Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
SINCE 1975
Điểm đánh giá: 26 sao trong 6 đánh giá
Click để đánh giá trường
1. Sứ mệnh
Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cho ngành giáo dục trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; liên kết với các trường đại học đào tạo trình độ đại học một số ngành phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhu cầu của người học; nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục và chuyển giao công nghệ giáo dục có chất lượng khoa học giáo dục.
2. Tầm nhìn
Đến năm 2025 trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục với trình độ cao đẳng, đại học chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội, hội nhập quốc tế; là  trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục hàng đầu của tỉnh; đồng thời chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để trở thành trường đại học công lập của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. Giá trị cốt lõi
 Đoàn kết  - Sáng tạo – Chuẩn mực
4. Mục tiêu chiến lược
Phát triển bền vững, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu phát triển, khẳng định thương hiệu đào tạo các nhóm ngành sư phạm; đặc biệt chú trọng các ngành sư phạm mũi nhọn Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Định hướng phát triển nhà trường: Phát triển thành trường Cao đẳng Sư phạm mạnh của khu vực Đông Nam Bộ, tiếp tục thực hiện hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nghiệp vụ giáo dục các cấp học, ngành học trong tỉnh, đào tạo trình độ cao đẳng một số ngành học cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương; liên kết với một số trường đại học có uy tín nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và nhu cầu của người học; nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục, chuyển giao công nghệ giáo dục với chất lượng giáo dục – đào tạo ngày một tăng lên; từng bước xây dựng nhà trường phát triển bền vững mọi mặt, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và công nghệ của tỉnh; chuẩn bị mọi điều kiện để trở thành trường đại học công lập của tỉnh.
5. Mô tả Liên kết khu vực
5.1. Đào Tạo
Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 33 ngành trình độ cao đẳng, 04 ngành trình độ trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và cấp chứng chỉ quốc gia Ngoại ngữ, Tin học.
Quy mô đào tạo hàng năm khoảng 3.000 sinh viên, trong đó chính quy khoảng 1.500; tuyển mới hàng năm 400 - 600, trong đó 300 - 500 cao đẳng; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng nghìn lượt giáo viên; bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng Anh, Tin học cho gần 1.000 lượt và bồi dưỡng khác (tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung, chuyên đề ngoại khóa) khoảng 2.000 lượt.
Chất lượng đào tạo của Trường không ngừng được nâng cao, các phương tiện phục vụ nhu cầu học tập cho sinh viên đã tương đối hoàn chỉnh, giảng viên đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới phù hợp.
Tất cả các ngành đào tạo của nhà trường đã được xây dựng và công bố chuẩn đầu ra (cả về trình độ ngoại ngữ, tin học), được điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo từng khóa học, một số học phần đã được giảng dạy bằng tiếng Anh. Chất lượng tuyển sinh đầu vào một số năm gần đây khá cao. Sinh viên được thực tập sư phạm với thời lượng tăng dần hàng năm, được tiếp cận chương trình, tài liệu và phương pháp đào tạo nước ngoài thông qua một số chương trình thực tập, tu nghiệp, các khóa tập huấn, bồi dưỡng tại các trường đại học tại nước ngoài hợp tác với trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.
5.2. Nghiên cứu khoa học
5 năm gần đây (2014 -2019), hoạt động nghiên cứu khoa học của trường phát triển cả về chất lượng, số lượng, các đề tài nghiên cứu thể hiện được tính cấp thiết, mới, thực tiễn về khoa học, nhất là khoa học giáo dục.
Đã nghiệm thu 11 đề tài nghiên cứu khoa học, 15 tài liệu giảng dạy; Về Sáng kiến kinh nghiệm: có 11 cấp Tỉnh và 74 ấp cơ sở; Hàng trăm công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học: trong đó có 36 đăng trên tạp chí quốc tế, 138 bài đăng trên các tạp chí trong nước có chỉ số ISSN, ISBN; hàng trăm bài nghiên cứu khoa học đăng trên các Hội thảo, Hội nghị khoa học, các tạp chí, bản tin, nội san khoa học…
Hàng trăm lượt giảng viên nhà trường tham gia hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, thi thiết kế bài giảng điện tử elearing cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia, đạt được thành tích cao: có 39 giảng viên đạt dạy giỏi cấp trường, 3 giảng viên đạt dạy giỏi cấp tỉnh, 01 giảng viên đạt dạy giỏi cấp Quốc gia khối Trung học Chuyên nghiệp; có 11 giảng viên đạt giải bài giảng điện tử elearing cấp trường, 02 giảng viên đạt gải 3 cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử elearing do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2017.
Trường chủ trì xuất bản 2 ấn phẩm khoa học là: Bản tin Khoa học, 2 số/năm;  Bản tin Tuổi học trò, 4 số/ năm.
Trường đang tích cực phới hợp với các đơn vị liên quan, tập trung mở rộng nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục, chuyển giao công nghệ giáo dục với chất lượng giáo dục – đào tạo, từng bước xây dựng nhà trường phát triển bền vững về mọi mặt, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và công nghệ của tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu.
Mối quan hệ giữa Nhà trường với các tỉnh trong vùng ngày càng được thắt chặt trong sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, trường còn được sự ưu ái, quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đó là một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của nhà trường trong tương lai.
5.3. Hợp tác trong và ngoài nước
Nhà trường chú trọng việc liên kết, hợp tác trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ và nhu cầu người học. Thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác: cử sinh viên đi học tập, thực tập và hoạt động văn hóa tại Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc; tổ chức trao đổi giảng viên, sinh viên, giao lưu, trải nghiệm văn hóa, học thuật với các trường  Đại học ngoài nước. Đồng thời, thực hiện tốt việc liên kết đào tạo trình độ đại học với các trường Đại học Sư phạm Hà Nội,  Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo nâng chuẩn đội ngũ giáo viên trong tỉnh.
Hoạt động hợp tá,  đối ngoại với các trường Đại học ở nước ngoài:
Đại học Sư phạm Hyogo, Nhật Bản; trường Đại học Rajabhat Rajanagarindra, Thái Lan; trường Đại học Burpha, Thái Lan; trường Đại học Shinhan, Hàn Quốc; một số tổ chức quốc tế: Chương trình Fulbright Việt Nam; JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), Japan Foundation (Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam) và một doanh nghiệp Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh. Với các nội dung trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên, trao đổi chương trình đào tạo, giao lưu văn hóa….
Từ năm 2009 đến nay trường được chương trình Fulbringht Việt Nam cử 3 tình nguyện viên người Mỹ đến giảng dạy tiếng Anh. Trường cũng hợp tác với Teach Travel Việt Nam để cử giáo viên người bản ngữ đến giảng dạy.
Từ năm 2014 đến nay, đã tiếp nhận 4 tình nguyện viên (TNV) người bản ngữ đến giảng dạy tiếng Nhật cho sinh viên nhà trường. Các TNV đến từ JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), Japan Foundation (Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam), Đại học Sư phạm Hyogo, Nhật Bản.
Hoạt động giao lưu Quốc tế của sinh viên nhà trường:
 Từ năm 2015 đến nay, hàng năm Trường đều cử sinh viên chuyên tiếng Anh, hay sử dụng được ngôn ngữ tiếng Anh tham gia các hoạt động Giao lưu Quốc tế sinh viên các nước tiểu vùng sông Mê Kong (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanma, Trung Quốc) tổ chức tại Thái Lan với tổng cộng 30 sinh viên. Trường cũng cử 12 sinh viên, chia thành 2 đợt, đến thực tập sư phạm tại các trường phổ thông Thái Lan. Sinh viên của trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong giao lưu văn hóa, thực tập sư phạm ở Thái Lan. Qua những hoạt động này, sinh viên nhà trường được làm quen, hiểu biết thêm về hệ thống giáo dục Thái Lan, trau dồi thêm về kỹ năng sư phạm, đặc biệt nâng cao được năng lực ngôn ngữ tiếng Anh của mình trong giao tiếp.
Trong chương trình trao đổi sinh viên nhà, trường đã cử tổng 6 sinh viên đến học tại trường Đại học Sư phạm Hyogo, Nhật Bản với thời gian 6 tháng đến 1 năm, đặc biệt trong năm học 2018 – 2019, có 2 sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nhận được Visa học tập 01 năm tại Đại học Sư phạm Hyogo. 3 năm học liên tếp gần đây, trường cử hơn 10 giảng viên, sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật đến Nhật Bản để học tập, giao lưu, trải nghiệm, mục đích nâng cao năng lực Nhật ngữ, hoạt động này được tổ chức Japan Foundation tài trợ.
Hàng năm, trường đều đón các đoàn trao đổi sinh viên quốc tế từ các nước Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Trung Quốc sang học tập, giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, trải nghiệm tại trường, các địa điểm văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các hội thảo về trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập hiệu quả ngoại ngữ.
Qua hoạt động giao lưu sinh viên quốc tế, sinh viên nhà trường hiểu biết hơn về văn hóa, con người các nước bạn, tạo động lực trong việc học ngoại ngữ, giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài với sinh viên, bạn bè quốc tế. Đồng thời, quan những hoạt động, cũng giới thiệu cho sinh viên quốc tế biết thêm về văn hóa, con người Việt Nam, đặc biệt là về trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu.
Các chương trình hoạt động của sinh viên nhà trường, phần lớn kinh phí được nhà trường hỗ trợ.
6. Các thành tích mà trường đạt được
Nhà trường đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1996), Huân chương Lao động hạng Nhì (2010), Huân Chương Lao động hạng Nhất (2017); được Bằng khen của Chính phủ  (2004), Cờ Thi đua Chính phủ (2008); Cờ thi đua của UBND tỉnh giai đoạn 2005-2010; Đảng bộ và các Đoàn thể nhiều năm liền đạt đơn vị vững mạnh. Nhiều tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Về các Khoa
Quyết định số 186/QĐ-CĐSP, ngày 4 tháng 8 năm 2015, của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu “Về việc sắp xếp lại các Phòng, Khoa trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu”, trường có 6 Khoa: Khoa Tiểu học,  Khoa Kinh tế - Quản lý, Khoa Ngoại Ngữ, Khoa Xã hội, Khoa Tự nhiên  và Khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên (gọi tắt là Khoa Bồi dưỡng)
2.1.2. Khối ngành/ Nhóm ngành

Quy mô đào tạo năm học 2018 -2019




Khối ngành/ Nhóm ngành*
Quy mô hiện tại
Đại học Cao đẳng
Sư phạm
Trung cấp
Sư Phạm
GD
chính
quy
GD
TX
GD chính quy GD
TX
GD chính quy GD
TX
Khối ngành I*     548 172 122  
Khối ngành II            
Khối ngành III     98      
Khối ngành IV            
Khối ngành V            
Khối ngành VI            
Khối ngành VII     216      
Tổng 0 0 862 172 122 0
           Nhóm ngành*: Nhóm ngành đào tạo giáo viên

2.1.3. Mã số ngành, tổ hợp xét tuyển năm 2019

STT Ngành học Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
năm 2019
Mã tổ hợp môn Ghi chú
HỆ CAO ĐẲNG (520 chỉ tiêu)
1 Giáo dục Mầm non 51140201 Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu Mầm non (Đọc diễn cảm-Hát) M00  
2 Giáo dục Tiểu học 51140202
 
Toán học, Vật lí, Hóa học A00  
Toán học, Vật lí, Tiếng Anh A01  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh D01  
Ngữ văn, Toán học, Khoa học xã hội C15  
3 Sư phạm Sinh học (chuyên ngành Giáo dục Thể chất) 51140213 Toán học, Vật lí, Sinh học A02  
Toán học, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn A16  
Toán học, Hóa học, Sinh học B00  
Toán học, Sinh học, Ngữ văn B03  
4 Sư phạm Vật lý (chuyên ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên) 51140211 Toán học, Vật lí, Hóa học A00  
Toán học, Hóa học, Sinh học B00  
Toán học, Vât lí, Sinh học A02  
Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh D90  
5 Sư phạm Tin học 51140210 Toán học, Vật lí, Hóa học A00  
Toán học, Vật lí, Tiếng Anh A01  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh D01  
Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh D90  
6 Công nghệ thông tin (chuyên ngành Công nghệ phần mềm) 51480201 Toán học, Vật lí, Hóa học A00  
Toán học, Vật lí, Tiếng Anh A01  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh D01  
Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh D90  
7 Tiếng Anh
Chuyên ngành:
- Sư phạm Tiếng Anh
- Tiếng Anh thương mại–Du lịch
51220201 Toán học, Vật lí, Tiếng Anh A01  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh D01  
Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh D78  
Toán học, Khoa học xã hội, Tiếng Anh D96  
8 Tiếng Nhật
Chuyên ngành:

- Sư phạm Tiếng Nhật
- Phiên, Biên dịch Tiếng Nhật
51220209 Toán học, Vật lí, Tiếng Anh A01  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh D01  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Nhật D06  
Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh D78  
9 Kế toán 51340301 Toán học, Vật lí, Hóa học A00  
Toán học, Vật lí, Tiếng Anh A01  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh D01  
Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh D90  
10 Quản trị văn phòng 51340406 Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý C00  
Ngữ văn, Toán học, Khoa học xã hội C15  
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh D01  
Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh D72  
HỆ TRUNG CẤP (150 chỉ tiêu)
1 Sư phạm Mầm non 42140201 Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu Mầm non (Đọc diễn cảm-Hát) M00  
2 Thiết bị trường học – Thư viện 42320202 Ngữ văn, Toán học    

Ghi chú: Môn in đậm trong tổ hợp xét tuyển là môn chính. Đối với ngành Tiếng Anh và Tiếng Nhật, môn Tiếng Anh  hoặc Tiếng Nhật được nhân hệ số 2.

2.1.4. Tình hình việc làm thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất

Nhóm ngành Chỉ tiêu Tuyển sinh Số SV/HS trúng tuyển nhập học Số SV/HS  tốt nghiệp Số SV/HS tốt nghiệp đã có việc làm sau 12 tháng
ĐH
SP
TC
SP
ĐH
SP
TC
SP
ĐH
SP
TC
SP
ĐH
SP
TC
SP
Khối ngành/
Nhóm ngành I
  600 400   466 414   405 261   292 252
Khối ngành II                        
Khối ngành III   200 200   154 98   110 29   82 14
Khối ngành IV                        
Khối ngành V                        
Khối ngành VI                        
Khối ngành VII   200     180     84     75  
Tổng                        
Ghi chú: ĐH (Đại học); CĐSP (Cao đẳng Sư phạm); TCSP (Trung cấp Sư phạm)
2.2. Khoa Tiểu học
2.2.1 . Giới thiệu khoa
2.2.1.1. Thành lập
Khoa Tiểu học được thành lập vào tháng 10 năm 2001, theo Quyết định số 3488/QĐ.UB, ngày 3 tháng 5 năm 2001, của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khoa có nhiệm vụ đào tạo giáo viên Tiểu học và giáo viên Mầm non hệ chính quy, tại chức, chuyên tu…và giảng dạy các học phần Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục thể chất cho HSSV toàn trường.
2.2.1.2. Đội ngũ giảng viên
Biên chế của Khoa hiện có 24 cán bộ, giảng viên, trong đó có 01 Tiến sĩ 01 Nghiên cứu sinh, 19 Thạc sĩ và 03 Cử nhân. Hiện tại Khoa Tiểu học là Khoa có số lượng sinh viên, học sinh nhiều nhất trường với tổng số 16 lớp hệ chính quy ( 574 SVHS).
2.2.1.3. Thành tích nổi bật
Trong nhiều năm qua, cán bộ, giảng viên và sinh viên, học sinh của Khoa đã không ngừng phấn đấu đi lên với các hoạt động phong trào thi đua sôi nổi như “ Dạy tốt – học tốt”, Văn nghệ, Thể thao, Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm…
2.2.2. Ngành Giáo dục Tiểu học
            Tên chương trình: Giáo dục Tiểu học
  Tên tiếng Anh:          Primary Teacher Training
  Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học
  Mã số:                              51140202
  Loại hình đào tạo: Chính quy

2.2.2.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có đủ năng lực hoàn thành tốt các công việc của một giáo viên dạy lớp ở Tiểu học, đồng thời có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng các yêu cầu trước mắt và lâu dài.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức căn bản, vững chắc trong các lĩnh vực Văn học, Tiếng Việt, Toán, Đạo đức- Công dân, cơ sở Tự nhiên và Xã hội, đảm bảo giảng dạy có chất lượng các môn học ở bậc học Tiểu học
Kỹ năng
Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, phân tích, tổng hợp, thiết kế bài giảng, lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học hợp lý, kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng giao tiếp sư phạm.
Có năng lực phát triển: học liên thông có trình độ cao hơn; có khả năng tiếp tục học tiếp chuyên ngành 2 trình độ Cao đẳng Sư phạm để giảng dạy các môn tự chọn 3 ở tiểu học là Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Có lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp.
Năng động, sáng tạo, có tinh thần hợp tác trong làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
Chủ động trong việc cập nhật kiến thức, thái độ tự học cao, có phong cách làm việc sáng tạo và chuyên nghiệp.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Dạy học tại các trường Tiểu học.
Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến tổ chức và quản lý giáo dục Tiểu học.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm: Học thêm để chuyển từ giáo viên dạy lớp thành giáo viên bộ môn hoặc làm tổng phụ trách Đội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học tương đương trình độ A, sử dụng tốt một số phần mềm phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành, biết cách khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.2.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.2.2.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 99 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 29
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 6
Khoa học Tự nhiên 5
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 70
  Kiến thức cơ sở 17
  Kiến thức ngành 42
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11

 

2.2.3. Ngành Giáo dục Mầm non
            Tên chương trình: Giáo dục Mầm non
  Tên tiếng Anh:          Early Childhood Education
  Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Mầm non
  Mã số:                              51140201
  Loại hình đào tạo: Chính quy

2.2.3.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, đồng thời có đủ năng lực đảm nhiệm tốt công việc giảng dạy tại các trường Mầm non.
 Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có kiến thức về giáo dục đại cương để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mầm non.
Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn.
Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trình Giáo dục Mầm non, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ.
Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học giáo dục mầm non vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.
Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non;
Có năng lực tiếp nhận, phân tích và vận dụng kiến thức khoa học giáo dục mầm non trong thực tiễn;
Có khả năng làm việc, giao tiếp với trẻ nhỏ.
Kỹ năng
Biết giao tiếp với trẻ, biết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ.
Biết quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ,
Biết lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế.
Biết thiết kế các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lí các học liệu, phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.
Biết đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch giáo dục.
Biết quản lí nhóm, lớp.
Biết phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
Biết phân tích, đánh giá hiệu quả công việc của bản thân và đồng nghiệp.
Biết hợp tác, giao tiếp với đồng nghiệp, với gia đình trẻ và đồng nghiệp.
 Có kĩ năng làm việc nhóm.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt mội công việc được giao.
Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương cho học sinh.
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Có ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng trước biến đổi của xã hội và của ngành Giáo dục Mầm non.
* Vị trí, khẳ năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy tại các trường Mầm non.
Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến giáo dục Mầm non.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.3.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.2.3.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 95 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 26
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 4
Khoa học Tự nhiên 4
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 69
  Kiến thức cơ sở 15
  Kiến thức ngành 43
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11

 

2.2.4. Sư phạm Mầm non

            Tên chương trình: Sư phạm Mầm non
  Tên tiếng Anh:          Early Childhood Teacher Education
  Trình độ đào tạo: Trung cấp
  Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Mầm non
  Mã số:                              42140201
  Loại hình đào tạo: Chính quy

2.2.4.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo học sinh hệ trung cấp ngành Sư phạm Mầm non có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, đồng thời có đủ năng lực chuyên môn đảm nhiệm tốt công việc giảng dạy tại các trường Mầm non.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Về giáo dục đại cương để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mầm non.
Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non trình độ trung cấp để thực hiện tốt công tác chuyên môn.
Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trình Sư phạm Mầm non, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ.
Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học giáo dục mầm non vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.
Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non.
Có năng lực tiếp nhận, phân tích và vận dụng kiến thức khoa học giáo dục mầm non trong thực tiễn.
Có khả năng làm việc, giao tiếp với trẻ nhỏ.
Kỹ năng
Biết giao tiếp, biết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ.
Biết quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.
Biết lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế.
Biết thiết kế các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lí các học liệu, phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ.
Biết đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch giáo dục.
Biết quản lí nhóm, lớp; giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
Biết phân tích, đánh giá hiệu quả công việc của bản thân và đồng nghiệp.
Biết hợp tác, giao tiếp với đồng nghiệp, với gia đình trẻ và đồng nghiệp.
Có kĩ năng làm việc nhóm.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật.
Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; có trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương cho học sinh.
Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành mọi công việc được giao.
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với văn hóa dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Có ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng trước biến đổi của xã hội và của ngành Giáo dục Mầm non.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy tại các trường Mầm non.
Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến giáo dục Mầm non.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 2 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.4.2. Thời gian đào tạo: Đào tạo trong thời gian 2 năm, chia làm 4 học kì.

2.2.4.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 95 đơn vị học trình

2.2.4.4. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT Nội dung Số đơn vị học trình
1 Các học phần chung 35
2 Các học phần cơ sở 10
3 Các học phần chuyên môn 41
4 Thực tập tốt nghiệp 9
5 Cộng(ĐVHT) 95
2.3. Khoa Ngoại Ngữ
2.3.1. Giới thiệu Khoa
3.1.1. Nhiệm vụ
Được thành lập từ tháng 9 năm 2005, theo Quyết định số 389/QĐ-CĐSP, ngày 9 tháng 5 năm 2005, của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu .
Khoa có nhiệm vụ đào tạo sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và tiếng Nhật (ngành Tiếng Nhật bắt đầu được tuyển sinh cho năm học 2014-2015) và giảng dạy các học phần Anh văn và Nhật văn cho toàn bộ sinh viên khối không chuyên của trường. Được sự hỗ trợ rất lớn từ UBND tỉnh và Đại học Hyogo (Nhật Bản), ngành tiếng Nhật hứa hẹn là ngành được đầu tư cao về chuyên môn, cơ sở vật chất cũng như cơ hội việc làm.
3.1.2. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa hiện nay gồm 13 cán bộ giảng viên, trong đó có 02 giảng viên là NCS, 08 giảng viên có trình độ thạc sỹ. Ngoài các giảng viên cơ hữu, khoa còn tiếp nhận các giáo viên nước ngoài đến từ chương trình Fulbright hoặc các chương trình từ thiện.
2.3.1.3. Thành tích nổi bật
Ý thức được ‘ngoại ngữ’ là yếu tố không thể thiếu của người lao động trong thời đại mới, cán bộ giảng viên khoa NN đã không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể hoàn thành sứ mệnh ‘trồng người’, góp phần vào công cuộc phát triển nguồn nhân lực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.3.2. Ngành tiếng Nhật
Chương trình đào tạo: Cử nhân Cao đẳng tiếng Nhật
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Ngành đào tạo: Tiếng Nhật
Mã ngành:  
Loại hình đào tạo: Chính quy
2.3.2.1. Mục tiêu đào tạo
* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, đồng thời có đủ năng lực đảm nhiệm tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn có sử dụng tiếng Nhật, đáp ứng yêu cầu xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế.
* Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức chuyên môn
Có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, văn hóa – xã hội, lịch sử, địa lý, chính trị, quan hệ quốc tế của Nhật Bản.
Tiếng Nhật đạt mức từ N3 trở lên (Chứng chỉ năng lực Nhật ngữ quốc tế)
Về năng lực
Bồi dưỡng năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ tiếng Nhật.
Bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn tiếng Nhật.
Có khả năng biên phiên dịch các văn bản, báo cáo tài liệu, dịch thư tín, soạn thảo hợp đồng, hội thảo bằng tiếng Nhật.
Về kỹ năng
Thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nhật dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
Kỹ năng dịch thuật, hướng dẫn du lịch, thương mại và giảng dạy tiếng Nhật.
Nắm bắt và xử lí thông tin bằng tiếng Nhật để giao tiếp và làm nền tảng cho việc nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước và kỹ năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Giáo dục cho sinh viên lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp.
Năng động, sáng tạo, có tinh thần hợp tác trong làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
Chủ động trong việc cập nhật kiến thức, thái độ tự học cao, có phong cách là việc sáng tạo và chuyên nghiệp
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
 Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến Nhật Bản.
Trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh, và doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản.
Làm việc trong môi trường dịch thuật trong văn phòng như dịch thư tín, báo cáo, bản ghi nhớ, soạn thảo hợp đồng, hội thảo v.v. …
Làm công tác giảng dạy trong các trường có nhu cầu sử dụng tiếng Nhật.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
2.3.2.2. Thời gian đào tạo: 3 năm, chia làm 6 học kì
2.3.2.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 105 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 31
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 10
Ngoại ngữ, tin học không chuyên 9
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 74
  Kiến thức chuyên ngành 8
Kiến thức ngành 47
Kiến thức bổ trợ 9
Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 10
2.3.3. Ngành Tiếng Anh Thương mại – Du lịch
            Tên chương trình: Tiếng Anh
  Tên tiếng Anh:          English Language
  Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh Thương mại- Du lịch
  Mã số:                              51220201
  Loại hình đào tạo: Chính quy

2.3.3.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Sinh viên tốt nghiệp chương trình Đào tạo ngành Tiếng Anh phải có phẩm chất, chính trị, tư tưởng vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, có sức khỏe và giao tiếp xã hội. Họ cũng phải có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng được tiếng Anh, có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng để đảm nhận nhiệm vụ được giao.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có thể vận dụng các hiểu biết về ngôn ngữ Anh, kiến thức nền tảng trong lĩnh vực thương mại, Du lịch-Khách sạn, và tin học để công tác chuyên nghiệp, hiệu quả trong môi trường thường xuyên sử dụng tiếng Anh.
Kỹ năng
Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp.
Biết tự học và tự nghiên cứu nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa-văn minh của các nước cộng đồng Anh ngữ và cộng đồng ASEAN.
Nâng cao các kỹ năng giao tiếp xã hội và giao tiếp trong kinh doanh: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, lập kế hoạch, thuyết trình, tham gia hội nghị, đàm phán, thương thuyết, viết thư tín thương mại;- Biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Công tác trong các lĩnh vực chuyên môn như trong thông dịch viên, biên dịch viên, thư ký, hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân khách sạn, hoặc làm việc tại các công ty dịch vụ – thương mại, trong môi trường thường xuyên sử dụng tiếng Anh.- Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp mà công việc đòi hỏi phải sử dụng Tiếng Anh.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 4 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có trình độ ngoại ngữ 2 (Tiếng Nhật) đạt trình độ N5 hoặc tương đương.

2.3.3.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.3.3.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 99 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 26
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 4
Khoa học Tự nhiên 4
Ngoại ngữ Tiếng Nhật 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 73
  Kiến thức cơ sở 6
  Kiến thức ngành 59
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 10
2.4. Khoa Tự nhiên
2.4.1. Giới thiệu về Khoa
2.4.1.1. Thành lập
Khoa Tự nhiên được thành lập từ năm 2001, theo Quyết định số 3488/QĐ.UB, ngày 3 tháng 5 năm 2001, của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khoa Tự nhiên đào tạo sinh viên các ngành về khoa học Tự nhiên: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ- Thiết bị và Tin học..
2.4.1.2. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ cán bộ giảng dạy và NCKH của Khoa gồm 17 thành viên, trong đó có 01 giảng viên là Tiến sĩ, 02 NCS, 12 Thạc sĩ, 01 Cao học và 02 cử nhân với trình độ chuyên môn ngày càng vững chắc, không ngừng đào sâu nghiên cứu, nâng cao trình độ để đảm bảo chất lượng đào tạo.
2.4.1.3. Thành tích nổi bật
Với những nỗ lực không ngừng của tập thể giáo viên và sinh viên,trongnhiều năm liền, Khoa Tự nhiên được nhà trường công nhận là tập thể khoa lao động xuất sắc, nhiều CBGV được tỉnh và nhà trường khen tặng về thành tích trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trong nhiều năm liền, Khoa còn đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ sinh viên tham gia Olympic Toán sinh viên toàn quốc đạt thành tích cao (1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích) mang lại vinh quang cho trường và khẳng định vị thế của trường với các trường trong khu vực phía Nam và trên khắp cả nước.
Đã hơn 16 năm kể từ khi thành lập đến nay, Khoa Tự nhiên ngày càng chứng tỏ sự năng động, tiên phong của mình trong việc đào tạo những thế hệ giáo viên THCS tương lai giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, hăng say với nghề, góp phần nâng cao thương hiệu Trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu trong nền giáo dục tỉnh nhà.
2.4.2. Ngành Sư Phạm Tin học
Tên chương trình: Sư phạm Tin học
Tên tiếng Anh: Information Technology Teacher Education
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Tin học
Mã số: 51140210
Loại hình đào tạo: Chính quy

2.4.2.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Sư phạm Tin học có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, đồng thời có đủ năng lực đảm nhiệm tốt công việc giảng dạy môn Tin học, quản lý công nghệ thông tin trong trường học.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có đầy đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ dạy học môn Khoa học tự nhiên đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục ở trường trung học cơ sở.
Có khả năng xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, được điểm học sinh và mội trường giáo dục; có khả năng phố hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh/
Có những hiểu biết cơ bản về các phương pháp dạy học; biết vận dụng các phong pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh, giúp học sinh viết cách tự học.
Biết được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn học.
Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
Kỹ năng
Có khẳ năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp.
Khai thác, sử dụng, tự làm  một số phương tiện dạy học để hỗ trợ hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên.
Làm việc theo nhóm khi có yêu cầu về công việc để có thể phát huy hết khả năng của mọi thành viên, đảm bảo cộng việc được hoàn thành tốt nhất.
Biết cách sắp sếp việc một cách hợp lý, khoa học.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương cho học sinh.
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập khi tốt nghiệp
Giảng dạy môn Tin học trong các trường Tiểu học và THCS.
Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến công nghệ thông tin.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ ngoại ngữ
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.4.2.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.4.2.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 96 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 23
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 5
Khoa học Tự nhiên 0
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 73
  Kiến thức cơ sở 14
  Kiến thức ngành 48
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11
2.4.3. Ngành Sư phạm Toán học
            Tên chương trình: Sư phạm Toán học
  Tên tiếng Anh:          Mathematics Teacher Education
  Trình độ đào tạo: Cao đẳng
   Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Toán học
  Mã số:                              51140209
  Loại hình đào tạo: Chính quy

2.4.3.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Sư phạm Toán học có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, đồng thời có đủ năng lực đảm nhiệm tốt công việc giảng dạy toán học ở trường trung học cơ sở.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có đầy đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ dạy học môn Khoa học tự nhiên đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục ở trường trung học cơ sở.
Có khả năng xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, được điểm học sinh và mội trường giáo dục; có khả năng phố hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh/
Có những hiểu biết cơ bản về các phương pháp dạy học; biết vận dụng các phong pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh, giúp học sinh viết cách tự học.
Biết được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn học.
Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
Kỹ năng
Có khẳ năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp.
Khai thác, sử dụng, tự làm  một số phương tiện dạy học để hỗ trợ hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên.
Làm việc theo nhóm khi có yêu cầu về công việc để có thể phát huy hết khả năng của mọi thành viên, đảm bảo cộng việc được hoàn thành tốt nhất.
Biết cách sắp sếp việc một cách hợp lý, khoa học.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương cho học sinh.
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy môn Toán trong các trường THCS.
Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến khoa học tự nhiên.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.4.3.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.4.3.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 95 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 26
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 4
Khoa học Tự nhiên 4
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 69
  Kiến thức cơ sở 15
  Kiến thức ngành 43
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11
3 Chưa kể học phần GD thể chất và GDQP-AN
2.4.4. Ngành Sư phạm Vật lý
Tên chương trình: Sư phạm Vật lý
Tên tiếng Anh:          Physics Teacher Training
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Chuyên ngành đào tạo: Khoa học Tự nhiên
Mã số:                              51140211

2.4.4.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Sư phạm Vật lý có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, đồng thời có đủ năng lực đảm nhiệm tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn khoa học tự nhiên.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có đầy đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ dạy học môn Khoa học tự nhiên đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục ở trường trung học cơ sở.
Có khả năng xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, được điểm học sinh và mội trường giáo dục; có khả năng phố hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh/
Có những hiểu biết cơ bản về các phương pháp dạy học; biết vận dụng các phong pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh, giúp học sinh viết cách tự học.
Biết được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn học.
Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
Kỹ năng
Có khẳ năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp.
Khai thác, sử dụng, tự làm  một số phương tiện dạy học để hỗ trợ hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên.
Làm việc theo nhóm khi có yêu cầu về công việc để có thể phát huy hết khả năng của mọi thành viên, đảm bảo cộng việc được hoàn thành tốt nhất.
Biết cách sắp sếp việc một cách hợp lý, khoa học.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh;
Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gưởng cho học sinh.
Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy môn khoa học tự nhiên và làm công tác thiết bị dạy học trong các trường THCS.
Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến thiết bị, khoa học tự nhiên.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học tương đương trình độ A, sử dụng tốt một số phần mềm phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành, biết cách khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.4.4.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.4.4.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 106 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 29
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 5
Khoa học Tự nhiên 6
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 88
  Kiến thức cơ sở 14
  Kiến thức ngành 62
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11
2.5. Khoa Xã hội
2.5.1. Giới thiệu về Khoa
2.5.1.1. Thành lập
Khoa Xã hội được thành lập từ năm 2001, theo Quyết định số 3488/QĐ.UB, ngày 3 tháng 5 năm 2001, của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.5.1.2. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa gồm 15 người, trong đó có 02 giảng viên là Tiến sĩ, 08 giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 05 giảng viên là Cử nhân. Hiện khoa có 07 lớp bao gồm các ngành học: CĐSP Văn, CĐSP Địa – GDCD và CĐ Việt Nam học.
2.5.1.3. Thành tích nổi bật
Hơn mười năm qua, Khoa Xã hội với đội ngũ giảng viên năng động, nhiệt tình không những đã thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy và học mà còn tham gia sôi nổi các phong trào hoạt động của nhà trường đề ra và mang lại nhiều thành tích đáng tự hào. Đặc biệt trong các Hội thi nghiệp vụ Sư phạm toàn quốc, cán bộ - giảng viên và sinh viên của khoa luôn là lực lượng nòng cốt và đã gặt hái nhiều thành tích xuất sắc
2.5.2. Ngành Sư phạm Lịch sử
            Tên chương trình: Sư phạm Lịch sử
  Tên tiếng Anh:          History Teacher Training
  Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  Chuyên ngành đào tạo: Khoa học Xã hội
  Mã số:                              51140218
  Loại hình đào tạo: Chính quy

2.5.2.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Sư phạm Lịch sử có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người giáo viên.
Có đủ năng lực đảm nhiệm tốt các công việc thuộc phạm vi chuyên môn. Có kiến thức sâu rộng về khoa học sư phạm, khoa học xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực về lịch sử, địa lý, văn hóa, các vấn đề xã hội...
Có khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Có năng lực giảng dạy các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trong nhà trường THCS.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết cơ bản về nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư  tưởng Hồ Chí Minh, an ninh – quốc phòng trong tình hình mới.
Nắm vững kiến thức cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, những tri thức cơ bản về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử địa phương, những vấn đề cơ bản về chương trình, nội dung kiến thức phần lịch sử trong chương trình môn Khoa học xã hội mới ở THCS.
Nắm vững kiến thức cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý ; những tri thức cơ bản về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội của Việt Nam và các Châu; những vấn đề cơ bản về chương trình, nội dung kiến thức phần địa lí trong chương trình môn Khoa học xã hội mới ở THCS.
Có kiến thức lý luận về phương pháp dạy học bộ môn, các hình thức tổ chức dạy và học, các nguyên tắc và kỹ thuật thực hiện phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Khoa học xã hội ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy chuyên ngành để hiểu và giải quyết được những nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh đạt được hiệu quả cao ở THCS.
Hiểu biết về công tác tổ chức, quản lý trong ngành giáo dục, trong nhà trường hiện nay.
Kỹ năng
Quản lý thời gian, lập kế hoạch học và tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan nhiệm vụ chuyên môn một cách hiệu quả.
Nghiên cứu, phân tích đặc điểm tâm sinh lý đối tượng học sinh THCS phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Nghiên cứu, phân tích chương trình, kế hoạch dạy học, thiết kế các bài dạy (soạn giáo án) thuộc bộ môn mình phụ trách (Khoa học xã hội ở trường THCS) theo hướng đổi mới.
Vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học (truyền thống và hiện đại) bộ môn Khoa học xã hội ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; dạy phương pháp học và tự học cho học sinh.
Lồng ghép việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS trong các môn học liên quan.
Làm công tác chủ nhiệm lớp; hợp tác, phối hợp các lực lượng giáo dục, các môi trường giáo dục để giáo dục học sinh THCS một cách hiệu quả.
Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm kiếm thông tin, soạn giảng, hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục, quản lý học sinh, cập nhật kiến thức một cách hiệu quả.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, thích ứng với những đổi mới của ngành.
Hp tác, chia sẻ thông tin với đồng nghiệp phục vụ nhiệm vụ chung một cách hiệu quả.
Phát triển chương trình giáo dục nhà trường và giáo dục môn học, thích nghi với việc điều chỉnh chương trình và chuyển đổi nghề nghiệp khi cần.
Thái độ
Thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Có lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp.
Năng động, sáng tạo, có tinh thần hợp tác trong làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
Chủ động trong việc cập nhật kiến thức, thái độ tự học cao, có phong cách làm việc sáng tạo và chuyên nghiệp.
Quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy môn Khoa học xã hội tại các trường THCS; thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh về các nội dung liên quan đến khoa học xã hội tại các trường THCS, làm các công tác giáo dục khác tại các trường THCS.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn thuộc các ngành như: Lịch sử, Địa lí, Khoa học xã hội….
Có khả năng chuyển đổi việc làm để công tác trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến lịch sử, địa lí và các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học tương đương trình độ A, sử dụng tốt một số phần mềm phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành, biết cách khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.5.2.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.5.2.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 102 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 27
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 5
Khoa học Tự nhiên 4
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 85
  Kiến thức cơ sở 14
  Kiến thức ngành 60
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11
2.5.3. Ngành Giáo dục Công dân
            Tên chương trình: Giáo dục Công dân
  Tên tiếng Anh:              Civics Education Teacher Training
  Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  Chuyên ngành đào tạo: Khoa học xã hội
  Mã số:                              51140204
  Loại hình đào tạo: Chính quy

2.5.3.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục công dân, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của Giáo dục phổ thông (GDPT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giáo viên Tiểu học và THCS được đào tạo phải có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực giáo dục, dạy học theo yêu cầu của chuẩn giáo viên Tiểu học và THCS, có khả năng dạy tốt chương trình Tiểu học và THCS mới, cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của GDPT trong tương lai; có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục.
*Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Nắm vững kiến thức cơ bản về giáo dục pháp luật và một số ngành luật trong chương trình giáo dục công dân ở THCS.
Nắm được phương pháp dạy học cơ bản và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục để có thể triển khai nghiên cứu một vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục.
Có các kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học, lý luận giáo dục để  phục vụ cho công tác giảng dạy,  giáo dục, kiểm tra đánh giá và công tác chủ nhiệm lớp theo đúng quy định của ngành.
Có các kiến thức cơ bản về tin học, về ngoại ngữ để sử dụng cho công tác tổ chức các hoạt động xã hội, giao tiếp và công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.
Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Giáo dục lối sống ở Tiểu học, Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Tiểu học, THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kỹ năng
Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp.
Có năng lực hoạt động dạy học từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn triển khai và kiểm tra đánh giá kết quả.
 Sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù môn Giáo dục công dân, các phương pháp theo hướng tích cực hóa người học.
Khai thác sử dụng, tự làm các phương tiện dạy học (đơn giản) để hỗ trợ hoạt động dạy học môn Giáo dục lối sống ở Tiểu học, Giáo dục công dân ở trường THCS.
Lập được kế hoạch giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp, và thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, THCS.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Có lòng yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp.
Năng động, sáng tạo, có tinh thần trong làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
Chủ động trong việc cập nhật kiến thức, thái độ tự học cao, có phong cách làm việc sáng tạo và chuyên nghiệp.
Có ý thức học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, tìm tòi nghiên cứu để không ngừng tiến bộ.
Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.
Có ý thức nghề nghiệp cao, tôn trọng pháp luật, qui chế và chấp hành sự điều hành của tổ chức.
Sống có lý tưởng XHCN, hoài bão tốt đẹp, có ý thức nêu gương trong mọi hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi ; tích cực ủng hộ cái mới, làm theo cái mới, biết đấu tranh chống những thói hư, tật xấu, chống lại kẻ thù giai cấp , chống đói nghèo, lạc hậu.
Ra sức phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì CNXH tốt đẹp ở Việt Nam.
Có thái độ tích cực trước những vấn đề bức xúc của thời đại, của xã hội, không dao động, không tiếp tay cho những cái xấu, cái ác, những biểu hiện chống phá xã hội, cản trở sự nghiệp đổi mới của Đảng, của dân tộc hiện nay.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu và giảng dạy môn Giáo dục lối sống và Giáo dục công dân ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Làm công tác chủ nhiệm lớp, các tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn ở trình độ Đại học.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học tương đương trình độ A, sử dụng tốt một số phần mềm phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành, biết cách khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.5.3.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.5.3.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 98 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng-An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 27
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 5
Khoa học Tự nhiên 4
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 71
  Kiến thức cơ sở 16
  Kiến thức ngành 44
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11
2.5.4. Ngành Sư phạm Ngữ văn
Tên chương trình: Sư phạm Ngữ văn  
Tên tiếng Anh:          Vietnamese Language and Literature Teacher Education
Trình độ đào tạo: Cao đẳng  
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn  
Mã số:                              51140217  
Loại hình đào tạo: Chính quy  

2.5.4.1. Mục tiêu đào tạo

* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Sư phạm Ngữ văn có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, đồng thời có đủ năng lực đảm nhiệm tốt công việc giảng dạy Ngữ văn ở trường THCS.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ dạy học môn Ngữ văn đáp ứng được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục môn Ngữ văn ở trường THCS.
Có khả năng xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp giữa dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; có khả năng phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Có những hiểu biết cơ bản về các phương pháp dạy học; biết vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.
Biết được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn học.
Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
Kỹ năng
Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp.
Khai thác, sử dụng, và tự làm một số phương tiện dạy học để hỗ trợ hoạt động dạy học môn Ngữ văn.
Làm việc theo nhóm khi có yêu cầu về công việc để có thể phát huy hết khả năng của mọi thành viên đảm bảo công việc được hoàn thành.
Biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học.
Thái độ
Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh.
Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc được giao.
Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương cho học sinh.
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
* Vị trí, khả năng công tác và học tập sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy môn Ngữ văn trong các trường THCS.
Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến khoa học xã hội.
Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.5.4.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.5.4.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 97 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 27
  Lý luận chính trị 12
Khoa học xã hội & nhân văn 5
Khoa học Tự nhiên 4
Ngoại ngữ 6
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 80
  Kiến thức cơ sở 14
  Kiến thức ngành 55
  Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 11

2.6. Khoa Kinh tế - quản lý

2.6.1. Giới thiệu Khoa
2.6.1.1. Thành lập
Khoa Kinh tế - Quản lý được thành lập theo Quyết định số 2473/QĐ –UBND, ngày 27 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến thàng 2 năm 2012 sáp nhập tổ Chính trị.
2.6.1.2. Đội ngũ giảng viên
Hiện khoa có hai tổ: Kinh tế và Chính trị; Tổng số Cán bộ, giảng viên, chuyên viên của khoa là 16 người, có 08 GV có trình độ sau đại học (trong đó có 7 ThS, 01 cao học, có 02 Tiến sỹ).
Chức năng của khoa KT - QL là đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành kinh tế có trình độ trung cấp, cao đẳng như: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Quản trị văn phòng; Thư viện thiết bị;…Tổ Chính trị tham gia giảng dạy các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Giáo dục pháp luật cho tất cả các ngành học, cấp học trong nhà trường.
2.6.1.3. Thành tích nổi bật
Trong 5 năm qua Khoa Kinh tế - Quản lý là một trong những khoa có số học sinh đắng ký vào học đông nhất, số sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm đã khẳng định được năng lực chuyên môn, nghề nghiệp và tư cách đạo đức của mình nến có trên 80% sinh viên đã tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định.
Với đội ngũ giảng viên, nhân viên trẻ trung, nhiệt tình có trình độ chuyên môn cao, năng lực sư phạm tốt, khoa KT-QL đang ngày một hoàn thiện để trở thành khoa đào tạo mũi nhọn của trường Đại học đa ngành trong tương lai.
2.6.2. Ngành Quản trị văn phòng
            Tên chương trình: Quản trị văn phòng
  Tên tiếng Anh:          Office Managerment
  Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  Chuyên ngành đào tạo: Quản trị văn phòng
  Mã số:                              51340406
  Loại hình đào tạo: Chính quy
2.6.2.1. Mục tiêu đào tạo:
* Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị văn phòng có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nắm vững quy định của nhà nước về lĩnh vực quản trị văn phòng, văn thư lưu trữ. Có khả năng tổ chức, sắp xếp và điều hành hoạt động văn phòng và công tác văn thư - lưu trữ trong cơ quan, tổ chức trên cơ sở vận dụng kiến thức về quản trị học và các quy định hiện hành của nhà nước. Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ văn phòng như: soạn thảo văn bản hành chính, thư tín, hợp đồng,… trên cơ sở ứng dụng các chương trình phần mềm ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, Power point,...; Quản lý hồ sơ công văn, giấy tờ bằng các phần mềm ứng dụng; Thu thập, xử lý thông tin; Sắp xếp lịch làm việc và tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan; Tổ chức các hội nghị, hội thảo và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm cho hoạt động của cơ quan, đơn vị,… Sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng hiện đại như: máy tính điện tử, máy Photo, máy Fax, máy Scan,… Có kiến thức cơ bản về tin học và công nghệ thông tin nhằm phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa công tác quản trị văn phòng và công tác văn thư – lưu trữ.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Nắm vững kiến thức và vận dụng thành thạo các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Được trang bị những kiến thức cơ bản về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, tạo tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở trình độ cao.
Nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị học và kiến thức về quản trị văn phòng nhằm tổ chức và điều hành công tác văn phòng và văn thư – lưu trữ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Nắm vững kiến thức về tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý hành chính và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực hành chính – văn phòng và văn thư – lưu trữ.
Am hiểu sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác quản trị văn phòng và công tác văn thư – lưu trữ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Nắm vững quy trình tác nghiệp, thực hiện thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ hành chính văn phòng và văn thư, lưu trữ.
Có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin nhằm nghiên cứu, phân tích, thiết kế, triển khai và xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị văn phòng và công tác văn thư – lưu trữ.
Kỹ năng
Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính văn phòng: Tham mưu, tổng hợp, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý; Soạn thảo văn bản; Quản lý hồ sơ, giấy tờ, con dấu; Tổ chức hội nghị, hội thảo; Sắp xếp lịch làm việc và tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo,…
Sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng hiện đại và các chương trình phầm mềm ứng dụng trong công tác văn thư, lưu trữ và công tác quản trị văn phòng.
Thái độ
Có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp và công việc sau khi ra trường.
Có ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình và say mê với công việc. Năng động, sáng tạo và tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn.
* Vị trí, khả năng và học tập sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị văn phòng có thể có thể làm việc tại Văn phòng các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân và các doanh nghiệp với các vị trí cụ thể như: Thư ký /Trợ lý tổng hợp, Cán bộ hành chính văn phòng, Cán bộ hành chính nhân sự, cán bộ văn thư - lưu trữ, lễ tân văn phòng,…
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng, sinh viên ngành Quản trị văn phòng có thể tiếp tục liên thông lên bậc đại học và các bậc học cao hơn.
Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
* Trình độ tin học và ngoại ngữ
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác chuyên môn của chuyên ngành.
Có trình độ Tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 hoặc tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.6.2.2. Thời gian đào tạo

Đào tạo trong thời gian 3 năm, chia làm 6 học kì.

2.6.2.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học là 95 tín chỉ, chưa kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
TT Khối KT/Tên HP Số TC
1 Khối kiến thức giáo dục đại cương 36
  Lý luận chính trị 10
Khoa học xã hội & nhân văn 13
Khoa học Tự nhiên 3
Ngoại ngữ, tin học 10
2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 59
  Khối kiến thức cơ sở khối ngành và ngành 13
Kiến thức ngành 22
Kiến thức bổ trợ 11
Thực tập, Khóa luận tốt nghiệp (Chọn 5TC thay Khóa luận tốt nghiệp) 13
2.6.3. Ngành/nghề Cao đẳng kế toán
Tên ngành, nghề: Cao đẳng kế toán
Mã ngành, nghề: 6340301
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo:  2.5 năm
2.6.3.1. Mục tiêu đào tạo:
*Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ cao đẳng ngành kế toán để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ cao đẳng và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của nghề Kế toán, có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp và khả năng học tập nâng cao theo nhu cầu của người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
* Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Hiểu được những kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao.
Trình bày được hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh.
Xác định được hệ thống chứng từ kế toán trong doanh nghiệp.
Trình bày được các hình thức kế toán hiện hành.
Trình bày được các quy định về kế toán trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ của nghề.
Vận dụng được các kiến thức về tin học và ngoại ngữ vào thực hiện nghiệp vụ kế toán.
 Kỹ năng
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: việc mua bán hàng hóa, CCDC, TSCĐ...thực hiện thu tiền/chi tiền,...
Theo dõi và quản lý công nợ.
Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập-Xuất-Tồn kho), báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức sản phẩm.
Lập bàng phân bổ các chi phí trả trước, công cụ dụng cụ...và hạch toán các khoản phân bổ đó.
Theo dõi, quản lý, tính và trích khấu hao TSCĐ.
Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương.
Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm.
Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 Tính và xác định được các loại thuế phải nộp.
Lập các báo cáo Thuế theo quy định.
Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Sử dụng thành thạo phẩn mềm kế toán.
Ứng dụng được 5S vào trong công việc.
 Kỹ năng mềm
Có kỹ năng phân tích và xử lý thông tin.
Có kỹ năng giao tiếp chuyên môn và xã hội linh hoạt.
Có kỹ năng làm việc theo nhóm.
Ngoại ngữ, tin học
Ngoại ngữ:  Có trình độ tiếng Anh tương đương 300 điểm TOIEC.
Tin học: Có trình độ tin học tương đương tiêu chuẩn IC3.
Chính trị,  đạo đức; Thể chất và quốc phòng
Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Hiểu biết về đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; biết áp dụng và thực hiện trong cuộc sống và sinh hoạt ở nhà trường và xã hội.
Hiểu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người kỹ thuật viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động.
Có khả năng làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất.
Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị.
Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến.
Có tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện đặc biệt, khắc nghiệt đảm bảo an toàn lao động.
Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật.
Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.
Rèn luyện thân thể đảm bảo sức khoẻ học tập và lao động - đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp 1, thực hiện được các bài tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ thường xuyên trong cuộc sống sau này.
Có kiến thức quân sự phổ thông, có khả năng chiến đấu và chỉ huy chiến đấu cấp tiểu đội. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp nghành Kế toán có thể làm việc các vị trí: kế toán bán hàng, kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán tiền lương, kế toán kho, kế toán tài sản cố định, kế toán thuế,...... trong các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, công ty xây dựng và đơn vị hành chính sự nghiệp như: Trường học, bệnh viện.....
2.6.3.2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
Số lượng môn học, mô đun: 22
Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 76 tín chỉ
Khối lượng các môn học chung/đại cương: 480 giờ
Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1290 giờ
Khối lượng lý thuyết: 509 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1102 giờ
2.6.3.3. Hướng dẫn sử dụng chương trìnhkiểm tra hết môn học, mô đun
Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
Sinh viên học hoàn thành chương trình môn học, mô đun và có đầy đủ các điều kiện theo quy định thì được dự kiểm tra hết môn học, mô đun.
Thời gian, hình thức, nội dung và số lần kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
2.6.3.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
* Đối với đào tạo theo niên chế
Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và có đủ điều kiện theo quy định trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp thì sẽ được dự thi tốt nghiệp hoặc làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
Trường hợp sinh viên được chọn làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp thì không phải thi các nội dung: Lý thuyết tổng hp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành đối với sinh viên theo quy định.
* Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ
Sinh viên phải học và tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng (trừ khóa luận tốt nghiệp). Căn cứ kết quả tích lũy tín chỉ của sinh viên, Hiệu trưởng quyết định cho sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy tín chỉ, kết quả khóa luận tốt nghiệp của sinh viênvà các quy định liên quan để công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành đối với sinh viên theo quy định.

2.7. Tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

2.8. Quy trình đào tạo
2.8.1. Đào tạo Trung cấp Chuyên nghiệp
Căn cứ Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đào tạo trong thời gian 2 năm, chia làm 4 học kì.

Thang điểm dùng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên là thang điểm 10. Việc xếp loại kết quả học tập theo thang điểm được quy định như sau:
STT Điểm theo thang điểm 10 Xếp loại
1 Từ 9,0 đến 10 điểm Xuất sắc Đạt
2 Từ 8,0 đến 8,9 điểm Giỏi
3 Từ 7,0 đến 7,9 điểm Khá
4 Từ 6,0 đến 6,9 điểm Trung bình khá
5 Từ 5,0 đến 5,9 điểm Trung bình
6 Từ 4,0 đến 4,9 điểm Yếu Không đạt
7 Từ 0,0 đến 3,9 điểm Kém
2.8.2. Đào tạo Cao đẳng
Thực hiện theo quy chế Đào tạo Đại học và cao đẳng  hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Thang điểm dùng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên là thang điểm 4 (đánh giá theo thang điểm 10 rồi chuyển qua thang điểm 4 theo quy chế 43). Việc xếp loại kết quả học tập theo thang điểm được quy định như sau:
STT Điểm theo thang điểm 10 Điểm theo thang điểm 4 Xếp loại
Điểm chữ Điểm số
1 Từ 8,5 đến 10 A 4,0 Giỏi Đạt (tích lũy)
2 Từ 7,8 đến 8,4 B+ 3,5 Khá
3 Từ 7,0 đến 7,7 B 3,0
4 Từ 6,3 đến 6,9 C+ 2,5 Trung bình
5 Từ 5,5 đến 6,2 C 2,0
6 Từ 4,8 đến 5,4 D+ 1,5 Trung bình yếu
7 Từ 4,0 đến 4,7 D 1,0
8 Từ 3,0 đến 3,9 F+ 0,5 Kém Không đạt
9 Từ 0,0 đến 2,9 F 0,0
Hiện nay, trường đang trình cấp trên có thẩm quyền đề án sắp xếp lại Khoa, Phòng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng và nhân sự
1. Thông tin chung
Thông tin về đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp: Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.
Họ và tên cán bộ đầu mối hỗ trợ khởi nghiệp: Hoàng Thị Như Trang.
Số điện thoại liên hệ: 0917 060 557.
Địa chỉ email: nhutranghoang@gmail.com.
2. Quan điểm, mục tiêu của nhà trường về công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Tập thể lãnh đạo, cán bộ giảng viên, học sinh sinh viên (HSSV) nhà trường luôn nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của công tác khởi nghiệp và tạo môi trường, các điều kiện tốt nhất để HSSV tham gia, qua đó thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sâu rộng trong HSSV toàn trường.
Phối hợp với các đơn vị ngoài trường để hỗ trợ, tạo điều kiện cho HSSV được tham gia ở tất cả các lĩnh vực với khả năng của bản thân.
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trên cơ sở vừa triển khai vừa học tập đúc kết kinh nghiệm; chủ động và thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động.
3. Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp
3.1. Công tác truyền thông
Tuyên truyền trực tiếp các văn bản, kiến thức về khởi nghiệp, chương trình khởi nghiệp quốc gia qua tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, đầu năm học cho HSSV toàn trường trong 2 năm học: năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 do giảng viên Tiến sĩ Vũ Thanh Trà đảm nhiệm.
Ban chấp hành Đoàn trường kết hợp Sở khoa học công nghệ Tổ chức triển khai cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” theo Kế hoạch số 324 KH/ĐTN ngày 31/7/2017.
Ban chấp hành Đoàn trường kết hợp Sở khoa học công nghệ Tổ chức phát động và tham gia cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2018 - 2019” theo Kế hoạch số 18 KH/ĐTN ngày 5/11/2018.
Tuyên truyền qua tọa đàm chia sẻ truyền cảm hứng trực tiếp với HSSV: Hội doanh nhân trẻ và các cá nhân, công ty thành đạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
 Nhà trường đã mở chuyên mục trên trang thông tin điện tử của trường với tiêu đề “sinh viên – khởi nghiệp” để đăng tải các thông tin, hoạt động về khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho HSSV.
Cuộc thi khởi nghiệp cấp trường: Đoàn Thanh niên đã phát động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” cấp trường qua 2 năm học: 2017 - 2018 và 2018 - 2019 với hình thức phát động cuộc thi vào đầu năm học thông qua các buổi chào cờ trường, chào cờ khoa. Đoàn trường là nơi tập hợp các dự án khởi nghiệp của cá nhân và tập thể trong toàn trường. Các giảng viên được đào tạo về khởi nghiệp sẽ sàng lọc các dự án có tính khả thi cao sau đó lựa chọn các dự án tốt, hỗ trợ hoàn thiện dự án và nộp qua Sở khoa học và công nghệ để tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
Nhà trường phối hợp với công ty, đơn vị qua hoạt động giao lưu, diễn đàn trực tiếp để truyền cảm hứng khởi nghiệp cho HSSV như: Hội doanh nhân trẻ và các cá nhân, một số công ty, cá nhân thành đạt trên địa bàn tỉnh, Trung tâm xúc tiến việc làm tỉnh để chia sẽ kỹ năng xin việc, cơ hội việc làm và tham gia ngày hội việc làm của tỉnh.
Đoàn thanh niên phối hợp với Sở khoa học công nghệ tổ chức buổi phát động cuộc thi khởi nghiệp trong đó có chương trình giao lưu với diễn giả Trần Thanh Tâm - Giám đốc đầu tư, công ty Cổ phần Quản lý Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với sự tham dự của hơn 200 sinh viên và giáo viên.
 Nhà trường chưa thành lập được trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, mới có bộ phận hỗ trợ khởi nghiệp gồm 3 cán bộ.
Công tác bồi dưỡng đào tạo tập huấn cán bộ: Nhà trường chưa có cán bộ được tham gia bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT phối hợp với Hội đồng Anh tổ chức, nhưng đã cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng về hỗ trợ khởi nghiệp như sau:
STT Tên các lớp tập huấn Tên cán bộ/Giảng viên được cử đi tập huấn Thời gian
1. Giảng viên Đổi mới Sáng tạo Khởi nghiệp do Đại học Bách Khoa tp Hồ CHí Minh và Đại sứ quán mỹ phối hợp thực hiện; Vũ Thanh Trà 21 - 30/12/2016
2. Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho giảng viên và cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp do Sở khoa học công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức; 1. Vũ Thanh Trà.
2. Hoàng Thị Như Trang.
3. Đậu Văn Đại.
3 - 5/10/2018
3. Triển khai đề án 1665 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức. Vũ Thanh Trà  

Công tác hợp tác với doanh nghiệp để hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV: Phối hợp với Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để hỗ trợ về thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp, tuyên truyền và hướng dẫn chuyên sâu (qua nói chuyện, tọa đàm trực tiếp) về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, ….
Nội dung chương trình đào tạo về khởi nghiệp trong chương trình chính khóa của trường: chưa có.
3.2. Môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp: chưa có
Không gian chung hỗ trợ HSSV khởi nghiệp: Bước đầu đã có cơ sở
Số lượng câu lạc bộ khởi nghiệp của HSSV: chưa có
Số lượng dự án khởi nghiệp: Đã có 1 dự án lọt vào vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiêp Đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2018 của em Nguyễn Hoàng Tấn sinh viên lớp 21C7.
3.3. Hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của HSSV
Kết quả thực hiện Thông tư số 126/2018/TT-BTC ngày 26/12/2018 của Bộ tài chính về việc cơ chế tài chính triển khai Đề án 1665.
Hiện tại nhà trường đang thực hiện lồng ghép các hoạt động khởi nghiệp cho HSSV từ nguồn kinh phí cấp chi thường xuyên tại đơn vị. Các hoạt động, ý tưởng khởi nghiệp của HSSV đều được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện
Đang vận động kinh phí xã hội hóa hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của HSSV.
3.4. Báo cáo kết qủa thực hiện các dự án khởi nghiệp của HSSV
STT Tên dự án Họ và tên Lớp Vòng cuối tham gia
1 Driver Cheap Nguyễn Hoàng Tấn 21C7 Vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiêp Đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2018
4. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị
4.1. Khó khăn
Nhiệm vụ chính của trường CĐSP là đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở nên việc triển khai và thực hiện đề án còn khó khăn do quan điểm và nhận thức.
Nguồn kinh phí để thực hiện còn hạn chế và chưa huy động được nguồn hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị ngoài trường.
Tài liệu về khởi nghiệp còn hạn chế do đó HSSV chưa có nhiều điều kiện để phát huy khả năng của mình.
Cán bộ làm công tác hỗ trợ HSSV khởi nghiệp chưa được tập huấn bài bản.
4.2. Đề xuất, kiến nghị
Tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên nhà trường được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp và được tham gia học tập các mô hình hay về khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước.
Cán bộ làm công tác khởi nghiệp phải có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết và chủ động, sáng tạo trong việc trau dồi, học tập các kiến thức, kinh nghiệm với mục tiêu tất cả vì người học.
Mạnh dạn tổ chức cuộc thi khởi nghiệp để tạo nền tảng cho HSSV học tập và sáng tạo.
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_8e69cac8ad93211ac1838659d6c79fbe.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)