Cao Đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
SINCE 1976
Điểm đánh giá: 6 sao trong 2 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh

Xây dựng môi trường văn hóa nhân văn - hiện đại. Đảm bảo chất lượng và sự phát triển bền vững của Trường. Cung ứng đến người học các dịch vụ giáo dục tiên tiến để người học phát triển toàn diện và hội nhập.
2. Tầm nhìn
Trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiên tiến – hiện đại, hội nhập quốc tế và là trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục vụ dạy – học và các nhu cầu của xã hội.
3. Giá trị cốt lõi
Trải qua quá trình hoạt động, xây dựng và trưởng thành trong 43 năm qua, nhà trường đã tích lũy và hình thành được các giá trị của mình:
- Xây dựng được tổ chức cở sở Đảng vững mạnh; bộ máy tổ chức tinh gọn và khoa học, tích hợp nhiều nhiệm vụ và thích ứng với điều kiện thực tiễn; cơ chế quản lý lãnh đạo hiệu quả; bộ máy quản lý của nhà trường đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động nhịp nhàng, không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý các mặt hoạt động của nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên mạnh về chính trị, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay. Các đơn vị và các thành viên trong trường luôn đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao và khát vọng vươn lên; hoạt động đào tạo của nhà trường đã hướng mạnh tới người học và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học – công nghệ và phục vụ cộng đồng của nhà trường đã được xã hội thừa nhận, tạo nên uy tín của nhà trường đối với các cơ quan quản lý, với cộng đồng nhân dân địa phương, với cả nước và nước bạn Lào.
Giá trị cốt lõi của nhà trường là Chất lượng, năng động, đổi mới sáng tạo và trách nhiệm.
4. Mục tiêu chiến lược
- Là một trung tâm đào tạo đa ngành, đa cấp, đa hệ và đa phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cho các trường Mầm non, Tiểu học và THCS.
- Là trung tâm đào tạo tiếng Việt uy tín cho người nước ngoài.
- Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao một số ngành học ngoài sư phạm, có năng lực và kỹ năng nghề đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nhu cầu xã hội đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.
5. Liên kết khu vực
Trường đã thiết lập, duy trì được các mối quan hệ với các cơ sở giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng; đồng thời duy trì được các mối quan hệ với chính quyền các cấp và các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa - xã hội và liên kết đào tạo.
Trường thiết lập quan hệ với Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Trung tâm EUC, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trung tâm Văn Thể Mỹ, Trung tâm Dạy nghề Thành Nội; liên kết với các trường đại học, cao đẳng như Học viện Âm nhạc Huế, Đại học Nghệ thuật, Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế, Đại học Phú Xuân Huế; ký kết với các công ty doanh nghiệp như Công ty Dệt May Huế, Công ty Scavi, các công ty quảng cáo... để xây dựng chương trình học tập, hoạt động cho học sinh sinh viên, hợp tác đào tạo liên thông, mời thỉnh giảng đối với các ngành Tin học ứng dụng, Quản lý Văn hóa, Thư viện, Việt Nam học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thiết kế Thời trang, Thiết kế đồ họa...
Trường liên kết với Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế trong mời giảng viên giảng dạy học phần Múa cho các lớp CĐSP Âm nhạc, biểu diễn ca kịch phục vụ sinh hoạt chính trị trong việc thực hiện Chỉ thi 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Quan hệ với Nhà hát Cung đình Huế để sinh viên ngành CĐ Việt Nam học tìm hiểu về Nhã nhạc Cung đình Huế. Một số giảng viên trong trường có quan hệ mật thiết với Hội Nhạc sĩ Việt nam và Chi hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Văn học Thừa Thiên Huế. Một số giảng viên thường xuyên tham gia viết các bài nghiên cứu trên chuyên đề Âm nhạc Huế, đăng tải các tác phẩm thơ văn, nghiên cứu trên tạp chí Sông Hương và các tuần báo, tạp chí văn nghệ khác. Giao lưu hợp tác với Bảo tàng Lịch sử cách mạng Tỉnh, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Báo công dâng Bác, Biểu diễn văn nghệ kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ, tổ chức cho HSSV thực hành nghiệp vụ, tham quan Nhà lưu niệm Bác Hồ 47 Mai Thúc Loan - Tp Huế.
Trường có quan hệ chặt chẽ với Đại học Huế, Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Huế, Công ty Bia Huế, Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế, Báo Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Ngân hàng Sacombank, Vietcombank, Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế, Đoàn khối các cơ quan Tỉnh… trong tổ chức, tham gia các hoạt động VHVN, TDTT do các đơn vị đó tổ chức, như: Giải việt dã truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế tranh Cúp Báo Thừa Thiên Huế; Giải cầu lông Hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp Huế; Giải Bóng đá các trường đại học và chuyên nghiệp Huế tranh Cúp Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế,… Với Trung tâm Thi đấu Thể thao Tỉnh, Trường có quan hệ về thuê địa điểm tổ chức hoạt động lễ hội, VHVN, TDTT chào mừng năm học mới, khai giảng và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn.
Trường thiết lập mối quan hệ với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế trước đây - nay là VTV8, Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo Thừa Thiên Huế thực hiện các hoạt động: đưa tin, hình ảnh của Trường, các cuộc thi; các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, TDTT; hoạt động chào đón Tết cổ truyền, Quốc khánh…cho Lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường.
6. Các thành tích mà trường đạt được
Qua hơn 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm đào tạo có chất lượng và uy tín không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và hiện nay có thêm nhiều sinh viên từ các tỉnh thành trong nước và nước bạn Lào theo học. Hàng chục ngàn sinh viên do nhà trường đào tạo đã có mặt khắp các vùng miền trong tỉnh và một số tỉnh khác để thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các cấp học, bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS và nhiều sinh viên hiện nay đang là lực lượng nòng cốt ở các phòng giáo dục, trường phổ thông, có nhiều người đang giữ các trọng trách quan trọng trong ngành giáo dục cũng như một số ngành khác tại địa phương. Từ năm 2002 đến nay, hàng năm nhà trường tiếp nhận Lưu học sinh từ 7 tỉnh Nam, Trung Lào và thành phố Viêng Chăn sang học tiếng Việt tại Trường, sau đó tiếp tục học đại học, cao đẳng ở Huế. Tính đến nay đã có hơn 500 LHS ra trường trở về phục vụ đất nước Lào.
Những đóng góp của Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực đã được ghi nhận bằng nhiều bằng khen và danh hiệu cao quý: Bằng khen của Bộ trưởng về khoa học và đối ngoại; Cúp vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO; Cờ thi đua xuất sắc khối thi đua đào tạo năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Cúp vàng văn hóa Đông Sơn vì sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục Việt Nam 2010; Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam (2011); Bằng khen về “thành tích thực hiện các lĩnh vực công tác năm học 2010-2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011); Bằng khen chủ Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum về “thành tích trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Kon Tum” (2011); Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch Nước CHDCND Lào (2011); Huy chương Lao động của Thủ tướng Nước CHDCND Lào (2012); Đơn vị đạt chuẩn Văn hóa giai đoạn 2008-2013; Được liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cấp chứng chỉ Đơn vị Văn hóa 2013; Bằng khen của Tỉnh trưởng các tỉnh Champasak, Salavan, Savannakhet, Sekong của nước CHDCND Lào tặng về thành tích đào tạo và quản lý LHS Lào; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thành tích 15 năm đào tạo và quản lý Lưu học sinh Lào (2017). Liên tục từ năm 2012 đến 2018 trường đều được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận tập thể Lao động xuất sắc và nhiều Bằng khen, Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể trao tặng cho Công đoàn Trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh-Hội Sinh viên Trường.
Với mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng, gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu trong đào tạo, từ tháng 01/2009 Trường đã vận hành hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Tổ chức đảm bảo chất lượng Vương quốc Anh (NQA) cấp. Quá trình vận hành đã đem lại hiệu quả cao trong quản lý đào tạo, được tái chứng nhận lần 2 vào năm 2012, lần 3 vào năm 2015 và tái chứng nhận lần 4, đồng thời chuyển đổi hệ thống Quản lý chất lượng sang phiên bản ISO 9001:2015 vào năm 2017.
Trường đã xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất bao gồm nhiều khối công trình: giảng đường, phòng thực hành, thư viện, nhà thi đấu thể thao, khu hiệu bộ, khu nội trú, căn tin, sân chơi, bãi tập ở các địa chỉ 123 Nguyễn Huệ, 82 Hùng Vương, 02 Lê Hồng Phong, 21 Trần Quang Khải và cơ sở 2 đường Lâm Hoằng thuộc thành phố Huế cùng với các trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại và đồng bộ; các phòng học đều được trang bị thiết bị nghe nhìn, tivi, projector, phòng học đa phương tiện, phòng lab; Thư viện nhà trường là một trong những Thư viện điện tử có uy tín trên toàn quốc, được Hiệp hội thư viện các trường đại học đánh giá rất cao về chất lượng phục vụ bạn đọc cũng như tra cứu tin, góp phần đáp ứng nhu cầu đổi mới quá trình dạy học và các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao của nhà trường. Hệ thống Website của nhà trường hoạt động hiệu quả, luôn đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời đến từng cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nhà trường cũng như các hoạt động liên quan.
Hiện nay, Trường có 07 khoa gồm: Khoa Nghệ thuật, Khoa Tự nhiên - Kinh tế, Khoa Quản trị - Nghiệp vụ, Khoa Xã hội, Khoa Giáo dục Mầm non, Khoa Ngoại ngữ và Khoa Công nghệ thông tin.

1. Khoa Nghệ thuật
1.1. Giới thiệu chung
- Khoa Nghệ thuật (tiền thân là Khoa Nhạc - Họa - Thể dục) thành lập năm 1999 và được đổi tên theo Quyết định số1283/QĐ-CĐSP-TCCB ngày 01 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế.
- Khoa gồm 02 Tổ bộ môn:
+ Tổ Âm nhạc-Mĩ thuật-Quản lý văn hóa
+ Tổ Giáo dục thể chất-Công tác đội
- Khoa gồm có 12 giảng viên, trong đó trình độ: thạc sĩ 08 giảng viên, đại học 04 giảng viên.
- Các ngành đào tạo chính:
+ Cao đẳng sư phạm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất - CT Đội
+ Cao đẳng ngoài sư phạm: Quản lý văn hóa, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa
- Email: khoant.cdsp@thuathienhue.gov.vn
1.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
1.2.1. Ngành Sư phạm Âm nhạc
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 109
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên trung học cơ sở (THCS) đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông (GDPT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giáo viên THCS được đào tạo phải có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực giáo dục, dạy học theo yêu cầu của chuẩn GVTHCS, có khả năng dạy tốt chương    trình THCS mới, cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của GDPT trong tương lai; có kĩ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục. Cụ thể:
+ Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
+ Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc có thể làm các công việc sau:
+ Giảng dạy môn nghệ thuật, âm nhạc ở Tiểu học và âm nhạc ở THCS.
+ Giảng dạy các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật.
+ Tham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về âm nhạc hoặc thực hiện các công việc liên quan đến âm nhạc.
+ Giảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truy ền ở các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Phòng VHTT thành phố, huyện; các Trung tâm thiết kế quảng cáo...
+ Cán bộ văn hóa - văn nghệ quần chúng tại các nhà văn hóa và cộng đồng.
+ Làm chuyên viên âm nhạc ở các sở, phòng văn hóa – thể thao và du lịch.
+ Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc.
+ Có thể làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc.
1.2.2. Ngành Sư phạm Mỹ thuật
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 111
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật trình độ cao đẳng nhằm đào tạo  giáo viên trung học cơ sở (THCS) đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông (GDPT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện  đại  hóa đất nước.  Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật phải:
+ Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo  dục/dạy học môn Mỹ thuật ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
+ Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Mỹ thuật còn phải làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật có thể đảm nhận các vị trí công việc như: giảng dạy mỹ thuật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, các trung tâm hướng dẫn và đào tạo mỹ thuật, sáng tác tranh nghệ thuật hoặc ứng dụng căn bản hội họa vào các chuyên ngành đồ họa, thời trang…
1.2.3. Ngành Giáo dục thể chất-Công tác Đội
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 108
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất – Công tác Đội, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên trung học cơ sở (THCS) đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông (GDPT) trong thời kỳ công nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  đất nước. Các giáo viên THCS có  năng  lực  giáo  dục,  dạy  học  theo  yêu  cầu  của  chuẩn  nghề nghiệp đối với GVTHCS, có khả năng dạy tốt chương trình THCS cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của GDPT trong tương lai; có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục. Cụ thể:
+ Có kiến thức chuyên môn về khoa học Giáo dục thể chất, Lý luận và nghiệp vụ Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, làm cơ sở để hình thành các kỹ năng dạy học  môn Thể dục và làm Công tác Đoàn, Đội tại trường THCS hoặc tiểu học.
+ Có các kỹ năng chuyên môn về nghề dạy học Thể dục, các kỹ năng nghiệp vụ Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Cơ hội việc làm ngành Giáo dục Thể chất - CTĐ rất rộng mở, sau khi ra trường, sinh viên theo học ngành này sẽ có thể đảm nhận các vị trí việc làm như:
+ Giáo viên dạy môn Thể chất, công tác đội ở các trường từ bậc Tiểu học đến trung học cơ sở.
+ Nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
+ Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương tới Trung ương.
+ Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục thể chất phi chính phủ.
+ Làm việc tại các trung tâm, câu lạc bộ thể thao và các công ty tổ chức sự kiện Thể dục Thể thao.
1.2.4. Ngành Quản lý văn hóa
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 78
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ cao đẳng nhằm đào tạo cán bộ quản lý văn hóa có những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa, có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hóa xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sinh viên ngành Quản lý văn hóa sau khi ra trường có thể tự khởi nghiệp hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin truyền thông của các tỉnh, huyện, xã, các trường học, các câu lạc bộ, nhà văn hóa; làm việc tại các nhà xuất bản, tòa soạn báo và các cơ quan có liên quan đến hoạt động văn hóa, du lịch, giải trí, truyền thông báo chí khác.
1.2.5. Ngành Thiết kế thời trang
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 74
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang trình độ cao đẳng nhằm đào tạo ra các nhà thiết kế về ngành may mặc thời trang có những kiến thức cơ bản về mỹ thuật ứng dụng và các kiến thức chuyên sâu về thiết kế thời trang, có các kỹ năng về cắt may và thiết kế nâng cao, sử dụng thành thạo các phần mềm thời trang trên máy vi tính, xây dựng và thiết kế các bộ sưu tập mới, biết các hình thức kinh doanh trong thời trang đáp ứng nhu cầu của các các công ty thời trang phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Tự xây dựng thương hiệu thời trang riêng: tư vấn và thiết kế trang phục.
+ Stylist: nắm bắt được các kiểu dáng, xu hướng thời trang trong và ngoài nước nước; từ đó có thể  tạo dựng hình ảnh cho khách hàng phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
+ Làm thiết kế ở các công ty may mặc, các thương hiệu thời trang
+ Làm việc ở các tạp chí thời trang, blogger về thời trang...
1.2.6. Ngành Thiết kế đồ họa
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 76
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa trình độ cao đẳng nhằm đào tạo những thiết kế viên có những kiến thức cơ bản về mỹ thuật ứng dụng và những kiến thức chuyên sâu về Thiết kế đồ họa, có năng lực cảm nhận, tư duy sáng tạo, thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Có thể tự lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, thiết kế các sản phẩm nhận diện thương hiệu cho công ty, tổ chức doanh nghiệp, khách hàng...
+ Chuyên viên tư vấn, thiết kế làm việc tại các bộ phận thiết kế đồ họa của các công ty chuyên ngành quảng cáo, thiết kế, in ấn, các tòa soạn, các nhà xuất bản, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh...
+ Giảng dạy tại các trường học, trung tâm,...
+ Thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu...
+ Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (đại học, thạc sỹ...) để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Khoa Tự nhiên - Kinh tế
2.1. Giới thiệu chung
- Khoa Tự nhiên - Kinh tế được thành lập từ năm 2000.
- Khoa gồm 02 Tổ bộ môn:
+ Tổ Tự nhiên
+ Tổ Kinh tế
- Khoa gồm có 14 giảng viên và đều có trình độ thạc sĩ.
- Các ngành đào tạo chính:
+ Cao đẳng sư phạm: Giáo dục tiểu học, Toán học, Hóa học
+ Cao đẳng ngoài sư phạm: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng
+ Trung cấp: Kế toán doanh nghiệp
- Email: khoatnkt.cdsp@thuathienhue.gov.vn
2.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
2.2.1. Ngành Giáo dục tiểu học
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 109
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học trình độ cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của Giáo dục tiểu học (GDTH) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giáo viên tiểu học (GVTH) được đào tạo phải có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực giáo dục, dạy học theo yêu cầu của chuẩn GVTH, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học mới, cũng như có khả năng đáp ứng được những thay đổi của GDTH trong tương lai; có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục. Cụ thể:
+ Kiến thức chuyên môn: Có kiến thức đại cương làm nền tảng dạy tốt các môn học ở tiểu học. Có kiến thức vững vàng về các môn học để làm tốt công tác chuyên môn và chủ nhiệm lớp. Dạy được tất cả các khối, lớp học ở bậc tiểu học và có thể dạy các đối tượng học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật. Có hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình tiểu học, phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh ở toàn bậc tiểu học. Nắm được yêu cầu và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.
+ Kỹ năng sư phạm: Có kỹ năng lập kế hoạch dạy học (từng năm học, từng học kỳ) theo chương trình môn học, xây dựng hồ sơ giảng dạy và giáo dục. Có kỹ năng thiết kế bài giảng: biết xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, dự kiến các phương pháp và đồ dùng dạy học sẽ sử dụng; biết phân bố thời gian lên lớp và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng môn học và trình độ học sinh; biết bổ sung, hoàn thiện bài giảng. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh, các phương tiện thiết bị dạy học thích hợp để đạt kết quả tốt. Có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản; có khả năng giáo dục học sinh cá biệt. Có kỹ năng giao tiếp sư phạm.           
+ Về thái độ: Trên cơ sở có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm, sinh viên tin tưởng sẽ làm tốt nghề dạy học ở tiểu học. Có ý thức vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục học      sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTH.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Hiện nay, ngành Giáo dục Tiểu học đang thiếu hụt nhân lực trên cả nước nên cơ hội việc làm ngành này rất rộng mở. Bên cạnh đó, các trường dân lập, tư thục, quốc tế mở ra ngày càng nhiều cũng có nghĩa sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các giáo viên Tiểu học hơn nữa. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành Giáo dục Tiểu học có thể làm tại:
+ Giáo viên dạy các môn chính ở các trường từ bậc tiểu học đến THCS.
+ Nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
+ Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới Trung ương.
+ Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
+ Tiếp tục học lên các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Tiểu học, Quản lý giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp Tiểu học.
2.2.2. Ngành Sư phạm Toán học
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 110
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên trung học cơ sở (THCS) đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông (GDPT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học trình độ cao đẳng phải:
+ Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Toán ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
+ Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Học ngành Sư phạm Toán học sau khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc với các công việc khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Toán học có thể đảm nhiệm những vị trí việc làm sau:
+ Làm công tác giảng dạy Toán học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán học tại các trường phổ thông.
+ Làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Toán học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học.
+ Làm công tác quản lý tư liệu Toán học, quản lý bảo tàng trong lĩnh vực Toán học hoặc khoa học Tự nhiên…
+ Làm công tác Toán học, văn hoá trong lĩnh vực Toán học hoặc khoa học Tự nhiên ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội.
+ Biên tập viên các tạp chí khoa học, các nhà xuất bản.
+ Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học Tự nhiên.
2.2.3. Ngành Sư phạm Hóa học
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 110
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng ngành Sư phạm Hóa học nhằm đào tạo giáo viên trung học cơ sở (THCS), đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của Giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Hóa học trình độ cao đẳng phải:
-    Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Hóa học ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
- Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Hóa học có thể đảm nhiệm một số công việc sau:
+ Làm công tác giảng dạy Hóa học tại các trường tiểu học, THCS, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học tại các trường phổ thông.
+ Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về về lĩnh vực Hóa học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học.
+ Làm việc tại các công ty liên quan đến hóa chất.
2.2.4. Ngành Kế toán
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 78
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân ngành Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; hiểu những kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; vận dụng kiến thức và kỹ năng về chuyên môn của kế toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Thủ quỹ, kế toán viên, kế toán trưởng ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, ngân hàng.
+ Kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp.
+ Nhân viên vật tư.
+ Nhân viên kế hoạch - tài chính.
+ Nhân viên bán hàng.
+ Thanh tra viên trong lĩnh vực kinh tế, thị trường.
2.2.5. Ngành Quản trị kinh doanh
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 78
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh,  trình độ cao đẳng đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh, có sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh và những  kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, có khả năng hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh tương xứng với trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu về lao động của xã hội.
Bên cạnh đó người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình... nhằm phát huy tính sáng tạo, sự tự tin và khả năng hòa nhập của người học khi rời khỏi ghế nhà trường để tham gia vào lao động xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi học xong chương trình đào tạo cao đẳng Quản trị kinh doanh, người học có thể làm việc với vị trí là nhân viên tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng nhân sự, phòng marketing... hoặc làm trợ lý cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy tổ chức doanh nghiệp.
2.2.6. Ngành Tài chính-Ngân hàng
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 79
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng ngành Tài chính – Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lí kinh doanh, về tài chính – ngân hàng, marketing, kế toán và kinh tế; thành thạo các kĩ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên môn, có khả năng tự học tập để thích ứng với môi trường làm việc trong điều kiện hội nhập.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính - ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
+ Nhân viên, chuyên viên tín dụng ngân hàng; nhân viên, chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế; nhân viên, chuyên viên kinh doanh ngoại tệ;
+ Nhân viên, chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Nhân viên, chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
+ Nhân viên, chuyên viên tài trợ thương mại;
+ Nhân viên, chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; nhân viên, chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
2.2.7. Ngành Kế toán doanh nghiệp
- Thời lượng đào tạo: 1 năm học
- Tổng số tín chỉ: 41
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương cấp độ A1 theo khung chuẩn Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình Kế toán doanh nghiệp trình độ Trung cấp đào tạo người học có phẩm chất chính trị, có sức khỏe, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề kế toán tương xứng với trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu về lao động của xã hội.
Bên cạnh đó người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình... nhằm phát huy tính sáng tạo, sự tự tin và khả năng hòa nhập của người học khi rời khỏi ghế nhà trường để tham gia vào lao động xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi học xong chương trình đào tạo Trung cấp Kế toán doanh nghiệp, người học có thể làm việc với vị trí là kế toán viên ở mọi phần hành trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, và doanh nghiệp dịch vụ du lịch như: kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, kế toán vật tư, kế toán thanh toán...
3. Khoa Quản trị - Nghiệp vụ
3.1. Giới thiệu chung
- Khoa Quản trị - Nghiệp vụ được thành lập từ năm 2003, tiền thân từ Khoa Quản lý giáo dục, Tổ Lý luận chính trị và Tổ Tâm lý-Giáo dục.
- Khoa gồm 02 Tổ bộ môn:
+ Tổ Tâm lý-Quản lí-Nghiệp vụ
+ Tổ Lí luận Chính trị
- Khoa gồm có 11 giảng viên, trong đó trình độ: thạc sĩ 09 giảng viên, nghiên cứu sinh 02 giảng viên.
- Các ngành đào tạo chính: CĐ Quản trị văn phòng, CĐ Thư ký văn phòng
- Email: khoaqtnv.cdsp@thuathienhue.gov.vn
3.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
3.2.1. Ngành Quản trị văn phòng
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 81
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Quản trị văn phòng, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe; có kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ về quản trị văn phòng và hành chính văn phòng; có khả năng giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản trị văn phòng; đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Người học sau khi ra trường có năng lực tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp quản trị văn phòng và công việc văn phòng; đồng thời có thể tiếp tục học tập liên thông lên trình độ đại học và tham gia các khóa đào tạo sau đại học về chuyên ngành Hành chính công, quản trị công, Lưu trữ học, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân sự ... Trường đã liên kết với nhiều trường đại học có uy tín trong và ngoài nước để người học có cơ hội được liên thông trong quá trình học tập.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng có thể làm nhân viên hoặc quản trị viên văn phòng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang.
3.2.2. Ngành Thư ký văn phòng
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 81
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Thư ký văn phòng, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thư ký văn phòng có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe; có kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ về thư ký, văn thư, lưu trữ, hành chính văn phòng; có khả năng giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác thư ký văn phòng; đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Người học sau khi ra trường có năng lực tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nghề thư ký văn phòng; đồng thời có thể học tập liên thông lên trình độ đại học và tham gia các khóa đào tạo sau đại học các chuyên ngành như Hành chính công, quản trị công, Lưu trữ học, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân sự.. Trường đã liên kết với nhiều trường đại học có uy tín trong và ngoài nước để người học có cơ hội được liên thông trong quá trình học tập.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thư ký văn phòng có thể làm nhân viên văn phòng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang hoặc có thể là thư ký, trợ lý cho các cấp lãnh đạo, quản lý.
4. Khoa Xã hội
4.1. Giới thiệu chung
- Khoa Xã hội được thành lập từ năm 2003.
- Khoa gồm 02 Tổ bộ môn:
+ Tổ Văn-Sử-Việt Nam học
+ Tổ Địa-Quản lý đất đai-Thư viện-Công tác xã hội
- Khoa gồm có 13 giảng viên, trong đó trình độ: tiến sĩ 01 giảng viên, thạc sĩ 12 giảng viên.
- Các ngành đào tạo chính:
+ Cao đẳng sư phạm: Ngữ văn, Lịch sử
+ Cao đẳng ngoài sư phạm: Công tác xã hội, Quản lý đất đai, Việt Nam học, Thư viện
+ Trung cấp: Quản lý đất đai, Thư viện
- Email: khoaxh.cdsp@thuathienhue.gov.vn
4.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
4.2.1. Ngành Sư phạm Ngữ văn
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 108
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo sinh viên tốt nghiệp có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực giáo dục và phải:
-    Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
-    Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Ngành Sư phạm Ngữ văn là một ngành học khá đa dạng về việc làm, ngoài việc giảng dạy chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp ngành học này còn đảm nhận được nhiều công việc khác nhau. Cụ thể, sau khi ra trường, sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn có thể thực hiện các công việc sau:
+ Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS.
+ Nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ... trên cả nước, những trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
+ Trở thành biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông.
+ Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng/ sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lí giáo dục, các tổ chức xã hội…
4.2.2. Ngành Sư phạm Lịch sử
- Thời lượng đào tạo: 3 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 108
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp phải:
+ Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu CNXH, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.
+ Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Lịch sử ở trường THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
+ Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THCS.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử có đủ năng lực đảm nhận các công việc sau:
+ Làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Sử học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
+ Làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường tiểu học, THCS. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử tại các trường phổ thông.
+ Chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.
+ Làm công tác quản lý tư liệu lịch sử, quản lý bảo tàng, di tích lịch sử…
+ Làm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội.
+ Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.
4.2.3. Ngành Công tác xã hội
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 71
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng ngành Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; có kiến thức chuyên môn cơ bản và kĩ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp vào phân tích, phát hiện và giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng tự giải quyết những vấn đề xã hội.
Người học tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành Công tác xã hội có năng lực thực hiện các công việc của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp như cung cấp trực tiếp các dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội trong các lĩnh vực an sinh xã hội, sức khỏe và giáo dục.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội trình độ cao đẳng có thể làm việc tại:
+ Các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội từ cấp tỉnh trở xuống.
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội.
+ Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhà cán sự xã hội để trợ giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
4.2.4. Ngành Quản lý đất đai
- Thời lượng đào tạo:
+ Cao đẳng: 2 năm học.
+ Trung cấp: 1 năm học.
- Tổng số tín chỉ:
+ Cao đẳng: 83
+ Trung cấp: 42
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
+ Cao đẳng: Chương trình Quản lý đất đai trình độ Cao đẳng đào tạo người học có phẩm chất chính trị, có sức khỏe, có kiến thức và kỹ năng thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, công tác đo đạc, quy hoạch phù hợp với trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu về lao động của xã hội.
Bên cạnh đó người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình... nhằm phát huy tính sáng tạo, sự tự tin và khả năng hòa nhập của người học khi rời khỏi ghế nhà trường để tham gia vào lao động xã hội.
+ Trung cấp: Chương trình Quản lý đất đai trình độ Trung cấp đào tạo người học có phẩm chất chính trị, có sức khỏe, có kiến thức và kỹ năng thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, công tác đo đạc, quy hoạch phù hợp với trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu về lao động của xã hội.
Bên cạnh đó người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình... nhằm phát huy tính sáng tạo, sự tự tin và khả năng hòa nhập của người học khi rời khỏi ghế nhà trường để tham gia vào lao động xã hội.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi học xong chương trình đào tạo Cao đẳng và Trung cấp Quản lý đất đai, người học có thể làm việc với vị trí là công chức địa chính, địa chính – xây dựng; nhân viên quản lý xây dựng đô thị ở các xã, phường, thị trấn; cán bộ tại Phòng Tài nguyên & Môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; chuyên viên trong các đơn vị đo đạc; nhân viên thuộc các đơn vị tư vấn về quy hoạch, đo đạc; nhân viên trong các doanh nghiệp bất động sản;...
4.2.5. Ngành Việt Nam học
- Thời lượng đào tạo: 2 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 80
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) trình độ cao đẳng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học và Huế học; những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý điều hành, hướng dẫn du lịch, những vấn đề về văn hóa, lịch sử Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế để sinh viên có thể làm việc trong các cơ sở hoạt động về nghiệp vụ văn hoá, du lịch, bảo tàng, quản lý di tích, hoạt động du lịch, hướng dẫn du lịch và các tổ chức văn hoá, chính trị ở địa phương.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: tự khởi nghiệp hoặc làm việc tại các vị trí công tác như nhân viên Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh; Phòng Văn hóa - Thông tin – Thể thao cấp huyện; Ban Văn hóa cấp xã phường; cán bộ các bảo tàng, các trung tâm bảo tồn di tích; nhân viên các công ty du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng; nhân viên các cơ quan báo chí, tạp chí nghiên cứu về văn hóa – du lịch; nhân viên các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện – văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về lĩnh vực văn hóa – du lịch.
4.2.6. Ngành Thư viện
- Thời lượng đào tạo:
+ Cao đẳng: 2 năm học.
+ Trung cấp: 1 năm học.
- Tổng số tín chỉ:
+ Cao đẳng: 80
+ Trung cấp: 43
- Yêu cầu về Tiếng Anh:
+ Cao đẳng: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Trung cấp: Tiếng Anh bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương cấp độ A1 theo khung chuẩn Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Cao đẳng: Chương trình cao đẳng nghề Thư viện nhằm đào tạo cử nhân cao đẳng nghề Thư viện có trình độ lý luận và nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động trong thư viện hoặc cơ quan thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các Trung tâm thông tin – thư viện của các trường đại học, cao đẳng; Trung tâm Học liệu; Thư viện Công cộng; Thư viện của các cơ quan, xí nghiệp; Thư viện trường học.
+ Trung cấp: Chương trình ngành Thư viện trình độ trung cấp nhằm đào tạo sinh viên có trình độ lý luận và nghiệp vụ về tổ chức, các hoạt động trong thư viện/cơ quan thông tin.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các Trung tâm thông tin – thư viện của các trường đại học, cao đẳng; Trung tâm Học liệu; Thư viện Công cộng; Thư viện của các cơ quan, xí nghiệp; Thư viện trường học.
5. Khoa Giáo dục Mầm non
5.1. Giới thiệu chung
- Khoa Giáo dục Mầm non được thành lập từ năm 2005.
- Khoa gồm có 09 giảng viên, trong đó trình độ: thạc sĩ 08 giảng viên, nghiên cứu sinh 01 giảng viên.
- Các ngành đào tạo chính:
+ Cao đẳng sư phạm: Giáo dục Mầm non
+ Trung cấp: Sư phạm mầm non
- Email: khoagdmn.cdsp@thuathienhue.gov.vn
5.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
5.2.1. Ngành Giáo dục Mầm non
- Thời lượng đào tạo: 3 năm, chia làm 6 học kỳ
- Tổng số tín chỉ: 116
- Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt năng lực tiếng Anh bậc 2 (A2-B) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (GDMN) nhằm đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các GVMN được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, có khả năng đáp ứng được sự phát triển của GDMN, có kỹ năng tự bồi dưỡng.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Hiện nay hệ thống giáo dục mầm non ngoài các cơ sở công lập còn có rất nhiều các cơ sở ngoài công lập đào tạo. Vì vậy cơ hội việc làm sau khi học sư phạm mầm non rất rộng mở, các giáo viên mầm non có thể làm việc tại:
+ Hệ thống các trường mẫu giáo trong nước và quốc tế.
+ Các cơ quan quản lý như các Sở, Phòng Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.
+ Các tổ chức, trung tâm trong nước và quốc tế về giáo dục,…
+ Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
5.2.2. Ngành Sư phạm mầm non
- Thời lượng đào tạo: 02 năm
- Tổng số tín chỉ: 91
- Yêu cầu về Tiếng Anh: tiếng Anh ở trình độ cuối bậc 1, cụ thể là những kiến thức về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp về các chủ đề và lĩnh vực khác nhau cần thiết cho hầu hết các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo trình độ trung cấp Sư phạm mầm non nhằm đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non (GDMN) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các GVMN được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, có khả năng đáp ứng được sự phát triển của GDMN, có kỹ năng tự bồi dưỡng.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
Các giáo viên mầm non có thể làm việc tại:
+ Hệ thống các trường mẫu giáo trong nước và quốc tế.
+ Các cơ quan quản lý như các Sở, Phòng Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.
+ Các tổ chức, trung tâm trong nước và quốc tế về giáo dục…
+ Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
6. Khoa Ngoại ngữ
6.1. Giới thiệu chung
- Khoa Ngoại ngữ được thành lập từ năm 2016, tiền thân từ Khoa Ngoại ngữ - Tin học thuộc Trường.
- Khoa gồm 02 Tổ bộ môn:
+ Tổ Tiếng Anh
+ Tổ Tiếng Nhật
- Khoa gồm có 16 giảng viên, trong đó trình độ: thạc sĩ 09 giảng viên, đại học 07 giảng viên.
- Các ngành đào tạo chính:
+ Sư phạm: Tiếng Anh
+ Ngoài sư phạm: Tiếng Anh, Tiếng Nhật
- Email: khoann.cdsp@thuathienhue.gov.vn
6.2. Thông tin về từng ngành đào tạo
6.2.1. Ngành Sư phạm Tiếng Anh
- Thời lượng đào tạo: 3 năm, chia làm 6 học kỳ.
- Tổng số tín chỉ: 111
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Tiếng Pháp A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh, trình độ cao đẳng nhằm đào tạo giáo viên đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông (GDPT) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giáo viên được đào tạo phải có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực giáo dục, dạy học theo yêu cầu của chuẩn giáo viên, có khả năng dạy tốt chương trình mới, cũng như có khả năng  đáp ứng được những  thay đổi của GDPT trong tương lai; có kỹ năng nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa học giáo dục. Cụ thể:
+ Kiến thức chuyên môn: Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
+ Kỹ năng sư phạm: Có kỹ năng lập kế hoạch dạy học, xây dựng hồ sơ giảng dạy và giáo dục. Có kỹ năng thiết kế bài giảng: biết xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, dự kiến các phương pháp và đồ dùng dạy học sẽ sử dụng; biết phân bố thời gian lên lớp và tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với trình độ học sinh; biết bổ sung, hoàn thiện bài giảng. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh, các phương tiện thiết bị dạy học thích hợp để đạt kết quả tốt. Có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường. Có kỹ năng quản lý lớp học, làm công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản; có khả năng giáo dục học sinh cá biệt. Có kỹ năng giao tiếp sư phạm.
+ Về thái độ: Trên cơ sở có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm, sinh viên tin tưởng sẽ làm tốt nghề dạy học ở trường. Có ý thức vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh, sinh viên có thể trở thành cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh ở các cấp học trong hệ thống giáo dục trong và ngoài nước.
6.2.2. Ngành Tiếng Anh
- Thời lượng đào tạo: 2,5 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 85
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Tiếng Pháp A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu:
Chương trình đào tạo ngành Tiếng Anh trình độ cao đẳng nhằm đạo tạo cử nhân thực hành có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành cao đẳng Tiếng Anh sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng:
+ Nắm vững các kỹ năng nói, nghe, viết và đọc hiểu tiếng Anh để có thể giao tiếp tương đối thành thạo và làm việc trong các môi trường trong đó tiếng Anh được sử dụng thường xuyên.
+ Nắm được các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực thương mại như soạn thảo văn bản thương mại, giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh và trong lĩnh vực du lịch như nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, tiếng Anh chuyên ngành khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch; và trong lĩnh vực biên phiên dịch cơ bản.
+ Phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc như giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, tư duy phản biện, viết báo cáo, phỏng vấn.
+ Tự nghiên cứu, làm việc độc lập, biết phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn và đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực du lịch và thương mại:
+ Nhân viên lễ tân, thị trường, bán hàng, thiết kế và điều hành tour tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty và doanh nghiệp.
+ Nhân viên phòng quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các công ty, doanh nghiệp.
+ Hướng dẫn viên du lịch.
6.2.3. Ngành Tiếng Nhật
- Thời lượng đào tạo: 2,5 năm học.
- Tổng số tín chỉ: 97
- Yêu cầu về Tiếng Anh: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Định hướng mục tiêu: Chương trình cử nhân Cao đẳng Tiếng Nhật đào tạo ra những cử nhân có kiến thức tốt về tiếng Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật tối thiểu bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ B2 theo Khung tham chiếu châu Âu, tức tương đương cấp N3- cấp 3/5 theo thang đánh giá của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật); được rèn luyện tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, làm việc nhóm; có kiến thức về văn hóa xã hội; có thể tiếp tục tự học, tiếp tục tự nâng cao năng lực, kiến thức, có khả năng phát triển ở các cấp học cao hơn;tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Nhật, đáp ứng được những nhu cầu trước mắt và lâu dài của xã hội cũng như khả năng nhanh chóng hội nhập vào môi trường làm việc thực tế trong nền kinh tế hiện đại.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Cao Đẳng  tiếng Nhật có thể đảm nhận các vị  trí như: giáo viên giảng dạy tại các trung tâm liên quan đến Tiếng Nhật, nhân viên, biên phiên dịch tại văn phòng các công ty cổ phần liên quan đến Tiếng Nhật, lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên tại các văn phòng du lịch.
7. Khoa Công nghệ thông tin
7.1. Giới thiệu chung
- Khoa Công nghệ thông tin được thành lập từ năm 2016, tiền thân từ Khoa Ngoại ngữ - Tin học thuộc Trường.
- Khoa gồm có 09 giảng viên và đều có trình độ thạc sĩ .
- Các ngành đào tạo chính:
+ Cao đẳng ngoài sư phạm: Tin học ứng dụng
+ Trung cấp: Tin học ứng dụng
- Email: khoacntt.cdsp@thuathienhue.gov.vn
7.2. Thông tin về ngành đào tạo
Ngành tin học ứng dụng
- Thời lượng đào tạo
+ Cao đẳng: 2 năm học.
+ Trung cấp: 1 năm học.
- Tổng số tín chỉ
+ Cao đẳng: 81
+ Trung cấp: 46
- Yêu cầu về Tiếng Anh:
+ Cao đẳng: Tiếng Anh A2-B theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Trung cấp: Tiếng Anh bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương cấp độ A1 theo khung chuẩn Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Cao đẳng: Chương trình học ngành Công nghệ thông tin trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như quản trị mạng, thiết kế Web, lắp ráp và bảo trì máy tính. Đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên được cung cấp các kiến thức về hai mảng tin học ứng dụng, đó là các kỹ thuật lập trình bằng các ngôn ngữ lập trình phát triển ứng dụng như C#, Java, C++... Mảng ứng dụng thứ hai tập trung hướng cho sinh viên về công nghệ Web bao gồm các kiến thức phân tích thiết kế hệ thống thông tin, các giải pháp xây dựng và khai thác hệ thống thông tin trên mạng với các môn học Windows Server, SQL Server, My SQL, ASP.net, PHP,...
+ Trung cấp: Chương trình học ngành Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) trang bị cho sinh viênnhững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ năng của một chuyên viên tin học văn phòng, có khả năng ứng dụng được các kỹ thuật về các hệ thống đa phương tiện (Multimedia), có những kiến thức cơ bản về sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị máy tính, có khả năng thiết kế đồ họa ứng dụng bằng Photoshop. Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp các kiến thức để trở thành chuyên viên có khả năng thiết kế các trang web cơ bản, xây dựng các mô hình ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu.
- Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.
+ Tổ chức, triển khai và quản lý mạng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Lập trình viên trong các doanh nghiệp phát triển phần mềm.
+ Sử dụng và bảo dưỡng được hệ thống máy tính.
+ Sử dụng và khai thác được các hệ thống cơ sở dữ liệu thông dụng.
+ Thiết kế, chỉnh sửa được ảnh số và các sản phẩm đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp và làm dịch vụ.
+ Thiết kế và quản trị Website cho các tổ chức.
 Liên kết đào tạo
Ngoài công tác tuyển sinh đào tạo trình độ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng (trung cấp Sư phạm mầm non), Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế cụ thể là Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & Liên kết đào tạo đã thực hiện tốt công tác liên kết với các trường đại học trong và ngoài tỉnh để tổ chức đào tạo liên thông từ trung cấp/cao đẳng lên đại học cho hầu hết các ngành đào tạo của Trường. Cụ thể:
- Liên kết ĐHSP thuộc ĐH Huế đào tạo liên thông đại học các ngành: Giáo dục Mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Toán học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Tin học.
- Liên kết ĐH Phú Xuân Huế đào tạo liên thông đại học ngành Tin học ứng dụng.
- Liên kết ĐHSP Mỹ thuật Huế đào tạo liên thông đại học ngành Sư phạm Mỹ thuật.
- Liên kết ĐH Vinh đào tạo liên thông đại học các ngành: Giáo dục Mầm non,  Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính-Ngân hàng, Quản lý văn hóa, Công tác xã hội, Việt Nam học, Công nghệ thông tin, Kế toán doanh nghiệp.
- Liên kết ĐHSP TDTT Hà Nội đào tạo liên thông đại học ngành Giáo dục thể chất.
- Liên kết ĐH Nội vụ Hà Nội đào tạo liên thông đại học các ngành: Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng và Khoa học thư viện.
Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế luôn tự hào là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong khu vực về giáo dục. Trường cũng vinh dự đóng góp vào sư phát triển của đất nước và khu vực thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực lao động của xã hội. Mục tiêu lâu dài và bền vững của Trường là xây dựng đội ngũ học sinh sinh viên năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.
Thời gian vừa qua, Trường liên kết với một số đơn vị doanh nghiệp để tiếp nhận, tuyển dụng học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp như: Công ty Dệt May Huế, Công ty Scavi Huế, Công ty CPTM Thịnh Long, Trường Mầm non chất lượng cao Hoa Thủy Tiên Huế, Công ty Huetronics…Trường hợp tác với Công ty Hải Phong giới thiệu đến học sinh sinh viên các Chương trình thực tập, tiếp sức khởi nghiệp tại Nhật Bản (thời gian thực tập và làm việc 1 năm), giúp các em có cơ hội làm việc, kiếm thu nhập và học tập trau dồi kiến thức kỹ năng ở nước ngoài; thông báo các tuyển dụng việc làm về chế biến thực phẩm tại Nhật của Công ty Delica…
Hàng năm, Trường phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên năm cuối; tổ chức “Ngày hội việc làm”; “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội tuyển sinh học nghề, tuyển dụng lao động”, “Ngày hội tư vấn, định hướng, tuyển sinh học nghề tỉnh Thừa Thiên Huế”…Qua những hoạt động này, học sinh sinh viên có thể đăng ký, thực hiện phỏng vấn, tham quan các gian hàng tuyển dụng; được tiếp cận, tìm hiểu và tham gia thị trường lao động thông qua các hoạt động tại Ngày hội; xây dựng ý thức về nghề nghiệp, có thêm nhiều cơ hội để tham khảo tìm kiếm việc làm phù hợp. Ngoài ra, tại Ngày hội học sinh sinh viên có thành tích học tập tốt cũng được lựa chọn để trao các phần học bổng từ các nhà tuyển dụng, công ty như Công ty Hải Phong, Hồng Đức…Ngày hội chính là một trong những hoạt động thường xuyên định kỳ nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lược của Trường trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực, giới thiệu việc làm cho học sinh sinh viên, tiếp tục tăng cường phát triển hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp, theo phương châm cùng đồng hành cùng phát triển.
Để hỗ trợ người học tìm kiếm được việc làm sau tốt nghiệp, Trường đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Liên kết đào tạo với chức năng nhiệm vụ là liên kết với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với tư cách là cầu nối giữa sinh viên với các nhà tuyển dụng, thực hiện tốt mối quan hệ giữa Doanh nghiệp – Nhà trường – Sinh viên. Ngoài ra, Trung tâm mở rộng việc liên kết với các trường đại học uy tín để mở các lớp liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học, các lớp bồi dưỡng các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
Trường, cụ thể là Ban Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường xuyên trang bị cho học sinh sinh viên các kiến thức, kỹ năng để tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành, nhu cầu, nguyện vọng sau khi tốt nghiệp, thông qua tổ chức các hội thảo “Thắp lửa tinh thần Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp”, các chương trình Opentalk “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp”, cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp”… Trường mời các diễn giả là những đại diện cho cấu trúc hệ sinh thái khởi nghiệp: Nhà nước - Nhà trường - Nhà đầu tư - Nhà kinh doanh - Startup của Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến trao đổi, chia sẻ với học sinh sinh viên những kiến thức, kinh nghiệm, giúp học sinh sinh viên có những suy nghĩ, tư tưởng, những bài học mới trong khởi nghiệp.


 
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/24-11-2024_568bc44ee1267def11bfbc93d037c417.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)