Trường Đại Học Thủy Lợi
SINCE 1959
Điểm đánh giá: 48 sao trong 10 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH, phát triển và CGCN tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế và quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ lợi, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
2. Tầm nhìn
Trường ĐH số 1 trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện, tài nguyên, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; phấn đấu là một trong các Trường ĐH đa ngành hàng đầu của Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc tế.
3. Giá trị cốt lõi
 (1)  Đoàn kết: Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Thuỷ lợi đã luôn đoàn kết, đồng lòng. Đoàn kết chính là sức mạnh giúp Nhà trường vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt được các mục tiêu phát triển.
(2)  Chính trực: Trung thực gắn liền với đạo đức tạo nên sự chính trực - là nguyên tắc sống và làm việc của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Thuỷ lợi. Nuôi dưỡng và bồi đắp lòng chính trực là điều vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công của Nhà trường.
(3)  Tôn trọng: Lắng nghe tích cực, tôn trọng sự đa dạng và sự khác biệt của các giá trị cá nhân để phát huy tối đa năng lực mỗi cá nhân, đồng thời tôn trọng tập thể  là yếu tố cơ bản tạo dựng môi trường làm việc và học tập thân thiện tại Trường Đại học Thuỷ lợi.
(4)  Chất lượng: Chất lượng chứ không phải tên gọi làm nên thương hiệu trường đại học. Phát triển các nguồn lực, đầu tư cho chất lượng - là yếu tố quyết định đẩy mạnh thương  hiệu Trường Đại học Thuỷ lợi.
(5)   Khát vọng: Chúng tôi nhận thức rõ mình đang ở đâu và cùng nhau quyết tâm bằng những chương trình hành động cụ thể, phấn đấu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu trong nước và có vị trí nhất định trong khu vực.
4. Mục tiêu chiến lược
Trường Đại học Thuỷ lợi phải trở thành một trường đại học hiện đại, tiên tiến để có thể đảm trách được nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của ngành nước. Đồng thời, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của Trường ĐHTL là trở thành trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu về lĩnh vực thuỷ lợi.
5. Mô tả Liên kết khu vực
Trường đại học Thủy lợi chú trọng mở rộng liên kết với các trường đại học trong khu vực và Quốc tế bằng nhiều hình thức
- Liên kết đào tạo
- Chuyển giao chương trình đào tạo
- Ký các biên bản ghi nhớ về trao đổi nguồn nhân lực…
6. Các thành tích nhà trường đạt được
- Giữ vững ổn định toàn trường với tinh thần Đoàn kết - Trí tuệ - Năng động- Đổi mới.
- Đi đầu đổi mới, tạo bước đột phá trong chương trình đào tạo các ngành học truyền thống và đào tạo theo hướng tiên tiến, hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng ngành nghề đào tạo. Thực hiện đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Đẩy mạnh thực tiễn gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất một cách hiệu quả, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn, trọng điểm cho ngành và cho đất nước.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế sâu rộng trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nhằm nâng cao nội lực.
- Đổi mới cơ cấu tổ chức và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất với những bước đi thích hợp theo hướng đồng bộ, thiết thực, tạo bước đột phá ban đầu tiền đề cho sự phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu cơ bản phục vụ cho đào tạo và quản lý đào tạo trong tình hình mới. Phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất của Trường đạt Tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực.
- Đổi mới công tác sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện, thích ứng phương pháp đào tạo mới
- Đẩy mạnh phương pháp đánh giá và kiểm định chất lượng nhằm tăng cường đảm bảo chất lượng đào tạo - tiền đề của sự thành công
- Tích cực trong công tác phục vụ cộng đồng
- Chăm lo xây dựng và phát triển công tác Đảng, công tác đoàn thể, xã hội và phong trào, tạo thành khối đoàn kết thống nhất
- Công tác Thi đua khen thưởng: Thành tích mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua.
•  Từ năm thành lập 1959 đến năm 1999:
  - Huân chương Lao động hạng Ba (2 lần, vào 1960 và 1976)
  - Huân chương Lao động hạng Hai (năm 1978)
  - Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1984)
  - Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 1989)
  - Huân chương Độc lập hạng Hai (năm 1994)
  - Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1999)
•  Từ năm 2000 đến 2018:
  - Danh hiệu Đơn vị Anh hùng  lao động thời kỳ đổi mới (năm 2000)
  - Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2004)
  - Cờ thi đua của Tổng liên đoàn lao động (năm 2005)
  - Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2 lần, vào các năm: 2002; 2008)
  - Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và ĐT (năm 2007)
  - Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (năm 2007)
  - Huân chương Lao động hạng Nhất do nước CHDCND Lào tặng (2 lần, vào các năm: 2000 và 2008) do có thành tích xuất sắc góp phần đào tạo nhân lực cho
Bộ Nông Lâm nghiệp Lào.
-  Bằng khen Bộ Công An (2015)
-  Bằng khen Bộ GD &ĐT (2009; 2016)
- Tập thể lao động xuất sắc Bộ NN&PTNT 5 năm liền từ 2014-2018
- Cờ thi đua xuất sắc của BCH Trung Ương Đoàn năm (2017)
- Cờ thi đua xuất sắc của BCH Trung Hội sinh viên năm (2017)
- Huân chương Lao động hạng nhất lần thứ 2 năm (2009).
- Tập thể lao động xuất sắc Bộ Nông nghiệp và PTNT liên tục nhiều năm liền.
1. Giới thiệu chung về Khoa Công trình
Ngay từ khi thành lập năm 1959, Học viện Thủy lợi điện lực (nay là trường Đại học Thủy lợi) đã đào tạo các chuyên ngành của ngành công trình. Tiền thân của Khoa Công trình là Khoa Thủy công - Thủy điện được thành lập theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Thủy lợi ngày 12/10/1966 với nhiệm vụ là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất theo kế hoạch của Bộ Thủy lợi.
Theo yêu cầu của công tác đào tạo, ngày 12 tháng 2 năm 1985 Khoa Thủy công - Thủy điện sát nhập với bộ phận Thi công của Khoa Thi công Thiết bị thành Khoa Công trình thủy lợi.
Ngày 22 tháng 02 năm 2007 để đáp ứng yêu cầu mở rộng ngành nghề đào tạo, Hiệu Trưởng trường Đại học Thủy lợi đã ký quyết định số 107/QĐ-ĐHTL-TCCB về việc đổi tên một số Khoa, Ban trong trường, trong đó Khoa Công trình thủy lợi được đổi tên thành Khoa Công trình, tên tiếng Anh là Faculty of Civil Engineering.
Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Khoa Công trình luôn là một đơn vị mạnh về giáo dục đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ của trường Đại học Thủy lợi. Khoa Công trình là địa chỉ tin cậy của hàng vạn sinh viên và phụ huynh, là đối tác nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các cơ quan quản lý và các đơn vị khoa học – công nghệ trong cả nước.
Thành tích đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất của Khoa được ghi nhận thông qua các danh hiệu: Huân chương lao động hạng Ba năm 2004; Huân chương lao động hạng Hai năm 2011; nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; bằng khen của Bộ Nông nghiệp & PTNT; 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 30 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Chuẩn mực và sáng tạo là những giá trị truyền thống của Khoa Công trình, luôn được các thế hệ cán bộ, giáo viên và sinh viên gìn giữ và phát huy
Sứ mệnh: Là một một trong những khoa chủ chốt của trường đại học Thủy lợi, khoa Công trình có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ kỹ thuật ngành công trình xây dựng từ bậc cao đẳng đến tiến sĩ để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và phục vụ sản xuất trong phạm vi cả nước
Mục tiêu Đến năm 2023 thực hiện nhất thể hóa khoa Công trình và viện Kỹ thuật công trình thành Viện Công trình có đủ chức năng đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Xây dựng một số chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế. Phấn đấu đưa Viện Công trình thành một đơn vị đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ mạnh ở tầm quốc gia và khu vực.
Cơ cấu tổ chức
Hiện tại Khoa Công trình gồm 11 bộ phận:
- Văn phòng khoa (1 trưởng Khoa, 3 Phó trưởng Khoa, 2 trợ lý);
- 10 Bộ môn:
+ Bộ môn Thủy công;
+ Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng;
+ Bộ môn Xây dựng dân dụng và Công nghiệp;
+ Bộ môn Công trình giao thông;
+ Bộ môn Sức bền - Kết cấu;
+ Bộ môn Địa kỹ thuật;
+ Bộ môn Kết cấu công trình;
+ Bộ môn Vật liệu xây dựng;
+ Bộ môn Công trình Cảng - Đường thủy;
+ Bộ môn Thủy điện và Năng lượng tái tạo.
Ngoài các bộ môn, Khoa còn có Viện Kỹ thuật Công trình cùng hoạt động song hành với số cán bộ hiện có là 74 người làm việc tại 1 Phòng và 9 Trung tâm thuộc Viện.
Các danh hiệu thi đua đã đạt được
Thành tích đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất của khoa được ghi nhận thông qua các danh hiệu: Huân chương lao động hạng Ba năm 2004; Huân chương lao động hạng Hai năm 2011; nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; bằng khen của Bộ Nông nghiệp & PTNT; 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 30 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Các tập thể đã được tặng các danh hiệu và khen thưởng
+ Tập thể Khoa Công trình được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba (năm 2004), Huân chương lao động hạng Hai (năm 2011).
+ Có 4 Bộ môn đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba:Bộ môn Thủy công; Bộ môn Thi công (nay là Bộ môn Công nghệ và quản lý xây dựng); Bộ môn Sức bền – Kết cấu; Bộ môn Kết cấu công trình.
Các cá nhân đã được tặng các danh hiệu và khen thưởng
+ 02 thầy giáo đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân
+ 32 thầy giáo đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú
+ 2 thầy giáo đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Hai
+  10 thầy giáo đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba
+ 12 Huân chương Chiến sỹ vẻ vang và Kháng chiến chống Mỹ cứu nước
+ Huy chương các loại như: Huy chương chống Mỹ cứu nước, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Huy chương vì thế hệ trẻ, Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn..v..v..
+ Trên 100 lượt sinh viên Khoa Công trình đạt các giải cao trong các kỳ thi Olympic toàn quốc chiếm gần 90% tổng số sinh viên đoạt giải của toàn trường

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khoa:
 
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Khoa Công trình

Các ngành đào tạo của Khoa thường xuyên được nâng cấp cải tiến để thích ứng với nhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay, Khoa đang đào tạo 04 ngành trình độ đại học với 08 chuyên ngành và 01 chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Anh của chương trình tiên tiến, 05 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 04 chuyên ngành trình độ tiến sĩ.
- Đào tạo trình độ đại học:
+ Ngành “Kỹ thuật xây dựng công trình thủy”:
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy.
Chuyên ngành: Công trình cảng đường thủy.
Chuyên ngành: Thủy điện và công trình năng lượng.
+ Ngành “Kỹ thuật công trình xây dựng”:
Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng & công nghiêp.
Chuyên ngành: Địa kỹ thuật và công trình ngầm
+ Ngành “Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông”:
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cầu và công trình hầm.
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng đường bộ và sân bay.
+ Ngành “Công nghệ kỹ thuật xây dựng”.
+ Ngành “Kỹ thuật xây dựng” – Chương trình tiên tiến
- Đào tạo trình độ thạc sĩ:
+ Chuyên ngành “Kỹ thuật xây dựng công trình thủy”.
+ Chuyên ngành “Quản lý xây dựng”.
+ Chuyên ngành “Địa kỹ thuật xây dựng”.
+ Chuyên ngành “Kỹ thuật xây dựng”.
+ Chuyên ngành “Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông”.
-  Đào tạo trình độ tiến sĩ:
+ Chuyên ngành “Kỹ thuật xây dựng công trình thủy”.
+ Chuyên ngành “Quản lý xây dựng”.
+ Chuyên ngành “Địa kỹ thuật xây dựng”.
+ Chuyên ngành “Cơ học vật rắn”.
- Đào tạo Liên thông cao đẳng – Đại học:
+ Ngành “Kỹ thuật công trình xây dựng”.
Trong vòng 5 năm qua (2014-2018), số lượng sinh viên đại học chính quy của các ngành được tuyển hằng năm duy trì từ 300 đến 400 sinh viên mỗi năm. Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm luôn đạt tỉ lệ cao trên 95% trong đó tỉ lệ khá, giỏi và xuất sắc chiếm khoảng 70%, nhiều sinh viên đạt các giải cao trong học tập như thủ khoa xuất sắc, đạt các giải Loa Thành, giải thi Olimpic… Qua khảo sát từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 1 năm là trên 98% và phát huy tốt năng lực chuyên môn đã được đào tạo. Bên cạnh đó, bình quân trong giai đoạn từ 2014-2018, mỗi năm Khoa tuyển sinh khoảng 100 học viên cao học.
Về nghiên cứu khoa học, trong hơn 50 năm qua Khoa đã chủ trì và tham gia hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, hiện đang thực hiện 02 Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 06 đề tài cấp cơ sở. Số lượng bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học trong 03 năm vừa qua là 120 bài, trong đó có 12 bài đăng trên tạp chí quốc tế (ISI, Scopus). Về nghiên cứu khoa học của sinh viên, trong 3 năm vừa qua có 108 nhóm sinh viên với hơn 300 em tham gia nghiên cứu khoa học, trong đó đạt 10 giải nhất, 11 giải nhì, 18 giải 3 cấp trường. Kết quả thi Olympic trong 3 năm vừa qua: Đạt 37 giải cấp quốc gia (2 giải nhất, 11 giải nhì, 24 giải ba); 267 giải cấp trường (45 giải nhất, 84 giải nhì, 138 giải ba).
Về phục vụ cộng đồng, cán bộ, giảng viên của Khoa chủ trì và tham gia nhiều dự án phục vụ sản xuất về tư vấn thiết kế, hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuỷ lợi, thủy điện, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, an toàn hồ chứa, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, khuyến nông về tưới. Trong 5 năm qua đã tham dự tổng cộng gần 50 dự án, kinh phí gần 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn tham gia nhiều hoạt động tư vấn đào tạo, tập huấn, đào tạo cho nông dân và  các hợp tác xã, thông tin truyền thông với nhiều đơn vị từ Trung ương đến địa phương.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, hội nhập với khu vực và quốc tế, Khoa đã thực hiện hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học từ nhiều nước trên thế giới về nghiên cứu và đào tạo nhứ Pháp, Nhật, Nga; tổ chức hội thảo chuyên đề định kỳ hàng tháng. Đến nay Khoa đã có hợp tác với hơn 10 doanh nghiệp trong và ngoài nước trong gắn kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và cơ hội việc làm cho sinh viên như: Tổng công ty xây dựng Hàng Không ACC; Viện Thủy công- Viện khoa học thủy lợi Việt Nam; Công ty Cổ phần VIMECO; Công ty Cổ phần hợp tác Quốc tế Jinno Nhật Bản; Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập, Quảng Ninh... Với những thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng Khoa Công trình liên tục là đơn vị đạt danh hiệu lao động xuất sắc từ năm 2012 đến 2018, Huân chương lao động hạng Hai (năm 2011).
2. Thông tin về Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
- Thời lượng đào tạo: 4,5 năm; tổng số tín chỉ: 145
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: TOEIC 450
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Mục tiêu đào tạo
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là tiền thân ngành Thủy công- Thủy điện, với mục tiêu đào tạo kỹ sư có tư tưởng đạo đức tốt, sức khỏe và có năng lực thiết kế, thi công và quản lý khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện, năng lượng tái tạo, cảng đường thủy và phòng chống thiên tai.
Triển vọng nghề nghiệp
Kỹ sư ngành Kỹ thuật công trình thủy sẽ có cơ hội làm việc tại các các Công ty tư vấn thiết kế, thi công, các Ban quản lý dự án, Viện nghiên cứu liên quan đế lĩnh vực thủy lợi- phòng chống thiên tai, thủy điện- năng lượng tái tạo, cảng đường thủy, kỹ thuật biển; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ giao thông vận tải, 
Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
-Tiếp tục học tập nâng cao kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng cộng trình thủy.
Trưởng Ngành: PGS.TS. Hồ Sỹ Tâm
SĐT: 096.372.5050
Email: tamhs.cttl@tlu.edu.vn
3. Thông tin về Ngành Kỹ thuật xây dựng
- Thời lượng đào tạo: 4,5 năm; tổng số tín chỉ: 145
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: TOEIC 450
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Mục tiêu đào tạo
Ngành Kỹ thuật xây dựng đào tạo kỹ sư với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình ngầm và các vấn đề về địa kỹ thuật (bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa, đường hầm…)
Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, các cơ quan Nhà nước cũng như các cơ sở phúc vụ cho công việc xây dựng các công trình trên khắp cả nước như tập đoàn Vinacomex, Vincom, Công ty Delta, Coninco…
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để tiếp tục học tập, nghiên cứu lấy bằng thạc sĩ ở trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.
- Có khả năng tiếp cận với quy định, quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận.
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.
Trưởng Ngành: GS.TS. Nguyễn Tiến Chương
SĐT: 0903.434.228
Email: chuongnt@tlu.edu.vn
4. Thông tin về Ngành Kỹ thuật Công trình giao thông
- Thời lượng đào tạo: 4,5năm; tổng số tín chỉ: 145
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: TOEIC 450
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Ngành Kỹ sữ với kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong ngành giao thông trong và ngoài nước; Có năng lực thiết kế, tham gia xây dựng, quản lý và vận hành các công trình giao thông; có trình độ tiếng Anh tốt có thể giao tiếp và sử dụng tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Triển vọng nghề nghiệp
Kỹ sư ngành Kỹ thuật công trình giao thông ra trường có thể làm việc tại các tập đoàn, công ty Tư vấn thiết kế, thi công, giám sát công trình giao thông đường bộ, cầu hầm, cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước. Tại các cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông như Bộ Sở Giao thông vận tải, các Ban Quản lý dự án, các Trung tâm, Viện nghiên cứu chuyên ngành giao thông.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiêp ngành Kỹ thuật công trình giao thông có đủ năng lực để tiếp tục học tập suốt đời, học ở các bậc học cao hơn ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và tự học để đáp ứng sự phát triển của nghề nghiệp trong tương lai.

KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Giới thiệu chung về Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước:
Lịch sử: Trường ĐHTL thành lập năm 1959. Năm 1966,  Khoa Thuỷ nông (Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước hiện nay) là một trong ba khoa đầu tiên được thành lập của trường theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi ngày 12 tháng 10 năm 1966 với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất theo kế hoạch của Bộ Thủy lợi giao.
Theo yêu cầu phát triển của công tác đào tạo, và phù hợp với sự phát triển trong từng giai đoạn, khoa đã nhiều lần đổi tên và mở thêm các ngành đào tạo. Từ năm 2006 khoa có tên là Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước (KTTNN).
Sứ mệnh: Khoa KTTNN là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực KTTTN, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước.
Tầm nhìn: Khoa KTTNN là đơn vị đào tạo đầu ngành trong lĩnh vực lĩnh vực KTTTN, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng của Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc tế.
Cơ cấu tổ chức:
Ban chủ nhiệm Khoa: Gồm 01 Trưởng khoa và 01 phó Trưởng khoa.
Khoa KTTNN bao gồm 5 bộ môn: Kỹ thuật tài nguyên nước; Kỹ thuật hạ tầng; Cấp thoát nước; Thủy lực và Trắc địa. Tính đến 15/8/2019 đội ngũ giảng viên trong khoa có 55 người, trong đó có  7 phó giáo sư, 20 tiến sĩ, 27 thạc sĩ.
Tổ chức đào tạo:
Về đào tạo bậc đại học, Khoa KTTNN phụ trách các ngành đào tạo sau:
Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước: 01 chương trình truyền thống của trường (đào tạo bằng tiếng Việt) và điều phối 01 chương trình tiên tiến (CTTT) đào tạo bằng tiếng Anh (hợp tác với Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ).
Ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước;
Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng;
Ngành Trắc địa – Bản đồ.
Về đào tạo trình độ thạc sĩ, Khoa KTTNN phụ trách các chuyên ngành:
Kỹ thuật tài nguyên nước;
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (chuyên ngành cấp thoát nước).
Về đào tạo trình độ tiến sĩ, Khoa KTTNN phụ trách 3 chuyên ngành:
Kỹ thuật tài nguyên nước;
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng;
Cơ học chất lỏng.
Thông tin về từng ngành
(1) Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước
* Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật tài nguyên nước theo hình thức tín chỉ với tổng số 145 tín chỉ, thời gian đào tạo 4,5 năm.
* Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt cấp độ A2 khung chuẩn Châu Âu.
* Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghệ nhiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Định hướng Chiến lược Phát triển Thủy lợi Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 nhằm phát triển thủy lợi đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai; Quản lý, khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước đảm bảo các yêu cầu trước mắt và không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển trong tương lai, thích ứng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước và Quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nước phải luôn gắn với đặc điểm về nguồn nước là ngày càng cạn kiệt và suy thoái về chất lượng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước ngày càng mạnh mẽ.
Như vậy có thể thấy, để thực hiện được các mục tiêu của định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam nêu trên đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có năng lực tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực phát triển và bảo vệ tài nguyên nước, phân bố hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho các địa phương và cả các ngành khác. Theo Quyết định Số 2534/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, tổng nhân lực làm việc trong lĩnh vực thủy lợi sẽ tăng hàng năm, năm 2010 có khoảng 1,25 triệu người, năm 2015 có khoảng 1,30 triệu người và năm 2020 có khoảng 1,40 triệu người.
Nhằm góp phần đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực nêu trên của ngành thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước và cụ thể là Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước đã đổi mới chương trình đào tạo, nội dung đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi có thể làm việc được ở các vị trí liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, giao thông, thủy lợi như:
- Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ… và các Sở, Phòng chuyên môn ở các tỉnh, huyện...;
- Các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác;
- Các Công ty hoạt động về: Tư vấn Quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án và tư vấn kỹ thuật về thủy lợi; Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và các Cơ sở kinh doanh, dịch vụ về khoa học kỹ thuật, công nghệ liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường;
- Các Tập đoàn, các Công ty liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao;
- Có thể tiếp tục học lên thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường Đại học Thuỷ lợi hoặc các trường đại học khác ở trong và ngoài nước.
* Liên hệ: Phòng 311 nhà A1 – Trường ĐH Thủy lợi – 175 Tây Sơn – Đống Đa - HN; SĐT 0243.563.6468
(2) Ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước
* Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật tài nguyên nước theo hình thức tín chỉ với tổng số 145 tín chỉ, thời gian đào tạo 4,5 năm.
* Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt cấp độ A2 khung chuẩn Châu Âu.
* Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghệ nhiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Ngành KTCTN có nhu cầu lao động cao. Quy mô đào tạo hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu. Kết quả khảo sát cho thấy trên 90% kỹ sư tốt nghiệp ngành KTCTN làm việc đúng chuyên ngành đào tạo. Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã trong cả nước đang còn thiếu nhiều kỹ sư CTN.
Với yêu cầu phát triển ngành KTCTN trong tương lai, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, đòi hỏi phải xây dựng nhiều hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước cấp, nước thải, cấp nước cho các công trình, cần rất nhiều kỹ sư Cấp thoát nước.
Trong điều kiện hiện nay, nguồn nước ngày càng khan hiếm, tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường xảy ra thường xuyên, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, yêu cầu về chất lượng nước cấp, chất lượng môi trường ngày càng cao, nhu cầu nhân lực ngành KTCTN ngày càng lớn.
Kỹ sư tốt nghiệp ngành KTCTN có thể đảm nhiệm công tác chuyên môn và quản lý tại rất nhiều cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực xây dựng, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật tài nguyên nước, môi trường…vv, bao gồm:
Các cơ quan quản lý các cấp thuộc các bộ, ban ngành, sở
Các viện nghiên cứu, trường đại học;
Công ty tư vấn thiết kế, xây dựng trên cả nước;
Công ty cấp nước, công ty thoát nước trên các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, thị trấn, xã nông thôn…; Các công ty môi trường đô thị; Các công ty khai thác công trình thủy lợi;
Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
* Liên hệ: Phòng 313 nhà A1 – Trường ĐH Thủy lợi – 175 Tây Sơn – Đống Đa - HN; SĐT 0243.563.6469
(3) Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
* Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật tài nguyên nước theo hình thức tín chỉ với tổng số 145 tín chỉ, thời gian đào tạo 4,5 năm.
* Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt cấp độ A2 khung chuẩn Châu Âu.
* Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghệ nhiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Kỹ sư tốt nghiệp ngành này có kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án, vận hành khai thác các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng (như giao thông, thủy lợi, dân dụng). Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, có khả năng vận dụng và sáng tạo tốt, phản biện, viết báo cáo và thuyết trình; Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm chuyên dụng.
Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ thể hiện qua Nghị Quyết số 13 của Trung Ương Đảng (13-NQ/TW ngày 16/01/2012) đã định hướng phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ (giao thông, thủy lợi, điện, thương mại…) được Nhà Nước và huy động mạnh mọi nguồn lực của xã hội để ưu tiên đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ABD) từ nay đến 2030 Việt Nam cần 480 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng.
Số lượng nhân lực cần để vận hành và bảo trì, bảo dưỡng: hàng vạn km đường giao thông, hàng trăm khu công nghiệp và đô thị là rất lớn. Bên cạnh đó, với hàng trăm cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng công trình từ trung ương đến địa phương và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoạt động xây dựng tuyển dụng hàng năm.
Điều này cho thấy, nhu cầu nhân lực cầu nhân lực cho phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam cần rất lớn. Theo kết quả khảo sát tình trạng việc làm của vài khóa tốt nghiệp gần đây chỉ ra 100%  kỹ sư ngành KTCSHT có việc làm sau một năm ra trường và trên 90% trong số đó làm đúng ngành. Ước tính nhu cầu xã hội cần khoảng trên 500 kỹ sư mỗi năm trong vài năm tới.
Do ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đào tạo chuyên môn rộng nên sinh viên ra trường có rất nhiều cơ hội làm việc đúng ngành đào tạo tại các Bộ, các Sở, các Ban Quản lý dự án, các công ty tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công ở cả 3 lĩnh vực: Thủy lợi, Giao thông và xây dựng.
Điểm khác biệt ngành KTCSHT của trường Đại học thủy lợi là lồng ghép 3 khối kiến thức giao thông + thủy lợi + dân dụng để cung cấp cho Kỹ sư kiến thức, kỹ năng giải quyết bài toán tổng thể, hệ thống khi vận dụng trong quy hoạch, thiết kế và quản lý hạ tầng kỹ thuật. Trong khi các trường khác chỉ tập trung vào mảng kiến thức giao thông, san nền và thoát nước nội khu.
* Liên hệ: Phòng 315 nhà A1 – Trường ĐH Thủy lợi – 175 Tây Sơn – Đống Đa - HN; SĐT 0243.563.6470
(4) Ngành Trắc địa – Bản đồ
* Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Trắc địa – Bản đồ theo hình thức tín chỉ với tổng số 145 tín chỉ, thời gian đào tạo 4,5 năm.
* Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt cấp độ A2 khung chuẩn Châu Âu.
* Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghệ nhiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
            Sinh viên hiểu và vận dụng được các kiến thức trắc địa, như: kiến thức về các mặt quy chiếu, hệ tọa độ, phép chiếu bản đồ, các phương pháp đo đạc, các bài toán/kiến thức trắc địa trong một số lĩnh vực đặc thù, các thuật toán xử lý số liệu, các công nghệ/thiết bị đo đạc, các công nghệ quản lý và phân tích dữ liệu.
            Sinh viên hiểu và vận dụng được các công nghệ, thiết bị đo đạc, các kiến thức chuyên ngành để thực hiện việc tổ chức, quản lý, thiết kế, triển khai, xử lý số liệu, đánh giá chất lượng, … trong các công tác Trắc địa như: quản lý đất đai; khảo sát địa hình; địa chính; viễn thám; GIS; bất động sản; công tác trắc địa trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
            Sinh viên có thể sử dụng thành thạo các thiết bị trắc địa, các phần mềm đồ họa / quản lý, phân tích dữ liệu thường dùng trong trắc địa.
            Có kỹ năng tổng hợp, phân tích vấn đề, có phương pháp tư duy logic, có kỹ năng tính toán, viết báo cáo, thuyết trình, thảo luận, giao tiếp, đặc biệt sinh viên có thể hình thành những kỹ năng ban đầu về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
            Ngoài ra, sinh viên cũng được rèn luyện năng lực tự chủ, ý thức trách nhiệm và tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong các lĩnh vực: quản lý đất đai, địa chính, bất động sản, khảo sát địa hình, xây dựng, giao thông, thủy lợi, viễn thám và GIS.
* Liên hệ: Phòng 313 nhà A1 – Trường ĐH Thủy lợi – 175 Tây Sơn – Đống Đa - HN; SĐT 0243.563.6656

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
1. Giới thiệu chung về Khoa Kinh tế và Quản lý
Quá trình hình thành và phát triển: Trường Đại học Thủy lợi được thành lập năm 1959. Đến năm 1979 Khoa Bồi dưỡng (Khoa Kinh tế và Quản lý hiện nay) được thành lập với chức năng và nhiệm vụ mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao ngắn hạn và đào tạo kĩ sư kinh tế thủy lợi cho hệ chuyên tu (4 năm). Giai đoạn 1984-2006 khoa được đổi tên thành khoa Kinh tế thủy lợi, ngoài việc tiếp tục đào tạo kĩ sư kinh tế thủy lợi hệ chuyên tu (4 năm) khoa bắt đầu mở và đào tạo kĩ sư thủy lợi hệ chính quy (5 năm). Từ năm học 1989-1990 khoa dừng đào tạo hệ chuyên tu. Theo chiến lược phát triển của trường Đại học Thủy lợi từ năm 2006 đến 2020 là xây dựng trường thành một trường đại học hàng đầu, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ngang tầm khu vực, nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế và quản lý có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất phát từ chiến lược này của Trường về phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế và quản lý, năm 2007 Khoa đổi tên thành Khoa KT&QL.
Sứ mệnh: Khoa Kinh tế và quản lý là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực kinh tế và quản lý, cụ thể là các ngành quản lý xây dựng, kế toán, quản trị kinh doanh, kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước, có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế.
Mục tiêu phát triển của Khoa KT&QL: phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu khoa học có uy tín trong cả nước trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, tiến tới được thừa nhận trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể: Đến năm 2020 trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, tạo sự khác biệt với các cơ sở đào tạo khác theo hướng đào tạo gắn liền với thực tiễn, liên kết với doanh nghiệp và đào tạo theo chuẩn khu vực.
Cơ cấu tổ chức
Hiện tại Khoa Kinh tế và quản lý gồm 7 bộ phận:
- Văn phòng khoa (1 trưởng khoa, 2 phó trưởng khoa, 2 trợ lý);
- Trung tâm Kinh tế và Quản lý;
- 05 Bộ môn:
+ Bộ môn Quản lý xây dựng (phụ trách ngành Quản lý xây dựng);
+ Bộ môn Kinh tế (phụ trách ngành Kinh tế);
+ Bộ môn Kế toán (phụ trách ngành Kế toán);
+ Bộ môn Quản trị kinh doanh (phụ trách ngành Quản trị kinh doanh);
+ Bộ môn Phát triển kỹ năng.
 
Hình 2. Sơ đồ quá trình phát triển của Khoa Kinh tế và Quản lý
Cơ cấu tổ chức của khoa như sau:

Hình 3: Sơ đồ tổ chức của Khoa Kinh tế và Quản lý

Các ngành đào tạo của Khoa thường xuyên được nâng cấp và mở rộng thành các chuyên ngành để thích ứng với nhu cầu nhân lực của xã hội. Hiện nay, khoa quản lý 4 CTĐT bậc đại học là: Quản lý xây dựng, Kế toán, Kinh tế, Quản trị kinh doanh và 3 CTĐT bậc cao học: Kinh tế xây dựng, Quản trị kinh doanh và Quản lý kinh tế.
Trong vòng 5 năm qua (2014-2018), số lượng sinh viên đại học chính quy của các ngành được tuyển hằng năm không ngừng tăng từ 560 sinh viên năm 2014, lên đến 1100 năm 2018 (tăng 96%, bình quân mỗi năm tăng 19%) với điểm tuyển đầu vào tương đối cao. Điều này làm cho quy mô sinh viên của Khoa cũng không ngừng tăng, năm 2018, Khoa có tổng số 3400 sinh viên đại học. Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm luôn đạt tỉ lệ cao trên 95% trong đó tỉ lệ khá, giỏi và xuất sắc chiếm khoảng 70%, nhiều sinh viên đạt các giải cao trong học tập như thủ khoa xuất sắc, đạt các giải Loa Thành, giải thi Olimpic… Qua khảo sát từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 1 năm là trên 90% và phát huy tốt năng lực chuyên môn đã được đào tạo. Bên cạnh đó, bình quân trong giai đoạn từ 2014-2018, mỗi năm Khoa tuyển sinh khoảng 100 học viên cao học.
Để đáp ứng với quy mô đào tạo như vậy, hiện nay đội ngũ giảng viên và cán bộ của Khoa có 76 người gồm có 9 PGS, 14 tiến sĩ, 48 thạc sĩ (29 NCS), 5 kĩ sư/cử nhân.
Về nghiên cứu khoa học, trong gần 40 năm qua Khoa đã chủ trì và tham gia 45 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, hiện đang thực hiện 02 Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 06 đề tài cấp cơ sở. Số lượng bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học trong 03 năm vừa qua là 120 bài, trong đó có 12 bài đăng trên tạp chí quốc tế (ISI, Scopus). Về nghiên cứu khoa học của sinh viên, trong 3 năm vừa qua có 74 nhóm sinh viên với gần 200 em tham gia nghiên cứu khoa học, trong đó đạt 7 giải nhất, 7 giải nhì, 7 giải 3 cấp trường. Kết quả thi Olympic trong 3 năm vừa qua: Đạt 04 giải cấp quốc gia (1 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích); 53 giải cấp trường (08 giải nhất, 13 giải nhì, 27 giải ba).
Về phục vụ cộng đồng, cán bộ, giảng viên của Khoa chủ trì và tham gia nhiều dự án phục vụ sản xuất về tư vấn thiết kế, hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuỷ lợi, quản lý tài nguyên nước, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, an toàn hồ chứa, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, khuyến nông về tưới. Trong 5 năm qua đã tham dự tổng cộng gần 30 dự án, kinh phí gần 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn tham gia nhiều hoạt động tư vấn đào tạo, tập huấn, đào tạo cho nông dân và các hợp tác xã, thông tin truyền thông với nhiều đơn vị từ Trung ương đến địa phương.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, hội nhập với khu vực và quốc tế, Khoa đã thực hiện hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học từ nhiều nước trên thế giới về nghiên cứu và đào tạo như: Đại học Northampton, Tổng hợp London; Exeter; Đại học Gloucestershire (Anh); Đại học Flinder (Austrialia); Đại học Lyon 3 (Pháp); Lusiana (Mỹ) Đại học Chualalongkorn và Học viện công nghệ AIT (Thái Lan); Đại học Kinh tế Trung ương Bắc Kinh, Đại học Vũ Hán (Trung Quốc); Đại học Zielona Gora (Ba Lan); Hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế (DAAD, Đức), GIZ-MRC tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề. Đến nay Khoa đã có hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước trong gắn kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và cơ hội việc làm cho sinh viên như: Tổng công ty xây dựng nông nghiệp Việt Nam – CTCP; Tập đoàn K&J; Ngân hàng BIDV; Công ty cổ phần Misa; Công ty Soroban Việt Nam; Tập đoàn Bắc Đô; các doanh nghiệp quản lý khai thác thủy lợi phía bắc, Tập đoàn giáo dục Canada; Công ty Minami Fuji (Nhật Bản).
Với những thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng Khoa KT&QL liên tục là đơn vị đạt danh hiệu lao động xuất sắc từ năm 2012 đến 2018, bằng khen của Bộ trưởng năm 2004 và 2018.
2. Thông tin về Ngành Quản trị kinh doanh
- Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 130
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: TOEIC 450
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh nhằm cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động có đủ năng lực đảm nhận các vị trí quản lý trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, với các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1 (MT1): Có hiểu biết tốt về nền tảng của quản trị, có tư duy hệ thống, phân tích phản biện, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề về quản trị kinh doanh
Mục tiêu 2 (MT2): Có khả năng thích nghi và tự học tập thông qua hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực chuyên môn về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh
Mục tiêu 3 (MT3): Có khả năng giải quyết các vấn đề về vận hành và quản lý trong doanh nghiệp thông qua khả năng hợp tác và lãnh đạo đổi mới trong tổ chức
Mục tiêu 4 (MT 4): Là các công dân toàn cầu, có đạo đức, có trách nhiệm xã hội, có năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân
Triển vọng nghề nghiệp
Các cử nhân ngành QTKD sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí, tổ chức như:
• Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh,
• Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội,
• Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế
Họ sẽ có khả năng từng bước phát triển nghề nghiệp theo các hướng sau:
- Nhà quản trị chuyên ngành (kinh doanh, marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, ..) trong tổ chức
- Nhà quản trị chiến lược trong tổ chức
- Nhà quản trị tác nghiệp trong tổ chức
- Nhà quản trị công nghệ trong tổ chức
- Nhà quản trị đào tạo trong tổ chức
- Nhà phát triển kinh doanh trong tổ chức (Business Development)
- Nhà quản trị thay đổi trong tổ chức
- Nhà quản trị tái cấu trúc trong tổ chức
- Nhà quản trị thiết kế sản phẩm và dịch vụ trong tổ chức
- Nhà tích hợp hệ thống quản lý
- Nhà nghiên cứu
 Cụ thể đối với 3 Chuyên ngành như sau:
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế:
Chuyên viên/Cán bộ quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, công ty giao nhận vận tải ngoại thương, văn phòng đại diện, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…
Chuyên ngành Quản trị marketing:
Chuyên viên marketing tổng hợp, chuyên viên nghiên cứu thị trường, giám sát bán hàng, chuyên viên truyền thông marketing, quảng cáo, PR trong mọi loại hình doanh nghiệp;
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại điện tử:
Chuyên viên/Cán bộ quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp về thương mại điện tử, các công ty đang hoặc có dự định triển khai hoạt động và ứng thương mại điện tử. Chuyên viên kinh doanh/bán hàng trực tuyến.
Tự khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử
Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tiếp tục học tập nâng cao kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế quản trị kinh doanh;
- Có đủ năng lực tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế quản trị kinh doanh
- Email:
Trưởng Bộ môn: TS. Trần Quốc Hưng
SĐT: 0914.562.638
Email: hungtq@tlu.edu.vn
3. Thông tin về Ngành Kế toán
- Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 130
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: TOEIC 450
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp đại học kế toán có thể làm được các công việc sau:
- Chuyên viên kế toán, kiểm toán, tài chính trong các doanh nghiệp (trong và ngoài nước); nhân viên kế toán trong các đơn vị HCSN và trong các các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
- Nhân viên tư vấn kế toán, thuế và tài chính trong các công ty tư vấn thuế.
- Chuyên viên thẩm định tín dụng trong các ngân hàng và tổ chức tín dụng; chuyên viên phân tích tài chính và môi giới chứng khoán trong các công ty chứng khoán.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để tiếp tục học tập, nghiên cứu lấy bằng thạc sĩ ở trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.
- Có khả năng tiếp cận với quy định, quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận.
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.
4. Thông tin về Ngành Kinh tế
- Thời lượng đào tạo: 4 năm; tổng số tín chỉ: 130
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: TOEIC 450
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ lao động có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đủ năng lực đảm nhận các vị trí quản lý trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, với các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1 (MT1): Có hiểu biết cơ bản về kinh tế, có tư duy hệ thống, phân tích các vấn đề kinh tế và có thể trình bày, đề xuất một số ý tưởng về các vấn đề kinh tế.
Mục tiêu 2 (MT2): Có khả năng thích ứng và học tập sáng tạo thông qua hoạt động thực hành theo từng chuyên ngành kinh tế cụ thể như kinh tế tài nguyên thiên nhiên, kinh tế phát triển, kinh tế quốc tế, kinh tế đầu tư.
Mục tiêu 3 (MT3): Có khả năng giải quyết các vấn đề quản lý kinh tế trong thực tiễn tương ứng với từng chuyên ngành đào tạo thông qua khả năng hợp tác và phối hợp với các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý ngành kinh tế, các viện nghiên cứu.
Mục tiêu 4 (MT4): Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để phát triển chiến lược, xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động cho các tổ chức kinh tế. Có năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh cụ thể ở các lĩnh vực kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu, quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tham gia hoặc chủ trì nghiên cứu các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế ngành, quản lý và phát triển các doanh nghiệp. Tham gia hoặc chủ trì xây dựng và tổ chức quản lý các dự án đầu tư phát triển công và tư; phát triển và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu 5 (MT 5): Có kiến thức, kỹ năng và thái độ của những công dân toàn cầu thể hiện qua tư duy và hành động có trách nhiệm xã hội, văn hóa cao, tinh thần cộng đồng gắn với năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân.
Triển vọng nghề nghiệp
Nơi làm việc
- Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội từ trung ương xuống địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp trung và cấp cơ sở;
- Các cơ quan quản lý ngành, quản lý các lĩnh vực tài nguyên, quản lý công; các tổ chức liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế và kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thương mại của Việt Nam và quốc tế.
- Có thể làm việc ở hệ thống các tổ chức kinh tế, kể cả doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh quốc tế, đầu tư, kinh doanh tài nguyên và môi trường hoặc các tổ chức kinh tế cung cấp các hàng hóa công.
Vị trí làm việc và khả năng đảm nhiệm
- Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh, quản lý kinh tế, các tổ chức công; v.v.
- Nhân viên hoặc quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền nhà nước cấp trung và cơ sở.
- Chuyên viên hoặc quản lý tại các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội,
- Chuyên viên hoặc quản lý tại các định chế kinh tế quốc tế, các viên nghiên cứu; các cơ quan phi chính phủ.
- Nhân viên hoặc quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực kinh tế quốc tế, kinh tế tài nguyên, đầu tư kinh doanh hoặc đầu tư tài chính, đặc biệt phù hợp với khu vực doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ.
Khả năng phát triển nghề nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có thể phát triển thành các nhà chuyên môn có trình độ trong các lĩnh vực chuyên sâu về quản lý tài nguyên – môi trường, phân tích và dự báo các vấn đề kinh tế trong tổ chức hoặc cho nền kinh tế;
- Phát triển thành các chuyên gia phân tích, dự báo xu hướng thị trường, tư vấn về thay đổi môi trường kinh doanh để tìm các hướng đầu tư, kêu gọi vốn, v.v.
- Trở thành các nhà quản lý trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế, các dự án M&A, hoặc có thể tự khởi nghiệp tham gia thị trường kinh doanh hoặc cung cấp một số dịch vụ kinh tế - xã hội.
Có thể trở thành các nhà phân phân tích chính sách, nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế, đàm phán quốc tế
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiêp ngành kinh tế, các chuyên ngành kinh tế phát triển, kinh tế quốc tế, kinh tế đầu tư, kinh tế tài nguyên thiên nhiên có đủ năng lực để tiếp tục học tập suốt đời, học ở các bậc học cao hơn ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và tự học để đáp ứng sự phát triển của nghề nghiệp trong tương lai.
5. Thông tin về Ngành Quản lý xây dựng
- Thời lượng đào tạo: 4,5 năm; tổng số tín chỉ: 145
- Yêu cầu về trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp: TOEIC 400
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Kỹ sư Quản lý xây dựng nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm vững kiến thức, kỹ năng và đủ năng lực đảm nhận các vị trí làm việc trong lĩnh vực kinh tế xây dựng và quản lý xây dựng.
- Mục tiêu 1 (MT1): Có hiểu biết cơ bản về quản lý xây dựng, có tư duy hệ thống, biết phân tích các vấn đề trong lĩnh vực quản lý xây dựng và có thể trình bày, đề xuất một số ý tưởng về các vấn đề về quản lý đầu tư xây dựng.
- Mục tiêu 2 (MT2): Có khả năng thích ứng và học tập sáng tạo thông qua hoạt động thực hành.
- Mục tiêu 3 (MT3): Có khả năng giải quyết các vấn đề về quản lý xây dựng trong thực tiễn thông qua khả năng hợp tác và phối hợp với các các nhân, tổ chức, cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
- Mục tiêu 4 (MT4): Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để xây dựng, phát triển chiến lược, xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động cho các tổ chức trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Có năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động về quản lý đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh cụ thể trong đầu tư xây dựng. Tham gia hoặc chủ trì xây dựng và tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng, điều hành và phát triển các doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
- Mục tiêu 5 (MT 5): Có kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực tự chủ thể hiện qua tư duy và hành động có trách nhiệm xã hội, văn hóa cao, tinh thần cộng đồng gắn với năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân.
Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực quản lý xây dựng, kỹ năng làm việc ở hiện trường cũng như văn phòng. Cụ thể là thực hiện các công việc quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, thẩm định, thẩm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đang thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng. Công việc tư vấn thiết kế, thi công tại các công ty tư vấn đầu tư, xây dựng. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và quản lý trong xây dựng ở các đơn vị nghiên cứu, đào tạo.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tên khoa: Khoa Công nghệ thông tin
Năm thành lập: 2001
Tóm tắt: Tiền thân của khoa CNTT là Trung tâm Tin học. Trung tâm Tin học được thành lập từ năm 1992. Từ năm 1992 đến năm 2001, Trung tâm Tin học phụ trách phát triển  CNTT của Trường và đào tạo CNTT cho sinh viên. Tháng 11 năm 2001, khoa CNTT được thành lập và được trường giao nhiệm vụ phục trách đào tạo CNTT cho sinh viên của trường, là đơn vi tư vấn cho Trung tâm tin học trong việc phát triển CNTT.
Nguồn lực: Khoa có trên 60 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy, trong đó có 25 Tiến sỹ và 8 nghiên cứu sinh với năng lực công bố quốc tế tốt. Phần lớn các Tiến sỹ của Khoa đều tu nghiệp tại nước ngoài có nền khoa học tiên tiến về CNTT và Toán học, các giảng viên còn lại của Khoa đều có trình độ Thạc sỹ.
Hiện tại, Khoa có 6 bộ môn và 4 Lab trực thuộc: Bộ môn Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính và Mạng, Tin học và Kỹ thuật tính toán, Toán học; Lab Mô hình hóa và Mô phỏng, Khoa học dữ liệu, Hệ thống mạng, Samsung Lab.
Đào tạo: Khoa CNTT đang đào tạo 3 ngành bậc đại học là Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm; một chuyên ngành bậc sau đại học là Công nghệ thông tin. Từ khóa 61, Khoa tuyển sinh thêm lớp CNTT Việt - Nhật. Khoa đang quản lý 30 lớp với trên 2000 sinh viên đang theo học. Chương trình đào tạo thiết kế theo hướng ứng dụng, dễ hội nhập quốc tế và có thể cập nhật nhanh các môn học do doanh nghiệp đặt hàng đáp ứng nhu cầu việc làm.
NCKH và hợp tác quốc tế: Khoa đạt được nhiều thành tích tốt, các thầy cô đã công bố gần 200 bài báo khoa học có chất lượng, trong đó chủ yếu là công bố quốc tế và có trên 50 bài thuộc danh mục SCI/SCIE. Các thầy cô trong Khoa chủ nhiệm và tham gia trên 10 đề tài cấp nhà nước và hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Khoa tham gia tổ chức Hội nghị quốc tế RIVF về CNTT lần thứ 12 được tổ chức thành công tại Trường ĐHTL.
Khoa CNTT có những hợp tác quốc tế và giao lưu khoa học bền vững với các trường đại học uy tín của Mỹ, Trung Quốc, Nhật  theo các chương trình trao đổi hợp tác nghiên cứu, trao đổi giáo viên và sinh viên.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo kỹ sư có những kiến thức nền tảng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, cập nhật các vấn đề mới và hiện đại liên quan đến nghiên cứu phát triển các ngành CNTT, HTTT, KTPM, gia công và phát triển các ứng dụng liên quan ngành đào tạo.
Mục tiêu đến 2030 của Khoa CNTT là một tổ chức đào tạo và nghiên cứu CNTT đào tạo trong top 10 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng QS; nền tảng đào tạo cốt lõi về khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và IoT đáp ứng xu hướng Công nghiệp 4.0.
Học bổng: Hàng năm, khoa đã trao bổng cho sinh viên theo quỹ bổng của Trường cấp cho khoa. Ngoài ra, khoa còn có 17 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên trong học tập đã được nhận học bổng Lê Văn Kiểm của Trường. Khoa còn hợp tác với công ty Samsung để triển khai và động viên sinh viên khoa tham gia Chương trình học bổng tài năng Samsung. Tính từ năm 2018 đến 2019, khoa đã có 3 sinh viên nhận được học bổng tài năng của Samsung.
Thông tin về từng ngành
Khoa đào tạo: 04 ngành
(1)Ngành công nghệ thông tin
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư có những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, cập nhật các vấn đề mới và hiện đại liên quan đến nghiên cứu phát triển các hệ thống thông tin, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
 Chương trình đào tạo
- Thời gian đào tạo: 4.5 năm với 145 Tín chỉ
- Chương trình đào tạo được thiết kế hiện đại, cập nhật, kế thừa từ các trường danh tiếng trên thế giới như Michigan, Harvard của Hoa Kỳ. Nhiều môn học đáp ứng nhu cầu của xã hội, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp như FPT, SamSung,...
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
- Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực CNTT mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực CNTT ở Việt Nam cần đến 1 triệu lao động. Tuy nhiên hiện nay các trường mới chỉ đào tạo đáp ứng được gần một nửa.
Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin. Họ có thể đảm nhiệm các công việc:
Nắm vững một số ngôn ngữ, công cụ lập trình. Công cụ phát triển hệ thống.
Có thể xây dựng, phát triển các hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng trong thực tế.
Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin…ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
Làm chuyên viên ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng, thủy lợi…);
Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài;
Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông…
- Giảng dạy các môn liên quan đến công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông;
 Các điểm mạnh của Ngành đào tạo tại Trường ĐH Thủy Lợi
- Khoa CNTT có hệ thống phòng Lab và cơ sở vật chất hiện đại. Tạo điều kiện cho các SV có thể tham gia vào các nhóm nghiên cứu khoa học, các đề tài dự án thực tế.
(2) Ngành công nghệ thông tin Việt – Nhật
Mục tiêu đào tạo
Như ngành Công nghệ thông tin. Được đào tạo tiếng Nhật và học tập văn hóa Nhật Bản để có thể làm việc cho các công ty Nhật bản tại Nhật và tại Việt Nam.
 Chương trình đào tạo
- Thời gian đào tạo: 4.5 năm với 145 Tín chỉ
- Như chương trình của ngành CNTT
- Yêu cầu học tiếng Nhật và phải đạt chuẩn N3 trở lên. Ngoài ra, sinh viên được học văn hóa Nhật Bản.
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư đi làm việc tại Nhật bản là rất lớn, rất nhiều các công ty tập đoàn sẵn sàng đón các kỹ sư đạt chuẩn về tiếng Nhật và chuyên môn sang làm việc tại Nhật Bản.
Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp
Ngoài những nơi làm việc như ngành CNTT, các kỹ sư còn có cơ hội làm việc cho các công ty của Nhật Bản tại Nhật Bản và tại Việt Nam.
 Các điểm mạnh của Ngành đào tạo tại Trường ĐH Thủy Lợi
Với hệ đào tạo Việt-Nhật, khoa tổ chức đào tạo tập trung theo chuẩn của Nhật để giúp các sinh viên đạt được trình độ chuyên môn cũng như tiếng Nhật tối thiểu đạt N3.
(3) Ngành hệ thống thông tin
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư có những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực Hệ thống thông tin, cập nhật các vấn đề mới và hiện đại liên quan đến nghiên cứu phát triển các hệ thống thông tin, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông; kiến thức về phân tích thiết kế khai thác cơ sở dữ liệu, phân tích xử lý dữ liệu lớn, xây dựng những hệ thống hỗ trợ việc ra quyết định.
 Chương trình đào tạo
- Thời gian đào tạo: 04 năm với 140 Tín chỉ
- Chương trình đào tạo được xây dựng rất cập nhật hiện đại theo xu hướng mới của thế giới, nhiều môn học đáp ứng nhu cầu của xã hội, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp như FPT, SamSung,...
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Tại Việt Nam: đến năm 2020 cần đến 1 triệu nhân lực về CNTT & HTTT. Tuy nhiên hiện nay các trường mới chỉ đào tạo đáp ứng được gần một nửa
Trên thế giới: HTTT có lương khởi điểm đứng thứ 15/144 nghề nghiệp tại Mỹ. Theo (Harvard Business Review), Khoa học dữ liệu sẽ là một trong những ngành “thời thượng” của thế kỷ 21  -> Đó cũng chính là nhiệm vụ của ngành HTTT.
Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp
Chuẩn đầu ra:
Có thể lập trình, nắm vững ít nhất các công cụ lập trình (C++, C#, Lập trình Web (PHP, .NET), Java, Lập trình di động,…)
Có khả năng quản lý, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin phục vụ cho kinh tế xã hội, tài chính, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, an ninh quốc phòng,…
Sử dụng thành thạo một số công cụ xử lý và phân tích Dữ liệu như (R, Matlab, Weka, SPSS, AMOS,…)
Hiểu và xây dựng các ứng dụng Khai phá dữ liệu (Data mining), học máy (Machine learning), trí tuệ nhân tạo, nhận dạng, xử lý ảnh, điện toán đám mây,…
Xây dựng được những hệ thống khuyến nghị sản phẩm, hệ hỗ trợ ra quyết định, hệ thống dự báo, chương trình trò chơi,…
Có khả năng học tập nâng cao sau khi tốt nghiệp lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Chuyên viên xây dựng, quản trị, phát triển các hệ thống để vận hành doanh nghiệp, tổ chức (như đơn vị hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng, thủy lợi,  giao thông, an ninh, quốc phòng) như hệ thống ERP, SCM, CRM, HR ,…
Chuyên viên phân tích dữ liệu, lập Dự án, hoạch định chính sách phát triển CNTT cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Lập trình viên trong các Công ty tập đoàn lớn như FPT, Viettel,… chuyên sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước, hoặc đi nước ngoài dưới dạng kỹ sư như Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Quản lý dự án phần mềm, công nghệ thông tin, Giám đốc thông tin (CIO Chief of Information Officer).
Cán bộ nghiên cứu ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy CNTT tại trường Đại học, Cao đẳng, nghề và phổ thông.
Các điểm mạnh của Ngành đào tạo tại Trường ĐH Thủy Lợi
- Kỹ sư ngành HTTT tại ĐH Thủy Lợi có định hướng về Khoa học dữ liệu, một yếu tố không thể thiếu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, có thời gian đào tạo linh hoạt chỉ 04 năm gồm 140 tín chỉ.
- Chú trọng tới kỹ năng thực tập, thực hành của sinh viên. Có hệ thống phòng học cơ sở vật chất và các phòng Lab khang trang hiện đại.
(4) Ngành kỹ thuật phần mềm
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp các kiến thức chuyên sâu giúp phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm một cách có hệ thống, có kỷ luật. Giúp sinh viên ra trường có thể làm hòa nhập nhanh chóng với môi trường phát triển phần mềm chuyên nghiệp tại các công ty, tập đoàn phát triển phần mềm.
Chương trình đào tạo
- Thời gian đào tạo: 04 năm với 140 Tín chỉ
- Nội dung chương trình: Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên việc nghiên cứu và kế thừa các chương trình đào tạo của các trường đại học hàng đầu trong nước và nước ngoài. Bao gồm nhiều môn học đáp ứng nhu cầu của xã hội, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp như FPT, SamSung,... Nội dung cụ thể bao gồm:
+  Khối kiến thức Đại cương theo quy định của Bộ GDĐT.
+ Kiến thức căn bản về công nghệ thông tin.
+ Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm.
+  Tiếng Anh đáp ứng nhu cầu đọc tài liệu chuyên ngành, giao tiếp, làm việc trong các tổ chức, công ty trong và ngoài nước.
+ Thực hành, làm các Project ứng dụng thực tế, thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp liên kết hợp tác với Khoa, Trường.
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
- Thị trường CNTT Việt Nam nổi tiếng chủ yếu về dịch vụ gia công phần mềm - outsourcing. Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương và 30 của thế giới về gia công và phát triển phần mềm.
- Theo VietnamWorks, đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu hơn 500.000 nhân lực CNTT, trong đó Kỹ thuật phần mềm là ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất. Việt Nam đang rất thiếu các chuyên gia CNTT giỏi chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ và có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.
Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp
- Lập trình viên, kỹ sư phần mềm, nhà phân tích thiết kế phần mềm tại các công ty tập đoàn phát triển phần mềm
- Giảng dạy và nghiên cứu ở các Trường, Viện, Trung tâm
- Kỹ sư trưởng của các dự án phần mềm, nhà quản trị dự án phần mềm
- Có nhiều cơ hội tham gia thị trường lao động CNTT toàn cầu.
Các điểm mạnh của Ngành đào tạo tại Trường ĐH Thủy Lợi
- Kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm tại ĐH Thủy Lợi, có thời gian đào tạo chỉ 04 năm gồm 140 tín chỉ.
- Chú trọng tới kỹ năng thực tập, thực hành của sinh viên. Có hệ thống phòng học cơ sở vật chất và các phòng Lab khang trang hiện đại.
Thông tin liên hệ của khoa:
Văn phòng Khoa CNTT
Điện thoại: 024.3563.2211
Website: http://cse.tlu.edu.vn;
Email: vpkhoacntt@tlu.edu.vn
Địa chỉ: P305, nhà C1 - 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội.


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
1. Giới thiệu chung về Khoa
- Tên khoa hiện nay: Khoa Điện-Điện tử
- Lịch sử hình thành:
+ 1966: Khoa Thủy Công - Thủy điện
+ 1985: Khoa Thủy điện - Máy Thủy lợi
+ 1986: Khoa Thủy Điện
+ 2007: Khoa Năng lượng
+ 2019: Khoa Điện – Điện tử
- Đội ngũ Cán bộ giảng viên: 40 giảng viên (trong đó 12 giảng viên đang được đào tạo ở nước ngoài)
- Các ngành đào tạo chính:
+ Kỹ thuật điện: 
Mục tiêu đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật điện có kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Điện. Người học có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành các loại thiết bị, qui trình và hệ thống liên quan đến lĩnh vực phát điện; truyền tải điện; phân phối điện; điện công nghiệp và dân dụng; năng lượng mới và tái tạo.
+ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa:
Đào tạo kỹ sư ngành điều khiển và tự động hóa có tư duy, biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế liên quan đến điện, điều khiển,và tự động hóa. Các kỹ sư ra trường được trang bị các kiến thức căn bản về hệ thống điện, các thiết bị điện dân dụng, điện công nghiệp và chuyên sâu về kỹ thuật điều khiển tự động trong công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, hóa dầu, sắt thép, hàng không vũ trụ,…
+ Kỹ thuật điện tử viễn thông:
Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông đào tạo kiến thức chuyên môn về công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng viễn thông; mạng truyền thông máy tính/truyền thông quang/truyền thông di động; Phát triển ứng dụng IoT; Lập trình điều khiển; Lập trình nhúng; Robot thông minh; Kỹ thuật Anten và siêu cao tần; Thiết kế mạch... Đồng thời, ngành đào tạo người học có khả năng tự học, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, khả năng làm việc độc lập, trình độ ngoại ngữ tốt, khả năng tư duy phân tích thiết kế xây dựng phát triển các dự án và các sản phẩm điện tử viễn thông đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghệ 4.0 và xa hơn nữa.
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở các Đài Phát thanh – Truyền hình; các mạng viễn thông; các mạng truyền hình; công ty thiết kế sản xuất vi mạch; công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông; các công ty và doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên quan đến lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông…
2. Thông về từng ngành
Ngành kỹ thuật điện:
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 4,5 năm- 145 TC
- Yêu cầu Tiếng Anh: A2
Lưới điện
Cung cấp điện
Bảo vệ và điều khiển hệ thống điện
Kĩ thuật cao áp và vật liệu điện
Thiết bị điện.
Điện công nghiệp và dân dụng
Năng lượng mớ và tái tạo
Triển vọng tương lai mở thêm các chuyên ngành hợp tác đào tạo kỹ thuật điện, điện tử với Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ngành tự động hóa:
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 4,5 năm- 145 TC
- Yêu cầu chuẩn đầu ra Tiếng Anh: A2
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết và hợp tác quốc tế:
Tự động hóa là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần. Tại Việt Nam, không khó để tìm thấy một lời đề nghị mức lương tầm 400-500USD cho những ứng viên ngành Tự động hóa.  Ngành điều khiển và tự động hóa thường xuyên được nhà tuyển dụng nhận thực tập và nhận làm việc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để nâng cao chất lượng Đào tạo, chương trình đào tạo được thiết kế tiếp cận theo CDIO nhằm tăng cường kiến thức chuyên môn, tư duy sáng tạo, các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, và kỹ năng mềm. Sinh viên ra trường vì thế có đủ kiến thức và kỹ năng, tự tin để lập nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội tham gia chương trình đào tạo liên kết với các trường Đại học ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
+ Ngành Kỹ thuật Điện tử - viễn thông
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 4,5 năm- 145 TC
- Yêu cầu Tiếng Anh: A2
Nhà trường hợp tác với các tập đoàn, công ty và doanh nghiệp lớn để sinh viên được thực hành, thực tập như: Viettel, VNPT, Panasonic, Samsung, Đài phát thanh - truyền hình…Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức đi tham quan để sinh viên làm quen, tiếp cận với môi trường, tác phong làm việc thực tế. Đồng thời giúp sinh viên nắm bắt được cơ hội việc làm, yêu cầu thực tế và xu thế phát triển ngành nghề trong tương lai.
Nhà trường có định hướng liên kết đào tạo với các trường Đại học uy tín ở nước ngoài để trao đổi chuyên môn giữa các trường, tạo điều kiện cho các sinh viên khá giỏi có điều kiện sang học tập ở nước ngoài.
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại:
Các mạng viễn thông: Mobile, Vina, Viettel, VNPT.
Các mạng truyền hình cáp: VTVcap, SCTV, Hanoicap, FPT, HTV, K+…
Các Đài Phát thanh, Đài truyền hình.
Các công ty nước ngoài: Nokia, Canon, Samsung, Foxconn, LG Electronics, Intel,…
Các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, viễn thông.
Các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông.
-     Làm việc tại các nước: Mỹ, T.Quốc, Hàn Quốc, Nhật…
- Email liên lạc:  vpkhoae@tlu.edu.vn

KHOA CƠ KHÍ
Tên khoa: Khoa Cơ khí
Năm thành lập: 1986
Tóm tắt lịch sử thành lập của khoa:
Ngày 19 tháng 12 năm 1986, Bộ Thủy Lợi ra quyết định thành lập Khoa Cơ khí Thủy Lợi được tách ra từ khoa Thủy điện và Thiết bị Thủy Lợi với 4 bộ môn: Máy xây dựng, Chế tạo máy, Cơ lý thuyết và Hình họa kỹ thuật, để quản lý và đào tạo kỹ sư ngành Máy xây dựng và Thiết bị Thủy Lợi, nhằm phục vụ cho việc xây dựng và khai thác công trình thủy lợi, thủy điện và các ngành xây dựng khác. Năm 1992 Nhà trường có quyết định đưa Xưởng cơ khí trực thuộc khoa Cơ khí Thủy Lợi. Năm 1994 Bộ thủy lợi cho thành lập Trung tâm khoa học công nghệ cơ học máy thủy lợi trực thuộc Khoa để nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Từ năm 2006, Khoa Cơ Khí Thủy Lợi được đổi tên thành khoa Cơ Khí để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển cùng với việc chuyển đổi từ hệ đào tạo theo niên chế sang hệ đào tạo tín chỉ.
Giảng viên: Với tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên hiện nay: 47 Giảng viên, cán bộ, công nhân viên. Trong đó: 2 PGS.TS, 12 TS, 26 Thạc sỹ, 7 kỹ sư. Hiện có 5 NCS tại Đức, 1 NCS tại Nhật, 1 NCS tại Pháp, 2 NCS tại Hàn Quốc, 3 học Thạc sỹ tại Úc, 3 NCS trong nước.
Các ngành đào tạo chính: Đào tạo các bậc đại học và sau đại học:
Kỹ sư ngành:
  • Kỹ thuật cơ khí,
  • Kỹ thuật cơ điện tử,
  • Kỹ thuật ô tô,
  • Công nghệ chế tạo máy
+ Chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí định hướng việc làm Nhật Bản.
+ Chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí định hướng việc làm Hàn Quốc.
+ Thạc sỹ ngành: Kỹ thuật cơ khí.
+ Tiến sĩ ngành: Cơ học vật thể rắn
2. Thông tin về từng ngành
2.1 Ngành Kỹ thuật cơ khí
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung của ngành kỹ thuật cơ khí là cung cấp cho các sinh viên một nền tảng rộng trong các nguyên tắc cơ bản của cơ khí cũng như giới thiệu về nhiều lĩnh vực chuyên môn và kỹ thuật mà các kỹ sư cơ khí quan tâm. Các kỹ sư cơ khí tương lai sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề không chỉ trong lĩnh vực cơ khí mà còn có thể tham gia vào mọi vấn đề trong nền kinh tế xã hội.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở và chuyên ngành vững chắc, có kỹ năng nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu để có thể làm việc và sáng tạo trong mọi môi trường lao động nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì các máy móc, thiết bị cơ khí, quản lý điều hành nhà máy và các hệ thống sản xuất công nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo: 4,5 nămS
Chuyên ngành đào tạo (nếu có):
Nội dung chương trình: 145 tín chỉ
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của ngành kỹ thuật cơ khí. Ngành Cơ khí luôn được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học.
Các điểm mạnh của ngành đào tạo tại trường ĐH Thuỷ lợi
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được trường đại học Thủy Lợi đặc biệt chú trọng. Khoa Cơ khí Trường Đại học Thủy lợi đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác từ quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.
Cơ hội du hoc và các thông tin khác
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đang hợp tác với Công ty TNHH Esuhai và rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài giới thiệu và tuyển dụng các kỹ sư Cơ điện tử sau khi tốt nghiệp có cơ hội đi làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Cơ hội du học cho sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí học nâng cao tại các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật bản, Úc, Singapore, v.v. để nhận học vị cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sĩ.
Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email, …. liên hệ)
- LIÊN HỆ BỘ MÔN:
Tư vấn: TS. Nguyễn Anh Tuấn–Trưởng bộ môn Máy xây dựng, Khoa Cơ khí, ĐH Thuỷ lợi
Điện thoại: 0918.891.809
Email: tuan_na_mxd@tlu.edu.vn
Website: http://khoacokhi.tlu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/cokhithuyloi
2.1 Ngành Kỹ thuật ô tô
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Ô tô trình độ đại học theo phương pháp tiếp cận CDIO (Hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành) để đào tạo ra những kỹ sư đáp ứng tốt các công việc trong ngành ô tô với các năng lực:
Kiến thức và lập luận ngành (học để biết): hiểu biết về lí luận chính trị, nắm vững khoa học cơ bản; vận dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật cốt lõi; phân tích và tổng hợp được kiến thức kỹ thuật nâng cao.
Phát triển phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp (học để trưởng thành): khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề, thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức; khả năng tư duy tầm hệ thống; có đạo đức, tư tưởng,thái độ bình đẳng và các trách nhiệm khác.
Kỹ năng giao tiếp toàn diện, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và làm việc nhóm (học để chung sống).
Sáng tạo, triển khai thiết kế, thực hiện ý tưởng và ứng dụngphù hợp với bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, xã hội và môi trường (học để làm).
Hình thức đào tạo
- Hình thức đào tạo: theo hệ thống tín chỉ.
- Thời gian đào tạo: 4 - 4,5 năm.
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Căn cứ vào thị trường ô tô tại Việt Nam, lượng tiêu thụ xe ô tô tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng trưởng từ 15 đến 20%, và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực ô tô. Do đó nguồn nhân lực kỹ thuật cao về lĩnh vực ô tô trên thị trường lao động trong nước đang thiếu hụt. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư kỹ thuật ô tô ngày càng tăng.
Các điểm mạnh của Ngành Kỹ thuật Ô tô tại Trường ĐH Thủy Lợi
- Chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật Ô tô theo phương pháp tiếp cận CDIO là một giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, và các giải pháp đảm bảo triển khai chương trình đào tạo một cách hiệu quả.
- Cơ sở vật chất với các phòng học có điều hòa,phòng thí nghiệm và thực hànhhiện đại, máy móc và thiết bị tiên tiến, hình thành không gian học tập CDIO.
- Khoa Cơ khí là đơn vị tiên phong về việc ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho kỹ sư học tập và làm việc sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội du học và làm việc tại nước ngoài
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đang hợp tác với các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc... để đưa sinh viên, thực tập sinh và kỹ sư Kỹ thuật Ô tô sau khi tốt nghiệp đi du học và làm việc ở nước ngoài.
Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp
- LIÊN HỆ BỘ MÔN:
TS. Nguyễn Đức Ngọc, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Ô tô, Khoa Cơ khí, ĐH Thuỷ lợi
Điện thoại: 0903.261.129
Email: ndn@tlu.edu.vn
Website: http://khoacokhi.tlu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/cokhithuyloi
2.2 Ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung của ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có chuyên môn cao trong lĩnh vực Cơ điện tử, có tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm. Cụ thể, đây là đội ngũ nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm với công việc và cộng đồng, tác phong làm việc công nghiệp và hiện đại.
Về mặt kiến thức: Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương về lý luận chính trị, ngoại ngữ, toán, vật lý, tin học; kiến thức cơ sở ngành về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điều khiển; kiến thức chuyên ngành về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống thủy lực - khí nén, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, cảm biến, robot, v.v.
Về mặt kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử có khả năng sử dụng, vận hành và bảo trì tốt các thiết bị của hệ thống sản xuất tự động; Khai thác và xây dựng các phần mềm trong việc điều khiển các máy móc tự động bằng máy tính và các phương tiện điều khiển số khác; Thiết kế cải tiến, thiết kế chế tạo mới và lắp ráp các thiết bị khác nhau trong hệ thống sản xuất tự động. Bên cạnh đó, kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được đào tạo kỹ năng thực hành tốt trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật cơ điện tử, có kỹ năng tự học, làm việc nhóm và giao tiếp tốt. Nhờ đó, kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có thể dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Cơ điện tử
Nội dung chương trình: 145 tín chỉ
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư sản xuất công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực như cơ khí chế tạo, lắp ráp, điện - điện tử. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn lắp đặt và chuyển giao nhiều hệ thống sản xuất tự động hóa, bao gồm các thiết bị dẫn động tích hợp, robot công nghiệp, hệ thống phần mềm dùng trong vận hành công nghệ, máy công cụ điều khiển kỹ thuật số, v.v.  Quá trình tiếp nhận, vận hành, bảo trì và phát triển các hệ thống sản xuất hiện đại đòi hỏi số lượng lớn các kỹ sư cơ điện tử. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ về các sản phẩm cơ điện tử, cơ khí chế tạo máy, tự động hóa, phần mềm tin học cũng có nhu cầu cao về nhân lực ngành Kỹ thuật Cơ điện tử.
Các điểm mạnh của ngành đào tạo tại trường ĐH Thuỷ lợi
Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ điện tử được xây dựng theo phương pháp tiên tiến, tích hợp kiến thức chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật trong việc xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống cơ điện tử.
Chương trình được xây dựng mới trên cơ sở tham khảo chương trình của những trường đại học lớn trong và ngoài nước kết hợp với việc tham khảo nhu cầu của xã hội, những yêu cầu của nhà tuyển dụng với kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử.Kỹ sư Cơ điện tử của Trường Đại học Thủy lợi được đào tạo theo hướng thực hành, ứng dụng nên có thể dễ dàng tìm được việc làm khi ra trường. Các phòng thí nghiệm chuyên ngành được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại với những bài thí nghiệm gần với thực tiễn.
Chương trình đào tạo được thực hiện với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, được đào tạo ở trong nước và nước ngoài đúng chuyên ngành Cơ điện tử.Các giảng viên tham gia giảng dạy ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được đào tạo từ các nước tiên tiến, có nền khoa học và kỹ thuật trình độ cao như Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Cơ hội du hoc và các thông tin khác
Cơ hội du học cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là rất cao, với hơn 100 trường trên thế giới cung cấp khóa học Cơ điện tử, đặc biệt là tại các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật bản, Úc, Singapore, v.v.
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đang hợp tác với Công ty TNHH Esuhai và rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài giới thiệu và tuyển dụng các kỹ sư Cơ điện tử sau khi tốt nghiệp có cơ hội đi làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email, …. liên hệ)
- LIÊN HỆ BỘ MÔN:
Tư vấn: TS. Đoàn Yên Thế- Trưởng bộ môn Công nghệ cơ khí, Khoa Cơ khí, ĐH Thuỷ lợi
Di động: 0936453990
Cơ quan: (0243) 8533082
Email: dythe@tlu.edu.vn
Website: http://khoacokhi.tlu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/cokhithuyloi
2.3 Ngành công nghệ chế tạo máy
Mục tiêu đào tạo
Sau khi hoàn thành chương trình Ngành công nghệ chế tạo máy người học sẽ có tư tưởng chính trị vững vàng; có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong công việc (Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật), có kỹ năng trình bày và giao tiếp tốt; có kiến thức cơ bản về ngành cơ khí; có khả năng vẽ kỹ thuật cơ khí và sử dụng những phần mềm đồ họa, phần mền phân tích kết cấu vào việc thiết kế máy; có khả năng lập quy trình công nghệ gia công; có khả năng sử dụng các máy công cụ trong gia công cơ khí; có khả năng lập trình gia công và sử dụng những máy công cụ tiến tiến.
Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Chuyên ngànhđào tạo (nếu có): Công  nghệ chế tạo máy, Công nghệ cơ khí định hướng làm việc tại Nhật Bản
Nội dung chương trình: Chương trình gồm 145 tín chỉ, trong đó khối kiến thức về tư tưởng, chính trị là 12 tín chỉ; khối kiến thức về kỹ năng trình bày, giao tiếp là 3 tin chỉ; khối kiến thức cơ bản là 19 tín chỉ; khối kiến thức về ngoại ngữ là 8 tín chỉ; khối kiến thức cơ sở ngành cơ khí là 30 tín chỉ; khối kiến thức chuyên ngành là 38 tín chỉ. Ngoài ra sinh viên được lựa chọn học 8 tín chỉ theo định hướng chuyên sau mình yêu thích, 7 tín chỉ về giáo dục thể chất và 165 tiết học về an ninh quốc phòng. Sinh viên có học kỳ cuối cùng dành để làm thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tương đương với 7 tín chỉ.
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Số lượng kỹ sư Công nghệ chế tạo máy được đào tạo tính chung cho cả nước mới đáp ứng được 60% nhu cầu xã hội đang cần. Hiện nay nhu cầu xã hội còn rất lớn, do đó cơ hội việc làm cho Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy là rất lớn
Các điểm mạnh của ngành đào tạo tại trường ĐH Thuỷ lợi
Cơ sở vật chất hiện đại, các phòng học đều có điều hòa và projector;
Được thực hành trên thiết bị máy móc hiện đại, mới được đầu tư;
Có nhiều cơ hội được thực tập tại doanh nghiệp;
Có nhiều cơ hội được du học hoặc lao động tại Nhật Bản và Hàn quốc sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội du học và các thông tin khác
Những năm gần đây, trường Đại học Thủy lợi tăng cường hợp tác quốc tế trong việc hợp tác đào tạo cũng như cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy Trường Đại học Thủy lợi có nhiều cơ hội được thực tập ngắn hạn hoặc thực tập sinh tại các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc với mức học bổng và mức lương cao.
Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email, …. liên hệ):
- LIÊN HỆ BỘ MÔN:
Tư vấn: TS. Ngô Văn Lực– PhóTrưởng bộ môn Công nghệ cơ khí, Khoa Cơ khí, ĐH Thuỷ lợi
Điện thoại: 0982.900.248
Email: vanlucngo@tlu.edu.vn
Website: http://khoacokhi.tlu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/cokhithuyloi


KHOA THỦY VĂN VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
ĐT: 043 563 0991
Email: Khoatvtnn@tlu.edu.vn        
Website: tvmt.tlu.edu.vn
Chức năng:
Đào tạo các bậc đại học và sau đại học:
            - Kỹ sư ngành: Thủy văn học mã ngành (7440224) gồm 2 chuyên ngành Thủy văn và Tài nguyên nước; Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai.
            - Thạc sĩ: Thủy văn học (mã ngành 8440224); Quản lý và giảm nhẹ thiên tai (Cao học quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh trong dự án NICHE do Chính phủ Hà Lan tài trợ).
            - Tiến sĩ: Thủy văn học (mã ngành 9440224).
Ngành Thủy văn là một trong những ngành truyền thống của trường Đại học  thủy lợi được thành lập từ năm 1970 (khóa đại học chuyên tu Thủy văn đầu tiên 1962-1965), đến nay đã đào tạo hơn 2500 Kỹ sư, 200 Thạc sỹ, 40 Tiến sỹ đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước. Rất nhiều thế hệ sinh viên khi ra trường đã và đang nắm giữ những cương vị cao trong các cơ quan Nhà nước, Công ty, Doanh Nghiệp, Trường và Viện nghiên cứu…
Thủy văn và một trong những ngành khoa học quan trọng, cần thiết trong Quy hoạch quản lý Tài nguyên nước, Môi trường, Xây dựng, Quản lý khai thác các công trình Thủy lợi, Thủy điện, Giao thông (cầu đường), khai thác Mỏ, Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với Biến đổi khí hậu
Khoa quản lý 3 bộ môn, 1 Viện nghiên cứu và Vườn khí tượng
  • Thủy văn và Tài nguyên nước
  • Kỹ thuật sông và Quản lý thiên tai
  • Mô hình toán và Dự báo Khí tượng Thủy văn.
Viện Thủy văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu
Mục tiêu đào tạo
- Nắm vững các kiến thức cơ bản liên quan đến Thủy văn Tài nguyên nước, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Có kỹ năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực Quy hoạch quản lý tài nguyên nước, môi trường, xây dựng, quản lý khai thác các công trình Thủy lợi, Thủy điện, Giao thông (cầu đường), Xây dựng, Mỏ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn khả năng làm việc trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Đạt trình độ tiếng Anh A2 chuẩn Châu Âu để có thể giao tiếp trong công việc và có nhiều cơ hội xin học bổng du học các nước tiên tiến trên thế giới.
- Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật của nhà nước;
Chương trình đào tạo
- Thời gian đào tạo: 4.5 năm
- Chuyên ngành đào tạo :    Ngành Thủy văn và Tài nguyên nước
Ngành Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai
- Nội dung chương trình:
- Nội dung chương trình: được xây dựng theo chương trình chuẩn của Bộ giáo dục đào tạo với 151 tín chỉ bao gồm 3 khối kiến thức: Giáo dục đại cương (48 TC); Cơ sở ngành thuộc khối ngành (17TC) cơ sở ngành (44TC), kiến thức ngành (21TC) học phaanftoots nghiệp (7TC) và kiến thức tự chọn (8TC) thuộc Chuyên ngành Thủy văn và tài nguyên nước và chuyên ngành Quản lý và giảm nhẹ thiên tai. 
  -Lĩnh vực ngành học:
- Điều tra, khảo sát, tính toán, phân tích, đánh giá tài nguyên nước, cân bằng nước hệ thống
- Lập quy hoạch và xây dựng các mô hình quy hoạch quản lý tài nguyên nước, khai thác bền vững tài nguyên nước;
- Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai (an toàn đập, cảnh báo, dự báo lũ, vận hành hồ chứa, phòng chống ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất…) thích ứng với Biến đổi khí hậu
- Tính toán thủy văn thiết kế các công trình (hồ chứa, đê điều, cầu cống…)
- Quản lý, khai thác vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện (lập quy trình vận hành hồ chứa (liên hồ, đơn hồ),
- Thiết kế, lập quy hoạch công trình chỉnh trị sông và bờ biển, thực hiện các dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.   
Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Hiện nay, có hàng trăm công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải...và địa phương, các viện nghiên cứu, công ty tư vấn các doanh nghiệp và các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng, thủy lợi, môi trường đều có nhu cầu tuyển dụng ngành thủy văn. 
Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
- Cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT:
+ Tổng cục Thủy lợi: Vụ Nguồn nước và Nước sạch nông thôn, Vụ An toàn đập, Cục Quản lý công trình thủy lợi có các chi cục quản lý công trình thủy lợi, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi,
+ Tổng cục phòng chống thiên tai :  Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai, Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, Vụ Quản lý đê điều, Cục Ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Trung và Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Nam), Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai.
+ Viện Khoa học Thủy lợi, Viện quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện quy hoạch Thủy lợi miền Bắc, Trường Đại học Thủy lợi...
+ Các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Công ty TNHH 1 thành viên khai thác thủy lợi,
+ Các trung tâm , công ty tư vấn liên quan đến lĩnh vực thủy lợi .…
- Cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải: Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông Vận tải (TEDI), Tổng công ty Đường sông miền Nam, Tổng công ty Vận tải thủy  Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Cục đường thủy nội địa Việt Nam...
- Cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường: Cục quản lý tài nguyên nước, Các trung tâm thuộc cục quản lý tài nguyên nước, Sở tài nguyên và môi trường, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, Đài khí tượng thủy văn, Viện khí tượng thủy văn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường...   
- Các cơ quan thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, EVN.
- Các trường Đại học, Cao đẳng và nhiều đơn vị thuộc các Bộ/ Ngành khác cần/có liên quan đến chuyên môn thủy văn...
Các điểm mạnh của Ngành đào tạo tại Trường ĐH Thủy Lợi
Trường ĐHTL là một trong những cơ sở đào tạo có truyền thống lâu đời ở Việt Nam về lĩnh vực thủy văn tài nguyên nước từ năm 1959; Đội ngũ giảng dạy (nhiều GS, PGS, TS) có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt; Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, giảng đường hiện đại và có điều hòa nhiệt độ và wifi miễn phí; Sinh viên được ưu tiên ở ký túc xá tiện nghi;
Chương trình đào tạo của ngành được xây dựng dựa trên những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, tham khảo chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực đặc biệt là những khác biệt của Việt Nam với mục tiêu: Học luôn đi đôi với thực hành thông qua các chuyến thực tập bổ ích và lý thú như thực tập ở địa lý tự nhiên ở Chùa Hương, khí tượng, khí hậu và dự báo thời tiết ở Sa Pa, thực tập chỉnh trị sông bờ biển ở Đồ Sơn, và thực tập nghề tại một số công trình hồ chứa, kè biển ở Hạ Long, Quảng Ninh.
            Ngành Thủy văn có phong trào sinh viên sôi nổi nhất trường với các giải nhất văn nghệ (múa nón của nam sinh), giải nhất bơi lội, …hàng loạt các câu lạc bộ của trường như câu lạc bộ Tiếng Anh, Ghita, …sinh viên tình nguyện đều có nòng cốt là sinh viên ngành thủy văn.
Sinh viên ngành thủy văn thường đạt các giải cao trong nghiên cứu khoa học (giải nhất NCKH toàn quốc).  Đồ án tốt nghiệp xuất sắc cũng đã thành thương hiệu của sinh viên ngành thủy văn với giải Loa Thành hàng năm chiếm tới trên 30% tổng số giải của Trường.
Cơ hội du học và các thông tin khác
Sau khi tốt nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn vững, các em còn có chứng chỉ tiếng Anh, có Chứng chỉ sử dụng thành thạo các mô hình toán và phần mềm chuyên môn vì vậy sinh viên sau tốt nghiệp rất dễ nhận được học bổng các nước sau: Mỹ, Anh, Ý, Đức, Nhật, Trung Quốc, Hà Lan, Singapore, Bỉ,…
Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email... liên hệ)
Văn phòng Khoa Thủy văn và Tài nguyên nước
Địa chỉ:  P403- A1- Trường Đại học Thủy lợi 175 – Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại tư vấn : 024 35630991                                     Email: Khoatvtnn@tlu.edu.vn
Hotline: 0989213988( Ms An), 0936893609 (Mr Chiến)

KHOA HÓA – MÔI TRƯỜNG
Thông tin về khoa và các ngành đào tạo
1. Giới thiệu chung về Khoa
Khoa Môi trường được thành lập theo Quyết định số 108 QĐ/ĐHTL-TCCB của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi(GS.TS Đào Xuân Học) ký ngày 22/02/2007. Từ 1/6/2019 Khoa được điều chỉnh tên thành Khoa Hóa và Môi trường.
Đào tạo các bậc đại học và sau đại học:
Kỹ sư các ngành: Kỹ thuật Môi trường; Kỹ thuật Hóa học; Công nghệ sinh học.
Thạc sĩ các chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Kỹ thuật Môi trường.
Tiến sĩ các chuyên ngành: Môi trường đất và nước; Kỹ thuật môi trường.
Tổ chức bộ máy và đội ngũ:
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của Khoa gồm Ban chủ nhiệm Khoa và 05 bộ môn: Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường, Kỹ thuật hóa học, Hóa cơ sở và Công nghệ sinh học.
Đội ngũ cán bộ giảng viên: Tổng số cán bộ giảng viên trong khoa là 33 người, trong đó 7 PGS.TS, 10 TS, 8 ThS, 7 NCS và 1 KTV; trong đó có 04 cán bộ là NCS ở nước ngoài và 03 cán bộ đang làm NCS trong nước. Phần lớn các giảng viên trong khoa đều tốt nghiệp ở nước ngoài, 52% giảng viên trong khoa có bằng Tiến sĩ, 22% đã đạt được chức danh PGS.  
Khoa có mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ với nhiều trường đại học, tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước về khoa học công nghệ, trao đổi thông tin và đào tạo nguồn nhân lực. Một số giảng viên của Khoa đã chủ trì và tham gia các dự án hợp tác với trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), Đại học quốc gia Lào, Đại học Siegen (CHLB Đức), Đại học Thammasat (Thái Lan) và một số trường đại học của Australia, Singapore. Khoa kết hợp với Đại sứ quán Mỹ đã tổ chức các buổi sermina về vấn đề môi trường hiện nay trong lĩnh vực chuyên môn cùng các chuyên gia Mỹ. Các kết quả hợp tác đã được đối tác đánh giá cao, đặc biệt trong hợp tác trao đổi giảng viên với Đại học Quốc gia Lào, đã có nhiều đoàn giảng viên bạn tham quan và làm việc với Khoa Môi trường và các đơn vị liên quan của trường Đại học Thủy lợi.
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu cụ thể đào tạo các cấp bậc trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ: Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu thực hành nghề nghiệp, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Chương trình đào tạo của Khoa đã tiếp cận với các chương trình tiên tiến trên thế giới, có tính đến điều kiện đặc thù của Việt Nam và định kỳ được rà soát nâng cao chất lượng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường Toàn cầu nảy sinh hàng năm.
2. Thông tin về các ngành đào tạo
2.1 Thông tin về ngành Kỹ thuật Môi trường
Thời lượng đào tạo: 4,5 năm với tổng số 146 tín chỉ
Yêu cầu tiếng Anh: khi tốt nghiệp đạt trình độ A2 theo khung tiêu chuẩn châu Âu
Định hướng mục tiêu: Đào tạo những kỹ sư Kỹ thuật môi trường phát triển toàn diện, trong đó bao gồm các kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm khác đáp ứng các yêu cầu sau:
Có kiến thức chuyên môn, kỹ năng vững vàng về tư vấn, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các công trình xử lý môi trường cũng như khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; Tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu và tiêu hủy chất thải.
Có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra; đề xuất và thực thi các biện pháp giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường do các hoạt động/dự án phát triển kinh tế - xã hội và sự biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
Có khả năng tham gia vào các quá trình tư vấn xây dựng chính sách/luật pháp về bảo vệ môi trường và các quá trình ra quyết định quản lý môi trường ở các cấp quản lý nhà nước và trong phạm vi tổ chức/doanh nghiệp.
Có khả năng đọc hiểu các tài liệu về chuyên môn và giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc.
Có thể sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn và công tác văn phòng.
Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập và làm việc nhóm đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế.
Các lĩnh vực liên quan tới nghề nghiệp
Tư vấn đầu tư, thiết kế, xây dựng và chuyển giao công nghệ về quản lý, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường (lập hồ sơ các dự án đầu tư trong lĩnh vực môi trường; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án/hoạt động phát triển kinh tế xã hội; Thiết kế các công trình bảo vệ, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; Thiết kế và vận hành các hệ thống quan trắc môi trường .v.v.)
Tham gia quản lý môi trường tại các khu và cụm công nghiệp; Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất khác kể cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân.v.v.
Quản lý và điều hành các công ty cấp thoát nước, môi trường đô thị và nông thôn;
Thực hiện kiểm toán môi trường
Cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Tài nguyên & Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Công An (Cảnh sát môi trường)… và các Sở, Phòng, Ban tương ứng ở các địa phương.
Nghiên cứu viên ở các cơ quan nghiên cứu như các viện nghiên cứu về Tài nguyên, Môi trường và Phát triển
Tham gia vào các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGOs) hoạt động trong lĩnh vực môi trường.
Giảng viên chuyên ngành môi trường trong các Trường đại học, cao đẳng và các loại hình cơ sở đào tạo khác.
Sáng lập và điều hành các đơn vị tổ chức.
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhân loại đang ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cả ở cấp độ địa phương, khu vực và toàn cầu. Do đó nhu cầu về nhân lực của ngành Môi trường nói chung ngày càng tăng nhằm đáp ứng cho các Tổ chức/Doanh nghiệp khác nhau như: Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng thuộc lĩnh vực môi trường, công ty cấp, thoát nước và môi trường đô thị/nông thôn, Công ty xây dựng và phát triển đô thị tại các tỉnh thành trên cả nước; khu công nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp tư nhân và nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tái chế, tái sử dụng chất thải, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn, quan trắc và xử lý môi trường, các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương .v.v.
Thị trường việc làm trong lĩnh vực môi trường không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn tại các nước ASEAN và các quốc gia khác trong khu vực.
Email: vpkhoamt@tlu.edu.vn 
2.1 Ngành Kỹ thuật hóa học
Ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học Thủy lợi lấy phương châm “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh” làm kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo của mình.
Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ:
Thời gian đào tạo 4,5 năm với 146 tín chỉ
Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp, mô hình liên kết
 Mục tiêu của Chương trình đào tạo Kỹ sư Hoá học là trang bị cho người học:
(1)       Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong các lĩnh vực kỹ thuật hóa học như vật liệu silicat, vật liệu vô cơ, phân bón, điện hóa, dầu khí, hóa dược, polime, xenluloza và giấy, quá trình, thiết bị, máy công nghiệp hóa chất.
(2)  Năng lực tham gia xây dựng, quản lý và vận hành các qui trình sản xuất; chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị công nghiệp hoá chất; đào tạo, nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hóa học.
(3)       Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
(4)       Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường hội nhập quốc tế.
(5)       Có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn, có thể giao tiếp và đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
  Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học cập nhật, bám sát thực tiễn và hợp tác sâu rộng với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu. Sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học sẽ được đào tạo về lý thuyết và thực hành thuộc 3 khối kiến thức bao gồm: đại cương; cơ sở khối ngành, cơ sở ngành và chuyên ngành.
Trong quá trình học, sinh viên được đi thực tế tại các nhà máy, cơ sở sản xuất 2 lần (4 tuần kiến tập sản xuất và 8 tuần thực tập tốt nghiệp) để tiếp cận với những công việc thực tế liên quan đến ngành Kỹ thuật Hóa học; tìm hiểu các quy trình sản xuất và để nắm bắt được các công việc thực tế của người Kỹ sư Hóa học phải làm sau này.
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học còn được đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng điều hành và làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.
Đào tạo hai chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa Vô cơ và Kỹ thuật Hóa Hữu cơ.
+ Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa Hữu cơ, sinh viên lựa chọn theo 3 định hướng:
Sản xuất các sản phẩm hữu cơ như: vật liệu polime compozit, nhựa, công nghệ sơn, công nghệ giấy,…
Dược phẩm, hóa mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa
Hóa chất bảo vệ thực vật
+ Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa Vô cơ, sinh viên lựa chọn theo 3 định hướng:
Sản xuất các sản phẩm vô cơ như: hóa chất, phân bón, xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, màu cho sơn,…
Điện hóa: ăn mòn và chống ăn mòn
Mạ điện, luyện kim và nguyên liệu cho công nghiệp
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
Hóa học đã có từ lâu đời, ứng dụng cho mọi mặt đời sống và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sản xuất kỹ thuật trong nền công nghiệp hiện đại. Ngày nay, hóa học đã và đang trở thành bộ phận không thể thiếu ở nhiều ngành sản xuất, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động.
Kỹ thuật Hóa học là lĩnh vực đào tạo không thể thiếu trong sự phát triển của đời sống con người: nhóm chất tẩy rửa (bột giặt, xà bông, nước rửa chén, nước lau sàn…), nhóm mỹ phẩm, nhóm dược phẩm, các lĩnh vực sản xuất nhựa và compozit (chất dẻo, cao su, sơn, keo…), các sản phẩm thuộc silicat và kim loại (gốm sứ, thủy tinh, xi măng, gang - thép…).
Rất nhiều ngành công nghiệp liên quan đến Kỹ thuật hóa học như: công nghiệp điện lực - nhiên liệu - năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, ắc quy,...), công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, vật liệu vô cơ, hữu cơ, cao su, polime,...), công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, chế biến cao su, dược phẩm,...), công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch, sản phẩm nội ngoại thất,...), công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại, ...) các ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - da, công nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, giấy, nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm,...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản)...
Trước đây, Kỹ thuật Hóa học phục vụ chủ yếu cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các lĩnh vực của Kỹ thuật Hóa học đã có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp - lĩnh vực chiếm hơn 70% dân số Việt Nam: hóa chất bảo vệ thực vật, công nghệ thực phẩm, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch,... 
Ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học Thủy lợi đào tạo Kỹ sư Hóa học hệ chính qui. Những kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành này đủ khả năng làm việc trong một hoặc nhiều lĩnh vực sản xuất kể trên.
    
Một số sản phẩm của Ngành Kỹ thuật Hóa học
 
         Công việc thường gặp của Kỹ sư Hóa học
Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành Kỹ thuật Hóa học hiện nay rất cao. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020, ngành hóa chất - cao su và ngành chế biến thực phẩm cần 21.600 người/năm. Hiện tại, hàng năm các cơ sở đào tạo chỉ cung cấp cho xã hội khoảng 4.000 lao động có trình độ đại học trong lĩnh vực Hóa học.Con số này là quá ít ỏi so với nhu cầu lao động. Như vậy có thể thấy nhu cầu xã hội đối Kỹ sư Hóa học trong hiện tại và tương lai là rất lớn. Các Kỹ sư sau khi ra trường hoàn toàn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của mình.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hoá học có thể làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, ở cả khu vực thành thị và nông thôn, đảm nhận công việc trong các đơn vị sau:
(i) Các công ty sản xuất hóa chất, hàng tiêu dùng, các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp với vai trò là giám sát sản xuất, quản lý phân xưởng, cán bộ phòng kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm,…
(ii) Các công ty chuyên cung cấp phụ gia, hóa chất, hương liệu…; các công ty cung cấp máy móc, thiết bị dùng trong ngành hóa học với vai trò kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật.
(iii) Các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, các viện nghiên cứu với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên.
- Chuyên ngành Kỹ thuật Hoá Vô cơ, sinh viên có thể làm ở các lĩnh vực:
+ Sản xuất các sản phẩm vô cơ (hoá chất vô cơ, phân bón, xi măng, gốm sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, vật liệu xây dựng; màu cho sơn, gốm sứ,...)
+ Điện hóa (ăn mòn và chống ăn mòn, pin khô, pin ướt, ắc quy,…)
+ Mạ điện, luyện kim và nguyên liệu cho các quá trình công nghiệp
+ Sản xuất sạch và công nghệ năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân,…
+ Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường,…
- Chuyên ngành Kỹ thuật Hoá hữu cơ, sinh viên có thể làm việc ở các lĩnh vực:
+ Sản xuất các sản phẩm hữu cơ (vật liệu polime compozit, công nghiệp sơn, cao su, keo, nhựa, tơ vải sợi, công nghệ giấy, công nghệ nhuộm,…)
+ Dược phẩm, hóa mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa
+ Hóa chất bảo vệ thực vật
+ Ngành công nghệ thực phẩm (rượu bia, nước giải khát,…); Thực phẩm chức năng,…
+ Thuốc thú y và thủy sản
+ Công nghệ sinh học ứng dụng
+ Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường,…
Địa chỉ liên hệ:
Phòng Thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học, Nhà B2-B4, Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
PGS.TS. Đặng Thị Thanh Lê, Trưởng ngành Kỹ thuật Hóa học
ĐT: 0904140542, Email: ledtt@tlu.edu.vn
Web:http://env.tlu.edu.vn;

 Fanpage: https://www.facebook.com/kythuathoahocthuyloi
KHOA KỸ THUẬT BIỂN
Quá trình hình thành và phát triển
Khoa Kỹ thuật Bờ biển thuộc Trường Đại học Thủy lợi đã được thành lập ngày 19/11/2003 với sự giúp đỡ của các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan thông qua dự án “Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật Bờ biển tại trường Đại học Thuỷ lợi”.
Trong khuôn khổ của Dự án được thực hiện trong 2 giai đoạn từ năm 2001 đến 2009, cùng với việc thành lập Khoa và hoàn thiện chương trình đào tạo, giáo trình bài giảng, phòng thí nghiệm. Đội ngũ giảng viên: 100%  được đào tạo ở các nước tiên tiến về Kỹ thuật biển như Hà Lan, Đức, Italia, Singapore. Trong đó: 01GS; 03 PGS; 06 TS, 02 NCS;.
Tháng 2/2007, Khoa được đổi tên thành Khoa Kỹ thuật Biển để phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường.
Khoa quản lý 2 bộ môn:
- Kỹ thuật công trình biển
- Quản lý tổng hợp vùng ven biển
Nhiệm vụ chính
- Đào tạo kỹ sư các chuyên ngành Xây dựng Công trình Biển; Quản lý Biển, Đảo và Đới bờ.
- Đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức kỹ thuật biển, quản lý công trình và tài nguyên biển cho các cơ quan trung ương và địa phương.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án thuộc lĩnh vực kỹ thuật và quản lý biển, đảo và đới bờ và các lĩnh vực khác liên quan.
- Cập nhật và phổ biến các thông tin, kiến thức mới trong lĩnh vực kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật biển, quản lý môi trường biển.
quản lý môi trường biển.
Chương trình đào tạo
a. Đào tạo đại học: gồm 02 chuyên ngành đào tạo kỹ sư hệ chính quy tập trung 4,5 năm với 145 tín chỉ:
Kỹ thuật Công trình Biển: đào tạo các kỹ sư khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình biển, đới bờ và hải đảo.
Quản lý Biển và Đới bờ: đào tạo các kỹ sư quy hoạch, lập dự án phát triển, quản lý tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội các vùng biển, đới bờ và hải đảo.
b. Đào tạo trên đại học:
Thạc sĩ các chuyên ngành (1,5 năm): Kỹ thuật xây dựng công trình biển; Kỹ thuật công trình biển và quản lý tổng hợp vùng bờ (Cao học quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh trong dự án NICHE do chính phủ Hà Lan tài trợ).
Tiến sĩ ngành (3 năm): Kỹ thuật xây dựng công trình biển
c. Đào tạo các khóa ngắn hạn: nâng cao kiến thức kỹ thuật bờ biển cho cán bộ ở các cơ quan trung ương và địa phương.
d. Mục tiêu đào tạo
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành kỹ thuật biển có phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn sâu để làm công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các công trình, quản lý tổng hợp các vùng biển và hải đảo của đất nước phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường biển và ven bờ.
Các kỹ sư khi tốt nghiệp được trang bị các kiến thức cơ bản về các quá trình thủy động lực, vận chuyển bùn cát, diễn biến bờ biển, thiết kế công trình, kiến thức về luật biển, quản lý vùng bờ và các kỹ năng làm việc, ứng dụng các phần mềm tính toán và mô hình tiên tiến.
Các kỹ sư Kỹ thuật Bờ biển, Kỹ thuật Biển sẽ làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, xây dựng và quản lý từ trung ương đến các địa phương phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt cho các lĩnh vực liên quan đến các vùng biển, đới bờ và hải đảo.
e. Cơ hội việc làm và du học
Nước ta là một đất nước có biển dài trên 3260 km với các hoạt động dân sinh kinh tế quan trọng liên quan tới biển chiếm tới 51% GDP của cả nước. Có hơn 50 triệu dân của 28/63 tỉnh thành sống ven biển đang sinh sống ven biển. Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ đẩy mạnh giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển trong tương lai. Các số liệu trên cho thấy trong tương lai, các công việc có liên quan tới lĩnh vực Biển sẽ ngày càng nhiều và đất nước đang cần có 1 đội ngũ kỹ sư am hiểu về lĩnh vực kỹ thuật biển tham gia vào phát triển kinh tế biển cho Việt Nam.
Do vậy các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành  Kỹ thuật Công trình Biển có nhiều cơ hội để làm việc trong tương lai không chỉ tại các cơ quan quản lý Nhà nước và các viện nghiên cứu về Tài nguyên nước và biển đảo, Thủy lợi, Đê điều, Thiên tai,...đặc biệt là một thị trường lao động rộng mở ở các công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình dân dụng, xây dựng công trình biển đảo trong nước và quốc tế, đang khai thác, quản lý, sử dụng nguồn lợi từ biển.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình biển có thể làm việc tại các Cơ quan quản lý nhà nước (MARD, MONRE, VASI, Sở NN&PTNT, Sở TNMT các tỉnh), các Viện nghiên cứu (lĩnh vực Tài nguyên nước, Tài nguyên môi trường biển, Thủy lợi, Đê điều, Công trình thủy, Phòng tránh thiên tai), các công ty tư vấntrong nước và quốc tế trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng công trình biển, quy hoạch vùng ven biển và hải đảo
Sinh viên khá, giỏi có nhiều cơ hội nhận học bổng ở bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ tại các Trường có mối quan hệ hợp tác với Trường ĐHTL ở Hà Lan, Đức, Nhật, Pháp, Singapore và Ý.
Trường có Chương trình đào tạo Thạc sỹ quốc tế về Kỹ thuật công trình biển và Quản lý tổng hợp vùng bờ, liên kết với Đại học công nghệ Delft, Viện IHE- UNESCO (Hà Lan).
Chương trình đào tạo đại học
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm với tổng 145 tín chỉ;
- Yêu cầu tiếng anh bằng A2;
- Chuyên ngành đào tạo: 2 chuyên ngành
  • Kỹ thuật Công trình Biển
  • Quản lý Biển và Đới bờ
- Nội dung chương trình: Lập dự án, quy hoạch, quản lý, Tính toán thiết kế, thi công các công trình dân dụng. chuyên sâu về các công trình ven biển và các đảo, công trình cảng biển.
- Nơi làm việc:
Các công ty tư vấn thiết kế và thi công, các ban quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng công trình biển, công trình thủy, xây dựng dân dụng, phòng chống thiên tai.
Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Tổng cục Biển và hải đảo.
Các Viện nghiên cứu trong lĩnh lực biển, thủy lợi, giao thông, các trường Đại học chuyên ngành như Thủy lợi, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Giao thông vận tải;
- Điểm mạnh:
Chương trình đào tạo tiên tiến, do các chuyên gia Hà Lan tư vấn xây dựng. SV sau khi tốt nghiệp có năng lực và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật biển, có khả năng thích ứng với các công việc trong lĩnh vực thủy lợi, xây dựng dân dụng và giao thông.
Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, 100% được đào tạo ở nước ngoài, đã tham gia nhiều dự án tư vấn, nghiên cứu KHCN trong nước và quốc tế.
Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án, đề tài nghiên cứu thực tế, được tiếp cận với hệ thống trang thiết bị thí nghiệm, khảo sát biển hiện đại do Hà Lan tài trợ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên.
f. Chương trình hỗ trợ sinh viên
Các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp:
Trung tâm Tư vấn kỹ thuật biển và Phát triển cảng - Viện Kỹ thuật công trình;
Viện nghiên cứu biển và hải đảo - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam;
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường;
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển - Viện Khoa học thủy lợi Việt nam- Số 1 Ngõ 165 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam;
Viện Kĩ thuật biển.
Liên hệ
Khoa Kỹ thuật Biển: P302 nhà C1- 175 Tây Sơn- Đống Đa-Hà Nội
ĐT: 0243 563 4415
Email: ktb@tlu.edu.vn       
Website: coastal.tlu.edu.vn




TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
1. Giới thiệu chung
1.1 Tên giao dịch
Tiếng Việt:    Trung tâm Đào tạo Quốc tế
Tiếng Anh:    School of International Education (SIE)
1.2 Logo

1.3 Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ
Trung tâm Đào tạo Quốc tế (TTĐTQT) trực thuộc Trường Đại học Thuỷ lợi được thành lập theo Quyết định số 1631/QĐ-ĐHTL ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm Đào tạo Ngoại ngữ và Văn phòng Chương trình tiên tiến. Mục tiêu nhằm tăng cường nguồn lực từ Trường Đại học Thủy lợi để hợp tác đào tạo với các trường đại học trên thế giới và khu vực, đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên trong và ngoài Trường Đại học Thủy lợi.
Trung tâm Đào tạo Quốc tế có chức năng: Đào tạo ngoại ngữ trình độ Cao đẳng, Đại học và Thạc sỹ và Nghiên cứu sinh theo các loại hình và các bậc đào tạo ngắn hạn, dài hạn, chính khóa, nâng cao, ngoại khóa; Tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo quốc tế; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn quản lý; chủ trị, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Trường quản lý sinh viên của các chương trình đào tạo quốc tế.
1.4 Thông tin liên hệ
Trung tâm Đào tạo Quốc tế
Địa chỉ: Phòng 110-Nhà số 4, Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội;
Điện thoại: (0243) 564-2795;        Fax: (0243) 853-2746;
Email: sie@tlu.edu.vn;                    Website: http://sie.tlu.edu.vn/ ;
Facebook: https://www.facebook.com/sietlu2018/?ref=bookmarks
1.5 Đội ngũ giảng viên
Xem cụ thể trên website: http://sie.tlu.edu.vn/doi-ngu-giang-vien
2. Thông tin về ngành
2.1 Chương trình tiên tiến (CTTT) - ngành Kỹ thuật Xây dựng (KTXD)
Trường Đại học Thủy lợi (trường ĐHTL) được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn và cấp kinh phí đào tạo theo Chương trình tiên tiến (CTTT), đây là Chương trình đào tạo đại học chính quy được giảng dạy bằng tiếng Anh. CTTT ngành Kỹ thuật  Xây dựng đào tạo theo chuẩn của Đại học Arkansas (ĐH Arkansas), Hoa Kỳ. Đại học Arkansas  được xếp hạng  129 trong 200 trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ theo tạp chí đào tạo "US news & World report" năm 2015. CTTT ngành Kỹ thuật Xây dựng bắt đầu được giảng dạy tại trường ĐHTL từ năm 2010. Chương trình đã được kiểm định đạt chuẩn quốc tế AUN (ASEAN University Network).
2.1.1 Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư xây dựng hệ chính quy trên cơ sở phát triển chương trình nhập khẩu chất lượng cao của Đại học Arkansas, Hoa Kỳ; có trình độ chuyên môn, thông thạo tiếng Anh và các kỹ năng mềm thích ứng điều kiện hội nhập quốc tế.
2.1.2 Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo: 4,5 năm.
Chuyên ngành đào tạo: Công trình thủy lợi, Xây dựng dân dụng; Công trình Giao thông; Kỹ thuật môi trường; Địa kỹ thuật,Quản lý xây dựng.
Nội dung chương trình: 155 TC bao gồm 3 khối kiến thức: Giáo dục đại cương; Cơ sở ngành thuộc khối xây dựng và Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng. 
Sau khi thí sinh trúng tuyển CTTT, nhà trường tổ chức khảo sát trình độ tiếng Anh để phân lớp học dự bị tiếng Anh năm thứ 1. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS ≥ 5.5 hoặc tương đương được miễn các học phần tiếng Anh ở năm thứ nhất và được chuyển thẳng lên năm thứ 2. Từ năm thứ 2 trở đi sinh viên được học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh với các giáo sư trong nước và nước ngoài.   
Sinh viên tốt nghiệp CTTT được cấp bằng kỹ sư, và chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL.
2.1.3 Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên đến từ trường đối tác Hoa Kỳ và các trường Đại học khác có uy tín trên thế giới. Các giảng viên của trường Đại học Thủy lợi được đào tạo tại nước ngoài, giàu kinh nghiệm, trình độ tiếng Anh tốt và tâm huyết với nghề nghiệp.
2.1.4 Cơ hội du học
Sinh viên có cơ hội nhận học bổng du học tại một số trường Đại học của Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippine (trong 1 hoặc 2 học kỳ). Sinh viên có kết quả học tập tốt sẽ được xét tuyển theo học tại Đại học Arkansas, Hoa Kỳ và được trường đối tác cấp bằng kỹ sư theo mô hình 2+2; theo đó, 2 năm đầu học tại ĐHTL; 2 năm tiếp theo học tại Đại học Arkansas. Ngoài ra, hàng năm Nhà trường dành một số suất học bổng cho sinh viên nước ngoài theo học CTTT tại ĐHTL.
2.1.5 Nhu cầu lao động của ngành đào tạo
Nhu cầu nhân lực trong ngành công nghiệp - xây dựng hàng năm cần hàng chục nghìn người có kỹ năng và chất lượng cao. Đồng thời, cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập năm 2015 cũng mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hàng triệu việc làm.
2.1.6 Nơi làm việc
Các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương (bộ, sở, ban, ngành) liên quan đến các lĩnh vực: Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường… các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, và tư nhân; Các tổ chức phi chính phủ, Viện nghiên cứu, Trường đại học;
Sinh viên tốt nghiệp có thuận lợi hơn khi xin học bổng học thạc sĩ và tiến sĩ ở trong và ngoài nước; có thể làm việc tại các nước trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu, Úc và Mỹ.
2.2 Chương trình tiên tiến (CTTT) - ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước (KTTNN)
Trường Đại học Thủy Lợi (trường ĐHTL) được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn và cấp kinh phí đào tạo theo Chương trình tiên tiến (CTTT), đây là chương trình đào tạo đại học chính quy được giảng dạy bằng tiếng Anh. CTTT ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước đào tạo theo chuẩn của Đại học Bang Colorado (ĐH Bang Colorado), Hoa Kỳ.  ĐH Bang Colorado được xếp hạng 127 trong 200 trường đại học tốt nhất của Hoa Kỳ theo tạp chí "US news & World report" năm 2015.  CTTT ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước bắt đầu được giảng dạy tại trường ĐHTL từ năm 2008. Chương trình đã được kiểm định đạt chuẩn quốc tế AUN (ASEAN University Network). 
2.2.1 Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên sâu về kỹ thuật tài nguyên nước, thông thạo tiếng Anh theo mô hình đào tạo của Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ. Đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.
2.2.2 Chương trình đào tạo
Tổng thời gian đào tạo là 4,5 năm.
Chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật tài nguyên nước; Quy hoạch, Thiết kế, và Quản lý hệ thống Thủy lợi; Cấp thoát nước; và Môi trường.
Nội dung chương trình: 155 tín chỉ bao gồm 3 khối kiến thức: Giáo dục đại cương; Cơ sở ngành thuộc khối xây dựng; và Chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước.                              
Sau khi thí sinh trúng tuyển CTTT, nhà trường tổ chức khảo sát trình độ tiếng Anh để phân lớp học dự bị tiếng Anh năm thứ 1. Sinh viên nào đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS ≥ 5.5 hoặc tương đương được miễn các học phần tiếng Anh ở năm thứ nhất và được chuyển thẳng lên năm thứ 2. Từ năm thứ 2 trở đi sinh viên được học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh với các giáo sư trong nước và nước ngoài.   
Sinh viên tốt nghiệp CTTT được cấp bằng kỹ sư, và chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL.
2.2.3 Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên CTTT là giảng viên có kinh nghiệm của trường Đại học Thủy lợi được đào tạo tại nước ngoài và dự giờ ở trường đối tác – Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ và các giảng viên đến từ trường đối tác và các trường Đại học khác có uy tín trên thế giới.
2.2.4 Cơ hội du học
Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội nhận học bổng đi học tập 1 hoặc 2 kỳ theo chương trình trao đổi sinh viên (chương trình AIMS) tại một số trường Đại học ở Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippine. Sinh viên có kết quả học tập tốt, đáp ứng yêu cầu tiếng Anh sẽ được xét tuyển theo học tại trường đối tác và được ĐH Bang Colorado, Hoa Kỳ cấp bằng kỹ sư theo mô hình 2+N: 2 năm đầu học ở ĐHTL, những năm tiếp sau học tại ĐH Bang Colorado. Ngoài ra, hàng năm Nhà trường dành một số suất học bổng cho sinh viên nước ngoài theo học CTTT tại ĐHTL.
2.2.5 Nhu cầu lao động
Hiện nay, có hàng trăm công ty khai thác, quản lý công trình thủy lợi, các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, các viện nghiên cứu, công ty tư vấn, doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng, thủy lợi, môi trường có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành kỹ thuật tài nguyên nước.
2.2.6 Nơi làm việc
Sau khi ra trường, có thể đảm nhận công tác ở các cục, vụ, viện, trường có liên quan đến ngành, các sở, ban ngành, các huyện trên địa bàn cả nước liên quan đến các lĩnh vực: Kỹ thuật tài nguyên nước, Cấp thoát nước, Cơ sở hạ tầng, Thủy lợi, và Môi trường v.v. Đặc biệt, với kiến thức chuyên môn và tiếng Anh tốt, sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc ở các tổ chức nước ngoài, học tập nghiên cứu sau đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đặc biệt là khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, Úc và Mỹ.
Các chương trình hỗ trợ sinh viên
Một số cơ quan, doanh nghiệp đã và đang sử dụng kỹ sư tốt nghiệp từ Chương trình tiên tiến:
Tổng cục Phòng chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Tổng cục Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Viện Quy hoạch Thủy lợi.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia – Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Viện Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Cục quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC – Bộ Quốc Phòng.
Công ty cổ phần FECON (Công ty thi công nền móng và hạ tầng).
Công ty SFORM Vietnam (Hàn Quốc).
Văn phòng Ủy ban sông Mê Kong Việt Nam.
Ban quản lý dự án Trung ương Thủy lợi (CPO Thủy lợi).
Công ty SONY Vietnam.
Công ty PANASONIC Vietnam.
Công ty SAMSUNG Vietnam.
Công ty LG Vietnam.
Công ty cổ phần cơ điện Hawee.
Công ty cổ phần VINCOM.
Hitachi Plant Technologies (VietNam) Co.Ltd.
Công ty cổ phần Geodelf E&C.
Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN.
VTC Intercom, 23 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty cổ phần nhựa Hưng Yên.
Hàng năm tham gia các ngày hội việc làm:
Lễ hội việc làm thường niên tại ĐHTL:
Tháng 3 hàng năm: Lễ tốt nghiệp.
Tháng 9 hàng năm: Lễ khai giảng.
Tại Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ GD&ĐT, tại các doanh nghiệp, công ty khi được mời tham gia…
Các chương trình hỗ trợ
- Thông tin về các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường về việc tiếp

nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Nhà trường chú trọng mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp để giới thiệu nguồn nhân lực chất lượng cao do nhà trường đào tạo. Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là một xu thế phổ biến trên thế giới mang lại những lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Trong những năm qua, Trường Đại học Thủy lợi đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp, từ đó tạo ra nhiều cơ hội học tập và làm việc cho sinh viên trong trường (Chi tiết phần phụ lục, biên bản ghi nhớ)
- Các ngày hội việc làm được tổ chức hàng năm:
Ngày 6/3/2014 tại trường Đại học Thủy lợi Ngày hội việc làm diễn ra trong
không khí tưng bừng, náo nhiệt, và đã thành công tốt đẹp. Đây là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường trong việc tạo điều kiện thực tập cho sinh viên cũng như giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên mới ra trường thu hút 50 doanh nghiệp tham gia
Ngày 23/3/2017 tại vườn hoa trước Hội trường T45, Trường Đại học Thủy lợi
phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên Hà Nội - Thành đoàn Tp Hà Nội tổ chức ngày hội việc làm năm 2017 thu hút gần 100 doanh nghiệp tham gia.
Đây là lần thứ 5, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp nhằm giúp cho sinh viên đang học tập cũng như sinh viên tốt nghiệp được tiếp cận với các doanh nghiệp tìm thêm cơ hội để tìm cho mình những công việc phù hợp
Ngày 12/11/2017 Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ngành xây dựng Nhật Bản có cơ hội tiếp xúc và tuyển dụng các kỹ sư và sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam  có tiềm năng, Bộ Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản phối hợp với 6 Trường Đại học Việt Nam tổ chức “Ngày Hội việc làm cho Doanh nghiệp Nhật Bản ngành xây dựng tại Hà Nội” với sự tham gia của 12 công ty xây dựng Nhật Bản.
Ngày 8/2/2018 Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau
khi tốt nghiệp, Nhà trường phối hợp với báo sinh viên Việt Nam  tổ chức  Hội chợ việc làm cho sinh viên - năm 2018 thu hút gần 70 đơn vị tham gia tuyển dụng
Ngày 25-25/11/2018 tại Hội trường G3 Đại học Xây dựng, 55 Giải phóng,  Đồng
Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trường Đại học Thủy lợi tham gia Ngày hội việc làm cùng Công ty Xây dựng Nhật Bản dành cho Sinh viên khối ngành Kỹ thuật - JOBFAIR 2018.
- Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp:
  Nhằm đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp của thế hệ trẻ, bổ sung kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để các bạn sinh viên có khả năng khởi nghiệp bền vững; Viện Đào tạo và Phát triển Quản lý Davilaw kết hợp với Trường ĐH Thủy lợi - Khoa Kinh tế và Quản lý tổ chức khóa học: Khởi sự kinh doanh. Hiện nay khóa đã tổ chức được 3 đợt thu hút rất đông sinh viên tham gia.
Nội dung giảng dạy:
1. Sự khác biệt giữa Khởi nghiệp và Start-up
2. Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành lập doanh nghiệp
3. Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh
4. Nội dung cơ bản của bản kế hoạch kinh doanh
5. Kế hoạch marketing trong khởi sự kinh doanh
6. Xây dựng đội ngũ trong khởi sự kinh doanh
7. Quản trị vốn trong khởi sự kinh doanh
Lợi ích khi tham gia khóa học:
- Được cung cấp kiến thức mới, cập nhật về khởi sự kinh doanh hoàn toàn miễn phí
- Sau khóa học được Viện Đào tạo và Phát triển Quản lý Davilaw cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học

http://www.tlu.edu.vn/tin-tuc-dai-hoc-thuy-loi/khoi-su-kinh-doanh-tu-khi-con-ngoi-tren-giang-9951?fbclid=IwAR2BTncuMpceo924KC1jZe0ddawRsLOEkV4N-Pc0hVdXzOC3ZXvU0oQx8Fc


PHỤ LỤC:
Bảng 1: Thông tin các đơn vị doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường về việc tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp
TT Tên doanh nghiệp, địa chỉ Họ và tên, chức vụ của đại diện doanh nghiệp tham gia ký kết Links Ghi chú
1 Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ
Địa chỉ Tầng 4, tầng 5 Tòa nhà New House, Khu đô thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
Ông Vũ Mạnh Hùng – Tổng giám đốc
0903276126
hungvmsn@gmail.com
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\1. Công ty Song Nhue.pdf  
2 Tổng công ty xây dựng nông nghiệp Việt Nam –CTCP
Số 68 đường Trường Chinh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
Ông Lê Anh Tuấn – Tổng giám đốc
0912570047
Email: tuanvinaco71@gmail.com
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\2. Cty NN Viet Nam.pdf  
3 Công ty cổ phần công nghệ và thương mại Việt Thành
Số 26 ngõ 492 Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 043.5643119   
Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\3. Cty Viet Thanh.pdf  
4 Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội
Số 1, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 043.3825712   
Ông Đào Quang Khải, Phó Chi cục trưởng 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\4. Chi cuc Thuy loi Ha Noi.pdf  
5 Công ty TNHH thương mại  kỹ thuật tin học Anh Ngọc
Số 93 Trung Hòa, Cầu Giấy
Điện thoại: 04.3852.2028  
Tạ Anh Toàn, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\5. cty anh Ngoc.pdf  
6 Công ty Cổ phần MISA – VP Hà Nội
Tầng 9, tòa nhà Technosoft, phố Duy Tân, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
http://www.misa.com.vn
Ông Nguyễn Quang Khải
Phó Giám đốc thường trực
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\6. Misa.pdf  
7 Công ty trách nhiệm hữu hạn Netcom
46A/120 đường Trường Chinh, Phương Mai,Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh phía Nam
Add: 814/20C Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM 

http://www.netcom.vn/
Điện thoại: 043.5737747   
Ông Đỗ Anh Minh, Phó giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\7. Cong ty NETCOM.pdf  
8 Chi cục Thủy Lợi Hòa Bình
Số 439 đường Hòa Bình, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình;
Điện thoại: 0218.3852558
Hoàng Đình Tráng
Phó Chi cục trưởng
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\8. Chi cuc Thuy loi Hoa Binh.pdf  
9 Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển thủy lợi Hà Nội.
Địa chỉ: Thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, Huyện Đông Anh, Hà Nội 
Điện thoại: 024.38833982
Bà Lê Thị Thanh Phương,
Phó tổng giám đốc
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\9.Cong ty TNHH MTV Dau tu phat trien thuy loi Ha Noi.pdf  
10 Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Bản Lải tỉnh Lạng Sơn
Địa chỉ: 85 Nguyễn Lương Bằng, Phường Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
Ông Phạm Hải Bình, Phó Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\10. Ban quan ly du an dau tu xay dung cong trinh ho chua nuoc Ban Lai tinh Lang Son.pdf  
11 Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Thành Công - Số 5, tập thể Chỉnh Hình, tổ 63, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Hà Thanh Trung, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\11. Cong ty Co phan dau tu va xay lap Thanh Cong.pdf  
12 Công ty Cổ phần  tư vấn  và đầu tư xây dựng số 1 Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 2, nhà 42, ngõ 30, đường Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Hồng Dương – Giám đốc công ty
ĐT: +084. 222.160.886

 
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\12. Cty co phan va dau tu xay dung so 1 ha noi.pdf  
13 Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng Đức Lộc
Địa chỉ: Tổ 6 – KP Tân Hòa, phường Đông Hòa, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0283.8974919;
Fax: 0283.8794919
Ông Đỗ Văn Thảo, Giám đốc
ĐT: 0283.8974919
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\13. Cong ty Duc Loc.pdf  
14 Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Giang Tùng
Địa chỉ: Số 14, ngách 177/84 phố Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Ông Trịnh Minh Tùng,
Giám đốc
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\14. Cong ty Giang Tung.pdf  
15 Công ty cổ phần tư vấn phát triển hạ tầng Việt Nam IDC
Số 2 ngách 10/7 ngõ 10 phố Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Nguyễn Văn Ca – Giám đốc
ĐT: 0243.775.9373
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\15. Cong ty IDC.pdf  
16 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp Sông Vân
Số 35 đường 3, phố Phúc Hải, phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ông Trịnh Xuân Thế - Giám đốc
ĐT: 0977708582
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\16. Cong ty Song Van.pdf  
17 Công ty TNHH Phát triển thương mại Hưng Thịnh
Địa chỉ: số 164 Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Ông Đỗ Viết Lợi – Giám đốc
ĐT: 0243.863.4325
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\17. Cong ty  Hung Thinh.pdf  
18 Công ty TNHH thương mại dịch vụ và tư vấn đầu tư Bắc Ninh Bình
Địa chỉ: Số 112 phố Nguyễn An Ninh, Phường Tương Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Nguyễn Bảo Trung – Giám đốc

Đt: +84.243.7322.888
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\18. Cong ty  Bac Ninh binh.pdf  
19 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục sáng tạo Việt
Số 102, Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Ông Trần Xuân Thủy 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\19. Cong ty Co phan dau tu va phat trien giao duc sang tao Viet.pdf  
20 Công ty TNHH tư vấn xây dựng và thương mại Ninh Bình
Phố Bình Yên Tây, phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Bà Nguyễn Thị Bích – Chủ tịch HĐQT
ĐT: 0868635639
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\20. Cong ty tu van Ninh Binh.pdf  
21 Công ty Cổ phần Xây dựng Vân Trường
Tầng 10 tòa nhà Cotana Group, lô CC5A khu đô thị Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 04.3852.2028
Ông Nguyễn Đăng Công, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\21. Cong ty Van Truong.pdf  
22 Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao công nghệ vật liệu
Tầng 1, số nhà 87 Phố Khương Thượng, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 043.9947497
Bà Trần Thị Ngọc, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\22. Cong ty Vat lieu.pdf  
23 Công ty cổ phần công nghệ và thương mại VIMETECH
LK1-24, Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57 Tổng cục V Bộ Công an, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Phạm Như Sơn – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\23. Cong ty VIMETECH.pdf  
24 Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng số 4 Nam Hà Nội
Số 38, khu D2-1 phố Thủy lợi 1 phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Ông Nguyễn Xuân Phú
ĐT: 0243.8532.609
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\24. Cong ty xay dung so 4.pdf  
25 Công ty Gmaraco
0G03 Melendorfistrae 44, 10367 Berlin
Ông Hoàng Văn Hoàn
ĐT: 0243 574 09 08
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\25. Công ty  Gramarco.pdf  
26 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình Thủy
Số 647 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Ông, Nguyễn Đức Bình, Tổng giám đốc
ĐT: 0243.756.0075
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\26. Cong ty WACOSE.pdf  
27 Công ty cổ phần công nghệ và thương mại dịch vụ Toàn Cầu
Số 608 Đường Bưởi, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Ông Nguyễn Ngọc Phan – Giám đốc
ĐT: 0243.2474018
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\27. Cty Toancau.pdf  
28 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thương mại Trường An
Số 251 Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Ông Ngô Tiến Dũng – Giám đốc
 
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\28. Cty Truongan.pdf  
29 Ban Quản lý dự án quận Hoàng Mai
Khu đô thị Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
Ông Nguyễn Hoằng, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\29. BQL Hoangmai.pdf  
30 Trung tâm chuyển giao công nghệ quản lý nước và công trình thủy lợi
Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Lợi – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\30. Trung tâm chuyển giao QLN và CTTL.pdf  
31 Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Thái Bình
Số 276 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội
Ông Vũ Văn Cương – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\31. Cong ty Thai Binh.pdf  
32 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng NN và PTNT Phú Thọ
Nhà T2, đượng Trần Phú, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Ông Trần Xuân Nghĩa – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\32. Cty TVphutho.pdf  
33 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Vietcom
Số 4, ngách 19, ngõ 192 đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Ông Nguyễn Đắc Lên, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\33. Cty Vietcom.pdf  
34 Trung tâm tư vấn GTVT
Km37+800 – QL.38B; Nhật Tân, Tiên Lữ, Hưng Yên
Ông Đoàn Trung Dũng – Phó giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\34. Trung tam tu van GTVT.pdf  
35 Văn phòng đại diện Chodai co., Ltd. Tại Hà Nội
Tầng 6 tòa nhà TID, số 4 Liễu Giai, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Ông Nguyễn Huy Hoàng – Trưởng đại diện 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\35. VP Chodai.pdf  
36 Cục phát triển hợp tác xã
Số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
Ông Đặng Văn Thanh – Phó Cục trưởng 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\36. Cuc phat trien Hop tac xa.pdf  
37 Công ty cổ phần công nghệ tưới Tô Gia
Số 11B, tổ 7A, P. Phúc Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Email: togia@togia.com.vn Website: www.togia.com.vn
Ông Tô Thanh Bình, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\37. Cong ty co phan cong nghe tuoi To Gia.pdf  
38 Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và đầu tư Hà Thành
Số 61 ngõ 85 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Ông Nguyễn Hữu Hào
ĐT: 0947.377728
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\38. Cong ty Hà Thành.pdf  
39 Công ty cổ phần Agilead Global
Tầng 11 tòa nhà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Ông Phạm Anh Đới
Phó Tổng giám đốc
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\39. cty co phan AGILEAD GLOBAL.pdf  
40 Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi
Địa chỉ           : Số 131 phố Chùa Bộc, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.3852.2294 Fax: 024.3853 5081
TS. Đặng Ngọc Hạnh          
Chức vụ: Q. Viện trưởng
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\40. Vien kinh te thuy loi.PDF  
41 Chi cục Thủy lợi Nghệ An
Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An
Ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục phó 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\41. Chi cuc TL Nghe An.pdf  
42 Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Quảng Thành, chi nhánh Đông Hà
Số 66 Đoàn Hữu Trung, TP Đông Hà, Quảng Trị
Ông Phạm Trường Sơn – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\42. Cong ty Quảng Thành.pdf  
43 Công ty cổ phần TS Vina
Phu phố 4 phường 2, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Ông Nguyễn Thành Tri – Giám đốc


 
2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\43. Cong ty Vina.pdf  
44 Công ty TNHH phần mềm tin học và tự động ánh sáng
Số 61 Phan Văn Trường, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Ông Phạm Thanh Tuyên – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\44. CTy anh sang.pdf  
45 Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Phúc Tiến
Số 4 ngõ 85 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, HN
Ông Đỗ Văn Minh – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\45. CT Phuc Tien2.pdf  
46 Công ty cổ phần Bigphone Việt Nam
Số 24/70 Thái Hà, Đống Đa, TP Hà Nội
Ông Phan Đắc Hoan – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\46. CT Big Phone.pdf  
47 Công ty Tư vấn 11 (HEC 11) – Chi nhánh Tổng công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi Việt Nam - CTCP tại Hà Nội
Tầng 3, 95/2 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội
Điện thoại: 043.6417517
Ông Tống Minh Khả, Phó giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\47. Hec 11.pdf  
48 Công ty cổ phần đầu tư phát triển môi trường Quốc tế
Số 29 ngõ 10 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội
Bà Hồ Thị Hoài – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\48. CTy Quoc Te.pdf  
49 Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10
Số 11, Mậu Thân, P. Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Ông Lê Hồng Linh – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\49. Ban 10.pdf  
50 Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên
Địa chỉ cơ quan: Phường Đồng Quang Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 3654131
Ông: Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\50. Cty TNHH Thai Nguyen.pdf  
51 Công ty cổ phần xây dựng Hải Anh
Tổ 2, khu 6, Phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Bà Lê Thị Tú – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\51. Cty Hai anh.pdf  
52 Công ty cổ phần cầu đường bộ 1 Quảng Ninh
Tổ 4, khu 1B, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Ông Phạm Minh Ngọc – Tổng giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\52. Cty duong bo 1 QN.pdf  
53 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông Quảng Ninh
Tổ 3, khu 2, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Ông Nguyễn Đình Phùng – Giám đốc 2.5. Bản Scan hợp tác doanh nghiệp MOU\53. Cty XDGT Quang Ninh.pdf  
54 Công ty Cổ phần Hợp tác đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Quốc tế - THV. Ông Hồ Đình Việt - Tổng GĐ công ty http://www.tlu.edu.vn/tin-tuc-chung/truong-dai-hoc-thuy-loi-mo-ra-nhieu-co-hoi-moi-9924  
55 Công ty TNHH SX&TM Sắc màu Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc http://www.tlu.edu.vn/tin-tuc-dai-hoc-thuy-loi/le-ky-ket-hop-tac-giua-truong-dai-hoc-thuy-loi-7407  
56 Công ty TNHH Smart Design Labs (SDLs) Bà Quách Kim Anh – Giám đốc Công ty SDLs http://www.tlu.edu.vn/tin-tuc-chung/le-ky-bien-ban-hop-tac-giua-khoa-co-khi-truong-9426  
57 Trường Khoa học và Công nghệ Chosun Hiệu trưởng Cho Soon Kye http://www.tlu.edu.vn/tin-tuc-hop-tac-quoc-te/ky-ket-mou-va-hop-tac-chuong-trinh-thuc-tap-sinh-10262  
58 Công ty TNHH phần mềm FPT (Fsoft), Fsoft Global Automative (FGA) Ông Nguyễn Văn Vinh – Giám đốc Trung tâm Đào tạo; Ông Nguyễn Đức Kính – Giám đốc FGA; Ông Lã Quang Vinh – Giám đốc nhân sự FGA; Ông Nguyễn Huy Dũng – Giám đốc Trung tâm GET (FGA) http://www.tlu.edu.vn/tin-tuc-chung/le-ky-bien-ban-hop-tac-mou-giua-khoa-co-khi-9486  
59 Công ty cổ phần Work Staff Shigeri Sasagawa – Giám đốc
306BB-ĐHTL.pdf
 
 
 
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_441e9096518657dd47229f358fc957c4.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)