về từng nghành:
3.2.1. Sư phạm Toán học
- Tên ngành: Sư phạm Toán học
- Năm thành lập: 1996
- Email, điện thoại: nvbong@ttn.edu.vn, 0905 851 851
- Yêu cầu về tiếng Anh:
+ Có trình độ B1 theo khung Châu Âu,
+ Đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh chuyên ngành Toán
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120
- Định hướng mục tiêu:  Đào tạo cử nhân sư phạm Toán học: Có kiến thức rộng và chuyên sâu về toán học, về nghiệp vụ sư phạm; có phương pháp tư duy logic, có tiềm lực để học tập nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục, có khả năng nghiên cứu khoa học;
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giảng dạy môn Toán ở các trường: trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
+ Làm chuyên gia giáo dục phổ thông, làm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục
+ Làm cán bộ nghiên cứu Toán học hoặc nghiên cứu về khoa học giáo dục
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Sinh viên được tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước, quốc tế về chuyên ngành toán, được nghe các báo cáo khoa học từ các giáo sư quốc tế được mời về làm việc tại trường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, nếu có nhu cầu học lên cao ở nước ngoài, cán bộ Bộ môn Toán sẽ giới thiệu các giáo sư nước ngoài có uy tín chuyên môn và có khả năng cung cấp học bổng du học.
3.2.2. Ngành Sư phạm Vật lý
- Tên ngành: Sư phạm Vật lý
- Năm thành lập: năm 1977 (Năm mở ngành đào tạo SP Vật lý: 2001)
- Yêu cầu về tiếng Anh: Anh văn trình độ B1 Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
+ Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về vật lý, có kiến thức cần thiết về ngành sư phạm, có những hiểu biết cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
+ Có phương pháp tư duy logic, có tiềm lực để nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ Sư phạm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, có khả năng nghiên cứu khoa học.
+ Có trình độ giảng dạy Vật lý ở trường (trung học) phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học hoặc làm việc trong các cơ quan nghiên cứu khoa học, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thế kỉ 21.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giảng dạy môn vật lý, công nghệ tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
+ Làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý tại các viện, các trung tâm nghiên cứu.
+  Làm việc tại các cơ quan quản lý về giáo dục (Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục).
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
+ Hợp tác với Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản với biên bản ghi nhớ hợp tác năm 2018 (trao đổi học thuật, trao đổi sinh viên, đào tạo nhân lực về thiên văn và phát triển các dự án nghiên cứu...); hợp tác với Đại học Kyoto và các đối tác khác nhằm phát triển dự án Xây dựng đài thiên văn tại Trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2023. Ngoài việc phục vụ nghiên cứu, đào tạo cho SV ngành Vật lý, đài quan sát còn được dùng để làm dịch vụ đào tạo cho học sinh THPT hoặc dành cho khách tham quan.
+ Hợp tác với Đại học Stanford trong lĩnh vực sử dụng tần số rất thấp và cực thấp (Thiết bị SuperSID) phục vụ nghiên cứu và đào tạo Vật lý điện ly, vật lý khí quyển (chương trình hợp tác từ năm 2012).
3.2.3. Ngành Sư phạm Hóa học
- Tên ngành: SƯ PHẠM HOÁ HỌC
- Năm thành lập: 2006
- Website: https://www.ttn.edu.vn/index.php/bmktn/ktnbmhh
- Fanpage: https://www.facebook.com/suphamhoadhtn/
- Số điện thoại: 0906200625
- Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 (tương đương B1 Châu Âu)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ
-  Định hướng mục tiêu
+ Mục tiêu chung
Chương trình nhằm đào tạo các cử nhân sư phạm chuyên ngành Hóa học trình độ đại học, có nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách đạo đức, sức khỏe và nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho ngành giáo dục.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân sư phạm hóa học trình độ đại học trong hệ thống văn bằng quốc gia có giá trị trong toàn quốc. Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp lên Thạc sĩ và Tiến sĩ theo các chuyên ngành hóa học của các trường đại học và viện nghiên cứu.
Sinh viên khi ra trường có thể: Giảng dạy môn Hóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học nghề, THPT, THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giới thiệu việc làm; làm việc tại các công ty kinh doanh hóa chất; Cán bộ, chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học Hóa học, môi trường và nghiên cứu giáo dục; Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức:
– Có những kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn;
– Có kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng;
– Hiểu và vận dụng kiến thức Hóa học hiện đại ở bậc Đại học một cách hệ thống, cập nhật; Có kiến thức cơ bản về kĩ thuật phòng thí nghiệm hóa học;
– Có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học Hoá hoá học đáp ứng các yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học ở trường phổ thông, cao đẳng, đại học.
– Có kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý giáo dục.
Kỹ năng:
* Kỹ năng cứng
– Có kỹ năng tiến hành các thực nghiệm hoá học, các phương pháp nghiên cứu khoa học và bước đầu có khả năng tư duy sáng tạo trong công tác; Tự làm được một số đồ dùng dạy học Hóa học đơn giản; Sử dụng hiệu quả và an toàn các thiết bị và phương tiện dạy học Hóa học từ đơn giản đến hiện đại;
– Có kỹ năng phân tích và đánh giá đặc điểm tâm lí của học sinh và môi trường giáo dục để giải quyết được các tình huống sư phạm một cách hợp lí;
– Có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, vận dụng được những kiến thức về tâm lý, giáo dục học, phương pháp dạy học để tổ chức các quá trình dạy học Hóa học theo hướng tích cực hóa người học; Vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại và thực tiễn.
* Kỹ năng mềm
– Có kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp để hoàn thành công việc của mình;
– Có kĩ năng làm việc nhóm; kỹ năng làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên cứu; cập nhật thông tin về khoa học Hoá học; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp;
– Có kiến thức tin học tương đương trình độ B (văn phòng), đủ khả năng soạn thảo văn bản, ứng dụng tin học trong thiết kế bài giảng môn học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành;
– Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3–Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, bước đầu có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu các tài liệu tham khảo chuyên ngành
Thái độ
– Có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có ý thức kỉ luật và tác phong công nghiệp;
– Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập;
– Có hứng thú và tình yêu đối với Hóa học; có ý thức liên hệ dạy học Hóa học với thực tiễn.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giáo viên giảng dạy Hóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp; THPT, THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên
+ Làm việc tại các công ty kinh doanh hóa chất, cán bộ, chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến Hóa học, Môi trường và nghiên cứu giáo dục.
+ Làm việc tại các cơ quan quản lý về giáo dục (Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục).
3.2.4. Ngành Sư phạm Sinh học
- Tên ngành: Sư phạm Sinh học
- Năm thành lập: 1997
- Email liên lạc: shtntnuni@gmail.com
- Website: https://www.ttn.edu.vn/index.php/bmktn/ktnbmshcs
- Fanpage: https://www.facebook.com/sinhhoctaynguyen/
- Số điện thoại:  0906198158
- Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 (tương đương B1 Châu Âu)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung
Đào tạo giáo viên có trình độ cử nhân khoa học có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đảm bảo những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn sinh học ở trường phổ thông; đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về qui mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp giáo dục của đất nước, giúp người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu, học tập suốt đời, học lên trình độ cao hơn.
+ Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức
-  Kiến thức chung:
ü Có kiến thức về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản, tư tưởng Hồ Chí minh
ü Có những kiến thức chung về khoa học Tự nhiên, khoa học Xã hội và Nhân văn ở trình độ đại học. Có các kiến thức cơ sở và chuyên ngành sinh học.
ü Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên ngành: Nắm vững các những kiến thức chuyên sâu về sinh học cơ bản ở bậc đại học và những kiến thức về lý luận nghiệp vụ sư phạm; đáp ứng các yêu cầu về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá của việc giảng dạy môn Sinh học.
Về kỹ năng, thái độ
- Có kỹ năng tiến hành các thí nghiệm sinh học và một số nghiên cứu sinh học theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
- Có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm. Vận dụng được các kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học và Phương pháp giảng dạy vào việc giáo dục và giảng dạy Sinh học ở bậc phổ thông, cao đẳng hoặc đại học.
- Có kỹ năng mềm và các kĩ năng trong giao tiếp và làm việc theo nhóm tốt.
- Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩ xã hội. Có đạo đức và tác phong mẫu mực của nhà giáo. Có ý thức trách nhiệm cao và ý thức cộng đồng. Luôn tự giác rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+  Giảng dạy chuyên ngành sinh học trong các phổ thông, trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
+  Làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trung tâm hay các viện nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc chuyên ngành sinh học và các ngành liên quan, các viện bảo tàng, các khu bảo tồn đa dạng sinh học, các trung tâm kiểm nghiệm có liên quan đến sinh học.
+ Tiếp tục học Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ trong lĩnh vực sư phạm sinh học, lĩnh vực sinh học và các lĩnh vực liên quan.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các trường THPT trong toàn tỉnh, các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu Nông Nghiệp kỹ thuật cao TPHCM, Viện Sinh học Nhiệt đới TP. HCM, Trang trại Langbiang, Công ty Ajinomoto và một số công ty khác để đào tạo nghề nghiệp và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.
3.2.5. Ngành Công nghệ Thông tin
- Tên ngành: Công nghệ Thông tin
- Năm thành lập: 2014
- Email liên lạc: ttnuit@gmail.com
- Website: https://ttnuit.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/tinhocdaihoctaynguyen/
- Số điện thoại: 0906200625
- Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 (tương đương B1 Châu Âu) 
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 131 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Thông tin. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ để có thể góp phần phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị và xã hội.
+ Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức
- Kiến thức chung: Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Kiến thức chuyên ngành : Có năng lực trình bày cô động các vấn đề khoa học; Có khả năng làm việc hiệu quả như thành viên của một nhóm nghiên cứu tin học và phát triển phần mềm; phát triển Web, quản trị và phát triển hệ thống mạng. Tự quản lý việc tự học và tự nâng cao trình độ, bao gồm việc quản lý thời gian và năng lực tổ chức, giữ vững sự phát triển của cá nhân luôn theo sát sự phát triển kiến thức của công nghệ thông tin.
Về kỹ năng, thái độ
- Về kỹ năng
 * Kỹ năng chuyên môn: Có kỹ năng thực hiện, phác thảo và nâng cao hệ thống phần mềm hay hệ thống Web dựa trên cơ sở máy tính; Có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung và khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tế; Có kỹ năng sử dụng các nguyên tắc quản lý có hiệu lực các thông tin, tổ chức thông tin và năng lực thu hồi thông tin cho các loại thông tin khác nhau, kể cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và băng hình; Có kỹ năng áp dụng các nguyên lý về sự giao tiếp người – máy để đánh giá và thiết kế một khối lượng lớn các sản phẩm dựa trên sử dụng giao diện chung, các trang Web và các hệ thống truyền thông; Có kỹ năng phát triển công việc một cách hiệu quả thông qua sử dụng các công cụ để thiết kế và xây dựng các phần mềm hay các hệ thống Web cho máy tính để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Biết cách thao tác các công cụ máy tính và sử dụng hệ thống phần mềm- hệ thống Web, hệ thống mạng một cách an toàn và hiệu quả.
* Kỹ năng mềm: Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm; kỹ năng tổ chức kế hoạch công việc theo sơ đồ tư duy, kỹ năng xây dựng một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.
- Về thái độ
+ Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp, tập thể.
+ Có ý thức cộng đồng, có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giảng dạy các kiến thức và kỹ thuật liên quan đến công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
+ Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về công nghệ phần mềm, công nghệ mạng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
+ Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không,xây dựng…).
+ Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước.
+ Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông.
+ Tiếp tục học Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ trong lĩnh vực CNTT và các lĩnh vực liên quan.
+ Tự tổ chức kinh doanh các hoạt động kinh doanh liên quan đến Công nghệ thông tin.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
+ Hợp tác với các công ty phần mềm tại TP. HCM, Đà Nẵng, Huế đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên
+ Hợp tác với một số công ty nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ phần mềm nhằm đào tạo và tạo cơ hội việc làm cho SV
3.2.6. Ngành Công nghệ sinh học
- Tên ngành: Công nghệ sinh học
- Năm thành lập: 2013
- Email liên lạc: shtntnuni@gmail.com
- Website: https: www.ttn.edu.vn/index.php/bmktn/ktnbmshtn
- Fanpage: https://www.facebook.com/SV Sinh Học Thực Nghiệm/
- Số điện thoại: 0906198158
- Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 (tương đương B1 Châu Âu)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 140 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung:
Các cử nhân tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo, phẩm chất, đạo đức và sức khỏe tốt để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học.
Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức:
-  Kiến thức chung: Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
-  Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ sở của khối ngành sinh học làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức của chuyên ngành công nghệ sinh học như công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme, công nghệ sinh học trong y dược học, công nghệ lên men, vật liệu sinh học, công nghệ xử lý môi trường. Trên cơ sở đó vận dụng vào các qui trình, công nghệ sinh học phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của địa phương.
Về kỹ năng, thái độ:
- Về kỹ năng
* Kỹ năng chuyên môn: Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên các kỹ năng trong các lĩnh vực:  nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo, thực hiện và triển khai các hoạt động công nghệ phù hợp với địa phương; Phân tích chất lượng nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm trong công nghệ sinh học; Chọn và nhân giống cây trồng theo phương thức công nghệ; tuyển chọn, nhân giống và ứng dụng thuần thục các chủng vi sinh vật bản địa;  Tách chiết các hợp chất tự nhiên có hoạt chất sinh học, sản xuất một số sản phẩm sinh học sử dụng trong đời sống và xử lý môi trường;  Nuôi trồng nấm, sản xuất phân vi sinh, chế biến cà phê, ca cao, rượu bia theo phương thức công nghệ; Ứng dụng các công nghệ trong canh tác sinh học, kiểm soát dịch bệnh cây trồng, xử lý ra hoa; Chẩn đoán phân tử vi sinh vật gây bệnh gia súc, nhiễm trong thực phẩm; Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành.
* Kỹ năng mềm: Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sinh học; kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm; kỹ năng tổ chức kế hoạch công việc theo sơ đồ tư duy, kỹ năng xây dựng một đề án nghiên cứu cấp cơ sở.
- Về thái độ
+ Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp, tập thể.
+ Có ý thức cộng đồng, có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giảng dạy chuyên ngành sinh học, công nghệ sinh học trong các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
+ Làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành công nghệ sinh học và các ngành liên quan.
+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm sinh học phù hợp ở địa phương.
+ Tiếp tục học Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh vực liên quan.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Hợp tác với các Khu Nông Nghiệp kỹ thuật cao TPHCM, Viện Sinh học Nhiệt đới TPHCM, Trang trại Langbiang, Công ty Ajinomoto và một số công ty khác để đào tạo nghề nghiệp  và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.
3.2.7. Ngành Sinh  học
- Tên ngành: Sinh học
- Năm thành lập: 2006
- Email liên lạc: shtntnuni@gmail.com
- Website: https: www.ttn.edu.vn/index.php/bmktn/ktnbmshtn
- Fanpage: https://www.facebook.com/SV Sinh Học Thực Nghiệm/
- Số điện thoại: 0906198158
- Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 (tương đương B1 Châu Âu)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 140 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Đào tạo sinh viên có trình độ cử nhân khoa học, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tiếp tục học tập suốt đời, học ở trình độ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức
Trang bị cho sinh viên kiến thức về các nguyên lý cơ bản và các quá trình sinh học ở các mức độ khác nhau của khoa học sự sống gồm phân tử, tế bào, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã; mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường ngoài. Chương trình còn cung cấp những kiến thức khoa học và một số phương pháp nghiên cứu về một trong các lĩnh vực: Sinh học phân tử và tế bào, sinh học cơ thể động vật và người, sinh học quần thể quần xã, hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Ngoài ra, chương trình giúp sinh viên hiểu biết về nguyên lý hoạt động của một số thiết bị chuyên dụng của chuyên ngành để vận hành trong các thí nghiệm nghiên cứu hay ứng dụng thực tiễn.
Về kỹ năng, thái độ
- Về kỹ năng
 Chương trình trang bị những kỹ năng thực hành cần thiết như điều tra thu thập mẫu, định loại, phân tích và tổng hợp các số liệu; giúp sinh viên có khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để có thể tiến hành thí nghiệm hoặc nghiên cứu độc lập về Sinh học, ứng dụng vào một số lĩnh vực trong đời sống, thực tiễn.
* Kỹ năng mềm: Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sinh học; kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm; kỹ năng tổ chức kế hoạch công việc theo sơ đồ tư duy, kỹ năng xây dựng một đề án nghiên cứu cấp cơ sở.
- Về thái độ
+ Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp, tập thể.
+ Có ý thức cộng đồng, có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có khả năng đảm nhận công việc phù hợp với chuyên môn tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các bệnh viện, các cơ quan quản lý, các khu công nghiệp tập trung, các công ty, cơ sở kinh doanh, các Trung tâm nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng có sử dụng kiến thức sinh học.
Sinh viên có khả năng tự học tập về chuyên môn, nghiệp vụ, có thể tiếp tục học Thạc sĩ, Tiến sỹ tại các trường Đại học hoặc các viện khoa học.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Hợp tác với các Khu Nông Nghiệp kỹ thuật cao TPHCM, Viện Sinh học Nhiệt đới TPHCM, Trang trại Langbiang, Công ty Ajinomoto và một số công ty khác để đào tạo nghề nghiệp và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.
3.2.8. Ngành Công nghệ Ký thuật môi trường
- Tên ngành: Công nghệ Kỹ thuật môi trường
- Năm thành lập: 7/4/2010
- Email: bmcongnghemoitruong.tnu@gmail.com
- Yêu cầu về Tiếng Anh:  B1 Theo khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 140 Tín chỉ
- Định hướng mục tiêu: Các kỹ sư tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo, phẩm chất, đạo đức và sức khỏe tốt để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học.
Chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nguyện vọng học của sinh viên và nhu cầu thực tế của thị trường lao động tại khu vực Tây Nguyên, giúp sinh viên ra trường dễ dàng có được việc làm thích hợp với sở thích, năng lực chuyên môn và thích ứng nhanh với môi trường làm việc có tính cạnh tranh. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp hệ đào tạo này sinh viên có thể tiếp tục học lên ở những bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp nhận, tổ chức, triển khai, thực hiện và chuyển giao các dự án công nghệ môi trường; Có khả năng nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo; Đồng thời có đủ kiến thức và năng lực để học tập và nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
Ngoài ra, sinh viên có thể đảm trách công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp, trang trại… làm việc tại các Viện, trường, các trung tâm ứng dụng và triển khai Công nghệ môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc giảng dạy ngành khoa học môi trường tại các cơ sở đào tạo. Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật môi trường có thể công tác tại các viện, trường trong vùng, các sở ban ngành ở địa phương.
4. Khoa Lý luận chính trị
4.1. Giới thiệu về khoa
- Tên khoa: Khoa Lý luận chính trị
- Điện thoại: 02623.812.591
- Năm thành lập: 27/11/2002
- Tóm tắt lịch sử hình thành của Khoa:
Ngày 11-11-1977, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 298/CP, Về việc thành lập Trường Đại học Tây Nguyên. Bộ môn Mác - Lênin được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng với nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin cho sinh viên toàn trường. Ngày 27 tháng 11 năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 5807/QĐ-BGD&ĐT-TCCB thành lập Khoa Mác-Lênin, Trường Đại học Tây Nguyên.
Từ năm 2004, Khoa Mác - Lênin bắt đầu đào tạo đại học hệ chính qui - ngành Giáo dục chính trị, đến năm 2007, Khoa Mác - Lênin được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm ngành Triết học hệ đại học chính quy.
Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên ra Quyết định số 807/QĐ-ĐHTN-TCCB, đổi tên Khoa Mác - Lênin thành Khoa Lý luận chính trị.
- Số lượng giảng viên: 18
- Các ngành đào tạo chính: Đào tạo hệ cử nhân các ngành Giáo dục chính trị và Triết học
- Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học các ngành Giáo dục chính trị và Triết học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ và cả nước.
- Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm: Thực hiện theo kế hoạch chung của Trường Đại học Tây Nguyên và các đơn vị khác phối hợp tổ chức.
4.2. Thông tin về từng ngành
4.2.1. Ngành Giáo dục chính trị
- Tên ngành: Giáo dục chính trị (hệ đào tạo giáo viên)
- Năm thành lập: 2004
- Số điện thoại: 02623.812.591
- Yêu cầu về tiếng Anh: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tọa và của Trường Đại học Tây Nguyên.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 120
- Mục tiêu định hướng: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, tư tưởng tốt, có khả năng thích ứng với yêu cầu vị trí việc làm và xu hướng phát triển của đất nước.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Mục tiêu chính là đào tạo đội ngũ giáo viên môn giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các cấp học phổ thông; Giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, Lịch sử ĐCS Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở học viện, trường đại học, cao đẳng; Giảng viên các Trường Chính trị cấp tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề … ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành học này còn có thể đảm nhiệm được các vị trí việc làm khác như: Nghiên cứu viên ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu…; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, ban ngành, trong lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước…
Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ khả năng học tập, nâng cao trình độ ở bậc sau đại học các ngành lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng, quản lý hành chính nhà nước...  và các chuyên ngành thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn…
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.2. Ngành Triết học
- Tên ngành: Triết học
- Năm thành lập: 2007
- Số điện thoại: 02623.812.591
- Yêu cầu về tiếng Anh: B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 120
- Mục tiêu định hướng: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, tư tưởng tốt, có khả năng thích ứng với yêu cầu vị trí việc làm và xu hướng phát triển của đất nước.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Mục tiêu chính là đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên ngành khoa học triết học ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu; giảng viên các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, trường chính trị cấp tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị… ngoài ra còn có thể tiếp cận với các vị trí việc làm khác như; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, ban ngành, trong lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước…
Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ khả năng học tập, nâng cao trình độ ở bậc sau đại học để trở thành những chuyên gia trong các lĩnh vực: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Lịch sử triết học, Lôgic học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Mỹ học, Đạo đức học, Tôn giáo học; có thể tiếp tục nghiên cứu ở một số ngành khoa học tự nhiên và xã hội…
- Liên kết đào tạo: Có khả năng liên kết với các Trường Đại học, các học viện, các việc nghiên cứu trong việc đào tạo bậc sau đại học, triển khai các đề tài nghiên cứu thuộc các chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
5. Khoa Ngoại ngữ
5.1. Giới thiệu về khoa
- Tên khoa: Khoa Ngoại ngữ
- Điện thoại: 02623.811.372
- Năm thành lập:  2007
- Tóm tắt lịch sử hình thành của Khoa:
Trường ĐHTN được thành lập năm 1977, thời điểm đó Bộ môn Mác Lênin & Sinh ngữ là bộ môn ghép trực thuộc Ban giám hiệu và là tiền thân của bộ môn ngoại ngữ và Khoa Ngoại ngữ sau này. Đầu những năm 1980, Bộ môn này được tách thành 2 bộ môn: Bộ môn Mác Lênin và Bộ môn Ngoại ngữ. Lúc này Bộ môn Ngoại ngữ trực thuộc Ban Khoa học cơ bản.
Năm 2002, Bộ môn Ngoại ngữ được tách thành 2 bộ môn là Bộ môn Tiếng Anh và Bô môn Tiếng Pháp thuộc khoa Sư Phạm.
Năm 2007, Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo Quyết định số 61/QĐ-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên ký ngày 18 tháng 01 năm 2007, trên cơ sở sát nhập 2 Bộ môn Tiếng Anh và Tiếng Pháp từ Khoa Sư phạm trước đây.
Hiện nay, Khoa Ngoại ngữ đã có sự phát triển đáng kể về số lượng cũng như về chất lượng. Từ con số giảng viên chỉ đếm trên đầu ngón tay đến nay đã có 30 cán bộ giảng viên, trong đó có 01 tiến sĩ, 19 thạc sĩ và 10 cử nhân. Có 09 giảng viên chính và có 07 thạc sĩ đã được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài (Úc, Bỉ, New Zealand). Hiện có 02 giảng viên đang được đào tạo tiến sĩ tại Mỹ và New Zealand. Trong tương lai, số lượng giảng viên được đào tạo tại nước ngoài sẽ tăng lên, nhằm đáp ứng với sự phát triển về chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên đang công tác tại Khoa.
- Số lượng cán bộ: 30 (01 tiến sĩ, 19 thạc sĩ, 10 cử nhân, có 09 giảng viên chính)
- Các ngành đào tạo chính: Sư phạm Anh và Ngôn ngữ Anh
- Mục tiêu đào tạo:
- Khoa đào tạo 2 chuyên ngành: Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh. Ngoài ra, Khoa còn đảm nhận giảng dạy tiếng Anh cơ bản cho sinh viên không chuyên ngữ  thuộc các chuyên ngành khác và tiếng J’rai cho sinh viên các lớp tiểu học-Jrai của  Trường. Hiện nay, giảng viên Khoa Ngoại ngữ là đội ngũ cán bộ giảng dạy chủ lực trong việc bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho các đối tượng là sinh viên, học viên cao học của Nhà trường để đạt chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ.
- Công tác khoa học công nghệ: Khoa có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ như: Nghiên cứu khoa học, tổ chức và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học, viết bài báo, tham luận khoa học v.v…
- Thực hiện các nhiệm vụ của  Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cũng như năng lực nghiệp vụ sư phạm cho các đối tượng theo mục tiêu của Đề án và các hoạt động khác, góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh cho người học của khu vực Tây Nguyên.
5.2. Thông tin về ngành
5.2.1. Ngành Sư Phạm Tiếng Anh
- Tên ngành: Sư Phạm Tiếng Anh
- Năm thành lập: 1995
- Email: khoangoaingu.dhtn@gmail.com
- Số ĐT: 02623.811.372
- Yêu cầu về tiếng Anh đầu vào : Xét điểm tổ hợp kỳ thi Tốt Nghiệp PTTH hoặc theo Học bạ
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ       
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình nhằm đào tạo cử nhân sư phạm ngành Tiếng Anh có đủ kiến thức về ngôn ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các cơ sở giáo dục và trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh; có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa các nước nói tiếng Anh; có khả năng tham gia và tự nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và chuyên môn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh nói riêng và ngành sư phạm nói chung, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong tiến trình hội nhập quốc tế.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Sư phạm tiếng Anh có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để:
- Đảm nhận các vị trí như giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy tiếng Anh ở các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt tại các trường phổ thông trung học, hay Cao đẳng, Đại học, hoặc có thể phát triển thành những cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học.
- Có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty, v.v…
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:  Có hỗ trợ giảng dạy từ các chuyên gia hoặc trợ giảng từ lãnh sự quán Mỹ.
5.2.2. Ngành Ngôn Ngữ Anh
- Tên ngành: Ngôn Ngữ Anh
- Năm thành lập: 2006
- Email liên lạc: khoangoaingu.dhtn@gmail.com
- Điện thoại: 02623.811.372
- Yêu cầu về tiếng Anh đầu vào : Xét điểm tổ hợp kỳ thi Tốt Nghiệp PTTH hoặc theo Học bạ
- Thời gian đào tạo:  4 năm
- Tổng số tín chỉ: 127
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình nhằm đào tạo cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh có đủ kiến thức về ngôn ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc hiệu quả trong trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh; có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước và đòi hỏi của thị trường lao động;  có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa các nước nói tiếng Anh; có khả năng tham gia và tự nghiên cứu khoa học; có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong tiến trình hội nhập quốc tế.
- Triển vọng nghề nghiệp:
Tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên có khả năng đảm nhận tốt các vị trí công việc trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành học như là:
- Trợ lý các dự án, trợ lý các cấp quản lý hành chính có sử dụng tiếng Anh;
- Điều phối viên các chương trình, dự án có sử dụng tiếng Anh;
- Nhân viên văn phòng các cơ quan, công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước có sử dụng tiếng Anh;
- Phiên dịch viên, biên dịch viên, cộng tác viên các trung tâm dịch thuật, văn phòng công chứng;
- Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành du lịch và công tác ở các trung tâm ngoại ngữ.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Có hỗ trợ giảng dạy từ các chuyên gia hoặc trợ giảng từ lãnh sự quán Mỹ.
6. Khoa Nông Lâm nghiệp
6.1. Giới thiệu về khoa
- Tên khoa: Khoa Nông Lâm nghiệp.
- Email liên lạc, số điện thoại:
 + nonglamnghiep@gmail.com
 + Số điện thoại: 0262. 3853 279   Fax: 0262.3813 953
 + Website: https://www.ttn.edu.vn/index.php/knonglam
- Năm thành lập: 1977
- Tóm tắt lịch sử phát triển khoa
Ngày 11/11/1977, Khoa Nông Lâm nghiệp được hình thành cùng với sự kiện thành lập trường đại học Tây Nguyên. Đến năm 1979 khoa được tách làm hai khoa, khoa Nông nghiệp và Lâm nghiệp. Đến năm 1997 Nhà trường có quyết định sát nhập thành khoa Nông Lâm nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Đầu năm 2007 do yêu cầu phát triển, khoa Nông Lâm nghiệp được tách thành hai khoa là khoa Nông Lâm nghiệp và khoa Chăn nuôi Thú y.
- Số lượng cán bộ viên chức: 66 cán bộ viên chức trong đó bao gồm 56 giảng viên, 01 chuyên viên và 09 kỹ thuật viên trong đó bao gồm;
+ 01 Giáo sư;
+ 03 Phó Giáo sư;
+ 14 Tiến sỹ;
+ 41 Thạc sỹ (hiện tại có 11 thạc sỹ đang làm nghiên cứu sinh);
+ 03 Kỹ sư.
- Các ngành đào tạo chính
+ 2 ngành tiến sỹ: Khoa học cây trồng, Lâm sinh.
+ 2 ngành Cao học: Khoa học cây trồng, Lâm sinh.
+ 7 chuyên ngành đại học hệ chính quy: Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ sau thu hoạch, Quản lý đất đai, Lâm sinh, Quản lý Tài nguyên rừng, Công nghệ thực phẩm.
+ 4 ngành liên thông từ cao đẳng lên đại học: Khoa học cây trồng, Lâm sinh, Quản lý đất đai, Quản lý Tài nguyên rừng.
- Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu công việc của các đơn vị tuyển dung và có khả năng nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, các viện,trung tâm nghiên cứu, tư vấn và quản lý nhà nước về lĩnh vực nông lâm nghiệp, trong các tổ chức chính phủ, phi chính phủ,  các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo chuyên ngành được đào tạo.
- Liên kết đào tạo, trao đổi khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước
Đã thực hiện hơn 480 chương trình, đề tài NCKH các cấp, các dự án, chương trình tư vấn và dịch vụ khoa học...trong đó có 71 chương trình, đề tài cấp Nhà nước, Bộ, Tỉnh và tương đương, 348 đề tài cấp trường, 70 đề tài sinh viên. Trong giai đoạn từ 2012 – 2017, khoa NLN đã thực hiện được tổng số 81 chương trình, đề tài các cấp và các chương trình tư vấn khoa học cho các địa phương, với tổng kinh phí khoảng trên 19 tỷ đồng, trong đó có 26 chương trình, đề tài cấp nhà nước, Bộ, Tỉnh và tương đương, 38 đề tài cơ sở, 17 dự án, chương trình tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, 212 sản phẩm thông tin KHCN, các bài báo đăng tạp chí trong nước và bài báo quốc tế trong danh mục SCI, SCIE, ISI.
Cán bộ, sinh viên và học viên của Khoa đã tích tực trong công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH, thông qua các cán bộ trao đổi học giả, cán bộ học tập nước ngoài đã tạo ra các quan hệ với các trường đại học ở các nước như Hàn Quốc, Úc, Đức, Mỹ, Malaysia, Pháp...Khoa mời một số giáo sư dạy cho các học viên cao học và NCS, trao đổi chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp, tiếp nhận nhiều đoàn sinh viên đến tham quan học tập, cũng như hướng dẫn sinh viên nước ngoài nghiên cứu thực địa và lưu trú tại trường. Khoa tham gia đào tạo sinh viên nước bạn Lào ở bậc đại học và cao học. Tham gia nhiều dự án quốc tế về phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn quy mô nhỏ (ACIAR, CIAT), hợp tác nghiên cứu về chuỗi giá trị cà phê và giới ở Việt Nam (SEANAFE), nghiên cứu về điều tra rừng để xác định khả năng hấp thụ CO2 của rừng, làm cơ sở tham gia chương trình REDD ở Việt Nam (FAO, SNV), dự án lâm nghiệp xã hội....
- Thông tin doanh nghiệp ký kết hợp tác nhận tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
+ Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai;
+ Công ty CNHH Mercafe Việt Nam;
+ Công ty Xuất nhập khẩu 02/9;
+ Công ty cổ phần SAM nông nghiệp công nghệ cao.
- Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm: Hàng năm kết hợp với các ngày lễ của khoa (như Lễ tốt nghiệp, kỷ niệm, ngày thành lập Khoa) hay tổ chức riêng với các doanh nghiệp.
6.2. Thông tin về từng ngành
6.2.1. Ngành Bảo vệ thực vật
- Tên ngành:  Bảo vệ thực vật
- Năm thành lập: 1999
- Email: kieuando@yahoo.com              
- Điện thoại: 0855955955
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương chứng chỉ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 134
-  Định hướng mục tiêu:
 Đào tạo kỹ sư Bảo vệ thực vật có kiến thức, kỹ năng nhận biết và năng lực nghiên cứu quản lý các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ gìn sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nên nông nghiệp nhiệt đới ở Việt Nam.
- Triển vọng nghề ngiệp tương lai:
Được hỗ trợ tư vấn việc làm và khởi nghiệp, có cơ hội đi thực tập sinh quốc tế tại Israel, Nhật, Úc ...sau khi tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, công tác tại các Viện,trung tâm nghiên cứu, có khả năng tư vấn và quản lý nhà nước về Nông nghiệp, phân bón, Bảo vệ thực vật và Trồng trọt trong các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo vệ thực vật, trồng trọt, ...
- Mô hình liên kết họp tác quốc tế
Tham gia nhiều dự án quốc tế về phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn quy mô nhỏ (ACIAR, CIAT), hợp tác nghiên cứu về chuỗi giá trị cà phê và giới ở Việt Nam (SEANAFE),
6.2.2. Ngành Khoa học cây trồng
- Tên ngành:  Khoa học cây trồng.
- Năm thành lập: 1977
- Email: duyen.caosu@gmail.com                    
- Điện thoại: 0913448131
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương chứng chỉ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 133 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
Trang bị cho sinh viên những kiến  thức cơ bản, hiện đại về quản lý kinh tế, sinh học, thực phẩm, cây công nghệp, cây ăn quả, có kỹ năng quản lý, sử dụng các tài nguyên nông nghiệp một cách hài hòa trong hệ thống nông nghiệp bền vững tại từng vùng sinh thái để tăng sản lượng và lợi tức của cơ sở sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về nông nghiệp.
Được hỗ trợ tư vấn việc làm và khởi nghiệp, có cơ hội đi thực tập sinh quốc tế tại Israel, Nhật, Úc ...
- Mô hình liên kết họp tác quốc tế
+ Chuỗi sản xuất, kỹ thuật canh tác, giống các loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, điều, ca cao, bơ, lúa, đậu đỗ, rau sạch, mía, bông, hoa, cây cảnh...
+ Tham gia thực hiện các dự án về nông nghiệp, chuỗi giá trị thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như: Dự án Giảm nghèo Tây Nguyên, Vnsat, Dự án Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất Sắn qui mô nhỏ ở VIệt Nam và Indonesia….
6.2.3.  Ngành Lâm sinh
- Tên ngành:  Lâm sinh
- Năm thành lập: 1977
- Email: vohung.frem@gmail.com                   
- Điện thoại: 0914069919
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương chứng chỉ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 133 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu
Đào tạo kỹ sư lâm nghiệp có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ có khả năng quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng, gắn liền với phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn. có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng cộng tác cao trong công việc.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai
 Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về Nông Lâm nghiệp, các doanh nghiệp Lâm nghiệp quốc doanh và tư nhân, các tổ chức, cơ quan Nông Lâm nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Lâm nghiệp, các dự án phát triển Lâm nghiệp trong nước và quốc tế.
- Mô hình liên kết họp tác quốc tế
+  UN-REDD (Chương trình Giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng Việt Nam);
+ SNV- REDD (Dự án giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng của Hà Lan);
+  FLITCH (Phát triển lâm nghiệp để giảm nghèo vùng Tây Nguyên);
6.2.4. Ngành Quản lý tài nguyên rừng
- Tên ngành:  Quản lý tài nguyên rừng
- Năm thành lập: Thành lập năm 2002.
- Email: huongthanh.frem@gmail.com              Điện thoại: 0914141188
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương chứng chỉ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 131 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
 Đào tạo kỹ sư có  kiến thức về hệ sinh thái môi trường rừng, có kiến thức về hệ thống kỹ thuật và công nghệ trong quản lý tài nguyên, dịch vụ sinh thái môi trường rừng bền vững và thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, có kiến thức về luật, chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên và tổ chức thực hiện trong thực tiễn, có kiến thức vè hệ sinh thái nhân văn để làm việc tại các vùng rừng đối với các cộng đồng dân tộc khác nhau.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai
Công tác tại các  cơ quan quản lý về tài nguyên và dịch vụ sinh thái môi trường rừng, Cơ quan quản lý Nông Lâm nghiệp các cấp, cơ quan quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, doanh nghiệp Lâm nghiệp quốc doanh và tư nhân,  cơ sở đào tạo và nghiên cứu tài nguyên và sinh thái môi trường rừng, tham gia các chương trình, dự án trong nước và quốc tế liên quan đến quản lý tài nguyên, dịch vụ sinh thái môi trường rừng và phát triển nông thôn.
6.2.5. Ngành Công nghệ sau thu hoạch
- Tên ngành:  Công nghệ sau thu hoạch
- Năm thành lập: 2003
- Email: trtrbac@gmail.com                   
- Điện thoại: 0949511541
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương chứng chỉ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 126 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu
Đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản về: Công nghệ sau thu hoạch, có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và triển khai vào sản xuất các công nghệ bảo quản chế biến nông sản - thực phẩm như kỹ năng quản lý đánh giá chất lượng nông sản và thực phẩm trong các dây chuyền bảo quản và chế biến, có kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện các thí nghiệm, nghiên cứu về nông sản sau thu hoạch và nguyên liệu sản phẩm thực phẩm; có khả năng phân tích đánh giá và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch sẽ có khả năng làm việc tại: các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm; các cơ quan kiểm định chất lượng nông sản, thực phẩm; các sở ban ngành như sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, , sở y tế..., các trung tâm nghiên cứu và đào tạo ngành đúng hoặc ngành gần với Công nghệ sau thu hoạch hoặc cũng có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đạt được chuyên môn cao hơn, có cơ hội nhận học bổng du học ở các nước Châu Á, Châu Âu, Úc,....
6.2.6. Ngành Công nghệ thực phẩm
- Tên ngành:  Công nghệ thực phẩm
- Năm thành lập: 2018.
- Email: trtrbac@gmail.com                    Điện thoại: 0949511541
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương chứng chỉ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 127 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu
Đào tạo Kỹ sư Công nghệ thực phẩm có phẩm chất và hiểu biết chính trị, xã hội, có đạo đức; có kiến thức cơ bản về chế biến và bảo quản thực phẩm; có năng lực nghiên cứu, phát hiện vấn đề, ứng dụng khoa học và công nghệ trong bảo quản và chế biến thực phẩm; có khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong lĩnh vực chuyên môn, có ý thức phục vụ cộng đồng, phục vụ  nhân dân.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai: Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Công nghệ thực phẩm sẽ có khả năng làm việc tại: Các nhà máy, công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống như bánh kẹo, đường, sữa, cà phê, rượu bia, nước giải khát...., có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước như phòng ban thuộc sở nông nghiệp và PTNT, sở Khoa học Công nghệ, hoặc bộ phận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc các phòng và sở y tế, các trung tâm kiểm tra, kiểm định chất lượng Nông sản, thực phẩm đóng trên địa bàn cả nước hoặc cũng có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đạt được chuyên môn cao hơn, có cơ hội nhận học bổng du học ở các nước Châu Á, Châu Âu, Úc,....
6.2.7.  Ngành Quản lý đất đai
- Tên ngành: Quản lý đất đai
- Năm thành lập: 2001
- Email: ngxvung@gmail.com               
- Điện thoại: 09050611991
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương chứng chỉ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm
- Tổng số tín chỉ: 129 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:
Đào tạo kỹ sư Quản lý đất đai có kiến thức chuyên ngành và khả năng ứng dụng tốt trong lĩnh quản lý nhà nước về đất đai, sử dụng đất, đo đạc và sử dụng thành thạo các phần mềm tin học trong quản lý đất đai.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai:
 Kỹ sư ngành Quản lý đất đai có thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức như cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Địa chính cấp xã; doanh nghiệp dịnh vụ Tài nguyên và Môi trường; giảng dạy chuyên môn tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học; làm việc tại các viện nghiên cứu về Tài nguyên và Môi trường.
7. Khoa Sư phạm
7.1. Giới thiệu khoa
- Tên Khoa: Khoa Sư phạm
- Email, số điện thoại: khoasupham.wn25@gmail.com, 02623853278
- Năm thành lập: 1977
- Lịch sử thành lập khoa:
Khoa Sư phạm là một trong 4 khoa được xây dựng từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Tây Nguyên.
Ngay sau khi được thành lập, Khoa đã tuyển sinh 2 chuyên ngành: Toán và KHXH (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý - được gửi đào tạo tại Trường ĐHSP TPHCM). Những ngày đầu, đội ngũ của Khoa chỉ có 8 thầy cô giáo nên đội ngũ CBGD chủ yếu được mời từ các Trường ĐH phía Bắc.
Tháng 4/1996, bộ môn KHXH&NV được tách ra thành hai bộ môn: Bộ môn KHXH&NV và bộ môn Ngữ văn. Như vậy, đến thời điểm này, Khoa Sư phạm đã có 8 bộ môn với 5 chuyên ngành đào tạo. Ban chủ nhiệm Khoa từ tháng 6/1996 đến tháng 3/1998 gồm có: thầy Y Tru Alio – Trưởng khoa; thầy Trần Văn Dũng, thầy Mai Minh Hùng, thầy Ngô Đình Quốc – P. Trưởng khoa.
Tháng 6/1996, Bộ GD&ĐT ra quyết định tái lập Khoa Sư phạm với nhiệm vụ đào tạo cử nhân sư phạm các chuyên ngành: Toán - Tin, Ngữ văn, Tiếng Anh, đồng thời tiếp tục đảm nhận vai trò của một khoa đại cương trong trường. Lúc này, Khoa có 7 bộ môn: Toán - Tin, KHXH NV, Ngoại ngữ, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Quân sự - Thể dục Thể thao.
Tháng 7/1997, Khoa được giao thêm nhiệm vụ đào tạo 2 chuyên ngành là SP Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp và Giáo dục tiểu học (đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học, đến 9/2009 đào tạo thêm chuyên ngành Giáo dục tiểu học – Jrai). Số SV được tuyển sinh khoá này lên đến 500, đưa tổng số SV của Khoa Sư phạm lên trên 700 SV. Đây là dấu ấn quan trọng, tạo đà phát triển cho Khoa sau hơn 1 năm được tái giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên.
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2002 - 2007, TS. Trần Văn Dũng được tái bổ nhiệm làm Trưởng khoa; ThS. Đậu Thế Hùng và ThS. Mai Minh Hùng giữ chức P. Trưởng khoa. Thời điểm đó, Khoa Sư phạm có 100 CBVC được giao nhiệm vụ đào tạo 6 chuyên ngành sư phạm: Toán - Tin, Ngữ văn, Vật lý, Sinh - Kỹ thuật NLN, Tiếng Anh, GD tiểu học với tổng số gần 1400 SV. Đồng thời, Khoa tiếp tục đảm nhiệm GD các môn khoa học đại cương cho các chuyên ngành đào tạo của Trường ĐH Tây Nguyên và tham gia công tác chấm thi tuyển sinh hằng năm của Trường.
Ngày 18/01/2007, Nhà trường có quyết định tách Khoa Sư phạm thành hai khoa là Khoa Sư phạm và Khoa Ngoại ngữ.
Tháng 01/2009, Trường tiếp tục tách Khoa Sư phạm thành 2 khoa là Khoa Khoa học TN&CN và Khoa Sư phạm. Sau khi tách khoa, TS. Trần Văn Dũng tiếp tục làm Trưởng khoa. TS. Nguyễn Thanh Hưng được bổ nhiệm làm P. Trưởng khoa vào 01/2009, TS. Lê Tử Trường được bổ nhiệm làm P. Trưởng khoa vào tháng 10/2010.
Tháng 6/2012, TS. Nguyễn Thanh Hưng được bổ nhiệm làm Trưởng khoa theo nhiệm kì Hiệu trưởng (2012 - 2017). Đến tháng 8/2012, TS. Lê Tử Trường và ThS. Trương Thị Hiền được bổ nhiệm làm P. Trưởng khoa. Đồng thời, tháng 6/2012, Trường có quyết định giao Trung tâm KHXH&NV Tây Nguyên là đơn vị trực thuộc Trường về Khoa quản lí. Lúc này Khoa có 7 bộ môn và Trung tâm KHXH và NV Tây Nguyên. Tháng 3/2016, TS. Đoàn Thị Tâm được bổ nhiệm làm Phó trưởng Khoa thay TS. Trương Thị Hiền.
Tháng 11/2017, Khoa có 55 CBVC (Trong đó, TS: 07; ThS: 33; CN: 15: GVC: 03; GVCC-PGS: 01; Nam: 23; Nữ: 32; Dân tộc: 03) đào tạo 6 chuyên ngành: SP Ngữ văn, CN Văn học, GD Tiểu học, GD Tiểu học tiếng J’rai, GD Thể chất, GD Mầm non với 1100 SV chính quy và 950 SV liên thông. Bên cạnh đó, Khoa Sư phạm đảm nhiệm giảng dạy các môn đại cương cho các chuyên ngành đào tạo khác và phụ trách những lĩnh vực nghiệp vụ các ngành sư phạm trong trường. Năm 2016, Khoa đào tạo thêm Cao học Ngôn ngữ học và tiến tới mở đào tạo thêm ngành Cao học Văn học Việt Nam.
-  Số lượng giảng viên: 49 CBGD, 03 chuyên viên.
- Các ngành đào tạo chính: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học (gồm 02 chuyên ngành: GDTH và GDTH – Tiếng Jrai), Sư phạm Ngữ văn, Cử nhân Văn học, Giáo dục Thể chất.
- Mục tiêu đào tạo: Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đại học để góp phần phát triển KT - XH khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
7.2. Thông tin về từng ngành
7.2.1. Ngành Giáo dục Mầm non
- Tên ngành: Giáo dục Mầm non (Early Childhood Education)
- Năm thành lập: 2009
- Email liên lạc, số điện thoại: phuonglinhbaohuy@gmail.com/ 0935295166
- Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chuẩn B1
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ:120
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Mầm non thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vừng, có kỹ năng sư phạm, ứng dụng để nghiên cứu, giảng dạy trong cơ sở Giáo dục Mầm non. Có hiểu biết về Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành; có kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ em. Hiểu biết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể giảng dạy, nghiên cứu. 
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+ Tham gia giáo chăm sóc- giáo dục trẻ tại các cơ sở Giáo dục Mầm non và có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Làm công tác nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục.
+ Làm chuyên viên và quản lý tại các bộ phận ở các trường mầm non, các cơ sở quản lý giáo dục, các cơ sở phù hợp với chuyên môn.
7.2.2. Ngành Giáo dục tiểu học
- Tên ngành: Giáo dục tiểu học
- Năm thành lập: 1997
- Email liên lạc, số điện thoại: tambui.08@gmail.com; SĐT: 0904471847
- Yêu cầu về tiếng Anh: Sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (do trường Đại học Tây Nguyên cấp)  hoặc các quy văn bằng, chứng chỉ thay thế theo Quyết định số 1398/QĐ-ĐHTN-ĐTĐH ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên.
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiểu học trong những thập kỷ tới; Sinh viên thành thạo các kiến thức và kỹ năng về giáo dục tiểu học;  Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục tiểu học, Quản lý giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán ở bậc tiểu học.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai: Là giáo viên tiểu học, tham gia dạy học ở các trường tiểu học; Tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục trên cơ sở kiến thức cơ bản và chuyên ngành;
7.2.3. Ngành Văn học
- Tên ngành: Văn học (Literature)
- Năm thành lập: 2007
- Email liên lạc, số điện thoại: hoatspdhtn@gmail.com; 0945845546
- Yêu cầu về tiếng Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (do trường Đại học Tây Nguyên cấp) hoặc các văn bằng, chứng chỉ thay thế khác theo quy định tại phụ lục 1 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1398/QĐ-ĐHTN-ĐTĐH, ngày 20/7/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên về việc sửa đổi Quy chế học vụ đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-ĐHTN-ĐTĐH ngày 11/4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên).
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng tín chỉ: 129
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân ngành Ngữ văn thuộc khối ngành tổng hợp có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản, có kĩ năng tác nghiệp; đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng ngôn ngữ và văn học hiện nay trong các lĩnh vực như sáng tác văn chương, báo chí, tuyên truyền, tuyên giáo…
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nghiên cứu và ứng dụng kiến thức ngôn ngữ và văn học tại các cơ quan ban ngành chuyên môn. Có thể bổ sung khối kiến thức sư phạm để làm giáo viên giảng dạy Ngữ văn tại các trường trung học phổ thông; làm giảng viên các cao đẳng và đại học. Có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm, các cơ quan đoàn thể xã hội khác, có nhu cầu sử dụng (hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản líhoạt động văn hoá, văn học, ngôn ngữ v.v.). Tạo điều kiện để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học tiếp lên các trình độ cao hơn.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Mô hình liên kết: Liên kết với các cơ sở đào tạo dạy trình độ trung cấp, cao đẳng ngành ngữ văn lên trình độ đại học.
Hợp tác quốc tế: Nghiên cứu các lĩnh vực về ngôn ngữ, văn học, văn hóa ở khu vực Tây Nguyên và trong cả nước.
7.2.4. Ngành Sư phạm Ngữ văn
- Tên ngành: Sư phạm Ngữ văn (Philology Teacher Education)
- Năm thành lập: 1996
- Email liên lạc, số điện thoại: tuyetnhungbk@gmail.com/ 0905691169
- Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chuẩn B1
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân ngành sư phạm Ngữ văn thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vừng, có kỹ năng sư phạm, ứng dụng văn học và ngôn ngữ để nghiên cứu, giảng dạy trong trường THPT. Có hiểu biết về Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành; có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, nhân quyền, an ninh - quốc phòng, an toàn giao thông, y tế học đường, văn hóa tộc người... Hiểu biết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể giảng dạy, nghiên cứu và góp phần phát triển cộng đồng. Được trang bị những thông tin cập nhật về đổi mới giáo dục phổ thông trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn tại các trường phổ thông.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
Giảng dạy ngữ văn tại các trường phổ thông và có thể nâng cao trình độ dạy đại học và cao đẳng trong cả nước.
Làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu văn học, ngôn ngữ và giáo dục.
Làm chuyên viên và quản lý tại các bộ phận ở các trường học, các cơ sở quản lý giáo dục, các cơ sở phù hợp với chuyên môn.
7.2.5.  Ngành Giáo dục thể chất
- Tên ngành: Giáo dục thể chất
- Năm thành lập: 1977
- Email: stonghappy@gmail.com            SĐT: 0983213933
- Yêu cầu Tiếng Anh: B1 khung Châu Âu
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 120
- Định hướng mục tiêu: Tiếp tục hoàn thiện và phát triển chuyên ngành đào tạo và phấn đấu mở thêm đào tạo sau đại học.
- Triển vọng nghề nghiệp tương lai: Sau khi ra trường đảm nhiệm giảng dạy giáo dục thể chất trong các trường học từ mầm non đến đại học, chuyên viên trong các sở ban ngành, các hướng dân viên, cộng tác viên trong các câu lạc bộ thể thao, sức khỏe, …
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Hiện đang liên kết đào tạo với  trường Đại học Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh.
8. Khoa Y dược
8.1. Giới thiệu về khoa
- Tên khoa: Y DƯỢC.
- Email liên lạc: vanphongkhoayduoc@gmail.com
- Số điện thoại: 02623825181.
- Năm thành lập: 1977.
- Tóm tắt lịch sử thành lập khoa: Khoa Y Dược là một trong những khoa thuộc trường Đại học Tây Nguyên, được thành lập ngay từ ngày đầu tiên thành lập Trường (ngày 11 tháng 11 năm 1977). Ngày 02 tháng 04 năm 1996, Bộ Gíao dục và đào tạo ra quyết định số 124/GD ĐT chuyển khoa Y thành khoa Y Dược. So với các trường Y Dược khác thì khoa Y Dược trường Đại học Tây Nguyên là một trong các khoa (Trường Y Dược) ra đời sau, xa trung ương và gặp không ít khó khăn trên bước đường xây dựng và phát triển.
Nằm tại thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm của Tây Nguyên - Khoa Y Dược có một vị trí đặc biết  trong chiến lược đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, phục vụ trực tiếp cho đào tạo nguồn nhân lực y tế Tây Nguyên, góp phần phòng chống bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung. Được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương quan tâm, được sự chỉ đạo sát sao, đoàn kết và thống nhất của Đảng bộ, Ban giám hiệu, trong suốt 35 năm qua, Chi bộ Khoa Y Dược, Bệnh viện trường, Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược đã chung vai cùng cán bộ viên chức và các đoàn thể chính trị - xã hội của khoa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu mà Nhà trường giao phó.
Sau 42 năm ra đời, khoa Y Dược đã trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt: đã đào tạo được gần 5000 bác sĩ đa khoa và hàng trăm cử nhân điều dưỡng, một đội ngũ thầy thuốc khá lớn tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Miền Trung, đã đóng góp rất lớn vào việc thực hiện các chiến lược chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của bộ Y tế trong những thập kỷ vừa qua. Trong số những sinh viên học tập và tốt nghiệp từ Khoa Y Dược, trường Đại học Tây Nguyên, đã có rất nhiều người trưởng thành và thành đạt, một số người đã đứng ở vị trí hàng đầu trong một số chuyên ngành. Hầu hết các bác sĩ hiện đang giữ những vị trí lãnh đạo của ngành (giám đốc, phó giám đốc các sở, bệnh viện, Viện nghiên cứu, các trung tâm y tế ) của các tuyến thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Lực lượng giảng dạy của Khoa được đào tạo đúng chuyên Ngành từ các trường có uy tín trong và ngoài nước, số lượng giảng viên được tăng cường từ nhiều nguồn: Giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, giảng viên từ các trường Đại học trên cả nước chuyển đến, sinh viên xuất sắc của một số trường Đại học được tiếp nhận làm công tác giảng dạy. Ngoài ra, Khoa Y Dược –Trường Đại học Tây Nguyên còn có một đội ngũ hơn 60 giảng viên kiêm nhiệm công tác nhiều cơ quan  tham gia đào tạo Ngành Y đa khoa như Viện Vệ sinh – Dịch tễ Tây Nguyên, ở Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, các Bệnh viện Đa khoa (Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng), ở các Bệnh Đa khoa huyện trong tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông (CưMgar, Krông Păk, Buôn Đôn, Cư Kuin, Krông Ana, Krông Bông, Cư Jut…) và Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên.
- Số lượng Giảng viên: tổng số 78 giảng viên, trong đó có 19 giảng viên chính và 59 giảng viên.
- Các ngành đào tạo chính:
+ Hệ đại học: Bác sĩ đa khoa (Y khoa hệ chính quy 6 năm), Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy, Cử nhân xét nghiệm Y học, Y khoa hệ liên thông 4 năm, Cử nhân điều dưỡng hệ liên thông.
+ Sau đại học: Cao học Ký sinh trùng, Bác sĩ CKI Nội khoa.
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế; đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và một số tỉnh duyên hải miền Trung và góp phần nâng cao nền Y Dược học Việt Nam. Xây dựng một đội ngũ các thầy thuốc cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhằm làm giảm nỗi đau và bệnh tật cho con người.
- Liên kết đào tạo, trao đổi hợp tác kỹ thuật trong và ngoài nước: Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Đắk Lắk, Bệnh viện tâm thần Đắk Lắk, Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Ninh Thuận, trường Trung cấp Y dược Yersin (Khánh hòa), Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng,..
- Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm: Tổ chức lồng ghép trong các buổi trao bằng tốt nghiệp và sau các đợt thi tốt nghiệp cuối khóa.
8.2. Thông tin từng ngành
8.2.1. Ngành Y đa khoa (hệ chính quy 6 năm)
- Năm thành lập: 1977
- Email liên lạc: vanphongkhoayduoc@gmail.com
- Số điện thoại: 02623825181
- Yêu cầu Tiếng Anh: Trình độ B1 (Khung châu Âu) hoặc tương đương.
- Thời lượng đào tạo: 06 năm.
- Tổng số tín chỉ: 201
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo Bác sỹ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc, kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, các Bác sỹ có khả năng công tác tại các cơ sở Y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng Bác sỹ đa khoa ở các tuyến Trung ương, tỉnh, Huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế.
8.2.2. Ngành Y khoa (hệ liên thông 4 năm)
- Năm thành lập: 1995
- Email liên lạc: vanphongkhoayduoc@gmail.com
- Số điện thoại: 02623825181
- Yêu cầu Tiếng Anh: Trình độ B1 (Khung châu Âu) hoặc tương đương.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm.
- Tổng số tín chỉ: 145
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo tiếp tục y sỹ thành Bác sỹ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở, có năng lực chuyên môn, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tại tuyến y tế cơ sở.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, các Bác sỹ có khả năng công tác tại các cơ sở Y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng Bác sỹ đa khoa ở các tuyến Trung ương, tỉnh, Huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế.
8.2.3. Ngành cử nhân điều dưỡng (Chính quy)
- Năm thành lập: 2004
- Email liên lạc: vanphongkhoayduoc@gmail.com
- Số điện thoại: 02623825181
- Yêu cầu Tiếng Anh: Trình độ B1 (Khung châu Âu) hoặc tương đương.
- Thời lượng đào tạo: 04 năm.
- Tổng số tín chỉ: 131
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng đa khoa có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn; có kiến thức khoa học cơ bản vững; có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe nhân dân, có khả năng tổ chức quản lý các hoạt động điều dưỡng, nghiên cứu khoa học và tự  học vươn lên.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, các Điều dưỡng có khả năng công tác tại các cơ sở Y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng Điều dưỡng ở các tuyến Trung ương, tỉnh, Huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế.
8.2.4. Ngành Cử nhân điều dưỡng (Hệ liên thông)
 - Năm thành lập: 2005
 - Email liên lạc: vanphongkhoayduoc@gmail.com
 - Số điện thoại: 02623825181
 - Yêu cầu Tiếng Anh: Trình độ B1 (Khung châu Âu) hoặc tương đương.
 - Thời lượng đào tạo: 3,5 năm.
 - Tổng số tín chỉ: 102
 - Định hướng mục tiêu: Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng đa khoa có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn; có kiến thức khoa học cơ bản vững; có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe nhân dân, có khả năng tổ chức quản lý các hoạt động điều dưỡng, nghiên cứu khoa học và tự  học vươn lên.
 - Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, các Điều dưỡng có khả năng công tác tại các cơ sở Y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng Điều dưỡng ở các tuyến Trung ương, tỉnh, Huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế.
2.5. Ngành cử nhân xét nghiệm y học
 - Năm thành lập: 2015
 - Email liên lạc: vanphongkhoayduoc@gmail.com
 - Số điện thoại: 02623825181
 - Yêu cầu Tiếng Anh: Trình độ B1 (Khung châu Âu) hoặc tương đương.
 - Thời lượng đào tạo: 04 năm.
 - Tổng số tín chỉ: 144
 - Định hướng mục tiêu: Đào tạo Cử nhân xét nghiệm y học có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở vững; có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học làm chủ được các kỹ thuật xét nghiệm thuộc các lĩnh vực: Vi sinh, Ký sinh trùng, Hóa sinh, Huyết học truyền máu, Miễn dịch và Giải phẫu bệnh; có khả năng tự học vươn lên, cập nhật nâng cao trình độ. Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
 - Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, các Cử nhân xét nghiệm có khả năng công tác tại các cơ sở Y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng kỹ thuật viên Xét nghiệm ở các tuyến Trung ương, tỉnh, Huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế.
9. Khoa Dự bị Đại học
- Tên khoa: Khoa Dự bị Đại học
- Email: khoadubitaonguondhtn@gmail.com
- Số điện thoại: 02623. 853.271
- Năm thành lập: 1996
- Tóm tắt lịch sử thành lập của Khoa:
+ Từ những năm đầu thành lập, Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức đào tạo Dự bị đại học, các lớp Dự bị đại học này thuộc khoa Sư phạm.
+ Trong xu thế phát triển của Nhà trường, ngày 02/04/1996, khoa Dự bị và tạo nguồn được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo theo quyết định số 1249/GD-ĐT.
- Số lượng giảng viên:
- Các ngành đào tạo chính: Đào tạo dự bị Đại học 01 năm cho các học sinh Dự bị và Cử tuyển (tất cả các chuyên ngành) của Nhà trường.
- Mục tiêu đào tạo:  Khoa có nhiệm vụ đào tạo dự bị Đại học 01 năm cho các học sinh Dự bị và Cử tuyển của Nhà trường. Hoạt động đào tạo theo quyết định 09/2005/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về quy chế “Tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ Dự bị đại học…”
1. Thông tin doanh nghiệp ký kết với nhà trường
STT Tên tổ chức /doanh nghiệp Nội dung hợp tác Ngày ký kết Kết quả đạt được
1 Công ty VINACEGLASS, Chi nhánh Vinh Hợp đồng đào tạo ( học tập kết hợp lao động sản xuất cho SV) 20/10/2016 SV  tham gia Phụ cơ khí, SX vật liệu nhẹ, lắp đặt điện, nước tại Khu CN Bến xe Miền trung, Vinh. Số tiền thu được: 10 362 500 đồng
2 Công ty CP TH Milk, Nghĩa Đàn, Nghệ An Hợp đồng đưa sv thực tập tại Trang trại rau sạch, Trại chăn nuôi bò sữa, Phân trại 3, Nhà máy sữa TH. 10/11/2016 35 Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm đi học thực hành môn học
3 Công ty TNHH Fuhong Precision Component, Bắc Giang (Công ty thành viên của Tập đoàn KHKT Hồng Hải) Hợp đồng đưa sinh viên học tập trải nghiệm thực tế tại Doanh nghiệp 21/6/2016 69 sinh viên tham gia, đạt kêt quả tôt, 06 sinh viên xuất sắc. Số tiền thu được: 1 021 454 321 đồng.
4 Công ty CP LILAMA 5 Hợp đồng SV học tập kết hợp sản xuất tại Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, số 1810/2016/lilama5 - ĐHCN Vinh 15/10/2016 29 sinh viên tham gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Số tiền thu được: 243 793 750 đồng.
5 Công ty CP LILAMA 45.4 Hợp đồng đào tạo (Học tập, kết hợp sản xuất cho sinh viên) 12/10/2015 10 sinh viên  tham gia tại Nhà máy thủy điện Vĩnh Hà, Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được đánh giá tốt. Số tiền thu được: 143 880 000 đồng.
6 Công ty CP LILAMA 45.4 Hợp đồng sinh viên đi học tập kết hợp lao động sản xuất tại Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, số 03/2016/lilama45.4- ĐHCN Vinh 07/03/2016 39 sv tham gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 05 sv xuất sắc. Số tiền thu được: 219 954 000 đồng.
7 Công ty CP LILAMA 45.4 Hợp đồng đào tạo ( học tập kết hợp lao động sản xuất cho SV) 12/10/2015 20 sv tham gia tại Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của Công ty. Số tiền thu được: 316 255 000 đồng.
8 Công ty TNHH Fuhong Precision Component, Bắc Giang (Công ty thành viên của Tập đoàn KHKT Hồng Hải) Hợp đồng đưa sinh viên học tập trải nghiệm thực tế tại Khu CN Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang. 10/12/2015 76 sv tham gia, có 11 sinh viên đạt thành tích xuất sắc, được cấp giấy khen. Số tiền thu được: 1 207 634 891 đồng.
9  Công ty FAJ thuộc tập đoàn Will Group (Nhật Bản) Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, tổ chức chương trình đào tạo ngôn ngữ, văn hóa Nhật bản để đưa các sinh viên, kỹ sư sang thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản 11/09/2018 Trong chương trình hợp tác này ứng viên có danh hiệu kỹ sư thuộc các ngành: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí sau khi tốt nghiệp tại trường ĐH Công nghiệp Vinh và đạt chứng chỉ ngôn ngữ tương ứng cấp độ N3 trở lên sẽ được FAJ tuyển dụng trở thành nhân sự của công ty để sang làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

2. Các ngày hội việc làm hàng năm
Căn cứ vào tiến độ đào tạo của nhà trường vào tháng 8 hàng năm nhà trường tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp và cựu sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm. Ngày 16/06/2018 trường ĐH Công nghiệp Vinh khai mạc “Ngày hội việc làm năm 2018”. Tới dự Ngày hội có TS. Trần Mạnh Hà – Q. Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Ngọc Thuần – Cố vấn Hiệu trưởng; cùng trưởng, phó các khoa, phòng và trung tâm. Chương trình có sự tham gia của 17 nhà tuyển dụng là các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty danh tiếng trong và ngoài nước như Formosa, Lilama 5, Vietravel,… với mong muốn mang đến cơ hội và môi trường làm việc tốt không chỉ cho những sinh viên, tân cử nhân mà còn cho những cựu sinh viên có mong muốn thay đổi công việc.

3. Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
Trước yêu cầu về tìm kiếm việc làm và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, ngày 15/02/2015, Hiệu Trưởng Trường ĐH Công Nghiệp Vinh ra quyết định thành lập Văn Phòng Giới Thiệu Việc Làm trực thuộc Trung Tâm Liên Kết và Đào Tạo trường Đại Học Công Nghiệp Vinh. Khi mới thành lập, văn phòng đặt tại tầng 2 nhà B. Lúc này số cán bộ, viên chức của Phòng Giới Thiệu Việc Làm mới chỉ có 05 người dưới sự chỉ đạo của 01 Giám đốc Trung Tâm là bà Đặng Thị Hằng. Văn phòng giới thiệu việc làm IUV là cầu nối giữa sinh viên và các doanh nghiệp, là điạ chỉ tin cậy tư vấn cho sinh viên về việc làm, kỹ năng làm việc và khởi nghiệp. Trước áp lực trong tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và sự phát triển của phong trào khởi nghiệp, việc thành lập Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm - khởi nghiệp để hỗ trợ là cần thiết. Ngày 15/09/2018 Quyền Hiệu TrưởngTrường ĐH Công Nghiệp Vinh đã ký quyết định thành lập Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm - Khởi nghiệp IUV.
Tên gọi: Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm và khởi nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Vinh
Địa chỉ: Tầng 1 – Nhà B – Trường ĐH Công Nghiệp Vinh – 26 Nguyễn Thái Học – Vinh- Nghệ An.

Website: http://iuv.edu.vn/trung-tam-gioi-thieu-viec-lam
Email: trungtamgioithieuvieclamIUV@iuv.edu.vn
Giám đốc trung tâm: Ông Trần Huỳnh Quang,
ĐT
: 0944993806 Email:
tranquang237@gmail.com.

Phó giám đốc: Bà Lê Mỹ Hạnh, DĐ: 0983.158.182
Email:
lemyhanhst@gmail.com

Quan điểm, mục tiêu của nhà trường về công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Trước nhu cầu làm giàu chính đáng cũng như phong trào khởi nghiệp phát triển lan rộng trong cả nước, tuy nhiên để tránh những thất bại trong khởi nghiệp và thổi bùng đam mê cho sinh viên, Trường Đại học công nghiệp Vinh nhận thấy cần thiết phải có trách nhiệm giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn về khởi nghiệp. Những sinh viên có nhu cầu khởi nghiệp phải được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức và được tạo điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ từ các nhà đầu tư và quỹ đầu tư khởi nghiệp. Do đó nhà trường giao cho trung tâm thực hiện các nhiệm vụ sau:
-  Tổ chức các khóa bồi dưỡng về khởi nghiệp cho sinh viên cán bộ giảng viên nhà trường.
- Phối hợp với các đơn vị khác của trường bạn hoặc các cơ quan địa phương (sở Khoa học công nghệ Nghệ An) tập huấn đào tạo cán bộ giảng viên huấn luyện khởi nghiệp (Training Of Trainer), Tập huấn cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp theo đề án 844.
- Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp nhằm tìm kiếm các dự án chất lượng tốt tham gia các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp ở địa phương (cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp do tính tổ chức) và của quốc gia (Techfet)…
- Kết nối với doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội cho các dự án khởi nghiệp được đầu tư.
- Tổ chức các hội thảo về khởi nghiệp
Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp
Công tác truyền thông
- Tổ chức hội thảo về khởi nghiệp: Trường Đại học công nghiệp Vinh chủ trì hoặc phối hợp tổ chức hội thảo về khởi nghiệp cụ thể như hội thảo “chia sẽ suy nghĩ về quyết định khởi nghiệp” với diễn giả TS Võ Văn Thành Nghĩa – Cựu Ceo tập đoàn Thiên Long, thu hút hơn 600 đại biểu tham dự. Hội thảo “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên kết vùng Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh” với diễn giả Trương Thanh Hùng, giảng viên chính thuộc chương trình hợp tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, thành viên HĐTĐ Shark Tank Việt Nam.
- Tổ chức tập huấn cho sinh viên về khởi nghiệp. Thực hiện Quyết định số 884-QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025", ngày 24/12/2018, Trường Đại học Công nghiệp Vinh chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, trường Đại học Vinh tổ chức tập huấn "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo". Khoá tập huấn đã thu hút đông đảo các sinh viên, giảng viên của nhà trường tham gia. Tham gia buổi tập huấn có 02 diễn giả: Anh Nguyễn Xuân Trung – Sở Khoa học & Công nghệ; Anh Phạm Anh Cường – CEO Vườn ươn Doanh nghiệp BestB. http://iuv.edu.vn/cms/static/site/sale_cnvinh/uploads/ckeditor/plugin_ckeditor_upload.upload.81eebdce5ce1d46b.31302e6a7067.jpg
Tổ chức tập huấn mở rộng “Hỗ trợ và phát triển kỹ năng khởi nghiệp”  thuộc dự án V2WORK cho học sinh, sinh viên trường. Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên sinh viên tham dự 01 khóa đào tạo kiến thức “xây dựng và hoàn thiện mô hình kinh doanh” cho 30 nhóm dự án khởi nghiệp đến từ 5 tỉnh vùng Bắc Trung bộ, thời gian từ ngày 6/6/2018 đến ngày 12/6/2018 nhằm hỗ trợ dự án Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trước khi tham dự chung kết Techfest Vùng Bắc Trung Bộ tại trường đại học Vinh.
- Trong năm 2018, Trường Đại học công nghiệp Vinh tổ chức cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp cấp trường để lựa chọn các dự án tham giacấp tỉnh Nghệ An. Kết quả trường lựa chọn được 3 dự án tham gia: “Mô hình trạm bơm tự động sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ cấp nước và tưới tiêu cho các vùng hạn chế sử dụng điện quốc gia từ lưới điện quốc gia”; “ Giải pháp cải tiến khâu ép gạch trong các dây chuyền sản xuất gạch không nung trên địa bàn tỉnh Nghệ An để nâng cao chất lượng sản”;Ứng dụng sản xuất bêtông nhẹ cốt liệu rỗng và xốp bọt từ phụ gia thiên nhiên và nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để thay thế sản phẩm vật liệu nung” Trong đó có 2 dự án lọt vào vòng chung kết và 1 dự án đạt giải khuyến khích. Dự án này sau đó lọt top 15 trong cuộc thi Techfest Bắc Trung Bộ.
Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp
- Nhà trường đã thành lập “Trung tâm giới thiệu việc làm - khởi nghiệp” là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạch toán phụ thuộc Trường ĐH Công Nghiệp Vinh. Trung tâm chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của BGH Trường ĐH Công Nghiệp Vinh, được tổ chức và hoạt động theo cơ chế đơn vị phụ thuộc. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm:  Lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và Phó Giám đốc và các nhóm hỗ trợ. Trung tâm đã phối hợp với trường đại học Vinh, Hội doanh nhân trẻ Nghệ An, VCCI trong việc đào tạo cán bộ hướng dẫn khởi nghiệp: Cử 5 giảng viên tham gia khóa đào TOT Nghệ An năm 2018, cử 1 giảng viên tham gia khóa Đào tạo hỗ trợ khởi nghiệp Mentor theo đề án 844. 5 cán bộ giảng viên hoàn thành khóa TOT là:
+ Ông Nguyễn Thanh Quảng, Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ ứng dụng.
+ Ông Đoàn Anh Tuấn, Giảng viên khoa cơ bản.
+ Ông Đậu Văn Tuấn, cán bộ trung tâm giới thiệu việc làm – khởi nghiệp.
+  Ông Nguyễn Việt Cường, giảng viên Khoa công nghệ
+ Chu Thị Lan Anh, giảng viên khoa Kinh tế - du lịch.
1 giảng viên tham gia khóa đào tạo hỗ trợ khởi nghiệp là: Ông Nguyễn Thanh Quảng.
- Năm 2018, Trường ĐH Công Nghiệp Vinh chính thức trở thành đối tác của dự án V2WORK " TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM NHẰM HỖ TRỢ KHẢ NĂNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHỞI NGHIỆP" (Strengthening the Vietnamese Higher Education System to improvegraduates’ employability and entrepreneurship skills), được điều phối bởi Trường Đại học Alicante (Tây Ban Nha), kéo dài trong 3 năm (2018 - 2020) và do Quỹ Erasmus+ của Liên minh châu Âu tài trợ. Tham gia dự án có 3 trường đại học ở Châu Âu (University of Alicante – Tây Ban Nha, University of Coimbra – Bồ Đào Nha, FH Joaneum – Áo), 11 đối tác ở Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo, VCCI – Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Giải pháp tài năng trẻ - AIESEC, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học KH&XHNV Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Thủ Dầu Một và Trường Đại học Công nghiệp Vinh). Mục tiêu chính của Dự án V2WORK là nâng cao nguồn lực của hệ thống giáo dục đại học (HEIs) Việt Nam nhằm cải thiện kỹ năng làm việc và tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường, đồng thời củng cố mối quan hệ giữa hai bên với thị trường lao động.
Để thực hiện, Dự án sẽ phát triển khả năng của các trung tâm nghề nghiệp của trường thành viên nhằm giúp sinh viên xây dựng kỹ năng làm việc và khởi nghiệp cần thiết. Việc phát triển mối liên hệ này sẽ giúp cải thiện chất lượng công việc cho sinh viên.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ hệ thống giáo dục Việt Nam tăng cường cơ hội việc làm và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp, với 2 nhiệm vụ chính là (1) Hiện đại hóa Dịch vụ Hướng nghiệp cho 8 trường đại học ở Việt Nam thông qua việc xây dựng thể chế, năng lực về kỹ năng hướng nghiệp và khởi nghiệp nhằm phục vụ hỗ trợ sinh viên và sinh viên sau tốt nghiệp;
(2) Tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp bằng cách phát triển các công cụ và cơ chế để thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong các trung tâm hướng nghiệp.

- Nhà trường giao cho trung tâm hỗ trợ việc làm – khởi nghiệp chủ động phối hợp với các diễn giả để xây dựng chương trình đào tạo môn học: kỹ năng khởi nghiệp trình hội đồng khoa học nhà trường thẩm định thông qua để trở thành 1 môn học chính thức 2 tiến chỉ với các nội dung cơ bản: Vai trò của Khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các bước để xây dựng 1 ý tưởng khởi nghiệp, phân tích nhu cầu và chân dung khách hàng, phân tích nguồn lực khởi nghiệp, xây dựng mô hình kinh doanh, kỹ năng tìm kiếm vốn từ các nhà đầu tư.
Môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
- Đối với dự án khởi nghiệp của sinh viên được trung tâm hỗ trợ, nhà trường tạo điều kiện cho các nhóm được sử dụng các thiết bị, nhà xưởng máy móc hiện có để phục vụ khởi nghiệp. Ngoài ra, Hội đồng quản trị trường Đại học công nghiệp Vinh quyết định xây dựng trung tâm khởi nghiệp có quy mô 1ha (Cơ sở 2 Vinh Tân , thành phố Vinh, Nghệ An) với hệ thống nhà xưởng xưởng máy móc hiện đại với khu trung bày sản phẩm khởi nghiệp và sản phẩm khoa học công nghệ.
Hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
- Nhà trường cũng đã chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của nhà trường, để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong trường. Tổ chức thành công cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp ĐMST trong sinh viên. Hỗ trợ 100% kinh phí cho 3 dự án tham cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Nghệ An năm 2018 do tỉnh Nghệ An tổ chức. Hỗ trợ toàn bộ kinh phí và tạo điều kiện cho sinh viên thuộc 1 dự án của nhà trường được tham dự Techfest Vùng Bắc Trung Bộ. - Hỗ trợ cho các dự án đạt giải cao không phải của nhà trường trong cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp năm 2018 của tỉnh Nghệ An (dự án đạt giải nhì “Vận Thăng an toàn” của tác giả Lê Duy Nhân, giải 3 cuộc thi  “máy xới đa chức năng” của tác giả Đào Công Sỹ) sử dụng các cơ sở vật chất thuộc trung tâm khởi nghiệp nhà trường và cho dự án triển khai tại các công ty mà nhà trường có mối quan hệ. - Trường cũng đã liên hệ và tìm được 2 doanh nghiệp hỗ trợ cho 2 dự án khởi nghiệp của nhà trường lọt vào vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp 2018 tỉnh Nghệ An.  
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_c080b96d489eb6847f094af5b4580b5a.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)