1. Sứ mệnh
Học viện Dân tộc là trung tâm khoa học, giáo dục công lập, nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược, chính sách dân tộc; đào tạo trình độ đại học, sau đại học góp phần phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức trong nước và quốc tế.
2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Học viện Dân tộc là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam về nghiên cứu chiến lược, chính sách dân tộc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc trong nước và quốc tế.
3. Giá trị cốt lõi
Sáng tạo, chất lượng, chuyên nghiệp, phát triển bền vững.
4. Mục tiêu chiến lược
4.1 Mục tiêu chung
Học viện Dân tộc có một hệ thống quản trị đại học hiện đại phục vụ hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường tự chủ theo mô hình của các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trên thế giới; phát huy sức mạnh tổng hợp góp phần phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng dân tộc và miền núi.
4.2. Mục tiêu cụ thể
4.2.1 Hoạt động nghiên cứu
- Giai đoạn 2020 - 2025: Mỗi năm đề xuất ít nhất 2 đề án về chiến lược và chính sách dân tộc; 15 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH), nhiệm vụ NCKH cấp Bộ, cấp quốc gia; 02 dự án chuyển giao khoa học công nghệ và môi trường; Tổ chức 02 Hội thảo quốc gia, quốc tế; xuất bản 6 - 12 số Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc; công bố 60 - 80 bài báo khoa học trong nước, 5 - 10 bài báo khoa học quốc tế.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Mỗi năm đề xuất ít nhất 3 đề án về chiến lược và chính sách dân tộc; 20 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH), nhiệm vụ NCKH cấp Bộ, cấp quốc gia; 04 dự án chuyển giao khoa học công nghệ và môi trường; Tổ chức 03 Hội thảo quốc gia, quốc tế; xuất bản 10 - 12 số Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc; công bố 80 - 100 bài báo khoa học trong nước, 10 - 15 bài báo khoa học quốc tế.
4.2.2. Hoạt động bồi dưỡng
- Giai đoạn 2020 - 2025: Mỗi năm tổ chức được ít nhất 50 lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số,... cho cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương trong nước và quốc tế.
- Giai đoạn 2015 - 2030: Mỗi năm tổ chức được ít nhất 80 lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số,... cho cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương trong nước và quốc tế.
4.2.3. Hoạt động đào tạo
- Giai đoạn 2020 - 2025: Mỗi năm tuyển sinh ít nhất 200 học sinh dự bị đại học, 700 sinh viên đại học, 100 học viên cao học, 10 nghiên cứu sinh, trong đó có khoảng 3% lưu học sinh nước ngoài; mỗi năm xuất bản 10 -15 giáo trình, sách chuyên khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học. Đến năm 2025 đào tạo được ít nhất 10 ngành đại học, 5 chuyên ngành thạc sĩ, 02 chuyên ngành tiến sĩ.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Mỗi năm tuyển sinh ít nhất 300 học sinh dự bị đại học, 1500 sinh viên đại học, 150 học viên cao học, 15 nghiên cứu sinh, trong đó có khoảng 3% lưu học sinh nước ngoài; mỗi năm xuất bản 15 - 20 giáo trình, sách chuyên khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học. Đến năm 2030 đào tạo được ít nhất 15 ngành đại học, 7 chuyên ngành thạc sĩ, 03 chuyên ngành tiến sĩ.
4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực
Đến năm 2025: Xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động khoảng 200 người.
- Trình độ chuyên môn: Lý luận chính trị bậc cao cấp và cử nhân: ít nhất đạt 15%; Ngoại ngữ, tin học: ít nhất 50% đạt chuẩn.
- Cơ cấu: Đội ngũ giảng viên chiếm tỷ lệ ít nhất 65%. Cán bộ trẻ: Dưới 40 tuổi đạt ít nhất 15%, 40 – 50 tuổi đạt khoảng 55 – 60 %, trên 50 tuổi: từ 20 – 30%. Cán bộ là người dân tộc thiểu số đạt ít nhất 30%. Ngạch, bậc: giảng viên cao cấp và tương đương ít nhất 10%, giảng viên chính và tương đương ít nhất 50%.
Đến năm 2030: Xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động khoảng 300 người:
- Trình độ chuyên môn: Lý luận chính trị bậc cao cấp và cử nhân: ít nhất đạt 20%; Ngoại ngữ, tin học: ít nhất 60% đạt chuẩn.
- Cơ cấu: Đội ngũ giảng viên chiếm tỷ lệ ít nhất 75%. Cán bộ trẻ: Dưới 40 tuổi đạt ít nhất 20%, 40 – 50 tuổi đạt khoảng 55 %, trên 50 tuổi: từ 25%. Cán bộ là người dân tộc thiểu số đạt ít nhất 30%. Ngạch, bậc: giảng viên cao cấp và tương đương ít nhất 10%, giảng viên chính và tương đương ít nhất 50%.
4.2.5. Hoạt động hợp tác quốc tế
- Giai đoạn 2020 - 2025: Ít nhất 15% cán bộ, công chức, viên chức trong Học viện Dân tộc thông thạo 01 ngoại ngữ, 2% sinh viên được đào tạo ở nước ngoài, 3% công chức, viên chức được cử đi đào tạo nghiên cứu sinh nước ngoài. Có ít nhất 1 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Số chương trình, dự án hợp tác quốc tế do Học viện chủ trì và phối hợp thực hiện tăng 10 15% hàng năm.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Ít nhất 20% cán bộ, công chức, viên chức trong Học viện Dân tộc thông thạo 01 ngoại ngữ, 5% sinh viên được đào tạo ở nước ngoài, 5% công chức, viên chức được cử đi đào tạo nghiên cứu sinh nước ngoài. Có ít nhất 3 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Có ít nhất 15% giảng viên/nghiên cứu viên của Học viện tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
4.2.6. Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
- Đến năm 2025: Cơ sở 1 tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đi vào hoạt động, quy mô xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 50% so với thiết kế. Phối hợp với trường Dự bị đại học thành phố Hồ Chí Minh mở cơ sở 2 về nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vùng dân tộc khu vực Nam Bộ.
- Đến năm 2030: đạt 70% về xây dựng cơ sở hạ tầng tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Mở được cơ sở 3 tại miền Trung về nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng cán bộ vùng dân tộc khu vực miền Trung.
4.2.7. Phát triển công nghệ thông tin
Đến năm 2025: Phát triển Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện đại ngang tầm với các thư viện của cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ở Việt Nam; phát triển và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trở thành phương tiện quan trọng, nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, công tác quản lý để hội nhập và phát triển.
Đến năm 2030: Trở thành Trung tâm Thông tin - Thư viện tiện ích, hiện đại ngang tầm với các thư viện đại học trong khu vực; phát triển và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trở thành phương tiện quan trọng, nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, công tác quản lý để hội nhập và phát triển.
4.2.8. Đảm bảo chất lượng giáo dục
- Đến năm 2025: Triển khai tự đánh giá chất lượng giáo dục lần thứ nhất; 02 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 02 cán bộ của Học viện được nhận chứng chỉ kiểm định viên của Việt Nam.
- Đến năm 2030: Triển khai tự đánh giá chất lượng đào tạo đại học và bồi dưỡng cán bộ lần thứ hai, 05 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 04 cán bộ của Học viện có chứng chỉ kiểm định viên của Việt Nam.
4.2.9. Xây dựng môi trường học tập
- Đến năm 2025: Đáp ứng yêu cầu 200 học sinh dự bị/năm và 700 sinh viên chính quy/năm. Xây dựng 3 câu lạc bộ ngoại khóa: Nhảy hiện đại, bóng đá và khám phá khoa học. Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường giáo dục thể chất và giáo dục đạo đức cho học sinh, phát động mỗi quý một phong trào.
- Đến năm 2030: Đáp ứng yêu cầu 300 học sinh dự bị/năm và 1500 sinh viên chính quy/năm. Xây dựng thêm 7 câu lạc bộ ngoại khóa: Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, ứng dụng, nấu ăn, hội họa, yoga, bóng rổ, võ cổ truyền, phát động mỗi tháng một phong trào.
4.2.10. Nguồn lực tài chính
Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển Học viện, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính
- Đến năm 2025 có ít nhất 5% nguồn thu từ sự nghiệp khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, 95% nguồn thu từ NSNN cấp
- Đến năm 2030 có ít nhất 10% nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động khoa học, bồi dưỡng và đào tạo, 80-90% từ NSNN cấp. Trên cơ sở các mục tiêu được xác định, Học viện Dân tộc đề ra các nhiệm vụ giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên nhằm cụ thể hóa những nội dung cơ bản, cốt lõi trong Chiến lược phát triển Học Dân tộc giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến 2030 để phát triển Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam về nghiên cứu chiến lược, chính sách dân tộc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc trong nước và quốc tế.
5. Mô tả liên kết khu vực
Học viện Dân tộc đã ký kết Chương trình phối hợp với các Học viện, cơ sở giáo dục đại học:
- Trường Dự bị Đại học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh - Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Dân tộc học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Học viện Chính trị Công an nhân dân - Đại học Thái Nguyên
6. Các thành tích Nhà trường đạt được
- Đã chủ trì nghiên cứu nhiều nhiệm vụ khoa học cấp Quốc gia, Bộ, cơ sở; - Tổ chức các Hội thảo Quốc tế, Quốc gia, Bộ về công tác dân tộc;