Trường Đại học Phạm Văn Đồng
SINCE 2007
Điểm đánh giá: 1 sao trong 1 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh: Trường Đại học Phạm Văn Đồng là cơ sở công lập, đào tạo đa ngành, đa phương thức; là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi và cả nước.
2. Tầm nhìn đến năm 2030: Trường Đại học Phạm Văn Đồng trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng có uy tín trong cả nước.
3. Giá trị cốt lõi: Đoàn kết – Kỷ cương – Năng động – Hiệu quả
4. Mục tiêu chiến lược: Đến năm 2020, Trường Đại học Phạm Văn Đồng trở thành cơ sở đào tạo nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung - Tây Nguyên; là cơ sở khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ một cách thiết thực và hiệu quả. Trường từng bước được hiện đại hóa, thiết lập quan hệ, hợp tác với một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Thực hiện theo lộ trình đồng bộ các biện pháp, giải pháp để thực hiện quyền tự chủ, tự chiụ trách nhiệm, xem đây là khâu quyết định, là yếu tố để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
5. Mô tả liên kết khu vực:
5.1. Liên kết các trường đào tạo, các ngành đào tạo:
- Đại học Huế
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Qui Nhơn
- Đại học Kinh tế Luật Tp. HCM
- Đại học Sư phạm TDTT Tp. HCM
- Đại học Sân khấu điện ảnh Tp. HCM
5.2. Liên kết các đơn vị đào tạo quốc tế:
- Liên kết với trường Đại học Soongsil (Hàn Quốc) trong đào tạo trình độ thạc sỹ, trao đổi sinh viên, chuyển tiếp đại học.
- Hợp tác đào tạo với Trường Đại học Mingdao và Chungchou (Đài Loan), trường Đại học Chămpasăk (Lào),...
- Có mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ như VVOB để đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức Global Scope, Fulbright để mời giảng viên về giảng dạy tại trường.
6. Các thành tích mà trường đạt được
- Đảng bộ nhà trường liên tục qua các năm được đánh giá, công nhận tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh (2012, 2013, 2014, 2015, 2016).
            + Năm 2016, Đảng bộ trường được Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh công nhận tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
- Công đoàn cơ sở liên tục qua các năm được đánh giá, công nhận là Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen và Cờ thi đua.
- Hội Cựu chiến binh liên tục qua các năm được đánh giá, công nhận Tổ chức Hội trong sạch vững mạnh (2012, 2013, 2014, 2015, 2016) và được Hội Cựu chiến binh tỉnh tặng giấy khen.
+ Năm 2014, 2015 được Hội Cựu chiến tỉnh công nhận Tổ chức Hội trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
- Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên liên tục qua các năm được Tỉnh Đoàn tặng danh hiệu Đoàn trường Xuất sắc cấp tỉnh (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), được Trung ương Đoàn và Tỉnh Đoàn tặng Bằng khen.
6.1. Danh hiệu thi đua
Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2012 Cờ thi đua của Chính phủ Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 19/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
2013 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và đào tạo Quyết định số 1519/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
 
2015 Cờ thi đua của UBND tỉnh năm 2015 Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
2016 Cờ thi đua của UBND tỉnh năm 2016 Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 17/3 /2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
2017 Cờ thi đua của Chính phủ năm 2017 Đề nghị Cờ Thi đua của Chính phủ
           
            6.2. Hình thức khen thưởng
Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2012, 2017 Huân chương Lao động hạng Nhất Quyết định số 1451/QĐ-CTN ngày 20/8/2012 của Chủ tịch nước
2012 Bằng khen Quyết định số 5001/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
 
2014 Bằng khen Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh
2014 Bằng khen Quyết định số 1678/QĐ-BGDĐT ngày 20/4/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2014 Bằng khen Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của UBND tỉnh
2015 Bằng khen Quyết định số 721/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
2016 Bằng khen Quyết định số 1980/QĐ-BGDĐT ngày 11/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
 
2016 Bằng khen Quyết định số 4869/QĐ-BGDĐT ngày 25/10/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2017 Bằng khen Quyết định số 436 ngày 14/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an.
2017 Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Giới thiệu chung về Khoa: Hóa - Sinh - Môi trường
- Tên khoa:  Hóa - Sinh - Môi trường
- Năm thành lập: 2017.
- Lịch sử thành lập khoa:
Khoa Hóa - Sinh - Môi trường được thành lập theo Quyết định số 1003/QĐ-ĐHPVĐ ngày 29 tháng 6 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/7/2017 trên cơ sở hợp nhất 03 bộ môn: Bộ môn Hóa học của Khoa Cơ bản; Bộ môn Sinh học - Kỹ thuật Nông nghiệp của Khoa Sư phạm Tự nhiên và Bộ môn Nông - Lâm - Ngư của Khoa Kỹ thuật - Công nghệ.
- Đội ngũ giảng viên của khoa
 Bộ môn Hóa học - Môi trường
TT Tên giảng viên Trình độ chuyên môn Chuyên ngành đào tạo
1 Vương Cẩm Hương ThS - NCS PPDH Hóa học
2 Nguyễn Thị Nhi Phương ThS - NCS Hóa phân tích
3 Lê Thị Như Quỳnh Tiến sĩ Hóa hữu cơ - Hóa dầu
4 Trương Thị Bích Hồng Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường
5 Nguyễn Thị Thanh Trà Cử nhân Lịch sử
Bộ môn Sinh - Kỹ Thuật Nông nghiệp
6 Nguyễn Minh Cần ThS - NCS Công nghệ sinh học
7 Trần Ngọc Hải Thạc sĩ Động vật học
8 Trương Thị Thảo Thạc sĩ PPDH Sinh học
9 Lê Thị Thính Tiến sĩ Sinh lý thực vật
10 Nguyễn Thị Tường Vy Tiến sĩ Sinh lý động vật
- Các ngành đào tạo
TT Tên ngành Bậc Mục tiêu đào tạo Hình thức đào tạo Liên kết khu vực Học bổng
1 Sinh học Ứng dụng Đại học - Đào tạo cử nhân Sinh học ứng dụng có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.
- Cử nhân Sinh học ứng dụng có các kiến thức đại cương về sinh học, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nguyên lý và kỹ thuật của các quá trình sản xuất ứng dụng sinh học; thành thạo các kỹ năng thực hành của Sinh học ứng dụng.
- Cử nhân ngành Sinh học ứng dụng có khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học, vận dụng kiến thức, kỹ năng sinh học, công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.
- Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Sinh học ứng dụng có thể đảm nhận vị trí kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật-quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, làm giảng viên, nghiên cứu viên ở các trường chuyên nghiệp, viện nghiên cứu hoặc quản lý nhà nước các lĩnh vực có liên quan đến Sinh học ứng dụng.
Chính quy - Trung tâm Giống Quảng Ngãi.
- Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nấm Đức Nhuận.
- Công ty cổ phần Dori
- Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.
- Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín
 
2 Sư phạm Sinh học Cao đẳng Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Sinh học, trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt; thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có năng lực giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn; có năng lực tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có năng lực tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học và tiềm lực để phát triển nghề nghiệp và thích ứng với các môi trường dạy học khác nhau. Chính quy    
3 Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp Cao đẳng Đào tạo giáo viên giảng dạy Kỹ thuật nông nghiệp tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các trường trung học nông nghiệp. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có kiến thức, kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; có kiến thức, kỹ năng tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có kỹ năng tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp. Chính quy    
4 Sư phạm Hóa học Cao đẳng Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Hóa học bậc trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu
phát triển giáo dục phổ thông và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt;
thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong
của nhà giáo; có năng lực giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy
học và giáo dục phù hợp; tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện
phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn; có năng lực tham
gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có năng lực tự đánh giá,
tự học và nghiên cứu khoa học và tiềm lực để phát triển nghề nghiệp và thích ứng với
các môi trường dạy học khác nhau.
Chính quy    
5 Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Cao đẳng - Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học sự phát triển toàn diện; có hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật môi trường, có khả năng áp dụng các kỹ thuật môi trường để giải quyết công việc thực tế, có khả năng tự định hướng, thích nghi và đáp ứng theo yêu cầu phát triển của xã hội.
- Các kiến thức về an toàn, đạo đức nghề nghiệp cũng được tích hợp trong chương trình nhằm hình thành trong sinh viên ý thức bảo vệ môi trường, thái độ tích cực tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động và nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
- Ngoài ra người học cũng được trang bị đầy đủ các kiến thức về lý luận chính trị, an ninh – quốc phòng và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cơ bản.
- Sau khi tốt nghiệp, cử nhân cao đẳng Công nghệ kỹ thuật môi trường có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu; có thể học liên thông lên trình độ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Chính quy    

2. Thông tin về từng ngành
a. Đại học Sinh học Ứng dụng
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 124
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Trình độ tiếng Anh đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu.
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Sinh học ứng dụng có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Cán bộ quản lý, kỹ thuật viên trong trong các doanh nghiệp:
+ Sản xuất, chế biến thực phẩm.
+ Cung ứng, sản xuất giống cây trồng.
+ Sản xuất-ứng dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
+ Xử lý môi trường, quản lý tài nguyên sinh học.
+ Trong các lĩnh vực y, dược, an ninh, quốc phòng có sử dụng các kỹ thuật của Sinh học ứng dụng.
- Có thể làm việc tại các tổ chức và cơ quan quản lý Nhà nước về Sinh học ứng dụng, công nghệ sinh học, tài nguyên, môi trường.
- Cán bộ nghiên cứu, quản lý phòng thí nghiệm, giảng viên trong các lĩnh vực sinh học, Sinh học ứng dụng, nông nghiệp, môi trường, thực phẩm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu.
b. Cao đẳng Sư phạm Sinh học
- Thời lượng đào tạo: 3 năm
- Tổng số tín chỉ: 100
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Có khả năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh tốt
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Có thể dạy môn Sinh học tại các trường THCS.
+ Có thể làm công tác chuyên môn ở các cơ sở quản lý giáo dục.
+ Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học.
c. Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp
- Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
- Tổng số tín chỉ: 75
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tối thiểu là bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ A2 trở lên hoặc chứng chỉ B trở lên).
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Có thể làm việc trong lĩnh vực giáo dục như có thể trở thành giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học nông nghiệp, trung tâm hướng nghiệp hay các trung tâm dạy nghề; tham gia thực hiện đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp với các quy mô khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến nông nghiệp trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, hoặc học tiếp các bậc học cao hơn ở các chuyên ngành như: nông học, giáo dục học, quản lý giáo dục…
d. Cao đẳng Sư phạm Hóa học
- Thời lượng đào tạo: 3 năm
- Tổng số tín chỉ: 100
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B1 (hoặc tương đương)
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Có thể giảng dạy hóa học ở các trường Trung học cơ sở; làm công tác chuyên môn ở các cơ sở quản lý giáo dục ở quận, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố; quản lý phòng thực hành bộ môn hóa học ở các trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề.
e. Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
- Thời lượng đào tạo: 2,5 năm
- Tổng số tín chỉ: 75
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tối thiểu là bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ A2 trở lên hoặc chứng chỉ B trở lên).
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Có thể làm việc tại:
+ Các Doanh nghiệp, các Khu công nghiệp, ....
+ Các Đơn vị tư vấn môi trường hoặc Đơn vị thi công các công trình xử lý môi trường.
+ Các tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường như: Sở Tài nguyên và Môi trường (các phòng Môi trường Quận huyện), Sở khoa học công nghệ, Viện nghiên cứu môi trường, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch, các phòng thí nghiệm của các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành Môi trường, Tài nguyên, ...

- Email liên lạc của khoa: hsmt@pdu.edu.vn
2. Giới thiệu chung về Khoa: Sư phạm Tự nhiên
- Tên khoa:  Sư phạm Tự nhiên
- Năm thành lập: 2007.
- Tổng số cán bộ, giáo viên (lúc thành lập): 34
- Các Bộ môn thuộc khoa:
+ Giáo dục Tiểu học;
+ Toán học;
+ Vật lý - Kỹ thuật Công nghiệp
+ Địa - Kinh tế gia đình.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập  và chủ trì tổ chức đào tạo các ngành học:
+ Ngành Giáo dục Tiểu học,
+ Ngành Sư phạm Toán,
+ Ngành Sư phạm Vật lý,
+ Ngành Sư phạm Địa lý,
+ Ngành Sư phạm Kỹ thuật,
+ Ngành Sư phạm Kinh tế Gia đình.
      
1. Giáo dục tiểu học

a. Chức năng:
Đào tạo giáo viên: ngành Tiểu học - Bậc cao đẳng và trung cấp hệ chính quy
b. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo giáo viên đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của Giáo dục tiểu học (GDTH) trong thời kì công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Các giáo viên tiểu học (GVTH) được đào tạo phải có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực giao tiếp, tham gia vận động tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có đủ sức khoẻ; có năng lực giáo dục, dạy học theo yêu cầu của chuẩn GVTH, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của GDTH trong tương lai; có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục (KHGD).
c. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên có thể giảng dạy tại các trường tiểu học hoặc làm công tác chuyên môn ở các phòng Giáo dục và Đào tạo hay Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Sư Phạm toán
a. Chức năng
Đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Toán - Bậc cao đẳng
b. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Toán bậc trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt; thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có năng lực giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn; có năng lực tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có năng lực tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học và tiềm lực để phát triển nghề nghiệp và thích ứng với các môi trường dạy học khác nhau; có năng lực tự nâng cao trình độ và tự học suốt đời.
c. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Giáo viên Toán tại các trường THCS trên toàn quốc và tại các trung tâm bồi dưỡng kiến thức phổ thông; làm công tác chuyên môn Toán tại các cơ sở quản lý giáo dục ở quận, huyện, thị xã, thành phố; tự mở các cơ sở giảng dạy bồi dưỡng kiến thức Toán,…
3. Sư phạm Vật Lý, Địa lý
a. Chức năng
Đào tạo giáo viên: 
- Ngành Sự phạm Vật lý - Bậc đại học, cao đẳng hệ chính quy
- Ngành Sự phạm Địa lý - Bậc cao đẳng hệ chính quy
b1. Mục tiêu tổng quát (ĐH SP Vật lý)
Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Vật lý bậc trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt; thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có năng lực giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn; có năng lực tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có năng lực tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học và tiềm lực để phát triển nghề nghiệp và thích ứng với các môi trường dạy học khác nhau.
c1. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp (ĐH SP Vật lý)
Giảng dạy vật lý ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, quản lý phòng thí nghiệm thực hành, làm công tác chuyên môn tại các cơ sở quản lý giáo dục; làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu; làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh.
b2. Mục tiêu tổng quát (CĐ SP Vật lý)
Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Vật lý trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt; thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có năng lực giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn; có năng lực tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có năng lực tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học và tiềm lực để phát triển nghề nghiệp và thích ứng với các môi trường dạy học khác nhau.
c2. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp (CĐ SP Vật lý)
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành sư phạm vật lý trình độ Cao đẳng có đủ năng lực để nhận công tác giảng dạy môn vật lý ở các trường Trung học cơ sở, Trung tâm giáo dục thường xuyên, quản lý phòng thí nghiệm vật lý; làm công tác chuyên môn tại các cơ sở quản lý giáo dục.
b3. Mục tiêu tổng quát (CĐ SP Địa lý)
Đào tạo giáo viên trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt; thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có năng lực giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn; có năng lực tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có năng lực tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học và tiềm lực để phát triển nghề nghiệp và thích ứng với các môi trường dạy học khác nhau.
c2. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp (CĐ SP Địa lý)
Làm giáo viên giảng dạy Địa lý ở trường THCS và các cơ sở giáo dục khác cùng cấp; Có thể làm chuyên viên và quản lý ở các trường học, các Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo.
3. Giới thiệu chung về Khoa: Kinh tế
- Tên khoa:  Kinh tế
- Năm thành lập: 2007.
Khoa Kinh tế là một đơn vị quản lý hành chính của trường ĐH Phạm Văn Đồng. Khoa có 15 cán bộ, giảng viên được biên chế ở 02 Bộ môn: Tài chính QTKD và Kế toán - Kiểm toán. Hiện tại khoa có 01 Tiến sĩ, 02 Nghiên cứu sinh, 10 thạc sĩ và 01 cử nhân.
Điện thoại : 0255 3822459
Email : kte@pdu.edu.vn
Địa chỉ : 986 Quang Trung, TP Quảng Ngãi
Chức năng, nhiệm vụ:
-  Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và tổ chức quá trình đào tạo các chuyên ngành thuộc khoa quản lý
- Quản lý nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của khối ngành Kinh tế - Tài chính.
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao.
- Tổ chức nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế
Chuyên ngành và hệ đào tạo:  Hiện nay khoa được giao nhiệm vụ đào tạo hệ chính qui các ngành: Kinh tế phát triển, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng
Ngoài ra, Khoa còn nhận nhiệm vụ đào tạo, liên kết đào tạo các bậc và hệ học khác như liên thông bậc đại học, cao đẳng; hệ VLVH và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn v.v…
Quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài:
Khoa đang liên kết và hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với Trường ĐH Kinh tế - Luật (thuộc ĐH Quốc gia Hồ Chí Minh)
2. Thông tin về từng ngành đào tạo
TT Tên ngành đào tào Trình độ Số tín chỉ Yêu cầu trình độ ngoại ngữ Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
1 Thương mại điện tử Đại học 130 Trình độ tiếng Anh đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu - Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại doanh nghiệp; hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử;
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung tâm, cơ quan nghiên cứu;
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...
2 Kinh tế phát triển Đại học 120 Trình độ tiếng Anh đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu - Chuyên viên cơ quan quản lý Nhà nước về Kinh tế - Xã hội các cấp xã – huyện – tỉnh; chuyên viên quản lý chương trình, dự án phát triển kinh tế;
- Nhân viên các phòng chức năng của doanh nghiệp như kế hoạch, tổ chức, nhân sự, hành chính...
- Tham gia các tổ chức đa phương hoặc phi chính phủ;
- Nghiên cứu, giảng dạy kinh tế tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng
3 Quản trị kinh doanh Đại học 120 Trình độ tiếng Anh đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu - Chuyên viên các phòng chức năng kinh doanh và chăm sóc khách hàng của các công ty…
- Nhân viên tư vấn kinh doanh, nhân viên tư vấn bán hàng, trưởng nhóm bán hàng, giám đốc bán hàng khu vực;
- Trở thành nhà quản trị trong  doanh nghiệp: quản đốc sản xuất, giám đốc điều hành;
- Khởi nghiệp và quản lí một doanh nghiệp độc lập.
Cao đẳng 75 Tối thiểu là bậc 2/6 Khung năng lực NN Việt Nam; (Chứng chỉ A2 trở lên hoặc chứng chỉ B trở lên) - Chuyên viên các phòng chức năng kinh doanh và chăm sóc khách hàng của các công ty…
- Nhân viên tư vấn kinh doanh, nhân viên tư vấn bán hàng, trưởng nhóm bán hàng;
- Khởi nghiệp và quản lí một doanh nghiệp độc lập.
4 Kế toán Cao đẳng 75 Tối thiểu là bậc 2/6 Khung năng lực NN Việt Nam; (Chứng chỉ A2 trở lên hoặc chứng chỉ B trở lên) - Kế toán viên mọi tổ chức: doanh nghiệp, cơ quan sự nghiệp, trường học....
- Kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập;
- Chuyên viên tư vấn tài chính, phân tích tài chính,
- Nhân viên ngân hàng, kho bạc, thuế, hải quan ...
- Chuyên viên kiểm soát tài chính, kế toán trưởng, giám đốc tài chính CFO.
5 Tài chính – ngân hàng Cao đẳng 75 Tối thiểu là bậc 2/6 Khung năng lực NN Việt Nam; (Chứng chỉ A2 trở lên hoặc chứng chỉ B trở lên) - Chuyên viên phòng kế hoạch tài chính tại các cơ quan, công ty;
- Chuyên viên tư vấn tài chính, nhân viên quản lý tài chính dự án, giám đốc tài chính CFO;
- Chuyên viên ngân hàng và các tổ chức tài chính khác như  công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính,  chứng khoán, công ty tư vấn tài chính,...

4. Giới thiệu chung về khoa Sư phạm Xã hội:
- Tên khoa: Khoa Sư phạm Xã hội
- Tổng số cán bộ, giảng viên: 39, trong đó: TS: 03, ThS: 25, CN: 11.

- Các ngành đào tạo chính:
+ Sư phạm Ngữ văn (bậc đại học, cao đẳng);
+ Sư phạm Lịch sử (bậc cao đẳng);
+ Sư phạm Âm nhạc (bậc cao đẳng);
+ Sư phạm Mĩ thuật (bậc cao đẳng);
+ Sư phạm Mầm non (bậc cao đẳng);
+ Quản lý giáo dục (bồi dưỡng, cấp chứng chỉ);
- Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo giáo viên giảng dạy các bộ môn ngữ văn, lịch sử, âm nhạc, mĩ thuật bậc trung học phổ thông, trung học cơ sở và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt; thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có năng lực giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn; có năng lực tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có năng lực tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học; có tiềm lực để phát triển nghề nghiệp và thích ứng với các môi trường dạy học khác nhau.
2. Thông tin về từng ngành đào tạo
2.1. Ngành Sư phạm Ngữ văn (bậc đại học)
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 130
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên ngữ văn có trình độ đại học, có đủ phẩm chất, năng lực để giảng dạy và làm công tác giáo dục hiệu quả tại các trường trung học phổ thông.
- Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, ngoài việc giảng dạy ngữ văn tại các trường THPT, THCS, các trường đại học, cao đẳng và TCCN, cử nhân ngành sư phạm ngữ văn có thể làm công tác quản lý chuyên môn lĩnh vực ngữ văn trong các cơ quan quản lý giáo dục; làm công tác nghiên cứu tại các viện, làm việc tại các trung tâm, các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội khác liên quan (hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hoá, văn học, ngôn ngữ v.v.). Có khả năng học tập, nghiên cứu để đạt được trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ).
2.2. Ngành Sư phạm Ngữ văn (bậc cao đẳng)
- Thời lượng đào tạo: 3 năm
- Tổng số tín chỉ: 100
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên ngữ văn có trình độ cao đẳng, có đủ phẩm chất, năng lực để giảng dạy và làm công tác giáo dục hiệu quả tại các trường trung học cơ sở.
- Triển vọng nghề nghiệp: Ngoài khả năng giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS, người tốt nghiệp ngành sư phạm ngữ văn bậc cao đẳng còn có thể làm chuyên viên ở các phòng, sở giáo dục – đào tạo, cán bộ văn hóa - thông tin, phóng viên đài phát thanh, truyền hình, nhân viên các cơ quan, đoàn thể chính trị, xã hội có liên quan. Có khả năng học liên thông lên bậc đại học và sau đại học.
2.3. Ngành Sư phạm Lịch sử (bậc cao đẳng)
- Thời lượng đào tạo: 3 năm
- Tổng số tín chỉ: 100
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên lịch sử có trình độ cao đẳng, có đủ phẩm chất, năng lực để giảng dạy và làm công tác giáo dục hiệu quả tại các trường trung học cơ sở.
- Triển vọng nghề nghiệp: Bên cạnh khả năng chính là trở thành giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở bậc THCS; người tốt nghiệp ngành này còn có thể làm chuyên viên và quản lý ở các trường THCS, sở và các phòng giáo dục – đào tạo, làm cán bộ văn hóa – thông tin,tuyên giáo, viện bảo tàng...
2.4. Ngành Sư phạm Âm nhạc (bậc cao đẳng)
- Thời lượng đào tạo: 3 năm
- Tổng số tín chỉ: 100
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên âm nhạc có trình độ cao đẳng, có đủ phẩm chất, năng lực để giảng dạy và làm công tác giáo dục hiệu quả tại các trường trung học cơ sở.
- Triển vọng nghề nghiệp: Ngoài khả năng giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS, người tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc còn có thể giảng dạy âm nhạc trường tiểu học, làm tổng phụ trách Đội ở trường phổ thông; có thể công tác ở các cơ quan quản lý văn hóa hoặc làm nghề âm nhạc tự do. Có khả năng học liên thông lên
đại học và sau đại học ngành sư phạm âm nhạc.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên âm nhạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang thiếu, đặc biệt là giáo viên dạy âm nhạc ở các trường tiểu học. Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành này là rất cao.
2.5. Ngành Sư phạm Mĩ thuật (bậc cao đẳng)
- Thời lượng đào tạo: 3 năm
- Tổng số tín chỉ: 100
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên mĩ thuật có trình độ cao đẳng, có đủ phẩm chất, năng lực để giảng dạy và làm công tác giáo dục hiệu quả tại các trường trung học cơ sở.
- Triển vọng nghề nghiệp: Bên cạnh khả năng chính là trở thành giáo viên giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở; người tốt nghiệp ngành này còn có thể hoạt động mỹ thuật ở cơ quan quản lý văn hóa, các hội văn học, nghệ thuật hoặc làm nghề mĩ thuật tự do. Có khả năng học liên thông lên đại học và sau đại học ngành sư phạm mỹ thuật.
2.6. Ngành Sư phạm Mầm non (bậc cao đẳng)
- Thời lượng đào tạo: 3 năm
- Tổng số tín chỉ: 100
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có năng lực thực hành nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non, có thể bồi dưỡng để làm công tác quản lý ngành giáo dục mầm non, có khả năng đáp ứng với sự phát triển của giáo dục mầm non và có năng lực học tập nâng cao trình độ.
- Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại các loại hình trường, lớp mầm non; tham gia công tác quản lý ở vị trí nhóm trưởng chuyên môn trong trường mầm non; làm cán bộ phụ trách giáo dục mầm non tại các trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ. Người tốt nghiệp ngành này cũng có thể mở các cơ sở mầm non tư thục. Có khả năng học liên thông lên đại học và sau đại học ngành Giáo dục mầm non.

Email liên lạc của khoa Sư phạm Xã hội: spxh@pdu.edu.vn
5. Giới thiệu chung về Khoa: Kỹ thuật Công nghệ
- Tên khoa:  Kỹ thuật Công nghệ
- Năm thành lập: 2007.
Khoa Kỹ thuật Công nghệ được thành lập từ khi Trường Đại học Phạm Văn Đồng còn là Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Quảng Ngãi, với nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành cơ khí, điện điển tử với thời gian chuẩn cho hệ cao đẳng và đại học chính qui là 3 năm hoặc 4 năm.
Trải qua quá trình hơn 12 năm hình thành và phát triển, Khoa Kỹ thuật Công nghệ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự đổi thay toàn diện của trường Đại học Phạm Văn Đồng. Đặc điểm nổi bật của Khoa là có chương trình đào tạo hợp lý, khoa học, chú trọng nhiều đến kỹ năng, thực hành, và đặc biệt là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh đó, khoa cũng là đơn vị đạo tạo của trường Đại học Phạm Văn Đồng, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ về kĩ thuật công nghệ cơ khí, điện – điện tử cho các khu công nghiệp trong tỉnh (như: KCN Tịnh Phong, KCN Dung Quất, KCN VSIP Quảng Ngãi…) và cả nước.
Chương trình đào tạo của Khoa bao gồm công nghệ kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện- điện tử, điện tử viễn thông. Với, đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ được đào tạo chính qui từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước.
Sinh viên Khoa Kỹ thuật Công nghệ được đào tạo trong môi trường học tập năng động, điều kiện cơ sở vật chất hiện đại; có cơ hội thực tập tại các khu công nghệ trong tỉnh và cả nước; tại các nhà máy lớn như: Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam (Doosan VINA), Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty ôtô Trường Hải (THACO), Inox Phước An... Chính vì vậy sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn sâu, tác phong nghề nghiệp. Hầu hết sinh viên khoa KTCN sau khi tốt nghiệp điều có việc làm trong tỉnh và cả nước.
Khoa Kỹ thuật – Công nghệ gồm hai bộ môn:
Bộ môn cơ khí:
Đào tạo ngành Công nghệ Kĩ thuật cơ khí bậc đại học và cao đẳng. Cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về công nghệ kĩ thuật cơ khí cho tỉnh và cả nước.
Bộ môn điện:
Đào tạo ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông bậc đại học, Công nghệ Điện – Điện tử bậc cao đẳng, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng như cầu xã hội vễ Điện, điện tử - Viên thông trong tỉnh và cả nước.
2. Thông tin về từng ngành
STT Ngành học Thời gian đào tạo Mục tiêu đào tạo  
 
1 Công nghệ kỹ thuật cơ khí; bậc ĐH 4 năm Đào tạo Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí có phẩm chất chính trị, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt. Cung cấp cho người học có đủ kiến thức theo định hướng nghề nghiệp về khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở và kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ chế tạo cơ khí. Hệ thống kiến thức cần thiết để nghiên cứu, sử dụng và điều khiển hệ thống thiết bị, dây chuyền thiết bị. Trên cơ sở đó sinh viên khi hoàn thành chương trình có thể tham gia thiết kế, chế tạo, lắp ráp các dây chuyền sản xuất, các thiết bị và quản lý trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.  
2 Kỹ thuật Cơ điện tử; bậc ĐH 4,5 năm Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử trình độ đại học nhằm trang bị cho người học các kiến thức phát triển toàn diện, có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội với đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ và năng lực để phù hợp với môi trường làm việc và đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn của nền công nghiệp nước nhà.
Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật Cơ-điện tử là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản được tích hợp từ các môđun kiến thức về Cơ khí, Điện, Điện tử, Điều khiển và vi tính. Trên nền tảng đó, các kỹ sư ngành Cơ điện tử có khả năng làm chủ được các hệ thống thiết bị cơ điện tử, các hệ thống sản xuất tự động. Kết hợp đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp.
 
3 Công nghệ kỹ thuật cơ khí; bậc CĐ 2,5 năm Chương trình Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật cơ khí đào tạo những người có phẩm chất chính trị, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nền tảng cơ bản theo định hướng nghề nghiệp, ứng dụng được các công nghệ điển hình trong ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, đảm đương được các công việc của một người cử nhân Cao đẳng và qua đó giúp người học phát triển toàn diện về nhân cách, nghề nghiệp để đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và có thể học những bậc học cao hơn.  
4 Kỹ thuật điện tử - viễn thông 4,5 năm Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông trình độ đại học trang bị cho người học các kiến thức cần thiết, đảm bảo cho người học khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội với đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt, có khả năng làm việc, tự nghiên cứu nâng cao trình độ và năng lực trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn của công việc.
 
 
5 Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử 2,5 năm Chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử được xây dựng trên cơ sở cung cấp các kiến thức cơ bản về các nguyên lý kỹ thuật điện - điện tử. Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng - an ninh. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có khả năng áp dụng các kỹ năng chuyên sâu để đảm đương các công việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử; có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.  

6. Giới thiệu chung về khoa: Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, an ninh.
- Tên khoa: Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, an ninh.
            Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, an ninh được thành lập theo Quyết định số 1003 ngày 29 tháng 6 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng.
            Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, an ninh được thành lập trên cơ sở khoa Thể  dục - Nhạc họa của trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi; sau khi thành lập trường Đại học Phạm Văn Đồng, trong giai đoạn đầu thành lập trường nên cũng còn có khó khăn về nhân lực, vật lực nên nhà trường thành lập bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng, an ninh trực thuộc khoa Cơ bản. Sau 08 năm thành lập, đội ngũ cán bộ giảng viên trong Bộ môn GDTC-QP, AN trường Đại học Phạm Văn Đồng đã được tăng cường về số lượng và chất lượng, có trình độ cao hơn, có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, có đủ khả năng và điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng chuyên ngành cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi và khu vực lân cận. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ quan trọng đó, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng ra Quyết định số 1003 ngày 29 tháng 6 năm 2017 thành lập khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, an ninh.
- Giảng viên đào tạo:
TT Họ và tên Năm sinh Học hàm, học vị Chuyên ngành
1 Nguyễn Xuân Thưởng 1965 Thạc sĩ Giáo dục thể chất
2 Nguyễn Văn Trương 1976 Thạc sĩ Giáo dục thể chất
3 Dương Lê Bình 1978 Thạc sĩ Giáo dục thể chất
4 Nguyễn Ngọc Chung 1985 Thạc sĩ Giáo dục thể chất
5 Nguyễn Ngọc Cang 1988 Thạc sĩ Giáo dục thể chất
6 Võ Duy Quân 1984 Thạc sĩ Giáo dục thể chất
7 Lê Phương Đảo 1985 Thạc sĩ Giáo dục thể chất
8 Nguyễn Hoàng Duy 1985 Thạc sĩ Giáo dục thể chất - QP. AN
9 Nguyễn Văn Hiển 1985 Thạc sĩ Giáo dục thể chất - QP, AN
10 Trần Thị Thúy Quỳnh 1985 Thạc sĩ Giáo dục thể chất - QP, AN
11 Hồ Văn Cường 1965 Cử nhân Giáo dục thể chất
12 Tạ Thị Minh Châu 1968 Cử nhân Giáo dục thể chất
13 Lê Văn Đương 1962 Cử nhân Giáo dục thể chất
14 Trần Ngọc Huy 1965 Cử nhân Giáo dục thể chất
15 Bùi Thị Lệ Huyền 1987 Thạc sĩ Lịch sử
- Ngành đào tạo chính: Cử nhân cao đẳng sư phạm Giáo dục thể chất.
- Mục tiêu đào tạo:
            Đào tạo cử nhân sư phạm chuyên ngành Giáo dục thể chất có chất lượng, có kiến thức sâu rộng về chuyên môn, có kỹ năng thực hành, phương pháp sư phạm tốt, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ đáp ứng được yêu cầu phát triển thể chất, phát triển kinh tế - xã hội. Sinh viên ngành Giáo dục Thể chất (GDTC), khi ra trường sẽ trở thành giáo viên giảng dạy GDTC ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hoặc làm công tác quản lý, công tác phong trào thể dục thể thao ở các sở, ngành.
2. Thông tin ngành đào tạo cử nhân cao đẳng sư phạm Giáo dục thể chất
- Thời lượng đào tạo: 3 năm.
- Tổng số tín chỉ: 100 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
            Trong những năm tới với đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn khoa sẽ đề xuất nhà trường  mở các mã ngành đào tạo đại học ngành Sư phạm Thể dục thể thao, cử nhân đại học Thể dục thể thao và liên thông cao đẳng lên đại học chuyên ngành Giáo dục thể chất. Bên cạnh đào tạo sinh viên hệ chính quy, khoa mở các ngành đào tạo và liên kết đào tạo  sinh viên các hệ vừa làm, vừa học, hệ chuyên tu, hệ bằng hai, các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo yêu cầu và chỉ tiêu nhà trường phân bổ, đồng thời liên kết với các trường Đại học TDTT khác để đào tạo các chuyên ngành thạc sĩ TDTT.
            Theo xu hướng phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, đến năm 2025 khoa phấn đấu có 01 đến 02 cán bộ đạt trình độ Tiến sĩ, trên 80% giảng viên cơ hữu đạt trình độ sau đại học, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.
- Định hướng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng, khoa GDTC-QP, AN còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo một số định hướng chung sau:
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển thể chất cho con người Việt Nam tại tỉnh Quảng Ngãi nói chung và cho học sinh, sinh viên nói riêng theo Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn rèn luyện luyện thân thể, trên cơ sở đánh giá thể lực, hình thái và chức năng học sinh phổ thông ở Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp vật lý trị liệu giúp cho quá trình hồi phục sau tập luyện thể dục thể thao.
- Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý của các vận động viên trẻ tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất tại tỉnh Quảng Ngãi.
            - Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các Bài tập dẫn dắt trong giảng dạy các môn thể dục thể thao.
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực chung cho học sinh, sinh viên.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao như một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.
- Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất.
- Nghiên cứu các giải pháp về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường.
- Nghiên cứu nhu cầu thực tiễn của tỉnh Quảng ngãi đối với cán bộ, giáo viên được đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao.
            - Nghiên cứu các Test đánh giá trình độ thể lực cho học sinh, sinh viên.
- Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất.

- Emai liên lạc: dkgdtcqpan@pdu.edu.vn
7. Giới thiệu chung về Khoa: Ngoại ngữ
- Tên khoa:  Ngoại ngữ
- Năm thành lập: 2007.
Khoa Ngoại ngữ được thành lập từ khi Trường Đại học Phạm Văn Đồng còn là Trường Cao Đẳng sư phạm Quảng Ngãi, với nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành tiếng Anh với thời gian chuẩn cho hệ cao đẳng và đại học chính qui là 3 năm hoặc 4 năm.
Trải qua quá trình hơn 12 năm hình thành và phát triển, Khoa Ngoại ngữ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự đổi thay toàn diện của trường Đại học Phạm Văn Đồng. Đặc điểm nổi bật của Khoa là có chương trình đào tạo hợp lý, khoa học, chú trọng nhiều đến kỹ năng, thực hành, và đặc biệt là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
Chương trình đào tạo của Khoa bao gồm những nội dung về ngôn ngữ (ngữ âm, hình thái, cú pháp và ngữ nghĩa), văn hóa xã hội (văn minh, văn hóa, văn học, và xã hội), các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết, và biên – phiên dịch), và chuyên môn về sư phạm. Ngoài ra, Khoa Ngoại ngữ còn đảm nhiệm nhiệm vụ giảng dạy môn Tiếng Anh không chuyên ngữ cho sinh viên học tập tại các Khoa khác của trường.
Đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ được đào tạo quy chuẩn từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước.
Sinh viên Khoa Ngoại ngữ được đào tạo trong môi trường học tập năng động, điều kiện cơ sở vật chất hiện đại; có cơ hội luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ với giáo viên người nước ngoài; được tạo điều kiện đến với câu lạc bộ tiếng Anh và các hoạt động ngoại khóa khác để nâng cao những kỹ năng thực hành tiếng, đào sâu kiến thức chuyên ngành, tạo cơ sở cho sinh viên tiếp tục học cao hơn với các chương trình sau đại học trong và ngoài nước. Chính vì vậy sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn sâu, tác phong nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, Sinh viên tốt nghiệp của Khoa Ngoại ngữ có thể làm việc hiệu quả ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau có sử dụng tiếng Anh như giáo dục, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh thương mại, công nghiệp dịch vụ, biên phiên dịch, hành chính văn phòng, cơ quan lãnh sự .v.v..
* Các bộ môn của Khoa:
   - Bộ môn Thực hành tiếng
                    - Bộ môn Lý thuyết tiếng
                    - Bộ môn Tiếng Anh không chuyên ngữ
                 2. Thông tin về từng Ngành
STT Ngành học Thời gian đào tạo Mục tiêu đào tạo  
 
1
Đại học sư phạm Tiếng Anh
4 năm Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh bậc Trung học phổ thông, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có kiến thức, kỹ năng giao tiếp, có trách nhiệm tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp, tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện nhân cách người học, đáp ứng được yêu cầu dạy học bộ môn; có kiến thức, kỹ năng tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có kỹ năng tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông.  
2 Đại học Ngôn ngữ Anh 4 năm Chương trình nhằm đào tạo cử nhân tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được những nhu cầu xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chương trình trang bị cho người học kiến thức chung làm kiến thức nền cho cử nhân ngôn ngữ Anh; cung cấp kiến thức tiếng Anh như một ngoại ngữ; rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ: Nghe – Nói – Đọc – Viết bằng tiếng Anh; rèn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo tiếng Anh vào nghiệp vụ được đào tạo; cung cấp kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa và văn học phục vụ cho nghề nghiệp của người học trong tương lai.
 
3 Cao đẳng Sư phạm Tiếng Anh 3 năm Đào tạo giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh bậc trung học cơ sở, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân và có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có kiến thức, kĩ năng giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp, tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện nhân cách người học, đáp ứng được yêu cầu dạy học bộ môn; có kiến thức, kĩ năng tham gia, vận động tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có kĩ năng tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông.  
4 Đại học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh 2-2,5 năm Chương trình nhằm đào tạo cử nhân tiếng Anh văn bằng 2 có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được những yêu cầu xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chương trình trang bị cho người học kiến thức chung làm kiến thức nền cho cử nhân ngôn ngữ Anh; cung cấp kiến thức tiếng Anh như một ngoại ngữ; rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ: Nghe – Nói – Đọc – Viết bằng tiếng Anh; rèn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo tiếng Anh vào nghiệp vụ được đào tạo; cung cấp kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa và văn học phục vụ cho nghề nghiệp của người học trong tương lai.
 
5 Đại học liên thông Sư phạm Tiếng Anh 1,5-2 năm Đào tạo liên thông giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh bậc Trung học phổ thông, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục và xã hội. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo; có kiến thức, kỹ năng giao tiếp, có trách nhiệm tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp, tổ chức tốt quá trình giáo dục hướng đến phát triển toàn diện nhân cách người học, đáp ứng được yêu cầu dạy học bộ môn; có kiến thức, kỹ năng tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xã hội; có kỹ năng tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông.  

8. Giới thiệu chung về Khoa: Công nghệ thông tin
- Tên khoa:  Công nghệ thông tin
- Năm thành lập: 2007.
Khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Pham Văn Đồng là một khoa chuyên môn về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực Máy tính, CNTT và sư phạm Tin học. Đến nay Khoa CNTT đã có bề dày 12 năm phát triển, tính từ năm thành lập Trường Đại học Phạm Văn Đồng. Ngay từ năm 2007, các chương trình đào tạo cử nhân CNTT, cử nhân Sư phạm Tin học bậc Đại học và Cao đẳng do Khoa CNTT xây dựng và triển khai thực hiện theo định hướng ứng dụng. Trong lộ trình phát triển chương trình đào tạo của Khoa luôn được cập nhật, sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội và hội nhập Quốc tế. 
Khoa CNTT hiện nay có 28 cán bộ, giảng viên. Trong đó có 02 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, còn lại có trình độ Thạc sĩ, một số giảng viên hiện nay là Nghiên cứu sinh tại các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Dựa vào chuyên môn của các giảng viên, khoa CNTT thành lập 3 tổ bộ môn: Bộ môn Hệ thống thông tin (HTTT), Bộ môn Mạng và truyền thông và Bộ môn Phương pháp Tin.
Từ khi thành lập đến nay, Khoa CNTT đã thành công với sứ mệnh đào tạo cử nhân  CNTT và Sư phạm Tin học. Các chương trình đào tạo được thiết kế để cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng cần thiết để thành công trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hóa. Hàng năm, Khoa thực hiện tuyển sinh sinh viên các bậc đại học và cao đẳng. Ngoài ra Khoa CNTT còn tham gia bồi dưỡng kiến thức  và kỹ năng tin học cho một số cán bộ, viên chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Sứ mệnh
Dựa trên mục tiêu và sứ mệnh của Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Khoa CNTT đóng góp vào các mục tiêu này thông qua: (a) Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành CNTT ở trình độ đại học; (b) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến trên cơ sở phát huy thế mạnh Công nghệ Thông tin và Truyền thông;  (c) Tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của tỉnh nhà và đất nước.
Tầm nhìn
Trở thành địa chỉ tin cậy về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT.
Định hướng phát triển
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đạt chất lượng quốc tế và bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực CNTT.
Sáng tạo và chuyển giao những kết quả, sản phẩm KHCN  trong lĩnh vực CNTT.
Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu KHCN của ngành CNTT từng bước tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.
Hợp tác toàn diện với các cơ sở nghiên cứu khoa học, các tập đoàn công nghệ cao có uy tín trong nước và quốc tế trong việc triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực CNTT.
Kết hợp chặt chẽ đào tạo, NCKH và dịch vụ trong lĩnh vực CNTT với các Trường đại học, Trung tâm nghiên cứu,  Doanh nghiệp.
Các Bộ môn
- Hệ thống Thông tin
- Mạng và Truyền thông
- Phương pháp Tin.

Email: dkcntt@pdu.edu.vn

 
Các thông tin hỗ trợ:
1. Thông tin các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường về việc tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp:

1. Công ty TNHH dệt may Xindadong Textiles Việt Nam tại VSIP Quảng Ngãi.
2. Công ty Dược Hậu Giang.
3. Thép Hòa Phát  Dung Quất
4. Công ty cổ phần ĐTXD Thiên Tân 
5. Công ty cổ phần kỹ thuật công trình Nam Việt 
6. Công ty cổ phần ĐTPT ĐOÀN ÁNH DƯƠNG 
7. Công ty Vietcert
8. Công ty TNHH MTV Giáo dục và dịch vụ Quốc tế TLT 
9. Công ty TNHH Michelle Đà Nẵng 
10. Trung tâm ngoại ngữ Hoàng Anh
11. Trung tâm ngoại ngữ ADA
12. Công ty TNHH CNN Doosan Vina
13. Công ty FPT softwave Đà Đẵng
14. Công ty TMA Solutions Tp. HCM.
15. Công ty TNHH Millennium Furniture
16. Công ty TNHH Freetex Group (Việt Nam)
17. Công ty TNHH Zigui JiSheng (Việt Nam) Wangsheng Textiles
18. Công ty TNHH Properwell Việt Nam
19. Công ty TNHH South Sea Leatherwares Việt Nam
20. Công ty TNHH KingMaker III (Việt Nam) Footwear.
21. Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt
22. Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi
23. Công ty TNHH MTV Hòa Hưng Quảng Ngãi
24. Công ty CP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC.
25. Công ty TNHH Xây dựng và lắp đặt kỹ thuật Việt
26. Công ty Kyokuto Metal Nhật Bản
2. Các ngày hội việc làm tổ chức hàng năm
- Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp thường xuyên giới thiệu việc làm bán thời gian và toàn thời gian cho sinh viên nhà trường. Bên cạnh đó, vào dịp trao bằng tốt nghiệp, nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức ngày hội tuyển dụng vào tháng 6 hàng năm.
- Nhà trường tổ chức cho sinh viên tham gia các Ngày hội việc làm do các đơn vị, tổ chức trong tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
3. Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp:
Trường thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp phụ trách mảng khởi nghiệp, đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025, Ban chuyên trách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp gồm 21 thành viên thực hiện nhiệm vụ theo Đề an 1665 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà trường đã hoàn thiện Đề án trình UBND tỉnh Quảng Ngãi phê xây dựng cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khuôn viên Trường Đại học Phạm Văn Đồng gồm: Không gian sáng tạo, Không gian làm việc chung với diện tích gần 2.000m2, Xưởng sản xuất, thực nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp với tổng vốn đầu tư 14,5 tỷ đồng (kết hợp xã hội hóa) và hoàn thiện, đưa vào sử dụng từ năm 2020.

 
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/21-11-2024_67778ca4e2902eb5e4e737aba3471a3b.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)