Trường Đại Học Sài Gòn
SINCE
Điểm đánh giá: 28 sao trong 6 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường Đại học Sài Gòn là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy và trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.     
2. Tầm nhìn
Trường Đại học Sài Gòn thực hiện đổi mới và góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam, phấn đấu đến năm 2035 phát triển trở thành trường đại học theo hướng nghiên cứu, đạt chuẩn quốc tế.
3. Giá trị cốt lõi
Trách nhiệm, tiên phong, hài hòa, thân thiện, chia sẻ, hợp tác, cam kết, niềm tin,
đổi mới, sáng tạo và xuất sắc.

4. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chung: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của trường bảo đảm đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020, có thứ hạng cao trong tầng cơ sở giáo dục đại học định hướng
ứng dụng.

- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học quốc gia; đạt chuẩn cơ sở giáo dục của mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á; thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản, các cơ sở nghiên cứu khoa học
ứng dụng.

- Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2035, cơ bản hoàn tất một số bước chuẩn bị cho trường đại học định hướng nghiên cứu; tiếp cận chuẩn chương trình và cơ sở giáo dục
quốc tế.

5. Mô tả liên kết khu vực
Trường Đại học Sài Gòn là trường đại học công lập, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; đào tạo trình độ đại học theo 02 phương thức: chính quy, không chính quy (vừa làm
vừa học, liên thông) và sau đại học với mục tiêu đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố và cả nước. Ngoài ra, nhiệm vụ quan trọng của Trường là đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nhằm mang lại cho sinh viên Việt Nam những chương trình học tiên tiến của
các nước trên thế giới, trường đang hợp tác với một số trường đại học trên thế giới như
Đại học IMC Krems, Cộng hòa Áo; Đại học Deakin, Úc; Đại học UWE, Vương quốc Anh đào tạo chuyên ngành như cử nhân Quản trị kinh doanh và quản lý thương mại điện tử,
cử nhân kinh doanh quốc tế, cử nhân Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh theo chương trình 2+2.

Trong năm học 2018 – 2019, Nhà trường đã có nhiều buổi tiếp đón các đoàn trường đại học cũng như các tổ chức quốc tế để mở ra các cơ hội mới về việc hợp tác quốc tế trong tương lai. Cụ thể là:
- Tiếp tục triển khai tuyển sinh chương trình đào tạo tiếng Hoa (Đài Loan) liên kết với trường Đại học Sư phạm Đài Loan.
- Hoàn chỉnh Đề án Thạc sĩ Quản trị kinh doanh liên kết giữa trường Đại học
Sài Gòn và trường Đại học Quốc gia Đài Loan.

Nhà trường đã hoàn thành hồ sơ đề án liên kết đào tạo với Trường Đại học West of England (Vương quốc Anh), trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
6. Các thành tích Nhà trường đạt được
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm học 2010 - 2011, 2015 - 2016.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: tặng Bằng khen năm học 2010 - 2011, 2013 - 2014, 2015 - 2016.
- Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh: tặng Cờ thi đua năm học 2010 - 2011, 2016 - 2017; tập thể Lao động Xuất sắc năm học 2015 - 2016; Bằng khen xuất sắc trong hoạt động Công đoàn liên tục nhiều năm (2013 - 2015); Bằng khen năm học 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: tặng Cờ thi đua Xuất sắc các năm học liền 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015; Bằng khen Xuất sắc trong hoạt động Công đoàn liên tục nhiều năm (2010 - 2015).
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam: tặng Cờ thi đua Xuất sắc năm học 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2013 - 2014; Bằng khen Xuất sắc năm học 2012 - 2013.
- Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh: tặng Cờ thi đua, công nhận danh hiệu
Xuất sắc nhất liên tục từ năm học 2008 - 2009 đến 2015 - 2016.
1. Giới thiệu chung về Khoa
1.1. Khoa Công nghệ thông tin (Information Science Faculty):
Triết lý giáo dục: “Nhân văn, sáng tạo, khai phóng”
1.1.1 Tóm tắt lịch sử thành lập
Khoa Công nghệ thông tin được thành lập từ năm 2007, tiền thân trước đó là tổ Tin học Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1997. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Khoa Công nghệ thông tin đã góp phần đào tạo hàng trăm giáo viên tin học bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông; đào tạo trên một nghìn kỹ sư Công nghệ thông tin đang làm việc tại các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
1.1.2 Đội ngũ giảng viên
Khoa có 24 cán bộ giảng viên, bao gồm: 3 PGS, 8 Tiến sỹ, 2 NCS trong nước, 3 NCS đang du học, 8 Thạc sỹ và 4 Cử nhân. Khoa còn có đội ngũ 16 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên ở các chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đang công tác tại các phòng ban. Trong số các giảng viên cơ hữu của Khoa có các giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ/tiến sĩ/ hoặc đang làm NCS ở các nước Mỹ, Anh, Úc, Nhật, Hàn, Ý,…
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 
BCN KHOA     
 
CHI BỘ
 
BỘ MÔN
 
KHOA HỌC MÁY TÍNH
 
KỸ THUẬT PHẦN MỀM
 
HỆ THỐNG THÔNG TIN
 
KỸ THUẬT MÁY TÍNH

1.1.3. Mô hình
1.1.4. Các Ngành đào tạo chính
Trình độ Đại học: với 02 ngành: Công nghệ thông tin (tuyển sinh từ năm học 2007 - 2008) và Kỹ thuật phần mềm (tuyển sinh từ năm học 2018 - 2019).
Trình độ Thạc sĩ: với 01 ngành Khoa học máy tính (tuyển sinh từ năm học 2016 - 2017).
1.1.5. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của ngành Công nghệ thông tin. Đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin có năng lực
chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và trách nhiệm đáp ứng nhu cầu xã hội và nền kinh tế tri thức.

Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin đạt chuẩn chất lượng cao.
- Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2035, là đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo lĩnh vực Công nghệ thông tin uy tín ở Việt Nam và ngang tầm với các đơn vị đào tạo
hàng đầu trong nước, ngành đào tạo đạt chuẩn AUN-QA.

1.1.6. Liên kết
Liên kết nghiên cứu:
- Các nhóm nghiên cứu của khoa đều có liên kết nghiên cứu cùng các nhóm
nghiên cứu tại các đại học Việt Nam và các quốc gia phát triển; tạo các liên kết trong
xây dựng đề án, đề tài, và công bố công trình chung.

- Không chỉ liên kết các nhóm nghiên cứu mà giảng viên khoa còn liên kết
nghiên cứu cùng các doanh nghiệp.

Liên kết đào tạo:
- Dựa trên nghiên cứu, khoa mời giảng viên từ các quốc gia phát triển đến giảng dạy cho sinh viên.
- Khoa đang thực hiện liên kết đào tạo cùng các trường đại học quốc tế.
1.1.7. Học bổng
Hàng năm sinh viên có thể tham gia các học bổng: khuyến khích học tập của trường, Nguyễn Hữu Thọ, thắp sáng ước mơ, học bổng từ doanh nghiệp,… và tham gia xin học bổng học sau đại học tại các nước phát triển.
1.2. Khoa Giáo dục Mầm non (Preschool Education Faculty)
Triết lý giáo dục: “Yêu thương, trí tuệ, tiến bước”
1.2.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Tiền thân là Trường Sư phạm Mẫu giáo được thành lập vào ngày 05/02/1976. Ngày 05/06/1989, Trường Trung học Sư phạm Mầm non được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai trường là Trường Sư phạm Mẫu giáo và Trường Sơ học nuôi dạy trẻ. Ngày 25/04/2007, Trường Trung học Sư phạm Mầm non sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ chí Minh nâng cấp và đổi tên thành Trường Đại học Sài Gòn.
1.2.2. Đội ngũ giảng viên
Khoa bao gồm 19 giảng viên (4 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 2 giảng viên đang làm Nghiên cứu sinh, 12 giảng viên có trình độ Thạc sĩ và 1 giảng viên đang học Cao học) và 5 chuyên viên (2 chuyên viên có trình độ Thạc sĩ, 1 chuyên viên đang học Cao học và 2 chuyên viên có trình độ Đại học).
1.2.3. Các Ngành đào tạo chính: Trình độ Đại học: Giáo dục Mầm non
1.2.4. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, đảm bảo đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển về giáo dục – đào tạo của Trường Đại học Sài Gòn nói riêng và của Thành phố nói chung.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục uy tín trong Thành phố và
cả nước, đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN.

- Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2035, phát triển về hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu, tư vấn, trao đổi chuyên gia Giáo dục Mầm non và có thể tham gia đào tạo giáo viên mầm non có học vị thạc sĩ.
1.3. Khoa Khoa học Môi trường
Triết lý giáo dục: “Trách nhiệm, thành thạo, sáng tạo, hiệu quả vì sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”
1.3.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 26/7/2007 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành.
1.3.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 14 cán bộ, giảng viên, bao gồm: 2 Phó Giáo sư, 4 tiến sĩ, 3 Nghiên cứu sinh, 4 thạc sĩ và 1 cử nhân.
1.3.3. Các Ngành đào tạo chính: đào tạo Cử nhân ngành Khoa học môi trường và Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường.
1.3.4. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực ngành Môi trường phục vụ mục tiêu
phát triển bền vững, giỏi về kỹ thuật, có cách suy nghĩ xanh để xây dựng một xã hội xanh bền vững. Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đáp ứng sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xanh thân thiện môi trường vào giải quyết các vấn đề môi trường.

Mục tiêu cụ thể: đến năm 2025 trở thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng cao. Đến năm 2035 là đơn vị đào tạo ngành môi trường tiên tiến, có uy tín trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
1.4. Khoa Luật
Triết lý giáo dục: “Công tâm, công lý”
1.4.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 26/08/2009 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành.
1.4.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có tổng cộng 11 giảng viên cơ hữu, trong đó có 1 Phó giáo sư, tiến sĩ; 2 tiến sĩ; 4 thạc sĩ đang theo học nghiên cứu sinh và 4 thạc sĩ.
1.4.3. Các Ngành đào tạo chính: đào tạo Cử nhân ngành Luật học.
1.4.4. Mục tiêu: Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Có kiến thức cơ bản về pháp luật, có kỹ năng thực hành nghề luật, có khả năng
nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.

1.5. Khoa Ngoại ngữ
Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập”
1.5.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Tiền thân Khoa Ngoại ngữ là Ban Ngoại ngữ - Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1976. Thời kì
đầu thành lập, Khoa đã đào tạo ngành Sư phạm tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh.
Năm 2017 cùng với sự ra đời và phát triển của Trường Đại học Sài Gòn, Ban được
nâng cấp thành Khoa.

1.5.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 4 tiến sĩ, 3 Nghiên cứu sinh, 30 thạc sĩ.
1.5.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh.
1.5.4. Mục tiêu
Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao, có năng lực thực hành nghề nghiệp đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà giáo, và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Đáp ứng các quy định và yêu cầu về kiến thức (kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ), về kỹ năng, về thái độ đối với người học tốt nghiệp theo đúng chuẩn đầu ra của ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, đảm bảo tỉ lệ khoảng 80% sinh viên ra trường có khả năng thích ứng với công việc thuộc chuyên ngành đào tạo.
1.5.5. Học bổng
Học bổng khuyến học cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập (hàng năm có trên dưới 10 suất học bổng, trị giá 1.000.000 VNĐ/ suất).
1.6. Khoa Quan hệ quốc tế (The faculty of International Relations)
Triết lý giáo dục: “Rèn luyện tư duy khoa học, kĩ năng và đạo đức nghề”
1.6.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Tiền thân Khoa Quan hệ quốc tế là Khoa Việt Nam học – Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh là một trong những khoa đầu tiên ngoài sư phạm của Trường Đại học Sài Gòn. Khoa thành lập tháng 3/2006 theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 6/2007, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn quyết định sát nhập Khoa Việt Nam học, Lịch sử, Địa lí, Ngữ Văn thành Khoa Sư phạm Khoa học xã hội. Đến tháng 4/2008, bộ môn Việt Nam học được tách ra từ Khoa Sư phạm Khoa học xã hội tái thành lập Khoa Việt Nam học theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn. Tháng 8/2008 để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về du lịch của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, Khoa Việt Nam học được đổi tên thành Khoa Văn hóa – Du lịch. Tháng 4/2015, sau khi Khoa có quyết định đào tạo thêm 01 ngành học mới (Cử nhân Quốc tế học), Khoa chính thức đổi tên thành Khoa Quan hệ quốc tế cho đến nay.
1.6.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 19 cán bộ, giảng viên cơ hữu trong đó có 1 Phó giáo sư, 7 Tiến sĩ, 2 Nghiên cứu sinh, 9 Thạc sĩ và 1 Cử nhân.
1.6.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Việt Nam học và ngành Quốc tế học.
1.6.4. Mục tiêu
Khoa Quan hệ quốc tế có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc khối ngành ngoài sư phạm với hai ngành học Việt Nam học và Quốc tế học; cung cấp kiến thức chuyên ngành Việt Nam học và Quốc tế học có định hướng các nghiệp vụ liên quan. Việt Nam học: nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam, định hướng các nghiệp vụ: Văn hóa – Du lịch, Hướng dẫn viên du lịch, Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn,… Ngành Quốc tế học: nghiên cứu về văn hóa, chính trị, xã hội quốc tế; định hướng các nghiệp vụ Truyền thông PR, Tổ chức sự kiện,…
1.7. Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội
Triết lý giáo dục: “Vững chuyên môn, sống nhân văn, tự tin sáng tạo”
1.7.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Năm 1972, Trường Cao đẳng Sư phạm cấp II miền Nam Việt Nam được thành lập ở khu vực Xa Mát (tỉnh Tây Ninh), lúc đầu chỉ có 2 ban Xã hội và Tự nhiên. Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội là một trong những khoa đầu tiên được thành lập, đồng hành cùng với sự phát triển Trường Đại học Sài Gòn từ năm 2007 đến nay.
1.7.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 32 cán bộ, giảng viên (30 giảng viên, 2 chuyên viên) trong đó có 5 PGS.TS, 16 Tiến sĩ, 6 ThS.NCS, 4 Thạc sĩ, 1 cử nhân chuyên viên văn phòng (đang theo học cao học).
1.7.3. Các Ngành đào tạo chính: Ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử và ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý.
1.7.4. Mục tiêu
Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo cử nhân sư phạm, giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Hiện nay, Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường cung ứng đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các bậc học cho TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước.
1.8. Khoa Điện tử – Viễn thông
Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập”
1.8.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 01/10/2010 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành.
1.8.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 28 người. Trình độ chuyên môn (học hàm, học vị) có: 8 Tiến sĩ; 19 Thạc sĩ (bao gồm 8 NCS) và 1 Cử nhân (đang học cao học).
Hội đồng Khoa học Khoa
 
Chi bộ Đảng
Công đoàn & Đoàn TN Khoa
 
Ban Chủ nhiệm Khoa
 
Bộ môn Điện tử
 
Bộ môn Điện
 
Văn phòng Khoa
 
Các lớp học
 
Bộ môn Viễn thông
 
Bộ môn
Truyền số liệu & Mạng máy tính

1.8.3. Mô hình
1.8.4. Các Ngành đào tạo chính: ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông.
1.8.5. Mục tiêu: Kế hoạch và mục tiêu phát triển của Khoa là trở thành Khoa đào tạo đại học và sau đại học, đa ngành, đa lĩnh vực với chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam theo hướng thông minh và hiện đại.
1.9. Khoa Giáo dục Tiểu học
 Triết lý giáo dục: “Mẫu mực trong cuộc sống, sáng tạo trong học tập, vững vàng trong chuyên môn, đam mê với nghề nghiệp”
1.9.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Tiền thân Khoa Giáo dục Tiểu học là Khoa Đào tạo Giáo viên Tiểu học của Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Từ tháng 9/2003, Khoa Đào tạo Giáo viên Tiểu học có sự sáp nhập của Trường Trung học Sư phạm vào Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Đến ngày 26/7/2007, Khoa Giáo dục Tiểu học được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn.
1.9.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 25 cán bộ, giảng viên trong đó có 8 tiến sĩ, 3 nghiên cứu sinh, 14 thạc sĩ; 3 chuyên viên, trong đó có 01 thạc sĩ, 02 cử nhân.
1.9.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Giáo dục Tiểu học.
1.9.4. Mục tiêu: Thực hiện sứ mạng đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng, Đại học tiến tới đào tạo trình độ Thạc sĩ cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong cả nước, đáp ứng yêu cầu của ngành Giáo dục đào tạo. Trong suốt thời gian đào tạo, xác định được chất lượng đào tạo giáo viên Tiểu học có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, của cả nước nói chung, Khoa Giáo dục Tiểu học luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành Giáo dục nói riêng, xã hội nói chung về giáo viên Tiểu học.
1.10. Khoa Giáo dục
Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, hội nhập, hợp tác và phát triển”
1.10.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Tiền thân Khoa Giáo dục là Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1977 với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí trường học. Từ năm 2007, Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh được sáp nhập với Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (sau đó trở thành Trường Đại học Sài Gòn) trở thành Khoa Quản lí Giáo dục và bắt đầu một giai đoạn phát triển mới. Từ 01/5/2014, Khoa Quản lí Giáo dục và Bộ môn Tâm lí – Giáo dục của Trường Đại học Sài Gòn được sát nhập, trở thành Khoa Giáo dục cho đến nay.
1.10.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 23 cán bộ, giảng viên và chuyên viên; với 3 phó giáo sư, 9 tiến sĩ, 3 nghiên cứu sinh, 13 thạc sĩ và 1 cử nhân. 
1.10.3. Các Ngành đào tạo chính:
Đào tạo trình độ Đại học: ngành Quản lí Giáo dục và ngành Tâm lí học.
Đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ: ngành Quản lí Giáo dục.
1.10.4. Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của Khoa bảo đảm đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Trường Đại học Sài Gòn.
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, các chương trình đào tạo của Khoa đạt chuẩn kiểm định chất lượng Quốc gia. Từ năm 2021 đến năm 2025, Khoa phấn đấu phát triển các chương trình đào tạo của Khoa đạt chuẩn kiểm định chất lượng của mạng lưới các trường ĐH khu vực Đông Nam Á (AUN-QA). Từ năm 2026 đến năm 2035, Khoa phấn đấu phát triển các chương trình đào tạo của Khoa đạt chuẩn quốc tế.
1.11. Khoa Mỹ thuật (Fine Arts Faculty)
Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, sáng tạo, thời đại”
1.11.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 01/10/2010 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành.
1.11.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 10 giảng viên, trong đó có: 1 tiến sĩ, 5 thạc sĩ và 4 cử nhân. 
1.11.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Sư phạm Mỹ thuật.
1.11.4. Mục tiêu: Đào tạo Cử nhân ngành Sư phạm Mỹ thuật giảng dạy Mỹ thuật ở bậc phổ thông, trung cấp và cao đẳng nghề, có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục
Mỹ thuật, tổ chức và quản lý các hoạt động Mỹ thuật.

1.12. Khoa Nghệ thuật
Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập”
1.12.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Tiền thân của Khoa Nghệ thuật là Khoa Âm nhạc và Mỹ thuật trường Cao Đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, thành lập năm 1985. Đến năm 2005, Khoa Âm nhạc và Mỹ thuật được đổi tên thành Khoa Nghệ thuật (bao gồm Nhạc và Họa). Ngày 01/10/2010, Khoa được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn.
1.12.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 18 cán bộ, giảng viên, trong đó có: 1 PGS.TS, 4 NCS, 12 thạc sĩ và 1 cử nhân. 
1.12.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Sư phạm Âm nhạc và ngành Thanh nhạc.
1.12.4. Mục tiêu: Đào tạo sinh viên trình độ Đại học đủ phẩm chất, giỏi chuyên môn về âm nhạc. Đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có khả năng hợp tác quốc tế.
1.13. Khoa Quản trị kinh doanh
Triết lý giáo dục: “Trách nhiệm, chuyên nghiệp, đổi mới, phát triển”
1.13.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Quản trị kinh doanh được thành lập ngày 10/11/2008 trên cơ sở chia tách ra từ Khoa Kinh tế được thành lập từ năm 2007.
1.13.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 26 giảng viên cơ hữu và chuyên viên, trong đó có 01 Phó giáo sư, tiến sĩ; 5 tiến sĩ; 5 thạc sĩ đang theo học nghiên cứu sinh và 14 thạc sĩ.
1.13.3. Các Ngành đào tạo chính
Đào tạo trình độ Thạc sĩ: ngành Quản trị kinh doanh.
Đào tạo trình độ Đại học: ngành Quản trị kinh doanh và ngành Kinh doanh quốc tế.
1.13.4. Mục tiêu: Chương trình đào tạo Thạc sĩ, Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế nhằm hướng đến người học, trau dồi phẩm chất chính trị và đạo đức kinh doanh; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế, xã hội; và quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức vận hành theo cơ chế thị trường. Giúp người học rèn luyện các phẩm chất cần có của một doanh nhân, khả năng nhận định tình huống, khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và khả năng ra quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh doanh; các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và quan hệ với công chúng.
1.14. Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên
Triết lý giáo dục: “Đạo đức, năng lực, sáng tạo”
1.14.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 01/8/2007 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành.
1.14.2. Đội ngũ giảng viên: 35 viên chức, gồm 31 giảng viên và 4 chuyên viên. Trong đó, có 4 Phó Giáo sư, 15 tiến sĩ, 5 nghiên cứu sinh, 10 thạc sĩ và 1 cao học.
1.14.3. Mô hình


1.14.4. Các Ngành đào tạo chính
Đào tạo trình độ Tiến sĩ: ngành Hóa hữu cơ.
Đào tạo trình độ Thạc sĩ: ngành Hóa hữu cơ và ngành Hóa lý thuyết – Hóa lí.
Đào tạo trình độ Đại học: ngành Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Vật lí và ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
1.14.5. Mục tiêu: Thực hiện chức năng đào tạo và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy hợp tác đóng góp cho sự phát triển của ngành Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đến năm 2030 là đơn vị đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm với các đơn vị đào tạo hàng đầu trong khu vực.
1.15. Khoa Tài chính – Kế toán
Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập”
1.15.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 05/11/2008 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành.
1.15.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 30 giảng viên. Trong đó: 2 Phó giáo sư, tiến sĩ, 8 tiến sĩ và 20 thạc sĩ.
1.15.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Kế toán và ngành Tài chính – Ngân hàng.
1.15.4. Mục tiêu: Sinh viên học tập và rèn luyện để trở thành người cán bộ có
năng lực, chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt; có khả năng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tích cực xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng lý thuyết gắn với thực tiễn để đáp ứng nhanh các nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam.

1.15.5. Học bổng: Hàng năm, một số doanh nghiệp trao tặng học bổng cho sinh viên có kết quả học tập tốt hoặc hoàn cảnh khó khăn.
1.16. Khoa Thư viện – Văn phòng
Triết lý giáo dục: “Giáo dục toàn diện, phát triển”
1.16.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Tiền thân của Khoa Thư Viện - Văn phòng là Khoa Thư viện - Thông tin thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Năm 2007, Khoa được bổ sung nhiệm vụ đào tạo ngành Lưu trữ học. Ngày 03/02/2012, đổi tên thành Khoa Thư viện - Văn phòng.
1.16.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 15 người chia thành 2 bộ môn Quản trị Văn phòng và Thông tin - Thư viện, trong đó có 13 giảng viên và 2 chuyên viên.
1.16.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Quản trị Văn phòng và ngành Thông tin – Thư viện.
1.16.4. Mục tiêu: Đào tạo nhà Quản trị văn phòng chuyên nghiệp tại các cơ quan, tổ chức; làm việc trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện. Đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng, phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và chuyên môn cao; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nghề, phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo, đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện tại Việt Nam, từng bước  đạt chuẩn khu vực và thế giới.
1.17. Khoa Giáo dục chính trị
Triết lý giáo dục: “Tư duy sáng tạo, trí tuệ uyên thâm, bản lĩnh kiên định”
1.17.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 04/3/2008 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành.
1.17.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa gồm 15 người, trong đó có 01 Phó giáo sư, 09 tiến sĩ và 05 thạc sĩ.
1.17.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Giáo dục Chính trị.
1.17.4. Mục tiêu: Đào tạo giảng viên dạy môn Giáo dục công dân có kiến thức chuyên ngành giáo dục chính trị, giáo dục công dân và nghiệp vụ sư phạm; giảng dạy ở các trường THPT, THCS và giáo dục chính trị ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp.
1.18. Khoa Toán – Ứng dụng
Triết lý giáo dục: “Tư duy phản biện, trách nhiệm, trung thực”
1.18.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Toán - Ứng dụng được thành lập vào tháng 10/2010, tiền thân là ngành Sư phạm Toán của Khoa Sư phạm Khoa học tự nhiên.
1.18.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 35 cán bộ, giảng viên; trong đó có 4 phó giáo sư, 14 tiến sĩ, 16 thạc sĩ (trong đó có 3 người đang làm Nghiên cứu sinh).
1.18.3. Các Ngành đào tạo chính:
Đào tạo trình độ Đại học: ngành Sư phạm Toán và ngành Toán ứng dụng.
Đào tạo trình độ Thạc sĩ: ngành Toán giải tích và ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán.
Đào tạo trình độ Tiến sĩ: ngành Toán Giải tích.
1.18.4. Mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực làm trong các cơ sở giáo dục hoặc các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt, sinh viên ngành Toán ứng dụng có cơ hội làm việc ở các ngân hàng, phòng dự báo tài chính hoặc các công ty phần mềm trong và ngoài nướcp; đào tạo giáo viên trung học có lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán tốt, có phương pháp tiếp cận Khoa học về các vấn đề thực tiễn, có năng lực và phẩm chất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học- công nghệ của đất nước và định hướng đổi mới giáo dục.
2. Thông tin về từng Ngành
2.1. Ngành Công nghệ Thông tin
2.1.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.1.2. Tổng số tín chỉ
Hệ chính quy: 133 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
Hệ chất lượng cao: 137 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.1.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Mục tiêu chung: Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin có kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin, có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ và môi trường công việc, đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng cao trong một số lĩnh vực của nền kinh tế.
Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành nền tảng vững chắc về kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành trong lĩnh vực CNTT.
- Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng nghề nghiệp và tư duy sáng tạo trong lĩnh vực CNTT.
- Giao tiếp hiệu quả, biết tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo.
- Vận dụng tốt các năng lực hình thành ý tưởng: lên kế hoạch, giải quyết các
công việc và bài toán trong lĩnh vực CNTT.

- Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với xã hội và môi trường và ý thức học tập suốt đời.
2.1.4. Triển vọng nghề nghiệp
Lập trình viên, kiểm thử viên, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, nhân viên tin học, quản trị website ở các công ty đơn vị như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty truyền thông, bưu điện, trường học,…
Tư vấn viên, cung cấp giải pháp thiết kế bảo mật, xây dựng bảo mật, dịch vụ an toàn dữ liệu ở các công ty tư vấn giải pháp kỹ thuật cao trong CNTT.
Tham gia vào các công đoạn của việc phát triển phần mềm ở các công ty phần mềm.
2.2. Ngành Kỹ thuật phần mềm
2.2.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.2.2. Tổng số tín chỉ: 137 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.2.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực phát triển phần mềm máy tính có chất lượng cao, có uy tín trong nước và đạt trình độ khu vực, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin cho cả nước.
Mục tiêu cụ thể:
- Có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình hiện đại.
- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm; có kiến thức vững chắc về quản trị dự án phần mềm.
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc chuyên môn.
- Có khả năng áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới nhất, các phương pháp khoa học của ngành công nghệ thông tin vào việc giải quyết các vấn đề bài toán thực tiễn.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để phát triển nghề nghiệp nhằm thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
- Có đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng làm việc nhóm và có khả năng lãnh đạo nhóm; có kiến thức về khởi nghiệp.
- Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên có thể ươm mầm cho các phần mềm trong tương lai.
2.2.4. Triển vọng nghề nghiệp
Hiện tại thị trường phần mềm trong nước và quốc tế là rất rộng lớn; sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm có thể hoạt động trong các lĩnh vực gia công phần mềm, tài chính ngân hàng, giáo dục, ytế, hành chính sự nghiệp, giải trí, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại điện tử,…
Các vị trí thuộc nhóm phát triển phần mềm: vị trí phân tích nghiệp vụ/ phân tích yêu cầu người dùng; thiết kế phần mềm; lập trình phần mềm; kiểm thử phần mềm; quản lý quy trình phát triển phần mềm; quản lý dự án, tư vấn,…
Các vị trí thuộc nhóm hệ thống thông tin: quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống công nghệ thông tin cho cơ quan doanh nghiệp, tư vấn hệ thống công nghệ thông tin, quản trị an ninh/bảo mật thông tin,…
Các vị trí thuộc nhóm nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, các công ty phần mềm lớn: khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, khai thác dữ liệu, xử lý ngôn ngữ, dữ liệu lớn,…
Các vị trí thuộc nhóm giảng dạy: Trợ giảng, giảng viên, nghiên cứu viên,…
Học tiếp lên các bậc học cao hơn các chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm hoặc các chuyên ngành liên quan như khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
2.3. Ngành Giáo dục Mầm non
2.3.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.3.2. Tổng số tín chỉ: 156 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.3.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành giáo dục mầm non có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công tác chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non (0 – 6 tuổi); có khả năng học tập chuyên sâu (sau đại học).
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non sẽ trang bị cho người học các mục tiêu cụ thể (viết tắt là PO) như sau:
PO 1: Hình thành nền tảng vững chắc về kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành Giáo dục mầm non.
PO 2: Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng nghề nghiệp và tư duy sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
PO 3: Giao tiếp hiệu quả, biết tổ chức, lãnh đạo và làm việc nhóm.
PO 4: Vận dụng tốt các năng lực hình thành ý tưởng: lên kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
PO 5: Cập nhật kịp thời các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, ý thức học tập suốt đời, bảo vệ trẻ em.
2.3.4. Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm bảo yêu cầu tại một số vị trí công việc dưới đây:
- Giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục, quốc tế.
- Chuyên viên trong các cơ quan, tổ chức có liên quan đến bậc học mầm non.
- Giảng viên tại các trường, cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
- Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non.
- Giáo viên dạy kĩ năng sống, ngoại ngữ, nghệ thuật tại các trung tâm bồi dưỡng năng khiếu, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non – tiểu học.
2.4. Ngành Khoa học môi trường
2.4.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.4.2. Tổng số tín chỉ: 173 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ
(không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).

2.4.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.4.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Chương trình đào tạo giúp người học có thể nhận diện, phân tích các vấn đề trong lĩnh vực môi trường và các ngành liên quan; có kỹ năng nghiên cứu khoa học, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc độc lập và tham gia các nhóm với các dự án về môi trường cấp địap hương, quốc gia và quốc tế, qua đó người học có khả năng giải thích, đưa ra giải pháp, và vận hành các giải pháp để giải quyết các vấn đề về môi trường hoặc ngăn chặn các vấn đề về môi trường có thể xãy ra trong bối cảnh phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đào tạo nguồn lực chất lượng cao cho xã hội, có năng lực chuyên môn, có sức khỏe, đạo đức tốt phù hợp với các nhu cầu xã hội và nền kinh tế thị trường. Trang bị cho người học đủ kiến thức để tiếp tục được đào tạo ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
2.4.5. Triển vọng nghề nghiệp: các Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên & môi trường ở các quận/huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trạm quan trắc môi trường và các phòng ban khác,… Chuyên gia tư vấn môi trường, thực hiện các đề tài, dự án về môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, sản xuất sạch hơn, biến đổi khí hậu… Lập các dự án đầu tư, thiết kế xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn, nguy hại,… Làm việc trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cán bộ giảng dạy trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, đào tạo các ngành về môi trường.
2.4.6. Mô hình liên kết, hợp tác
Hợp tác đào tạo doanh nghiệp:
- Phối hợp với các đơn vị Sở ban ngành trong lĩnh vực môi trường trong công tác nghiên cứu khoa học như: Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Hội khoa học kỹ thuật TP.HCM.
- Hợp tác với các đơn vị chuyên ngành và doanh nghiệp trong các chuyến thực tế chuyên môn ở các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, …
Hợp tác nghiên cứu trong nước:  Ký cam kết hợp tác với một số đơn vị để tham gia các dự án nghiên cứu hoặc đưa sinh viên đến Thực tập tốt nghiệp như: Trung tâm Tư vấn và Kỹ thuật môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Văn hóa Đầm Sen.
2.5. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
2.5.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.5.2. Tổng số tín chỉ: 199 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 199 tín chỉ
(không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh), gồm 2 chuyên ngành hẹp:

- Chuyên ngành 1: Kỹ thuật xử lý nước.
- Chuyên ngành 2: Kỹ thuật xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
2.5.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.5.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có trình độ chuyên môn chất lượng cao, hướng tới chuẩn quốc tế. Sinh viên
sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, có kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn vững vàng, thành thạo nghề, có trình độ chuyên môn gắn liền với thực tiễn, có kỹ năng nghiên cứu và làm việc độc lập và phát triển tư duy từ đó có khả năng giải quyết được các vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực công nghệ kỹ thuật môi trường, có tính sáng tạo, có kỹ năng quản lý con người và làm việc nhóm, đóng góp hữu ích cho xã hội.

2.5.5. Triển vọng nghề nghiệp
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật môi trường có thể đảm nhiệm các vị trí: kỹ sư công trình, kỹ sư thiết kế, kỹ sư tư vấn, quản lý và chuyển giao công nghệ tại các công ty, nhà máy, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên & môi trường ở các quận/huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trạm quan trắc môi trường và các Phòng ban, Trung tâm có lĩnh vực nghiên cứu về xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại,…hoặc các cơ sở sản xuất và kinh doanh các thiết bị môi trường.
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật môi trường có khả năng tự trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, có thể thực hiện nghiên cứu độc lập;
có khả năng tiếp tục theo học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực môi trường. Tham gia nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cán bộ giảng dạy trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, đào tạo các ngành về môi trường.

2.5.6. Mô hình liên kết, hợp tác
Hợp tác đào tạo doanh nghiệp:
- Phối hợp với các đơn vị Sở ban ngành trong lĩnh vực môi trường trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ như: Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Hội khoa học kỹ thuật TP.HCM, Viện sinh học nhiệt đới, Viện hàn lâm khoa học VN, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam…
- Hợp tác với các đơn vị chuyên ngành và doanh nghiệp trong các chuyến Thực tế chuyên môn và Thực tế Học phần nhằm tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp: Viện Môi trường và Tài Nguyên (Đại học Quốc gia TpHCM), Trung tâm môi trường Phương Nam, Trung tâm Môi trường của Viện Biển, Khu công nghệ cao Quận 9, Công ty Ajinomoto, các khu công nghiệp thuộc TpHCM và các vùng lân cận, Ủy ban các Quận Huyện ở các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang,…
Hợp tác nghiên cứu trong nước: Kết hơp với một số công ty môi trường như Công Nghệ Sạch, Tín Thành, Vạn Tường, công ty chế biến thủy sản Lam Điền triển khai công nghệ keo tụ và oxi hóa điện hóa ứng dụng xử lý môi trường, ứng dụng các loại tảo và vi khuẩn xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải.
Hợp tác đào tạo quốc tế:
- Ngành đang hợp tác đào tạo với trường Nagaoka University of Technology (đã ký MOU) về trao đổi giảng viên, 01 sinh viên trường này đã sang trao đổi nghiên cứu với Ngành  từ tháng 10/2019 đến 01/2020. Ngành có hợp tác với cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA), Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu của chính phủ Anh (GCRF) và được tài trợ từ các cơ quan này 01 đề tài về xử lý môi trường và 01 đề tài về phát triển bền vững. Dự kiến Ngành tiếp tục có thêm hợp tác với 01 trường đại học Đài Loan và 01 trường đại học Philippines trong năm 2020 để phát triển mạng lưới liên kết nghiên cứu và trao đổi học tập của giảng viên và sinh viên.
- Ngành đã hướng dẫn 03 sinh viên tốt nghiệp đạt học bổng (100% học phí và
cấp bù sinh hoạt phí mức cao nhất) của chương trình học cao học và nghiên cứu sinh tại các trường top đầu ở Đài Loan: National Central University, National Tsing Hua University, National Chung Hsing University. Dự kiến tháng 09/2020, Ngành sẽ tiếp tục gửi 06 sinh viên tốt nghiệp của bộ môn đi học cao học tại Đài Loan.

2.6. Ngành Luật
2.6.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.6.2. Tổng số tín chỉ: Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng -
An ninh).

2.6.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ A2 (Khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 400, chứng chỉ TOEFL PBT 400, chứng chỉ TOEFL IBT 35, chứng chỉ IELTS 4.0.
2.6.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Có kiến thức cơ bản về pháp luật, có kỹ năng thực hành nghề luật, có khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.
2.6.5. Triển vọng nghề nghiệp
Chuyên viên làm công tác tổ chức, hành chính, pháp chế trong các cơ quan nhà nước, trong  doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; trong các cơ sở đào tạo;
Chuyên gia làm việc trong các cơ quan tư pháp; Luật gia, luật sư trong các cơ quan, tổ chức hành nghề luật;
Những công việc khác có liên quan đến pháp luật.
2.7. Ngành Sư phạm tiếng Anh
2.7.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.7.2. Tổng số tín chỉ: 149 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.7.3. Yêu cầu tiếng Anh: IELTS Academic 6.5, TOEFL IBT 90, FCE 160, TOEIC 4 kỹ năng: Nghe đọc 850, Nói 170, Viết 160.
2.7.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao, có năng lực thực hành nghề nghiệp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của nhà giáo, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
2.7.5. Triển vọng nghề nghiệp: Giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh ở các bậc học phổ thông, hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, phiên dịch, các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội cần tiếng Anh.
2.8. Ngành Ngôn ngữ Anh
2.8.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.8.2. Tổng số tín chỉ: 149 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.8.3. Yêu cầu tiếng Anh: IELTS Academic 6.5, TOEFL IBT 90, FCE 160, TOEIC 4 kỹ năng: Nghe đọc 850, Nói 170, Viết 160.
2.8.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có khả năng thích ứng cao, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu xã hội.
2.8.5. Triển vọng nghề nghiệp: Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty du lịch, thương mại hoặc các công ty đa quốc gia và có khả năng học ở các trình độ cao hơn. Ngoài ra, có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, doanh nghiệp, công ty thương mại.
2.9. Ngành Quốc tế học
2.9.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.9.2. Tổng số tín chỉ: 200 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 133 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.9.3. Yêu cầu tiếng Anh: Chương trình đào tạo ngành Quốc tế học đào tạo ngoại ngữ hai (Tiếng Trung/ Tiếng Nhật) là ngôn ngữ thay thế cho tiếng Anh thuộc khối kiến thức chung của nhà trường. Ngoại ngữ hai là học phần bắt buộc sinh viên phải tích lũy và sinh viên phải lựa chọn 01 trong 02 ngôn ngữ hai để học tập. Hơn nữa, chương trình đào tạo ngành Quốc tế học đã và đang dạy song ngữ một số học phần nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên.
2.9.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Quốc tế học đào tạo ra những cử nhân
đại học Quốc tế học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có tri thức và kĩ năng căn bản cũng như chuyên sâu về nghiên cứu quốc tế/ quan hệ quốc tế. Cụ thể: sinh viên sẽ được trang bị vừa có kiến thức đại cương về các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn, vừa có kiến thức chuyên sâu về ngành Quốc tế học.

Chương trình đào tạo của ngành có 3 chuyên ngành chính: Quan hệ quốc tế, Châu Âu học và Hoa Kì học học; sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 3 chuyên ngành trên. Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản văn hoá, xã hội, chính trị, nghệ thuật, lịch sử của các quốc gia hàng đầu trên thế giới và trong khu vực; các mối quan hệ, chính sách đối ngoại và sự tương tác chính trị, xã hội và văn hóa trong hệ thống quốc tế; tầm quan trọng của các nền văn hóa; sự toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới; cùng các kĩ năng như Nghiệp vụ đối ngoại, Báo chí truyền thông và Quản trị kinh doanh… Với kiến thức đa ngành và liên ngành, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ Quan hệ quốc tế, thạc sĩ châu Mĩ học, châu Âu học do Khoa tổ chức hoặc các cơ sở đào tạo khác trong nước hoặc ngoài nước.
2.9.5. Triển vọng nghề nghiệp
Quan hệ cộng đồng, quản trị viên của các chương trình quốc tế;
Quan hệ đối ngoại, truyền thông nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu tại các doanh nghiệp;
Làm việc tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ; 
Làm việc trong lĩnh vực truyền thông;
Hoạt động tổ chức sự kiện;
Tham gia trong lĩnh vực Lữ hành, Du lịch quốc tế;
Tham gia nghiên cứu trong ngành Quốc tế học.
2.9.6. Mô hình liên kết, hợp tác
Hiện nay, ngành Quốc tế học chưa có liên kết đào tạo với các trường trong khu vực, trên thế giới. Song song đó, ngành cũng chưa có liên kết đào tạo với các doanh nghiệp và đó sẽ là định hướng trong thời gian sắp tới. Mặc dù ngành Quốc tế học chưa có liên kết đào tạo nhưng các khóa ngắn hạn được tổ chức kết hợp với thực tế chuyên môn của sinh viên, đặc biệt là thực tế chuyên môn tại các nước trong khu vực.
Bên cạnh việc liên kết đào tạo, giao lưu văn hóa và trao đổi sinh viên giữa các trường trong khu vực cũng được nhà trường chú trọng, đặc biệt là các ngành học nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu, văn hóa các nước trong đó có ngành Quốc tế học.
2.10. Ngành Việt Nam học
2.10.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.10.2. Tổng số tín chỉ: 170 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 133 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.10.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Mục tiêu chung của chương trình đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học là trang bị những kiến thức liên ngành cho người học về đất nước, con người Việt Nam: chính trị, pháp luật, kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam và các nghiệp vụ văn hóa – du lịch. Đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, lập trường vững vàng, có tinh thần cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng hoạt động trong các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xã hội - nhân văn ở trong và ngoài nước; đồng thời có khả năng tự học, tự bồi dưỡng để phát triển bản thân, đáp ứng được yêu cầu, vị trí của công việc trong môi trường đa văn hóa và hội nhập quốc tế.
2.10.4. Triển vọng nghề nghiệp
Việc làm trong lĩnh vực văn hoá – xã hội:
- Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và du lịch;
- Cơ quan chuyên môn về văn hoá – xã hội;
- Các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá (Thuyết minh viên, hướng dẫn viên tại bảo tàng, di sản, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh,...).
Việc làm trong lĩnh vực du lịch lữ hành – hướng dẫn:
- Hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế;
- Thiết kế, tổ chức và điều hành các Tour du lịch trong và ngoài nước;
- Sale & Marketing du lịch;
- Tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội văn hoá;
- Điều phối các hoạt động của các hãng lữ hành nội địa và quốc tế.
Việc làm trong lĩnh vực lưu trú và ẩm thực:
- Bộ phận FO (tiếp tân);
- Bộ phận HK (buồng phòng);
- Bộ phận F&B (ẩm thực, tiệc nhà hàng);
- Bussiness Center (nghiệp vụ văn phòng cho doanh nhân);
- Bộ phận Sale & Marketing;
- Bộ phận nhân sự và đào tạo;
- Bộ phận chăm sóc khách hàng.
2.10.5. Mô hình liên kết, hợp tác: Hiện nay, ngành Việt Nam học chưa có liên kết đào tạo với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trước đây, khoa đã tiến hành liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn – nhà hàng tổ chức các khóa học tập ngắn hạn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc liên kết đào tạo vẫn chưa phát huy hết vai trò và đáp ứng mục tiêu học tập. Vì thế, việc liên kết đào tạo đang được điều chỉnh, xin chủ trương của nhà trường và sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất.
2.11. Ngành Sư phạm địa lý
2.11.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.11.2. Tổng số tín chỉ: 183 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 135 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.11.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu) hoặc tương đương.
2.11.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân sư phạm ngành Địa lí có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ sở, chuyên môn vững vàng, hình thành năng lực nghề nghiệp, năng lực cá nhân đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ dạy học và hoạt động giáo dục theo yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí; có khả năng phát hiện và nghiên cứu giải quyết các vấn đề về giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực Địa lí.
2.11.5. Triển vọng nghề nghiệp
Có khả năng tham gia giảng dạy Địa lí tại các trường Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT), các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước.
Có khả năng làm công tác nghiên cứu tại các Phòng, Trung tâm, Viện nghiên cứu về khoa học Địa lý, tài nguyên và môi trường, khoa học xã hội và nhân văn, quy hoạch, nghiên cứu giáo dục, dự án dân số, đô thị hóa, phát triển nông thôn, các tạp chí chuyên ngành,…
Có khả năng làm chuyên viên và quản lý tại các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn như du lịch, văn hóa, địa chính, môi trường,...
2.12. Ngành Sư phạm lịch sử – địa lý
2.12.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.12.2. Tổng số tín chỉ: 146 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 135 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.12.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu) hoặc tương đương.
2.12.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí có khả năng triển khai và phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử - Địa lí ở trường phổ thông; có năng lực tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; có khả năng tự học, tự bồi dưỡng để phát triển bản thân, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, công cuộc hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giảng dạy liên môn Lịch sử và Địa lí ở THCS nói riêng.
2.12.5. Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí có nhiều cơ hội việc làm trong ngành giáo dục khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.
Ngoài giảng dạy Lịch sử và Địa lí tại các trường THCS, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lí có nhiều cơ hội việc làm trong các ngành nghề khác như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bảo tàng, các cơ quan văn hóa – xã hội,…
2.13. Ngành Sư phạm lịch sử
2.13.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.13.2. Tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ.
2.13.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Lịch sử có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có năng lực dạy học và hoạt động giáo dục ở trung học phổ thông, cao đẳng và đại học; có khả năng nghiên cứu khoa học lịch sử và khoa học giáo dục cũng như ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào thực tế nghề nghiệp và đời sống xã hội, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Có kiến thức cơ sở, chuyên môn vững vàng, hình thành năng lực nghề nghiệp, năng lực cá nhân đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ dạy học và hoạt động giáo dục theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông; có khả năng phát hiện và nghiên cứu giải quyết các vấn đề về giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực Lịch sử.
2.13.4. Triển vọng nghề nghiệp
Có đầy đủ phẩm chất và năng lực tham gia giảng dạy bộ môn  Lịch sử ở các trường Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT), các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước.
Cán bộ chuyên trách công tác tại các bảo tàng, Ban tuyên giáo, các Sở - phòng văn hóa, các khu di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan văn hóa, truyền hình, báo chí, nhà xuất bản.
Cán bộ làm chuyên viên và quản lý, hướng dẫn tại các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn như du lịch, văn hóa…
2.14. Ngành Sư phạm ngữ văn
2.14.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.14.2. Tổng số tín chỉ: 146 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 135 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.14.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu) hoặc tương đương.
2.14.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Mục tiêu của Chương trình đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Ngữ văn là đào tạo ra các cử nhân có tri thức chuyên môn vững vàng, có những phẩm chất nhân văn tốt đẹp. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng triển khai và phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ở các trường phổ thông; có năng lực tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh; có khả năng tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng phát triển bản thân, đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục phổ thông, cũng như công cuộc hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.
2.14.5. Triển vọng nghề nghiệp
Có khả năng tham gia giảng dạy Ngữ văn tại các trường Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) và có hướng phấn đấu học tập để tham gia giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước.
Có khả năng làm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục trong môn Ngữ văn, cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan đến vốn tri thức và kĩ năng đã được đào tạo.
Có khả năng sáng tác văn chương hoặc làm chuyên viên, biên tập viên, phóng viên báo chí, cán bộ văn hoá,…  tại các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn đã được học tập.
2.15. Ngành Kỹ thuật điện
2.15.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.15.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.15.3. Yêu cầu về tiếng Anh: Chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), Chứng chỉ TOEIC 450, Chứng chỉ TOEFL PBT 450, Chứng chỉ TOEFL IBT45, Chứng chỉ IELTS 4.5.
2.15.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện có mục tiêu đào tạo các kỹ sư điện có trình độ chuyên môn cao, hướng tới chuẩn quốc tế, có kỹ năng nghiên cứu tốt, có nhân cách sống và đạo đức nghề nghiệp tốt để nâng cao khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, tự hoàn thiện và phát triển tư duy, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình, đồng thời đóng góp thật nhiều cho xã hội.
Nội dung chương trình sẽ trang bị cho người học đầy đủ các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, có kiến thức chuyên môn sâu về chuyên ngành điện, đồng thời được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về đường lối an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, có kiến thức về tin học, có kiến thức về kỹ năng mềm, có trình độ ngoại ngữ tốt để nâng cao khả năng giao tiếp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của người kỹ sư kỹ thuật điện.
2.15.5. Triển vọng nghề nghiệp
Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất  hiện trong  thực tiễn nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện, kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng trong lĩnh vực chuyên ngành điện.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc ở các công ty chuyên ngành điện; sở điện lực; công ty truyền tải điện; nhà máy điện; bộ phận nguồn cung cấp điện của các đài phát thanh, truyền hình; các công ty viễn thông và các công ty thiết kế, sản xuất, kinh doanh về linh kiện, thiết bị điện, điện tử, hệ thống Metro,…
2.16. Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông
2.16.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.16.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.16.3. Yêu cầu tiếng Anh: Chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), Chứng chỉ TOEIC 450, Chứng chỉ TOEFL PBT 450, Chứng chỉ TOEFL IBT45, Chứng chỉ IELTS 4.5.
2.16.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử- viễn thông có mục tiêu đào tạo các kỹ sư điện tử, viễn thông có trình độ chuyên môn cao, hướng tới chuẩn quốc tế, có kỹ năng nghiên cứu tốt, có nhân cách sống và đạo đức nghề nghiệp tốt để nâng cao khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, tự hoàn thiện và phát triển tư duy, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình, đồng thời đóng góp thật nhiều cho xã hội.
Nội dung chương trình sẽ trang bị cho người học đầy đủ các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, có kiến thức chuyên môn sâu về chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, đồng thời được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về đường lối an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, có kiến thức về tin học, có kiến thức về kỹ năng mềm, có trình độ ngoại ngữ tốt để nâng cao khả năng giao tiếp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của người kỹ sư điện tử, viễn thông.
2.16.5. Triển vọng nghề nghiệp
Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất  hiện trong  thực tiễn nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng trong lĩnh vực chuyên ngành điện tử, viễn thông.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc ở các công ty điện tử; công ty viễn thông; công ty truyền tải điện; nhà máy điện; đài phát thanh, truyền hình; các công ty viễn thông và các công ty thiết kế, sản xuất, kinh doanh về linh kiện, thiết bị điện, điện tử, viễn thông, các nhà máy sản xuất,...
2.17. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
2.17.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.17.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.17.3. Yêu cầu tiếng Anh: Chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), Chứng chỉ TOEIC 450, Chứng chỉ TOEFL PBT 450, Chứng chỉ TOEFL IBT45, Chứng chỉ IELTS 4.5.
2.17.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử có mục tiêu đào tạo các kỹ sư điện, điện tử có trình độ chuyên môn cao, hướng tới chuẩn quốc tế, có kỹ năng nghiên cứu tốt, có nhân cách sống và đạo đức nghề nghiệp tốt để nâng cao khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, tự hoàn thiện và phát triển tư duy, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình, đồng thời đóng góp thật nhiều cho xã hội.
Nội dung chương trình sẽ trang bị cho người học đầy đủ các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, có kiến thức chuyên môn sâu về chuyên ngành điện, điện tử đồng thời được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về đường lối an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, có kiến thức về tin học, có kiến thức về kỹ năng mềm, có trình độ ngoại ngữ tốt để nâng cao khả năng giao tiếp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của người kỹ sư kỹ thuật điện, điện tử.
2.17.5. Triển vọng nghề nghiệp
Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất  hiện trong  thực tiễn nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện, kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng trong lĩnh vực chuyên ngành điện, điện tử.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc ở các công ty chuyên ngành điện, điện tử; sở điện lực; công ty truyền tải điện; nhà máy điện; bộ phận nguồn cung cấp điện của các đài phát thanh, truyền hình; các công ty viễn thông và các công ty thiết kế, sản xuất, kinh doanh về linh kiện, thiết bị điện, điện tử, hệ thống Metro,…
2.18. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông
2.18.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.18.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.18.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.18.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử- viễn thông có mục tiêu đào tạo các kỹ sư điện tử, viễn thông có trình độ chuyên môn cao, hướng tới chuẩn quốc tế, có kỹ năng nghiên cứu tốt, có nhân cách sống và đạo đức nghề nghiệp tốt để nâng cao khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, tự hoàn thiện và phát triển tư duy, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình, đồng thời đóng góp thật nhiều cho xã hội.
Nội dung chương trình sẽ trang bị cho người học đầy đủ các kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, có kiến thức chuyên môn sâu về chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, đồng thời được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về đường lối an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, có kiến thức về tin học, có kiến thức về kỹ năng mềm, có trình độ ngoại ngữ tốt để nâng cao khả năng giao tiếp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của người kỹ sư điện tử, viễn thông.
2.18.5. Triển vọng nghề nghiệp
Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất  hiện trong  thực tiễn nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng trong lĩnh vực chuyên ngành điện tử, viễn thông.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc ở các công ty điện tử; công ty viễn thông; công ty truyền tải điện; nhà máy điện; đài phát thanh, truyền hình; các công ty viễn thông và các công ty thiết kế, sản xuất, kinh doanh về linh kiện, thiết bị điện, điện tử, viễn thông, các nhà máy sản xuất,...
2.19. Ngành Giáo dục tiểu học
2.19.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.19.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.19.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu) hoặc tương đương.
2.19.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ sở, chuyên môn vững vàng, hình thành năng lực nghề nghiệp, năng lực cá nhân đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ dạy học và hoạt động giáo dục theo yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục Tiểu học; có khả năng phát hiện và nghiên cứu giải quyết các vấn đề về giáo dục tiểu học.
2.19.5. Triển vọng nghề nghiệp
Có khả năng tham gia giảng dạy tại các trường Tiểu học, giảng dạy tại khoa Giáo dục Tiểu học của các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm trong cả nước;
Có khả năng làm nhân viên văn phòng của khoa Giáo dục Tiểu học thuộc các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm;
Có khả năng làm chuyên viên, nhân viên văn phòng phòng giáo dục Tiểu học thuộc các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo;
Có khả năng làm giáo viên, chuyên viên, nhân viên văn phòng các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng; trung tâm văn hóa; nhà văn hóa.   
2.20. Ngành Giáo dục chính trị
2.20.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.20.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 168 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.20.3. Yêu cầu tiếng Anh: Chứng chỉ A2 (theo khung tham chiếu châu Âu), chứng chỉ TOEIC 400, chứng chỉ TOEFL IBT 3.5, chứng chỉ IELTS 4.0.
2.20.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực và triển vọng nghề nghiệp
Mục tiêu của chương trình đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành giáo dục chính trị, giáo dục công dân và nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, ở trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và Giáo dục chính trị ở trường trung cấp chuyên nghiệp.
Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học để tiếp tục học thạc sĩ và trở thành giảng viên dạy các môn lí luận chính trị ở trường đại học và cao đẳng. Định hướng giáo dục sinh viên về tinh thần yêu nước, lập trường kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và những chuẩn mực đạo đức, tác phong của người giáo viên. Các chuyên ngành có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu sau khi tốt nghiệp cử nhân Giáo dục Chính trị: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị, Chính trị học.
2.21. Ngành Quản lý giáo dục
2.21.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.21.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 166 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.21.3. Triển vọng nghề nghiệp: Chuyên viên hành chính giáo dục và quản lí giáo dục, công tác tại:
- Văn phòng các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông;
- Các phòng, ban thuộc các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng, ban của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Các cơ quan văn hóa và giáo dục của Đảng, Nhà nước;
- Các cơ quan, tổ chức giáo dục khác.
2.22. Ngành Tâm lý học
2.22.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.22.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 150 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.22.3. Triển vọng nghề nghiệp
Chuyên viên tham vấn tâm lí (trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tham vấn tâm lí, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cao đẳng, đại học,…);
Nhân viên bộ phận nhân sự, tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường,… trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp các lĩnh vực xã hội khác nhau;
Cán bộ chuyên môn tâm lí trong các cơ sở y khoa, trung tâm dưỡng lão, trung tâm cai nghiện, cơ sở giáo dục đặc biệt, các trường giáo dưỡng;
Cán bộ chuyên môn tâm lí trong các cơ sở thể dục thể thao, các trung tâm (nhà, cung) văn hóa;
Cán bộ Đoàn, Đảng, cán bộ tuyên giáo,… trong các tổ chức Đoàn thể, chính quyền của các địa phương, các tổ chức xã hội khác;
Cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lí học, cơ quan pháp luật, điều tra tâm lí tội phạm;
Cán bộ các dự án phát triển cộng đồng tại các cơ quan, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước;
Cán bộ giảng dạy tâm lí học tại các trường cao đẳng, đại học, các trường dạy nghề,...
2.23. Ngành Sư phạm mỹ thuật
2.23.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.23.2. Tổng số tín chỉ: 133 tín chỉ.
2.23.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.23.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Mục tiêu chung: Đào tạo Cử nhân ngành Sư phạm Mỹ thuật có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực giáo dục và sáng tạo Mỹ thuật để cung cấp nguồn nhân lực giảng dạy Mỹ thuật ở bậc phổ thông, trung cấp và cao đẳng nghề, có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục Mỹ thuật, tổ chức và quản lý các hoạt động Mỹ thuật, cũng như nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật sẽ trang bị cho người học các mục tiêu cụ thể (viết tắt là PO) như sau:
- PO 1: Có kiến thức nền tảng vững chắc về giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành trong lĩnh vực mỹ thuật và giáo dục mỹ thuật.
- PO 2: Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng nghề nghiệp, có tư duy sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật và giáo dục mỹ thuật.
- PO 3: Giao tiếp hiệu quả, biết tổ chức, lãnh đạo và làm việc nhóm
- PO 4: Vận dụng tốt các năng lực hình thành ý tưởng: lên kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục mỹ thuật trong và ngoài trường học; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học mỹ thuật.
- PO 5: Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, phổ cập kiến thức mỹ thuật cho xã hội, thực hiện đạo đức nhà giáo và đề cao ý thức học tập suốt đời.
2.24. Ngành Sư phạm âm nhạc
2.24.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.24.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ.
2.24.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.24.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân Sư phạm âm nhạc có năng lực chuyên môn, đào tạo cho các khoa sư phạm của các trường văn hóa – nghệ thuật và môn âm nhạc tại các trường phổ thông.
Mục tiêu cụ thể:
- Có khả năng lý luận về phương pháp dạy học và giáo dục âm nhạc ở các cấp học.
- Biết tổ chức các hoạt động âm nhạc ở các trường, các cấp học.
- Nắm vững kiến thức chính của ngành qua các môn học chuyên ngành như: Nhạc cụ, Organ, Piano, thanh nhạc, chỉ huy hợp xướng,…
- Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ giáo dục.
2.24.5. Triển vọng nghề nghiệp
Đáp ứng nhu cầu xã hội.
Có khả năng giảng dạy ở các trường THCS, THPT.
Phục vụ giảng dạy ở các trường Trung học văn hóa nghệ thuật.
Phục vụ cho các trung tâm văn hóa quận, huyện các đài truyền hình.
Lý luận và phê bình âm nhạc cho các chương trình văn nghệ.
Sinh viên tốt nghiệp có thể nghiên cứu những ngành nghệ thuật chuyên sâu nhằm hoàn thiện chuyên môn và tiếp tục phát triển.
Sinh viên có thể học các môn chuyên sâu như ngành Thanh Nhạc, lí luận và các phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc, chỉ huy, sáng tác…
2.25. Ngành Thanh nhạc
2.25.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.25.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ.
2.25.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.25.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân Thanh nhạc có năng lực chuyên môn, đào tạo
cho các khoa sư phạm của các trường văn hóa – nghệ thuật và môn âm nhạc tại các trường phổ thông.

Mục tiêu cụ thể:
- Biết tổ chức các hoạt động âm nhạc ở các trường, các cấp học.
- Nắm vững kiến thức chính của ngành qua các môn học chuyên ngành như: Nhạc cụ, Organ, Piano, hòa thanh, thanh nhạc nâng cao,…
2.25.5. Triển vọng nghề nghiệp
Đáp ứng nhu cầu xã hội.
Có khả năng giảng dạy ở các trường THCS, THPT.
Phục vụ giảng dạy ở các trường Trung học văn hóa nghệ thuật.
Phục vụ cho các trung tâm văn hóa quận, huyện các đài truyền hình.
Lý luận và phê bình âm nhạc cho các chương trình văn nghệ.
Sinh viên tốt nghiệp có thể nghiên cứu những ngành nghệ thuật chuyên sâu nhằm hoàn thiện chuyên môn và tiếp tục phát triển.
Sinh viên có thể học các môn chuyên sâu như ngành Thanh Nhạc, lí luận và các phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc, chỉ huy, sáng tác,…
2.26. Ngành Quản trị kinh doanh
2.26.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.26.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ.
2.26.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ TOEIC 450 hoặc tương đương.
2.26.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Chương trình nhằm đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm với xã hội. Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, về quản trị kinh doanh hiện đại, những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; và có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo.
2.27. Ngành Kinh doanh quốc tế
2.27.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.27.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ.
2.27.3. Yêu cầu tiếng Anh: trình độ tiếng Anh đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương).
2.27.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Chương trình nhằm đào tạo Cử nhân ngành KDQT có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tinh thần trách nhiệm với xã hội, tạo nên nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cử nhân ngành KDQT có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, toàn diện về quản trị kinh doanh trong môi trường quốc tế, có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo và có khả năng sử dụng thông thạo tiếng Anh trong công việc.
2.27.5. Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành KDQT không chỉ có thể làm quản trị viên, chuyên viên điều hành ở các cấp quản trị, làm việc tại các bộ phận trong mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp mà đặc biệt có khả năng làm việc tại các tập đoàn đa và xuyên quốc gia; các đại diện thương mại của nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; làm chuyên viên của các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế; làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về quản trị kinh doanh quốc tế tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh quốc tế.
2.28. Ngành Sư phạm vật lý
2.28.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.28.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.28.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu) hoặc tương đương.
2.28.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, hoàn thiện cả trí lực và thể lực; có khả năng triển khai và phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý; có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, phát triển bản thân; có khả năng thích ứng nhanh với các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.
2.28.5. Triển vọng nghề nghiệp
Giáo viên tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các Trung tâm giáo dục thường xuyên trên cả nước.
Chuyên viên, Giáo vụ, Văn phòng tại các Phòng, Sở giáo dục và Đào tạo địa phương.
Nghiên cứu viên tại các trung tâm hay các Viện nghiên cứu có liên quan đến kiến thức vật lý.
Làm việc tại các công ty sách và thiết bị trường học.
Kỹ thuật viên phụ trách các thiết bị đo như chụp X-Quang, đo cộng hưởng từ MRI,... tại các bệnh viện.
2.29. Ngành Sư phạm hóa học
2.29.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.29.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ.
2.29.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu) hoặc tương đương.
2.29.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Chương trình đào tạo người học có thể giảng dạy Hóa học và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Hóa học và các lĩnh vực liên quan khác ở các trường Trung học, Đại học, các Viện nghiên cứu; có thể nhận diện, phân tích, thiết kế và phát triển các phương pháp dạy học và phương pháp nghiên cứu về lĩnh vực Hóa học và các lĩnh vực liên quan; lãnh đạo và tham gia các nhóm, các dự án quốc gia và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa; đáp ứng các xu hướng công nghệ hiện đại, thực hiện trách nhiệm xã hội và đóng góp vào việc phát triển ngành Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ.
2.29.5. Triển vọng nghề nghiệp
Làm giáo viên: có thể giảng dạy môn Hóa học tại các trường Trung học phổ thông, các trường nghề có học môn hóa học.
Làm chuyên viên tại các sở, ngành như: sở Khoa học Công nghệ, sở Tài nguyên Môi trường, các cơ sở sản xuất hóa học như sản xuất xi măng, luyện kimm... và các ngành cần sử dụng kiến thức hóa học.
Tham gia phục vụ Quân đội hoặc Công an trong một số bộ phận mà việc thực hiện nhiệm vụ cần sử dụng kiến thức chuyên môn về hóa học.
Tham gia nghiên cứu ở trường Trung học, Đại học hoặc Viện nghiên cứu.
2.30. Ngành Sư phạm sinh học
2.30.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.30.2. Tổng số tín chỉ: 173 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.30.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.31. Ngành Sư phạm Sinh học
2.31.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.31.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.31.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu), chứng chỉ TOEIC 450, chứng chỉ TOEFL PBT 450, chứng chỉ TOEFL IBT 45, chứng chỉ IELTS 4.5.
2.31.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân Sư phạm Sinh học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và nghiên cứu thuộc lĩnh vực Sinh học ở trường Trung học Phổ thông hoặc tương đương. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Sinh học có hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn phù hợp; có kiến thức chuyên môn sâu rộng, hiện đại; có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh; có khả năng phát triển chương trình phổ thông môn Sinh học; có năng lực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, phát triển bản thân; có khả năng làm việc trong môi trường áp lực, thích nghi và phát triển tốt trong môi trường giáo dục hiện đại, hội nhập; có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. 
2.31.5. Triển vọng nghề nghiệp:
Làm giáo viên: giảng dạy môn Sinh học tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên; giảng dạy môn Sinh học tại các trường Trung học Chuyên nghiệp, trường Cao đẳng nghề,… có học môn Sinh học.
Làm chuyên viên tại các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương.
Làm chuyên viên nghiên cứu tại các Sở, Ngành như: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Sinh học.
Làm kỹ thuật viên cho các tổ chức phi chính phủ, như các tổ chức Bảo tồn động – thực vật hoang dã.
2.32. Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên
2.32.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.32.2. Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.32.3. Yêu cầu tiếng Anh: chứng chỉ B1 (khung Châu Âu) hoặc đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2.32.4. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Đào tạo cử nhân Sư phạm Khoa học Tự nhiên có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, hoàn thiện cả trí lực và thể lực. Nắm vững kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và kỹ năng sư phạm; có khả năng phát triển chương trình phổ thông môn Khoa học Tự nhiên; có khả năng tự học – tự nghiên cứu nâng cao trình độ; Có khả năng thích ứng nhanh với các yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học cơ sở; Có trách nhiệm trong việc phát triển giáo dục quốc gia, trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn văn hóa quốc gia, dân tộc trước những tác động của hội nhập và toàn cầu hóa. Sinh viên tốt nghiệp đảm nhiệm công tác giảng dạy môn Khoa học Tự nhiên tại các trường Trung học cơ sở, hoặc các vị trí công tác tương đương.
2.32.5. Triển vọng nghề nghiệp
Làm giáo viên: giảng dạy môn Khoa học Tự nhiên tại các trường Trung học cơ sở, và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên cả nước.
Có thể đảm nhận công tác giáo vụ, làm chuyên viên tại các phòng Giáo dục – Đào tạo địa phương.
Làm chuyên viên tại các công ty sách và thiết bị trường học, viện nghiên cứu.
2.33. Ngành Kế toán
2.33.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.33.2. Tổng số tín chỉ: 134 tín chỉ.
2.33.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Phấn đấu phát triển ngành Kế toán của Trường Đại học Sài Gòn trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Kế toán có chất lượng, lấy chất lượng đào tạo sinh viên làm tâm điểm. Đào tạo những sinh viên của khoa thành những cán bộ kế toán, kiểm toán có năng lực, chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt.
2.33.4. Mô hình liên kết, hợp tác
Hợp tác quốc tế: hợp tác với những tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán trong đào tạo và hướng nghiệp cho sinh viên như CPA Australia, ACCA,…
Hợp tác trong nước: liên hệ mật thiết với các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận để hỗ trợ các chương trình học tập cho sinh viên, giải quyết tốt việc thực tập tốt nghiệp, việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
2.34. Ngành Tài chính – Ngân hàng
2.34.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.34.2. Tổng số tín chỉ: 134 tín chỉ.
2.34.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Phấn đấu phát triển ngành Tài chính – Ngân hàng của Đại học Sài Gòn trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng có chất lượng, lấy chất lượng đào tạo sinh viên làm tâm điểm. Đào tạo những sinh viên của khoa thành những cán bộ tài chính, ngân có năng lực, chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt.
2.34.4. Mô hình liên kết, hợp tác: Liên hệ mật thiết với các doanh nghiệp, ngân hàng trong địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận để hỗ trợ các chương trình học tập cho sinh viên, giải quyết tốt việc thực tập tốt nghiệp, việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp như Ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển nông thôn, Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Nam Á,…
2.35. Ngành Quản trị văn phòng
2.35.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.35.2. Tổng số tín chỉ: 150 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.35.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Hình thành nền tảng vững chắc về kiến thức giáo dục đại cương, kiến cơ sở ngành và kiến thức ngành trong lĩnh vực Quản trị văn phòng.
Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng nghề nghiệp và tư duy sáng tạo trong lĩnh vực Quản trị văn phòng.
Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo.
Vận dụng tốt các năng lực hình thành ý tưởng; sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin tốt; có khả năng lên kế hoạch và thực hiện tốt các nghiệp vụ Quản trị văn phòng; trở thành nhà Quản trị văn phòng có năng lực tại các cơ quan, tổ chức.
Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt vai trò của một nhà Quản trị văn phòng chuyên nghiệp, xây dựng môi trường làm việc tốt tại các cơ quan, tổ chức; yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp và ý thức học tập suốt đời.
2.35.4. Triển vọng nghề nghiệp
Chuyên viên hành chính văn phòng tại các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội tại các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp;

Nhân viên Hành chính – Văn thư, Hành chính văn phòng, lễ tân tại các doanh nghiệp;
Cán bộ quản lí văn phòng hoặc bộ phận thuộc văn phòng tại các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương (chánh, phó văn phòng; trưởng, phó phòng hành chính….);
Trợ lí lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương.
2.35.5. Mô hình liên kết, hợp tác
Các chương  trình đào tạo trong nước: Ngành Lưu trữ và Quản trị văn phòng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và TP.HCM; Ngành Quản trị văn phòng Trường ĐH Nội vụ Hà Nội; Ngành Quản trị văn phòng trường ĐH Hoa sen.
Các chương trình đào tạo quốc tế: BS in Office Administration, Mountain View College, Taxas.
2.36. Ngành Thông tin – Thư viện
2.36.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.36.2. Tổng số tín chỉ: 165 tín chỉ. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 133 tín chỉ (không kể 03 tín chỉ của môn học Giáo dục thể chất và 08 tín chỉ của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh).
2.36.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng, phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và chuyên môn cao; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nghề, phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo, đáp ứng nhu cầu  và nắm bắt dược xu thế phát triển của xã hội trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện tại Việt Nam, từng bước  đạt chuẩn khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
- Nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành để làm việc trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện và tiếp tục học tập suốt đời.
- Có kiến thức chuyên ngành sâu rộng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện.
- Vận dụng được các kỹ năng nghề nghiệp như:  lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tổ chức quản lý thông tin - thư viện, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng ứng dụng công nghệ và công nghệ thông tin.
- Sử dụng tốt 1 số kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, làm việc độc lập.
- Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực, cư xử tốt với đồng nghiệp, có trách nhiệm, yêu nghề.
2.36.4. Triển vọng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Thông tin - Thư viện có thể làm chuyên viên, kỹ thuật viên hay công tác quản lý tại:
- Tất cả các loại hình thư viện và cơ quan thông tin từ trung ương đến địa phương.
- Các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước  hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin - thư viện và các lĩnh vực khác.
- Các cơ sở đào tạo ngành Thông tin - Thư viện và các ngành khác.
2.37. Ngành Toán ứng dụng
2.37.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.37.2. Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ.
2.37.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực
Chương trình đào tạo ngành Toán ứng dụng được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình đào tạo này cũng đảm bảo tuân theo quy định, hướng dẫn của trường Đại học Sài Gòn. Hơn nữa, chương trình thể hiện được các chuẩn đầu ra dành cho sinh viên tốt nghiệp gồm các chuẩn đầu ra liên quan đến kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, nhóm ngành, khối ngành theo lĩnh vực Toán ứng dụng. Các mục tiêu và chuẩn đầu ra được xây dựng rõ ràng phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn, mục tiêu giáo dục của Nhà trường.
Với môi trường giáo dục, đào tạo có tương tác, kết hợp nghiên cứu khoa học, người học được phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết và kỹ năng của mình trong quá trình đào tạo để đạt được những thành công sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên trao đổi với các nhà tuyển dụng nhằm điều chỉnh các chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn xã hội.
2.37.4. Triển vọng nghề nghiệp: Sau tốt nghiệp, sinh viên của Khoa có nhiều cơ hội việc làm trong các cơ sở giáo dục hoặc các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt, sinh viên ngành Toán ứng dụng có cơ hội làm việc ở các ngân hàng, phòng dự báo tài chính hoặc các công ty phần mềm trong và ngoài nước.
2.38. Ngành Sư phạm Toán
2.38.1. Thời lượng đào tạo: 4 năm
2.38.2. Tổng số tín chỉ: 134 tín chỉ.
2.38.3. Định hướng mục tiêu, lĩnh vực: Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán được xây dựng trên cơ sở đào tạo nguồn nhân lực là giáo viên trung học có lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán tốt, có phương pháp tiếp cận Khoa học về các vấn đề thực tiễn, có năng lực và phẩm chất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học- công nghệ của đất nước và định hướng đổi mới giáo dục.
2.38.4. Triển vọng nghề nghiệp: Với môi trường đào tạo được thiết kế các môn học hợp lý sinh viên sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng làm giáo viên Toán ở trường trung học, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy ở các trường trung cấp, cao đẳng và đại học sau khi đáp ứng các yêu cầu khác của cơ sở giáo dục.
1. Các đơn vị phối hợp hoạt động
- Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ VINTECH
- Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
- Công ty Cổ phần giao nhận và thương mại Bạch Tuộc (Octopus Logistics and Trading, JSC).
- Tập đoàn Hoa Sen.
- Công ty TNHH VT-TM và dịch vụ Hội Nguyên (HNT Logistics, Co. LTD).
- Công ty dược phẩm Úc Châu.
- Công ty Goodworks.
-Anh ngữ Talks.
- Công ty Cổ phần cắt may Sofa Hoa Sen – Bình Dương.
2. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
Thỏa thuận hợp tác (MOU) với Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ VINTECH:
Nội dung:
- Hợp tác về tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học-công nghệ;
- Hợp tác về trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cho các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên;
- Hợp tác về giảng dạy và chia sẻ tri thức;
- Hợp tác về cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ của Trường Đại học Sài Gòn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm giải quyết các vấn đề thực tế cho doanh nghiệp và xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn có những nguồn lực cần thiết để khởi nghiệp thành công.
3. Chương trình cử nhân Quốc tế Quản trị Kinh doanh và Quản lý Thương mại Điện tử:
Đơn vị ký kết: Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems (Cộng hòa Áo).
Thời gian đào tạo: Tổng thời gian đào tạo 04 năm, bao gồm:
- 01 năm cơ sở (02 học kỳ);
-03 năm chuyên ngành (06 học kỳ - 180 Tín chỉ Châu Âu);
- Thí sinh đã đạt trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 theo chuẩn quốc tế khi đăng ký xét tuyển sẽ được miễn học 01 năm cơ sở. Hình thức đào tạo: Toàn phần tại trường Đại học Sài Gòn theo hình thức đào tạo chính quy tập trung. Đồng thời, sinh viên có cơ hội học tập ngắn hạn tại Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems (Cộng hòa Áo) trong thời gian học tập chương trình chuyên ngành. Địa điểm đào tạo: Các phòng học chất lượng cao tại Cơ sở chính Trường Đại học Sài Gòn. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh.
Giảng viên giảng dạy: Giảng viên của Trường Đại học Sài Gòn và giảng viên Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems có trình độ chuyên môn và năng lực ngoại ngữ đáp ứng các yêu cầu của chương trình và các quy định hiện hành của Việt Nam và Cộng hòa Áo cùng tham gia giảng dạy.
Văn bằng: - Bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh và Quản lý Thương mại Điện tử (Bachelor of Arts in Business) do trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krems cấp, nằm trong hệ thống văn bằng của Cộng hòa Áo và có giá trị quốc tế. - Theo Hiệp định công nhận văn bằng giáo dục đại học giữa Cộng hoà Áo và Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với văn bằng được cấp, sinh viên có thể tiếp tục đăng ký học các bậc học cao hơn ở trong nước cũng như nước ngoài.
4. Các hoạt động khác
- Tổ chức Hội thảo “Marketing thành công: 7 Bài học từ công ty Coca-Cola.
- Tổ chức Talkshow: Chứng chỉ Toeic đối với sinh viên thời đại 4.0 và Talkshow: Xây dựng thương hiệu cá nhân qua Facebook.
- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh “Đúng ngành nghề - sáng tương lai”.
- Tổ chức giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp trường.
- Tổ chức tọa đàm “Sinh viên với sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu khoa học”.
- Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp – Start up” cấp trường.
- Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp tổ chức tập huấn “Kỹ năng huy động vốn đầu tư”.
- Tổ chức Hội thảo Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo.
- Tham quan Nhà máy thuỷ điện Trị An, nhà máy Ajinomoto Biên Hoà; tổ chức thực tế chuyên môn tại cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống Như Ý tỉnh Bình Thuận; thực tế chuyên môn tại Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát,…  
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_12ad04c4a280408db28c5072fc725730.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)