Học Viện Tài Chính
SINCE 1963
Điểm đánh giá: 191 sao trong 51 đánh giá
Click để đánh giá trường
1. Sứ mệnh: "Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội"
2. Tầm nhìn: Đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng khu vực Châu Á. Thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính – kế toán chất lượng cao cho xã hội.
3. Giá trị cốt lõi: “Chất lượng - Uy tín – Hiệu quả - Chuyên nghiệp và hiện đại”.
4. Mục tiêu chiến lược: Xây dựng phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính – Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực. 
5. Liên kết khu vực
Tính đến nay, HVTC đã có quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, tổ chức quốc tế và tổ chức nghề nghiệp quốc tế của Anh, Pháp, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia, o, v.v. như Đại học Leeds Metropolitan, Leeds Beckett, Gloucestershire, Greenwich, Đại học Oxford Brookes  (Vương quốc Anh), Đại học Toulon (Cộng hòa Pháp), Đại học Victoria of Wellington (New Zealand), Đại học Hitotsubashi (Nhật Bản), Viện Giáo dục Hồng Kông, Đại học Help (Malaysia), Học viện Kinh tế - Tài chính Lào, Hiệp hội kế toán công chứng Anh ACCA, Hiệp hội kế toán công chứng Úc (CPA Australia), Viện Kế toán công chứng Anh & xứ Wales (ICAEW), v.v. Các hình thức hợp tác trong đào tạo ngày càng được phát triển theo chiều sâu với nhiều hình thức đa dạng như liên kết đào tạo quốc tế, trao đổi giảng viên, sinh viên quốc tế...
6. Các thành tích mà trường đạt được
Với bề dày hơn 55 năm truyền thống giảng dạy, tính đến nay HVTC đã đào tạo được hơn 300 tiến sĩ, hơn 5.000 thạc sĩ và gần 100 nghìn cử nhân kinh tế cho nước Nhà và gần 500 cử nhân, thạc sĩ cho đất nước bạn Lào, Campuchia. Nhiều người trong số họ đã và đang giữ trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các Bộ và địa phương.  Học viện đã được Đảng và nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
  • Huân chương Hồ Chí Minh 2013.
  • Huân chương Lđ hạng Nhất lần thứ 2 năm 2018.
  • Huân chương độc lập Hạng nhất, nhì, ba
  • Huân chương ISALA Hạng nhất CHDC nhân dân Lào 2018.
  • Và nhiều phần thưởng cao quý khác
  • Học viện Tài chính đã vinh dự là cũng là trường đứng tốp đầu trong các trường ĐH đã được công nhận đạt tiêu chuẩn CLGD do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2017.
1. Giới thiệu chung về các khoa
1
Khoa Tài chính công:
Quá trình thành lập và phát triển
  • 1965-1973: Khoa Tài chính Ngân sách: Đào tạo các chuyên ngành như: Ngân sách nhà nước, Thu quốc doanh và Thuế, Cấp phát và cho vay vốn ĐTXD cơ bản;
  • 1973-1983: Khoa Tài chính: Đào tạo các chuyên ngành: Ngân sách nhà nước, Thu ngân sách nhà nước, Cấp phát và cho vay vốn ĐTXDCB, Tài chính công nghiệp, Tài chính Nông nghiệp, Tài chính Thương nghiệp, Tài chính xây dựng cơ bản;
  • 1983-1995: Khoa Tài chính Ngân sách: Đào tạo các chuyên ngành: Ngân sách nhà nước, Thu ngân sách nhà nước, Cấp phát và cho vay vốn ĐTXDCB, Bảo hiểm, Quản lý kho bạc Nhà nước;
  • 1995-1998: Khoa Tài chính Nhà nước: Đào tạo các chuyên ngành: Quản lý tài chính Nhà nước, Thuế Nhà nước, Tài chính quốc tế;
  • 1998-2002: Khoa Tài chính Nhà nước: Đào tạo các chuyên ngành: Quản lý tài chính Nhà nước, Thuế Nhà nước;
  • Từ 2002- Nay: Khoa Tài chính công: Đào tạo các chuyên ngành: Quản lý tài chính công, Phân tích chính sách tài chính, Kế toán công.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
  • Đào tạo cán bộ tài chính có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành: Quản lý tài chính công; Kế toán công; và Phân tích chính sách tài chính;
  • Tham gia đào tạo cao học và nghiên cứu sinh ngành Tài chính – Ngân hàng; Nghiên cứu khoa học về tài chính, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập các môn học do Khoa đảm nhận;
  • Đội ngũ cán bộ giáo viên hiện nay: 39 người (trong đó NGƯT: 2, PGS: 4, TS: 14 NCS: 5, Ths: 16; 2 học viên cao học và 2 cử nhân);
  • Số lượng sinh viên hiện nay: 1.104
  • Chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Học viện và cấp Bộ môn. Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Học viện. Hàng năm, bình quân Khoa có khoảng 20 bài báo gửi đăng các tập san, tạp chí…
Giới thiệu các chuyên ngành
Chuyên ngành Quản lý Tài chính công (Mã số 01)
Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Quản lý Tài chính công
  • Trang bị các kiến thức chuyên sâu về lý luận và nghiệp vụ quản lý tài chính công bao gồm: quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, quản lý tài chính các đơn vị sử dụng ngân sách của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và trau dồi phẩm chất chính trị, tư cách, đạo đức, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán, giao tiếp cho sinh viên để thực hiện có hiệu quả các nghiệp vụ quản lý tài chính công.
  • Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp
  • Sau khi tốt nghiệp sinh viên chuyên ngành Quản lý Tài chính công có thể đảm nhận những công việc chuyên môn quản lý tài chính công ở những cơ quan, đơn vị trên địa bàn cả nước thuộc phạm vi quản lý của trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể:
  • Cơ quan Quản lý Tài chính công thuộc các cấp chính quyền nhà nước như cơ quan Tài chính; cơ quan Thuế; cơ quan Hải quan; Kho bạc Nhà nước; cơ quan Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan Dự trữ Quốc gia.
  • Cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập như Văn phòng Quốc hội; Văn phòng chính phủ; Văn phòng Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân; các Bộ; các Sở, Phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, bảo tàng... 
  • Các cơ quan thuộc hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam…
  • Các cơ quan quản lý các quỹ ngoài ngân sách như Dự trữ Nhà nước; Bảo hiểm Xã hội; các quỹ công khác ngoài ngân sách nhà nước.
  • Giảng dạy và nghiên cứu về quản lý tài chính công tại các học viện, viện; trường đại học, cao đẳng và các cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước.
  • Chuyên gia tư vấn quản lý tài chính công cho các cấp chính quyền nhà nước, bộ ngành và các tổ chức quốc tế.
Chuyên ngành Kế toán công (Mã số 23)
Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành
  • Kế toán công là nhằm đào tạo các cán bộ chuyên môn chuyên sâu, cán bộ quản lý và nghiên cứu có trình độ đại học trở lên nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực công.
  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công được trang bị kiến thức sâu rộng cả lý thuyết lẫn thực tiễn, cả nghiên cứu lẫn thực hành về ngành kế toán, tài chính, trong đó trọng tâm vào lĩnh vực kế toán, tài chính công.
  • Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp
  • Sinh viên có thể linh hoạt và chủ động thích ứng được với hầu hết các khu vực và lĩnh vực nghề nghiệp trên thị trường lao động.
  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công không những có rất rất nhiều cơ hội trong thị trường lao động trong nước, mà còn có nhiều cơ hội tại thì trường lao động quốc tế, tương lai gần sinh viên Kế toán công hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành một trong những thành viên cốt cán nghiên cứu triển khai dự án chuẩn mực Kế toán công và Tổng kế toán Nhà nước ở Việt Nam.
  • Đồng thời, sinh viên Kế toán công cũng hoàn toàn có thể trở thành cánh tay phải – người trợ lý đắc lực cho các chủ tài khoản ở chính quyền Trung ương và địa phương, và rất có thể , trong tương lai, chủ tài khoản sẽ là những sinh viên đã từng tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công, người dẫn dắt, chi phối nền tài chính quốc gia.
Chuyên ngành Phân tích chính sách (Mã số 18)
Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính:
  • Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Tài chính-ngân hàng, về khoa học xã hội.
  • Có đủ kỹ năng và năng lực phân tích để giải quyết các vấn đề chuyên môn với mức độ phức tạp cao, có tính liên ngành trong phân tích chính sách tài chính; có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp và phân tích tác động của chính sách tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế.
  • Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nhân lực ngành Tài chính ngân hàng và có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn.
  • Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp:
  • Với khu vực Nhà nước : Ở cấp Trung ương, sinh viên có thể làm việc chuyên môn về thực thi và phân tích chính sách tại các Tổng cục, Vụ, Cục, Viện nghiên cứu thuôc các bộ, ban ngành liên quan – như Bộ Tài chính (Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc), Bộ Kế Hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà Nước, Bộ công thương…cũng như các Bộ, Ngành khác. Ở câp địa phương sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, các Sở, Ban, Ngành ở địa phương là những cơ quan hành chính nhà nước liên quan lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. Sinh viên cũng có chuyên môn để có thể làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương.
  • Với khu vực doanh nghiệp và các tổ chức ngoài nhà nước : Do kiến thức và kỹ năng được cung cấp đa dạng nên sinh viên chuyên ngành phân tích chính sách tài chính có thể làm phân tích tài chính và thẩm định dự án, quản lý dự án, chuyên viên phân tích đầu tư, phân tích tài chính tại các bộ phận kế hoạch, tài chính, tư vấn, hoạch định chiến lược của các Tổng công ty, các công ty và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Sinh viên chuyên ngành cũng có nhiều cơ hội làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư vấn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công ty chứng khoán…
  • Ngoài ra sinh viên chuyên ngành cũng sẽ có nhiều cơ hội để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, cũng như nhân viên của các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính.
2
Khoa Kế toán
Quá trình thành lập và phát triển
  • Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Kế toán gắn liền với lịch sử và truyền thống của trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (Nay là Học viện Tài chính). Sự ra đời của Khoa được đánh dấu bằng sự kiện HĐCP ra quyết định số 117/CP ngày 31/07/1963 thành lập Trường cán bộ tài chính kế toán Trung ương.
  • Ngay từ ngày đầu thành lập, Khoa Kế toán luôn là một trong những khoa có quy mô đào tạo lớn nhất của nhà trường. Đến nay với quy mô ngày càng mở rộng, Khoa Kế toán đã tham gia đào tạo hàng vạn cử nhân ngành kế toán, tham gia trực tiếp vào quá trình giảng dạy, hướng dẫn hàng trăm học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, và phân tích hoạt động kinh tế trong và ngoài Học viện. Khoa Kế toán là một khoa nghiệp vụ thực hiện giảng dạy và đào tạo cho tất cả các chuyên ngành, các hệ và các cấp đào tạo từ đại học đến sau đại học trong toàn Học viện
  • Khoa Kế toán có một đội ngũ trên 70 cán bộ, giảng viên và 10 giảng viên kiêm chức đang công tác và giảng dạy tại Khoa, trong đó có: 02 GS.TS, 10 PGS.TS, 20 TS, 46 Th.s, được đào tạo cơ bản và chuyên sâu từ trong và ngoài nước, là những người có kinh nghiệm với thực tiễn, có uy tín trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
  • Với những thành tích đạt được qua chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kế toán đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương lao động hạng nhì, 06 Huân chương lao động hạng ba, cùng nhiều Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, cờ luân lưu của Bộ... trao tặng cho tập thể và giảng viên trong khoa
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
  • Hiện nay khoa Kế toán được giao nhiệm vụ quản lý và đào tạo 02 chuyên ngành: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp và chuyên ngành Kiểm toán, được cơ cấu thành 4 bộ môn: Bộ môn Kế toán tài chính với 23 giảng viên, Bộ môn kế toán quản trị với 15 giảng viên, Bộ môn Kiểm toán với 16 giảng viên, Bộ môn Lý thuyết hạch toán kế toán với 14 giảng viên.  
  • Tất cả các môn học khoa Kế toán trực tiếp giảng dạy đều có đầy đủ hệ thống giáo trình, tài liệu và sách tham khảo. Các giáo trình luôn được đổi mới, bổ sung, biên soạn lại cho phù hợp với những thay đổi về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chính và yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giảng dạy các môn học trong từng thời kỳ. Chất lượng giảng dạy của giảng viên khoa Kế toán luôn được đảm bảo và ngày càng được nâng cao đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.
  • Bên cạnh công tác đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa Kế toán cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, Khoa đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Trường đến cấp Bộ, Ngành và Nhà nước; hàng chục đầu sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo được thực hiện; đặc biệt trong số đó có rất nhiều công trình nghiên cứu gắn liền với công cuộc đổi mới, cải cách hệ thống kế toán Việt nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển hệ thống.
3.
Khoa Tài chính Doanh nghiệp
Quá trình thành lập và phát triển.
  • Khoa Tài chính doanh nghiệp (TCDN) thành  lập năm 1963 với tên gọi ban đầu là Khoa Tài vụ - Kế toán. Các chuyên ngành  thuộc Khoa quản lý và đào tạo lúc đó bao gồm: Tài vụ công nghiệp; Tài vụ XDCB; Tài vụ nông nghiệp; Tài vụ thương nghiệp; Kế toán công nghiệp; Kế toán XDCB; Kế toán nông nghiệp; Kế toán thương nghiệp.
  • Đầu năm học 1966 - 1967, Khoa Tài vụ - Kế toán các ngành kinh tế quốc dân tách ra thành hai khoa: Khoa Tài vụ các ngành (gồm các bộ môn Tài vụ Công nghiệp, Tài vụ Nông nghiệp, Tài vụ Kiến thiết cơ bản (XDCB), Tài vụ Thương nghiệp), Khoa Kế toán các ngành (gồm các bộ môn: Kế toán Công nghiệp, Kế toán Nông nghiệp, Kế toán Thương nghiệp, Kế toán XDCB).
  • Từ học kỳ hai năm học 1972 - 1973, Khoa Tài vụ các ngành hợp nhất với Khoa Tài chính Ngân sách thành Khoa Tài chính.
  • Từ cuối năm học 1979 - 1980 Khoa Tài chính lại được tách ra thành lập hai Khoa là Khoa Tài chính các ngành kinh tế quốc dân - gọi tắt là Khoa Tài chính ngành (gồm bộ môn Tài chính Công nghiệp, Tài chính Nông nghiệp, Tài chính XDCB, Tài chính Thương nghiệp) và  Khoa Tài chính Ngân sách.
  • Tháng 9 năm 1990, Khoa Tài chính ngành tiếp nhận thêm hai bộ môn mới là Bộ môn Tiền tệ - Tín dụng và Bộ môn Cấp phát và Cho vay đầu tư XDCB; chuyên ngành Kho bạc được hình thành và được nhà trường giao cho khoa Tài chính ngành quản lý.
  • Từ tháng 8 năm 1992 Khoa Tài chính ngành tiếp nhận Bộ môn Bảo hiểm từ Khoa Tài chính Ngân sách. Các bộ môn trong Khoa được sắp xếp thành: Bộ môn TCDN, Bộ môn Tiền tệ - Tín dụng và Bộ môn Bảo hiểm.
  • Từ tháng 11 năm 1994, theo quyết định số 1152/TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Khoa Tài chính ngành được mang tên mới: Khoa Tài chính doanh nghiệp.
  • Tháng 2 năm 2000, Bộ môn Thị trường chứng khoán được tách ra từ Bộ môn TCDN.
  • Từ tháng 8/2001, cùng với sự ra đời của Học viện Tài chính, các Bộ môn Bảo hiểm, Thị trường chứng khoán và Tiền tệ - Tín dụng tách ra khỏi Khoa TCDN hình thành nên Khoa mới: Khoa Ngân hàng -Bảo hiểm; Khoa TCDN lúc này bao gồm 3 Bộ môn: TCDN; Kinh tế các ngành sản xuất và Quản lý kinh tế.
  • Từ đầu năm học 2003 -2004, Bộ môn Kinh tế các ngành sản xuất chuyển về Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa TCDN tiếp nhận Bộ môn Phân tích TCDN từ khoa Kế toán chuyển sang.
  • Năm học 2004-2005, Bộ môn Quản lý kinh tế chuyển sang khoa Quản trị kinh doanh, Khoa TCDN tiếp nhận Bộ môn Định giá tài sản từ khoa Quản trị kinh doanh chuyển đến.
  • Hiện nay Khoa TCDN gồm có 3 bộ môn: TCDN, Phân tích TCDN; Định giá tài sản và kinh doanh bất động sản. Các bộ môn trong khoa hiện đang đảm nhiệm giảng dạy 08 môn học. Tính tại thời điểm tháng 10/2015, khoa TCDN đang trực tiếp quản lý 86 lớp với 3.200 sinh viên chính quy các chuyên ngành TCDN, Định giá tài sản và kinh doanh bất động sản cùng với 75 NCS thuộc 3 chuyên ngành TCDN, Định giá tài sản và Phân tích TCDN.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
  • Khoa TCDN có nhiệm vụ tham gia quá trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trình độ đại học và sau đại học về lĩnh vực tài chính – kế toán, góp phần thực hiện sứ mạng: ”Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học Tài chính – Kế toán chất lượng cao cho xã hội” của Học viện Tài chính.
Chuyên ngành đào tạo: Khoa TCDN hiện đang đào tạo 3 chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp, Phân tích chính sách Tài chính và Thẩm Định giá & kinh doanh bất động sản ở cả 3 cấp độ đào tạo: Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ tại Học viện Tài chính và tại các cơ sở liên kết đào tạo với Học viện Tài chính, tại nước CHDCND Lào và vương quốc Căm Pu chia
Khoa TCDN tham gia đào tạo kế toán trưởng, bồi dưỡng  kiến thức về TCDN, về Định giá tài sản, Kinh doanh bất động sản cho các Giám đốc và các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, các tập đoàn và Tổng công ty nhà nước.
Về nghiên cứu khoa học
  • Cán bộ, giáo viên của khoa đã chủ trì và tham gia hàng chục đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành; Chủ trì và tham gia hàng trăm đề tài cấp Học viện và cấp khoa.
  • Hàng năm, giáo viên các bộ môn trong khoa còn hướng dẫn từ 40 – 50 công trình dự thi NCKH của sinh viên; trong đó, nhiều công trình vinh dự đạt giải cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  1.  
Khoa Ngân hàng Bảo hiểm
Quá trình thành lập và phát triển
  • Trường đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) đào tạo chuyên ngành Ngân hàng từ khóa 2 năm 1964. Sau khi sinh viên khóa 14 Ngân hàng ra trường khoa Ngân hàng giải thể, gián đoạn đào tạo chuyên ngành một thời gian, đến khóa 29 năm 1991 đào tạo lại chuyên ngành Ngân hàng. Trong thời gian đó chuyên ngành Ngân hàng và Bảo hiểm thuộc khoa Tài chính doanh nghiệp. Đến năm 2002, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ thành lập Học viện Tài chính, khoa Ngân hàng và Bảo hiểm được tái thành lập, trên cơ sở tách 3 bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng, Bảo hiểm, Lý thuyết tiền tệ, từ khoa Tài chính doanh nghiệp. Năm 2003, Học viện Tài chính mở thêm chuyên ngành kinh doanh chứng khoán trực thuộc khoa Ngân hàng và Bảo hiểm
  • Do yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo, điều chuyển tên gọi các chuyên ngành đào tạo, các bộ môn. Cho nên, hiện nay khoa Ngân hàng và Bảo hiểm đang đào tạo và quản lý 3 chuyên ngành: Ngân hàng, Tài chính Bảo hiểm và Đầu tư tài chính. Năm học 2015-2016, số lượng sinh viên theo học các chuyên ngành của khoa là gần 2050 sinh viên, trong đó sinh viên hệ đại học chính quy tập trung là 1635 sinh viên, các hệ Tại chức, liên thông, bằng 2 là hơn 400 sinh viên( Số lượng sinh viên đứng thứ 3 ở Học viện Tài chính, sau khoa Kế toán và Tài chính doanh nghiệp) .
  • Với biên chế cơ hữu của khoa là 29 viên chức trong đó giảng viên là 27 và 2 văn phòng khoa. Cơ cấu tổ chức thành 3 bộ môn: Nghiệp vụ Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính.
  • Giảng viên trong khoa là những thầy cô giáo giởi chuyên môn và tâm huyết với nghề nghiệp. Tư liệu giảng dạy các bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng, Bảo hiểm, Đầu tư Tài chính được sự phối hợp giữa các nhà khoa học trong và ngoài Học viện Tài chính với các thầy cô giáo trong khoa trực tiếp biên soạn, là những giáo trình chuẩn cho giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học và học tập
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
  • Giảng dạy cho các hệ đào tạo của Học viện Tài chính với các môn học do các bộ môn đảm nhận
  • Nghiên cứu khoa học: viết các giáo trình, bài giảng gốc, làm đề tài Nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thảo, thông tin khoa học…
  • Quản lý sinh viên
  • Tổ chức các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác
  • Hợp tác thỏa thuận với các đơn vị trong và ngoài Học viện về đào tạo, NCKH, thể thao, Fetival…
Khoa Ngân hàng Bảo hiểm đào tạo với 3 chuyên ngành như sau
Chuyên ngành Ngân hàng
  • Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về tài chính ­­­- tiền tệ, ngân hàng, các kiến thức về quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản của ngân hàng; nắm chắc các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, quy trình thẩm định hạn mức tín dụng, nghiệp vụ quản lý ngoại hối, quy trình hạch toán kế toán của ngân hàng; am hiểu các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán.
  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: kế toán ngân hàng, tín dụng ngân hàng; các công việc về dịch vụ tài chính tại  các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế.
Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm
  • Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, tài chính, ngân hàng; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh gồm kỹ năng thực hiện công việc đàm phán, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm, định phí bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư, tổ chức công tác kế toán và lập các báo cáo tài chính, đánh giá tình hình tài chính và phân tích những vấn đề đặc thù trong cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; các kiến thức kỹ thuật chuyên ngành, pháp luật, quản lý nhà nước, tài chính và kế toán, thương mại trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm; kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội.
  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc quản lý, triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đầu tư tài chính, giám sát tài chính; kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm.
Chuyên ngành Đầu tư tài chính
  • Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ Đầu tư Tài chính; về kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, đến rủi ro và cách thức quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và Đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
  • Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn như: phân tích và định giá các tài sản tài chính, phân tích và định lượng rủi ro của các tài sản cá biệt và của cả danh mục đầu tư; tư vấn đầu tư tài chính, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư; tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách quản lý, giám sát thị trường Tài chính tại các công ty chứng khoán, các ngân hàng, công ty Bảo hiểm, công ty Đầu tư, công ty Tài chính, các Qũy đầu tư và công ty quản lý Quỹ, các công ty Tư vấn tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường Tài chính, các tổ chức Tài chính trong và ngoài nước, các công ty cổ phần.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
  • Sinh viên khoa Ngân hàng và Bảo hiểm phù hợp với các vị trí công việc như:
  • Các cơ quan nhà nước như  bộ, ban, ngành,….
  • Các địa phương như cơ quan Tỉnh (thành phố), quận (huyện)…
  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn; 
  • Chuyên viên tài trợ thương mại; chuyên viên bảo hiểm, chuyên viên đầu tư tài chính, chứng khoán … 
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
  1.  
Khoa Thuế và Hải Quan
Quá trình thành lập
  • Khoa Thuế và Hải quan được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở tách chuyên ngành Thuế (trước đây thuộc Khoa Ngân sách nhà nước nay là Khoa Tài chính công) và bổ sung thêm chuyên ngành Hải quan theo Quyết định số 1237/QĐ-BTC và đươc giao nhiệm vụ đào tạo hai chuyên ngành: Chuyên ngành Thuế và chuyên ngành Hải quan. Sau hơn 10 năm đào tạo, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bắt đầu từ năm 2015 chuyên ngành Hải quan được đổi thành chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương.
Chức năng, nhiệm vụ
  • Đào tạo cử nhân chuyên ngành Thuế và chuyên ngành Hải quan với các hệ đào tạo chính quy, tại chức, liên thông và đại học bằng hai. Tham gia đào tạo cử nhân các chuyên ngành khác của Học viện.
  • Tham gia đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế, tài chính ngân hàng, chuyên ngành kế toán.
  • Đào tạo kỹ năng nghề, cập nhật, bồi dư­ỡng nâng cao, bồi d­ưỡng chuyên sâu kiến thức chuyên môn về Thuế và Hải quan cho các đối tượng theo nhu cầu xã hội 
  • Tổ chức NCKH về Thuế và Hải quan trong nước và quốc tế.
Chuyên ngành đào tạo
Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương
  • Đào tạo các cử nhân có trình độ về lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
  • Sinh viên có khả năng giải quyết thấu đáo các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu và thực tiễn quản lý nhà nước về hải quan.
  • Sinh viên có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp
  • Trong quá trình đào tạo sinh viên được tiếp cận nhiều với môi trường thực tế qua các chuyên đề báo cáo thực tế của các chuyên gia đến từ Tổng cục Hải quan, qua các đợt đi thực tế tại các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan, các đại lý hải quan, các doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế hoặc thực hành các nghiệp vụ hải quan qua Phòng thực hành nghiệp vụ hải quan do Tổng cục Hải quan tài trợ được cài đặt các phần mềm ứng dụng mới nhất trong lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ ngoại thương.
  • Sinh viên chuyên ngành Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương được Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan địa phương bố trí thực tập cuối khóa và có công chức hải quan trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian thực tập trên cơ sở Hợp tác đào tạo giữa Học viện Tài chính với Tổng cục Hải quan.
  • Bên cạnh Học bổng Ngân sách nhà nước cấp theo kết quả học tập, sinh viên chuyên ngành Hải quan còn có cơ hội nhận được Học bổng Khuyến khích học tập của Tổng cục Hải quan (15 suất/năm). Đặc biệt, các sinh viên có kết quả học tập tốt còn có cơ hội được lựa chọn đi du học nước ngoài và sau khi về nước sẽ được công tác trong ngành Hải quan. Ngoài ra, Khoa Thuế và Hải quan còn có học bổng dành tặng cho các sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học và những sinh viên có điểm thi tuyển đầu vào cao. Tạp chí Thuế cũng dành 10 suất học bổng/năm tặng thưởng cho các sinh viên dân tộc, vùng miền đặc biệt khó khăn, sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học.
  • Thêm vào đó, sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương ngoài nhận tấm bằng tốt nghiệp Ngành Tài chính – Ngân hàng, có thể lựa chọn học thêm cùng lúc các ngành học khác trong Học viện Tài chính (học song ngành) như ngành kế toán, ngành quản trị kinh doanh, ngành kinh tế v.v... để có thể nhận thêm bằng cử nhân chính quy dài hạn với ngành học mà mình yêu thích để có thêm cơ hội nghề nghiệp khi ra trường được.
  • Với những kiến thức được đào tạo, sinh viên chuyên ngành Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương hoàn toàn có cơ hội và có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn như: nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ hải quan, kê khai thuế, kê khai hải quan, thanh toán, giao nhận vận tải quốc tế, kế toán, kiểm toán quốc tế v.v...; Có khả năng làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, các Chi cục Hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về thuế và hải quan như đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan, tư vấn thuế, tư vấn hải quan và các chính sách về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu; Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, cơ quan nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hải quan, thuế, ngoại thương.
  • Hiện nay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng phát triển và rất cần những ngư­ời có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ Hải quan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nhu cầu t­ư vấn trong lĩnh vực thuế và hải quan cũng như lĩnh vực XNK ngày càng gia tăng cả trong khu vực công và tư­, sinh viên chuyên ngành hải quan và nghiệp vụ ngoại thương là lực lư­ợng có khả năng t­ư vấn đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực này. Đặc biệt với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế hiện nay, các dịch vụ khai thuế và khai hải quan rất phát triển và đây cũng là cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương.
Chuyên ngành Hải quan và Logistics
  • Mục tiêu đào tạo Cử nhân kinh tế chất lượng cao chuyên ngành Hải quan và Logistics được xác định không chỉ có kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, ngân hàng mà còn có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng phân tích, đánh giá và dự báo về lĩnh vực hải quan, dịch vụ kinh doanh logistics và giao nhận ngoại thương, vận tải quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tư duy khoa học và làm việc độc lập, đạt được các kỹ năng đáp ứng công việc như: kiểm tra, giám sát hải quan, có thể tư vấn, phản biện chính sách trong ban hành chính sách quản lý hải quan, thuế xuất nhập khẩu, chính sách quản lý nhà nước về Logistics tại cơ quan hải quan, cơ quan của Bộ Công thương; có thể đáp ứng tốt công việc quản trị logistics, phân tích tài chính, thẩm định tài chính dự án kinh doanh logistics và kho bãi, kế toán logistics, dịch vụ kê khai thủ tục hải quan, tính các loại thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giao nhận ngoại thương tại các công ty dịch vụ logistics (các công ty liên doanh hoặc văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam), các công ty, tập đoàn có quản lý chuỗi cung ứng, các Đại lý làm thủ tục hải quan, công ty giao nhận ngoại thương, các công ty xuất, nhập khẩu; Áp dụng thành thạo các phần mềm quản lý rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng, Lập dự toán chi phí tối ưu trong vận tải đa phương thức của dịch vụ Logistics, phần mềm quản trị kinh doanh kho bãi, phần mềm khai báo hải quan, kê khai thuế xuất khẩu, nhập khẩu; sinh viên chuyên ngành cũng được học tập và trang bị khối lượng kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý tài chính công và quản lý thuế nhằm đảm bảo có thể đáp ứng được các vị trí làm việc khác tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính các cấp, và các ngân hàng thương mại bảo lãnh và thanh toán cho các giao dịch logistics quốc tế, xuất nhập khẩu. Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế chất lượng cao - chuyên ngành Hải quan và Logistics là chương trình được thiết kế theo tiếp cận định hướng với chương trình học thuật và hành nghề chuẩn quốc tế và quốc gia với 3 chứng chỉ. Trong đó, 2 chứng chỉ quốc tế của FIATA gồm: (1) Chứng chỉ quốc tế về Logistics (FIATA DIPLOMA in International Freight Management) và (2) FIATA Higher DIPLOMA in Supply chain Management); Và chứng chỉ hành nghề khai thủ tục Hải quan của Việt Nam (do Tổng cục Hải quan tổ chức thi và cấp chứng chỉ)
        Bên cạnh hoạt động học tập, sinh viên chuyên ngành Hải quan và Logistics còn được tăng cường các khóa học nâng cao kỹ năng mềm về thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng làm PR và tăng cường tiếp cận thực tế nghề nghiệp thông qua tham gia các hoạt động đi thực tế trong 2 năm đầu và chương trình kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp lớn về logistics và chuỗi cung ứng, các Cục quan hải quan địa phương. Đặc biệt, một điểm nổi bật của chương trình là tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành tài chính, logistcis và chuỗi cung ứng được tăng cường với trên 60% môn học chuyên ngành học bằng tiếng Anh nhằm đảm bảo cho sinh viên đáp ứng được các bài kiểm tra của các học phần theo chứng chỉ hành nghề quốc tế về logistics của FIATA, có thể tham gia các buổi hội thảo với chuyên gia nước ngoài và làm việc trong môi trường sử dụng tiếng anh chuyên ngành logistics sau khi tốt nghiệp.
  • Ngành Hải quan cũng như ngành thuế và còn nhu cầu bổ sung và thay thế cán bộ khá lớn, nhất là trong điều kiện quản lý thuế và hải quan hiện đại. Bên cạnh đó ngành Hải quan rất quan tâm đến việc thu hút lực lượng sinh viên Chuyên ngành Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương trở thành cán bộ, công chức của ngành như ưu tiên chỉ tiêu tuyển dụng, xét tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp thủ khoa v.v...
Chuyên ngành Thuế
Mục tiêu đào tạo
  • Đào tạo các cử nhân có trình độ lý luận và vận  dụng các kiến thức chuyên sâu về thuế vào thực tiễn quản lý thuế.
  • Sinh viên có khả năng và giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực thuế như hoạch định chính sách thuế, quản lý thuế, kế toán thuế, tư vấn thuế…
Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp
  • Môi tr­ường, điều kiện rèn luyện và học tập của sinh viên chuyên ngành Thuế khá thuận lợi vì Khoa Thuế và Hải quan không quá nhiều sinh viên, với đội ngũ giảng viên được chuẩn hóa. Sinh viên chuyên ngành thuế có thể tham gia Câu lạc bộ Thuế và Hải quan để trau dồi nâng cao kiến thức chuyên sâu về Thuế, Hải quan.
  • Sự phối hợp giữa khoa Thuế và Hải quan với Tổng cục Thuế rất chặt chẽ và thường xuyên. Sinh viên chuyên ngành Thuế luôn được ngành Thuế tạo điều kiện về tài liệu tham khảo, về báo cáo thực tế, về điều kiện thực tập. Đối với sinh viên năm cuối khi đến thực tập tại cơ quan thuế các cấp được có cơ hội thực hiện các công việc như một cán bộ thuế thực thụ. Mỗi năm Tổng cục Thuế tài trợ 10 suất học bổng cho sinh viên học giỏi trên cơ sở Biên bản ký kết hợp tác đào tạo giữa Học viện Tài chính với Tổng cục Thuế.
  • Sinh viên chuyên ngành Thuế có thể lựa chọn học thêm cùng lúc các chuyên ngành, ngành học khác trong Học viện Tài chính để có thể nhận thêm bằng chuyên ngành khác khi ra trường.
  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thuế tại Học viện Tài chính có nhiều triển vọng và cơ hội nghề nghiệp trong điều kiện hiện nay.Tốt nghiệp chuyên ngành thuế, sinh viên có thể được tuyển dụng và đảm nhiệm được các công việc sau đây:
  • Có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế và hải quan. Ngành thuế có nhu cầu bổ sung và thay thế cán bộ rất lớn, nhất là trong điều kiện quản lý thuế hiện đại. Cơ quan thuế rất quan tâm đến tuyển chọn sinh viên chuyên ngành thuế trở thành cán bộ thuế. 
  • Có khả năng thực hiện các công việc chuyên môn như: kế toán thuế, tư vấn thuế trong các các doanh nghiệp, các cơ sở cung cấp dịch vụ về thuế. Hiện nay, với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, các doanh nghiệp  rất cần những ngư­ời có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ thuế. Bên cạnh đó nhu cầu t­ư vấn trong lĩnh vực thuế  ngày càng gia tăng, sinh viên chuyên ngành thuế là lực lư­ợng có khả năng t­ư vấn  thuế. Các dịch vụ khai thuế và khai hải quan rất phát triển và đây cũng là cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho sinh viên chuyên ngành Thuế.
  1.  
Khoa Tài chính quốc tế
Quá trình thành lập và phát triển
  • Khoa Tài chính quốc tế được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ – HVTC  ngày 02/01/2002 của Giám đốc Học viện Tài chính. Việc thành lập Khoa Tài chính quốc tế năm 2002 là sự tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của chuyên ngành Tài chính quốc tế mà trước đây đã từng được đào tạo tại Trường Đại học Tài chính- Kế toán với tên gọi là chuyên ngành Tài chính đối ngoại (Mã số chuyên ngành: 08). Những ngày đầu mới thành lập, Khoa có 03 bộ môn: Bộ môn Tài chính quốc tế, Bộ môn Kinh tế quốc tế (có các môn học Kinh tế quốc tế, Kinh tế Vi mô, Marketing) và bộ môn Thống kê và phân tích dự báo (có các môn học thống kê  phân tích dự báo và Kinh tế vĩ mô)
  • Năm 2003 Bộ môn Thống kê và phân tích dự báo chuyển sang Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế, Khoa Tài chính còn 03 Bộ môn: Bộ môn Tài chính quốc tế, Bộ môn Kinh tế quốc tế (có môn học Kinh tế quốc tế và Marketing) và Bộ môn Kinh tế học (có môn Kinh tế Vi mô và Kinh tế vĩ mô)
  • Năm 2006 Bộ môn Marketing chuyển sang Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính quốc tế có: bộ môn Tài chính quốc tế, bộ môn Kinh tế quốc tế và Bộ môn Kinh tế học.
  • Năm 2012 Bộ môn Kinh tế học chuyển sang Khoa Kinh tế, Khoa Tài chính quốc tế có Bộ môn Tài chính quốc tế và bộ môn Kinh tế quốc tế
  • Năm 2013 bộ môn Tài chính quốc tế được tách ra thành 02 bộ môn, Khoa Tài chính quốc tế có 03 Bộ môn: Bộ môn Tài chính quốc tế, bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế và Bộ môn Kinh tế quốc tế
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
  • Thực hiện đào tạo và quản lý sinh viên chuyên ngành Tài chính quốc tế
  • Giảng dạy các chương trình đào tạo cử nhân cho các ngành: Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh tế, Ngôn ngữ Anh.
  • Tham gia đào tạo Sau đại học các chuyên ngành của Học viện Tài chính
  • Chủ trì và tham gia nghiên cứu khoa học các cấp, cả trong và ngoài Học viện. Chủ biên và tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học.
  • Khoa Tài chính quốc tế hiện nay có 01 chuyên ngành là chuyên ngành Tài chính quốc tế (mã số chuyên ngành 08).
Mục tiêu đào tạo
  • Trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính quốc tế, nắm chắc các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
  • Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế và các cam kết quốc tế về kinh tế.
Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp
  • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính quốc tế có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:
  • Kế toán tại các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài;
  • Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp; quản trị tài chính tại các công ty đa quốc gia; quản trị tài chính tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; quản trị tài chính tại các công ty xuất nhập khẩu;
  • Quản trị các công việc liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư quốc tế, tài chính – tín dụng quốc tế tại các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty tài chính,…;
  • Có khả năng làm các công tác đàm phán, ký kết, quản lý việc thực hiện các Hiệp định và hợp đồng kinh doanh quốc tế tại các Bộ, Ngành như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam,…;
  • Có khả năng làm việc tại các Ban quản lý các dự án có sử dụng vốn vay quốc tế, kể cả vay ưu đãi ODA của các Bộ, Ngành, địa phương; quản trị thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và có yếu tố nước ngoài;
  • Có khả năng làm việc tại các Ban hợp tác quốc tế của các Bộ, Ngành, các Sở ngoại vụ các địa phương;
  • Có khả năng làm việc tại các Cục thuế, Tổng cục thuế, Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan, Cục Tài chính doanh nghiệp, các Sở Tài chính về các vấn đề liên quan đến hợp tác thuế quốc tế; quản lý tài chính, quản lý thuế với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có yếu tố nước ngoài;
  • Có thể đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý nợ và tài chính đối ngoại tại các cơ quan trung ương như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, các Bộ, ngành chủ quản, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương;
  • Có khả năng làm cán bộ quản lý tài chính tại các cơ quan đại diện của các nước và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài;
  • Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
  1.  
Khoa Quản trị và kinh doanh
Quá trình thành lập và phát triển
  • Khoa Quản Trị Kinh Doanh được thành lập theo quyết định số 1237/QĐ-BTC ngày 16/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành lập khoa Quản trị kinh doanh thuộc Học viện Tài chính.
  • Năm 2003, khi mới thành lập 2 chuyên ngành đào tạo của khoa là Kinh doanh chứng khoán (nay là Đầu tư tài chính) và Định giá tài sản (nay là Định giá tài sản & Kinh doanh bất động sản). Bốn bộ môn được thành lập mới hoặc chuyển từ đơn vị khác về gồm Thị trường chứng khoán, Kinh tế các ngành sản xuất, Quản trị kinh doanh và Định giá tài sản.
  • Năm 2006, Học viện quyết định chuyển cả 2 chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán và Kinh doanh bất động sản sang khoa Ngân hàng – Bảo hiểm và tài chính doanh nghiệp. Hai bộ môn Thị trường chứng khoán và Định giá tài sản cũng chuyển sang các khoa tương ứng.
  • Năm 2006  Học viện tài chính mở hai chuyên ngành đào tạo mới là chuyên ngành Marketing và chuyên ngành quản trị doanh nghiệp thuộc khoa Quản tri kinh doanh với quy mô tuyển sinh lúc đó là 120 sinh viên mỗi khóa. Hai bộ môn được chuyển về khoa là Bộ môn Marketing (từ khoa Tài chính quốc tế ) và Bộ môn Quản lý kinh tế (từ khoa Tài chính doanh nghiệp).
  • Từ 2014 (khóa 52) quy mô đào tạo của khoa tăng lên gấp đôi (240 sinh viên mỗi khóa).
  • Năm 2012 Bộ môn Kinh tế phát triển (tiền thân là Bộ Kinh tế các ngành sản xuất) được điều chuyển sang khoa Kinh tế.
  • Qua nhiều lần xáo trộn, đến nay khoa Quản trị kinh doanh có 3 bộ môn: Marketing, Quản trị kinh doanh và Quản lý kinh tế với tổng số cán bộ, giáo viên là 30 người.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
  • Đào tạo đại học: Trực tiếp giảng dạy các môn học do ba bộ môn quản lý cho tất cả các chuyên ngành đào tạo trong Học viện như: Kế toán kiểm toán, Tin học tài chính kế toán, Marketing,  Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, những môn học được phân công.
  • Đào tạo Sau đại học: Giảng dạy các môn Khoa học quản lý, Marketing, Quản trị kinh doanh, Quản trị học… cho các chuyên ngành khác nhau của Học viện tài chính.
  • Trực tiếp xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình, bài giảng gốc, sách chuyên khảo cho hai chuyên ngành: Marketing và Quản trị doanh nghiệp và các giáo trình khác phục vụ cho công tác giảng dạy của cả ba bộ môn.
  • Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, marketing, hệ thống thông tin, … Các kết quả nghiên cứu khoa học được thể hiện thông qua các bài báo đã được công bố trên các tạp chí kinh tế chuyên ngành; Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho các giảng viên; đó là những tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn phục vụ tốt công tác hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các chuyên ngành đâò tạo của khoa
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
  • Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp nắm vững những kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; có kỹ năng thực hiện công việc quản trị như: quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị Marketing, quản trị sản xuất và tác nghiệp, quản trị tài chính, tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh, thương mại.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:Quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, quản trị dự án kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị bán hàng, quản trị cung ứng, các hoạt động quản trị khác tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Làm việc ở các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
  • Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
Chuyên ngành Marketing
  • Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Marketing nắm vững những kiến thức chuyên sâu về Marketing; có kỹ năng thực hiện công việc quản trị như: quản trị Marketing, quản trị thương hiệu, nghiên cứu Marketing, quản trị kênh phân phối, quản trị quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng và quản trị bán hàng…trong các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch Marketing. Nắm vững các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp, kế toán, tài chính doanh nghiệp, marketing quốc tế, kiến thức bổ trợ pháp luật về kinh doanh - thương mại.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:
  • Lập và triển khai kế hoạch marketing kinh doanh; hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu điều tra marketing; phân tích, lập chương trình marketing; xây dựng, quảng bá thương hiệu; hoạch định hệ thống phân phối và kế hoạch hoạt động logistics của doang nghiệp; xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng ISO.9000, ISO.14000, HACCP của doanh nghiệp.Có khả năng đảm nhận các công việc thuộc về Marketing tại các tổ chức và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: Marketing, Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Quan hệ công chúng (PR), Bán hàng và quản trị bán hàng, Quản trị kênh phân phối, Quản trị quảng cáo, Nghiên cứu Marketing, các hoạt động Marketing khác. Làm việc ở các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Có đủ kiến thức và kỹ năng tự thành lập và phát triển doanh nghiệp riêng.Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
  1.  
Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế
Giới thiệu sơ lược:
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế được thành lập theo quyết định số: 1237/QĐ-BTC ngày 16/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập khoa Hệ thống thông tin kinh tế thuộc Học viện Tài chính là đơn vị tương đương cấp Ban trong cơ cấu tổ chức của HVTC. Tổng số:  38 viên chức (37 giảng viên và 01 cán bộ văn phòng khoa)
  • Khoa hiện có 3 bộ môn:
  • Tin học cơ sở
  • Tin học Tài chính kế toán
  • Thống kê và phân tích dự báo
Chuyên ngành Tin học Tài chính kế toán (41)
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
  • Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.
  • Có khả năng tự học tập, cập nhật kiến thức mới phục vụ công việc chuyên môn.
Triển vọng nghề nghiệp
  • Hệ thống thông tin quản lí là ngành học về con người, tổ chức, kĩ thuật và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Khi công nghệ càng phát triển thì nhu cầu nhân lực về lĩnh vực này càng gia tăng. Chuyên gia HTTTQL giúp doanh nghiệp nhận ra lợi ích tối đa từ việc đầu tư vào con người, thiết bị và quy trình nghiệp vụ. Nhiều người cho rằng HTTTQL liên quan đến lập trình nhiều hơn, nhưng thực tế chỉ là một phần nhỏ. HTTTQL tập trung vào phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong doanh nghiệp và các chuyên gia công nghệ thông tin, lãnh đạo, quản lí dự án, dịch vụ khách hàng, cũng như cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn. Chuyên ngành Tin học Tài chính Kế toán sẽ chú trọng đi sâu về lĩnh vực quản lí tài chính kế toán.
  • Ở các nước phát triển, sinh viên tốt nghiệp chương trình HTTTQL đều có mức lương khởi điểm khá cao và sự hài lòng với nghề nghiệp. Năm 2011, tại Hoa Kỳ, nghề HTTTQL có lương khởi điểm đứng thứ 15/144 nghề nghiệp, có sự thỏa mãn nghề nghiệp trong TOP 5 ngành nghề. Ở Việt nam hiện nay, tất cả các tổ chức, từ doanh nghiệp đến cơ quan chính phủ, bệnh viện, các tổ chức giáo dục… đều rất cần nguồn nhân lực ngành HTTTQL. Vì vậy, ngành HTTTQL tuy mới nhưng đầy triển vọng và vô cùng cần thiết để bổ sung nguồn nhân lực mới cho xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin.
  • Người có nghề "Hệ thống thông tin quản lí" có khả năng trở thành nhân viên, chủ doanh nghiệp; chuyên gia, chuyên gia cao cấp về kinh doanh, kinh tế; Có khả năng đảm nhận vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp, các cơ quan quản lí nhà nước các cấp; Có khả năng trở thành giảng viên, giảng viên cao cấp tại các cơ sở đào tạo; Có khả năng trở thành doanh nhân thành đạt.
  1.  
      Khoa Kinh tế
Khoa Kinh tế được thành lập theo quyết định số: 1865/QĐ-BTC ngày 23/07/2012 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Khoa Kinh tế thuộc Học viện Tài chính là đơn vị tương đương cấp Ban trong cơ cấu tổ chức của Học viện Tài chính.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
  • Đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành được giao; tham gia đào tạo sau đại học các chuyên ngành: kinh tế, tài chính- ngân hàng, kế toán, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh; Hệ thống thông tin quản lý;
  • Thực hiện các đề tài NCKH các cấp, biên soạn giáo trình và tài liệu học tập phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo;
  • Quản lý sinh viên các chuyên ngành được Học viện giao;
  • Các bộ môn trong khoa: là cơ sở về đào tạo, NCKH chịu sự quản lý hành chính của khoa và chịu trách nhiệm về học thuật trong đào tạo và NCKH thuộc lĩnh vực liên quan đến các môn học/học phần được đảm nhiệm; trực tiếp quản lý nội dung chương trình đào tạo các môn học/học phần theo sự phân công của Học viện.
Chuyên ngành đào tạo
Kinh tế nguồn lực tài chính (61)
  • Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế các ngành, phân tích và dự báo nguồn lực tài chính trong toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp, nắm được các kiến thức cơ bản về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, quản lý nhà nước về kinh tế - tài chính, kế toán và kiểm toán.
  • Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp:
Có đủ năng lực, trình độ chuyên sâu về kiến thức kinh tế, về các kỹ năng và có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế xã hội: các Ban kinh tế, ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các sở ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quản lý tài chính tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến địa phương.
Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
Kinh tế đầu tư tài chính (62)
  • Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế các ngành, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp, nắm được các kiến thức cơ bản về đầu tư tài chính, phân tích và đầu tư chứng khoán, đầu tư nguồn lực tài chính, lựa chọn phương án đầu tư, kinh doanh, am hiểu kiến thức quản lý nhà nước về đầu tư, luật đầu tư, tài chính, ngân hàng và kế toán – kiểm toán.
  • Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp
Có đủ năng lực và trình độ chuyên sâu trong phân tích tài chính và lựa chọn phương án đầu tư, chiến lược đầu tư kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Có khả năng làm việc trong các lĩnh vực quản lý Kinh tế, Tài chính tại các Vụ chức năng của các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, Bộ, Ngành; Làm cán bộ nghiên cứu và dự báo tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm nghiên cứu ở trung ương và địa phương.
Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu, …
Kinh tế - Luật (63)
  • Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về Kinh tế - Luật và đặc biệt nắm vững pháp luật trong lĩnh vực kinh tế - tài chính và ngân hàng; nắm được các kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về kinh tế, tài chính – Ngân hàng và pháp luật; có đủ kỹ năng và năng lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn với mức độ phức tạp, có tính liên ngành, có khả năng xây dựng và áp dụng chính sách, pháp luật kinh tế - tài chính phục vụ cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
  • Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên có thể làm việc chuyên môn về Kinh tế - Luật tại Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan hành chính nhà nước quản lý lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành Kinh tế- Luật còn có thể làm việc ở các bộ phận kế hoạch, tài chính, pháp chế, tư vấn của các Tổng công ty, các công ty và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng…
Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
  1.  
Khoa Sau Đại học
Quá trình xây dựng và phát triển
  • Khoa đào tạo Sau đại học được thành lập theo Quyết định số 111 TC/QĐ-TCCB ngày 6/4/1987 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm thực hiện Quyết định số 15-CT ngày 19/01/1987 của Chủ tịch HĐBT về việc giao nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh cho Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà nội, nay là Học viện Tài chính, với 2 chuyên ngành: Tài chính – Lưu thông tiền tệ và Tín dụng (Mã số: 5.02.09) và Kế toán, Tài vụ và Phân tích Hoạt động kinh tế (mã số: 5.02.11). Khoá nghiên cứu sinh đầu tiên của trường được thi tuyển vào năm 1988.
  • Năm 1991, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo có Quyết định 2555/QĐ-SĐH ngày 05/10/1991 giao nhiệm vụ đào tạo Cao học cho trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà nội cũng với 2 chuyên ngành trên. Từ năm 1993 Trường chính thức tổ chức thi tuyển học viên Cao học. Từ năm 1996, Trường đại học Tài chính – Kế toán bắt đầu mở thêm các lớp bồi dưỡng Sau đại học.
    Tính đến tháng 9/2005, đã có tất cả 1.611 người theo học Sau đại học tại Học viện Tài chính trong đó NCS: 260 người, Học viên Cao học: 1.066 người, học viên bồi dưỡng Sau đại học: 285 người. Số đã tốt nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sỹ là: 136 người, Thạc sỹ: 580 người, Bồi dưỡng Sau đại học: 249 người. Số người hiện đang theo học Sau đại học tại Học viện là: 610 nguời, trong đó gồm 121 NCS, 489 học viên cao học. Riêng số trúng tuyển vào học năm 2005 là 28 NCS và 141 cao học .
Hoạt động đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính hiện nay đã được thực hiện ở cả Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng ở Thành phố Đà nẵng mặc dù đã có các phân viện, song công tác đào tạo Sau đại học chưa được triển khai.
Các chuyên ngành sau đại học đang đào tạo tại Học viện Tài chính bao gồm:
Đào tạo trình độ tiến sĩ với 02 chuyên ngành:
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng (mã số : 60.31.12.01);
Chuyên ngành Kế toán (mã số : 60.34.30.01).
Đào tạo trình độ thạc sĩ với 03 chuyên ngành:
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng (mã số : 60.31.12);
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng (mã số : 60.34.20);
Chuyên ngành Kế toán (mã số : 60.34.30).
Trong những năm gần đây quy mô đào tạo sau đại học của Học viện Tài chính đã tăng lên đáng kể. Hiện nay Học viện Tài chính đang đào tạo trên 180 nghiên cứu sinh và 2000 học viên cao học. Ngoài ra Học viện Tài chính đã và đang thực hiện liên kết đào tạo sau đại học với nhiều trường đại học trong và ngoài nước: Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Đại học Duy Tân – Đà Nẵng, Đại học Tài chính Marketing – Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Lạc Hồng – Đồng Nai và Học viện Kinh tế Tài chính nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Chương trình đào tạo Sau đại học hiện đang áp dụng:
Chương trình được xây dựng theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo. Cụ thể:
  • Chương trình đào tạo thạc sỹ: Tổng số có 82 đvht. Trong đó có 18 môn học với 68 đvht, 14 đvht còn lại dành cho thực hiện luận văn Thạc sỹ.
  • Chương trình đào tạo Tiến sỹ cũng gồm 68 đvht của 18 môn học như trong chương trình đào tạo Thạc sỹ. Ngoài ra NCS phải thực hiện 03 chuyên đề Tiến sỹ (05 – 10 đvht)  và luận án Tiến sỹ theo qui định.
  • Chương trình Bồi dưỡng Sau đại học: Khoảng 50-55 đvht, gồm 15-18 môn học theo chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Đội ngũ tham gia đào tạo Sau đại học:
Hiện tại Học viện Tài chính có một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, giảng viên có học hàm, học vị trên Đại học trực tiếp tham gia đào tạo Sau đại học. Đó là: 85 Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Triết học, Kinh tế chính trị, Kinh tế và quản lý, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, v.v… trong đó có 01 GS, 20 PGS.
- 05 Thạc sỹ ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra, Học viện còn có một lực lượng đông đảo các nhà khoa học cùng cộng tác và kiêm chức đào tạo Sau đại học hiện đang công tác ở Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Uỷ ban KT& NS của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước…

Về chất lượng đào tạo Sau đại học:
Theo ý kiến đánh giá của đội ngũ các thầy cô giáo trong và ngoài Học viện tham gia đào tạo Sau đại học và của các Hội đồng chấm luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ cấp Nhà nước, hầu hết đều cho rằng, chất lượng đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính đã đáp ứng được các yêu cầu theo Qui chế đào tạo Sau đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được xếp ở vị trí cao trong mặt bằng đào tạo Sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc khối kinh tế. Đề tài các luận văn, luận án là khá phong phú và có những đóng góp thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Đại bộ phận các cán bộ tốt nghiệp Sau đại học của Học viện Tài chính đều có năng lực chuyên môn vững vàng, chuyên sâu, phát huy tốt trên nhiều phương diện công tác, đảm nhiệm xuất sắc nhiều vị trí quan trọng của xã hội như  Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Tỉnh, Thành phố, Tổng giám đốc, Phó TGĐ các TCT, Giám đốc, PGĐ các Sở Tài chính…
Về qui mô đào tạo
Qui mô đào tạo có cơ hội mở rộng theo các hướng sau:
Đối với các chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng và Kế toán: Hiện nay trong lĩnh vực này số người có trình độ trên đại học chiếm chưa đầy 1% số người có trình độ đại học. Do vậy, yêu cầu về đào tạo Cao học và NCS là rất lớn, đặc biệt là đào tạo Cao học.Tiến tới mở thêm các chuyên ngành đào tạo tạo mới phù hợp với các chuyên ngành đào tạo đại học của Học viện, như Quản trị kinh doanh, Hải quan v.v…Nhu cầu được đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính ở các vùng miền khác là rất lớn. Trong đó nổi bật nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh Nam bộ và Đà nẵng cùng các tỉnh miền Trung. Với nhu cầu xã hội lớn như vậy kết hợp với năng lực sẵn có về đội ngũ thầy cô giáo và cơ sở vật chất, trong thời gian tới Học viện tài chính có thể tiếp nhận mỗi năm 200 đến 300 Học viên cao học, 50 đến 70 NCS cho cả ở Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng là hoàn toàn thực tế và khả thi.
Về chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo Sau đại học là vấn đề luôn được lãnh đạo Bộ Tài chính và Ban giám đốc Học viện Tài chính hết sức quan tâm. Từ trước đến nay Học viện Tài chính đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong thời gian tới các biện pháp sẽ được tiếp tục đẩy mạnh là:
Đổi mới nội dung chương trình đào tạo Sau đại học:
Nội dung chương trình đào tạo Sau đại học sẽ được rà soát lại tổng thể và cụ thể cho từng môn học theo hướng “hiện đại hoá, cập nhật mở rộng và nâng cao”. Các môn học sẽ được xây dựng bằng các chuyên đề, đi vào các vấn đề chuyên sâu và nâng cao, yêu cầu người học không chỉ nghe giảng trên lớp, mà phải tự tìm tòi nghiên cứu …để hoàn thiện.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập:
Đây là một trong những khâu có tính đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo. Đội ngũ thầy cô giáo được lựa chọn tham gia đào tạo Sau đại học phải đảm bảo vừa giỏi về chuyên môn, vừa có phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực, lấy người học làm trung tâm, xây dựng nhiều tình huống, kết hợp truyền đạt với trao đổi, thảo luận. Người học phải chuyển theo hướng từ bỏ thụ động, ngồi chờ ở bài giảng của thầy, mà chủ động tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật kiến thức.
Trong quá trình đào tạo sẽ tăng thời lượng tham gia thực hành, tham quan thực tế…
Đổi mới lựa chọn các đề tài luận văn, luận án:

Học viện sẽ từng bước thực hiện đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các ngành, địa phương, công ty v.v… trong việc lựa chọn các đề tài nghiên cứu là những vấn đề thiết thực, cấp bách của các ngành, đơn vị . Từ đó vừa cho phép tiết kiệm nguồn lực, vừa gắn được đào tạo với giải quyết các nhiệm vụ thực tế.
Đẩy mạnh hợp tác đào tạo sau đại học với nước ngoài:

Trong thời gian tới Học viện sẽ chủ động hợp tác đào tạo Sau đại học với các cơ sở đào tạo của các nước trên thế giới. Trước mắt đó là mời các gíáo sư nước ngoài giỏi tham gia giảng dạy, gửi học viên đi tham quan, thực tập…, sau này tiến tới thực hiện các liên kết đào tạo với các Trường Đại học danh tiếng trong khu vực và quốc tế.
  1.  
Khoa Tại chức
Khoa Tại chức được thành lập ngày 8 tháng 4 năm 1968.
  • Tổng số cán bộ, giảng viên trong Khoa hiện tại: 09 người, trong đó có 1 Phó Giáo sư, tiến sĩ; 4 thạc sĩ; 4 giảng viên kiêm chức.
Chức năng nhiệm vụ
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch và tổ chức công tác tuyển sinh Đại học hình thức vừa làm vừa học, Liên thông đại học hình thức vừa làm vừa học, Văn bằng 2 hình thức vừa làm vừa học.
  • Xây dựng kế hoạch và điều hành quá trình giảng dạy, học tập cho các lớp sinh viên hệ Đại học vừa làm vừa học, Liên thông đại học hình thức vừa làm vừa học, Văn bằng 2 hình thức vừa làm vừa học.
  • Phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện và các Trung tâm (Trường) đăng cai mở lớp, quản lý việc thực hiện quy chế và quy trình đào tạo Đại học vừa làm vừa học, Liên thông đại học hình thức vừa làm vừa học, Văn bằng 2 hình thức vừa làm vừa học.
  1.  
  • Khoa Ngoại Ngữ
Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập ngày 13 tháng 3 năm 2007 theo QĐ số 140/QĐ-HVTC ngày 13/3/2007; Khi thành lập khoa có tổng só cán bộ, giảng viên là: 28; Được chia thành 3 bộ môn: Ngoại ngữ, Tiếng Anh TCKT và Lý thuyết tiếng và dịch
Chức năng, nhiệm vụ:
  • Mục tiêu đào tạo cử nhân tiếng Anh TCKT hệ đại học chính quy có trình độ tiếng Anh vững vàng, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực Tài chính – ngân hàng, Kế toán – kiểm toán … đạp ứng được nhu cầu sử dụng của các cơ quan Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế đối ngoại …
  • Giảng dạy tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga cho sinh viên ở tất cả các chuyên ngành đào tạo của Học viên từ hệ Đại học chính quy, VHVL, liên thông, bằng 2 đến cao học, nghiên cứu sinh các chuyên ngành kinh tế tài chính ở Học viện.
  • Nghiên cứu khoa học, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, biên soạn các loại giáo trình, sách giáo khoa phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Học viện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • Biên, phiên dịch hội nghị, hội thảo, đón tiếp các đoàn công tác ra và vào … theo yêu cầu của Học viện, Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan trong và ngoài Học viện.
Ngành đào tạo Ngôn Ngữ Anh
Chuyên ngành đào tạo Tiếng anh Tài chính kế toán
Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm biên/phiên dịch chuyên nghiệp cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Sinh viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính cho các dự án đầu tư của nước ngoài, các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, hợp tác quốc tế về lĩnh vực Tài chính - Tiền tệ. Làm việc tại Cục quản lý nợ & Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các công ty đa quốc gia, các ngân hàng thương mại,…Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên trong các Đại học, trường Đại học, Học viện và các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước.  
  1.  
Khoa Lí luận chính trị:
  • Khoa lý luận chính trị thành lập theo quyết định số 435/ QĐ-HVTC ngày 07 tháng 5 năm 2008 của Giám đốc Học viện Tài chính, trên nền tảng của khoa Mác- Lê Nin thành lập năm 1963 và Khoa Mác- Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thành lập theo quyết định số 1237/ QĐ- BTC ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
  • Khoa lý luận chính trị có nhiệm vụ về giảng dạy và nghiên cứu khoa học các môn khoa học lý luận chính trị Mác- Lê nin và Tư tưởng Hồ chí Minh.
  • Đội ngũ cán bộ viên chức trong khoa: 40 (01 phó giáo sư, 11 TS, 25 ThS, 14 Giảng viên chính, 04 giảng viên đang theo học lớp NCS ở ngoài Học viện).
  • Chức năng nhiệm vụ
Nhiều năm qua khoa liên tục giảng dạy, NCKH và hướng dẫn cho các hệ sinh viên Học viện Tài chính: Hệ đại học chính quy tập trung, hệ đại học tại chức, hệ đại học văn bằng 2, hệ liên thông đại học trong và ngoài nước. Giảng dạy và NCKH cho các lớp cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo khối lượng đào tạo của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện tài chính.
Công trình nghiên cứu khoa học: hàng năm khoa tổ chức hội thảo khoa học trong khối giáo viên, hướng dẫn sinh viên NCKH dự thi cấp khoa cấp Học viện đạt giải cao. Hướng dẫn sinh viên dự thi Olimpic các môn khoa học Mác- Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đạt giải nhì khu vực phía Bắc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Các bộ môn tổ chức hội thảo, biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng, tổ chức thi sinh viên giỏi năm học. Đã bảo vệ thành công nhiều đề tài cấp bộ và cấp Học viện.
  1.  
Khoa Cơ bản:
Quá trình thành lập và phát triển
  • Khoa Cơ bản thành lập tháng 01 năm 2002, bao gồm các bộ môn như: Toán, Kinh tế lượng, Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất.
  • Hiện nay, Khoa có 48 cán bộ, giáo viên giảng dạy trong các bộ môn: Toán, Kinh tế lượng, Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Thành tích đạt được
  • Giảng dạy các môn học về Toán, Kinh tế lượng, Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất và quản lý sinh viên hệ Liên thông đại học.
  • Khoa Cơ bản đã được tặng thưởng nhiều bằng khen của Bộ trưởng. Đặc biệt với thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2003 đến năm 2007 Khoa Cơ bản được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba.
2. Thông tin về từng Ngành (tên ngành)
Học viện Tài chính hiện nay đào tạo 06 ngành học, cụ thể như sau:
- Ngành Tài chính - Ngân hàng:
+ Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ) với tổng số 129 tín chỉ.
+ Yêu cầu về tiếng Anh: học phần/môn học tiếng Anh được bố trí với tổng số 13 tín chỉ. Điểm chuẩn đầu ra về tốt nghiệp tiếng Anh quy định là: TOEIC 450 hoặc tương đương. 
+ Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn liên quan đến Quản lý Tài chính công; Thuế; Tài chính Bảo hiểm; Hải Quan và nghiệp vụ ngoại thương; Tài chính quốc tế; Phân tích tài chính; Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng; Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản; Đầu tư Tài chính; Phân tích chính sách Tài chính ở các cơ quan quản lý nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, Phòng, Ban, trường học, bệnh viện, ban quản lý dự án, ban quản lý khu công nghiệp, ngân hàng, kho bạc, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,...
+ Email các văn phòng khoa:
TT Khoa Email:
1 Tài chính công khoatcc@hvtc.edu.vn
2 Thuế - Hải quan khoathue-hq@hvtc.edu.vn
3 Tài chính quốc tế khoataichinhquocte@hvtc.edu.vn
4 Tài chính doanh nghiệp khoatcdn@gmail.com
5 Ngân hàng - Bảo hiểm nganhangbaohiem@hvtc.edu.vn
- Ngành Kế toán:
+ Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ) với tổng số 129 - 130 tín chỉ.
+ Yêu cầu về tiếng Anh: học phần/môn học tiếng Anh được bố trí với tổng số 13 tín chỉ. Điểm chuẩn đầu ra về tốt nghiệp tiếng Anh quy định là: TOEIC 450 hoặc tương đương.
+ Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc chuyên môn tại các Phòng (Ban) Tài chính - Kế toán, Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kiểm toán viên, chủ nhiệm, giám đốc kiểm toán, chuyên gia tư vấn của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước (Big four); làm chuyên gia thẩm định dự án, thanh toán quốc tế, tư vấn tài chính, thực hiện các dịch vụ tài chính tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác; làm công tác chuyên môn tài chính, kế toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các Bộ, Ban, Ngành, các Tổng cục, Sở, Kho bạc, Thuế các cấp từ trung ương đến địa phương...
+ Email các văn phòng khoa:
TT Khoa Email:
1 Kế toán khoaketoan@hvtc.edu.vn
- Ngành Quản trị kinh doanh:
+ Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ) với tổng số 129 tín chỉ.
+ Yêu cầu về tiếng Anh: học phần/môn học tiếng Anh được bố trí với tổng số 13 tín chỉ. Điểm chuẩn đầu ra về tốt nghiệp tiếng Anh quy định là: TOEIC 450 hoặc tương đương.     
+ Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có khả năng đảm nhận được những công việc: Tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và các tổ chức bao gồm: Quản trị thương hiệu, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị logistic đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ công chúng. Tại các công ty kinh doanh các dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu; các công ty truyền thông quảng cáo và nghiên cứu thị trường. Tại các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp hoặc có thể tự khởi nghiệp.
+ Email các văn phòng khoa:
TT Khoa Email:
1 Quản trị kinh doanh khoaqtkd@hvtc.edu.vn



- Ngành Hệ thống thông tin quản lý:
+ Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ) với tổng số 129 tín chỉ.
+ Yêu cầu về tiếng Anh: học phần/môn học tiếng Anh được bố trí với tổng số 13 tín chỉ. Điểm chuẩn đầu ra tốt nghiệp về tiếng Anh quy định là: TOEIC 450 hoặc tương đương.  
+ Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác tại các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin, tài chính, kế toán như: Vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống tài chính kế toán và các hệ thống thông tin quản lý khác; xây dựng các phần mềm quản lý cho đơn vị như: Quản lý tài chính kế toán, quản lý nhân sự, quản lý vật tư - hàng hoá; xây dựng, triển khai, kiểm thử và bảo trì các phần mềm tại các công ty phần mềm chuyên nghiệp; tư vấn cho các đơn vị về việc xây dựng hệ thống thông tin; làm cán bộ kiểm toán trong các đơn vị…
+ Email các văn phòng khoa:

 
TT Khoa Email:
1 Hệ thống thông tin kinh tế khoahtttkt@hvtc.edu.vn



- Ngành Ngôn ngữ Anh:
+ Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ) với tổng số 134 tín chỉ.
+ Yêu cầu về tiếng Anh: đây là ngành đào tạo chuyên ngành tiếng Anh Tài chính kế toán, do vậy việc bố trí chương trình đào tạo chủ yếu nhiều học phần/môn học tiếng Anh với đầy đủ 4 kỹ năng xen kẽ với các học phần/môn học khác. Điểm chuẩn đầu ra tốt nghiệp về tiếng Anh quy định tương đương trình độ C1 khung châu Âu.
+ Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm biên/phiên dịch chuyên nghiệp cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Sinh viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính cho các dự án đầu tư của nước ngoài, các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, hợp tác quốc tế về lĩnh vực Tài chính - Tiền tệ. Làm việc tại Cục quản lý nợ & Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các công ty đa quốc gia, các ngân hàng thương mại,…Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên trong các Đại học, trường Đại học, Học viện và các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước.  
+ Email các văn phòng khoa:

 
TT Khoa Email:
1 Ngoại ngữ khoangoaingu@hvtc.edu.vn



- Ngành Kinh tế:

+ Thời lượng đào tạo: 4 năm (08 học kỳ) với tổng số 129 tín chỉ.
+ Yêu cầu về tiếng Anh: học phần/môn học tiếng Anh được bố trí với tổng số 13 tín chỉ. Điểm chuẩn đầu ra tốt nghiệp về tiếng Anh quy định là: TOEIC 450 hoặc tương đương.   
+ Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế xã hội, quản lý tài chính tại các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các sở ban ngành ở các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương; các trung tâm nghiên cứu ở trung ương và địa phương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp trong và ngoài nước và các đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Các văn phòng trung ương của Đảng, Quốc hội, nhà nước và Chính phủ; các cơ quan hành chính nhà nước quản lý lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng từ trung ương đến địa phương.
+ Email các văn phòng khoa:

 
TT Khoa Email:
1 Kinh tế khoakinhte@hvtc.edu.vn



Định hướng mục tiêu: sau 04 năm học, sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tập trung cần đạt được chuẩn đầu ra về phẩm chất đạo đức, kiến thức chung, năng lực, hành vi.
1. Danh sách các doanh nghiệp đã ký kết với nhà trường
Các tổ chức việc làm tổ chức hàng năm
TT Tên tổ chức/            Doanh nghiệp Nội dung hợp tác Thời gian hợp tác
1 Tập đoàn Bảo Việt - Hợp tác về lĩnh vực truyền thông, phát triển thương hiệu; - Hợp tác trong NCKH; - Hợp tác trong đào tạo; - Hợp tác trong lĩnh vực tuyển dụng cán bộ; - Hợp tác về tài trợ và cấp học bổng; - Hợp tác trong việc sử dụng dịch vụ của Tập đoàn Bảo Việt. Giai đoạn      2015 - 2019
2 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank - Hợp tác trong hoạt động nguồn vốn; - Hợp tác trong hoạt động tín dụng; - Hợp tác trong hoạt động Tài chính – Ngân hàng khác; - Hợp tác về truyền thông và quảng bá hình ảnh; - Hợp tác về đào tạo; hỗ trợ. Từ 2016 đến khi hai bên thống nhất chấm dứt Thỏa thuận đang có  hiệu lực
3 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng - VPBank - Chương trình học bổng dành cho sinh viên; - Nhận sinh viên thực tập; - Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp; - Chương trình hướng nghiệp; - Sử dụng dịch vụ ngân hàng; - Gia tăng tiện ích, chia sẻ thông tin đào tạo; - Hợp tác đào tạo, NCKH. Giai đoạn 2017 - 2020
4 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank - Về lĩnh vực đào tạo; - Hoạt động hỗ trợ sinh viên; - Về lĩnh vực NCKH; - Hỗ trợ, hợp tác sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Từ 2018 đến khi hai bên thống nhất chấm dứt Thỏa thuận đang có  hiệu lực
5 Công ty cổ phần Viễn thông Việt FPT – FPT Telecom - Hợp tác tổ chức tọa đàm định hướng, cơ hội nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên; - Tổ chức các Chương trình kiến tập các môn học; - Hợp tác đào tạo hướng nghiệp (tiếp nhận sinh viên thực tập, kiến tập). Giai đoạn 2019 - 2021
Hàng năm, HVTC tổ chức 1 Ngày hội việc làm tập trung và nhiều chương trình tuyển dụng riêng cho các đơn vị doanh nghiệp riêng. Ngày hội tuyển dụng tập trung: diễn ra vào tháng 9-10 hàng năm, thu hút trên 50 đơn vị tuyển dụng với hàng nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên. Các đơn vị tuyển dụng đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: kế toán- kiểm toán, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, xây dựng, giáo dục…Qua mỗi chương trình tuyển dụng tập trung hàng năm đã có trên 1000 sinh viên được tuyển dụng thông qua hoạt động này. Chương trình tuyển dụng riêng cho các đơn vị, doanh nghiệp khi có yêu cầu: Hàng năm, HVTC tổ chức được 5-7 chương trình tuyển dụng riêng cho các đối tác vào các đợt cao điểm của sinh viên chuẩn bị đi thực tập: tháng 12 đến tháng 1 hàng năm. Qua các chương trình này, đã tuyển dụng cho các đối tác từ 50- 300 ứng viên để tham gia các chương trình thực tập sinh, thực tập có lương, nhân viên chính thức của các đơn vị tuyển dụng.
3. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp:
Thành lập và duy trì hoạt động Câu lạc bộ Kỹ năng kinh doanh (CLB phụ trách về khởi nghiệp) của HVTC. Cơ cấu CLB gồm có Ban chủ nhiệm, các ban chuyên môn, kỹ thuật…với số lượng khoảng 50 thành viên CLB. Hoạt động dưới sự chỉ đạo, định hướng, quản lý của Đoàn thanh niên HVTC. Đoàn thanh niên HVTC phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp, Hệ sinh thái khởi nghiệp Sông Hàn, CLB Khởi nghiệp Hà Nội để hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên có đam mê, khát khao khởi nghiệp trong nhà trường. Định hướng, giới thiệu ươm mầm cho những đề án khởi nghiệp sinh viên tới các đơn vị quan tâm để đầu tư, phát triển dự án.
Kết quả đạt được: Hàng năm Học viện tổ chức 01 cuộc thi về khởi nghiệp mang tên “Khởi nghiệp trẻ” với sự tham gia của đông đảo sinh viên khối trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội. VD: Năm 2017 thu hút 32 đề án tham dự; 2018: 36 đề án từ 5 trường đại học; năm 2019 thu hút 48 đề án từ 11 trường tham dự, trong đó Đề án xuất sắc nhất cuộc thi “Khởi nghiệp trẻ -2019” được gửi đi tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2019” do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức. Qua cuộc thi “Khởi nghiệp trẻ” hàng năm đã giới thiệu các cuộc thi khởi nghiệp đến các đơn vị bên ngoài để đăng ký tham gia như: (ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia, Đại học Ngoại thương, ...) Tổ chức các buổi tọa đàm khoa học về Khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên như: Khoa Tài chính doanh nghiệp tổ chức Hội thảo khoa học"Thu hút vốn cho khởi nghiệp".  
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/11-12-2024_2d081b79a9af247ce956da82e3f5be65.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)