Hiện tại Học viện Ngân hàng có 9 khoa chuyên ngành với 10 chuyên ngành đào tạo.
KHOA NGÂN HÀNG
1. Giới thiệu chung về Khoa
- Tên Khoa
+ Tên tiếng Việt: Khoa Ngân hàng
+ Tên tiếng anh: Banking Faculty
- Slogan: Khoa Ngân hàng - Cùng bạn viết tương lai
- Lịch sử thành lập của Khoa
+ Ngày 13/9/1961, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 3071/VG thành lập Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng Hà Nội. Khi đó tiền thân của Khoa Ngân hàng gồm 2 tổ là Tổ Bộ môn Tiền tệ - Tín dụng trực thuộc Ban giám hiệu. Giáo viên Tổ Tiền tệ tín dụng phụ trách các môn học lý luận và nghiệp vụ kỹ thuật ngân hàng như Lưu thông tiền tệ và tín dụng ở các nước TBCN, Lưu thông tiền tệ và tín dụng ở nước ta, Tổ chức quản lý kế hoạch tín dụng ngắn hạn, dài hạn, Tổ chức quản lý kế hoạch hoá lưu thông tiền tệ. Và Tổ Kế toán và Thống kê Ngân hàng: Phụ trách giảng dạy môn Nghiệp vụ kế toán ngân hàng và Thống kê ngân hàng.
+ Ngày 9/2/1998 Thủ tưởng ký quyết định 30/1998/QĐ-TTg thành lập Học viện Ngân hàng trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng. Theo quyết định 107/1998/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viên NH. Khoa của Học viện bao gồm: Khoa Tiền tệ và Thị trường vốn; Khoa Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng; Khoa Tiền tệ tín dụng quốc tế; Khoa Kế toán và kiểm toán Ngân hàng; Khoa Sau đại học và Khoa Tại chức.
+ Sau đó, theo Quyết định số 48/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 3 khoa là Khoa Tiền tệ và Thị trường vốn; Khoa Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng và Khoa Tiền tệ tín dụng quốc tế đã được hợp nhất lại và hình thành nên khoa Ngân hàng như ngày nay.
- Đội ngũ giảng viên tại Khoa Ngân hàng
Hiện tại Khoa có 4 bộ môn (bộ môn Tiền tệ Ngân hàng; bộ môn Kế toán Ngân hàng; bộ môn Quản trị Ngân hàng và bộ môn Kinh doanh Ngân hàng) với tổng số 46 giảng viên gồm: 02 phó giáo sư, 13 tiến sĩ và 31 thạc sĩ (trong đó, tỉ lệ giảng viên khoa Ngân hàng lấy bằng thạc sĩ tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hà Lan...chiếm tới 87%). Đặc biệt giảng viên Khoa Ngân hàng luôn không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức với 98% thạc sĩ hiện đang làm nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo uy tín cả trong và ngoài nước.
- Thông tin đào tạo
+ Hiện tại Khoa ngân hàng đào tạo chuyên ngành ngân hàng cho các hệ cao đẳng, đại học tại Học viện Ngân hàng. Đối với sinh viên hệ Đại học, Khoa Ngân hàng đào tạo theo 2 hướng chuyên sâu gồm có: Quản lý tín dụng và Quản lý tài chính ngân hàng thương mại.
+ Học bổng: Bao gồm tất cả các loại học bổng áp dụng cho sinh viên Học viện Ngân hàng: bao gồm Học bổng Thống đốc, Học bổng ngành, Học bổng từ phía các ngân hàng thương mại và Học bổng khuyến khích học tập theo quy định.
+ Hợp tác: Trong nghiên cứu Khoa ngân hàng hoạt động trao đổi và nghiên cứu khoa học với ĐH tài chính trực thuộc Chính phủ liên Bang Nga. Trao đổi hợp tác với Hiệp hội quản trị rủi ro tài chính toàn cầu. Ngoài ra, Khoa Ngân hàng còn phối kết hợp với hơn 10 đối tác chiến lược và có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
2. Thông tin về chuyên ngành Ngân hàng
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ
- Yêu cầu về tiếng anh
+ Đối với chương trình cử nhân chính quy: Sinh viên cần đạt bậc 3/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi ra IELTS là TOEIC 450)
+ Đối với chương trình cử nhân chất lượng cao: Sinh viên cần đạt chuẩn từ bậc 4/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (quy đổi ra IELTS là 6.0).
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Ngân hàng có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý quy luật tự nhiên- xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực Ngân hàng, tài chính, tiền tệ.
+ Mục tiêu cụ thể: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí làm việc sau tốt nghiệp, trình độ Ngoại ngữ, Tin học,…
- Về kiến thức trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng, sinh viên tốt nghiệp có:
- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật nhằm hỗ trợ tìm hiểu, giải quyết những vấn đề liên quan;
- Nhận thức liên quan đến phản biện , phân tích, tổng hợp, ứng dụng;
- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng.
- Về kỹ năng và thái độ làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng, sinh viên tốt nghiệp có thể:
- Thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ;
- Đạt chuẩn Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) từ trình độ cơ bản trở lên;
- Đạt chuẩn Năng lực ngôn ngữ Anh từ trình độ B1 trở lên theo quy định của Việt Nam.
- Có đạo đức nghề nghiệp; tôn trọng và chấp hành pháp luật; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; nhiệt tình, năng động và có tinh thần hợp tác trong công việc.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau tốt nghiệp của sinh viên:
- Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.
- Có khả năng tiếp cận với quy định, quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận.
- Có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.
- Các lĩnh vực, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+ Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên quan hệ khách hàng; Chuyên viên thẩm định và quản lý tín dụng
- Giao dịch viên, kiểm soát viên, kế toán viên, kiểm toán viên
- Chuyên viên quản lý rủi ro; Chuyên viên nguồn vốn, đầu tư
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Chuyên viên xây dựng chính sách tiền tệ, tín dụng; Thanh tra viên Ngân hàng Nhà nước
- Nghiên cứu viên; Giảng viên về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
+ Tổ chức tuyển dụng chủ yếu: Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính
- Các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác
- Công ty kiểm toán
- Doanh nghiệp và các tổ chức
- Viện nghiên cứu, trường đại học
- Thông tin liên hệ:
+ Địa chỉ: Phòng 504 tòa nhà A2 Học viện Ngân hàng, 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
+ Email: khoanganhang@hvnh.edu.vn
+ Số điện thoại: 024 3852 6415
+ Web: http://hvnh.edu.vn/bank/vi/home.html
+ Facebook: Khoa Ngân hàng Học viện Ngân hàng
KHOA TÀI CHÍNH
1. Giới thiệu chung về Khoa
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
Khoa Tài chính là một trong những khoa chuyên ngành ra đời sớm nhất Học viện Ngân hàng, được thành lập theo quyết định số 793/2002/QĐ- NHNN ngày 26/7/2002 của Thống đốc NHNN. Tiền thân của Khoa Tài chính là Bộ môn Tài chính kế toán doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của Khoa là thực hiện hoạt động giảng dạy trình độ đại học và sau đại học theo ba chuyên ngành chuyên sâu đồng thời thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tham gia các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp ngành, cấp Học viện, cấp Khoa; Chủ biên và đồng tác giả các giáo trình chuyên ngành; tham gia hướng dẫn và phản biện luận án Tiến sĩ và Thạc sỹ; Dịch và biên soạn tài liệu; Viết bài cho các báo và tạp chí chuyên ngành; Tổ chức hội thảo khoa học trong giáo viên, sinh viên…
Liên tục qua các năm Khoa đã nhận được nhiều bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích xuất sắc trong các hoạt động giáo dục, đào tạo đối với Học viện và với ngành Ngân hàng.
1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Khoa Tài chính luôn tự hào có đội ngũ giảng viên vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm trong công tác giảng day và nghiên cứu khoa học, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Đặc biệt Khoa có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng nổ, và có tiềm năng phát triển tốt.
Đến 7/2019, cán bộ giảng viên của Khoa gồm 40 người, trực thuộc 4 bộ môn là Bộ môn Tài Chính doanh nghiệp, Bộ môn Kinh doanh Chứng khoán, Bộ môn Định giá & Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Bộ môn Thuế & Tài chính công. Trong đó, có 3 Phó giáo sư, 16 tiến sĩ, 19 nghiên cứu sinh và 5 Thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên của Khoa rất chú trọng công tác phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong thời gian gần đây đã có nhiều bài đăng chất lượng trên các tạp chí uy tín thuộc ISI, Scopus…
1.3. Mô hình đào tạo
- Đào tạo đại học chính quy tập trung bằng tiếng Việt (hệ đại trà) và tiếng Anh (hệ Chất lượng cao) đối với các học phần chuyên ngành Tài chính.
- Đào tạo liên kết đại học bằng tiếng Anh cho các chương trình liên kết đại học Sunderland (Anh), CityU (Mỹ).
- Đào tạo sau đại học; chương trình thạc sỹ liên kết với đại học Westlondon (Anh).
Các học phần Khoa phụ trách đào tạo chuyên môn gồm: Bảo hiểm, Thuế I & II, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công ty đa quốc gia, Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, Định giá tài sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính doanh nghiệp I & II, Thị trường chứng khoán, Thị trường tài chính, Phân tích đầu tư chứng khoán, Quản trị danh mục đầu tư, Quản lý quỹ đầu tư, Kinh doanh chứng khoán, Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro tài chính, Quản lý thuế, Thuế quốc tế.
Các hướng đào tạo chuyên sâu của chuyên ngành Tài chính gồm:
- Quản lý tài chính
- Kinh doanh chứng khoán
- Thuế
1.4. Mục tiêu đào tạo
Đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo của các cá nhân, người sử dụng lao động và xã hội đối với nhu cầu về đào tạo ngành tài chính, cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp, đầu tư và thị trường chứng khoán, quản lý thuế, định giá tài sản; trở thành một trong những địa chỉ hàng đầu của cả nước về đào tạo lĩnh vực tài chính – chứng khoán – thuế - định giá tài sản.
Cung cấp các nhà nghiên cứu chuyên ngành kinh tế - tài chính – ngân hàng, gắn với ngành đào tạo, có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng.
Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam và khu vực, đưa chương trình đào tạo tiệm cận với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế như CFA, FRM…
Tạo môi trường học tập và trải nghiệm năng động, hiện đại, tích cực, chủ động, hiệu quả cho sinh viên và học viên, từ đó thu hút người học có chất lượng trong các đợt tuyển sinh.
1.5. Các hoạt động hợp tác
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo tại Học viện, khoa Tài chính đã thực hiện nhiều hoạt động đào tạo theo các chuyên đề chuyên sâu cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế khác về các lĩnh vực như: quản trị tài chính doanh nghiệp, định giá tài sản trong doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp,thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, phân tích đầu tư chứng khoán, quản trị rủi ro tài chính,….
Khoa Tài chính cũng phối hợp với các các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty định giá, ngân hàng thương mại và các tổ chức khác tổ chức các kỳ kiến tập/thực tập cho sinh viên hàng năm, đồng thời cũng mời chuyên gia từ những đơn vị này tham gia các buổi toạ đàm, seminar, nhằm trang bị kiến thức thực tiễn cũng như các kỹ năng mềm cho sinh viên bao gồm: kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng viết CV, kỹ năng làm việc nhóm,…
Trong thời gian học tập tại Học viện Ngân hàng, sinh viên của Khoa được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành tương đối toàn diện. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi đạt trên > 50% số sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Hơn nữa, nhiều sinh viên đạt giải trong các cuộc thi trong và ngoài Học viện như: Sinh viên nghiên cứu khoa học, Cuộc thi tìm hiểu về luật Thuế, Cuộc thi giám đốc tài chính tương lai (Future CFO), Bản lĩnh nhà đầu tư chứng khoán, CFA Research Challenge…
1.6. Các hoạt động nghiên cứu khoa học
Giảng viên: Xác định được nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm của giảng viên bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, tất cả cán bộ, giảng viên thuộc Khoa Tài chính đều tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu. Ngoài việc đảm bảo định mức, việc tham gia nghiên cứu khoa học còn giúp cho các cán bộ giảng viên của Khoa không ngừng trau dồi kiến thức thực tiễn và năng lực nghiên cứu, ứng dụng vào nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
Sinh viên: Khoa Tài chính cũng đặc biệt chú trọng khích lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia viết bài đăng báo, đăng kỷ yếu hội thảo. Sinh viên của Khoa Tài chính cũng được tạo điều kiện để tham gia và giành được các kết quả rất đáng khích lệ trong các cuộc thi học thuật như Olympic Kinh tế lượng và Ứng dụng toàn quốc, International Quant Championship, CFA Research Challenge , Cuộc thi sinh viên NCKH cấp Học viện…
Trong thời gian tới, Khoa Tài chính vẫn tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phấn đấu để các công trình nghiên cứu khoa học ngày càng có chất lượng tốt hơn và có tính ứng dụng tốt hơn vào hoạt động giảng dạy nói riêng và ứng dụng vào thực tiễn nền kinh tế nói chung.
Khoa Tài chính luôn vững bước đi lên trong qua trình đào tạo và phát triển cùng với nhiều chuyên ngành tại Học viện Ngân hàng, luôn nỗ lực phấn đấu trở thành một địa chỉ tin cậy của nhiều sinh viên, các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.
2. Thông tin về ngành Tài chính – Ngân hàng (Chuyên ngành Tài chính)
2.1. Thời lượng đào tạo và tổng số tín chỉ
Tổng số tín chỉ của chương trình là 135 tín chỉ (trong đó học phần Giáo dục thể chất 03 tín chỉ, Giáo dục quốc phòng và an ninh 08 tín chỉ) với cấu trúc như sau:
- Kiến thức giáo dục đại cương: 33 tín chỉ;
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 91 tín chỉ, bao gồm:
+ Kiến thức cơ sở khối ngành: 9 tín chỉ
+ Kiến thức cơ sở nhóm ngành: 9 tín chỉ;
+ Kiến thức cơ sở ngành: 15 tín chỉ;
+ Kiến thức ngành và bổ trợ: 27 tín chỉ
+ Kiến thức chuyên ngành: 21 tín chỉ;
+ Tốt nghiệp: 10 tín chỉ.
Thời gian đào tạo chuẩn của chương trình: 04 năm.
2.2. Yêu cầu về tiếng Anh
- Đối với chương trình đào tạo đại học chính quy: yêu cầu sinh viên đạt chuẩn Năng lực ngôn ngữ Anh từ trình độ B1 trở lên theo quy định của Việt Nam.
- Đối với chương trình Chất lượng cao – chuyên ngành tài chính: yêu cầu sinh viên đạt chuẩn ngôn ngữ Anh IELTs 6.0 trở lên.
2.3. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
- Mục tiêu chung:
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình cử nhân Tài chính – Ngân hàng chuyên ngành Tài chính (định hướng ứng dụng) có kiến thức toàn diện về tài chính; nắm nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc hoạt động phân tích tài chính, quản lý thuế, mua bán sáp nhập, kinh doanh chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp, các định chế tài chính và tổ chức.
- Mục tiêu cụ thể:
(1) Về kiến thức trong lĩnh vực tài chính, sinh viên tốt nghiệp có:
+ Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật nhằm hỗ trợ tìm hiểu, giải quyết những vấn đề liên quan;
+ Nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp, ứng dụng
+ Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về lĩnh vực phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý thuế, kinh doanh và đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư tài chính.
(2) Về kỹ năng và thái độ làm việc, sinh viên tốt nghiệp có thể:
+ Thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ;
+ Đạt chuẩn Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin từ trình độ cơ bản trở lên;
+ Có đạo đức nghề nghiệp; tôn trọng và chấp hành pháp luật; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; nhiệt tình, năng động và có tinh thần hợp tác trong công việc.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Cử nhân Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính có thể làm việc ở các Bộ ban ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế - hải quan, Sở tài chính…; các tổ chức tài chính như Ngân hàng thương mại, Công ty chứng khoán, Công ty thẩm định giá, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ….; các doanh nghiệp trong và ngoài nước với các vị trí có thể đảm nhiệm:
+ Chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính
+ Chuyên viên tín dụng doanh nghiệp
+ Chuyên viên lập báo cáo thuế, quản lý thuế
+ Chuyên viên tư vấn thuế, hải quan, kiểm toán thuế
+ Chuyên viên tài chính công
+ Chuyên viên tư vấn tài chính, mua bán sáp nhập doanh nghiệp
+ Chuyên viên thẩm định giá
+ Chuyên viên môi giới, tự doanh, phân tích, bảo lãnh phát hành chứng khoán
+ Chuyên viên bảo hiểm
+ Chuyên viên quản lý quỹ đầu tư
+ Chuyên viên đầu tư tài chính
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
+ Xây dựng chương trình theo hướng tích hợp với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như CFA, FRM,…
+ Liên kết hợp tác đào tạo chương trình thạc sỹ về Tài chính với trường đại học West London (Anh).
2.4. Thông tin liên lạc của Khoa
- Phòng 404, Toà nhà A2, 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 024385264