Cao đẳng Sư phạm Nam Định
SINCE 1960
Điểm đánh giá: 11 sao trong 4 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường CĐSP Nam Định là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực giáo dục có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cho tỉnh Nam Định và cả nước; liên kết đào tạo trình độ đại học; là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế về đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp giáo dục và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và khu vực.
2. Tầm nhìn
Xây dựng trường CĐSP Nam Định trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên các cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có chất lượng cao; hướng tới trở thành trường Đại học.
3. Giá trị cốt lõi
- Chất lượng
- Mô phạm
- Sáng tạo
- Hợp tác
- Tự do học thuật
- Trung thực
- Trách nhiệm
- Yêu thương
4. Mục tiêu chiến lược
- Xây dựng đội ngũ CBGV có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và NCKH để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên nghiệp vụ có phẩm chất và năng lực cho các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh.
- Phát huy tiềm lực, giữ vững ổn định và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm học trên cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và PPDH góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành giáo dục và tỉnh Nam Định
- Phát triển và xây dựng trường CĐSP Nam Định thành trường Đại học.
5. Mô tả Liên kết khu vực
Từ năm 2016, Nhà trường hợp tác với Đại sứ quán Hoa Kì tại Hà Nội tiếp nhận các chuyên gia và trợ giảng tiếng Anh người Mỹ về làm việc tại trường.
6. Các thành tích mà trường đạt được
Với truyền thống 58 năm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nhiều thế hệ giáo viên và cán bộ quản lý được đào tạo từ nhà trường đã và đang góp công sức cho sự nghiệp giáo dục của địa phương; đã có 08 nhà giáo của nhà trường được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Nhà trường vinh dự được nhận: 01 Huân chương Lao động hạng Nhất (2003), 01 Huân chương Lao động hạng Nhì (1998), 08 Huân chương Lao động hạng Ba, 24 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 05 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 79 Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường cũng được tặng: 165 Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, 07 huy chương Vì thế hệ trẻ, 03 Huy chương Vì sức khỏe nhân dân, 08 Bằng Lao động sáng tạo, 09 Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Nam Định, 95 Bằng khen của UBND tỉnh Nam Định.
Sinh viên dự thi Olympic Toán học toàn quốc liên tục đạt được giải cao và được xếp vào tốp dẫn đầu các trường cao đẳng trong cả nước. Nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên dự thi các Hội thi văn nghệ, thể dục thể thao cấp quốc gia, cấp tỉnh và giành được nhiều Huy chương Vàng, Bạc, Đồng cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Năm 2017, Trường CĐSP Nam Định hoàn thành các nội dung tự đánh giá lần thứ 2, giai đoạn 2013 - 2017 và đăng ký đánh giá ngoài với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 30/6/2018, Nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1. Giới thiệu chung về các khoa
1.1. Khoa Tự nhiên
- Tên khoa: Khoa Tự nhiên
- Năm thành lập: 1978
a. Lịch sử thành lập
Năm 1978, khoa Toán - Lí và khoa Sinh - Hoá - Địa được thành lập trên cơ sở các tổ chuyên môn tương ứng.
Năm 1981, sau khi kiện toàn cơ cấu tổ chức, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 2218/TCCB T.Y. ngày 30/9/1981, 4 khoa đào tạo của nhà trường chính thức được thành lập, trong đó có khoa Toán - Lí - Kĩ thuật công nghiệp và khoa Sinh - Hóa - Địa - Kĩ thuật nông nghiệp.
Năm 1997, để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo và nâng cao chất lượng giáo viên một cách toàn diện phục vụ cho công cuộc cải cách giáo dục, khoa Tự nhiên được thành lập trên cơ sở sáp nhập các khoa Toán - Lí - Kĩ thuật công nghiệp và các bộ môn Sinh, Hoá, Kĩ thuật nông nghiệp của khoa  Sinh - Hóa - Địa - Kĩ thuật nông nghiệp.
b. Giảng viên
STT Họ và tên Năm sinh Trình độ CM Chức danh - Chức vụ Tổ chuyên môn
1 Bùi Thị Thanh Thủy 1977 Thạc sĩ GVC - TK Toán
2 Đỗ Minh Tuân 1982 Thạc sĩ GVC - PTK Toán
3 Đinh Thị Loan 1987 Thạc sĩ GV - TTCM Toán
4 Hoàng Thanh Tùng 1979 Cử nhân Giáo vụ Toán
5 Bùi Thu Hà 1974 Thạc sĩ GV - TTCM Sinh - Hóa
6 Đỗ Thị Hiền 1986 Thạc sĩ GV - TPCM Sinh - Hóa
7 Vũ Quốc Khánh 1979 Thạc sĩ GV Sinh - Hóa
8 Lê Thị Lan Anh 1990 Cử nhân GV Sinh - Hóa
9 Trần Thị Mai 1987 Thạc sĩ GV Sinh - Hóa
10 Nguyễn Thị Hồng Nhị 1989 Thạc sĩ GV Sinh - Hóa
11 Nguyển Thị Thu Dịu 1981 Thạc sĩ GVTH Sinh - Hóa
12 Ngô Bích Cẩm 1981 Thạc sĩ GV - TTCM VL - KTCN
13 Phạm Thị Nhạn 1986 Thạc sĩ GV VL - KTCN
14 Đỗ Văn Dư 1979 Thạc sĩ GV - TTCM Tin
15 Lương Kim Cương 1984 Thạc sĩ GV Tin
16 Phạm Thị My 1987 Thạc sĩ GV Tin
17 Vũ Thị Thi 1990 Thạc sĩ GV Tin
c. Các ngành đào tạo chính
- Sư phạm Toán học
- Sư phạm Vật lí
- Sư phạm Hóa học
- Sư phạm Sinh học
- Sư phạm Tin học
- Công nghệ thiết bị trường học
- Khoa học Tự nhiên
d. Mục tiêu đào tạo
Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy các môn Toán, Tin và Khoa học tự nhiên tại các trường THCS của tỉnh.
1.2. Khoa Xã hội
- Tên khoa: Khoa Xã hội
- Năm thành lập: 1978
a. Lịch sử thành lập
Khoa Xã hội có tiền thân là khoa Văn - Sử, thành lập năm 1978.
Năm 1981, theo công văn số 2218/TCCB T.Y. ngày 30/9/1981 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoa Xã hội được ghép thêm bộ môn Chính trị  thành khoa Văn - Sử - Chính trị.
Đầu thập kỉ 90, bộ môn Chính trị tách ra thành Bộ môn Mác - Lênin, khoa lại trở về tên gọi cũ khoa Văn - Sử. 
Năm học 1996 - 1997, trên đà phát triển, nhà trường mở rộng quy mô đào tạo, khoa Văn - Sử được đổi thành khoa Xã hội.
b. Giảng viên
STT Họ và tên NS Trình độ CM Chức danh - Chức vụ Tổ chuyên môn
1 Trịnh Thị Quỳnh 1976 TThS. Ngữ văn GVC - TK Văn và PPDH Văn
2 Đào Thị Anh Lê 1977 TS. Ngữ văn GVC - Phó TK
3 Đặng Thùy An 1982 ThS. Ngữ văn GV - TTCM
4 Hoàng T. Phương Loan 1986 ThS. Ngữ văn GV
5 Trần Thị Tuyết Lan 1981 ThS. Ngữ văn GV - TTCM Tiếng Việt và PPDH Tiếng Việt
6 Phạm T. Minh Tâm 1984 ThS. Ngữ văn GV
7 Đặng Thị Thu Hà 1987 ThS. Ngữ văn GV
8 Trần Thanh Nga 1990 ThS. Ngữ văn GV
9 Nguyễn Thị Yến 1978 ThS. Lịch sử GV - TTCM Sử - Địa
10 Vũ T. Thanh Hương 1986 ThS. Địa lý GV
c. Các ngành đào tạo chính
- Sư phạm Ngữ văn
- Sư phạm Lịch sử
- Sư phạm Âm nhạc
- Sư phạm Mĩ thuật
d. Mục tiêu đào tạo
Xây dựng các ngành đào tạo chất lượng cao; trung tâm bồi dưỡng giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí trên địa bàn tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận.
1.3. Khoa Ngoại ngữ
- Tên khoa: Khoa Ngoại ngữ
- Năm thành lập: 1981
a. Lịch sử thành lập
Khoa Ngoại ngữ, được thành lập theo công văn số 2218/TCCB T.Y ngày 30 tháng 9 năm 1981 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoa Ngoại ngữ đào tạo khóa CĐSP chính quy đầu tiên trong năm học 1979 - 1980. Khoa có 4 lớp: 2 lớp CĐSP tiếng Nga và 2 lớp CĐSP tiếng Anh. Sau 3 năm, khoa Ngoại ngữ đào tạo được 1 khóa CĐSP tiếng Nga và 1 khóa CĐSP tiếng Anh. Sau đó khoa có quyết định dừng đào tạo CĐSP chuyên ngữ mà chỉ giảng dạy tiếng Nga cho các lớp CĐSP ở các khoa khác như là một bộ môn.
 Năm 1993, khoa Ngoại ngữ tái thành lập với tên gọi khoa Tiếng nước ngoài. Sau nhiều năm dừng đào tạo, bắt đầu từ năm 1994 các khóa CĐSP tiếng Anh được mở trở lại.
Năm 2015, khoa Tiếng nước ngoài được đổi tên thành khoa Ngoại ngữ.
b. Giảng viên
STT Họ và tên NS Trình độ CM Chức danh - Chức vụ Tổ chuyên môn
1 Hoàng Giang 1979 Thạc sỹ Trưởng khoa Anh chuyên
2 Trần Thị Thu Hiền 1980 Thạc sỹ P. Trưởng khoa Anh chuyên
3 Phạm Thị Huế 1985 Thạc sỹ TTMC Anh chuyên
4 Phạm Thị Hồng Hiếu 1991 Cử nhân Giảng viên Anh chuyên
5 Trần Phương Thanh 1991 Cử nhân Giảng viên Anh chuyên
6 Đặng Thị Kim Nga 1964 Cử nhân TTCM Anh không chuyên
7 Trần Thị Huệ 1977 Thạc sỹ Giảng viên Anh không chuyên
Ngoài các giảng viên cơ hữu, khoa Ngoại ngữ còn có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia Tiếng Anh và Trợ giảng Tiếng Anh người Mỹ trong khuôn khổ hợp tác giữa trường CĐSP Nam Định và Đại sứ quán Hoa Kì tại Hà Nội. Các chuyên gia và Trợ giảng Tiếng Anh đã tạo ra môi trường học tiếng sôi nổi, bổ ích, giúp ích cho cả giảng viên và sinh viên trong khoa.
c. Các ngành đào tạo chính
Sư phạm Tiếng Anh
d. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo giáo viên Tiếng Anh bậc THCS có khả năng sử dụng Tiếng Anh ở trình độ bậc 4 theo Khung Năng lực ngoại ngữ  6 bậc dành cho Việt Nam; có phẩm chất đạo đức và năng lực dạy học môn Tiếng Anh ở bậc THCS; có năng lực giáo dục; có năng lực tự học để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Ngoài ra, sinh viên của khoa sau khi ra trường có thể đảm nhiệm được công việc giảng dạy Tiếng Anh ở cả bậc Tiểu học, Mầm non.
Tham gia công tác bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh bậc THCS, Tiểu học, Mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học, tương thích với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình bộ môn tiếng Anh.
Giảng dạy chương trình tiếng Anh không chuyên và chương trình tiếng Anh tăng cường cho sinh viên không chuyên ngữ, là đơn vị cộng tác với các khoa trong trường thực hiện các học phần tiếng Anh chuyên ngành.
1.4. Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non
- Tên khoa: Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non
- Năm thành lập: 1997
a. Lịch sử thành lập
Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non hiện nay thành lập năm 1997, lúc đầu có tên gọi là khoa Giáo dục Tiểu học với số lượng là 10 GV. Cơ cấu tổ chức của Khoa gồm Ban chủ nhiệm khoa và 2 tổ chuyên môn: Tổ Văn - Toán, tổ Nhạc Họa - Công tác Đội. Chức năng, nhiệm vụ chính của khoa là đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học theo 2 ban chuyên sâu là Văn - Nhạc, Toán - Họa.
Từ năm 2006, Khoa được phân công đào tạo thêm đội ngũ giáo viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non nên tên của khoa được đổi thành khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non. Thời điểm này, tổ Nhạc - Họa - Công tác Đội của khoa đã được tách ra để tạo thành một tổ chuyên môn độc lập trực thuộc trường (nay là tổ Âm nhạc - Mĩ thuật). Cơ cấu tổ chức của Khoa có sự thay đổi gồm Ban chủ nhiệm khoa và 2 tổ chuyên môn: tổ Tiểu học và tổ Mầm non được giữ nguyên cho đến nay.
b. Giảng viên
STT Họ và tên NS Trình độ CM Chức danh - Chức vụ Tổ
chuyên môn
1 Lê Thị Thanh Hà 1975    Thạc sĩ Trưởng khoa,  Bí thư Chi bộ Tổ Tiểu học
2 Hoàng Thị Hòa 1980 Thạc sĩ P. Trưởng khoa, PBT Chi bộ Tổ Tiểu học
3 Trần Thị Linh 1985 Thạc sĩ  Tổ trưởng CM Tổ Tiểu học
4 Trần Minh Nguyệt 1984 Thạc sĩ GV, Giáo vụ Tổ Tiểu học
5 Đặng Văn Thoại 1986 Thạc sĩ GV, Bí thư LCĐ Tổ Tiểu học
6 Nguyễn Thị Lan Hương 1981 Thạc sĩ Giảng viên Tổ Tiểu học
7 Đào Thị Thanh Hoài 1984 Thạc sĩ Giảng viên Tổ Tiểu học
8 Trần Thị Ban Mai 1990 Thạc sĩ Giảng viên Tổ Tiểu học
9 Đỗ Ngọc Huyền 1992 Thạc sĩ Giảng viên Tổ Tiểu học
10 Nguyễn Thị Hằng 1998 Thạc sĩ Giảng viên Tổ Tiểu học
11 Nguyễn Thị Hương Cúc 1983 Thạc sĩ Tổ trưởng CM Tổ Mầm non
12 Bùi Thị Thúy 1975 Thạc sĩ GV, Tổ trưởng Công đoàn khoa Tổ Mầm non
13 Phạm Thanh Thủy 1978 Thạc sĩ Giảng viên Tổ Mầm non
14 Vũ Thị Hồng Giang 1988 Thạc sĩ Giảng viên Tổ Mầm non
c. Các ngành đào tạo chính
- Giáo dục Tiểu học
- Giáo dục Mầm non
- Sư phạm Mầm non
d. Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiên nay cho tỉnh Nam Định và các địa phương khác.
- Tích cực triển khai đổi mới công tác đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học; tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tự học - tự bồi dưỡng để ngày càng vận dụng nhiều hơn những đổi mới trong giáo dục vào quá trình đào tạo; phát động và triển khai nhiều hoạt động rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động đoàn thể thiết thực, ý nghĩa với cuộc sống và nghề nghiệp của các giáo viên tương lai.
2. Thông tin về các ngành
2.1. Ngành Sư phạm Ngữ văn
- Chương trình đào tạo: Văn - Giáo dục công dân
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 107 tín chỉ.
- Định hướng mục tiêu:
+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ công dân.
. Yêu nghề dạy học; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; là tấm gương tốt cho học sinh.
. Tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, nhiệt tình giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
. Sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
. Có lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong sư phạm mẫu mực.
+ Về kiến thức, kỹ năng:
. Hiểu biết khoa học về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về các văn bản hiện hành về quản lý, điều hành giáo dục đào tạo, về lĩnh vực rèn luyện thể chất, về công tác quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước; nắm vững nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc dạy học, giáo dục ở trường THCS; nắm rõ các kiến thức về tâm lý con người nói chung và lứa tuổi THCS nói riêng, phương pháp dạy học bộ môn; có kĩ năng làm giáo viên chủ nhiệm, làm công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
. Nắm vững kiến thức về tiếng Việt (nguồn gốc, đặc trưng, các đơn vị ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ) và quy tắc, cách thức sử dụng tiếng Việt hiệu quả; kiến thức về tiếp nhận và tạo lập văn bản; lý thuyết làm văn trong nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy học phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn ở THCS.
. Nắm vững kiến thức Lý luận văn học, Đọc văn; hiểu biết có tính hệ thống về Văn học Việt Nam, Văn học thế giới từ văn học dân gian đến văn học viết theo tiến trình văn học; nắm vững diện mạo, đặc điểm, quá trình phát triển, các xu hướng, thể loại văn học, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Đánh giá được các tác giả, các hiện tượng văn học; tổng hợp, đánh giá, lý giải quy luật phát triển của văn học, đảm bảo có thể dạy tốt phân môn Đọc hiểu văn bản ở THCS.
. Nắm vững kiến thức về Đạo đức, Pháp luật, Mỹ học, Văn hóa học; nhận thức và đánh giá được các vấn đề lớn của thời đại; vận dụng, thực hành được các kiến thức về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục gia đình, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục qua di sản, giáo dục nếp sống văn hoá... cho học sinh làm cơ sở để dạy tốt môn GDCD ở THCS.
. Nắm vững mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học môn Ngữ văn và GDCD ở THCS.
. Có kiến thức thực tế giáo dục; tổ chức được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS.
. Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành. Bước đầu sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu.
+ Về năng lực nghề nghiệp:
. Các năng lực chuyên ngành:
Năng lực vận dụng thành thạo các kiến thức, kĩ năng Ngữ văn và GDCD cơ bản; cập nhật kiến thức, kĩ năng Ngữ văn, GDCD hiện đại đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên Ngữ văn và GDCD ở THCS.
Năng lực cảm thụ, truyền và kích thích xúc cảm nghệ thuật (hứng thú thẩm mĩ) ở người học.
Năng lực hình thành và phát triển những giá trị nhân văn từ tác phẩm văn học nghệ thuật, từ những bài học cuộc sống vào thực tiễn nhà trường và đời sống xã hội.
Năng lực tư duy sáng tạo trong dạy học và nghiên cứu Ngữ văn, GDCD.
Năng lực thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của chương trình đào tạo, môi trường dạy học, nghiên cứu Ngữ văn, GDCD, môi trường giáo dục và xã hội.
. Các năng lực sư phạm:
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương; sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Năng lực dạy học: Biết tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn, GDCD theo kế hoạch chuyên môn của cá nhân đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông và những yêu cầu của nhà trường. Có năng lực nhận xét, đánh giá và phát triển chương trình Ngữ văn, GDCD; đánh giá kết học tập Ngữ văn, GDCD; xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ dạy học.
Năng lực giáo dục: Biết xây dựng, tổ chức kế hoạch hoạt động giáo dục phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Có năng lực chủ nhiệm lớp, năng lực giáo dục qua môn học, qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường; năng lực đánh giá các hoạt động giáo dục; năng lực tư vấn, tham vấn cho học sinh; năng lực quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục.
. Năng lực hoạt động xã hội: Có năng lực phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; năng lực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
. Năng lực phát triển nghề nghiệp: Năng lực tự học tự bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục; năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục phổ thông.
. Năng lực giao tiếp: Phối hợp và sử dụng được các phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống; làm chủ được cảm xúc của bản thân, giải quyết xung đột, biết thuyết phục và chia sẻ.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Người học có đủ năng lực, phẩm chất để dạy học môn Ngữ văn và môn GDCD; làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục... đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm của người giáo viên THCS.
+ Tiếp tục học nâng cao ở trình độ Đại học ngành Ngữ văn hoặc GDCD.
- Email liên lạc của khoa: xahoi25@gmail.com
2.2. Ngành Sư phạm Lịch sử
- Chương trình đào tạo: Lịch sử - Địa lí
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 106 tín chỉ.
- Định hướng mục tiêu:
+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ công dân.
. Yêu nghề dạy học; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; là tấm gương tốt cho học sinh.
. Tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, nhiệt tình giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
. Sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
. Có lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong sư phạm mẫu mực.
+ Về kiến thức, kĩ năng:
. Hiểu biết khoa học về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức về các văn bản hiện hành quản lí, điều hành giáo dục đào tạo, về lĩnh vực rèn luyện thể chất, về công tác quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước; nắm vững nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc dạy học, giáo dục ở trường THCS; nắm rõ các kiến thức về tâm lí con người nói chung và lứa tuổi THCS nói riêng, phương pháp dạy học bộ môn; có kĩ năng làm giáo viên chủ nhiệm, làm công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
. Nắm vững kiến thức về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, đáp ứng yêu cầu dạy học môn Lịch sử ở THCS theo định hướng tích hợp.
. Nắm vững kiến thức về Địa lí đại cương (Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí kinh tế - xã hội đại cương), Địa lí thế giới (Địa lí các châu lục, Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, Địa lí Đông Nam Á...), Địa lí Việt Nam (Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, môi trường, biển và đảo Việt Nam) và Địa lí địa phương đáp ứng yêu cầu dạy học môn Địa lí ở THCS theo định hướng tích hợp.
. Nắm vững mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở THCS.
. Có kiến thức thực tế giáo dục; tổ chức được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS.
. Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành. Bước đầu sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu.
+ Về năng lực nghề nghiệp:
. Các năng lực chuyên ngành:
Năng lực hình thành và phát triển những giá trị nhân văn từ truyền thống lịch sử dân tộc, từ những bài học cuộc sống vào thực tiễn nhà trường và đời sống xã hội.
Năng lực chuyên môn Lịch sử cơ bản: năng lực nhận thức các sự kiện lịch sử; năng lực sử dụng tư liệu lịch sử; năng lực tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra bài học và quy luật lịch sử.
Năng lực chuyên môn Địa lí cơ bản: năng lực phân tích các thuộc tính không gian và mối liên hệ không gian giữa các sự vật, hiện tượng; năng lực vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng Địa lí tự nhiên, Địa lí kính tế - xã hội.
Năng lực thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của chương trình, môi trường dạy học, nghiên cứu môn Lịch sử và Địa lí.
Năng lực tích hợp Lịch sử và Địa lí: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ; năng lực nghiên cứu và dạy học ở thực địa; năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
. Các năng lực sư phạm:
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương; sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Năng lực dạy học: Biết tổ chức các hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo kế hoạch chuyên môn của cá nhân đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông và những yêu cầu của nhà trường. Có năng lực nhận xét, đánh giá và phát triển chương trình; đánh giá kết quả học tập của học sinh; xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học.
Năng lực giáo dục: Biết xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Có năng lực chủ nhiệm lớp, năng lực giáo dục qua môn học, qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường; năng lực đánh giá các hoạt động giáo dục; năng lực tư vấn, tham vấn cho học sinh; năng lực quản lí và sử dụng hồ sơ giáo dục.
Năng lực hoạt động xã hội: Có năng lực phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; năng lực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Năng lực phát triển nghề nghiệp: Năng lực tự học, tự bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục; năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục phổ thông.
Năng lực giao tiếp: Phối hợp và sử dụng được các phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống; làm chủ được cảm xúc của bản thân, giải quyết xung đột, biết thuyết phục và chia sẻ.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Người học có đủ năng lực, phẩm chất để dạy học môn Lịch sử và  Địa lí ở THCS; làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động TNST... đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm của người giáo viên THCS.
+ Có thể tiếp tục học nâng cao ở trình độ Đại học ngành Sư phạm Lịch sử hoặc Sư phạm Địa lí.
- Email liên lạc của khoa: xahoi25@gmail.com
2.3. Ngành Sư phạm Tiếng Anh
- Tên ngành: Sư phạm Tiếng Anh
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 107 tín chỉ.
- Định hướng mục tiêu đào tạo:
+ Về phẩm chất: Yêu nước, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; yêu nghề dạy học, tôn trọng đối xử công bằng với học sinh, sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp; có lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực.
+ Về kiến thức, kĩ năng: Hiểu biết về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về quản lí, điều hành giáo dục và đào tạo; nắm vững nhiệm vụ, nội dung giáo dục ở trường THCS; hiểu rõ tâm lí lứa tuổi THCS; nắm vững những kiến thức cơ bản của Tiếng Anh; hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành tiếng Anh; hiểu rõ về khung chương trình và SGK, phương pháp dạy học môn Tiếng Anh bậc THCS.
+ Về năng lực: bao gồm: Năng lực dạy học Tiếng Anh (năng lực lập kế hoạch dạy học, năng lực tổ chức các hoạt động dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, năng lực sử dụng CNTT trong dạy học Tiếng Anh); Năng lực giáo dục (năng lực hiểu biết về người học ngôn ngữ, năng lực xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, năng lực đánh giá cac hoạt động giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm); Năng lực chuyên môn (năng lực tiếng, có kiến thức và vận dụng kiến thức ngôn ngữ Anh, có kiến thức và vận dụng văn hóa các nước nói tiếng Anh, có khả năng tự đánh giá công việc dạy học tiếng Anh của bản thân).
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Dạy Tiếng Anh tại các trường THCS, Tiểu học và Mầm non trong hệ thống giáo dục Việt Nam;
+ Có thể làm các công việc khác: Dạy Tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, làm các công tác xã hội, công tác chủ nhiệm lớp, hướng dẫn viên du lịch hoặc làm biên dịch, phiên dịch cho các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và các cơ sở sản xuất kinh doanh của Việt Nam hoặc nước ngoài.
+ Tiếp tục học nâng cao trình độ Đại học ngành Sư phạm Tiếng Anh.

- Email liên lạc của khoa: khoangoaingu.cdspnd@gmail.com
2.4. Ngành Giáo dục Thể chất
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 107 tín chỉ.
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu về kiến thức:
. Sinh viên tốt nghiệp ngành GDTC có trình độ cao đẳng phải có được sự hiểu biết chung về các môn học và hiểu được tác dụng của thể dục thể thao đối với con người, với học sinh và với các môn khoa học khác.
. Nắm chắc được những vấn đề cơ bản của lý thuyết bộ môn.
+ Kỹ năng:
. Thực hành thuần thục, đúng, đẹp các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung môn học.
. Thực hiện được nhiệm vụ của trọng tài thi đấu các môn thể thao: trọng tài chính, trợ lý trọng tài, thư ký...
. Nắm vững phương pháp hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả  giáo dục, dạy học môn GDTC ở trường THCS. Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ ban đầu vươn lên đáp ứng yêu cầu mới.
+ Mục tiêu về thể lực:
. Nâng cao năng lực của các tố chất vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo.
. Nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan và hệ cơ quan như: tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, vận động...
+ Mục tiêu về thái độ:
Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có đạo đức tác phong người thầy giáo, có ý thức trách nhiệm xã hội.
+ Tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên dạy môn Thể dục ở trường  THCS.
+ Có thể đảm nhiệm được các công việc khác như: làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động phong trào về thể dục thể thao của trường, của xã, của huyện... và tham gia huấn luyện đội tuyển TDTT đi thi đấu cấp huyện, tỉnh. Tham gia tổ chức thi đấu và trọng tài trong các cuộc thi học sinh giỏi TDTT cấp trường, huyện, tỉnh.
+ Liên thông lên Đại học ngành Giáo dục Thể chất. 

- Email liên lạc của tổ bộ môn: thechatquocphongc25@gmail.com
2.5. Ngành Sư phạm Âm nhạc
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 107 tín chỉ (không tính nội dung về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, an ninh).
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu về kiến thức:
. Sinh viên được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành trên hai mặt: lý thuyết và thực hành âm nhạc.
. Sinh viên được trang bị đầy đủ những kiến thức: lý luận - thực tiễn về phương pháp dạy học âm nhạc.
+ Kỹ năng:
. Sinh viên có đầy đủ năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn dạy học âm nhạc phổ thông.
. Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội.
. Có năng lực tổ chức và dàn dựng các chương trình văn nghệ trong nhà trường và ngoài xã hội.
+ Mục tiêu về thái độ:
Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong xã hội mới đó là: yêu nghề - yêu người - có tri thức - đạo đức.
+ Tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên dạy học môn  âm nhạc trong trường phổ thông.
+ Có khả năng tổ chức dàn dựng các chương trình văn nghệ trong nhà trường và ngoài xã hội.
+  Liên thông lên Đại học ngành Sư phạm Âm nhạc.

- Email liên lạc của tổ bộ môn: amnhacmythuat@gmail.com
2.6. Ngành Sư phạm Toán học
- Chương trình đào tạo: Toán - Tin.
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 105 tín chỉ.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên dạy học môn Toán, Tin ở trường THCS và Tiểu học.
+  Liên thông lên Đại học ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học.
- Email liên lạc của khoa: c25khoatunhien@gmail.com
2.7. Ngành Sư phạm Vật lí
- Chương trình đào tạo: Vật lí - Khoa học Tự nhiên.
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 105 tín chỉ.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên dạy học môn Vật lí, Khoa học Tự nhiên ở trường THCS.
+ Liên thông lên Đại học ngành Sư phạm Vật lí.
- Email liên lạc của khoa: c25khoatunhien@gmail.com
2.8. Ngành Giáo dục Tiểu học
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 106 tín chỉ.
- Định hướng mục tiêu:
Đào tạo giáo viên Tiểu học có chất lượng cao trên cơ sở bám sát các yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, của Chương trình Giáo dục phổ thông nói riêng.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên Tiểu học trong các cơ sở giáo dục Tiểu học.
+ Liên thông lên Đại học ngành Giáo dục Tiểu học.
- Email liên lạc của khoa: khoathmn.nd@gmail.com
2.9. Ngành Giáo dục Mầm non
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 105 tín chỉ.
- Định hướng mục tiêu:
Đào tạo giáo viên Mầm non có chất lượng cao trên cơ sở bám sát các yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, của Chương trình Giáo dục phổ thông nói riêng.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên Mầm non trong các cơ sở giáo dục Mầm non.
+ Liên thông lên Đại học ngành Giáo dục Mầm non.
- Email liên lạc của khoa: khoathmn.nd@gmail.com
2.10. Ngành Sư phạm Mầm non
- Trình độ đào tạo: Trung cấp (2 năm)
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 106 đơn vị học trình.
- Định hướng mục tiêu:
Đào tạo giáo viên Mầm non có chất lượng cao trên cơ sở bám sát các yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, của Chương trình Giáo dục phổ thông nói riêng.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên Mầm non trong các cơ sở giáo dục Mầm non.
+ Liên thông lên Cao đẳng hoặc Đại học ngành Giáo dục Mầm non.
- Email liên lạc của khoa: khoathmn.nd@gmail.com
2.11. Ngành Sư phạm Mầm non
- Trình độ đào tạo: Trung cấp (1 năm)
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 57 đơn vị học trình.
- Định hướng mục tiêu:
Đào tạo giáo viên Mầm non có chất lượng cao trên cơ sở bám sát các yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, của Chương trình Giáo dục phổ thông nói riêng.
- Vị trí làm việc và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
+ Giáo viên Mầm non trong các cơ sở giáo dục Mầm non.
+ Liên thông lên Cao đẳng hoặc Đại học ngành Giáo dục Mầm non.
- Email liên lạc của khoa: khoathmn.nd@gmail.com
Các chương trình hỗ trợ:
Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 theo nội dung Đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Nhà trường đang xây dựng bộ máy hỗ trợ HSSV khởi nghiệp với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tư cấn, hỗ trợ HSSV khởi nghiệp là cán bộ phòng Tổ chức - Quản lí sinh viên, ngoài ra còn có các cộng tác viên là Lãnh đạo các khoa, giáo viên chủ nhiệm các lớp.
HSSV nhà trường cũng được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp thông qua các chương trình giáo dục công dân - HSSV đầu khóa, giữa khóa và cuối khóa. Đặc biệt, trong “Tuần Sinh hoạt công dân - HSSV” cuối khóa, Nhà trường đã tổ chức tọa đàm mời các chuyên gia và cựu HSSV giàu kinh nghiệm khởi nghiệp về tư vấn khởi nghiệp cho HSSV năm cuối.
Tuyên truyền, hướng dẫn HSSV sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia được xây dựng theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác kiến tập, thực tập sư phạm cho HSSV được Nhà trường triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Đây là những cơ hội quý báu để HSSV trải nghiệm thực tế giảng dạy tại địa phương. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trải nghiệm sáng tạo cũng được tổ chức thường xuyên, gắn với các học phần để HSSV có cơ hội nuôi dưỡng, phát triển năng khiếu cá nhân và rèn luyện kĩ năng tổ chức các chương trình ngoại khóa.
Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường để hình thành môi trường dịch vụ cung cấp, hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV. Tăng cường liên kết hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, cựu HSSV nhà trường để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp của HSSV.
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_cf4d07b266c70a17a753d8a173af1177.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)