1. Tính ứng dụng thực tế, khả thi, tiềm năng của ý tưởng/dự án
Tính ứng dụng thực tế: Các sản phẩm từ hạt K’nia đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, dinh dưỡng và mang hương vị đặc trưng của Tây Nguyên.
- Tính khả thi: Nguyên liệu hạt K’nia dồi dào, quy trình sản xuất đơn giản, dễ mở rộng và có thể áp dụng mô hình sản xuất tại địa phương, tạo việc làm cho người dân.
- Tiềm năng phát triển: Dự án có thể mở rộng quy mô, phát triển thương hiệu sản phẩm Tây Nguyên, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời nhân rộng mô hình kinh doanh bền vững kết hợp bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng.
2. Tính mới, độc đáo, sáng tạo của ý tưởng/dự án
- Tính độc đáo: Bộ sản phẩm làm từ hạt K’nia– một nguyên liệu giàu tiềm năng nhưng ít được biết đến – bao gồm bánh tráng K’nia, muối K’nia, kẹo K’nia và cookies K’nia, là những sản phẩm hoàn toàn mới và chưa xuất hiện trên thị trường thực phẩm Việt Nam.
- Tính sáng tạo: Kết hợp giữa phát triển kinh tế và trách nhiệm xã hội. Không chỉ tập trung vào thương mại, dự án hướng đến mô hình kinh doanh bền vững, góp phần bảo tồn văn hóa Tây Nguyên và lan tỏa giá trị thiên nhiên ra cộng đồng.
3. Giá trị, tác động mà ý tưởng/dự án mang lại cho cộng đồng, xã hội
Dự án giúp người dân Tây Nguyên có thêm nguồn thu nhập từ việc thu nhặt, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ hạt K’nia.
- Gìn giữ và phát huy giá trị của hạt K’nia, gắn liền với đời sống và tri thức bản địa của đồng bào Tây Nguyên.
- Trích 30% lợi nhuận để trồng cây K’nia, góp phần tái tạo rừng, giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên, đóng góp vào quỹ hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số đến trường, tạo điều kiện phát triển cho thế hệ tương lai.
- Kết hợp kinh doanh với trách nhiệm xã hội, đưa đặc sản Tây Nguyên ra thị trường và nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển bền vững.