1. Giới thiệu chung về khoa
STT |
TÊN KHOA |
THÔNG TIN |
1 |
Kinh tế - Luật |
Năm thành lập: 2015
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Kinh tế - Luật được thành lập theo quyết định số 615/QĐ-ĐHTG ngày 26/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang. Tiền thân của Khoa Kinh tế - Luật là Khoa Kinh tế - Xã hội được thành lập theo Quyết định số 24/QĐ-ĐHTG ngày 31/10/2005.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Tổng số: 46 CBVC (trình độ Tiến sĩ: 04 GV; Thạc sĩ: 40 GV (trong đó có 02 NCS); Đại học: 02 GV đang học Cao học), gồm có:
+ Giảng viên: 43 Giảng viên, thuộc 05 Bộ môn (Bộ môn Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kinh tế, Luật).
+ Viên chức hành chính: 03 Chuyên viên, thuộc Tổ Văn phòng Khoa.
Các ngành đào tạo: Khoa hiện tại quản lý, đào tạo 05 ngành học, trình độ Đại học: Kế toán (chuyên ngành Kế toán công, Kế toán tổng hợp), Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị Marketing), Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế (tuyển sinh năm 2018), Luật (tuyển sinh năm 2019); 02 ngành học, trình độ Cao đẳng giáo dục nghề nghiệp ngành Kế toán, Dịch vụ Pháp lý.
Liên kết đào tạo:
- Khoa tổ chức giảng dạy các lớp bồi dưỡng ngắn hạn như Khai báo thuế, Kế toán doanh nghiệp và Kế toán trưởng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre.
- Khoa có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan, doanh nghiệp, các hiệp hội kinh tế,…, trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đó là điều kiện rất thuận lợi cho việc làm của học sinh - sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Email:kktl@tgu.edu.vn |
2 |
Nông nghiệp và
Công nghệ thực phẩm |
Năm thành lập: 2015
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa NN&CNTP là sự hợp nhất của Khoa Công nghệ và Khoa Nông nghiệp. Khoa đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có 47 viên chức, trong đó có: 07 tiến sĩ, 11 nghiên cứu sinh, 29 thạc sĩ.
Mục tiêu đào tạo: Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao vững về kiến thức và kỹ năng cho các ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và thực phẩm cho cả nước đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Liên kết khu vực:
- Khoa có mối liên hệ hợp tác với công ty TNHH VIBO, công ty Thủy sản Tâm Việt, công ty Phù Sa, công ty Royal Food, công ty GreenFeed, công ty New Hope và nhiều công ty trong khu vực trong việc phối hợp đào tạo như nhận sinh viên thực tập và nhận sinh viên vào làm việc, cung cấp học bổng, các khóa seminar về kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Khoa có mối liên hệ với các viện nghiên cứu như Viện cây ăn quả Miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Trung tâm Giống cây trồng miền Nam, Trung tâm Kỹ thuật và công nghệ sinh học Tiền Giang, Trung tâm Kỹ thuật và công nghệ sinh học Bến Tre, Trung tâm Giống thủy sản các vùng,… trong quá trình đào tạo nhằm giúp sinh viên tiếp cận thực tế nghiên cứu đang được thực hiện.
Các ngành đào tạo: Khoa hiện tại quản lý, đào tạo 05 ngành học, trình độ Đại học: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Nuôi trồng thủy sản, Khoa học cây trồng, Chăn nuôi; 02 ngành học, trình độ Cao đẳng giáo dục nghề nghiệp: Dịch vụ thú y, Công nghệ thực phẩm.
Email: knncntp@tgu.edu.vn |
3 |
Khoa học xã hội và Nhân văn |
Năm thành lập: 2015
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập theo quyết định số 612/QĐ-ĐHTG ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có 40 viên chức, trong đó có: 05 tiến sĩ, 31 thạc sĩ và 04 cử nhân.
Các ngành đào tạo: Khoa hiện tại quản lý, đào tạo 04 ngành học trình độ Đại học: Văn học; Văn hóa học; Du lịch (tuyển sinh năm 2019); 02 ngành học trình độ Cao đẳng giáo dục nghề nghiệp: ngành Tiếng Anh; Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.
Liên kết đào tạo:
- Khoa liên kết với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Tiền Giang tổ chức giảng dạy các lớp cấp chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch.
- Khoa có mối quan hệ mật thiết với một số cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội kinh tế… trong tỉnh và các tỉnh lân cận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm của học sinh - sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Email: kkhxhnv@tgu.edu.vn |
4 |
Khoa học tự nhiên |
Năm thành lập: 2015
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Khoa học Tự nhiên được thành lập theo Quyết định số 611/QĐ-ĐHTG do Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang ký ngày 26 tháng 10 năm 2015. Tiền thân của Khoa là Khoa Khoa học Cơ bản.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có 02 Tiến sĩ, 02 NCS, 11 Thạc sĩ.
Các ngành đào tạo: Toán ứng dụng (Toán Kinh tế, Toán Thống kê).
Email: kkhtn@tgu.edu.vn |
5 |
Công nghệ thông tin |
Năm thành lập: 2010
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Công nghệ thông tin được thành lập theo Quyết định số 793/QĐ - ĐHTG ngày 26/10/2010 về việc thành lập khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Tiền Giang. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/11/2010. Tiền thân của khoa là bộ môn Công nghệ thông tin thuộc khoa Công nghệ Trường Cao đẳng cộng đồng Tiền Giang được thành lập vào năm 2001, sau đó là bộ môn Công nghệ thông tin thuộc khoa Kỹ thuật Công nghệ Trường Đại học Tiền Giang từ năm 2006.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có 2 Bộ môn (Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm) với 16 giảng viên và 3 chuyên viên hành chánh.
Các ngành đào tạo: Công nghệ thông tin (trình độ Đại học và Cao đẳng); Hệ thống thông tin (trình độ Đại học).
Email: kcntt@tgu.edu.vn |
6 |
Kỹ thuật công nghiệp |
Năm thành lập: 2010
Tóm tắt lịch sử thành lập: Năm 2005 Khoa Kỹ thuật được thành lập từ nền tản Khoa Trung học Chuyên nghiệp và dạy nghề - Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang, đến 2007 Bộ môn Công nghệ Thông tin từ Khoa Công nghệ được nhập vào Khoa Kỹ thuật; Đến 2010, Bộ môn Xây dựng, Bộ môn Công nghệ Thông tin được tách ra khỏi Khoa Kỹ thuật, để thành lập Khoa Xây dựng và Khoa Công nghệ Thông tin. Cũng năm 2010, Khoa Kỹ thuật được đổi tên thành Khoa Kỹ thuật Công nghiệp, đào tạo các ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Khí, Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Tin học công nghiệp, Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Công nghệ May trình độ Đại học, Cao đẳng.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có 33 giảng viên, 01 giáo viên THCS. Trong đó trình độ Tiến sĩ: 02 VC, NCS: 04 VC; Thạc sĩ: 19 VC; Cao học: 07VC; Đại học: 02 VC.
Các ngành đào tạo:
+ Bậc đại học chính quy: 1. CNKT Cơ khí; 2. CNKT Cơ điện tử; 3. CNKT Điều khiển & Tự động hóa; 4. CNKT Điện tử - Tin học công nghiệp.
+ Bậc cao đẳng nghề nghiệp: 1. CN May; 2. CNKT Điện - Điện tử; 3. CNKT Cơ khí.
Liên kết khu vực: Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu như: Cty TNHH Nam of London, Cty TNHH Alliance One, Cty Cổ phần May Việt Thành, Cty Cổ phần May TexGiang, Cty TNHH nhà máy Bia HEINEKEN Việt Nam, Cty Cổ phần May Tiền Tiến, Cty Cổ phần Hùng Vương, Cty Nhựa CP MeKong; Cty TNHH dịch vụ và Kỹ thuật Bảo Châu; Cty TNHH Công nghệ hóa nhựa Bông sen; Cty TNHH Royal Foods Việt Nam; Cty TNHH Thương mại và dịch vụ Cơ điện lạnh Bình Minh Én; Cty TNHH MTV Cơ khí nông nghiệp Phan Tấn; Cty CP GreenFeed Việt Nam; Cty TNHH MTV Ống thép Hòa Phát Long An; Cty TNHH Tongwei Việt Nam; Cty TNHH Mô hình Vi trực thăng Microheli…
Email:kktcn@tgu.edu.vn |
7 |
Kỹ thuật xây dựng |
Năm thành lập: 2015
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa kỹ thuật Xây dựng được thành lập trên cơ sở Bộ môn Xây dựng thuộc khoa Kỹ thuật theo Quyết định số 340/QĐ-ĐHTG ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Trường Đại học Tiền Giang. Đến năm 2015 Khoa được đổi tên thành Khoa Kỹ thuật xây dựng theo Quyết định 614/ QĐ-ĐHTG ngày 26/10/2015.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có11 viên chức (09 giảng viên, 02 chuyên viên); gồm 03 tiến sĩ, 06 thạc sĩ (03 NCS trong đó 01 NCS nước ngoài), 01 đang học cao học.
Các ngành đào tạo: Khoa hiện tại đang đào tạo 02 chương trình: Đại học Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng và CĐ Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng
Liên kết khu vực: Khoa có hợp tác chặt chẽ về chuyên môn, nghiệp vụ với Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học trong khu vực. Ngoài ra, Khoa còn nhận được sự hỗ trợ, cộng tác từ các cán bộ quản lý chuyên môn về xây dựng có thâm niên làm việc tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, luôn sẵn sàng tham gia chia sẻ kinh nghiệm và những kiến thức phong phú cho các em sinh viên, nâng cao cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Email: kktxd@tgu.edu.vn |
8 |
Lý luận chính trị |
Năm thành lập: 2008
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ-ĐHTG ngày 31/10/2005, trên cơ sở hợp nhất hai tổ Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của 2 trường Cao đẳng (Cao đẳng Cộng đồng TG và Cao đẳng Sư phạm TG). Năm 2008, Khoa được đổi tên thành Khoa Lý luận chính trị theo Quyết định số 486/QĐ-ĐHTG ngày 16/07/2008.
Mục tiêu đào tạo: Khoa Lý luận Chính trị có chức năng tổ chức triển khai nhiệm vụ đào tạo khối kiến thức khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của ĐCSVN; nghiên cứu khoa học; phục vụ cộng đồng; xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng giảng dạy khối kiến thức do khoa đảm trách. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Khoa Lý luận chính trị đang không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Khoa đã góp phần cùng nhà trường đào tạo hàng vạn trí thức có trình độ chuyên môn sâu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, luôn là đơn vị dẫn đầu trong các hoạt động tư tưởng và lý luận chính trị của nhà trường, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, cầu tiến, năng động, sáng tạo, ra sức xây dựng tập thể khoa vững mạnh toàn diện.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có 11 viên chức, trong đó có 09 giảng viên, 02 chuyên viên. Về trình độ: Tiến sĩ: 02, Thạc sĩ: 07, Cử nhân - Học viên cao học: 02.
Email:kllct@tgu.edu.vn |
9 |
Sư phạm |
Năm thành lập: 2005
Tóm tắt lịch sử thành lập: Khoa Sư phạm được thành lập ngày 04 tháng 11 năm 2005 trên cơ sở sáp nhập các Khoa: Toán - Lý - Tin; Hoá - Sinh; Văn - Sử - Địa; Tiểu học - Mầm non; tổ Tâm Lý học - Giáo dục học; tổ Giáo dục thể chất - Giáo dục Quốc phòng của Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang.
Đội ngũ cán bộ viên chức: Khoa hiện có 23 viên chức, trong đó chia thành 04 bộ môn Giáo dục Phổ thông, Mầm non, Tâm lý học Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Nghệ thuật và 01 tổ giáo vụ khoa; cán bộ quản lý gồm 01 Trưởng khoa quản lý điều hành và 02 Phó Trưởng khoa. Về Trình độ chuyên môn, Khoa có 2 Nghiên cứu sinh, 13 Thạc sĩ, 3 Cao học, 5 Cử nhân.
Các ngành đào tạo chính: Khoa đã và đang đào tạo các ngành:
+ Đại học: Sư phạm Toán học; Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Vật Lý; Cử nhân Văn Học; Sư phạm Giáo dục Tiểu học.
+ Cao đẳng: Sư phạm Toán học; Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Vật Lý; Sư phạm Giáo dục Tiểu học; Sư phạm Mầm non, Sư phạm Âm Nhạc, Sư phạm Mỹ Thuật; Sư phạm Tiếng Anh; Sư phạm Thể dục - Công tác đội; Sư phạm Sinh - Hóa; Sư phạm Sử - Địa; Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp - Công nghiệp.
+ Khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm bậc 1, bậc 2 và UBND tỉnh Tiền Giang giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
Email: ksupham@tgu.edu.vn |
2. Thông tin về từng Ngành
2.1. Ngành Kế toán, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Cử nhân Kế toán
2. Mã ngành: 7340301
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu về Tiếng Anh: theo quy định của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung:
Ngành Đại học Kế toán đào tạo cử nhân kế toán nắm vững quy trình công nghệ kế toán và có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên, quản trị kinh doanh và kiểm toán, bao gồm 02 chuyên ngành kế toán tổng hợp và kế toán công.
- Nội dung chương trình đào tạo
- Các học phần cơ sở ngành về kiến thức kinh tế, kế toán như Nguyên lý kế toán, Quản trị học, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Luật thương mại...;
- Các học phần chuyên ngành hẹp:
+ Chuyên ngành Kế toán tổng hợp: Thuế, Kế toán tài chính, Kiểm toán, Kế toán quản trị, Kế toán chi phí...
+ Chuyên ngành Kế toán công: Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Kế toán kho bạc, Kế toán ngân sách...
- Cuối khóa, sinh viên làm Khóa luận hoặc Chuyên đề tốt nghiệp.
- Định hướng mục tiêu, vị trí việc làm
+ Chuyên ngành Kế toán tổng hợp:
- Có thể đảm nhiệm các vị trí kế toán viên, kế toán tổng hợp, kiểm toán viên, kế toán trưởng và quản lý trong doanh nghiệp và các đơn vị hành chính – sự nghiệp;
- Có khả năng tự thành lập và điều hành doanh nghiệp.
+ Chuyên ngành Kế toán công:
- Có khả năng làm kế toán, lập báo cáo thuế & quyết toán thuế và kiểm toán nội bộ cho các cơ quan Hành chính – Sự nghiệp như: Trường học, Bệnh viện, Kho bạc, UBND tỉnh, huyện xã, phường; các ban ngành quản lý ngân sách của nhà nước.
2.2. Ngành Quản trị kinh doanh, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Cử nhân Quản trị kinh doanh
2. Mã ngành: 7340101
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu về Tiếng Anh: theo quy định của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Quản trị kinh doanh đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh. Chương trình đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành về quản trị kinh doanh tổng hợp hoặc quản trị marketing.
- Nội dung chương trình đào tạo
- Các học phần cơ bản về công việc quản trị chính yếu như ra quyết định và thực thi các chức năng quản trị: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra; hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp; chiến lược marketing; quản trị chất lượng, tài chính, nhân lực, sản xuất;
- Các học phần liên quan đến một số lĩnh vực hẹp: quản trị kinh doanh quốc tế, ngoại thương, thương mại điện tử, bán hàng; quản trị văn phòng, quản trị hệ thống thông tin, dự án, rủi ro, thương hiệu; quản trị marketing: quản trị kênh phân phối, quản trị quan hệ khách hàng, tổ chức sự kiện, Digital marketing, nghiên cứu marketing… ;
- Cuối khóa, sinh viên làm Khóa luận hoặc Chuyên đề tốt nghiệp.
- Định hướng mục tiêu, vị trí việc làm
+ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp:
- Có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên viên hoặc quản lý tại các bộ phận: nhân sự, marketing, R&D, kế hoạch, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, PR, dự án ... của các doanh nghiệp trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau;
- Có khả năng tự thành lập và điều hành doanh nghiệp.
+Chuyên ngành Quản trị Marketing:
- Có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên viên hoặc quản lý tại các bộ phận Kinh doanh - Marketing hoặc marketing, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quan hệ khách hàng … trong các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề;
- Có thể đảm nhận các công việc như: tổ chức và quản trị các hoạt động truyền thông, nghiên cứu thị trường, quan hệ khách hàng, tổ chức và quản lý sự kiện, tư vấn marketing, quản trị kênh phân phối, quản trị sản phẩm, ...;
+ Tự tìm kiếm cơ hội và tạo lập doanh nghiệp cho mình.
2.3. Ngành Tài chính - Ngân hàng, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Cử nhân Tài chính – Ngân hàng
2. Mã ngành: 7340201
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu về Tiếng Anh: theo quy định của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Chương trình cử nhân Tài chính – Ngân hàng đào tạo người học có kiến thức kinh tế cơ bản, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
- Nội dung chương trình đào tạo
- Các học phần cơ bản: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nguyên lý kế toán, Quản trị học, Luật thương mại,...
- Các học phần chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Thị trường tài chính, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế, Tài chính quốc tế, Thẩm định dự án đầu tư, Tài chính công, Bảo hiểm,…
- Định hướng mục tiêu, vị trí việc làm
+ Có thể đảm nhận các công việc: giao dịch viên, kế toán viên, chuyên viên tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, chuyên viên tư vấn và đầu tư tài chính,...
+ Có thể làm việc tại các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính - ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác.
2.4. Ngành Kinh tế, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Cử nhân Kinh tế
2. Mã ngành: 7310101
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu về Tiếng Anh: theo quy định của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Kinh tế đào tạo Cử nhân Kinh tế. Chương trình đào tạo người học có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; kiến thức trong các lĩnh vực tài chính, quản lý kinh tế và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; tiếp thu các thành tựu khoa học – kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội.
- Nội dung chương trình đào tạo
+ Các học phần cơ bản về kinh tế học như kinh tế học vi mô 1, kinh tế học vĩ mô 2, nguyên lý thống kê kinh tế, kinh tế lượng, kinh tế phát triển, Lịch sử các học thuyết kinh tế, phương pháp nghiên cứu kinh tế, ra quyết định quản trị và quản trị sản xuất, nhân lực;
+ Các học phần liên quan đến một số lĩnh vực hẹp: kinh tế học vi mô 2, kinh tế học vĩ mô 2;, quản trị chuỗi cung ứng, thẩm định dự án đầu tư, thương mại điện tử và chuyên đề kinh tế học, phân tích chính sách kinh tế - xã hội;
+ Các học phần chuyên sâu và kinh nghiệm các chính sách kinh tế tiên tiến trên thế giới trong các lĩnh vực: nhân lực, chất lượng, tài chính, chính sách kinh tế, tài nguyên và môi trường;
+ Một số học phần mở rộng liên quan đến các lĩnh vực: quản trị dự án, marketing, kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế;
+ Cuối khóa, sinh viên làm Khóa luận hoặc Chuyên đề tốt nghiệp.
- Định hướng mục tiêu, vị trí việc làm
+ Có khả năng tự thành lập và điều hành doanh nghiệp;
+ Có khả năng cán bộ quản lý kinh tế tại: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế - xã hội.
+ Có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh tế và chính sách kinh tế cho các doanh nghiệp; đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại thương; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về chính sách kinh tế.
+ Có khả năng giảng dạy chuyên ngành Kinh tế trong các trường cao đẳng và trung cấp.
+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và học lên chương trình đào tạo sau đại học ngành Kinh tế.
2.5. Ngành Luật, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Cử nhân Luật
2. Mã ngành: 7380101
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu về Tiếng Anh: theo quy định của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Chương trình đào tạo cử nhân Luật nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực pháp lý theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được Kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành để ứng dụng chuyên ngành luật vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội.
- Nội dung chương trình đào tạo
+ Các học phần cung cấp kiến thức pháp luật thuộc các chuyên ngành: Hiến pháp; Hành chính; Dân sự; Hình sự, Lao động; Tài chính; Ngân hàng; Thuế; Bảo hiểm; Đất đai; Tài nguyên môi trường; ...
+ Các học phần đào tạo kỹ năng tra cứu, phân tích, vận dụng, thực thi pháp luật và tư vấn pháp lý: Kỹ thuật xây dựng VBPL; pháp luật về Tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính; Luật Luật sư; Luật Quốc tế; công chứng, chứng thực; công tác hộ tịch; Thanh tra, khiếu tố; công tác hòa giải;...
+ Cuối khóa, sinh viên làm khóa luận hoặc thực tập tốt nghiệp.
- Định hướng mục tiêu, vị trí việc làm
+ Chuyên viên làm việc tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước;
+ Nhân viên bộ phận pháp chế hoặc nhân sự tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
+ Chuyên gia tư vấn pháp lý, luật sư; trọng tài viên, thừa phát lại, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, tư vấn viên, trợ lý pháp luật, thư ký toà án, cán bộ các cơ quan nội chính;
+ Giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực pháp luật tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
2.6. Ngành Kế toán, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Kế toán
2. Mã ngành: 6340301
3. Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu về Tiếng Anh: theo quy định của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Cao đẳng Kế toán đào tạo người học nắm vững quy trình công nghệ kế toán và có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên, quản trị kinh doanh và kiểm toán.
- Nội dung chương trình đào tạo
- Số lượng học phần trong CTĐT: 44
- Khối lượng kiến thức phải tích lũy: 85 tín chỉ (2054 giờ), trong đó:
+ Khối lượng các học phần chung: 348 giờ
+ Khối lượng các học phần cơ sở, chuyên môn: 1706 giờ
+ Khối lượng lý thuyết: 707 giờ; Thực hành, bài tập, thực tập: 1256 giờ; Kiểm tra: 91 giờ
+ Cuối khóa, sinh viên làm Khóa luận hoặc Chuyên đề tốt nghiệp.
- Định hướng mục tiêu, vị trí việc làm
Sau khi học xong sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính – sự nghiệp như: Kế toán viên; Kế toán tổng hợp; Kế toán thanh toán; Thủ quỹ; Kế toán kho;…
2.7. Ngành Dịch vụ Pháp lý, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Dịch vụ Pháp lý
2. Mã ngành: 6380201
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành đào tạo Cử nhân Cao đẳng Dịch vụ pháp lý. Chương trình đào tạo để người học có kiến thức chuyên môn về pháp luật để có khả năng làm việc độc lập; và có ứng xử phù hợp pháp luật trong mọi tình huống.
- Nội dung chương trình đào tạo
+ Các học phần cung cấp kiến thức pháp luật thuộc các chuyên ngành: Hiến pháp; Hành chính; Dân sự; Hình sự, Lao động; Tài chính; Ngân hàng; Thuế; Bảo hiểm; Đất đai; Tài nguyên môi trường; ...
+ Các học phần đào tạo kỹ năng tra cứu, phân tích, vận dụng, thực thi pháp luật và tư vấn pháp lý: Kỹ thuật xây dựng VBPL; pháp luật về Tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính; Luật Luật sư; Luật Quốc tế; công chứng, chứng thực; công tác hộ tịch; Thanh tra, khiếu tố; công tác hòa giải;...
+ Cuối khóa, sinh viên Thực tập tốt nghiệp.
- Định hướng mục tiêu, vị trí việc làm
+ Làm việc ở vị trí tổ chức nhân sự; thư ký; chuyên gia tư vấn pháp luật
+ Làm việc cho các văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, thừa phát lại, công ty bảo hiểm;…
+ Làm việc ở vị trí chuyên gia pháp lý tại các doanh nghiệp.
+ Làm người tư vấn pháp lý thuộc các lĩnh vực: hộ tịch; tư pháp; đất đai, tài nguyên môi trường, thừa kế, tài chính, bảo hiểm, … hoặc đại diện theo pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp.
+ Sau khi tốt nghiệp, SV đủ điều kiện được học liên thông lên trình độ Đại học Dịch vụ pháp lý; Đại học Luật.
2.8. Ngành Chăn nuôi, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Chăn nuôi
2. Mã ngành: 7620105
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Chăn nuôi đào tạo Kỹ sư Chăn nuôi. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành về chăn nuôi như sản khoa, nội khoa, ngoại khoa gia súc, giống vật nuôi, dinh dưỡng vật nuôi; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng; quy trình phòng – trị bệnh và quản lý trong sản xuất chăn nuôi; kỹ thuật chọn lọc, ghép đôi giao phối, kỹ thuật nhân giống vào công tác giống vật nuôi; mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường và cơ thể vật nuôi, ứng dụng vào mô hình chăn nuôi kết hợp và an toàn sinh học trong chăn nuôi sinh thái.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP lý thuyết và thực hành về sinh lý động vật, cơ thể học động vật, di truyền học, dinh dưỡng động vật, vi sinh vật chăn nuôi thú y, giống vật nuôi, thức ăn gia súc, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, dược lý thú y, chẩn đoán lâm sàng, luật chăn nuôi và thú y chăn nuôi gia súc, gia cầm, thực hành chăn nuôi tốt, gieo tinh nhân tạo;
+ Các HP bổ trợ cung cấp kiến thức về marketing trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi thú y, chăm sóc thú cưng, bệnh dinh dưỡng gia súc;
+ Các HP thực tập nghề nghiệp tại các trang trại chăn nuôi, công ty từ năm nhất đến năm ba trang bị kiến thức thực tế về quy trình chăn nuôi, tác phong công nghiệp, vệ sinh công nghiệp … tại các trang trại, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi giúp sinh viên có kiến thức thực tế.
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Nhân viên nghiên cứu, kinh doanh tại các nhà máy, công ty chế biến thức ăn chăn nuôi;
+ Nhân viên kỹ thuật, quản lý tại các trang trại chăn nuôi, trung tâm giống vật nuôi, các cơ quan nhà nước;
+ Kỹ thuật viên trong phòng kiểm nghiệm của các cơ quan nghiên cứu, cơ sở giáo dục trong lĩnh vực chăn nuôi;
+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi và các lĩnh vực khác có liên quan.
2.9. Ngành Công nghệ sinh học, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Công nghệ sinh học
2. Mã ngành: 7420201
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ sinh học đào tạo Kỹ sư Công nghệ sinh học. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành về sinh học phân tử, sinh lý động thực vật, vi sinh và di truyền để ứng dụng trong việc nâng cao phẩm chất giống động thực vật; chẩn đoán bệnh cây, vật nuôi và người; xử lý môi trường; ứng dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP lý thuyết và thực hành về sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh ứng dụng, sinh lý động thực vật, sinh tin học; về chọn giống cây trồng, chọn giống động vật, chọn giống thủy sản; về xử lý môi trường, quản lý chất lượng thực phẩm;
+ Các HP bổ trợ cung cấp kiến thức về quản lý môi trường, quản lý chuỗi nông sản và quản trị sản xuất;
+ Cuối khóa SV đi thực tập tốt nghiệp hoặc thực hiện khóa luận tốt nghiệp để nâng cao kỹ năng thực hành và năng lực tự nghiên cứu của SV.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Nghiên cứu viên trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh học hoặc công nghệ sinh học; chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Chuyên viên làm việc trong một khâu của dây chuyền sản xuất ở công ty, nhà máy chế biến thực phẩm; công ty giống cây trồng, vật nuôi; công ty nuôi trồng thủy sản; nhà máy chế biến phân hữu cơ;
+ Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm y khoa, phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm, các cơ quan kiểm định;
+ Giảng dạy ở các cơ quan nghiên cứu, cơ sở giáo dục trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
2.10. Ngành Nuôi trồng thủy sản, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Nuôi trồng thủy sản
2. Mã ngành: 7620301
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Nuôi trồng thủy sản là khái niệm để chỉ các hình thức canh tác sinh vật thủy sinh như cá, động vật thân mềm, các loài giáp xác và cả các loài thực vật thủy sinh như tảo biển, rong biển.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP về đặc điểm sinh học, sinh lý, dinh dưỡng của động thực vật thuỷ sinh; về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế; về đặc tính môi trường nước và biện pháp quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.
+ Các HP bổ trợ nhằm trang bị cho sinh kiến thức về maketing thủy sản, kinh tế thủy sản, sơ chế và bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch,…
+ Các HP thực hành thực tập giúp sinh viên củng cố lý thuyết và vận dụng có sáng tạo lý thuyết vào thực tế sản xuất.
+ Cuối khóa SV làm khóa luận tốt nghiệp để SV tìm hiểu hoặc nghiên cứu một vấn đề cụ thể trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Nghiên cứu viên trong các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, các cơ sở sản xuất liên quan đến nuôi trồng thủy sản.
+ Chuyên viên làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông.
+ Nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên kinh doanh chuyên về sản xuất giống, kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản.
+ Có khả năng tự thành lập trang trại nuôi trồng thủy sản, cơ sở kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản; giảng dạy ở các trường đào tạo chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
2.11. Ngành Khoa học cây trồng, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Khoa học cây trồng
2. Mã ngành: 7620110
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Khoa học cây trồng đào tạo Kỹ sư Khoa học cây trồng. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành về sinh lý cây trồng, di truyền, đất, phân bón, phương pháp chọn tạo và nhân giống cây trồng, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP lý thuyết và thực hành về sinh lý thực vật, di truyền; về đất, phân bón, chọn tạo và nhân giống cây trồng; về kỹ thuật canh tác cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, cây công nghiệp; côn trùng, bệnh cây, thuốc bảo vệ thực vật;
+ Các HP bổ trợ cung cấp kiến thức về khuyến nông, quản lý trang trại, hệ thống nông nghiệp và thống kê sinh học;
+ Cuối khóa SV đi thực tập tốt nghiệp hoặc thực hiện khóa luận tốt nghiệp để nâng cao năng lực tự nghiên cứu của SV.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Chuyên viên ở các cơ sở quản lý về nông nghiệp như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; viện, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng;
+ Chuyên viên trong phòng kiểm nghiệm ở các cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng nguồn đất, nước, đặc tính cây trồng;
+ Nhân viên trong các công ty sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất giống cây trồng;
+ Quản lý trang trại cây lương thực, cây ăn trái, rau màu và cây công nghiệp.
+ Co thể giảng dạy ở các cơ sở giáo dục trong lĩnh vực khoa học cây trồng.
Đã ký bản ghi nhớ với Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu. Hằng năm, Công ty sẽ nhận 300 sinh viên của Trường đến làm việc ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
2.12. Ngành Công nghệ thực phẩm, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
2. Mã ngành: 7540101
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo Kỹ sư Công nghệ thực phẩm. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ thực phẩm.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP về bảo quản và chế biến lương thực, rau quả; chế biến sữa, dầu mỡ, thịt và thủy hải sản; sản xuất đường mía, đồ uống, trà, cà phê, ca cao; sản xuất các sản phẩm truyền thống, công nghệ sinh học thực phẩm;
+ Các HP bổ trợ để dạy SV về thiết kế nhà máy, kinh doanh thực phẩm;
+ Các HP thực hành thực tập thực tế trang bị kiến thức thực tế về thiết bị, quy trình công nghệ, tác phong công nghiệp, vệ sinh công nghiệp … tại các nhà máy;
+ Cuối khóa SV làm khóa luận tốt nghiệp để SV có thể áp dụng các kiến thức đã học nghiên cứu ra sản phẩm thực phẩm.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Làm việc tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm với vai trò là cán bộ quản lý và điều hành sản xuất; cán bộ phòng kế hoạch sản xuất; cán bộ phòng kỹ thuật; cán bộ phòng quản lý chất lượng (QC), đảm bảo chất lượng (QA), nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D);
+ Chuyên viên trong phòng phân tích, kiểm nghiệm thực phẩm; chuyên viên kỹ thuật cho các công ty, nhà máy trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm;
+ Chuyên viên Chi cục Quản lý chất lượng Nông thủy hải sản;
+ Cán bộ nghiên cứu trong các viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
+ Có thể trở thành cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
2.13. Ngành Công nghệ thực phẩm, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Công nghệ thực phẩm
2. Mã ngành: 6540103
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành cao đẳng Công nghệ thực phẩm đào tạo Cử nhân cao đẳng Công nghệ thực phẩm. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ thực phẩm.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP lý thuyết và thực hành về bảo quản và chế biến lương thực, rau quả, chế biến sữa, dầu mỡ, thịt và thủy hải sản; sản xuất đường mía, đồ uống, công nghệ sinh học thực phẩm;
+ Các HP bổ trợ để dạy SV về quản lý môi trường, kinh doanh và quản lý thực phẩm;
+ Các HP thực tập trang bị kiến thức thực tế về thiết bị, quy trình công nghệ, tác phong công nghiệp, vệ sinh công nghiệp … tại các nhà máy;
+ Cuối khóa SV làm thực tập tốt nghiệp để SV có thể áp dụng các kiến thức đã học vận dụng vào trong thực tế sản xuất.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Quản lý trong một khâu của dây chuyền sản xuất ở công ty, nhà máy chế biến thực phẩm;
+ Kỹ thuật viên trong phòng kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm ở các trung tâm nghiên cứu, cơ sở giáo dục, nhà máy sản xuất chuyên ngành Công nghệ thực phẩm;
+ Nhân viên kiểm tra chất lượng (KCS, QC) ở các nhà máy, xí nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm.
2.14. Ngành Dịch vụ thú y, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Dịch vụ thú y
2. Mã ngành: 6640201
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành cao đẳng Dịch vụ thú y đào tạo Cử nhân cao đẳng Dịch vụ thú y. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Thú y – Chăn nuôi.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP về khoa học động vật, dinh dưỡng và sức khỏe động vật, giống và kỹ thuật truyền giống, dược lý, chẩn đoán và phòng trị bệnh cho gia súc gia cầm, về các phương thức, kỹ thuật nuôi các loại vật nuôi.
+ Các HP bổ trợ để dạy SV sử dụng các phần mềm trong phối hợp khẩu phần thức ăn quản lý trang trại,...
+ Các HP thực hành, thực tập, kiến tập trang bị cho sinh viên các kiến thức thực tế trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Kỹ thuật viên hướng dẫn kỹ thuật hoặc làm việc trực tiếp tại các cơ sở chăn nuôi, sản xuất hay kinh doanh thức ăn, thuốc thú y trong và ngoài nước;
+ Nhân viên kinh doanh các sản phẩm phục vụ ngành chăn nuôi thú y cho các đơn vị kinh tế;
+ Cán bộở Phòng Nông nghiệp, Chi cục thú y, Các trung tâm nghiên cứu giống vật nuôi, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông, ...
2.15. Ngành Văn hóa học, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Văn hóa học
2. Mã ngành: 7229030
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Chương trình đại học Văn hóa học đào tạo cử nhân Văn hóa học có những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn (lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam) và các kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết minh, dẫn chương trình) để người học công tác tốt trong các lĩnh vực chuyên môn về văn hóa, nghệ thuật và truyền thông.
- Chương trình đào tạo
+ Kiến thức tổng quát: kiến thức chuyên sâu về văn hóa Việt Nam.
+ Kiến thức lý luận: lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa và các phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học xã hội và nhân văn;
+ Kiến thức chuyên ngành:
Nhóm kiến thức về văn hóa đại cương: Khảo cổ học đại cương, Lịch sử Văn minh thế giới, Nhân học văn hóa, Xã hội học Nhân hóa, Văn hóa đô thị,…
Nhóm kiến thức về Văn hóa Việt Nam: Lịch sử văn hóa Việt Nam, Địa văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Văn hóa dân gian Việt Nam, Tín ngưỡng và các tôn giáo Việt Nam, Phong tục và lễ hội Việt Nam, Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Tổ chức cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, Di sản và quản lý di sản, Nghệ thuật đương đại…
Nhóm kiến thức về văn hóa học ứng dụng: Phương pháp nghiên cứu văn hóa học ứng dụng, Chính sách văn hóa thế giới và Việt Nam, Quy trình thiết kế và tổ chức dự án nghiên cứu văn hóa…
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Viên chức trong các Sở, Phòng, ban ngành, trường học, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, truyền thông và du lịch.
+ Chuyên viên trong các ngành nghề cần kiến thức về văn hóa và văn hóa học.
+ Cán bộ giảng dạy bộ môn văn hóa học, văn hóa dân gian ở các trường đại học, cao đẳng trung cấp chuyên ngành hoặc các trường thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.
+ Chuyên gia tư vấn, tham mưu về tổ chức hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thông tin cho các đơn vị nhà nước và những tổ chức kinh tế - xã hội.
2.16. Ngành Văn học, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Văn học
2. Mã ngành: 52220330
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Đại học Văn học đào tạo cử nhân trình độ đại học, thuộc lĩnh vực Văn học mở rộng.
Bên cạnh trọng tâm là Văn học, ngành còn mở rộng chương trình đào tạo với các định hướng công tác thuộc các lĩnh vực văn phòng, văn hóa, báo chí, giảng dạy Văn học bậc Trung học phổ thông....
- Chương trình đào tạo
+ Nhóm kiến thức - kỹ năng về Văn học – Truyền thông – Văn phòng: Chương trình đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa truyền thông ở các cấp, nhất là ở khu vực nông thôn, phát triển ấp văn hóa. Theo đà phát triển, các địa phương cấp phường - xã ở Tiền Giang trong những năm tới rất cần nguồn nhân lực cao, phục vụ cho quá trình đổi mới về văn hóa – xã hội.
+ Nhóm kiến thức - kỹ năng về sáng tác Văn học, nghiên cứu văn học, báo chí: các học phần trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về lĩnh vực báo chí, đài phát thanh – truyền hình...
+ Nhóm kiến thức - kỹ năng về dạy Văn và quản lý bộ môn Văn ở trường phổ thông: Các học phần trong chương trình có tính đến định hướng thay sách Ngữ văn sắp tới, dạy theo phòng bộ môn ở bậc Trung học phổ thông.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Nhóm vị trí việc làm liên quan đến Văn học – Truyền thông – Văn phòng: nhân viên văn thư; cán bộ văn hóa ở các xã, phường, ấp văn hóa; thư ký văn phòng các cơ quan, xí nghiệp đầu tư; nhân viên tư vấn – giới thiệu – quảng bá sản phẩm; tổ chức – tư vấn biểu diễn nghệ thuật, thuyết minh triển lãm văn hóa nghệ thuật...
+ Nhóm vị trí việc làm chuyên về sáng tác văn học, nghiên cứu văn học, báo chí: biên tập viên của các tòa soạn báo, nhà xuất bản; nhà phê bình, nghiên cứu văn học; cộng tác viên các tạp chí văn nghệ, báo chí trong nước; viết bản tin truyền thông, trang văn nghệ địa phương, hoạt động ở Hội Văn nghệ địa phương; sáng tác văn học…
+ Nhóm vị trí việc làm liên quan đến dạy Văn: giảng dạy tại các trung tâm luyện thi văn hóa, trung tâm gia sư (bậc học THPT và THCS); giảng dạy, quản lý bộ môn Văn ở các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề (sau khi học thêm học phần Nghiệp vụ sư phạm); tư vấn học đường; hướng dẫn và hỗ trợ ngôn ngữ - văn hóa tiếng Việt cho người nước ngoài…
2.17. Ngành Du lịch, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Du lịch
2. Mã ngành: 7810101
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Du lịch đào tạo cử nhân đại học có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về ngành du lịch như thiết kế và điều hành tour, quản trị kinh doanh lữ hành, quản trị nhà hàng - khách sạn, quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch…; có khả năng ứng dụng chuyên ngành du lịch vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm đáp ứng tốt công tác nghiệp vụ hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức liên quan trong và ngoài nước.
- Chương trình đào tạo
+ Nhóm kiến thức về cơ sở ngành: Tổng quan du lịch, Luật du lịch Việt Nam, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Tài nguyên và môi trường du lịch.
+ Nhóm kiến thức về chuyên ngành: Kinh tế du lịch, Quản trị kinh doanh lữ hành, Quản trị nhân lực du lịch, Quản trị nhà hàng – khách sạn, Quản trị chiến lược trong tổ chức du lịch, Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới, Tâm lý và kỹ năng giao tiếp du khách, Du lịch sinh thái, Phát triển du lịch bền vững...
+ Nhóm kiến thức về các lĩnh vực ứng dụng của ngành: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ buồng, Thiết kế và điều hành tour...
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh du lịch, điều hành chương trình du lịch... tại các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước.
+ Nhân viên lễ tân, phục vụ bàn, bar, buồng, giám sát... tại các cơ sở lưu trú trong và ngoài nước.
+ Chuyên viên phụ trách, quản lý trong các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí trong nước và quốc tế.
+ Chuyên viên phụ trách, quản lý tại các Sở, Phòng, Ban, Trung tâm hoạt động về lĩnh vực du lịch.
+ Nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu về du lịch.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực du lịch.
+ Thành viên tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
+ Tư vấn viên và cố vấn các đề tài, đề án, dự án du lịch…
+ Giáo viên, giảng viên tại các trường, cơ sở đào tạo về du lịch...
2.18. Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành
2. Mã ngành: 6810101
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Cao đẳng Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành đào tạo nên những cử nhân có kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ… vận dụng trong kinh doanh du lịch; có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ: kinh doanh lữ hành; hướng dẫn du lịch, tổ chức sự kiện và hội nghị; kinh doanh nhà hàng, khách sạn & resort; có kiến thức về hoạt động nghiên cứu, tổ chức, quản lí, điều hành, kinh doanh du lịch; có kiến thức về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và thế giới.
- Chương trình đào tạo
+ Nhóm kiến thức cơ sở ngành: Tổng quan du lịch, Luật du lịch Việt Nam, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa, Phong tục và lễ hội Nam bộ, Quản trị học, Địa lý kinh tế Việt Nam...
+ Nhóm kiến thức chuyên ngành: Tài nguyên du lịch, Tour và điều hành tour, Du lịch miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long, Quản trị kinh doanh lữ hành, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Quản trị sự kiện, Quản trị khách sạn và resort, Tâm lý du khách, Marketing du lịch...
+ Nhóm kiến thức về các lĩnh vực ứng dụng thực hành: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Quản trị buồng, Quản trị lễ tân...
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Nhân viên kinh doanh lữ hành, điều hành tại các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch…
+ Trợ lý Giám đốc kinh doanh; trợ lý Giám đốc công ty lữ hành..
+ Trưởng bộ phận của các đại lý lữ hành, các chi nhánh du lịch.
+ Chuyên viên các bộ phận nghiệp vụ du lịch (buồng, bàn, bar, lễ tân…); chuyên viên tổ chức sự kiện hội nghị và dịch vụ bổ sung,...
Nếu sinh viên học đúng tiến độ, nhà trường sẽ tổ chức chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngay trong hè để tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp sớm một học kỳ (chỉ mất 2 năm học).
2.19. Ngành Tiếng Anh, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Tiếng Anh
2. Mã ngành: 6220206
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Chương trình Cao đẳng Tiếng Anh đào tạo sinh viên ngành Tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng Tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Chương trình đào tạo
Sinh viên có kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hoá, xã hội nước Anh - Mỹ; có kiến thức đủ để thực hiện hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên ngành đã chọn; có kiến thức đủ để tham gia có hiệu quả công tác biên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội;
Những môn học chuyên ngành: Văn hóa - Văn minh Anh Mỹ, Giao thoa văn hóa, Nói trước công chúng, Biên dịch, Tiếng Anh du lịch, Tiếng Anh nhà hàng & khách sạn, Tour guiding, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Anh quản trị kinh doanh, Marketing căn bản, Tiếng Anh thư ký, Giao tiếp văn phòng, Thư tín thương mại.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Giảng dạy Tiếng Anh tại các Trung Tâm Ngoại Ngữ;
+ Sử dụng Tiếng Anh trong các lĩnh vực hướng dẫn viên du lịch, (nhân viên) lễ tân, (nhân viên) các phòng marketing;
+ Làm việc tại các công ty nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài, các tổ chức, cơ quan có sử dụng Tiếng Anh trong giao dịch, kinh doanh như: hải quan, xuất nhập khẩu, bán hàng, dịch vụ khách hàng …
Câu lạc bộ nói Tiếng Anh được tổ chức thường xuyên, sinh viên có thể luyện tập kỹ năng nghe và nói Tiếng Anh. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội luyện tập nói Tiếng Anh với tình nguyện viên đến từ nước Mỹ, Úc, …
2.20. Ngành Toán ứng dụng, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Toán ứng dụng
2. Mã ngành: 7480104
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm; Tổng số tín chỉ:Tối thiểu 125 tín chỉ
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Chương trình đào tạo Cử nhân Toán ứng dụng trang bị cho người học khối kiến thức về kinh tế, tin học và toán ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thống kê.
- Chương trình đào tạo
+ Chương trình cử nhân Toán ứng dụng chuyên ngành Toán kinh tế trang bị cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế, tin học và toán học; kiến thức chuyên sâu về toán ứng dụng vào kinh tế; khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc phân tích, đánh giá, thống kê, dự báo cho doanh nghiệp, công ty bảo hiểm, tài chính, cơ quan nhà nước, quỹ đầu tư, …;
+ Chương trình cử nhân Toán ứng dụng chuyên ngành Toán thống kê trang bị cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế, tin học và toán học; kiến thức chuyên sâu về toán ứng dụng vào thống kê và kỹ năng sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng; khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc thống kê, phân tích, dự báo tại cục thống kê, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, cơ quan nhà nước,…;
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
* Chuyên ngành Toán Thống kê:
+ Chuyên viên tổ chức, thực hiện các hoạt động thống kê;
+ Chuyên viên phân tích chính sách, quản lý và tư vấn trong các cơ quan, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và các tổ chức kinh tế - xã hội.
* Chuyên ngành Toán Kinh tế:
+ Chuyên viên phân tích, dự báo, lập kế hoạch, tính toán thiết kế tối ưu trong các lĩnh vực: thống kê kinh doanh, quản trị nhân sự, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm,…
+ Chuyên viên phân tích chính sách, quản lý và tư vấn trong các công ty tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ,…), các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và các tổ chức kinh tế, xã hội.
2.21. Ngành Công nghệ thông tin, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Công nghệ thông tin
2. Mã ngành: 7480104
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin (CNTT), người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn vững chắc, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, có nhận thức đúng đắn về vai trò của công dân, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt để làm việc, có khả năng tự đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- Chương trình đào tạo
Gồm 4 khối kiến thức chính:
+ Kiến thức nhập môn: Giúp người học có cái nhìn tổng quát về vai trò và ứng dụng của ngành CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
+ Kiến thức nền tảng ngành CNTT (Kỹ thuật lập trình, Hệ điều hành, Kiến trúc máy tính, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính,…): Cung cấp cho người học nền tảng quan trọng bắt buộc mà người kỹ sư CNTT cần phải được trang bị.
+ Kiến thức chuyên ngành CNTT (Công nghệ phần mềm, An toàn và bảo mật thông tin, An ninh mạng, Phân tích và thiết kế hệ thống, Quản trị mạng, Quản trị cơ sở dữ liệu, Lập trình cơ sở dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng, Lập trình ứng dụng .NET, Lập trình ứng dụng Java, Phát triển ứng dụng Web, Lập trình thiết bị di động…): Giúp cho người học có kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuyên biệt của kỹ sư CNTT.
+ Kiến thức mở rộng (Điện toán đám mây, Trí tuệ nhân tạo, Lập trình song song/ phân tán, Hệ thống hỗ trợ ra quyết định,…): Giúp người học có được các kiến thức, kỹ năng làm việc nâng cao của kỹ sư CNTT.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Cán bộ kỹ thuật phụ trách CNTT. Chuyên viên phân tích, thiết kế và phát triển website, phần mềm; phân tích, thiết kế, xây dựng và quản trị mạng máy tính; phân tích, thiết kế, phát triển và kiểm thử phần mềm. Lập trình viên chuyên nghiệp. Ngoài ra, người tốt nghiệp Kỹ sư CNTT có thể trở thành giáo viên dạy Tin học tại các Trường THCS, THPT, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác (sau khi bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo yêu cầu).
2.22. Ngành Công nghệ thông tin, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Công nghệ thông tin
2. Mã ngành: 7480104
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động ngành Công nghệ thông tin cho địa phương và cả nước. Đào tạo người học có kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn phù hợp với trình độ đào tạo, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có sức khỏe tốt để làm việc và có ích cho cộng đồng, có khả năng tự đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- Chương trình đào tạo
+ Kiến thức: Có cái nhìn tổng quát về vai trò và ứng dụng của ngành Công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Có kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành Công nghệ thông tin ở mức độ phù hợp với trình độ được đào tạo.
+ Kỹ năng: Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Xây dựng phần mềm quản lý. Xây dựng và quản trị website, phát triển ứng dụng web. Quản trị mạng máy tính của cơ quan, doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ. Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng. Lắp ráp, cài đặt, bảo trì máy tính. Sinh viên có thể tự chọn học để có các kỹ năng theo các hướng: Quản lý dự án phần mềm, Thiết kế vẽ mỹ thuật, Chỉnh sửa ảnh số, Thực hiện nghiệp vụ kế toán trên máy tính.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Quản trị, khai thác CSDL, phần mềm quản lý.
+ Thiết kế và quản trị website.
+ Quản trị mạng máy tính.
+ Thực hiện công việc tin học văn phòng, bảo trì máy tính.
+ Lập trình phần mềm ứng dụng, Phát triển ứng dụng web, Kiểm thử phần mềm, Kỹ thuật viên thiết kế đồ họa, Giao diện người dùng, Kỹ thuật viên hỗ trợ công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, mạng máy tính).
2.23. Ngành Hệ thống thông tin, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Hệ thống thông tin
2. Mã ngành: 7480104
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Hệ thống thông tin đào tạo kỹ sư Hệ thống thông tin (HTTT). Đào tạo người học có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn vững chắc, kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, có nhận thức đúng đắn về vai trò của công dân, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt để làm việc, có khả năng tự đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo
+ Kiến thức nhập môn: Tổng quát về vai trò và ứng dụng của ngành CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
+ Kiến thức nền tảng ngành HTTT: Kỹ thuật lập trình, Hệ điều hành, Kiến trúc máy tính, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cơ sử dữ liệu, Mạng máy tính, Quản trị mạng, Quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Lập trình hướng đối tượng, Lập trình ứng dụng .NET, Lập trình ứng dụng Java, Phát triển ứng dụng Web, Lập trình thiết bị di động …
+ Kiến thức chuyên ngành HTTT: An toàn và bảo mật thông tin, An ninh mạng, Lập trình cơ sở dữ liệu, Quản trị mạng nâng cao, Cơ sở dữ liệu nâng cao, Quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin doanh nghiệp, Hệ thống thông tin địa lý, Hệ thống hỗ trợ ra quyết định, Nghiệp vụ thông minh,…
+ Kiến thức mở rộng: Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn và NoSQL, Kho dữ liệu và phân tích dữ liệu, Phát triển và ứng dụng hệ thống thông tin phân tán,…
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Cán bộ kỹ thuật phụ trách CNTT.
+ Chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển, quản trị hệ thống thông tin; phân tích, thiết kế và phát triển website, mạng máy tính; phân tích, thiết kế, phát triển và kiểm thử phần mềm.
+ Lập trình viên chuyên nghiệp.
2.24. Ngành Cơ khí, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Cơ khí
2. Mã ngành: 7510201
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm; Tổng số tín chỉ: 155 TC; Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu: 125 TC.
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.
- Chương trình đào tạo
+ Có kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo cơ khí; nguyên lý – chi tiết máy; điều khiển thủy lực – khí nén, công nghệ gia công chính xác,... Hiểu được cách sử dụng các phần mềm CAD/CAM-CNC, kỹ thuật lập trình PLC, Robot, Vi xử lý; Xác định được các phương pháp thiết kế, các biện pháp tổ chức, vận hành, khai thác các máy móc và thiết bị cơ khí; Phân tích, đánh giá được toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất cơ khí;
+ Có khả năng chế tạo, lắp ráp được máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, thuộc lĩnh vực cơ khí; Vận hành, khai thác, bảo trì được các máy, trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí, chế biến thực phẩm, xây dựng, máy nông nghiệp; Sử dụng được ít nhất một phần mềm dùng trong lĩnh vực cơ khí.
+ Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên môn và giao tiếp thông thường; có phương pháp làm việc khoa học, khả năng giao tiếp hiệu quả, khả năng nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Thiết kế, lên bản vẽ, chế tạo, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí;
+ Chuyên viên tư vấn, vận hành máy móc hoặc dây chuyền công nghiệp, Robot; sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; gia công khuôn mẫu,…
+ Kỹ sư CNKT Cơ khí có thể làm nhân viên hoặc cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ dân sự, an ninh, quốc phòng, sản xuất thiết bị cho ngành công nghiệp ô tô, tàu thủy, hàng không,…
2.25. Ngành Cơ điện tử, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
2. Mã ngành: 7510203
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm; Tổng số tín chỉ: 167 TC; Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu: 125 TC.
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử là sự kết hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học. Mục đích của ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội tích hợp các kỹ thuật cơ khí, điện tử, và tin học. Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử trang bị cho sinh viên các kiến thức ứng dụng tốt về chuyên môn cũng như có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp toàn diện.
- Chương trình đào tạo
+ Có kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo cơ khí; nguyên lý – chi tiết máy; điều khiển thủy lực – khí nén, công nghệ gia công chính xác,... công nghệ vi xử lý và điều khiển; điện – điện tử; kỹ thuật mạng máy tính, mạng truyền thông công nghiệp và lập trình điều khiển; Hiểu được các hệ thống điều khiển, tự động, điều khiển quá trình, kiến thức về xử lý ảnh công nghiệp, vi điều khiển ứng dụng, nguyên lý hoạt động và trao đổi thông tin giữa các thành phần của hệ thống tích hợp; Các phần mềm lập trình kỹ thuật; các phần mềm gia công CAD/CAM/CNC ….
+ Có khả năng chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc, trang thiết bị tự động trong công nghiệp, nông nghiệp,… Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề đặt ra trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử; Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, Servo,... Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, xử lý ảnh công nghiệp, mạng truyền thông công nghiệp;
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử như các thiết bị máy móc, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị có liên quan đến các hệ thống điều khiển, tự động hóa. Có thể đảm nhận các vị trí cụ thể sau: Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống sản xuất tự động. Thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử. Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước về cơ điện tử và tự động hóa
+ Các viện nghiên cứu, các trường ĐH, CĐ, THCN nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân và TCKT các ngành Kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ điện tử.
2.26. Ngành Điều khiển và Tự động hóa, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
2. Mã ngành: 7510303
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm; Tổng số tín chỉ: 167 TC; Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu: 125 TC.
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là ngành nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật máy tính vào việc vận hành, điều khiển quá trình sản xuất nhằm thực hiện công việc mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp của con người.
- Chương trình đào tạo
+ Các kiến thức thuộc cơ sở ngành Điện - Điện tử; Biết cách sử dụng các dụng cụ, máy đo điện - điện tử, các phần mềm hỗ trợ thiết kế mạch điện tử trên máy tính.
+ Có kiến thức về điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động, Biết cách thiết kế, lắp đặt, bảo trì sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động, các thiết bị cảm biến chuyên dụng để tự động hóa các hoạt động sản xuất cũng như đời sống. Có kỹ năng lập trình cho các thiết bị điều khiển trong công nghiệp như các bộ vi điều khiển, PLC, các thiết bị cảm biến và thu thập dữ liệu…
+ Có kiến thức về tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp: phân tích, thiết kế được các hệ thống điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất, giám sát quá trình sản xuất trong nhà máy, hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển. Có kiến thức trong lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot: Có khả năng thiết kế chế tạo phần cơ khí – điện tử và thiết kế giải thuật lập trình phần mềm cho các robot ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ các robot đơn giản đến các robot có thể thực hiện các công việc phức tạp trong các nhà máy.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước về điều khiển và tự động hóa
+ Kỹ sư Tự động hóa có thể làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp: như dây chuyền lắp ráp ôtô, vận hành nhà máy điện, tự động hoá phục vụ hàng không, các nhà máy chế biến thực phẩm, trong ngành dầu khí, dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, dây chuyền xử lý nước thải… Trong nông nghiệp, Kỹ sư Tự động hóa có thể thiết kế hệ thống tự động hóa trong trồng rau sạch, hệ thống điều khiển sinh trưởng của các loại cây… Hoặc vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông…
2.27. Ngành Điện tử và Tin học công nghiệp, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử và Tin học công nghiệp
2. Mã ngành: 7510300
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm; Tổng số tín chỉ: 161 TC; Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu: 125 TC.
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật Điện tử và Tin học công nghiệp hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp các lĩnh vực: Điện – điện tử, Công nghệ thông tin, Hệ thống nhúng, internet kết nối vạn vật (IoT), Tự động hóa công nghiệp; có kỹ năng ngoại ngữ, có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phù hợp với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Chương trình đào tạo
+ Có kiến thức cơ bản về điện - điện tử, tự động hoá như: điện cơ bản, linh kiện điện tử, mạch điện và các loại cảm biến; có kiến thức về các hệ thống đo lường điều khiển thông qua máy tính như: điều khiển máy điện, lý thuyết điều khiển tự động, mô hình hóa – mô phỏng, trí tuệ nhân tạo, điều khiển thông minh;
+ Nhóm kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin: hệ thống nhúng, mạng máy tính, các thiết bị mạng, quản trị hệ thống; có kiến thức về lĩnh vực công nghệ phần mềm như: Lập trình hệ thống nhúng trên vi xử lý - vi điều khiển, lập trình hướng đối tượng, lập trình web, lập trình trên thiết bị di động, cơ sở dữ liệu, ...
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng chuyên ngành hỗ trợ thiết kế mạch điện, điện tử, phần mềm trong hệ thống tự động trong công nghiệp, hệ thống điều khiển PLC, SCADA ...; có khả năng thiết kế, xây dựng, quản trị, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu.
+ Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên môn và giao tiếp thông thường; có phương pháp làm việc khoa học, khả năng giao tiếp hiệu quả, khả năng nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc theo 02 hướng Tin học và Điện tử.
+ Cụ thể các chức danh công việc có thể đảm trách là: Kỹ sư Công nghệ thông tin, kỹ thuật viên, kỹ sư điện, kỹ sư tự động hóa… tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện - điện tử - viễn thông, các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao, khu công nghiệp, khu chế xuất...
+ Ngoài ra, SV tốt nghiệp còn có khả năng là nhà tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ lĩnh vực thiết bị điện tử - tin học.
2.28. Ngành Công nghệ May, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Công nghệ May
2. Mã ngành: 6540203
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm; Tổng số tín chỉ: 83
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ May đào tạo cử nhân cao đẳng chuyên ngành Công nghệ may. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành may và thiết kế thời trang.
- Chương trình đào tạo
+ Các HP về Hình họa - Vẽ kỹ thuật ngành may, Thiết kế thời trang, An toàn lao động ngành may, hệ thống cỡ số trang phục trang bị sinh viên kiến thức cơ sở về công nghệ may và thiết kế trang phục.
+ Các HP về Thiết kế trang phục, Công nghệ may trang phục, Tin học ứng dụng ngành may… giúp sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành may, có kỹ năng tính toán thiết kế trang phục thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Đảm nhiệm được các vị trí: kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý đơn hàng, quản lý kỹ thuật trên dây chuyền sản xuất ở các công ty hay xí nghiệp may làm các công việc: cán bộ mặt hàng, thiết kế mẫu, sơ đồ, cân đối nguyên phụ liệu/kế hoạch sản xuất, KCS, QC, QA, tính định mức nguyên phụ liệu, kỹ thuật chuyền, chuyền trưởng, chuyền phó, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng kỹ thuật.
+ Nhân viên các cơ sở đào tạo nghề may;
+ Có khả năng làm chủ cơ sở sản xuất hàng may.
Trong tương lai: Có khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực CN May.
2.29. Ngành Cơ khí, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
2. Mã ngành: 6510201
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm; Tổng số tín chỉ: 85
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí đào tạo cử nhân cao đẳng chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Cơ khí.
- Chương trình đào tạo
+ Sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, người học có kiến thức về bản vẽ cơ khí, hiểu biết về vật liệu cơ khí cũng như cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy và thiết bị phục vụ trong lĩnh vực cơ khí; Có kiến thức cơ bản về mạch điện, máy và khí cụ điện thông dụng, tính toán lựa chọn các cơ cấu và chi tiết máy, hiểu biết cơ bản về điều khiển, sản xuất tự động, CNC,...Có kiến thức về thiết kế, lập quy trình công nghệ chế tạo và sửa chữa các chi tiết cơ khí, hoặc phân tích, đánh giá, thực hiện các công việc liên quan tới công nghệ kỹ thuật cơ khí phục vụ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
+ Có khả năng thiết kế, chế tạo chi tiết máy và các loại máy đơn giản và lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết; Tổ chức thực hiện các quy trình gia công, sản xuất các chi tiết máy, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu gia công chế tạo ra thành phẩm ở mức độ không quá phức tạp; Vận hành và bảo trì, bảo dưỡng,... được các thiết bị cơ khí; Sử dụng được các phần mềm CAD/CAM để thiết kế các sản phẩm cơ khí và sử dụng lập trình cho máy CNC.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí...
+ Trong tương lai: Có khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Cơ khí.
2.30. Ngành Điện, Điện tử, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử
2. Mã ngành: 6510201
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm; Tổng số tín chỉ: 82
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử đào tạo cử nhân cao đẳng chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện tự động và điện tử tự động. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành Điện, điện tử.
- Chương trình đào tạo
+ Sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, người học có khả năng vận dụng được các môn học kỹ thuật số, lập trình vi xử lý - vi điều khiển, lập trình PLC, máy điện… để phân tích, ứng dụng và thi công mạch điện, điện tử tự động trong công nghiệp và dân dụng, vận hành các hệ thống tự động.
+ Có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm tin học chuyên ngành trong nghiên cứu và ứng dụng thực tế: Phần mềm lập trình (PLC, Vi điều khiển…), phần mềm thiết kế và vẽ mạch điện (OrCad, Proteus…); Khai thác, vận hành các hệ thống và thiết bị kỹ thuật điện, điện tử tự động; Tính toán, thiết kế, lập trình ứng dụng các thiết bị điện, điện tử công nghiệp, tự động hóa như các bộ vi xử lý, PLC, Inverter.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Kỹ thuật viên vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các loại thiết bị điện, hệ thống tự động trong quá trình sản xuất, tham gia thiết kế hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ tại các công ty, xí nghiệp, cơ quan, nhà máy…
+ Nhân viên bảo trì, sửa chữa và tham gia thiết kế hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp điện dân dụng và công nghiệp.
+ Nhân viên kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử, tự động với nhiệm vụ: tư vấn công nghệ, thiết kế, lắp đặt, bảo hành các thiết bị điện, điện tử, tự động hóa.
+ Làm việc tại các cơ sở đào tạo và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện, điện tử, tự động hóa.
+ Trong tương lai: Có khả năng học liên thông lên chương trình đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
2.31. Ngành Xây dựng, trình độ Đại học
1. Tên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng
2. Mã ngành: 7510103
3. Trình độ đào tạo: Đại học
4. Thời gian đào tạo: 3,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Đại học CNKT Xây dựng chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp được trang bị kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết; có khả năng thiết kế, thi công, tổ chức quản lý thi công các loại công trình xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật; có khả năng tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công trên các công trường xây dựng nhà, xưởng và các công trình công cộng.
- Chương trình đào tạo
+ Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng đào tạo Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành cũng như các kiến thức liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng.
+ Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng đào tạo hai chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp; và Xây dựng Cầu đường.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Kỹ sư (thi công, tư vấn thiết kế, giám sát, lập dự toán).
+ Chuyên viên ở các phòng, ban quản lý về xây dựng.
+ Kỹ thuật viên ở các phòng thí nghiệm kiểm định xây dựng.
2.32. Ngành Xây dựng, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật Xây dựng
2. Mã ngành: 6510201
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Đào tạo Kỹ sư thực hành ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng có kiến thức, kỹ năng về thi công xây dựng, nắm vững quy trình công nghệ, kỹ thuật thi công Xây dựng và có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên. Sinh viên tốt nghiệp có năng lực, kỹ năng, phẩm chất phù hợp để làm công tác chuyên môn về xây dựng tại các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành có hiệu quả và khoa học.
- Chương trình đào tạo
Ngành Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật xây dựng đào tạo Cử nhân Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành cũng như các kiến thức liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật xây dựng.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Cán bộ kỹ thuật (thi công, tư vấn thiết kế, giám sát, lập dự toán) tại các công ty thi công, tư vấn thiết kế xây dựng, Ban quản lý các dự án xây dựng.
+Chuyên viên ở các Phòng, Ban kỹ thuật của các cơ quan quản lý về xây dựng.
+ Kỹ thuật viên (thí nghiệm viên) ở các phòng TN kiểm định liên quan đến lĩnh vực XD.
+ Nhân viên trong các viện nghiên cứu.
+ Phối hợp mở công ty xây dựng.
2.33. Ngành Giáo dục mầm non, trình độ Cao đẳng
1. Tên ngành: Giáo dục mầm non
2. Mã ngành: 51140201
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
4. Thời gian đào tạo: 2,5 năm; Tổng số tín chỉ: 137 TC. Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu: 99 TC
5. Yêu cầu Tiếng Anh: theo quy định chung của Trường
6. Thông tin chuyên ngành
- Giới thiệu chung
Ngành Giáo dục mầm non (GDMN) nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và có khả năng tự bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp đáp ứng theo yêu cầu đổi mới sự nghiệp GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chương trình đào tạo
+ Theo học ngành GDMN, người học được trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản về triết học Mác- Lênin, tâm lý học, giáo dục học, ngoại ngữ (Tiếng Anh/Nhật/ Hàn), tin học, pháp luật đại cương, v...v…Đặc biệt khối kiến thức chuyên ngành giúp sinh viên hiểu biết, có khả năng tự học tự nghiên cứu về đặc điểm tâm lý và giáo dục trẻ mầm non, phương pháp lập kế hoạch, tạo môi trường học tập, tổ chức các hoạt động nuôi, chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo;
+ Chương trình đào tạo chú trọng hình thành và phát triển các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cho người học như: lập kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường học tập cho trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lý nhóm/lớp; các kỹ năng chuyên biệt như hát, múa, kể chuyện, làm đồ chơi cho trẻ; có kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập;
+ Trong quá trình đào tạo, sinh viên không chỉ học tại trường đại học mà còn được tham gia trải nghiệm, thực tập ở thực tiễn các cơ sở GDMN.
- Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
+ Giáo viên ở các cơ sở GDMN;
+ Giáo viên dạy bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ mầm non về: Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật;
+ Tham gia công tác quản lý hoặc làm Cán bộ quản lý các cơ sở GDMN trong tương lai gần (công lập, tư thục).