Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
SINCE 15/11/1966
Điểm đánh giá: 20 sao trong 5 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
 Trường Đại học Mỏ - Địa chất có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khoa học Trái đất, Năng lượng, Tài nguyên, Môi trường và các lĩnh vực khác.
2. Tầm nhìn
Trường Đại học Mỏ - Địa chất  phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành định hướng nghiên cứu và có có uy tín trong nước và quốc tế; bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực điều tra và nghiên cứu cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về khoa học trái đất, mỏ và các lĩnh vực khoa học khác; là nơi có nhiều chuyên gia, giảng viên có trình độ cao đứng hàng đầu trong cả nước về lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa - Bản đồ, Dầu khí, Công nghệ Thông tin, Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Xây dựng (đặc biệt là xây dựng các công trình ngầm), và Môi trường.
3. Giá trị cốt lõi
Đoàn kết – Liêm chính – Trách nhiệm – Sáng tạo – Chất lượng
- Đoàn kết: Gắn kết thành một tập thể vững chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và những lơi ích căn bản của Nhà trường.
- Liêm chính: Tuân thủ quy tắc, chuẩn mực chung, trung thực và công bằng
- Trách nhiệm: Thúc đẩy jphats triển bền vững cho các bên liên quan
- Chất lượng: Tạo ra sản phẩm dịch vụ và nguồn lực chất lượng cao
4. Mục tiêu chiến lược
- Xây dựng Trường Đại học Mỏ - Địa chất thành trường Đại học trọng điểm đặc thù trong nước và từng bước phấn đấu ngang tầm với các trường đẳng cấp trong khu vực.
- Xây dựng một số viện nghiên cứu chuyên ngành, xây dựng hệ thống các phòng nghiên cứu trọng điểm, xây dựng thư viện điện tử, phòng học đa năng, hiện đại phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, từng bước hình thành trường Đại học trong điểm Quốc gia và Đại học nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực vào năm 2030.
5. Mô tả Liên kết khu vực
a) Về đào tạo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
- Thực hiện chương trình tiến tiến, đào tạo hệ đại học ngành Kỹ thuật hóa học với trường đối tác Trường Đại học California Davis (UC Davis), California, Mỹ, hiện đang có 163 sinh viên theo học. Năm 2019, tuyển được 18 sinh viên.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng quản lý lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại trường, bao gồm lưu học sinh Lào, Mông Cổ, Campuchia và Trung Quốc học chính quy, sinh viên trao đổi đến từ Ba Lan, Pháp, Mỹ.
- Tiếp nhận chương trình tài trợ học bổng của Hiệp hội Dầu khí SPE Việt Nam cho sinh viên,chương trình tài trợ hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học sinh viên trường ĐH Mỏ - Địa chất của công ty Rosneft Viet Nam và nhiều chương trình học bổng dành cho cán bộ, sinh viên Nhà trường.
- Nhà trường tích cực đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo bằng việc tham giacác dự án nhằm xây dựng, cải tiến, hiện đại hóa chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn tiên tiến của châu Âu. Cụ thể là 02 dự án Erasmus+ Capacity Building do EU tài trợ đang được thực hiện là dự án MINERAL “Hiện đại hóa Chương trình Thạc sỹ Địa chất theo định hướng địa chất dầu khí” và dự án ESSENCE “Xây dựng chương trình thạc sỹ ngành hệ thống năng lượng thông minh” nhằm phát triển chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật điện hiện có của trường.
- Đẩy mạnh việc kết nối, đề xuất tài trợ nhằm hỗ trợ cho các chương trình trao đổi nghiên cứu và học thuật, cụ thể là dự án tài trợ 30.000 Euro của vùng Auvergne-Rhone-Alpes (CH Pháp) cho chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Mỏ - Địa chất và Trường Đại học Mỏ Saint Etienne giai đoạn 2018-2021, và tài trợ 18.000 Euro cho dự án hợp tác giữa Trường Đại học Mỏ - Địa chất và nhóm các Trường Đại học Bách Khoa Pháp (Polytech Group).
b) Về hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên
Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giảng viên, chuyên gia, tình nguyện viên, trong đó chương trình Erasmus+ và các chương trình trại hè quốc tế hiện đang thực hiện rất hiệu quả và được sinh viên tham gia tích cực. Nhà trường đã cử 10 giảng viên và sinh viên tham gia chương trình Erasmus + tại Ba Lan, 05 sinh viên tham gia trại hè tại Trung Quốc; 2 sinh viên tham gia trao đổi tại Nauy theo dự án NORPART, 5 sinh viên đi thực tế mỏ tại Trung Quốc, đón 7 sinh viên Pháp đến thực tập, 10 sinh viên Mỹ đến tham gia khóa học ngắn hạn và 02 nghiên cứu sinh Ba Lan đến học tập theo diện trao đổi.
c) Về khóa học ngắn hạn
Năm học 2018 - 2019, Nhà trường phối hợp với các trường Đại học Mỹ, Đức tổ chức các khóa học ngắn hạn cho giảng viên và sinh viên:
- Khóa học ngắn hạn về Quản lý Tài nguyên nước do giáo sư Trường đại học Miami (Mỹ) sang giảng dạy.
- Khóa học ngắn hạn về Khai thác Mỏ và hoàn nguyên môi trường mỏ do Trường Đại học Mỏ - Địa chất phối hợp với DAAD và Đại học Kỹ thuật Bergakademie Freiberg, Đức tổ chức (từ ngày 18/10/2018 đến 28/12/2018).
Các khóa học này là cơ hội để giảng viên và sinh viên trong Trường giao lưu, trao đổi kiến thức, kỹ năng học tập và làm việc, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ trẻ được tiếp xúc, học hỏi và tìm kiếm cơ hội đi học tập các chuyên ngành phù hợp ở các trường, cơ sở nghiên cứu chất lượng cao ở nước ngoài.
6. Các thành tích mà Nhà trường đạt được

54 năm qua từ một khoa của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đến nay Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã trở thành một trường đại học chuyên ngành lớn và duy nhất của cả nước đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học về các lĩnh vực điều tra và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đo đạc lãnh thổ, lãnh hải và quản lý đất đai. Trong 53 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, Tập thể Nhà trường luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất và chiến đấu, nên được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
     Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2016
     Huân Chương Hồ Chí Minh năm 2006
     Danh hiệu Anh hùng Lao động  năm 2004
     Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2001
     Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 1996
     Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1990
     Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1986
     Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1981
     Huân chương Lao động hạng Ba năm 1976
Liên tục nhiều năm Nhà trường được công nhận là “Tập thể Lao động Xuất sắc”. Năm 1998, 2011 được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ năm 2011, 2016.
Công đoàn Trường đã được tặng thưởng: 1 Huân chương Lao động hạng 3; 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 7 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Việt Nam; 12 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; 10 Bằng khen của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã được tặng thưởng: 15 Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh; 20 Bằng khen của Thành Đoàn Thành phố Hà Nội.
Các tập thể, cá nhân thuộc Nhà trường đã được tặng thưởng: Bộ môn Khai thác Hầm lò được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới năm 2000; Khoa Mỏ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng 3; 6 cá nhân được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ; 25 đơn vị được tặng Huân chương Lao động các hạng; 19 cá nhân được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 17 tập thể và 26 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 158 lượt tập thể và 422 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 29 cá nhân được tặng Bằng khen của ủy ban Nhân dân Tỉnh và các Bộ, Ngành khác.
1. Giới thiệu chung về các Khoa
1.1. Khoa Công nghệ thông tin
Điện thoại: (84-24) 3838-7570
Email: congnghethongtin@humg.edu.vn
Website: http://it.humg.edu.vn       
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Công nghệ Thông tin được thành lập ngày 7 tháng 11 năm 2002 trên cơ sở phát triển từ Trung tâm Công nghệ tin học với 4 bộ môn và 1 phòng thí nghiệm. Hiện nay, Khoa có 7 bộ môn và 1 phòng thí nghiệm, với lực lượng cán bộ giảng dạy chất lượng cao có trình độ thạc sĩ trở lên.
1.1.2. Đội ngũ giảng viên
 Hiện nay Khoa có 58 giảng viên, trong đó có 01 Giáo sư,  02 Phó Giáo sư, 12 Tiến sĩ , 32 Thạc sĩ, 05 Kỹ sư và 05 nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước.
1.1.3. Chương trình đào tạo

Đào tạo Đại học: Ngành Công nghệ thông tin gồm các chuyên ngành: Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Khoa học máy tính ứng dụng, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin địa học, Tin học kinh tế.
Đào tạo Sau đại học: Thạc sĩ Địa Tin học
1.1.4. Hợp tác
Khoa đã đa dạng hóa các quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu, và cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các tập đoàn, công ty và bộ, ban, ngành như: FPT, Viettel, VNPT, SamSung, ESRI Việtnam, Tập đoàn CN Than và Khoáng sản VN, Cục Công nghệ thông tin Bộ Tài nguyên & Môi trường, Cục bản đồ Bộ Tổng tham mưu, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện KH Địa chất và Khoáng sản, Viện Địa chất.
Trong hợp tác quốc tế, Khoa đã có những thoả thuận hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với một số Trường đại học trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và địa tin học như: Đại học Osaka, Đại học Kyoto, Đại học Nagoya (Nhật Bản), Đại học Bách Khoa Milan (Italia), Đại học Dupage (Mỹ), Trường Genetic (Singapore), Đại học Mỏ quốc gia Pari (Pháp)… Phối hợp với Hiệp hội Địa tin học Nhật Bản – Việt Nam (JVGC) tổ chức hội nghị quốc tế GeoInformatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth & Allied Sciences (GIS-IDEAS) hai năm một lần.
1.2. Khoa Cơ - Điện
Văn phòng: P.605 - Nhà C12 tầng, Trường Đại học Mỏ-Địa chất
Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (8424) 37523432
Email: codien@humg.edu.vn; khoacodienmdc@gmail.com

Website: http://em.humg.edu.vn/
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Cơ - Điện có tiền thân là Bộ môn Cơ-Điện mỏ, với bề dày truyền thống đào tạo từ năm 1956. Hiện cơ cấu tổ chức của Khoa gồm 5 Bộ môn chuyên môn, 01 Xưởng Cơ - Điện. Trong những năm vừa qua, hệ thống các Phòng thí nghiệm của Khoa đã được quan tâm đầu tư phát triển với 09 Phòng thí nghiệm. Với 09 chuyên ngành gồm: Điện khí hóa, Hệ thống điện, Tự động hóa, Máy và Thiết bị mỏ, Điện-Điện tử, Công nghệ chế tạo máy, Cơ khí ô tô, Máy và tự động thủy, Cơ điện, có thể nói Khoa Cơ-Điện là một trong những Khoa có cơ cấu học thuật đa dạng và phong phú bậc nhất trong trường Đại học Mỏ-Địa chất.
1.2.2. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay Khoa có 70 cán bộ giảng viên, trong đó có 07 Phó Giáo sư; 14 Tiến sĩ; 42 Thạc sĩ; 04 Kỹ sư; 03 Cử nhân
1.2.3.  Chương trình đào tạo
Đào tạo đại học: Hiện nay, Khoa Cơ - Điện đang đào tạo 3 ngành Hệ đại học, với 8 chuyên ngành gồm:

- Kỹ thuật cơ khí: gồm các chuyên ngành Cơ khí ô tô, Công nghệ chế tạo máy, Máy và thiết bị Mỏ, Máy và tự động thủy khí.
- Kỹ thuật điện: Điện - Điện tử, Hệ thống điện, Điện công nghiệp.
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Tự động hóa
- 04 chuyên ngành đào tạo mới: Hệ thống điện, Máy và tự động thủy khí, Công nghệ chế tạo máy, Cơ khí ô tô.
Khoa đã được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo hệ Liên thông từ Cao đẳng nghề lên Đại học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo khu vực Vũng Tàu, bao gồm hệ chính quy- không chính quy và liên thông Cao đẳng-Đại học.
Đào tạo Sau đại học:
Trong 5 năm qua đã có hơn 200 học viên cao học và hàng chục nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, giúp làm phong phú thêm đội ngũ nhân lực chất lực cao gắn với các chuyên ngành đào tạo của Khoa và Nhà trường.

- Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ: Tất cả các ngành trên
- Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ : Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóaNgành Kỹ thuật điện
1.3. Khoa Dầu khí
Điện thoại: (+84 024)38387569
Email: daukhi@humg.edu.vn

Website: http://oilgas.humg.edu.vn/vi/
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập năm 1977 trên cơ sở tách từ Khoa Địa chất Thăm dò và Địa chất Công trình, với 3 bộ môn: Địa vật lý, Khoan - Khai thác và Địa chất Dầu khí. Năm 1994, Bộ môn Lọc - Hóa dầu đã được thành lập. Tiếp sau đó, Bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình đã được thành lập năm 2004, trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Khoan - Khai thác.
1.3.2. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay, Khoa có 5 bộ môn chuyên ngành: Địa chất dầu khí, Địa vật lý, Khoan - Khai thác, Thiết bị dầu khí và công trình, Lọc - Hoá dầu với tổng số 65 cán bộ giảng viên. Trong đó có 07 Phó Giáo sư, 17 Tiến sĩ, 26 Thạc sĩ và 18 giảng viên đang Nghiên cứu sinh ở nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ba Lan,…). Bên cạnh đó, Khoa còn có đội ngũ đông đảo các cộng tác viên khoa học và cố vấn là các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực dầu khí, tài nguyên khoáng sản, xây dựng và môi trường…; các cán bộ khoa học ở các Viện, Trung tâm, Tập đoàn, Tổng công ty… thường xuyên tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học cho các học viên cao học, NCS trong Khoa.
1.3.3. Chương trình đào tạo
Đào tạo Đại học

Kỹ thuật Dầu khí : gồm các chuyên ngành: Địa chất dầu khí; Khoan khai thác; Khoan thăm dò - khảo sát; Thiết bị dầu khí.
Công nghệ kỹ thuật hóa học: chuyên ngành Lọc - Hóa dầu
Kỹ thuật địa vật lý: chuyên ngành địa vật lý
Đào tạo Sau đại học
Đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Kỹ thuật dầu khí
Đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Địa vật lý
Đào tạo trình đô Thạc sĩ ngành Kỹ thuật hóa học
Đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Địa vật lý
Đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Kỹ thuật dầu khí
1.3.4. Mục tiêu và định hướng phát triển
Về công tác đào tạo: Phát huy hiệu quả sử dụng Trung tâm xử lý số liệu dầu khí trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cũng như trong liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. Tạo sự hợp tác đồng bộ giữa các Bộ môn trong kế hoạch đào tạo (kế hoạch đi thực tập của sinh viên, kế hoạch sử dụng phòng thí nghiệm, bài giảng, giáo trình...), cũng như trong chiến lược phát triển ngành; mở rộng hợp tác đào tạo liên ngành dầu khí - địa chất, dầu khí - mỏ...
Về công tác nghiên cứu khoa học:
- Tìm kiếm các nguồn kinh phí đề tài NCKH phục vụ sản xuất;
- Khuyến khích, tạo điều kiện và cơ chế để cán bộ trẻ mạnh dạn chủ trì và tham gia đề tài các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.
 Hợp tác trong nước:
Duy trì và đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong Khoa đi thực tập và tăng cường các hợp đồng nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Viện Dầu khí, Tổng Công ty Xăng dầu, Liên doanh Việt Nga (Vietsovpetro), Công ty Địa chất Mỏ, Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí (PVGC), Công ty Thương mại DK, Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan DK (PV Drilling), Công ty Dung dịch Khoan và Hoá Phẩm DK (DMC), Công ty Thiết kế và xây dựng DK (PCECC), Công ty Phân đạm và Hoá chất DK, Công ty Tài chính DK (PVFC), Trung tâm Thông tin tư liệu DK (PIC), Công ty Liên doanh Điều hành Hoàn vũ JOC, Trung tâm xử lý số liệu Fairfield Viet nam, Công ty liên doanh điều hành Lam sơn...
 Hợp tác quốc tế:
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các tập đoàn, công ty lớn ở nước ngoaig: ConocoPhillips, Petronas, Roxar, Schlumberger, Fairfield Viet nam, Baker hughes SPE, TPA, UC Davis, University of Northampton, University of East Anglia, University of Westminster, University of the West of England at Bristol, Elite Study in Taiwan, German Academic Exchange Service, University of Nebraska at Lincoln, National  Research - Irkutsk State Technical University, Kazan State Technical University... và tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác thường niên.

1.4. Khoa Khoa học và Kỹ thuật địa chất
Văn phòng: Tầng 4, Nhà C 12 tầng, Khu A - Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Điện thoại: 04. 38387567
Fax: 04. 38387567
Email: diachat@humg.edu.vn

Website: http://geo.humg.edu.vn/
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1956, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập, Bộ môn Địa chất là một bộ phận của Khoa Mỏ - Luyện Kim, sau này phát triển thành Khoa Mỏ - Địa chất. Năm 1966, Nhà nước Quyết định thành lập Trường Đại học Mỏ - Địa chất, bao gồm Khoa Địa chất thăm dò, Khoa Địa chất công trình, Khoa mỏ và Khoa Trắc địa. Năm 1977, Khoa Địa chất được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai khoa là Khoa Địa chất thăm dò, Khoa Địa chất công trình, đến năm 2016 Khoa Địa chất đổi tên thành Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất đã phát triển mạnh mẽ, bao gồm 5 bộ môn chuyên môn gồm nhiều cán bộ giảng dạy giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, 01 Bảo tàng Địa chất, 05 Phòng thí nghiệm chuyên ngành với đầy đủ trang thiết bị thí nghiệm hiện đại phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Đội ngũ giảng viên
Tổng số cán bộ của Khoa hiện nay là 77 người, trong đó có 67 cán bộ giảng dạy gồm 7 Nhà giáo Ưu tú, 1 Giáo sư, 8 Phó Giáo sư, 13 giảng viên chính. Số cán bộ có trình độ trên đại học: 29 tiến sỹ, 35 thạc sỹ, 22 nghiên cứu sinh. Hiện nay Khoa có nhiều cán bộ được đào tạo từ Liên Xô (cũ), Đức, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Trung Quốc…; được cơ cấu gồm 05 bộ môn chuyên môn và 01 bảo tàng Địa chất.
- Bộ môn Địa chất: Có 14 cán bộ gồm 1 GS.TS, 1 PGS.TS, 5 TS, 6 ThS và 1 KS, trong đó có 4 giảng viên đang làm NCS tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Việt Nam.
- Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò: Có 22 cán bộ gồm 3 PGS.TS, 1 GVC.TS, 5 TS, 2 GVC.ThS và 11 ThS, trong đó có 8 giảng viên đang làm NCS tại Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam.
- Bộ môn Khoáng thạch - Địa hóa: Có 10 cán bộ  gồm 2 PGS.TS, 2 TS, 1 GVC.ThS, 4 ThS và 1 KS, trong đó có 3 giảng viên đang làm NCS ở Trung Quốc và Việt Nam.
- Bộ môn Địa chất Thủy Văn: Có 12 cán bộ, trong đó có 1 PGS.TS, 3 GVC.TS và 8 ThS, trong đó có 4 giảng viên đang làm NCS ở Đức, Trung Quốc và Việt Nam.
- Bộ môn Địa chất công Trình: Có 17 cán bộ gồm 1 PGS.TS, 5 GVC.TS, 1 TS, 1 GVC.ThS và 9 ThS, trong đó có 4 giảng viên đang làm NCS Canada, Nhật Bản, Bỉ và Đài Loan.
- Bảo tàng Địa chất: Gồm 1 Giám đốc và 1 nhân viên.
Các bộ môn hiện có 5 phòng thí nghiệm chuyên môn với nhiều modul khác nhau, trong đó có nhiều phòng thí nghiệm được trang bị những thiết bị hiện đại, tương đương với nhiều thiết bị hiện đại ở các phòng thì nghiệm trên thế giới và khu vực.
1.4.3. Mục tiêu và định hướng phát triển
- Mục tiêu: Đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực của khoa học Địa chất ở các bậc đại học (chính quy và hệ vừa học vừa làm, cao đẳng) và sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ).
- Về công tác đào tạo:

+ Các ngành đào tạo Đại học: Ngành Kỹ thuật Địa chất (gồm các chuyên ngành: Địa chất Công trình - Địa kỹ thuật, Địa chất Thăm dò, Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình, Kỹ thuật Địa chất, Nguyên liệu khoáng); Địa chất học; Địa kỹ thuật Xây dựng.
+ Các ngành đào tạo Cao học: Kỹ thuật Địa chất (Chuyên ngành: Địa chất công trình, Địa chất Khoáng sản và Thăm dò, Địa chất thủy văn); Địa chất học; Khoáng vật học và địa hóa học.
+ Các ngành đào tạo Tiến sĩ: Kỹ thuật Địa chất (Chuyên ngành: Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, Tìm kiếm và Thăm dò, Khoáng sản học); Địa chất họcKhoáng vật học và địa hóa học.
- Hợp tác trong nước:
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác chặt chẽ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật với nhiều trường đại học, cơ quan nghiên cứu, các bộ ngành, các công ty và nhiều đối tác khác trong nước. Hiện nay Khoa đang có quan hệ hợp tác với hơn 50 đơn vị Nghiên cứu và Sản xuất trên cả nước.
- Hợp tác quốc tế:
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất hiện nay có quan hệ quốc tế với nhiều trường, viện khoa học trên thế giới như Anh, Australia, Ba Lan, Canada, Trung Quốc, CHLB Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Điển, Áo,.. Hàng năm Khoa tổ chức trao đổi học thuật và hợp tác với nhiều trường như ĐH Địa chất Bắc Kinh (Trung Quốc); Đại học Đồng Tế (Trung Quốc), Đại học Miami (Mỹ), Đại học Kiel và Hamburg (Đức), Kanazawa (Nhật Bản). Hàng năm có hàng chục các giáo sư nước ngoài đến thăm, làm việc và giảng dạy ngắn hạn tại Khoa.

1.5. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Văn phòng: Phòng C12.08 nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Điện thoại: 0243.8387566
Email: kinhte-qtkd@humg.edu.vn

Website: http://ebm.humg.edu.vn
1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Mỏ - Địa chất  được thành năm 2000, trên cơ sở bộ môn “Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp” đào tạo kỹ sư kinh tế với hai bộ môn:  Kinh tế mỏ Kinh tế địa chất và Nguyên liệu khoáng.
Tháng 10 năm 1994, bộ môn Kỹ sư Kinh tế mỏ và bộ môn Kỹ sư Kinh tế điạ chất và Nguyên liệu khoáng được sáp nhập thành bộ môn “Kinh tế - Quản trị doanh nghiệp” với nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành kỹ sư kinh tế và quản trị doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: Mỏ, Địa chất và Dầu khí, đồng thời giảng dạy các môn kinh tế quản trị doanh nghiệp cho hầu hết các chuyên ngành kỹ thuật trong trường.
1.5.2. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay, Khoa có 4 bộ môn, một văn phòng khoa và một phòng thực nghiệm. Đó là các bộ môn: bộ môn Kinh tế cơ sở, bộ môn Quản trị doanh nghiệp Mỏ, bộ môn Quản trị doanh nghiệp Địa chất - Dầu khí và bộ môn Kế toán doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ viên chức Khoa có 57 người (gồm 05 Cán bộ hợp đồng) trong đó 1 Nhà giáo Nhân dân, 2 Nhà hiaos Ưu tú, 5 Phó Giáo sư, 19 Tiến sĩ, 30 Thạc sĩ, 2 Cử nhân. 100% cán bộ giảng dạy trong Khoa có trình độ trên đại học.
1.5.3. Chương trình đào tạo
Đào tạo đại học: Hiện nay khoa đang đào tạo 03 ngành

Quản trị kinh doanh: gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh dầu khí; Quản trị kinh doanh mỏ; Quản trị thương mại điện tử (bắt đầu từ năm học 2018-2019);
Ngành Kế toán, gồm các chuyên ngành: Kế toán - Tài chính công, Kế toán doanh nghiệp
- Ngành Tài chính ngân hàng bao gồm: Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Bắt đầu đào tạo từ năm học 2019-2020)
Đào tạo sau đại học

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế 
Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế
Khoa đã và đang hướng dẫn 46 NCS, trong đó có 34 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ; đã hướng dẫn 24 khóa học viên cao học, với tổng số trên 3000 HV bảo vệ luận văn tốt nghiệp thành công. Công tác đào tạo cao học và hướng dẫn NCS đã đi vào nề nếp, ổn định. Khoa tiếp tục củng cố và  mở rộng quan hệ đào tạo và liên kết với các khoa Kinh tế của các trường ĐH Giao thông vận tải, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thương mại Hà Nội, ĐH Thuỷ lợi Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Quốc Gia Hà Nội, với các cơ sở bên ngoài như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam... tận dụng tốt nhất mối quan hệ hợp tác đào tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường giao.
1.6. Khoa Mỏ
Văn phòng: P.507, 509, 511 - Nhà C12 tầng Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Điện thoại: (84-4) 3838-7565
Email: khoamo@humg.edu.vn

Website: http://min.humg.edu.vn/
1.6.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Mỏ là một trong ba khoa chuyên ngành được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Đai học-Địa chất vào tháng 8 năm 1966.
1.6.2. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay Khoa Mỏ có 56 cán bộ, trong đó có 01 Giáo sư; 07 Phó giáo sư; 16 tiến sĩ; 29 Thạc sỹ; 07 Giảng viên chính; 14 Nghiên cứu sinh (08 Nghiên cứu sinh nước ngoài, 06 Nghiên cứu sinh trong nước) và 02 cử nhân.
Hiện nay Khoa Mỏ có 4 Bộ môn trong đó có 3 Bộ môn kỹ thuật chuyên ngành (Khai thác lộ thiên, Khia thác hầm lò, Tuyển khoáng và 1 Bộ môn kỹ thuật cơ sở (Sức bền vật liệu).
1.6.3. Chương trình đào tạo
Đào tạo đại học

Kỹ thuật Khai thác: chuyên ngành Khai thác mỏ
Kỹ thuật Tuyển khoáng: chuyên ngành Tuyển khoáng và tuyển quặng kim loại
Đào tạo sau đại học
Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Khai thác mỏ
Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật tuyển khoáng
Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật mỏKhai thác hầm lòKhai thác lộ thiên
- Chương trình đào tạo Tiến sỹ ngành Kỹ thuật tuyển khoáng.
1.7. Khoa Môi trường
Văn phòng: Phòng 607 - Nhà C12 tầng, Trường Đại học Mỏ-Địa chất
Điện thoại: (84-24) 37525052
Email: moitruong@humg.edu.vn

Website: http://env.edu.vn/
1.7.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập năm 2010 trên cơ sở chuyển toàn bộ Bộ môn Địa sinh thái & Công nghệ môi trường thuộc Khoa Khoa học và Kỹ thuật địa chất. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển của Khoa, tháng 5 năm 2010 thêm 2 bộ môn là Môi trường cơ sở và Kỹ thuật môi trường mỏ (nay là bộ môn Kỹ thuật môi trường) cũng đã được thành lập. Hiện nay, Khoa Môi trường có 03 bộ môn là bộ môn Địa sinh thái & CNMT, bộ môn Kỹ thuật môi trường và bộ môn Môi trường cơ sở.
1.7.2. Đội ngũ giảng viên
Khoa Môi trường hiện có tổng số gingr viên là 35 người. Trong đó có 03 Phó Giáo sư, 07 Tiến sĩ, 06 Giảng viên chính, 28 Thạc sĩ, 01 Cử nhân. Số lượng cán bộ đang Nghiên cứu sinh ở nước ngoài là 03 cán bộ (Mỹ, Nhật, LB Nga …), đang học Thạc sĩ ở nước ngoài là 01 cán bộ (Pháp). Bên cạnh đó, Khoa còn có đội ngũ đông đảo các cộng tác viên khoa học và cố vấn là các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực Địa chất, Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Tìm kiếm thăm dò, Khoáng thạch, Khai thác mỏ hầm lò, Xây dựng, Trắc địa… đã và đang công tác ở các trường đại học, các trung tâm, Tổng công ty… thường xuyên tham gia thỉnh giảng, hướng dẫn đồ án, nghiên cứu khoa học cho các sinh viên, học viên trong Khoa.
1.7.3. Chương trình đào tạo
Đào tạo đại học

Ngành Kỹ thuật môi trường: gồm chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường; Địa sinh thái
Đào tạo sau đại học
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Ngành kỹ thuật môi trường
1.7.4.  Hoạt động chính và những kết quả đạt được
Khoa Môi trường là cơ sở đào tạo cán bộ chủ chốt cho ngành Kỹ thuật môi trường của Đại học Mỏ - Địa chất. Bắt đầu giảng dạy cho sinh viên từ năm 2009 đến nay. Trung bình mỗi năm Khoa tiếp nhận trên dưới 200 sinh viên
Trong năm học 2015 - 2016, Khoa Môi trường có 772 sinh viên thuộc các chuyên ngành Địa sinh thái & CNMT, Kỹ thuật môi trường và một số sinh viên đang học hệ cao đẳng. 
Khoa Môi trường hiện có 01 phòng thí nghiệm Địa sinh thái - Địa môi trường do Bộ môn Địa sinh thái & CNMT quản lý. Đây là phòng thí nghiệm hiện đại với các máy móc phân tích có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất. Phòng thí nghiệm này đã đạt chuẩn quốc gia và có số hiệu VILAS 630.
Trong thời gian học tập tại Trường, ngoài được sử dụng các trang thiết bị của phòng thí nghiệm, sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường còn có nhiều cơ hội để giành được các suất học bổng du học, học bổng tài năng và các suất học bổng sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi do các công ty, tổ chức trong nước và nước ngoài tài trợ. Những năm gần đây, sinh viên Khoa Môi trường thường giành được các suất học bổng du học toàn phần ở CH Liên bang Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan... cũng như học bổng hỗ trợ từ các tập đoàn SPE, Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Trung tâm Quan trắc và Quy hoạch Tài nguyên nước quốc gia…
1.8. Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai
Văn phòng: Tầng 10, nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Điện thoại: +84-24.38387568
Email: tracdiabando-quanlydatdai@humg.edu.vn

Website: http://gla.humg.edu.vn
1.8.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Trắc địa nay là khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai là một trong ba khoa chuyên ngành đầu tiên của Trường với 3 Bộ môn: Trắc địa phổ thông, Trắc địa cao cấp – công trình và Bản đồ - ảnh. Tháng 8 năm 1967, bộ môn Trắc địa mỏ được thành lập để có thêm một chuyên ngành đào tạo kỹ sư Trắc địa mỏ. Năm 1973 bộ môn Trắc địa cao cấp – công trình tách thành bộ môn Trắc địa cao cấp và bộ môn Trắc địa công trình. Năm 1974, bộ môn Bản đồ - Ảnh tách thành bộ môn Trắc địa Ảnh và bộ môn Bản đồ. Năm 1997 bộ môn Địa chính được thành lập. Như vậy kể từ năm 1997 Khoa đã có 07 bộ môn và một tổ công tác cùng các phòng thí nghiệm thuộc các bộ môn. Để mở rộng ngành nghề đào tạo, từ năm 2016 khoa Trắc địa đã đổi tên gọi mới là Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai.
1.8.2. Đội ngũ giảng viên
Hiện nay, Khoa có tổng số cán bộ - viên chức là 95 người. Trong đó có 10 Phó Giáo sư, 36 Tiến sĩ, 44 Thạc sỹ, 7 kỹ sư và 11 nghiên cứu sinh đang học tập ở nước ngoài (Bỉ, Pháp, Úc,..). Bên cạnh đó, Khoa còn có đội ngũ đông đảo các cộng tác viên khoa học và cố vấn là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai; các cán bộ khoa học ở các Viện, Trung tâm, Tập đoàn, Tổng công ty… thường xuyên tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học cho các học viên, NCS trong Khoa.
1.8.3. Chương trình đào tạo
Đào tạo đại học

- Ngành Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ: gồm các chuyên ngành: Bản đồ; Địa chính; Hệ thống thông tin địa lý; Trắc địa; Trắc địa mỏ và công trình
- Ngành Quản lý đất đai: chuyên ngành Quản lý đất đai
- Ngành Địa tin học
Đào tạo sau đại học

- Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành: Kỹ thuật trắc địa - bản đồ; Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý, Quản lý đất đai
- Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ: ngành Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ
1.9. Khoa Xây dựng
Văn phòng: Tầng 6, Nhà C12 tầng Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Điện thoại: (84-4) 37522472
Email: khoaxaydung@humg.edu.vn

Website: http://ce.humg.edu.vn/
1.9.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Xây dựng được thành lập ngày 18/1/2010 trên cơ sở nền tảng Bộ môn Xây dựng CTN và Mỏ tách ra từ Khoa Mỏ của Trường Đại học Mỏ-Địa chất.
1.9.2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong Khoa
Tổng số cán bộ viên chức hiện nay của Khoa là 39 người, trong đó có 1 Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Tiến sĩ; 1 Nhà giáo Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 1 Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 11 Tiến sĩ (Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Thái Lan); 15 Nghiên cứu sinh, thạc sĩ đang học tập tại nước ngoài (Pháp, Đức, Nga, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc) và 1 NCS trong nước; 7 Thạc sĩ; 2 Kĩ sư; 2 Cử nhân.
1.9.3. Chương trình đào tạo
Đào tạo đại học

Ngành Kỹ thuật xây dựng: gồm các chuyên ngành: Hạ tầng cơ sở; Xây dựng công trình ngầm; Xây dựng công trình ngầm và mỏ; Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Đào tạo sau đại học
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm
1.9.4. Hoạt động chính và những kết quả đạt được
            Các chuyên ngành đào tạo hiện nay của Khoa gồm:
- Kỹ sư: Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ, Xây dựng Công trình Ngầm, Xây dựng Mỏ, Xây dựng Hạ tầng cơ sở, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp;
- Cử nhân cao đẳng: Xây dựng Công trình Ngầm và Mỏ, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Xây dựng Hạ tầng cơ sở
- Thạc sĩ: Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm;
- Tiến sĩ: Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm.
Đến tháng 7/2017, Khoa Xây dựng đã đào tạo khoảng 3300 kỹ sư, 280 cử nhân, 405 thạc sĩ và 8 tiến sĩ. Xác định chất lượng cán bộ là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của đơn vị trong tương lai, kể từ ngày thành lập đến nay, Khoa Xây dựng đã cử 22 cán bộ đi đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ tại các nước như Pháp, Đức, Nga, Hà Lan, New Zealand, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.
1. Các doanh nghiệp đã ký kết với Nhà trường về việc tiếp nhận sử sụng sinh viên sau tốt nghiệp
TT Đơn vị Địa chỉ
  1.  
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Số 18 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
  1.  
Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu Số 2, ngõ 198, Trần Cung, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội
  1.  
Viện Dầu khí Việt Nam 167 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  1.  
Viện Công nghệ thông - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  1.  
Công ty Ứng dụng giải pháp công nghệ ASTEC 168 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: (84-24) 3557 4683
  1.  
Công ty TNHH Cơ khí chính xác, Dịch vụ và Thương mại Việt nam Lô C6, Khu Công nghiệp Đa nghề Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
  1.  
Trường Đại học Phạm Văn Đồng Số 986 Quang Trung, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
  1.  
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội (Bình Định) Số 368 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
  1.  
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Cầu Giấy Số 106 Hoàng Quốc Việt
  1.  
Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp Vinacomin  Số 565 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
  1.  
Trung tâm Điều tra Tài nguyên - Môi trường biển Số 125 Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  1.  
Trường Cao đẳng công nghiệp Tuy Hoà Đường Nguyễn Tất Thành, phường 8, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
  1.  
Trường Đại học Sư phạm Hưng yên  Khoái Châu - Hưng Yên
  1.  
Trường Đại học Y tế công cộng Số 1A, Đức Thắng, phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  1.  
Công ty TNHH Liên doanh Công nghệ cao Hài Hoà Tầng 2, Tòa nhà Technosoft, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Cầu G, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  1.  
Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  1.  
Trường Cao đẳng Công thương Miền Trung Số 261 đường Nguyễn Tất Thành, phường 8, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
  1.  
Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội
  1.  
Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Vintech Số 7, Đường Bằng Lăng 1, Khu Đô thị Sinh Thái Vinhomes River, P. Việt Hưng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội
  1.  
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Đường Nguyễn Khuyến, KP5, P. Tràng Dài, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
  1.  
Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ Xã Cát Tiên, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
  1.  
Trường Đại học Đồng Tháp Số 783 Phạm Hữu Lầu, phường 6, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
  1.  
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Xã Yên Thọ, TX. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
  1.  
Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) Lầu 5, tòa nhà PetroVietnam, số 1-5 Lê Duẩn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  1.  
Công ty TNHH Thế giới Kỹ thuật Số 25-27 Đỗ Thừa Tự, Tân Quý, Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh tại Hà Nội: Số 27, ngõ 81 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
  1.  
Công ty TNHH Hạnh Trần R75 Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
  1.  
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Hải Phong Tòa nhà văn phòng khách sạn ĐNI, tầng 3, 7B, 713 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
  1.  
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường Miền Nam Số 30, đường 3, KP4, phường Bình An, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  1.  
Công ty cổ phần Thương mại và Phát triển Năng lượng Việt P115-N7, Tập thể Học viện Kỹ thuật quân sự, 212 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm. Hà Nội
  1.  
Hội đồng Anh Việt Nam Số 20 Thuỵ Khuê, Hà Nội
  1.  
Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro Tổng GĐ: TS. Nguyễn Quỳnh Lâm
  1.  
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 226 Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội
  1.  
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Chi nhánh công ty TNHH Tổ hợp y tế Phương Đông Số 9, phố Viên, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  1.  
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội Tầng 2, nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  1.  
 Công ty Hitachi Systems Việt Nam Tầng 4, tòa nhà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

2. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
2.1. Về công tác tổ chức, triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đến 2025” của  Thủ tướng Chính phủ Ngay sau khi có Quyết định số 1320/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo của Bộ về việc triển khai Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đến 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã triển khai ngay các nhiệm vụ sau: - Đã thành lập Ban tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất (gồm 20 cán bộ, giảng viên tham gia và đã lập danh sách báo cáo Bộ GĐ&ĐT theo yêu cầu). Ban tư vấn có trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại Quyết định số 1411/QQD-MĐC ngày 19/10/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất. - Đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 344/KH-MĐC ngày 26/6/2018 về triển khai Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đến 2025” và Kế hoạch số 494/KH-MĐC về việc tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên khởi nghiệp HUMG 2018”. - Đã tổ chức thành công cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên khởi nghiệp HUMG 2018 và 2019, mỗi năm 02 ý tưởng tham dự cuộc thi cấp Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã có 01 ý tưởng đã được lựa chọn vào vòng thi chung kết.
2.2 Kết quả hoạt động chính trong việc triển khai thực hiện các đề án trên của Thủ tướng Chính phủ
2.2.1. Về công tác Thông tin – Tuyên truyền
- Đã xây dựng chuyên mục “Khởi nghiệp” trên trang thông tin điện tử http://hotrosinhvien.humg.edu.vn để cung cấp các thông tin, kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên; tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các ý tưởng khởi nghiệp cũng như các tấm gương khởi nghiệp tiêu biểu, qua đó góp phần động viên, cổ vũ sinh viên tích cực tham gia khởi nghiệp, lập nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo, tự tạo việc làm. - Đã tuyên truyền vận động sinh viên thuộc các khoa chuyên môn của Trường hưởng ứng phong trào khởi nghiệp, hình thành các ý tưởng, dự án sáng tạo. - Đã tổ chức chương trình Giao lưu khởi nghiệp (phối hợp với công ty Trung nguyên Legend tổ chức ngày 25/10) nhằm giúp sinh viên tiếp cận, kết nối với các doanh nghiệp, doanh nhân giúp sinh viên được tiếp thêm động lực, tăng thêm kiến thức về khởi nghiệp, thay đổi nhận thức và tư duy. - Đã đưa nội dung khởi nghiệp vào các buổi sinh hoạt lớp do các cán bộ, giảng viên làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của Khoa thực hiện.
2.2.2. Về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ Nhà trường đã cử cán bộ, giảng viên làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội, học tập tại Hội đồng Anh & Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo xã hội CSIE – Đại học Kinh tế Quốc dân, tập huấn tại BK Holdings – Đại học Bách khoa tổ chức. Đã cung cấp bộ tài liệu về khởi nghiệp cho các cán bộ giảng viên làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp (Tài liệu do Bộ GD&ĐT cấp). Đã cử cán bộ đi trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Nông nghiệp. Đã mời Luật sư về tập huấn, giải đáp về công tác pháp lý, quyền sở hữu trí tuệ đối với các ý trưởng khởi nghiệp.
2.2.3. Về công tác tìm kiếm và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp Năm 2018, Nhà trường  tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên khởi nghiệp HUMG 2018”. Kết quả đã có 24 ý tưởng, dự án tham dự và Hội đồng đã chọn 07 ý tưởng tham dự vòng chung kết cấp Trường được tổ chức ngày 08/11/2018 đó là:
TT Tên ý tưởng/dự án Giải thưởng
  1.  
Nuôi tạo và sử dụng polyme sinh học từ vi sinh vật làm vật dụng y tế Giải Nhất
  1.  
Ứng dụng nguyên vật liệu từ nông nghiệp: Rơm sản xuất tấm gỗ ép phục vụ công nghiệp Giải Nhì
  1.  
Nghiên cứu sản xuất gạch không nung từ vật liệu phong hóa Giải ba
  1.  
Nghiên cứu chế tạo robot dọn rác bãi biển Giải khuyến khích
  1.  
Du lịch địa chất trải nghiệm thiên nhiên Giải khuyến khích
  1.  
Kinh doanh đồ uống – Giải trí Lo Squalo Pub Giải Sáng tạo
  1.  
Xây dựng sàn giao dịch ăn chung Giải Sáng tạo
Kết quả ý tưởng “Nuôi tạo và sử dụng polyme sinh học từ vi sinh vật làm vật dụng y tế” được lựa chọn vào top 10 dự án vòng chung kết cuộc thi cấp quốc gia. Tại cuộc thi Chung kết cấp quốc gia, Ý tưởng đã đạt giải khuyến khích. Năm 2019, Tổ chức thành công cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp HUMG 2019” với sự tham gia của 9 khoa chuyên môn và 14 ý tưởng, trong đó có 1 ý tưởng xuất sắc "Phòng học online Vclassroom" lọt vào vòng thi cấp Quốc gia.
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_021479c24c62da8cf8e776eb99c76bdc.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)