Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
SINCE 1960
Điểm đánh giá: 2 sao trong 1 đánh giá
Click để đánh giá trường
1. Sứ mệnh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Điều dưỡng, Hộ sinh và phát triển khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh của Việt Nam.
Thông qua đào tạo và nghiên cứu khoa học, cùng các hoạt động hỗ trợ khác, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định tập trung mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phát triển chương trình đào tạo và học thuật, đảm bảo cơ sở vật chất, từ đó từng bước được phát triển về số lượng, cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng và hộ sinh của Việt Nam. Và cũng thông qua công tác đào tạo, phát triển học thuật của Nhà trường, nền khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh của Việt Nam sẽ được hoàn thiện và phát triển đầy đủ, vừa đảm bảo tính hội nhập, vừa mang những đặc điểm, đặc trưng riêng của mình.
2. Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu, uy tín trong nước và quốc tế về Điều dưỡng và Hộ sinh.
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định mong muốn trong tương lai Nhà trường sẽ trở thành một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu với đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, chương trình đào tạo ngày càng được cải tiến, cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại và đổi mới trong quản trị đại học. Từ đó, tạo ra các sản phẩm đào tạo có chất lượng, khẳng định uy tín và thương hiệu của Nhà trường về Điều dưỡng và Hộ sinh trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và các nước trên thế giới, là sự lựa chọn tin cậy của người học và gia đình người học, cũng như các đơn vị sử dụng lao động và cộng đồng xã hội.
3. Giá trị cốt lõi: Thân thiện - Trách nhiệm - Sáng tạo - Hiệu quả.
  • Thân thiện: Chăm sóc sức khỏe là chăm sóc cho con người, mối quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy, đòi hỏi người cán bộ y tế, nhất là điều dưỡng và hộ sinh luôn phải có thái độ thân thiện, vui vẻ, chan hòa, chia sẻ. Do đó, yếu tố thân thiện được Nhà trường đặt lên hàng đầu, xây dựng một môi trường làm việc thân thiện giữa Nhà trường và các cơ quan liên quan; giữa công chức, viên chức, người lao động trong Trường với nhau và một môi trường học tập thân thiện, cởi mở giữa cán bộ giảng dạy với người học, giữa người học với nhau.
  • Trách nhiệm: Nhà trường đề cao tinh thần trách nhiệm của toàn thể công chức, viên chức, người lao động và người học toàn trường trong mọi hoạt động giáo dục và đào tạo. Đó là trách nhiệm với người học giúp họ phát triển nhân cách và kỹ năng, đó là trách nhiệm với cộng đồng trong việc cam kết duy trĩ chất lượng đào tạo, dó còn là trách nhiệm của bản thân mọi người thế hiện qua trách nhiệm với tập thể đơn vị - Nhà trường, từ đó giúp cho việc không ngừng nâng cao vị thế của Trường.
  • Sáng tạo: Nhà trường khuyến khích sự sáng tạo không ngừng trong công tác dạy và học, cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo của Trường để mang lại sản phẩm đào tạo và khoa học có chất lượng tốt nhất về Điều dưỡng và Hộ sinh cho xã hội.
  • Hiệu quả: Nhà trường có thành công hay không là nhờ vào sự hiệu quả. Đó là hiệu quả làm việc của tập thể công chức, viên chức và người lao động; hiệu quả trong công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên và hiệu quả học tập của người học tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Điều này khẳng định chất lượng bền vững, uy tín trong việc cung cấp nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh
Từng bước xây dựng và phát triển trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trở thành trường Đại học đa ngành, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Y tế có chất lượng cao của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, trong đó đào tạo và nghiên cứu khoa học ngành Điều dưỡng, Hộ sinh là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và có đào tạo một số nhóm ngành khác về khoa học sức khỏe để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ phục vụ nhân dân theo nhu cầu xã hội và định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế của Việt Nam.
5. Mô tả Liên kết khu vực
Trong những năm qua, Nhà trường đã ký kết hơn 20 biên bản ghi nhớ, hợp đồng thỏa thuận, biên bản thỏa thuận hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức trong và ngoài nước với nhiều nội dung hợp tác về đào tạo; nghiên cứu; trao đổi SV, GV. Cụ thể, các đối tác quốc tế tập trung chủ yếu ở Nhật Bản (Đại học Tsukuba, Đại học Kyushu, Đại học Aomori, Đại học Jumonji, Đại học Woman Kyushu); Mỹ (Đại học Baylor); Thái Lan (Đại học Burapha, Hiệp hội Điều dưỡng Thái Lan); Philipines (Đại học Siliman). Các đối tác trong nước gồm có Công ty thương mại và cổ phần 3Q; Công ty phát triển nguồn nhân lực LOD, Công ty Cổ phần nhân lực quốc tế ICO…. Các Biên bản ghi nhớ (MOU) và thỏa thuận hợp tác (MOA) được ký kết giữa Nhà trường và các đối tác đã được triển khai theo kế hoạch hàng năm với nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực như liên kết đào tạo; phát triển chương trình; thẩm định chương trình; giảng dạy; tham gia hướng dẫn và tham gia hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ; trao đổi GV và SV; tham quan khảo sát; tổ chức hội thảo khoa học; thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu chung; nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị; hội chợ việc làm để tạo cơ hội cho SV tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà sử dụng lao động trong và ngoài nước. Đặc biệt, Nhà trường đã tiếp nhận 06 SV của Lào theo học ngành Điều dưỡng trình độ đại học (năm 2018: 03 sinh viên; năm 2019: 03 sinh viên). Trong những năm học tiếp theo, Nhà trường sẽ tiếp nhận thêm nhiều SV của Lào tới học tập theo chương trình làm việc và đề xuất của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định và tỉnh Udomsay.
6. Các thành tích mà trường đạt được
Tính đến tháng 02/2020, sau 60 năm phấn đấu lao động, bằng trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, cán bộ, giảng viên nhà trường đã đào tạo cho đất nước hơn 30.000 cán bộ y tế, trong đó có 134 thạc sĩ điều dưỡng, 398 chuyên khoa cấp I điều dưỡng, 115 bác sĩ, 4318 cử nhân đại học hệ chính quy, 5792 cử nhân đại học điều dưỡng hệ liên thông, 1852 cử nhân cao đẳng hệ chính quy, 1430 cử nhân cao đẳng hệ liên thông, 345 y sỹ cao đẳng, 15157 y sỹ, dược sỹ trung cấp và dược tá.
Những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng:
              6.1. Nhà trường
  • Huân chương Độc lập hạng Ba (2010); Huân chương lao động hạng Nhất (2005); Huân chương lao động hạng Nhì (2000); Huân chương lao động hạng Ba (1996).
  • 01 Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2013); 04 Cờ thi đua của Bộ Y tế (2004, 2008, 2014, 2018); 07 Cờ thi đua của UBND tỉnh (2004, 2005, 2006, 2008, 2012, 2014, 2018); 05 Cờ thi đua của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2006, 2010, 2013, 2017, 2019); 01 Cờ thi đua Công đoàn Y tế Việt Nam (2004); 01 Cờ thi đua của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2008); 01 Cờ của Bộ Công an (2018).
  • 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2014); 60 Bằng khen các cấp bộ, ngành, tỉnh.
              6.2. Các đơn vị của Trường: 02 Huân chương lao động hạng Ba; 12 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 114 Bằng khen các cấp bộ, ngành, tỉnh.
              6.3. Cá nhân
  • 09 Huân chương lao động hạng Ba
  • 01 Nhà giáo Nhân dân; 03 Nhà giáo ưu tú; 23 Thầy thuốc ưu tú
  • 41 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 225 Bằng khen các cấp bộ, ngành, tỉnh.
  • 52 Chiến sĩ thi đua cấp bộ
  • 194 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân; 147 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục
  • Nhiều danh hiệu thi đua khác của Đảng, chính quyền, đoàn thể đối với tập thể và cán bộ giảng viên.
 
1. Giới thiệu chung về Khoa, Trung tâm
Sau gần 60 năm hình thành và phát triển, 15 năm nâng cấp trở thành trường đại học, tính đến tháng 02/2020, Nhà trường hiện có 305 công chức, viên chức cơ hữu và người lao động, trong đó có 193 giảng viên cơ hữu (01 Phó Giáo sư, 12 Tiến sĩ, 01 Bác sĩ chuyên khoa II, 124 Thạc sĩ, 32 Chuyên khoa cấp I, 23 đại học). Như vậy, trình độ sau đại học của GV chiếm 89,2% so với tổng số GV cơ hữu. Ngày 07/3/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 779/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Theo đó, cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà trường theo mô hình 3 cấp, gồm:
Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.
05 khoa và trung tâm thực hành tiền lâm sàng là đơn vị chuyên môn của Nhà trường, có chức năng giúp Hiệu trưởng xây dựng chiến lược đào tạo của Khoa theo định hướng chung của Nhà trường; quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn của các Bộ môn trực thuộc khoa gồm: Khoa Điều dưỡng Hộ sinh (gồm 03 Bộ môn); Khoa Y học lâm sàng (gồm 08 Bộ môn); Khoa Y học cơ sở (gồm 05 Bộ môn); Khoa Khoa học cơ bản (gồm 09 Bộ môn); Khoa Y tế công cộng (gồm 05 Bộ môn), cụ thể:
Được thành lập năm 2014, với 63 cán bộ, giảng viên (trong đó có 55 giảng viên, 06 giảng viên chính và 02 kỹ thuật viên).
Gồm các bộ môn:
- Bộ môn Giáo dục pháp luật
- Bộ môn Tâm lý Y học - Y đức
- Bộ môn Sinh vật
- Bộ môn Giáo dục Thể chất
- Bộ môn lý luận chính trị
- Bộ môn Ngoại ngữ
- Bộ môn Toán - Tin
- Bộ môn Giáo dục quốc phòng
- Bộ môn Hóa học

2. Khoa Y học cơ sở
Được thành lập năm 2014, với 31 cán bộ, giảng viên (trong đó có 24 giảng viên, 02 giảng viên chính và 05 kỹ thuật viên)
Gồm các bộ môn:
- Bộ môn Dược học
- Bộ môn Vi sinh vật – Ký sinh trùng
- Bộ môn Giải phẫu - Mô
- Bộ môn Hoá sinh
- Bộ môn Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch

3. Khoa Y học lâm sàng
Được thành lập năm 2014, với 33 cán bộ, giảng viên (trong đó có 25 giảng viên, 02 giảng viên chính và 06 kỹ thuật viên)
Gồm các bộ môn:
- Bộ môn ĐD Người lớn Nội khoa
- Bộ môn ĐD Người lớn Ngoại khoa
- Bộ môn Điều dưỡng Phụ sản
- Bộ môn Điều dưỡng Nhi khoa
- Bộ môn Điều dưỡng Tâm - Thần kinh
- Bộ môn Điều dưỡng Truyền nhiễm
- Bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
- Bộ môn Y học cổ truyền

4. Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh
Được thành lập năm 2014, với 38 cán bộ, giảng viên (trong đó có 32 giảng viên, 01 giảng viên chính và 05 kỹ thuật viên)
Gồm các bộ môn:
- Bộ môn Điều dưỡng cơ sở;
- Bộ môn Hộ sinh;
- Bộ môn Quản lý và nghiên cứu điều dưỡng

5. Khoa Y tế Công cộng 
Được thành lập năm 2016, với 17 cán bộ, giảng viên (trong đó có 13 giảng viên, 03 giảng viên chính và 01 kỹ thuật viên)
Gồm các bộ môn:
- Bộ môn Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
- Bộ môn Dịch tễ học
- Bộ môn Dinh dưỡng
- Bộ môn Giáo dục sức khoẻ
- Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế
6.  Trung tâm thực hàng tiền lâm sàng
Được thành lập năm 2016, với 20 cán bộ, giảng viên (trong đó có 22 giảng viên, 01 chuyên viên và 01 kỹ thuật viên)
- 13 Phòng chức năng và Trung tâm; Thư viện; Bệnh viện thực hành.
Hiện nay, cơ sở thực hành của Nhà trường đã mở rộng lên đến 20 Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Bên cạnh đó, Nhà trường còn mở rộng cơ sở thực tập xuống đến các Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Nam Định giúp người học có nhiều cơ hội thực hành ở nhiều môi trường thực tập khác nhau, với nhiều tình huống lâm sàng đa dạng.
- Các bệnh viện thực hành của Nhà trường:
* Tại thành phố Hà Nội:
Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện Vinmec
Bệnh viện Tâm thần Trung ương
Bệnh viện 198
Bệnh viện Thanh Nhàn
* Tại tỉnh Ninh Bình:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình
* Tại tỉnh Quảng Ninh:
Bệnh viện Uông Bí Quảng Ninh
* Tại tỉnh Hà Nam:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hà Nam
* Tại tỉnh Thái Bình:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
* Tại tỉnh Thanh Hóa:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
* Tại tỉnh Nam Định:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định
Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định
Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định
Bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Nam Định
Các Trung tâm Y tế huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định
Các Trạm Y tế xã – phường trên địa bàn tỉnh Nam Định
2. Các ngành đào tạo
Các ngành đào tạo chính: Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Y tế công cộng.
2.1. Ngành điều dưỡng
2.1.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân điều dưỡng có năng lực thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp điều dưỡng ở trình độ đại học; có ý thức phục vụ nhân dân; có sức khỏe và năng lực tư duy; làm việc độc lập và phối hợp, tự học và nghiên cứu khoa học, quản lý và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2.1.2. Thời gian đào tạo: 4 năm
2.1.3. Tổng số tín chỉ: 143 tín chỉ (chưa kể các học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh và Giáo dục thể chất)
2.1.4. Các năng lực đạt được sau tốt nghiệp
  1. Nhận định tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
  2. Xác định các chẩn đoán Điều dưỡng phù họp với nhu cầu cá nhân, gia đình và cộng đồng.
  3. Lập kế hoạch chăm sóc và đưa ra các quyết định chăm sóc phù họp với nhu cầu của cá nhân, gia đình và cộng đông.
  4. Áp dụng các kỹ thuật điều dưỡng, dùng thuổc trong chăm sóc cá nhân, gia đình và cộng đồng đảm bảo an toàn, hiệu quả, liên tục.
  5. Xử trí các trường họp sơ cứu, cấp cứu, những tình huống khân cấp, nguy kịch trong chăm sóc.
  6. Quản lý công tác chăm sóc người bệnh.
  7. Thực hiện nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng đế cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh.
  8. Áp dụng các kỹ năng mềm (giao tiếp, ra quyết định, làm việc nhóm...) trong thực hiện công việc.
  9. Có khả năng tự học, duy trì và phát triển năng lực của bản thân.
  10. Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.Hành nghề theo quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
  11. Có khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.
2.1.5. Vị trí và nơi làm việc của nguời học sau khi tốt nghiệp
  1. Điều dưỡng, điều dưỡng trưởng tại các cơ sở y tế.
  2. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo ngành điều dưõng.
2.1.6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
  1. Thạc sỹ, Tiến sỹ điều dưỡng và các chuyên ngành khác thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
  2. Điều dưỡng chuyên khoa, chuyên khoa I, chuyên khoa II
2.1.7. Liên kết đào tạo và hợp các quốc tế
Nhà trường đã ký kết các biên bản ghi nhớ với Nghiệp đoàn Zenmourouren (Nhật Bản), theo đó Hội Dịch vụ Phúc lợi Người cao tuổi khiếm thị Nhật Bản sẽ đào tạo tiếng Nhật cho những sinh viên có nguyện vọng nâng cao năng lực tiếng Nhật và tài trợ cho những sinh viên xuất sắc tham gia các khóa học tiếng Nhật và thăm quan thực tế các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản. Trong năm 2018 và 2019, Nghiệp đoàn Zenmourouren đã tổ chức các lớp đào tạo tiếng Nhật miễn phí cho sinh viên và đưa các sinh viên chuyên ngành điều dưỡng sang Nhật Bản tham quan thực tế tại các bệnh viện chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản.
2.2. Ngành Y tế công cộng
2.2.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khỏe, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2.2.2. Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2.3. Tổng số tín chỉ: 131 tín chỉ (chưa kể các học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh và Giáo dục thể chất).

2.2.4. Các năng lực đạt đưọc sau tốt nghiệp
  1. Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho Y tế công cộng.
  2. Áp dụng được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về y tế công cộng, bao gồm: dịch tễ học, sức khoẻ môi trường, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phấm, quản lý y tế, nâng cao sức khoẻ, giáo dục sức khoẻ, chính sách y tế, kinh tế y tế...
  3. Xác định được các vấn đề sức khoẻ, lựa chọn được vấn đề sức khoẻ ưu tiên, xây dựng kế hoạch, đề xuất chiến lược và các giải pháp giải quyết phù họp cho cộng đồng.
  4. Xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỳ thuật trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  5. Áp dụng các nguyên lý và kỹ nãng quản lý đế quản lý sức khỏe cộng đồng.
  6. Thực hiện thành thạo kỳ năng truyền thông - Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khoẻ.
  7. Áp dụng các kỹ năng mềm (giao tiếp, ra quyết định, làm việc nhóm...) trong thực hiện công việc.
  8. Có khả năng tự học, duy trì và phát triển năng lực của bản thân.
  9. Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hành nghề theo quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
  10. Có khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.
2.2.5. Nơi làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
  1. Trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu và cơ sở y tế khác.
  2. Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
2.2.6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
  1. Thạc sỹ, Tiến sỹ Y tế công cộng
  2. Chuyên khoa cấp I, cấp II y tế công cộng và y học dự phòng
2.3.  Ngành Hộ sinh
2.3.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân có năng lực thực hành nghề nghiệp theo pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và chuẩn năng lực nghề hộ sinh ở trình độ đại học; có sức khỏe và khả năng tư duy; làm việc độc lập và phối hợp; sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học; quản lý và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, sức khỏe sinh sản nói chung; sức khỏe bà mẹ và trẻ em trước, trong, sau sinh và trẻ em dưới 5 tuổi nói riêng.
2.3.2. Thời gian đào tạo: 4 năm
2.3.3. Tổng số tín chỉ: 145 tín chỉ (chưa kể các học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh và Giáo dục thể chất)

2.3.4. Các năng lực đạt đưọc sau tốt nghiệp
  1. Có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực: sản khoa, sơ sinh, xã hội, y tế công cộng, nghiên cứu khoa học và đạo đức nghề nghiệp đế chăm sóc thích hợp cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và gia đình phù họp với các yếu tố văn hóa của cộng đồng.
  2. Có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước khi mang thai, giáo dục sức khỏe phù họp với văn hóa cộng đồng, đe nâng cao sức khỏe gia đình, kế hoạch hóa gia đình và chuẩn bị làm mẹ.
  3. Có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén đe đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ tốt nhất; dự phòng và phát hiện sớm tai biến sản khoa để xử trí hoặc chuyến tuyến kịp thời.
  4. Có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc trong chuyển dạ, tôn trọng bản sắc văn hóa; đỡ đẻ sạch, an toàn; xử trí, cấp cứu đảm bảo bà mẹ và trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt nhất.
  5. Có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc bà mẹ sau đẻ toàn diện, phù họp với văn hóa.
  6. Có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ thời kỳ sơ sinh.
  7. Thực hiện chăm sóc toàn diện, phù họp nhu cầu cá nhân, tôn trọng yếu tố văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến phá thai cho những phụ nữ muốn kết thúc thai nghén hoặc những phụ nữ bị sẩy thai, theo qui định của luật pháp và theo hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
  8. Áp dụng các kỹ năng mềm (giao tiếp, ra quyết định, làm việc nhóm...) trong thực hiện công việc.
  9. Có khả năng tự học, duy trì và phát triển năng lực của bản thân
  10. Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác chăm sóc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và trẻ sơ sinh.
  11. Có khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.
2.3.5. Vị trí và nơi làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
  1. Hộ sinh, hộ sinh trưởng tại các cơ sở y tế.
  2. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo ngành hộ sinh.
2.3.6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
  1. Thạc sỹ, Tiến sỹ Hộ sinh và các chuyên ngành khác thuộc khối ngành khoa học sức khỏe
  2. Điều dưỡng chuyên khoa I, chuyên khoa II.
2.4. Ngành dinh dưỡng
2.4.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Dinh dưỡng có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng lâm sàng – tiết chế, có khả năng độc lập thực hiện  một số kỹ thuật cơ  bản của chuyên ngành đề phục vụ cho công tác dinh dưỡng dự phòng, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và cho cộng đồng; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng, chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2.4.2. Thời gian đào tạo: 4 năm
2.4.3. Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ (chưa kể các học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh và Giáo dục thể chất)

2.4.4. Các năng lực đạt được sau tốt nghiệp
  1. Đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
  2. Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành để làm nền tảng cho việc lập kế hoạch và thực hiện công tác dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm.
  3. Thực hiện các kỹ thuật liên quan đến dinh dưỡng tiết chế phù họp với điều kiện văn hóa, kinh tế xã hội của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
  4. Thực hiện và tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá các hoạt động dinh dưỡng điều trị và dinh dưỡng tiết chế.
  5. Xác định được nhu cầu và hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng liên quan tới dinh dưỡng tiểt chế.
  6. Áp dụng các quy định, quy trình, phác đồ chuyên môn liên quan tới dinh dưỡng tiết chế để kiểm tra, giám sát công tác dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  7. Thực hiện nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng để nâng cao chất lượng trong công tác dinh dưỡng tiết chế.
  8. Áp dụng các kỹ năng mềm (giao tiếp, ra quyết định, làm việc nhóm...) trong thực hiện công việc.
  9. Có khả năng tự học, duy trì và phát triển năng lực của bản thân.
  10. Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế. Hành nghề theo quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
  11. Có khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.
2.4.5. Nơi làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
  1. Các cơ sở y tế.
  2. Các cơ sở đào tạo có liên quan tới dinh dưỡng.
  3. Các cơ quan, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn.
2.4.6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Thạc sĩ, Tiến sĩ về Dinh dưỡng và các chuyên ngành khác thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
2.4.7 Liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế
Nhà trường đã hợp tác với Đại học Jumonji (Nhật Bản) để liên kết đào tạo. Qua chương trình, Giáo sư Yamamotot của Đại học Jumonji đã giảng dạy một số chuyên đề thuộc học phần dinh dưỡng cơ bản cho sinh viên. Năm 2019, Đại học Jumonji đã tài trợ cho các sinh viên chuyên ngành dinh dưỡng của Nhà trường sang Nhật để tham quan thực tế tại Đại học Jumonji, Bệnh viện Nerima Hikariga Oka, Công ty Quest Computer, thăm quan bếp ăn trường học tại trường Nobidome Elementary và trường Kawagoe City, thăm quan Nông trại trồng rau sạch: cà chua, khoai tây, dưa chuột…
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỔ TRỢ SINH VIÊN         
1. Hỗ trợ tư vấn việc làm cho sinh viên
Nhà trường đã ký kết các biên bản ghi nhớ với các công ty, nghiệp đoàn trong và ngoài nước: - Ký kết biên bản ghi nhớ với Nghiệp đoàn Zenmourouren (Nhật Bản), theo đó Hội Dịch vụ Phúc lợi Người cao tuổi khiếm thị Nhật Bản sẽ đào tạo tiếng Nhật cho những sinh viên có nguyện vọng nâng cao năng lực tiếng Nhật và tài trợ cho những sinh viên xuất sắc tham gia các khóa học tiếng Nhật và thăm quan thực tế các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản. - Ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn nhân lực LOD. Công ty phối kết hợp cùng với Nhà trường tổ chức tư vấn, thông tin về chương trình thực tập sinh kỹ năng chăm sóc người cao tuổi và các ngành nghề khác tại Nhật Bản đến sinh viên; Kết nối với các đối tác Nhật Bản, tạo nguồn và triển khai các hoạt động đưa sinh viên đã tốt nghiệp tại trường tham gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng nghề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các ngành nghề khác tại Nhật Bản. Hàng năm, Nhà trường chủ động gửi công văn tới các sở y tế, bệnh viện để thông báo về số lượng sinh viên sắp tốt nghiệp. Năm 2019, nhà trường gửi công văn tới Bệnh viện đa khoa Phương Đông cung cấp danh sách 10 sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy khóa 11 có điểm học tập và điểm rèn luyện cao nhất khóa học và Bệnh viện đa khoa Phương Đông đã đồng ý tiếp nhận những sinh viên này. Bên cạnh đó, Nhà trường đã tiếp nhận nhiều công văn thông báo tuyển dụng của các Bệnh viện, Trung tâm y tế, các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước về việc tuyển dụng lao động và thông báo rộng rãi với sinh viên đã và sắp tốt nghiệp.         
2. Tổ chức c
ác ngày hội việc làm hàng năm
Từ năm 2016 đến nay, Nhà trường duy trì tổ chức ngày hội tư vấn việc làm cho sinh viên với nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hoạt động ngoại khoá, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài nước, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và các kĩ năng cần thiết để hoà nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp và tìm hiểu về các đơn vị tuyển dụng, được tư vấn trực tiếp để có thêm lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Đã có rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia ngày hội việc làm của Nhà trường như: Giáo dục Đức FUU, CĐ quốc tế Hà Nội, Công ty Cp Việt SSE, Công ty TNHH tư vấn MCHR Việt Nhật, Công ty Glotech, Công ty CP Vjec, Công ty CPTM Tam Quy, Công ty Hải Phong, Tập đòan Wakokai, TMDS Group, Công ty Thanh Giang, Công ty TNHH XK lao động Bảo Sơn, Công ty Thabilabcco, Tập đoàn CEO, Công ty CPPTDV C.E.O,Công ty Cổ phần Quốc tế ICO, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Đông, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Tâm Anh, Công ty Cổ phần VNJ, Công ty Xuất khẩu Lao động Sona, Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS, Công ty Cổ phần thương mại Viwaseen, Công ty Cổ phần Quốc tế MAYUMI, Trung tâm tư vấn du học nghề Đức AVT, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, Công ty Cổ phần Việt HR, Công ty Du học Nhật Bản Việt – SSE, Tổ chức Giáo dục Du học Đức L.I.A, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Nhi TW…
3. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Nhà trường đã thành lập Ban hướng nghiệp, khởi nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên, trực thuộc phòng Công tác Học sinh – Sinh viên để hỗ trợ sinh viên. Nhà trường luôn tạo điều kiện, cử các cán bộ trong Ban đi tập huấn nâng cao kỹ năng trong công tác khởi  nghiệp. Mỗi sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp đều có thể tìm đến Ban để được tư vấn. Năm 2018 và 2019, Nhà trường đã tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” nhằm kích hoạt tinh thần khởi nghiệp, động viên, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Nhà trường có kế hoạch triển khai tư vấn khởi nghiệp cho sinh viên theo từng.  
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_1a858bd3a27c93acf652743981a49d44.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)