-
-
-
1. Khoa Du lịch
1.1 Lịch sử hình thành
Khoa Du lịch được thành lập từ năm 2012, là một trong những đơn vị có chức năng đào tạo 02 ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành hàng đầu của tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội, nhu cầu thực tế của tỉnh nhà và mở ra một lối đi riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại địa phương.
Là một Khoa có bề dày thành tích và kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học; tập thể giảng viên và SV đã từng công tác và học tập tại Khoa đều luôn tự hào rằng mình đã và đang ở một môi trường công tác và học tập rất tốt. Với phương châm lấy người học làm trọng tâm và triết lý “Học suốt đời để làm việc suốt đời”, Khoa Du lịch luôn cố gắng nỗ lực không ngừng cải tiến, nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, thường xuyên tham gia các khóa tập huấn – cập nhật bổ sung kiến thức chuyên môn, tình hình kinh tế - xã hội – thị trường. Cùng với sự năng động của các thế hệ SV trong quá trình học tập, rèn luyện, chất lượng đầu ra của ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành không ngừng được nâng cao với tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao trong toàn trường, là nền tảng Thầy và Trò Khoa Du lịch tiếp tục phấn đấu không ngừng trong thời gian tới.
1.2 Hệ đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Khoa Du lịch - Trường Đại học Phan Thiết được phép tổ chức đào tạo hệ Đại học chính quy 02 chuyên ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành.
SV tốt nghiệp đại học chính quy 02 chuyên ngành của Khoa được cấp bằng cử nhân về Quản trị Khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, có kiến thức vững chắc về kinh tế xã hội, quản trị khách sạn – lữ hành, nắm vững những luận cứ khoa học và có khả năng tham gia công tác tại các tổ chức nghề nghiệp tại các đơn vị trong và ngoài nước.
1.3 Mục tiêu đào tạo
Với mục tiêu đào tạo theo hướng thực hành, do đó khoa Du lịch thường xuyên mời các giảng viên là chuyên gia, giám đốc, trưởng các bộ phận của các đơn vị Lữ hành và các Resort uy tín về tham gia hỗ trợ giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, … thông qua các chương trình tọa đàm, hội thảo và học kỳ Doanh nghiệp.
Khoa Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành có đủ kiến thức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe tốt để làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn và có đầy đủ các kỹ năng mềm, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.4 Đội ngũ giảng viên
Trong 08 năm qua, Khoa không ngừng củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ nhân viên, giảng viên nòng cốt, luôn tràn đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm nhằm đem đến cho SV một môi trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả. Hiện nay, Khoa Du lịch có đội ngũ cán bộ giảng viên bao gồm 26 người, trong đó có 11 giảng viên ngành Quản trị Khách sạn và và 15 giảng viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành. Với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao, cụ thể toàn Khoa có 01 Phó giáo sư tiến sĩ, 06 tiến sĩ và Khoa sẽ không ngừng nâng cao hơn nữa về cả số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo.
1.5 Môi trường học tập
Với sự phát triển không ngừng và ngày càng hoàn thiện môi trường học tập năng động - chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu, SV của Khoa sẽ được học tập trong một môi trường mà nơi đó SV hoàn toàn chủ động, tích cực tương tác và học hỏi lẫn nhau, mạnh dạn phát biểu ý kiến và trình bày suy nghĩ của mình. Ngoài các chương trình học tập trên lớp, SV sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội hay các chương trình tình nguyện đầy ý nghĩa.
1.6 Hoạt động hỗ trợ SV
Hiểu rõ những khó khăn mà các bạn SV gặp phải trong học tập và cuộc sống, tất cả nhu cầu liên quan đến học tập và nghề nghiệp tương lai của SV đều được Khoa quan tâm và hỗ trợ từ thông tin học tập, thực tập, việc làm đến các hoạt động xã hội, giải trí ... Khoa còn xây dựng những chương trình hỗ trợ toàn diện để đảm bảo SV luôn nhận được những hỗ trợ kịp thời và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. SV Khoa Du lịch có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, gắn liền với nền tảng chuyên môn thuộc các lĩnh vực Văn hóa – Thể thao – Du lịch; các chương trình thiện nguyện, công tác xã hội vì môi trường, vì an sinh xã hội theo hướng giáo dục phát triển toàn diện do Nhà trường, các cơ quan quản lý Du lịch các cấp tổ chức.
1.7 Thông tin ngành
Thời gian đào tạo: 3.5 năm với tổng số 130 tín chỉ (chưa bao gồm các học phần Giáo dục quốc phòng an ninh và Giáo dục thể chất)
Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Ngoại ngữ chuẩn đầu ra của ngành là Tiếng Anh với mức điểm tối thiểu yêu cầu đối với đạt 400 (Toeic).
Chương trình đào tạo được Khoa xây dựng và chỉnh sửa thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo đảm bảo cân đối giữa các kiến thức cơ sở, kiến thức ngành và chuyên ngành cung cấp cho SV đủ kiến thức chuyên sâu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Du lịch.
Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo thường xuyên được cập nhật đảm bảo giới thiệu cho người học những kiến thức chuyên ngành mới nhất đúng với các chủ trương, chính sách mới ban hành của Nhà nước và của Ngành.
Là một trong những Khoa tiên phong đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy-học, Khoa đã vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm thúc đẩy SV nâng cao tính chủ động trong học tập, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, lấy SV làm trung tâm. Có thể kể đến các phương pháp thực học như: giảng dạy thông qua chuyên đề thảo luận bài học trước khi đến lớp; hình thức kiểm tra nhanh, kiểm tra thường xuyên để đánh giá việc chuẩn bị bài của SV trước khi đến lớp; các hình thức thuyết trình nhóm, làm bài tập lớn theo nhóm nhằm giúp SV rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm; viết tiểu luận môn học giúp SV kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sưu tầm tài liệu và kỹ năng trình bày văn bản; tăng cường thời gian thực hành các môn học có nội dung thực hành, mô phỏng để giúp SV thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn và đặc biệt là Học kỳ Doanh nghiệp đã giúp cho sinh viên tiếp cận trực tiếp môi trường làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy tại Khoa đã được SV hưởng ứng tích cực, tạo động lực học tập và nghiên cứu rất lớn trong SV, và kết quả là chất lượng đầu ra của SV Khoa Du lịch được xã hội đánh giá cao, SV hoàn toàn làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, SV Khoa Du lịch còn được tạo mọi điều kiện để có thể tiếp cận được với tất cả những kiến thức chuyên môn, kiến thức ngành từ các chương trình cập nhật, bổ sung kiến thức do các đơn vị như Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch, Tổng Cục du lịch, Hiệp hội Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp (VCCI), … tổ chức hằng năm.
Cơ hội việc làm:
Ngành Quản trị khách sạn
Lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn hiện tại là ngành rất khát nhân lực. SV tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Khách sạn có thể đảm nhiệm tốt nhiều bộ phận khác nhau, từ cấp bậc nhân viên đến vị trí cao như quản lý tại các nhà hàng, khách sạn, resort, trung tâm hội nghị và cơ quan du lịch với mức lương và chế độ đãi ngộ nhân viên hấp dẫn; hoặc tham gia vào công tác nghiên cứu giảng dạy, … Cụ thể như:
- Vị trí Nhân viên (lễ tân, kinh doanh, phục vụ bàn, phục vụ phòng …)
- Vị trí Quản lý cấp trung (Trưởng ca nhà hàng, Giám sát bộ phận tiền sảnh, trợ lý bộ phận …)
- Vị trí Quản lý cấp cao (Quản lý nhà hàng, Quản lý F&B, Quản lý bộ phận Buồng, Quản lý bộ phận Tiền sảnh …)
- Vị trí chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, và học lên cao hơn …
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành
Nhắc tới ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nhiều người hay nghĩ đến công việc hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh vị trí này, SV ngành Quản trị dịch du lịch & lữ hành còn có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí công việc khác như: chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, Quản trị điều hành thiết kế tour, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện, nghiên cứu giảng dạy,… Cụ thể như:
- Vị trí Hướng dẫn viên du lịch
- Vị trí chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện; quản trị - điều hành - thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ;
- Vị trí Quản lý và điều hành du lịch: chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch, ...
- Vị trí chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và học lên cao hơn ...
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch ngày càng tăng cao, đòi hỏi Khoa Du lịch - Trường Đại học Phan Thiết không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu phát triển nhằm đào tạo ra không những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước vừa hồng vừa chuyên, xứng đáng với vị thế của nước nhà trong bối cảnh hội nhập hiện nay mà còn tiếp cận mô hình tiên tiến để đào tạo ra các thế hệ SV toàn cầu.
Website: http://ft.upt.edu.vn/
Email: khoa_dl@upt.edu.vn
2. Khoa Quản trị Kinh doanh
2.1 Lịch sử hình thành
Vào năm 2009, tại thời điểm Trường đại học Phan Thiết bắt đầu hoạt động cũng là lúc Khoa Quản Trị Kinh Doanh được thành lập. Cho đến nay, Khoa Quản trị kinh doanh được xem là một trong những ngành trọng điểm và phát triển bền vững của trường. Vì tuổi thành lập còn khá trẻ, nên mỗi năm Nhà trường và Khoa đều có những kế hoạch cải thiện và phát triển, rút ra những ưu khuyết điểm, những cái còn thích hợp, những cái đã lỗi thời để từng bước điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi cách mạng công nghệ 4.0 ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường kinh tế. Bên cạnh đó, với mục đích đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, có đạo đức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận nói riêng và khu vực nói chung, Khoa Quản trị kinh doanh được thành lập và phát triển là sự cố gắng của Nhà trường và toàn thể cán bộ - nhân viên – giảng viên của Khoa nhằm đáp ứng thực tế trên.
2.2 Hệ đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Khoa Quản trị Kinh doanh đào tạo hệ Đại học chính quy với 2 chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh và Kinh doanh Quốc tế
SV tốt nghiệp đại học chuyên ngành của Khoa được cấp bằng cử nhân về Quản trị Kinh doanh và Kinh doanh Quốc tế. Khoa Quản trị kinh doanh đào tạo cử nhân có kiến thức toàn diện về quản trị và kinh tế, cụ thể hơn, SV khi ra trường sẽ có kiến thức chuyên sâu về quản trị dòng tiền, quản trị marketing, quản trị chiến lược, quản trị nhân sự cùng với kỹ năng để lãnh đạo, quản lý, vận hành doanh nghiệp, quản lý tại các tổ chức kinh tế xã hội, Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế, chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng, Môi trường kinh doanh toàn cầu, Kinh doanh quốc tế, Quản trị đa văn hóa, Marketing quốc tế, Tài chính quốc tế và Chiến lược Kinh doanh Quốc tế.
Chỉ có kiến thức quản trị và vận hành chưa đủ để người làm quản lý phát triển công ty, vậy nên, SV còn được rèn luyện khả năng phát triển doanh nghiệp, biết cách hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển lâu dài cho các doanh nghiệp, đồng thời biết tổ chức, quản lý để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, dự đoán và khắc phục được các rủi ro trong kinh doanh để tránh những tổn thất lớn cho các doanh nghiệp.
2.3 Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo của Khoa QTKD là đào tạo những thế hệ SV có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế, có tư duy khoa học, năng động và sáng suốtcũng như có khả năng nghiên cứu, ý thức cộng đồng và hành vi của các nhà điều hành kinh doanh chuyên nghiệp.
2.4 Đội ngũ giảng viên
Trong nhiều năm qua, Khoa không ngừng củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ nhân viên, giảng viên nòng cốt, luôn tràn đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm nhằm đem đến cho SV một môi trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả. Hiện nay, Khoa Quản trị kinh doanh có đội ngũ cán bộ giảng viên bao gồm 32 người, trong đó có 26 giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh và 6 giảng viên ngành Kinh doanh Quốc tế. Với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao, cụ thể toàn Khoa có 08 Phó giáo sư tiến sĩ và 08 tiến sĩ, dự kiến trong tương lai, Khoa sẽ không ngừng nâng cao hơn nữa về cả số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo.
2.5 Môi trường học tập
Tạo động lực yêu thích học tập, nghiên cứu, nâng cao kỹ năng mềm cho SV:
SV Khoa Quản trị kinh doanh không những được đào tạo kỹ càng về chất lượng học tập, ngày càng nâng cao kiến thức chuyên ngành mà còn phải được luyện tập về kỹ năng mềm. Vậy nên, ngoài việc cải tiến phương pháp giảng dạy, Khoa cũng hướng dẫn cải tiến phương pháp học tập giúp SV có cơ hội nâng cao kỹ năng mềm của bản thân như học theo nhóm, học kèm nghiên cứu, học gắn liền với tình huống thực tế, và tham gia các hoạt động xã hội và ngoại khóa.
Đặc biệt, trong các lớp học về kỹ năng mềm, SV Khoa Quản trị kinh doanh đã tổ chức những hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những trẻ em và người già có hoàn cảnh khó khăn và neo đơn, tham gia tổ chức các hoạt động thương mại gây quỹ giúp đỡ người nghèo, tổ chức các mô hình kinh doanh nhỏ trong các lớp học kinh doanh do Khoa tổ chức.
Trên nền tảng, Khoa đã hình thành chương trình đào tạo cập nhật theo xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, đưa SV đi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp để SV có thể hình dung rõ ràng hơn các quy trình làm việc thực tế, hình dung rõ hơn sau khi ra trường phù hợp với công việc gì, vị trí nào, và làm những gì, như thế nào. Các xí nghiệp được chọn thường các resort từ bốn đến 5 sao được tổ chức và điều hành theo chuẩn quốc tế, các xí nghiệp may xuất khẩu có quy trình hoạt động và kiểm định chuyên nghiệp, công ty sản xuất bia, thực phẩm… Tất cả các doanh nghiệp được chọn cho SV tham quan đều là các ngành kinh tế trọng điểm. Nhờ đó, SV khi ra trường đã thích nghi nhanh với công việc, có khả năng vận dụng tốt các tình huống để giải quyết công việc một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó, Khoa còn tăng cường mời các nhà doanh nghiệp hợp tác đào tạo các kỹ năng nghề, và hướng dẫn SV khảo sát thực tế để làm tiểu luận, Khoa còn mời các chuyên gia về kinh tế giỏi và nổi tiếng đến nói chuyện chuyên đề, khuyến khích SV tham gia các buổi hội thảo, các cuộc thi liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội để tăng cơ hội giao lưu, học hỏi, nắm bắt được tình hình thời sự của địa phương, quốc gia. Mới đây nhất, Khoa có hai SV tham gia và đều được giải trong cuộc thi Hackathon 2018, cuộc thi nằm trong khuôn khổ hội thảo quốc tế Engaging with Vietnam lần thứ X.
Ngoài việc học tập, Khoa cũng khuyến khích SV tham gia các phong trào Đoàn, Hội do trường hoặc Khoa tổ chức.
Phát triển hoạt động giải trí ngoại khóa vì tình đoàn kết và lòng nhân ái:
Hằng năm, Khoa Quản trị kinh doanh có rất nhiều các hoạt động ngoại khóa dành cho tất cả giảng viên, nhân viên và SV; và những hoạt động ấy đã trở thành những hoạt động truyền thống thường niên, cụ thể như Tham quan du lịch, Phượt, cùng với các hoạt động thiện nguyện trong các dịp đặc biệt của năm, tổ chức bóng đá Nam truyền thống.
Những chuyến đi du lịch thường niên được TS Đinh Bá Hùng Anh, trưởng Khoa Quản trị kinh doanh khởi xướng và chủ trì đã đem đến cho SV những khoảng thời gian thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng. Đồng thời, đây cũng là sự kiện giúp SV của các khóa có cơ hội giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau, tạo ra tình đoàn kết hữu nghị trong SV toàn Khoa. Ngoài chương trình đi tham quan các khu du lịch ở một hoặc hai tỉnh thành khác nhau, các SV của Khoa còn được đến các trường đại học và cao đẳng để giao lưu và học hỏi rất trong bầu không khí cởi mở và lý thú. Chương trình du lịch thường niên này đã giúp Khoa đã tạo ra những mối quan hệ bằng hữu tốt đẹp với rất nhiều trường trên cả nước. Trong tương lai, Khoa sẽ tiếp tục tổ chức những hoạt động, câu lạc bộ cho SV tham gia, giúp cho cuộc sống SV thêm phong phú và tươi vui, tạo ra những kỷ niệm đẹp nhất cho tất cả SV của Khoa Quản trị kinh doanh.
Mỗi năm, Khoa luôn tổ chức hoạt động Trung Thu tình thương, và Tết yêu thương tại các cơ sở cưu mang những em có hoàn cảnh thiếu may mắn, người già neo đơn. Các hoạt động này không những nhằm mục đích mang lại sự động viên, chia sẻ, đóng góp yêu thương cho những số phận kém may mắn, mà còn giúp cho các bạn SV thấu cảm được những khó khăn trong cuộc sống, từ đó, cố gắng hơn trong phát triển sự nghiệp và cải thiện cuộc sống của chính mình, trở thành người có những đóng góp tích cực cho và xã hội.
Nhằm nâng cao tinh thần thể dục thể thao, đồng thời tăng tình đoàn kết, giao hữu cho tất cả các SV trong trường, hằng năm Khoa đã tổ chức giải Bóng đá truyền thống Khoa Quản trị mở rộng. Đến năm 2018, sự kiện thể thao này tròn mười năm tổ chức. Giải Bóng đá truyền thống Khoa Quản trị mở rộng, luôn thu hút được đông đảo các SV tất cả các Khoa tham gia và rất nhiều cổ động viên nhiệt tình đến sân cỏ của Nhà trường ủng hộ cho đội nhà. Để có thể tổ chức giải đấu được hoàn hảo, các SV Khoa Quản trị kinh doanh phải chuẩn bị trước hơn hai tháng từ khâu chuẩn bị, tổ chức, truyền thông, đặc biệt là các bạn SV đã có sự hợp tác và làm việc nhóm rất tốt. Có thể nói, sự thành công của Giải bóng đá truyền thống của Khoa cũng phần nào nói lên sự năng động, khả năng quản trị và kỹ năng làm việc rất tốt của SV Khoa Quản trị kinh doanh.
2.6 Hoạt động hỗ trợ SV
Hiểu rõ những khó khăn mà các bạn SV gặp phải trong học tập và cuộc sống. Vì thế, tất cả nhu cầu của SV đều được Khoa Quản trị Kinh doanh quan tâm, từ thông tin học tập, thực tập, việc làm đến các hoạt động xã hội, giải trí ... Khoa Quản trị Kinh doanh xây dựng những chương trình hỗ trợ toàn diện và làm việc hết mình để đảm bảo SV luôn nhận được những hỗ trợ kịp thời và phù hợp.
2.7 Thông tin về ngành
Hiện Khoa đào tạo 2 ngành học:
- Ngành Quản trị Kinh doanh;
- Ngành Kinh doanh Quốc tế với định hướng chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng
* Ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho SV có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị, điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự nghiên cứu để bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc.
SV ngành QTKD – Trường ĐH Phan Thiết sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở vị trí Chuyên viên marketing, chuyên viên nhân sự, tổ chức và quản lý sản xuất, quản đốc, nhân viên bán hàng hay tổ chức điều hành một hệ thống bán lẻ; Làm việc ở các phòng ban như: Ban quản lý dự án, Phòng quản trị sản xuất, Phòng kinh doanh, Phòng nhân sự, Kế hoạch … ở tất cả các loại hình doanh nghiệp với vai trò là người thực hiện trực tiếp, hay người quản lý, điều hành cấp trung.
* Ngành Kinh doanh quốc tế trang bị cho SV các kiến thức nền tảng và cung cấp cho người học nền tảng kiến thức về kinh doanh, Logistics và chuỗi cung ứng và quản trị hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, chương trình thúc đẩy và tăng cường khả năng tư duy toàn cầu, tư duy phản biện, kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm và trình độ tiếng Anh của SV. Cử nhân tốt nghiệp có khả năng làm việc hiệu quả, đạo đức và năng lực cạnh tranh cao trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Khoa luôn coi trọng chất lượng đào tạo, nỗ lực cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, lựa chọn đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và luôn luôn lấy SV là trung tâm để thực hiện giảng dạy, học tập theo triết lý “Lấy người học làm trọng tâm”.
* Hệ đào tạo hiện nay: hai ngành học của Khoa được đào tạo với nhiều hệ:
- Hệ Đại học chính quy: thời gian đào tạo 3,5 năm
- Hệ Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: thời gian đào tạo: 1,5 năm
* Chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình:
- Chương trình đào tạo được Khoa xây dựng và rà soát, điều chỉnh thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo đảm bảo cân đối giữa các kiến thức cơ sở, kiến thức ngành và chuyên ngành cung cấp cho SV đủ kiến thức chuyên sâu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Quản trị, kinh tế và quốc tế.
- Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo thường xuyên được cập nhật đảm bảo giới thiệu cho người học những kiến thức chuyên ngành mới nhất đúng với các chủ trương, chính sách mới ban hành của Nhà nước và phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp SV có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ của Trường Đại học Phan Thiết, các trường đại học trong nước, các trường ngoài nước hoặc các chương trình liên kết được cấp phép của BGD&ĐT của các Trường Đại học trong nước với một số trường ở Anh, Úc để lấy bằng Thạc sĩ của các trường này; Có năng lực làm việc tại các doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành nghề Quản trị kinh doanh và Kinh doanh Quốc tế trong và ngoài nước; Có năng lực thăng tiến lên cấp quản trị cấp trung (trong vòng 3 -5 năm tích lũy kinh nghiệm làm việc); Có khả năng tự học để nâng cao trình độ.
* Phương pháp giảng dạy
Khoa Quản trị kinh doanh đã vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm thúc đẩy SV nâng cao tính chủ động trong học tập, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, lấy SV làm trung tâm được SV hưởng ứng tích cực, tạo động lực học tập và nghiên cứu rất lớn trong SV như: giảng dạy thông qua moodle để thảo luận bài học trước khi đến lớp; hình thức kiểm tra nhanh, kiểm tra thường xuyên để đánh giá việc chuẩn bị bài của SV trước khi đến lớp; các hình thức thuyết trình nhóm, làm bài tập lớn theo nhóm nhằm giúp SV rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm; viết tiểu luận môn học giúp SV kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sưu tầm tài liệu và kỹ năng trình bày văn bản; tăng cường các môn học thực hành, mô phỏng để giúp SV thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.
Trong tương lai, với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của tỉnh, Khoa Quản trị kinh doanh vẫn không ngừng cải tiến và phát triển tốt chương trình giảng dạy, học tập và tăng cường những hoạt động ý nghĩa cho xã hội. Toàn thể cán bộ, nhân viên, giảng viên và SV của Khoa luôn không ngừng nâng cao trình độ kiến thức, cố gắng nỗ lực học tập để có cơ hội đóng góp công sức và tài năng cho sự phát triển và phát triển bền vững của Trường Đại học Phan Thiết và cho tỉnh Bình Thuận. Đoàn kết – Học tốt – Làm giỏi – Sống ý nghĩa là phương châm hoạt động mà Khoa Quản trị kinh doanh muốn phát triển lâu dài cũng như truyền tải cho tất cả các SV của Khoa nói riêng và toàn Trường nói chung trên con đường giáo dục con người toàn diện.
Hãy đến với Khoa Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Phan Thiết, một tương lai tươi sáng đang rộng mở chờ đón các bạn.
Website: http://fba.upt.edu.vn/
Email: khoa_qtkd@upt.edu.vn
3. Khoa Luật Kinh tế
3.1 Lịch sử hình thành
Khoa Luật Kinh tế được thành lập theo quyết định số 124/QĐ-ĐHPT, ngày 19 tháng 5 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phan Thiết. Từ khi hình thành và phát triển, Khoa Luật Kinh tế đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của Ban Lãnh đạo Nhà trường và cộng đồng các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh Bình Thuận. Khoa ra đời nhằm nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội, nhu cầu thực tế của Tỉnh nhà, và mở ra một lối đi riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.
Với phương châm lấy người học làm trọng tâm theo triết lý “Học suốt đời để làm việc suốt đời”, Khoa Luật Kinh tế luôn nỗ lực để đảm bảo, trau dồi chất lượng công tác giảng dạy của tập thể cán bộ nhân viên, giảng viên trong Khoa. Đồng thời, sự năng động của các thế hệ SV trong quá trình học tập chính là nền tảng phấn đấu của tập thể Khoa Luật Kinh tế trong những năm tháng làm việc và hoạt động không ngừng nghỉ.
3.2 Hệ đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Phan Thiết tổ chức đào tạo hệ Đại học chính quy chuyên ngành Luật Kinh tế.
3.3 Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong suốt quá trình đào tạo, mục tiêu của Nhà trường là xây dựng, đào tạo kiến thức cho các SV một cách hệ thống, chuyên nghiệp, tạo môi trường rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản và những năng lực đủ để nghiên cứu và xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở góc độ khoa học pháp lý.
3.4 Đội ngũ giảng viên
Hiện nay, Khoa có 01 Giáo sư, 01 Tiến sĩ, 04 Thạc sĩ (trong đó có 01 Thạc sĩ đang làm Nghiên cứu sinh), 03 cử nhân. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Khoa đa số đến từ Trường Đại học Luật TP.HCM và các cơ sở đào tạo Luật có uy tín khác. Dự kiến trong tương lai, Khoa sẽ nâng cao hơn nữa về cả số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo.
3.5 Môi trường học tập
SV Khoa Luật Kinh tế được tiếp cận môi trường học tập với cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi giúp SV chủ động, tích cực tương tác và học hỏi lẫn nhau, mạnh dạn phát biểu ý kiến và trình bày suy nghĩ của mình. Ngoài các chương trình học tập trên lớp, SV có nhiều cơ hội trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội hay các chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa.
3.6 Hoạt động hỗ trợ SV
SV Khoa Luật Kinh tế có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa (thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng), các cuộc thi học thuật (Rung chuông vàng pháp luật, đấu trường pháp lý). Khoa tích cực giúp đỡ SV trong việc cung cấp tài liệu, giáo trình, giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính. SV cũng luôn được khuyến khích phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình trong quá trình học tập.
3.7 Thông tin ngành Luật Kinh tế
Được phân công đào tạo và giảng dạy ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật Kinh tế tuy có tuổi đời khá non trẻ, song luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó và nhận được sự tin cậy từ Ban Giám hiệu Nhà trường cũng như các bạn SV.
Với sự đồng hành của các Giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, nhiệt huyết và tận tâm với nghề, Khoa Luật Kinh tế tự hào đã mang lại một môi trường học tập hiện đại, hữu ích, năng động, giúp SV trang bị kiến thức nền tảng về hệ thống pháp luật quốc gia và kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh cùng các kỹ năng nghiên cứu và xử lý các tình huống pháp luật cụ thể, hỗ trợ đắc lực cho các bạn trên hành trình chinh phục tương lai.
Đối với SV ngành Luật Kinh tế – Trường ĐH Phan Thiết sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở vị trí:
- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, xã hội
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong cơ quan nhà nước các cấp
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục
- Học lên trình độ cao hơn ở bậc sau đại học
Khoa luôn coi trọng chất lượng đào tạo, nỗ lực cải tạo nội dung và phương pháp giảng dạy, lựa chọn đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và luôn luôn lấy SV là trung tâm để thực hiện giảng dạy, học tập.
- Hệ đào tạo: Đại học chính quy
- Thời gian đào tạo: 3,5 năm
- Chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình:
+ Chương trình đào tạo được Khoa xây dựng và chỉnh sửa thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm đảm bảo cân đối giữa các kiến thức cơ sở, kiến thức ngành và chuyên ngành cung cấp cho SV đủ kiến thức chuyên sâu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên viên giỏi trong lĩnh vực pháp luật.
+ Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo thường xuyên được cập nhật đảm bảo giới thiệu cho người học những kiến thức chuyên ngành mới nhất đúng với các chủ trương, chính sách mới ban hành của Nhà nước và phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế.
+ Sau khi tốt nghiệp SV có thể tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo sau đại học như: Thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực Luật Kinh tế của tất cả các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước.
- Phương pháp giảng dạy: Khoa Luật Kinh tế vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm thúc đẩy SV nâng cao tính chủ động trong học tập, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, lấy SV làm trung tâm. Những phương pháp giảng dạy mới mà Khoa Luật Kinh tế đã áp dụng như: Hình thức kiểm tra nhanh, kiểm tra thường xuyên để đánh giá việc chuẩn bị bài của SV trước khi đến lớp; các hình thức thuyết trình nhóm, làm bài tập lớn theo nhóm nhằm giúp SV rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm; viết tiểu luận môn học giúp SV kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sưu tầm tài liệu và kỹ năng trình bày văn bản; tăng cường các môn học thực hành, mô phỏng để giúp SV thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy tại Khoa Luật Kinh tế đã được SV hưởng ứng tích cực, tạo động lực học tập và nghiên cứu rất lớn trong SV.
Với sứ mệnh góp phần nâng cao và thúc đẩy nền kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận và cả nước, Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Phan Thiết sẽ tiếp tục cố gắng để đem lại những bước chuyển mình tích cực nhất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.
- Website: http://fl.upt.edu.vn/
- Email: khoa_lkt@upt.edu.vn
4. Khoa Ngoại ngữ
4.1 Lịch sử hình thành
Khoa Ngoại Ngữ được thành lập vào năm 2009 cùng với sự thành lập của Trường Đại học Phan Thiết, là một trong những đơn vị có chức năng đào tạo ngoại ngữ hàng đầu của Bình Thuận, nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội, nhu cầu thực tế của Tỉnh nhà, và mở ra một lối đi riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.
Với phương châm lấy người học làm trọng tâm, Khoa Ngọai ngữ luôn cố gắng hết sức đảm bảo và trao dồi chất lượng công tác giảng dạy của tập thể cán bộ nhân viên, giảng viên trong Khoa. Đồng thời, chính sự năng động của các thế hệ SV trong quá trình học tập, và chất lượng đầu ra rất tốt của các em luôn là niềm tự hào, và là nền tảng phấn đấu của tập thể Khoa Ngoại ngữ trong những năm tháng làm việc và hoạt động không ngừng nghỉ.
4.2 Hệ đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Phan Thiết tổ chức đào tạo hệ Đại học chính quy gồm các ngành và chuyên ngành sau: Chuyên ngành phương pháp Giảng dạy (tự chọn), Chuyên ngành Biên Phiên dịch (tự chọn) và Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, du lịch (tự chọn).
4.3 Mục tiêu đào tạo
Đào tạo những cử nhân tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và có sức khoẻ tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
4.4 Đội ngũ giảng viên
Góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Phan Thiết, không thể không kể đến sự hiện diện của đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm việc tại Khoa. Trong nhiều năm qua, Ban Lãnh đạo Khoa đã không ngừng củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ nhân viên, giảng viên nòng cốt trong và ngoài nước, luôn tràn đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm nhằm đem đến cho các bạn SV một môi trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả.
4.5 Môi trường học tập
SV theo học tại Khoa Ngoại ngữ sẽ được cung cấp môi trường ngôn ngữ chuẩn, trang thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại, giúp SV phát huy khả năng tự học và tư duy phản biện, để đạt hiệu quả cao trong học tập và công việc sau này.
4.6 Hoạt động hỗ trợ SV
SV Khoa Ngoại ngữ có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thuộc các lĩnh vực thể thao, văn nghệ, công tác xã hội theo hướng giáo dục phát triển toàn diện. Bộ phận văn phòng Khoa tích cực giúp đỡ SV trong việc cung cấp tài liệu, giáo trình, giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chánh. SV cũng luôn được khuyến khích phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình trong quá trình học tập. Nhiều hoạt động, cuộc thi học thuật được triển khai trong quá trình học tập để SV có cơ hội học tập đồng bộ 4 kỹ năng tiếng Anh đặc biệt là nghe – nói như câu lạc bộ tiếng Anh, cuộc thi Hùng biện, cuộc thi hát tiếng Anh và MC dẫn chương trình bằng tiếng Anh…
4.7 Thông tin về ngành Ngôn ngữ Anh
Trong suốt 10 năm hình thành và phát triển, Khoa Ngoại ngữ luôn tập trung hướng đến xây dựng một chương trình đào tạo vững chắc, được tham khảo từ các trường Đại học trong và ngoài nước, nhằm đem đến cho các thế hệ SV những chương trình học tập thú vị, bổ ích, và đặc biệt đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Tại Khoa Ngoại ngữ các bạn SV sẽ được rèn luyện tổng thể các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết theo nhiều cấp độ khác nhau qua từng năm học. Ngoài ra, những năm ngồi trên ghế Nhà trường cũng góp phần giúp cho các bạn có cơ hội được hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, địa lý, cũng như hình thành tình yêu, lòng đam mê với những nét đẹp về cuộc sống và con người của các nước nói Tiếng Anh trên toàn thế giới, cụ thể qua các môn học vô cùng hấp dẫn như Văn học Anh, Đất nước học các nước nói Tiếng Anh … Không dừng lại ở đó, hiểu rõ được xu thế phát triển và nhu cầu nhân lực đa dạng của xã hội, Khoa Ngoại ngữ luôn tạo mọi điều kiện để SV được tiếp cận với tất cả kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm ứng dụng trong công tác chuyên môn sau khi ra trường như Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, Tiếng Anh chuyên ngành thương mại, Tiếng Anh chuyên ngành Biên – Phiên dịch và Giảng dạy Tiếng Anh.
Trong quá trình theo học tại Nhà trường, các bạn SV Khoa Ngoại Ngữ được cung cấp một môi trường ngôn ngữ chuẩn, trang thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại. Đồng thời, thường xuyên có cơ hội được tham gia nhiều câu lạc bộ học thuật, các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, cùng với các chương trình thể thao, văn nghệ, công tác xã hội vô cùng bổ ích và ý nghĩa.
Sau khi ra Trường, trong tương lai SV có thể làm những công việc như:
- Giảng dạy Tiếng Anh;
- Phiên dịch viên;
- Làm việc tại các tổ chức kinh tế, tài chính trong và ngoài nước;
- Hướng dẫn viên du lịch, hoặc các vị trí khác trong ngành Du lịch.
Trong suốt nhiều năm qua, Ngôn ngữ Anh, một ngành học không mới nhưng chưa bao giờ cũ, luôn song hành cùng với từng bước phát triển và hội nhập của xã hội. Với sứ mệnh góp phần nâng cao và thúc đẩy nền kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận và cả nước, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Phan Thiết sẽ tiếp tục cố gắng để đem lại những bước chuyển mình tích cực nhất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.
Website: http://ffl.upt.edu.vn/
Email: khoa_nngu@upt.edu.vn
5. Khoa Công nghệ Thông tin
5.1 Lịch sử hình thành
Khoa Công Nghệ Thông Tin (CNTT) của trường Đại học Phan Thiết được thành lập vào ngày 23/09/2009 và là một trong các Khoa được thành lập đầu tiên, gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Trường Đại học Phan Thiết. Khoa còn là một trong những đơn vị có chức năng đào tạo ngành CNTT của tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội, nhu cầu thực tế nguồn nhân lực CNTT tại địa phương.
Cán bộ, nhân viên và giảng viên của Khoa luôn tự hào rằng mình đã được trải qua một môi trường công tác và giảng dạy rất tốt. Với phương châm lấy người học làm trọng tâm với triết lý học suốt đời để làm việc suốt đời, Khoa CNTT luôn cố gắng nỗ lực không ngừng cải tiến, nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy.
5.2 Hệ đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Khoa CNTT đào tạo hệ đại học chính quy ngành CNTT với các chuyên ngành:
- Công nghệ phần mềm;
- Hệ thống thông tin;
- Mạng máy tính;
- An ninh mạng.
5.3 Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo của ngành CNTT là cung cấp cho SV những kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và an ninh mạng; kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới. SV có khả năng lập trình các phần mềm máy tính, các thiết bị di động, thương mại điện tử, ...
Sau khi ra trường SV có đủ phẩm chất đạo đức và kỹ năng giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ, có tinh thần làm việc tập thể cao, có năng lực khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và an ninh mạng.
5.4 Đội ngũ giảng viên
Trong nhiều năm qua, Khoa CNTT không ngừng củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ, nhân viên, giảng viên nòng cốt có trình độ chuyên môn cao và luôn tràn đầy tâm huyết giàu kinh nghiệm nhằm đem đến cho các bạn SV một môi trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả.
Khoa CNTT thường xuyên và quyết tâm nâng cao hơn nữa về cả số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo.
5.5 Môi trường học tập
Với sự phát triển không ngừng và ngày càng hoàn thiện môi trường học tập năng động và chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, SV Khoa CNTT được học tập trong một môi trường chủ động, tích cực tương tác và học hỏi lẫn nhau, mạnh dạn phát biểu ý kiến về suy nghĩ của mình.
5.6 Hoạt động hỗ trợ SV
Ngoài các chương trình học chính khóa, SV còn được tham gia vào các câu lạc bộ học thuật, hoạt động Đoàn – Hội của trường, sinh hoạt văn hóa, thể thao, các cuộc thi chuyên môn, các hoạt động ngoại khóa trau dồi kỹ năng mềm và giao tiếp xã hội hay các chương trình tình nguyện đầy ý nghĩa giúp SV phát triển toàn diện kỹ năng nghề nghiệp.
5.7 Thông tin về ngành
Trong suốt 10 năm hình thành và phát triển, Khoa CNTT luôn tập trung xây dựng một chương trình đào tạo chất lượng, được tham khảo từ các trường đại học trong và ngoài nước, nhằm đem đến cho các thế hệ SV những chương trình đào tạo thú vị, bổ ích, và đặc biệt đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của thị trường lao động trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Khoa đào tạo cử nhân CNTT với các chuyên ngành: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và an ninh mạng. Sau khi tốt nghiệp, SV có thể làm những công việc như:
- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học các công ty với vai trò là người tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì, gia công các phần mềm, các giải pháp xử lý thông tin, các hệ thống mạng;
- Làm chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh (thương mại – dịch vụ) với qui mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực CNTT;
- Kinh doanh Thương mại điện tử;
- Làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các viện và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
6. Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng
6.1 Lịch sử hình thành
Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng được thành lập vào ngày 15/08/2018 - tiền thân là Khoa Kế toán – Kiểm toán và Khoa Tài chính – Ngân hàng, là hai trong số các khoa có lịch sử hình thành lâu dài và có bề dày thành tích và kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Trường Đại học Phan Thiết, Khoa còn là một trong những đơn vị có chức năng đào tạo ngành Kế toán và Tài chính ngân hàng hàng đầu của Bình Thuận, nhằm đáp ứng sự phát triển của xã hội, nhu cầu thực tế của Tỉnh nhà, và mở ra một lối đi riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.
Cán bộ, giáo viên và SV đã từng công tác và học tập tại Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng đều luôn tự hào rằng mình đã được trải qua một môi trường công tác và học tập rất tốt. Với phương châm lấy người học làm trọng tâm với triết lý học suốt đời để làm việc suốt đời, Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng luôn cố gắng nỗ lực không ngừng cải tiến, nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy. Cùng với sự năng động của các thế hệ SV trong quá trình học tập, rèn luyện, chất lượng đầu ra của ngành Kế toán và Tài chính ngân hàng không ngừng được nâng cao, và là nền tảng phấn đấu của tập thể Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng trong tương lai.
6.2 Hệ đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng đào tạo hệ Đại học chính quy với 2 chuyên ngành: Kế toán và Tài chính Ngân hàng.
SV tốt nghiệp đại học chuyên ngành của Khoa được cấp bằng cử nhân về Kế toán và Tài chính Ngân hàng, có kiến thức vững chắc về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh, nắm vững luận cứ khoa học và có khả năng để tổ chức và thực hành nghề nghiệp tại các đơn vị trong và ngoài nước.
6.3 Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các cử nhân chuyên ngành Kế toán và Tài chính Ngân hàng có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn và có đầy đủ các kỹ năng mềm, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
6.4 Đội ngũ giảng viên
Trong nhiều năm qua, Khoa không ngừng củng cố, xây dựng lực lượng cán bộ nhân viên, giảng viên nòng cốt, luôn tràn đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm nhằm đem đến cho các bạn SV một môi trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả. Hiện nay, Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng có đội ngũ cán bộ giảng viên bao gồm 27 người, trong đó có 13 giảng viên ngành Kế toán và 14 giảng viên ngành Tài chính ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao, cụ thể toàn Khoa có 02 Phó giáo sư tiến sĩ, 02 tiến sĩ và 1 giảng viên đang là nghiên cứu sinh, dự kiến trong tương lai, Khoa sẽ công ngừng nâng cao hơn nữa về cả số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo.
6.5 Môi trường học tập
Với sự phát triển không ngừng và ngày càng hoàn thiện môi trường học tập năng động - chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của SV. SV Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng được học tập trong một môi trường mà nơi đó SV hoàn toàn chủ động, tích cực tương tác và học hỏi lẫn nhau, mạnh dạn phát biểu ý kiến và trình bày suy nghĩ của mình. Ngoài các chương trình học tập trên lớp, SV có nhiều cơ hội trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội hay các chương trình tình nguyện đầy ý nghĩa.
6.6 Hoạt động hỗ trợ SV
Hiểu rõ những khó khăn mà các bạn SV gặp phải trong học tập và cuộc sống, các nhu cầu của SV đều được Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân quan tâm, từ thông tin học tập, thực tập, việc làm đến các hoạt động xã hội, giải trí ... Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng đã và tiếp tục xây dựng những chương trình hỗ trợ toàn diện và làm việc hết mình để đảm bảo SV luôn nhận được những hỗ trợ kịp thời và phù hợp.
6.7 Thông tin về ngành
Hiện Khoa đào tạo 2 ngành học:
- Ngành Tài chính – Ngân hàng;
- Ngành Kế toán.
* Ngành Kế toán trang bị cho SV các kiến thức chuyên môn nền tảng và chuyên sâu để cung cấp cho xã hội những kế toán viên nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên sâu về kế toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
SV ngành kế toán – Trường ĐH Phan Thiết sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở vị trí kế toán viên trong các doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế. Ngoài ra, SV tốt nghiệp còn có khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục và đào tạo.
* Ngành Tài chính - Ngân hàng trang bị cho SV các kiến thức nền tảng và chuyên sâu có kỹ năng phân tích, đánh giá, tư vấn, nắm bắt các công cụ quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để trở những giao dịch viên, thanh toán viên, nhân viên tín dụng.
SV sau khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn sâu trong các lĩnh vực như thẩm định đầu tư, tín dụng, quản trị tài chính, kế toán, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, môi giới - đầu tư chứng khoán, định giá tài sản, quản trị danh mục đầu tư, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp … tại các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, trung tâm giao dịch chứng khoán, các công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, công ty tư vấn đầu tư tài chính;
Khoa luôn coi trọng chất lượng đào tạo, nỗ lực cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, lựa chọn đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và luôn luôn lấy SV là trung tâm để thực hiện giảng dạy, học tập theo triết lý Học suốt đời để làm việc suốt đời.
* Hệ đào tạo hiện nay: Hai ngành học của Khoa được đào tạo với nhiều hệ :
- Hệ Đại học chính quy : thời gian đào tạo 3,5 năm
- Hệ Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: thời gian đào tạo : 1,5 năm
* Chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình:
- Chương trình đào tạo được Khoa xây dựng và rà soát, điều chỉnh thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo đảm bảo cân đối giữa các kiến thức cơ sở, kiến thức ngành và chuyên ngành cung cấp cho SV đủ kiến thức chuyên sâu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên viên giỏi trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng.
- Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo thường xuyên được cập nhật đảm bảo giới thiệu cho người học những kiến thức chuyên ngành mới nhất đúng với các chủ trương, chính sách mới ban hành của Nhà nước và phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp SV có thể tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo sau đại học như: thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực kế toán, tài chính, ngân hàng của tất cả các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước.
* Phương pháp giảng dạy
Khoa Tài chính – Kế toán – Ngân hàng đã vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm thúc đẩy SV nâng cao tính chủ động trong học tập, nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, lấy SV làm trung tâm được SV hưởng ứng tích cực, tạo động lực học tập và nghiên cứu rất lớn trong SV như: giảng dạy thông qua moodle để thảo luận bài học trước khi đến lớp; hình thức kiểm tra nhanh, kiểm tra thường xuyên để đánh giá việc chuẩn bị bài của SV trước khi đến lớp; các hình thức thuyết trình nhóm, làm bài tập lớn theo nhóm nhằm giúp SV rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm; viết tiểu luận môn học giúp SV kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sưu tầm tài liệu và kỹ năng trình bày văn bản; tăng cường các môn học thực hành, mô phỏng để giúp SV thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.
* Kết quả:
Qua khảo sát các bên liên quan cho thấy chất lượng đầu ra của SV ngành kế toán, tài chính ngân hàng được xã hội đánh giá cao, SV có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.
Hãy để Khoa Tài chính– Kế toán – Ngân hàng của trường Đại học Phan Thiết đồng hành cùng các bạn trong hành trình đi đến thành công bạn nhé.
Websites: http://fab.upt.edu.vn/
Email liên lạc của Khoa: khoa_tcktnh@upt.edu.vn
7. Khoa cơ bản
7.1 Giới thiệu chung về Khoa
Tên đơn vị: Khoa Cơ bản
Tên tiếng Anh: Faculty of Basic Sciences
Văn phòng: Tầng 01 Khu Văn phòng Trường Đại học Phan Thiết
225 Nguyễn Thông, P. Phú Hài, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận.
Điện thoại: 0252 6271188
Email: khoa_coban@upt.edu.vn
Khoa Cơ bản được thành lập theo Quyết định Số 33/QĐ-ĐHPT ngày 01/03/2019 của Hội đồng Quản trị Trường Đại học Phan Thiết. Tiền thân của Khoa cơ bản là Bộ môn Cơ sở - cơ bản được thành lập theo Quyết định Số 15/QĐ-ĐHPT ngày 25/7/2009 về việc thành lập Bộ môn Cơ sở - cơ bản trực thuộc Đại học Phan Thiết.
7.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
- Khoa Cơ bản giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính, quản lý công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, quản lý cơ sở vật chất của Khoa nhằm đáp ứng kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;
- Phụ trách đào tạo các học phần thuộc kiến thức cơ bản, kiến thức nền tảng để có thể tiếp cận và lĩnh hội một cách hiệu quả các kiến thức chuyên ngành trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật cho các hệ đào tạo Sau đại học, đại học và cao đẳng trong Trường Đại học Phan Thiết;
- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình tài liệu, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy học tập và các chức năng khác nhằm nâng cao chất lượng dạy trong Trường Đại học Phan Thiết;
- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực giảng dạy các bộ môn thuộc Khoa.
Nhiệm vụ
- Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành;
- Tổ chức và thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường;
- Phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, biên soạn tài liệu giáo trình, tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy được giao;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học;
- Quản lí giảng viên, cán bộ thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Nhà trường giao;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy. Đề xuất với Ban Giám hiệu hướng giải quyết nhằm không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy, học tập của các bậc và hệ đào tạo trong toàn trường;
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, thực hiện chế độ làm việc của giảng viên;
- Phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ phát sinh. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của trường;
- Quản lý và lưu trữ kết quả học tập, bài kiểm tra theo quy định. Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành thuộc Khoa;
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy chế, quy định về đào tạo. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc khen thưởng, kỷ luật, theo dõi và đánh giá kết quả rèn luyện theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao phó cho Khoa.