Trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
SINCE 1970
Điểm đánh giá: 78 sao trong 20 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (ĐHSP Nghệ thuật TW) là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Văn hóa, Giáo dục nghệ thuật đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Tầm nhìn
Phấn đấu đến năm 2030, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Văn hóa, Giáo dục nghệ thuật có uy tín ở Việt Nam và hội nhập quốc tế.
3. Giá trị cốt lõi
Trách nhiệm, chuyên nghiệp, chất lượng, sáng tạo, nhân văn.
4. Định hướng phát triển
- Phát triển trường ĐHSP Nghệ thuật TW phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam;
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa - nghệ thuật có chất lượng trong nền kinh tế tri thức vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện để cạnh tranh với những cơ sở đào tạo có uy tín cùng lĩnh vực trong nước, từng bước tiếp cận với chất lượng của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới;
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; Chủ động mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để nâng cao hình ảnh, uy tín của Trường;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cán bộ quản lý đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trong thời kì mới. Phấn đấu đến 2022, 100% giảng viên đạt trình độ sau đại học, có trên 50 tiến sĩ;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng nghệ thuật với hệ thống giảng đường, thư viện và hệ thống các dịch vụ cung cấp cho sinh viên có chất lượng cao.
* MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu chiến lược
Xây dựng Trường ĐHSP Nghệ thuật TW trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về giáo dục nghệ thuật ngang tầm các trường Đại học tiên tiến trong khu vực; là cơ sở bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng nghệ thuật uy tín của Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể và các giải pháp cơ bản
2.1. Tổ chức Đảng
- Mục tiêu: Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh theo nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tạo niềm tin vững chắc của cán bộ, giảng viên và sinh viên với Đảng bộ Nhà trường.
- Nội dung:
+ Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ, trên cơ sở quán triệt nghị quyết Đại hội XII của Đảng; chú trọng công tác phát triển Đảng;
+ Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên có đủ năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và  phù hợp với thực tiễn của Nhà trường;
+ Hoàn thiện cơ chế, quy chế và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tự phê bình, phê bình, chất vấn trong nội bộ Đảng; chỉnh đốn, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị của Đảng viên;
+ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế phát huy vai trò của cán bộ, quần chúng, nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
2.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự
- Mục tiêu: Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý toàn diện song chú trọng phát triển chất lượng, nâng cao trình độ. Có lộ trình điều chỉnh cân đối và đồng bộ về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Phấn đấu năm 2030, có 500 cán bộ, giảng viên, trong đó 100% giảng viên đạt trình độ sau đại học, có trên 50 Tiến sĩ.
- Nội dung:
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hiện có. Hoàn thiện hệ thống văn bản về quản lý theo hướng phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của tập thể và cá nhân;
+ Rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các đơn vị phòng, khoa, viện, trung tâm và bộ môn để từ đó kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ phù hợp với thực tiễn hoạt động của trường nghệ thuật, đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học với chất lượng cao. Tăng cường tính tự chủ cho các khoa chuyên môn;
+ Phát triển nguồn nhân lực hợp lý, có chính sách thu hút nhân tài, mở rộng quy mô đào tạo, hoàn chỉnh hơn nữa bộ máy tổ chức, tiếp tục chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên đi học, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Coi trọng và có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước. Công tác tuyển dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ được thực hiện rõ ràng, minh bạch.
2.3. Quy mô đào tạo
- Mục tiêu: Đa dạng hóa các ngành, trình độ và loại hình đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường; cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật đảm bảo theo yêu cầu chuẩn đầu ra về phẩm chất, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế
Nội dung:
+ Tiếp tục phát triển không những về quy mô mà còn không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện để cạnh tranh với những cơ sở đào tạo uy tín cùng lĩnh vực trong nước. Tiếp cận với chất lượng của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới;
+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo: vừa học vừa làm, liên thông, liên kết, văn bằng 2… nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục phát triển công tác đào tạo liên kết với các địa phương, nâng cao chất lượng cho nguồn lao động tại chỗ của các địa phương. Đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng - đào tạo lại đội ngũ giáo viên nghệ thuật ở các trường phổ thông để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, đổi mới giáo dục nghệ thuật trong các trường phổ thông;
+ Xây dựng quy trình tuyển sinh riêng, mang tính đặc thù đối với đối tượng đào tạo, đồng thời áp dụng phương thức quản lý đào tạo tiên tiến, hiện đại, hướng tới người học;
+ Định hướng xây dựng chương trình theo hướng hiện đại, tiên tiến, liên thông, tiếp cận và hội nhập với các chương trình đào tạo của một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Củng cố và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo đã có, đồng thời nghiên cứu mở những mã ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay như ngành: Quản lý văn hóa trình độ tiến sĩ, Báo chí nghệ thuật… góp phần chuẩn hóa đội ngũ khối ngành giáo dục và văn hóa - nghệ thuật.   
Quy mô đào tạo
TT Chỉ số 2017 2022 2030
  Quy mô đào tạo toàn Trường 4.683 4.950 6.000
1 Tiến sĩ 33 50 100
2 Thạc sĩ 560 500 600
3 Đại học, cao đẳng 4.090 4.400 5.000

 
2.4. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
- Mục tiêu: Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ có uy tín ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghệ thuật. Là cơ sở tin cậy cho Nhà nước, các doanh nghiệp, cơ quan địa phương trong và ngoài nước đặt hàng các dự án, đề tài khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật. Phấn đấu đến năm 2020, hoạt động khoa học công nghệ mang lại nguồn thu của Trường và hàng năm có từ 03 đến 05 văn bằng sở hữu trí tuệ.
- Nội dung:
+ Xây dựng quy chế quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, giảng viên đối với công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và các khoa trong thi đua hàng năm;
+ Xây dựng các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, đặc biệt nhấn mạnh chương trình thực tập sinh ngắn hạn; có chính sách thu hút cán bộ khoa học đầu ngành trong và ngoài nước về giảng dạy và nghiên cứu tại Trường. Khuyến khích và tạo điều kiện để các giảng viên, sinh viên tham gia thực hiện các đề tài, dự án khoa học;
+ Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề để các giảng viên, sinh viên được trao đổi, học tập với các nhà nghiên cứu có uy tín cao trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học  các cấp trên cơ sở phát huy vai trò hoạt động của hội đồng khoa học và đào tạo của Trường và các khoa chuyên ngành;
+ Phát triển Trung tâm Ứng dụng và phát triển nghệ thuật, Viện nghiên cứu Sư phạm nghệ thuật của Trường theo hướng:
a. Nghiên cứu phát triển giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam
b. Phát huy các giá trị, vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội
c. Tư vấn về văn hóa, giáo dục nghệ thuật truyền thống và đương đại Việt Nam
d. Tổ chức các sự kiện văn hóa - nghệ thuật
c. Các dịch vụ về lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật
+ Xây dựng đề án hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Tăng cường hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực để xây dựng và triển khai các đề tài liên ngành lớn. Hiện đại hóa quản lý khoa học công nghệ bằng việc sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.
2.5. Công tác sinh viên
- Mục tiêu: Bảo đảm giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của người học trong học tập và nghiên cứu khoa học. Sinh viên được đào tạo để trở thành những giáo viên, cán bộ văn hóa - nghệ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực, góp phần xây dựng công cuộc phát triển đất nước.
- Nội dung:
+ Nâng cao ý thức của người học thông qua việc phổ biến các văn bản pháp quy về công tác sinh viên như: thi đua khen thưởng - kỷ luật, quá trình học tập và rèn luyện, công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú;
+ Tổ chức, tham gia tổ chức các sự kiện, tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với người học để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của sinh viên, kịp thời tư vấn và giải quyết những vướng mắc cần tháo gỡ;
+ Tổ chức các khóa học ngắn hạn về kỹ năng mềm giúp hỗ trợ người học trong học tập và rèn luyện như: Công tác hướng nghiệp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phỏng vấn; kỹ năng quản lý, sáng tác, biểu diễn...
+ Bổ sung kiến thức chuyên ngành thực tế như mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn: nghiệp vụ sư phạm, quản lý nghệ thuật, tổ chức sự kiện, dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, thiết kế mỹ thuật, sáng tác và biểu diễn nghệ thuật…
2.6. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Mục tiêu: Xây dựng được hệ thống tự đảm bảo chất lượng trong Nhà trường, hoạt động hiệu quả giúp cho Nhà trường phát triển đúng theo định hướng, nhiệm vụ đề ra. Hệ thống quản lý chất lượng giáo dục của Nhà trường đạt chuẩn thông qua việc kiểm định theo các hệ thống quản lý chất lượng quy định trong nước và khu vực.
- Nội dung:
+ Triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Hoàn thiện quy chế tổ chức hoạt động của từng đơn vị. Nâng cao vai trò đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng của Trường, hướng dẫn các đơn vị có liên quan xây dựng mục tiêu chính sách chất lượng theo mô tả công việc của từng đơn vị;
+ Xây dựng kế hoạch, từng bước triển khai áp dụng và kiểm định theo hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance - chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường đại học thuộc khối ASEAN);
+ Tăng cường nhận thức về vai trò của công tác tự đánh giá, đảm bảo chất lượng trong cán bộ, giảng viên và sinh viên nhằm tạo sự đồng thuận và nghiêm túc trong hoạt động đảm bảo chất lượng. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế;
+ Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với cơ sở đào tạo đại học như: công bố các nội dung của ba công khai; công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; tự đánh giá chất lượng giáo dục... hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cán bộ, giảng viên Nhà trường; hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các quy trình kiểm tra đánh giá như: lấy ý kiến người học đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên/chương trình giảng dạy; lấy ý kiến người học đã tốt nghiệp; lấy ý kiến người sử dụng lao động.
2.7. Hợp tác quốc tế
- Mục tiêu: Mở rộng hợp tác trong và ngoài nước đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật. Tiếp cận các chuẩn giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm áp dụng, sáng tạo phù hợp nhu cầu đào tạo tại Việt Nam.
- Nội dung:
+ Tăng cường ký kết và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với các trường đại học, các tổ chức quốc tế, nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nước ngoài để phát triển công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
+ Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao để thực hiện hợp tác quốc tế trong điều kiện hợp tác các bên cùng có lợi và phát triển trong điều kiện đa phương hóa hiện nay;
+ Tích cực tạo nguồn tài chính để tăng khả năng mở rộng hợp tác quốc tế. Mặt khác cần chủ động tìm và tạo nguồn hỗ trợ cho hợp tác quốc tế từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước;
+ Tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến Trường để giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên của Trường có cơ hội tiếp cận và hội nhập trình độ của khu vực và thế giới;
+ Gắn các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động hợp tác quốc tế: xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học trong một số lĩnh vực đặc thù phù hợp thế mạnh của Nhà trường và được xã hội quan tâm;
+ Thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; đẩy mạnh các chương trình giao lưu trao đổi học thuật, trao đổi sinh viên nhằm mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác hướng tới việc tạo ra một mạng lưới liên kết mở rộng, quảng bá hình ảnh nhà trường một cách rộng rãi;
+ Có chính sách mời các nhà khoa học nước ngoài về giảng dạy tại Trường. Thực hiện mô hình 1 + 3, hay 2 + 2, gửi sinh viên đi học tại trường đối tác ở nước ngoài, hoặc nhận sinh viên của trường đối tác sang học chuyên ngành tại Trường;
+ Thu hút sinh viên nước ngoài sang học tập tại Trường theo các ngành, các hệ đào tạo đại học/sau đại học. Trong đó chú trọng vào nhóm ngành về Giáo dục Nghệ thuật (Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật; Quản lý Nghệ thuật...);
Đổi mới công tác quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng hội nhập toàn cầu và khu vực. Sử dụng những phương thức tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc mở, phối hợp và trao đổi, ứng dụng với các trường trong khu vực thuộc khối ngành văn hóa - nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật.
2.8. Cơ sở vật chất
- Mục tiêu: Xây dựng Nhà trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn thiết kế các trường đại học Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập có tính đặc thù trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật.
- Nội dung:
+ Thực hiện dự án xây dựng giảng đường học tập bộ môn chung, giảng đường đa năng và giảng đường khối mỹ thuật - Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo cho Trường ĐHSP Nghệ thuật TW;
+ Lập quy hoạch tổng thể phát triển Nhà trường, thực hiện dự án mở rộng đất giai đoạn I;
+ Tiếp tục đầu tư trang thiết bị giảng dạy và học tập theo hướng hiện đại, bổ sung trang thiết bị cho các phòng thực hành, xưởng thực nghiệm, hội trường theo hướng đồng bộ và hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, học tập, ứng dụng khoa học công nghệ;
+ Đảm bảo diện tích sân chơi, bãi tập, khu thể dục thể thao, hội trường theo quy định; đủ trang thiết bị phục vụ tốt cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động tập thể và vui chơi, giải trí lành mạnh.
2.9. Nguồn tài chính
- Mục tiêu: Huy động các nguồn lực đảm bảo điều kiện để phục vụ Nhà trường cho quá trình phát triển. Đồng thời phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn thu nhằm đảm bảo chi thường xuyên ổn định. Từng bước nâng cao thu nhập cán bộ, giảng viên. Phấn đấu tăng quy mô các nguồn thu, tiến tới đạt được sự tự chủ về tài chính theo đúng chủ trương.
- Nội dung:
+ Định hướng, dự kiến các nguồn thu tài chính có thể có trong các giai đoạn phát triển. Các nguồn thu cần huy động: học phí - đề xuất cơ chế riêng cho sinh viên khối nghệ thuật; nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo liên kết, các chương trình ngắn hạn, dịch vụ; nguồn thu từ các dự án; ngân sách Nhà nước cấp, trong đó chủ yếu cho đầu tư phát triển; nguồn huy động từ xã hội (gồm liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tài trợ từ các doanh nghiệp và đóng góp từ cựu sinh viên); 
+ Định hướng, dự kiến các khoản chi theo các điều kiện cụ thể: chi thường xuyên cho hoạt động của Trường, trong đó không ngừng nâng cao thu nhập cho giảng viên và cán bộ; tăng cường chi cho các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; và đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển;
+ Đề xuất cơ chế chính sách riêng đối với trường đào tạo đặc thù nghệ thuật không chỉ về mức thu học phí mà cần có chế độ ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên làm việc trong các trường đại học chuyên ngành nghệ thuật;
2.10. Xây dựng và phát triển thương hiệu
- Mục tiêu: Duy trì và nâng cao thương hiệu của Nhà trường trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục nghệ thuật
 - Nội dung:
+ Khẳng định thương hiệu đối với các cơ quan quản lý;
+ Khẳng định thương hiệu đối với các đối tác và thị trường bằng chất lượng đầu ra;
+ Khẳng định thương hiệu đối với xã hội, thúc đẩy nâng cao khả năng tuyển sinh;
+ Khẳng định thương hiệu, uy tín đối với các đối tác quốc tế;
A. Khoa Sư phạm Âm nhạc
Được thành lập từ năm 1970, Sư phạm Âm nhạc là một trong hai khoa giàu truyền thống nhất của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Trước đây, khoa Sư phạm Âm nhạc được mang tên là khoa Âm nhạc. Năm 2006, khi Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Họa Trung ương được nâng cấp lên thành Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, khoa Âm nhạc đã đổi tên thành khoa Sư phạm Âm nhạc với chức năng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc ngành sư phạm âm nhạc. Đến năm 2009, trước yêu cầu phát triển của Nhà trường, khoa Sư phạm Âm nhạc đã được tách – thành các khoa: Khoa Sư phạm Âm nhạc, Khoa Thanh nhạc, Nhạc cụ.
Từ khi thành lập cho đến nay, Khoa Sư phạm Âm nhạc đã thực hiện đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn sinh viên ở các trình độ cao đẳng, đại học. Các sinh viên ra trường khi trở thành những thầy, cô giáo giảng dạy âm nhạc tại các trường phổ thông, trường Văn hóa nghệ thuật, trường trung cấp, cao đẳng và đại học; hay trở thành các diễn viên của các đoàn nghệ thuật, các cán bộ văn hóa... đều phát huy được năng lực chuyên môn và phẩm chất sư phạm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào công tác giáo dục thẩm mỹ cũng như sự nghiệp trồng người của đất nước.  
Khoa Sư phạm Âm nhạc luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; quản lý cán bộ, giảng viên, sinh viên... Những thành tích của khoa đạt được là nhờ có sự nỗ lực và công lao của nhiều thế hệ thầy cô giáo, có sự đóng góp của các nghệ sĩ, nhạc sĩ, các nhà sư phạm âm nhạc đầu ngành như: NS.Tô Vũ, NS. Hồng Đăng, NS. Phạm Ngữ, NS. Hoàng Lân, NS. Đào Ngọc Dung, NS. Nguyễn Phú Đắc, NS. Đỗ Hải Lễ, NS. Nguyễn Đắc Quỳnh, NS.Trịnh Tuấn, Nhà giáo Lan Hương, Nghệ sĩ Phan Huấn, NSƯT Trần Quang Phác, NS. Lê Đình Chiển, Nhà giáo Nguyễn Văn Chương, PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai, PGS.TS.Trịnh Hoài Thu, Nhà giáo Phạm Thanh Phương, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Mai...
Khoa Sư phạm Âm nhạc hiện nay có tổng số 26 cán bộ, giảng viên trong đó có 01 TS và nhiều cán bộ, giảng viên đang học nghiên cứu sinh, thạc sĩ. Ngoài lực lượng giảng viên cơ hữu, hàng năm, khoa Sư phạm Âm nhạc còn mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ làm cộng tác viên giảng dạy chuyên môn như PGS.TS. Vũ Nhật Thăng, GS.TSKH. Phạm Lê Hòa, TS. Ngô Thị Nam, TS. Nguyễn Thế Tuân, TS. Phạm Thế Hùng, PGS.TS. Hà Thị Hoa, NSƯT Xuân Vinh... Hiện Khoa đang đảm nhận giảng dạy các bộ môn: Lý thuyết âm nhạc, Ký – xướng âm, Lịch sử âm nhạc, Phân tích tác phẩm, Hòa thanh, Phức điệu, Giới thiệu nhạc cụ, Âm nhạc Việt Nam, Phối hợp xướng, Sáng tác âm nhạc, Phương pháp dạy học âm nhạc, Hát hợp xướng, Chỉ huy Hợp xướng, Dàn dựng chương trình Âm nhạc tổng hợp, Múa, Mỹ học, Nghệ thuật học…
Với những nỗ lực, cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên,  khoa Sư phạm Âm nhạc đã nhận được những sự ghi nhận xứng đáng từ những đóng góp của Khoa trong sự nghiệp đào tạo giáo viên âm nhạc cho cả nước. Khoa Sư phạm Âm nhạc luôn được đánh giá là một tập thể lao động xuất sắc. Tập thể và nhiều cán bộ, giảng viên của Khoa Sư phạm Âm nhạc đã được tặng thưởng các Huy chương, Bằng khen, Giấy khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của các Tỉnh, Thành trên cả nước và của Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương.
Kế thừa truyền thống 48 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Sư phạm Âm nhạc luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tích cực học tập nâng cao trình độ, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và học; tăng cường công tác quản lý và giáo dục sinh viên... để khẳng định thương hiệu của mình trong công tác đào tạo giáo viên âm nhạc, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học và những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
1. Chức năng: Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc ngành Sư phạm Âm nhạc theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu.
2. Nhiệm vụ:
a. Đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc có trình độ: đại học, sau đại học.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong phạm vi chuyên môn do khoa đảm nhận.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của trường, nhu cầu của ngành và xã hội.
- Đào tạo liên kết với các đơn vị bên ngoài nhà trường.
b. Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục Âm nhạc.
- Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành.
- Hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên/ học viên.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các dự án, chương trình hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Sư phạm Âm nhạc.
c. Quản lý cán bộ, giảng viên, tài sản khoa theo quy định hiện hành.
d. Quản lý người học:
- Quản lý quá trình học tập, rèn luyện và các hoạt động khác của sinh viên/ học viên.
- Tổ chức, biên chế lớp sinh viên/ học viên; theo dõi và báo cáo số lượng sinh viên/ học viên thường kỳ, đột xuất trình Ban Giám hiệu.
- Xét khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại sinh viên/ học viên theo quy định. – Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức cho sinh viên/ học viên tham quan thực tế, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm. e. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu phân công.
3. Cơ cấu tổ chức của khoa
3.1.Ban chủ nhiệm khoa
3.2. Văn phòng khoa
3.3. Tổ Lý thuyết Âm nhạc 
3.4. Tổ Thực hành
3.5. Bộ môn Ký Xướng âm
B. Khoa Sư phạm Mỹ thuật
1. Giới thiệu chung về khoa
Khoa Sư phạm Mỹ thuật (SPMT) là khoa có bề dày truyền thống, gắn liền với quá trình xây dựng và trưởng thành 45 năm của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
Được thành lập từ năm 1970, Khoa Sư phạm Mỹ thuật đã từng mang những tên gọi khác nhau: Hệ Hội họa (1970 - 1980), Khoa Hội họa (1980 - 2000), Khoa Mỹ thuật (2000 - 2006) và tới tháng 5/2006, đổi tên thành Khoa Sư phạm Mỹ thuật khi Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định thành lập Trường ĐHSP Nghệ thuật TW. 
Từ khi thành lập đến nay, Khoa SPMT đã đào tạo 45 khóa sinh viên hệ CĐSP, 13 khóa sinh viên hệ ĐH SPMT và 05 khóa sinh viên hệ Hội họa 03 khóa sinh viên hệ ĐHSPMT Mầm non. Trong số hàng vạn sinh viên đã ra trường là những thầy, cô giáo giảng dạy mỹ thuật tại các trường tiểu học, trung học cơ sở trên cả nước. Đến nay, nhiều sinh viên của trường đã trưởng thành và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Nhiều người trong số họ hiện nay đã trở thành giảng viên Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Mỹ thuật, là cán bộ, giáo viên cốt cán của các địa phương trong cả nước.   
- Giảng viên khoa SPMT bao gồm 3 tổ chuyên môn. Danh sách như sau:
1.1. Ban chủ nhiệm khoa và chuyên viên văn phòng
1.2. Tổ bộ môn Hình họa
1.3. Tổ bộ môn Trang trí
1.4. Tổ bộ môn Lý luận
2. Các ngành đào tạo chính:
2.1. Ngành SPMT
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo cử nhân Sư phạm Mỹ thuật có kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật tạo hình và khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo trong xu thế hội nhập. Đồng thời, có thể sáng tác, tổ chức các hoạt động mỹ thuật, học tiếp lên bậc cao hơn để hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Thời lượng đào tạo: 4 năm, 134 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu: Giảng dạy Mỹ thuật tại các trường trong hệ thống giáo dục, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu Mỹ thuật tại các trường, câu lạc bộ, Nhà Văn hóa... .
2.2. Ngành SPMT Mầm non
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Sư phạm Mỹ thuật Mầm non có kiến thức về nghệ thuật tạo hình và khoa học giáo dục mầm non, có năng lực sư phạm, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo trong xu thế hội nhập. Đồng thời có thể sáng tác, tổ chức các hoạt động Mỹ thuật, học tiếp lên bậc cao hơn để hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Thời lượng đào tạo: 4 năm, 134 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu: Giảng dạy Mỹ thuật tại các trường Mầm non trong hệ thống giáo dục, hướng dẫn và bồi dưỡng thiếu nhi có năng khiếu Mỹ thuật tại các trường, câu lạc bộ, Nhà Văn hóa... .
2.3. Đại học Hội họa
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Hội họa có kiến thức sâu rộng về nghệ thuật tạo hình, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Văn hóa - Nghệ thuật trong xu thế hội nhập. Đồng thời có thể  sáng tác, tổ chức các hoạt động Mỹ thuật, học tiếp lên bậc cao hơn để hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Thời lượng đào tạo: 5 năm, 151 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu:  Đảm nhận công tác nghiên cứu, sáng tác, tổ chức hoạt động mỹ thuật tại các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu nghệ thuật.
Ngoài ra, Khoa Sư phạm Mỹ thuật còn tham gia đào tạo liên kết ngành Sư phạm Mỹ thuật với các tỉnh trong cả nước.
3. Các chương trình hỗ trợ sinh viên
-  Thông tin doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường về việc tiếp nhận, sư dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp: Công ty KOE-TECHMO (Nhật Bản). Ngoài ra có các trường thuộc cơ sở công lập đang sử dụng sinh viên của khoa.
- Hàng năm khoa cử sinh viên tham gia, hưởng ứng Ngày hội việc làm do Nhà trường và các đơn vị doanh nghiệp phối hợp tổ chức.
C. Khoa Văn hóa Nghệ thuật
1. Giới thiệu chung
Ngày 09/3/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1208/QĐ-BGDĐT giao cho Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học hai ngành Quản lý văn hóa (QLVH) và Thiết kế thời trang (TKTT). Trên cơ sở đó, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW thành lập khoa Quản lý Văn hóa.
Tháng 07 năm 2007 các ngành QLVH,TKTT đã tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên. Một năm sau, Bộ môn Thiết kế Đồ họa (TKĐH) hình thành, trên cơ sở đó ngày 01/9/2008, khoa Quản lý văn hóa đổi tên thành khoa Văn hóa Nghệ thuật (VHNT). Với mục tiêu đào tạo sinh viên  với đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trình độ đại học trong lĩnh vực VHNT, phù hợp bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH-HĐH. Sự thay đổi tên gọi không chỉ phản ánh nhận thức mà còn thể hiện sự phát triển, mở rộng các chuyên ngành đào tạo của khoa VHNT nói riêng, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói chung trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
2. Cơ cấu tổ chức của khoa
a. Ban chủ nhiệm khoa
b. Văn phòng khoa
c. Bộ môn QLVH
d. Bộ môn Sân khấu Điện ảnh
Do đặc thù đào tạo, khoa VHNT có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, chuyên giảng dạy các môn nghệ thuật như: Thanh nhạc, Múa.
Hiện nay khoa Văn hóa Nghệ thuật đang đào tạo 2 mã ngành chính là:
+ Ngành Quản lý văn hóa
+ Ngành Diễn viên kịch điện ảnh
3. Chức năng
Khoa Văn hóa Nghệ thuật có chức năng tham mưu cho Ban Giám hiệu trường ĐHSP Nghệ thuật TW thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý sinh viên thuộc khoa Văn hóa Nghệ thuật.
4. Nhiệm vụ
Tham mưu cho Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch định biên năm học, chương trình chi tiết giảng dạy, tài liệu tham khảo chuyên ngành và tổ chức thực hiện
5. Đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo, bồi dư­ỡng cử nhân trong lĩnh vực quản lý Văn hoá - Nghệ thuật có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Đào tạo, bồi dư­ỡng cử nhân trong lĩnh vực Ngành Diễn viên kịch điện ảnh
 có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong  phạm vi chuyên môn của khoa.
- Bồi dư­ỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên của khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực đào tạo, của ngành, của xã hội.
Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản lý Văn hoá - Nghệ thuật. Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành sử dụng trong nhà tr­ường.
- Hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
- Chủ động trong các dự án hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, NCKH thuộc lĩnh vực quản lý Văn hoá - Nghệ thuật.
D. Khoa Thiết kế đồ họa
1. THÔNG TIN KHOA
- Tên ngành đào tạo: Thiết kế Đồ họa (Graphic Design)
- Mã số ngành đào tạo: 52210403
- Trình độ đào tạo: Đại học Thiết kế Đồ họa
- Thời gian đào tạo: 05 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Đại học Thiết kế Đồ họa (Bachelor of  Graphic Design)
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Khoa được thành lập ngày 28 tháng 4 năm 2014, tiền thân là Bộ môn Thiết kế đồ họa, là một ngành lớn của Khoa Văn hóa Nghệ thuật. Khi thành lập Bộ môn Thiết kế Đồ họa (28/09/2009) mới chỉ có 03 giảng viên và 90 sinh viên, đến nay Khoa đã có 41 cán bộ, giảng viên và gần 1000 sinh viên. 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 03 Tiến sĩ, 04 nghiên cứu sinh, 01 giảng viên chính, 05 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Khoa gồm 03 bộ môn trực thuộc, 03 đ/c trong Ban chủ nhiệm khoa, 03 Trưởng bộ môn. 02 Phó trưởng bộ môn. Chi bộ khoa gồm 28 đ/c, 03 đ/c trong ban chi ủy, 01 Bí thư và 01 Phó bí thư chi bộ, một tổ chức công đoàn, 01 Hội đồng Khoa học đào tạo.
- Chức năng của khoa: Thiết kế đồ họa có chức năng đào tạo sinh viên ngành Thiết kế đồ họa đề xuất; Tham mưu cho Ban Giám hiệu Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; Quản lý và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch định biên năm học, chương trình chi tiết giảng dạy, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo chuyên ngành và tổ chức thực hiện.
+ Đào tạo chuyên ngành Thiết kế đồ họa trình độ đại học và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giảng dạy và ứng dụng vào thực tiễn. Hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các dự án hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại sinh viên.
+ Quản lý học tập, rèn luyện và các hoạt động khác của sinh viên.
+ Quản lý cán bộ, giảng viên, tài sản theo quy định hiện hành.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu phân công.
- Khoa gồm 03 bộ môn: Bộ môn Sáng tác thiết kế, Bộ môn Công nghệ thiết kế, Bộ môn Cơ sở ngành.
2. THÔNG TIN VỀ NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
- Thời gian đào tạo trong 5 năm, tổng số 151 tín chỉ.
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Đại học Thiết kế Đồ họa có kiến thức nền tảng văn hóa tốt, năng lực thẩm mỹ cơ bản và khả năng thích nghi tốt. Trình độ chuyên ngành vững vàng, biết vận dụng kiến thức thẩm mỹ và kỹ thuật công nghệ hiện đại, linh hoạt trong thiết kế Mỹ thuật ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.
- Thông tin tuyển sinh:
+ Hình thức tuyển sinh: tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, dự thi đại học khối H (Văn học, 2 môn năng khiếu).
+ Dự kiến quy mô tuyển sinh: Theo quyết định của trường Đại học SPNTTW (khoảng 150 SV/ năm).
2.1. Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành      
- Kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của lịch sử văn hóa, mỹ thuật thế giới là cơ sở trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng thiết kế mỹ thuật.
- Thẩm thấu kiến thức về các thành tố của văn hóa, nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng thiết kế mỹ thuật.
- Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của đối tượng sử dụng, trạng thái tâm lý đời sống kinh tế - xã hội, từ đó đề xuất phương pháp thiết kế, thủ pháp phù hợp.
- Phản ánh được bản chất và vai trò của của nghệ thuật thị giác đối với sự phát triển con người và xã hội, biết các công việc của họa sỹ thiết kế đối với đối tượng phục vụ.
- Gắn kết kiến thức về thẩm mỹ nói chung vào quá trình sáng tạo với thực tiễn của chuyên ngành TKĐH và có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin trong thiết kế.
- Hình thành hiểu biết về nhân sinh quan, lý tưởng nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực hành và tự định hướng trong việc điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực.
2.1.1. Khối kiến thức cơ sở ngành
- Có những hiểu biết cơ bản về mỹ thuật, nghệ thuật đồ họa thiết kế trong học tập vừa sáng tạo vừa khoa học; vận dụng được tri thức phương pháp luận mỹ thuật ứng dụng vào cuộc sống.
- Hiểu biết về quá trình phát triển của mỹ thuật ứng dụng thế giới và mỹ thuật ứng Việt Nam, kiến thức về đồ họa thiết kế trong học tập các môn học khác (thuộc chuyên ngành TKĐH ở bậc đại học).
2.1.2. Khối kiến thức chuyên ngành
- Có hiểu biết cơ bản và toàn diện về kiến thức chuyên ngành để lựa chọn, vận dụng được các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung , đối tượng một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng được các công cụ hỗ trợ để tự kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm thiết kế.
- Hình thành tư duy nhạy bén, năng động tiếp để cận các kĩ thuật công nghệ phù hợp đặc trưng môn TKĐH theo định hướng của thực tiễn.
2.1.3. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
- Kiến thức cơ bản kết hợp với kiến thức thực tế mỹ thuật, thực tập chuyên môn theo yêu cầu của môi trường thực tiễn, tạo nhận thức mới về chất. Hình thành tư duy đối chiếu, so sánh giữa lý thuyết và thực tiện, nhận thức thẩm mỹ với nhu cầu thị hiếu đời sống.
- Tự nhận thức, đánh giá được sở trường, tố chất thẩm  mỹ để bước đầu có định hướng chuyên môn phù hợp với bản thân; Biết tổ chức lập kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập, tiếp cận với môi trường đời sống xã hội..
- Dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu thiết kế đồ họa để thu thập tài liệu có định hướng cụ thể, thiết thực: Chủ đề nội dung sát thực tiễn; Tiếp cận các hình thức biểu đạt của thời đại. Kiến thức có tương tác cao, đáp ứng hiệu quả tính sáng tạo cho đồ án tốt nghiệp.
2.2. Về kĩ năng
2.1.1. Kĩ năng cứng
2.1.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
a. Kĩ năng tìm hiểu đối tượng và thị hiếu văn hóa
- Vận dụng kiến thức cơ sở văn hóa Việt Nam, lịch sử văn minh Thế giới, thẩm mỹ công nghiệp… thiết kế được bộ công cụ khảo sát đối tượng sử dụng sản phẩm.
- Vận dụng các kiến thức xã hội, khảo sát môi trường văn hóa, xã hội (đặc điểm địa phương, lứa tuổi, ngành, lĩnh vực…) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch theo nhóm sản phẩm thiết kế...
b. Kĩ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch
- Sử dụng các thông tin về đối tượng và thị hiếu, tâm lý xã hội, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch phù hợp đối tượng và môi trường sử dụng sản phẩm thiết kế.
- Sử dụng các thông tin trong kế hoạch, lựa chọn được phương pháp, phương tiện, công cụ hỗ trợ phù hợp từng dạng đối tượng.
- Lập được kế hoạch công tác nhóm theo tính chất công việc, quản lý phần việc cá nhân.
c. Kĩ năng tổ chức và triển khai kế hoạch thiết kế và sản xuất
- Dựa vào kế hoạch, xác định được các hình thức tổ chức thiết kế, phương pháp triển khai thiết kế phù hợp mục tiêu, nội dung, đối tượng yêu cầu đề ra.
- Tổ chức được các hoạt động chuyên môn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của một tổ chức, cá nhân.
- Kết hợp được các hoạt động của thiết kế đồ họa với các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Khả năng tiếp thu và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt trong tổ chức sự kiện.
d. Kĩ năng đánh giá thẩm định quy trình thiết kế
- Lập được kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá tổng kết quy trình thiết kế và công nghệ sản xuất.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng các phương tiện hỗ trợ thẩm định tính hiệu quả của sản phẩm thiết kế.
e. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp
- Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp bản thân và môi trường làm việc.
2.1.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp điều kiện thực tiễn .
2.1.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho các hình thức thiết kế mới (đồ họa).
2.1.1.4. Khả năng đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức
- Đánh giá được điều kiện thuận lợi, hạn chế của Việt Nam và bối cảnh toàn cầu đối với kinh tế, văn hóa nói chung, mỹ thuật ứng dụng nói riêng từ đó có những thích ứng kịp thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
2.1.1.5. Năng lực vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp
- Sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành các công việc chuyên môn về nghiên cứu và sáng tạo ngôn ngữ tạo hình.
2.1.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
- Cập nhật kiến thức, đề xuất các ý tưởng cải tiến việc thiết kế có hàm lượng nghệ thuật cao, viết và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn, hình thành các ý tưởng nghiên cứu hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên môn.
2.3. Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng Khoa Thiết kế đồ họa tại phòng 604 nhà E trường ĐHSP Nghệ thuật TW số 18 ngõ 55, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 02466826654.
3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SINH VIÊN
- Thông tin các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với khoa:
+ Công ty Torrecid Việt Nam
+ Công ty Sao Kim
+ Công ty thiết kế Hà Nội toàn cầu
+ Công ty TNHH Tecmo Kocid Soft ware Việt Nam
- Các ngày hội việc làm hàng năm vào tầm tháng 4.
- Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp
+ Làm công tác thiết kế đồ họa ở tổ chức, cơ quan quản lý nghệ thuật, trung tâm truyền thông, báo chí, truyền hình, xưởng phim, các hãng quảng cáo thương mại, xưởng thiết kế đồ họa, trung tâm chế bản, công ty in.
+ Giảng dạy Thiết kế Đồ họa tại các trường đại học, cao đẳng, Trung tâm đào tạo thiết kế mỹ thuật.
+ Sáng tác và tham gia triển lãm tranh đồ họa và đồ họa ứng dụng trong nước và quốc tế do các tổ chức nghề nghiệp phát động.
+ Hoạt động nghề nghiệp tại các xưởng tranh, xưởng phim hoạt hình, xưởng sản xuất phim 3D (chương trình giải trí).
+ Cộng tác viên vẽ truyện tranh, minh họa chuyên đề cho các nhà xuất bản, báo chí (nhiều lĩnh vực).
+ Làm những công việc liên quan đến vấn đề tổ chức sự kiện, truyền thông  lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...
C. Khoa Thanh nhạc
1. Giới thiệu khoa
Được thành lập từ ngày 04 tháng 7 năm 2014khoa Thanh nhạc được tách ra từ khoa Thanh nhạc  – Nhạc cụ của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.  Với chức năng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc ngành Thanh nhạc .
 Từ khi thành lập cho đến nay, Khoa Thanh nhạc cùng với hai khoa là Khoa Sư phạm Âm nhạc và khoa Nhạc cụ, đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn sinh viên ở các trình độ cao đẳng, đại học. Đặc biệt khoa đã có mã ngành đào tạo Thanh nhạc chuyên ngành thu hút đông đảo sinh viên lựa chọn đăng ký và tham gia học tập, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội, khi ra trườngtrở thành những ca sĩ chuyên nghiệp, các thầy, cô giáo giảng dạy Thanh nhạc tại các đoàn nghệ thuật, các trường Văn hóa nghệ thuật, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, các cán bộ văn hóa...
 Phát huy được năng lực chuyên môn, Khoa Thanh nhạc luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; nghiên cứu khoa học; quản lý cán bộ, giảng viên, sinh viên... Ngoài công tác giảng dạy, tập thể các giảng viên trong khoa còn là lực lượng nòng cốt về biểu diễn, tham gia các chương trình nghệ thuật ở trong và ngoài trường, góp phần nâng cao uy tín và khẳng định tính chuyên nghiệp với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong nước và ngoài xã hội.
Khoa Thanh nhạc hiện nay có tổng số 36 cán bộ, giảng viên trong đó có 01 Nghệ sĩ ưu tú, 02 Giảng viên chính, 98% là Thạc sĩ và nhiều cán bộ, giảng viên đang học nghiên cứu sinh; nhiều giảng viên trong khoa đã đạt được những giải thưởng trong nước và quốc tế như: NSƯT Mai Tuyết, Giảng viên Đỗ Hương Giang, giảng viên Đoàn Thúy Trang, giảng viên Đào Tiến Lợi ...Lực lượng giảng viên trong khoa đã đáp ứng tốt điều kiện của giảng viên giảng dạy trong trường Đại học. Hiện Khoa đang đảm nhận giảng dạy các bộ môn: Thanh nhạc, Dân ca, Phương pháp sư phạm Thanh nhạc, Lịch  sử nghệ thuật Thanh nhạc, Kỹ thuật diễn viên...
Với những nỗ lực, cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên,  khoa Thanh nhạc đã được ghi nhận có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo nghệ thuật thanh nhạc cho Nhà trường cũng như cả nước. Khoa Thanh nhạc luôn được đánh giá là một tập thể lao động xuất sắc. Tập thể và nhiều cán bộ, giảng viên của Khoa đã được tặng giấy khen.
Phát huy truyền thống 45 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Thanh nhạc luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tích cực học tập nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo; chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và học; tăng cường công tác quản lý và giáo dục sinh viên... để khẳng định thương hiệu của mình trong công tác đào tạo Thanh nhạc, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học và những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
2. Chức năng: Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc ngành Thanh nhạc theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu.
3. Nhiệm vụ
a. Đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo và bồi dưỡng Thanh nhạc có trình độ: trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong phạm vi chuyên môn do khoa đảm nhận.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của Trường, nhu cầu của ngành và xã hội.
b. Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục
- Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành.
- Hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các dự án, chương trình hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Thanh nhạc
c. Quản lý cán bộ, giảng viên, tài sản khoa theo quy định hiện hành.
d. Quản lý người học:
- Quản lý quá trình học tập, rèn luyện và các hoạt động khác của sinh viên
- Tổ chức, biên chế lớp sinh viên.
 - theo dõi và báo cáo số lượng sinh viên thường kỳ, đột xuất trình Ban giám hiệu.
- Xét khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại sinh viên theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức cho sinh viên tham quan thực tế nâng caochuyên môn và thực tập sư phạm.
e. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu phân công.   

D. Khoa Thiết kế thời trang
1. Giới thiệu chung
Ngày 09/3/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1208/QĐ-BGDĐT giao cho Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học hai ngành Quản lý văn hóa (QLVH) và Thiết kế thời trang (TKTT).
Tháng 07 năm 2007 ngành TKTT đã tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên. Một năm sau, Bộ môn Thiết kế thời trang trên con đường vận hành ngày càng lớn mạnh.  Ngày 3/11/2014 Khoa TKTT chính thức tách ra từ khoa Văn hóa nghệ thuật thành lập khoa mang tên Khoa Thiết kế thời trang. Với mục tiêu đào tạo sinh viên với đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trình độ đại học trong lĩnh vực Thiết kế thời trang, phù hợp bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH-HĐH. Sự thay đổi tên gọi không chỉ phản ánh nhận thức mà còn thể hiện sự phát triển, mở rộng các chuyên ngành đào tạo của khoa Thiết kế thời trang nói riêng, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói chung trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Do đặc thù đào tạo, khoa Thiết kế thời trang có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của  Khoa Công nghệ may giảng dạy một số môn ngành TKTT.
Hiện nay khoa Thiết kế thời trang đang đào tạo 2  ngành chính là:
+ Ngành Đại học Thiết kế thời trang chính quy
+ Ngành Đại học Thiết kế thời trang liên thông
2. Chức năng
Khoa Thiết kế thời trang có chức năng tham mưu cho Ban Giám hiệu trường ĐHSP Nghệ thuật TW thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý sinh viên thuộc khoa Thiết kế thời trang.
3. Nhiệm vụ
Tham mưu cho Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch định biên năm học, chương trình chi tiết giảng dạy, tài liệu tham khảo chuyên ngành và tổ chức thực hiện
4. Đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo, bồi dư­ỡng cử nhân trong lĩnh vực Thiết kế thời trang có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy trong  phạm vi chuyên môn của khoa.
- Bồi dư­ỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên của khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực đào tạo, của ngành, của xã hội.
Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Thiết kế thời trang. Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành sử dụng trong nhà tr­ường.
- Hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
- Chủ động trong các dự án hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo, NCKH thuộc lĩnh vực Thiết kế thời trang.
5. Cơ cấu tổ chức của khoa
5.1. Ban chủ nhiệm khoa
5.2. Văn phòng khoa
5.3. Bộ môn Sáng tác thiết kế
5.4. Bộ môn Công nghệ may
5.5. Bộ môn Cơ sở ngành
E. Khoa Piano
1. Giới thiệu chung
Khoa Piano tiền thân là Bộ môn Piano được tách ra từ Khoa Thanh nhạc – Nhạc cụvới chức năng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành biểu diễn Piano.
Là một trong những khoa giàu tiềm năng của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Piano đã và đang ngày càng khẳng định vị thế trong công tác đào tạo chuyên ngành và khả năng tổ chức biểu diễn trong và ngoài Trường Sư phạm Nghệ thuật.Với đặc thù của chuyên ngành biểu diễn, Khoa Piano thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng học phần Piano cho hàng nghìn sinh viên ngành Sư pham Âm nhạc, Thanh nhạc ở các trình độ Đại học, Cao đẳng và Cao học ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc. Bên cạnh đó, Khoa Piano còn đảm nhận nhiệm vụ đệm đàn cho các ngành Thanh nhạc, ngành Sư phạm Âm nhạc với các môn Hợp xướng, Chỉ huy, và là thành viên nòng cốt trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật của Nhà trường.
Tháng 11/2015, Khoa Piano đã chính thức tuyển sinh hệ Đại học chính qui ngành biểu diễn Piano, mở ra một hướng phát triển mới trên con đường đào tạo nghệ thuật Âm nhạc chuyên nghiệp cho Trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói riêng và cho đất nước nói chung. Trong một môi trường đào tạo chuyên nghiệp vừa mang tính học thuật, vừa mang tính thực tiễn cao, sinh viên ngành Piano luôn được tạo cơ hội, điều kiện để phát huy tối đa khả năng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Trong quá trình học tập tại Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, sinh viên ngành Piano, sau hai năm được học các kiến thức đại cương, kỹ năng biểu diễn cơ bản, thì ở những năm tiếp theo, sinh viên được tư vấn, định hướng và đào tạo chuyên sâu chuyên ngành theo đúng khả năng, sở trường của bản thân (theo hướng Sư phạm chuyên ngành biểu diễn, Biểu diễn Classic hay Biểu diễn Nhạc nhẹ). Với các ngành khác như ngành Thanh nhạc, Sư phạm Âm nhạc, và học viên cao học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc được trang bị những kiến thức và kỹ năng chơi đàn cơ bản, đảm bảo khả năng chơi Piano và đệm đàn phục vụ tốt cho công tác sau này
Ban lãnh đạo của Khoa luôn kiên định và tâm huyết với mục tiêu chất lượng dạy học là hàng đầu; dạy học phải gắn liền với tính hiệu quả thực tiễn và thực tế cuộc sống. Đó là lý do mà ngay trong thời gian học, sinh viên của Khoa Piano sẽ trực tiếp được đào tạo và hướng dẫn thực tập, biểu diễn tại các đơn vị liên kết trong và ngoài Trường.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Piano sẽ đủ khả năng làm việc tại các trường Văn hóa Nghệ thuật, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học có chuyên ngành Âm nhạc, các trung tâm Âm nhạc với chuyên ngành dạy Piano và đệm Piano. Các em còn có thể trở thành các diễn viên của các đoàn nghệ thuật, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia các hoạt động nghệ thuật trên thị trường Âm nhạc trong nước cũng như quốc tế.
Với sự lãnh đạo, quan tâm của Nhà trường và phương châm "Đoàn kết, hợp tác, phấn đấu vì môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả thực tiễn của công việc”, cán bộ, giảng viên Khoa Piano luôn chuyên tâm rèn luyện chuyên môn, trau dồi năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức của nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng; có kiến thức về lý luận và chuyên môn; có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. 
Khoa  Piano đã và đang nỗ lực không ngừng tiến hành rà soát, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, tập trung vào công tác nghiên cứu, đào tạo gắn với thực tiễn thông qua các chương trình thực tế để công tác đào tạo phù hợp, đáp ứng tốt đòi hỏi của thực tiễn. Trong thời gian sắp tới, Khoa Piano hướng tới việc xây dựng một môi trường học tập, nghiên cứu và biểu diễn chuyên nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho các thế hệ sinh viên học tập, rèn luyện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân vì sự phát triển vững mạnh của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW và ngành đào tạo Nghệ thuật chuyên nghiệp ở Việt Nam.
2. Chức năng:
Khoa Piano trực thuộc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW có chức năng tham mưu cho Ban giám hiệu Trường ĐHSP Nghệ thuật TW thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý sinh viên theo các văn bản quy định hiện hành.
3. Nhiệm vụ
Tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch định biên năm học, tài liệu giảng dạy, chương trình chi tiết giảng dạy và tổ chức thực hiện.
Thực hiện công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tế về môn học Piano.
Tham mưu cho Ban giám hiệu thực hiện công tác quản lý sinh viên.
Quản lý cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất – tài sản theo phân cấp hiện hành.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu Trường ĐHSP Nghệ thuật TW phân công.
4. Cơ cấu tổ chức của khoa
a. Ban chủ nhiệm khoa
b. Văn phòng khoa
c. Bộ môn Piano
F. KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Giới thiệu chung
Khoa Giáo dục Đại cương là đơn vị trực thuộc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Được thành lập ngày 03/8/2018 với sự sáp nhập khoa Lý luận Chính trị với khoa Tâm lý Giáo dục & Giáo dục thể chất. Gồm các bộ môn: Lý luận Chính trị, Tâm lý Giáo dục & Giáo dục thể chất.
            + Cơ cấu tổ chức: 01 trưởng khoa; 02 Phó trưởng khoa; 01 cán bộ văn phòng
            + Có 02 đ/c là Đảng ủy viên
            + Trình độ cán bộ, giảng viên của khoa: 01 giảng viên chính; 20 giảng viên; 01 chuyên viên;
            + Về trình độ chuyên môn: Khoa có 03 đ/c là Tiến sỹ; 02 đ/c đang học Nghiên cứu sinh; 18 đ/c là Thạc sỹ; 01 đang học Thạc sĩ.
2 Chức năng, nhiệm vụ:

Khoa Giáo dục đại cương là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về mọi hoạt động của đơn vị.
Khoa GDĐC có chức năng tổ chức giảng dạy và nghiên cứu khoa học đối với các môn học thuộc khối kiến thức: Lý luận chính trị; Tâm lý học; Giáo dục học, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; Pháp luật đại cương….và Giáo dục thể chất theo chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Trực tiếp quản lý các hoạt động chuyên môn, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo các môn học được giao.
3 Đào tạo
* Bộ môn Lý luận chính trị:
- Quản lý 08 học phần/môn học: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Lịch sử triết học phương Đông, Lịch sử triết học phương Tây.
* Bộ môn Tâm lý giáo dục
- Quản lý 23 học phần/ môn học: Tâm lý học đại cương; Tâm lý học tiêu dùng; Phương pháp Nghiên cứu khoa học; Tâm lý học nghệ thuật; Tâm lý học quản lý văn hóa (Cả hệ Chính quy- Liên thông); Tâm lý học; Giáo dục học; Giáo dục học mầm non; Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm; Con người và môi trường; Quản lý Hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và đào tạo; Môn Giáo dục pháp luật dành cho hệ trung cấp; Vệ sinh trẻ em; Sinh lý học trẻ em; Bệnh học trẻ em; Tâm bệnh học; Văn học dân gian; Văn học trẻ em; Phương pháp đọc diễn cảm; Kỹ năng giao tiếp; Pháp luật đại cương.
* Bộ môn Giáo dục thể chất
- Quản lý 02 học phần/ môn học: Giáo dục thể chất 1 và Giáo dục thể chất 2
 Tham gia, tổ chức, điều hành trong các hoạt động ngoại khóa khi được sự phân công của Nhà trường (Hoạt động giao lưu thể dục thể thao, phong trào thi đua, hoạt động của Công đoàn, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng….)
G. THÔNG TIN VỀ TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ NGOẠI NGỮ
1. Giới thiệu chung về Trung tâm
- Tên: Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ
- Năm thành lập: 2018
- Tóm tắt lịch sử thành lập: Tháng 10 năm 2018 Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ được thành lập dựa trên việc sát nhập 02 trung tâm (Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Ngoại ngữ), theo Quyết định số 2052/QĐ-ĐHSPNTTW do Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương kí ngày 17 tháng 10 năm 2018.
- Trung tâm thực hiện nhiệm giảng dạy về Tin học (Tin cơ bản ,Tin chuyên ngành Sư phạm Mỹ thuật Mầm non và Tiếng Anh chuyên ngành Thiết kế thời trang, Tiếng Anh chuyên ngành Thiết kế đồ họa, Tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuật, Tiếng Anh chuyên ngành Âm nhạc, Tiếng Anh chuyên ngành Quản lý văn hóa, Tiếng Anh chuyên ngành Diễn viên kịch điện ảnh…)
2. Thông tin từng ngành
Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ không quản lý các ngành học.
- Thông tin các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với khoa:          
+
Công ty Torrecid Việt Nam
         
+ Công ty Sao Kim
         
+ Công ty thiết kế Hà Nội toàn cầu
         
+ Công ty TNHH Tecmo Kocid Soft ware Việt Nam
         
- Các ngày hội việc làm hàng năm vào tầm tháng 4.
         
-
Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi sinh viên tốt nghiệp
         
+ Làm công tác thiết kế đồ họa ở tổ chức, cơ quan quản lý nghệ thuật, trung tâm truyền thông, báo chí, truyền hình, xưởng phim, các hãng quảng cáo thương mại, xưởng thiết kế đồ họa, trung tâm chế bản, công ty in.
         
+ Giảng dạy Thiết kế Đồ họa tại các trường đại học, cao đẳng, Trung tâm đào tạo thiết kế mỹ thuật.
         
+ Sáng tác và tham gia triển lãm tranh đồ họa và đồ họa ứng dụng trong nước và quốc tế do các tổ chức nghề nghiệp phát động.
  
+ Hoạt động nghề nghiệp tại các xưởng tranh, xưởng phim hoạt hình, xưởng sản xuất phim 3D (chương trình giải trí).
         
+ Cộng tác viên vẽ truyện tranh, minh họa chuyên đề cho các nhà xuất bản, báo chí (nhiều lĩnh vực).
         
+ Làm những công việc liên quan đến vấn đề tổ chức sự kiện, truyền thông  lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...
 
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_f55e13901569a69c4df07adf753c003a.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)