A. Giới thiệu chung
Trường CĐSP Điện Biên hiện có 04 khoa và 02 tổ trực thuộc:
+ Khoa Tự nhiên;
+ Khoa Xã hội;
+ Khoa Tiểu học - Mầm non;
+ Khoa Bồi dưỡng
+ Tổ Lý luận chính trị - Tâm lý giáo dục
+ Tổ Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng.
1. Khoa Tự nhiên
Tiền thân là tổ Tự nhiên của trường Trung cấp sư phạm Lai Châu. Khi trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư pham Điện Biên vào ngày 13/12/2000, theo Quyết định số 5520/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ Tự nhiên được nâng cấp thành khoa Tự nhiên, một đơn vị trực thuộc của nhà trường.
Hiện nay, Khoa Tự nhiên được biên chế 23 cán bộ giảng viên, trong đó có 02 Tiến sỹ, 18 Thạc sỹ, 3 Đại học sinh hoạt theo 3 tổ bộ môn (Hóa- Sinh; Toán - Lý, Tin).
Được sự phân cấp của Hiệu trưởng, khoa Tự nhiên đã từng đào tạo nhiều chuyên ngành sư phạm như Hóa – Sinh, Sinh – Hóa, Toán – Lý, Toán – Tin,và nhiều chuyên ngành ngoài sư phạm như Thiết bị thí nghiệm, Tin học ứng dụng..
Khoa đang trực tiếp quản lí chuyên môn của giảng viên các chuyên ngành: Hóa học, Toán học, Tin, Sinh học, Vật lý và sinh viên các khóa đào tạo K20 thuộc ngành Sư phạm Sinh (Chương trình Sư phạm Sinh Hóa, 55 học phần), K21 thuộc ngành Giáo dục thể chất (Chương trình Thể dục Sinh, 45 học phần) theo phân cấp của Hiệu trưởng. Bên cạnh việc đào tạo sinh viên Việt Nam, khoa Tự nhiên đào tạo sinh viên Lào theo Hiệp định ký kết đào tạo giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào. Ngoài ra, khoa nhận nhiệm vụ dạy hỗ trợ tiếng Việt cho sinh viên Lào theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. Ngoài đào tạo sinh viên, giảng viên của khoa tham gia các hoạt động bồi dưỡng của nhà trường như Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng giáo viên cốt cán của sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên.
2. Khoa Xã hội
Tiền thân là tổ Xã hội của trường Trung cấp sư phạm Lai Châu. Khi trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư pham Điện Biên vào ngày 13/12/2000, theo Quyết định số 5520/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ Xã hội được nâng cấp thành khoa Xã hội, một đơn vị trực thuộc của nhà trường.
Hiện nay, Khoa Xã hội được biên chế 25 cán bộ giảng viên ở 4 tổ bộ môn: Văn- Quản lý văn hóa; Sử - Công tác xã hội, Địa lý; Ngoại ngữ. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ: 02, Thạc sĩ 14, Đại học 9;
Được sự phân cấp của Hiệu trưởng, khoa Xã hội đã từng đào tạo nhiều chuyên ngành sư phạm như Văn - Sử, Văn - Địa. Sử - Giáo dục công dân, Tiếng Anh...và nhiều chuyên ngành ngoài sư phạm như Thư viện thông tin, Quản lý văn hóa, Việt Nam học, Công tác xã hội...
Khoa đang trực tiếp quản lí chuyên môn của giảng viên các chuyên ngành: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Công tác xã hội và sinh viên các khóa đào tạo K20, K21 thuộc ngành đào tạo Công tác xã hội theo phân cấp của Hiệu trưởng.
Bên cạnh việc đào tạo sinh viên Việt Nam, khoa Xã hội đào tạo sinh viên Lào theo Hiệp định ký kết đào tạo giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào. Ngoài ra, khoa nhận nhiệm vụ dạy hỗ trợ tiếng Việt cho sinh viên Lào theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, dạy hỗ trợ tiếng Anh cho sinh viên theo Đề án của Đại sứ quán Hoa Kỳ...
Ngoài đào tạo sinh viên, giảng viên của khoa tham gia các hoạt động bồi dưỡng của nhà trường như Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng giáo viên cốt cán của sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên.
3. Khoa Tiểu học – Mầm non
Khoa Tiểu học - Mầm non, được thành lập theo Quyết định số: 132/QĐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 2001 của UBND tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Khoa được biên chế 25 giảng viên trong đó có 1 tiến sĩ, 18 thạc sĩ, 6 đại học với 5 tổ bộ môn. Gồm tổ Ngữ văn, tổ Toán, tổ Giáo dục Mầm non, tổ Mĩ thuật, tổ Âm nhạc. Được sự phân cấp của Hiệu trưởng, khoa Tiểu học - Mầm non đào tạo các ngành: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non. Khoa có chức năng trực tiếp quản lí và tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác thuộc các ngành đào tạo do khoa quản lí. Tổ chức các hoạt động NCKH ở đơn vị. Quản lý giảng viên, học sinh, sinh viên thuộc đơn vị theo phân cấp của Nhà trường. Thực hiện biên soạn đề cương chi tiết chương trình môn học, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa.
Các chuyên ngành Khoa đào tạo:
a. Ngành Giáo dục Tiểu học (Thời gian đào tạo 3 năm – hệ cao đẳng)
Sinh viên tốt nghiệp có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục Tiểu học trong tương lai.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 171 đơn vị học trình (đvht) không kể học phần giáo dục thể chất (3đvht) và giáo dục quốc phòng an ninh (165 tiết). Trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương 37 (đvht), khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 142 (đvht).
Triển vọng đào tạo: Sinh viên ra trường có khả năng giảng dạy, làm công tác tổng phụ trách đội ở các trường Tiểu học, có thể làm việc tại các cơ quan có nhu cầu tuyển dụng cán bộ chuyên ngành, học liên thông lên trình độ Đại học phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
b. Ngành Giáo dục Mầm non (Thời gian đào tạo: 3 năm – hệ Cao đẳng)
Sinh viên tốt nghiệp có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, có khả năng đáp ứng được sự phát triển của giáo dục mầm non, có kỹ năng tự bồi dưỡng.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 172 đơn vị học trình (đvht) không kể giáo dục thể chất 3 (đvht) và giáo dục quốc phòng 165 tiết. Trong đó: Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm: 46 (đvht), khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 126 (đvht).
Triển vọng đào tạo: Sinh viên ra trường có khả năng đảm nhận vị trí giáo viên đứng lớp ở tất cả các nhóm, lớp thuộc tất cả các độ tuổi Mầm non. Tham gia công tác quản lý ở các cơ sở giáo dục Mầm non. Có thể làm việc tại các cơ quan có nhu cầu tuyển dụng cán bộ theo chuyên ngành. Có khả năng tiếp tục học lên trình độ Đại học Giáo dục Mầm non.
4. Khoa Bồi dưỡng
Khoa Bồi Dưỡng được thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2001, theo Quyết định số 132/QĐ- UB của UBND tỉnh Lai Châu (cũ), chính thức đi vào hoạt động 01/10/2001. Khi bắt đầu hoạt động nhiệm vụ chính của Khoa là bồi dưỡng chuẩnhóa trình độ trung học sư phạm (từ THSP lên CĐSP), sau đó chuyển sang bồi dưỡng kiến thức lý luận, nâng cao năng lực quản lý giáo dục cho cán bộ quản lí giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ ngành cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũ. Tính đến năm 2019, nhiệm vụ của khoa được bổ sung, cụ thể: tổ chức, quản lý các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ trưởng tổ chuyên môn; cán bộ quản lý trường học, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên, nhân viên thiết bị, thư viện trường học, bồi dưỡng giáo viên theochuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, bồidưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu thay sách khoa mới... Ngoài ra Khoa còn nhậncác loại bồi dưỡng khác khi Ngành giáo dục yêu cầu.
Hiện nay khoa có 06 giảng viên cơ hữu làm việc tại khoa đều là thạc sĩ. Chương trình bồi dưỡng gồm có:
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tổ trường môn trường học, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, thời lượng 60 tiết (bao gồm lý thuyết và thảo luận)
Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, thời lượng 360 (bao gồm lý thuyết, bài tập, thảo luận, tự nghiên cứu, thực tế)
Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông 312 tiết (bao gồm lý thuyết và thực hành)
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường học 60 tiết (bao gồm lý thuyết và thực hành/thảo luận)
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, III mỗi chương trình 240 (bao gồm lý thuyết và thực hành/thảo luận)
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, III mỗi chương trình 240 (bao gồm lý thuyết và thực hành/thảo luận)
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, II mỗi chương trình 240 (bao gồm lý thuyết và thực hành/thảo luận)
Tính từ năm học 2005 đến 2019, khoa đã bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho 11439 lượt học viên, trong đó cán bộ quản lý trường học là 1570 lượt, tổ trưởng chuyên môn trường học là 2511 lượt, nghiệp vụ thiết bị trường học là 374 lượt, nghiệp vụ thư viện trường học 55, chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên 6984 lượt . Qua các năm học tập thể Khoa luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc, được tặng thưởng nhiều Giấy khen, Bằng khen cho cá nhân, tập thể.
B. Thông tin về các ngành
Từ năm 2007, Nhà trường được phép đào tạo 16 ngành trình độ cao đẳng gồm 10 ngành sư phạm (Sư phạm Toán học, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Mĩ thuật, Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non); 06 ngành ngoài sư phạm (Việt Nam học, Công tác xã hội, Quản lý văn hóa, Quản trị văn phòng, Khoa học Thư viện, Tin học ứng dụng).
05 CTĐT các ngành trình độ trung cấp chuyên nghiệp (Sư phạm Tiểu học, Sư phạm Mầm non, Thư viện - Thiết bị trường học, Quản lý thiết bị trường học, Hành chính - Văn thư).
Hiện tại năm học 2018-2019, Nhà trường đang đào tạo 07 ngành trình độ cao đẳng chính quy gồm:
- Giáo dục Mầm non;
- Giáo dục Tiểu học;
- Sư phạm Toán;
- Giáo dục Thể chất;
- Sư phạm Sinh;
- Sư phạm Ngữ văn;
- Công tác xã hội.
Ngoài ra, Nhà trường còn tham gia bồi dưỡng giáo viên, CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS.