Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
SINCE 1956
Điểm đánh giá: 231 sao trong 53 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh:
 Phát triển con người, đào tạo nhân tực chất lượng cao, nghiên cứu kho học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước.
2. Tầm nhìn:
Trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
3. Giá trị cốt lõi:
Chất lượng- hiệu quả, Tận tụy – cống hiến, Chính trực – tôn trọng, Tài năng cá nhân – trí tuệ tập thể, Kế thừa – sáng tạo.
4. Mục tiêu chiến lược:
- Phát triển thành một đại học nghiên cứu đa lĩnh vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, trong đó các đơn vị chuyên môn được tổ chức thành một số trường và khoa; viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc. 
- Xây dựng hình mẫu thành công, phát triển bền vững của một đại học tự chủ toàn diện với mô hình quản trị tiên tiến, hệ thống tài chính vững mạnh, hạ tầng khuôn viên và cơ sở vật chất hiện đại ngang tầm khu vực.
- Xây dựng môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở và quốc tế hóa; thu hút sinh viên ưu tú, học giả xuất sắc trong nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc. 
- Nâng chất lượng của tất cả các chương trình đào tạo đạt mức cao theo các tiêu chuẩn kiểm định khu vực hoặc quốc tế; đưa Trường lên nhóm đầu khu vực theo xếp hạng khả năng việc làm của người tốt nghiệp.
- Hình thành một trung tâm sáng tạo công nghệ xuất sắc của khu vực, thu hút mạnh tài trợ và đầu tư của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; đưa Trường lên nhóm đầu khu vực theo xếp hạng năng lực sáng tạo.  
5. Mô tả liên kết khu vực:
Hiện tại Trường ĐHBK Hà Nội có liên kết đào tạo với các Trường Đại học nước ngoài với ngành và văn bằng như sau:
- Đại học Libliz Hannover, CHLB Đức: Đại học ngành ĐTVT và ngành Cơ điện tử
- Đại học công nghệ Nagaoka, Nhật: Đại học ngành ngành Cơ điện tử
- Đại học Victoria Weblington - Newzeland: Đại học ngành CNTT và QTKD
- Đại học La Trobe, Úc: Đào tạo đại học ngành CNTT
- Đại học BK Grenoble, Pháp: Đại học ngành Thiết kế và Quản trị hệ thống thông tin
- Đại học Troy, Hoa kỳ: Đại học ngành Khoa học máy tính và QTKD
- Đại học Pierre Mendes France: Đại học ngành QTKD
- Đại học Đại học Griffith – Úc: Ngành Cơ khí

- Đại học Northampton, Vương Quốc Anh: Đại học và thạc sĩ ngành Quản lý công nghiệp – Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
- Đại học Leipzic, Đức: Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.

6. Các thành tích đạt được:
NHỮNG VINH DỰ VÀ PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ
Trong 62 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHBK Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Ngoài ra, có 3 tập thể đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh; 3 cá nhân đạt danh hiệu Anh hùng Lao động.
1. Mô hình đào tạo của nhà trường:
Từ năm học 2017-2018 (khoá 62), Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo trình độ đại học theo các chương trình: Chương trình cử nhân và Chương trình kỹ sư. Mô hình và các chương trình đào tạo cấp bằng được minh họa như hình dưới.


Các chương trình đào tạo tích hợp


* Chương trình cử nhân
- Chương trình đào tạo Cử nhân kỹ thuật có mục tiêu và nội dung được xây dựng theo hướng kiến thức nền tảng cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với lĩnh vực rộng của ngành học, chú trọng đến năng lực thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật. Cử nhân kỹ thuật có thể học chuyển tiếp để nhận bằng Kỹ sư hoặc Thạc sĩ
* Chương trình chuyển tiếp kỹ sư
- Chương trình học chuyển tiếp từ trình độ cử nhân để cấp bằng Kỹ sư được thiết kế nhằm cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn sâu theo lĩnh vực ứng dụng của ngành học, chú trọng đến năng lực tính toán thiết kế và phát triển các giải pháp kỹ thuật trong một lĩnh vực ứng dụng của ngành học.
* Chương trình kỹ sư:
 Được thiết kế cho thời gian 5 năm (1 năm đối với người tốt nghiệp cử nhân), áp dụng cho các ngành kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp, đào tạo ngành hẹp (chuyên ngành), bổ sung cho người học những kiến thức kỹ thuật nâng cao và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu để có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc. Chương trình kỹ sư có khối lượng tối thiểu 156-164 tín chỉ đối với người học thẳng hoặc 34-38 tín chỉ đối với người đã có bằng cử nhân cùng ngành học. Người tốt nghiệp kỹ sư cũng có thể học tiếp lên chương trình thạc sĩ (≈ 1-1,5 năm), trong trường hợp xuất sắc có thể được xét tuyển để làm thẳng nghiên cứu sinh.
2. Các ngành đào tạo chính:
TT Tên ngành/chương trình đào tạo  
1 Kỹ thuật Cơ điện tử  
2 Kỹ thuật Cơ khí  
3 Chương trình tiên tiến Cơ điện tử  
4 Kỹ thuật Ô tô  
5 Kỹ thuật Cơ khí động lực  
6 Kỹ thuật Hàng không  
7 Kỹ thuật Tàu thủy  
8 Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Ô tô  
9 Kỹ thuật Nhiệt  
10 Kỹ thuật Vật liệu  
11 Chương trình tiên tiến KHKT Vật liệu  
12 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông  
13 Chương trình tiên tiến Điện tử – Viễn thông  
14 Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y sinh  
15 Khoa học Máy tính  
16 Kỹ thuật Máy tính  
17 Công nghệ thông tin  
18 Công nghệ thông tin Việt-Nhật  
19 Công nghệ thông tin ICT  
20 Toán-Tin  
21 Hệ thống thông tin quản lý  
22 Kỹ thuật Điện  
23 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa  
24 Chương trình tiên tiến Điều khiển-Tự động hóa và Hệ thống điện  
25 Kỹ thuật Hóa học  
26 Hóa học  
27 Kỹ thuật in  
28 Kỹ thuật Sinh học  
29 Kỹ thuật Thực phẩm  
30 Kỹ thuật Môi trường  
31 Kỹ thuật Dệt  
32 Công nghệ May  
33 Sư phạm kỹ thuật công nghiệp  
34 Vật lý kỹ thuật  
35 Kỹ thuật hạt nhân  
36 Kinh tế công nghiệp  
37 Quản lý công nghiệp  
38 Quản trị kinh doanh  
39 Kế toán  
40 Tài chính-Ngân hàng  
41 Tiếng Anh KHKT và Công nghệ  
42 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế  
TT Tên chương trình đào tạo Quốc tế  
1 Cơ điện tử – ĐH Nagaoka (Nhật Bản)  
2 Cơ khí-Chế tạo máy  – ĐH Griffith (Úc)  
3 Điện tử-Viễn thông  – ĐH Leibniz Hannover  (Đức)  
4 Công nghệ thông tin – ĐH La Trobe (Úc)  
5 Công nghệ thông tin – ĐH Victoria (New Zealand)  
6 Hệ thống thông tin  – ĐH Grenoble (Pháp)  
7 Quản trị kinh doanh – ĐH Victoria (New Zealand)  
8 Quản lý công nghiệp-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng  –  ĐH Northampton (Anh)  
9 Quản trị kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ)  
10 Khoa học máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ)  




 
3. Thời lượng các ngành đào tạo:
 
Chương trình Người học Thời gian Khối lượng
Cử nhân (CN) Tốt nghiệp THPT 4 năm 128-132 TC
Kỹ sư (KS) Tốt nghiệp THPT 5 năm 156-164 TC
Cử nhân liên thông Tốt nghiệp cao đẳng đúng ngành 2 năm 60-72 TC
Cử nhân văn bằng 2 Tốt nghiệp đại học 1,5-2,0 năm 54-72 TC
Kỹ sư văn bằng 2 Tốt nghiệp đại học 1,5-2,5 năm 54-90 TC

Thạc sĩ khoa học hoặc thạc sĩ kỹ thuật
Tốt nghiệp CN đúng ngành 1,5 năm 45-47 TC
Tốt nghiệp KS đúng ngành 1 năm 30-32 TC
Tốt nghiệp CN ngành gần 2 năm 60-62 TC
Tốt nghiệp KS ngành gần 1,5 năm 39-45 TC
Tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư 1,5 năm 45-60 TC
Tiến sĩ Tốt nghiệp thạc sĩ 3 năm 90 TC
Chuẩn ngoại ngữ:
Các chương trình đào tạo đại trà
  • Căn cứ vào kết quả thi trong kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh nội bộ của Trường để xác định việc đạt chuẩn tiếng Anh của sinh viên theo quy định như sau:
Trình độ theo số tín chỉ tích lũy Điểm TOEIC tối thiểu
0-63 TC Hoàn thành 2 học phần tiếng Anh cơ bản (FL1100, FL1101)
Từ 64 TC 350
Từ 96 TC 450
Trước khi nhận đề tài đồ án/khóa luận tốt nghiệp 500
Chuẩn tiếng Anh đầu ra 500

- Sinh viên không đạt chuẩn tiếng Anh theo trình độ sẽ bị hạn chế khối lượng học tập chuyên môn theo Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy (chỉ được đăng ký học tập tối đa 14 TC cho một học kỳ chính); sinh viên phải đạt điểm TOEIC 500 mới được giao đề tài đồ án/khóa luận tốt nghiệp.
Các chương trình đào tạo đặc biệt
    •  
Chương trình Chương trình đào tạo đặc biệt, chất lượng cao:
- Chương trình Kỹ sư Chất lượng cao:
+ Chương trình KSCLC yêu cầu chuẩn tiếng Anh đầu ra và chuẩn tiếng Pháp đầu ra. Chuẩn Tiếng Anh đầu ra được quy định theo điểm thi dạng thức TOEIC với mức TOEIC 600. Chuẩn tiềng Pháp đầu ra là CELF B1 theo kết quả của kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Pháp DELF.
+ Sinh viên đã tích lũy đủ số tín chỉ chỉ của chương trình đào tạo KSCLC nhưng không đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra theo quy định tại khoản 1 của điều này thì có thể đề nghị Hiệu trưởng xem xét việc cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy cùng ngành.
Chuẩn ngoại ngữ đầu ra đối với ĐTTV, Tiên tiến và ICT
Các chương trình Đào tạo tài năng, Tiên tiến và Công nghệ thông tin ICT yêu cầu Chuẩn tiếng Anh đầu ra được quy định theo điểm thi dạng thức TOEIC như sau:
+ Chương trình Đào tạo tài năng: TOEIC 600.
+ Chương trình Tiên tiến, Công nghệ thông tin ICT: TOEIC 650.
Chuẩn ngoại ngữ đầu ra đối với chương trình CNTT Việt – Nhật:
Chương trình Công nghệ thông tin Việt – Nhật yêu cầu Chuẩn tiếng Nhật đầu ra trinhg độ N3, căn cứ theo kết quả của kỳ thi năng lực tiếng NHật hoặc chứng chỉ tiếng Nhật tương đương.
Chương trình quốc tế
BẢNG CHUẨN YÊU CẦU TIẾNG ANH CỦA CÁC KHÓA SIE
  3.5 IELTS 4.0 IELTS 4.5 IELTS 5.0 IELTS 5.5 IELTS quốc tế
LTU12, VUW12   Đầu vào Hết năm 1 Lên năm 3  
LTU13, VUW13   Đầu vào Hết năm 1 Lên năm 3  
LTU14, VUW14 Hết năm 1   Hết năm 2 Hết năm 3  
LTU15, VUW15   Hết năm 1 Hết năm 2 Hết năm 3 Trước khi nhận ĐATN
LTU16, VUW16     Đầu vào Cuối năm 1 Cuối năm 2
IEM15     Đầu vào Cuối năm 1 Trước khi nhận ĐATN
IEM16     Đầu vào Cuối năm 1 Cuối năm 2
TROY     Đầu vào   Cuối năm 1
 
4. Giới thiệu về Khoa/ Viện đào tạo
4.1. Viện Cơ khí
4.1.1. Giới thiệu chung:
- Viện cơ khí, tiền thân là Khoa Cơ - Điện đã được thành lập năm 1956. Từ năm 1960, khoa Cơ khí nằm trong liên khoa Cơ khí - Luyện kim. Tháng 8/1966 liên khoa Cơ khí - Luyện kim tách ra thành 3 khoa: Chế tạo máy, Động lực và Luyện kim. Năm 1986, theo cơ chế quản lý 2 cấp, khoa Chế tạo máy phân thành các khoa chuyên ngành. Đến tháng 11 năm 1995, khoa Cơ khí được tái thành lập từ các khoa chuyên ngành trên cơ sở ba khối: Công nghệ cơ khí, Cơ học kỹ thuật và Cơ khí động lực. Năm 2000, ngành Máy lạnh và thiết bị nhiệt tách thành Viện khoa học và công nghệ nhiệt lạnh. Cuối tháng 8/2006, ngành cơ khí động lực được tách thành Viện cơ khí động lực. Đến tháng 5/2009, Viện Cơ khí được thành lập trên cơ sở khoa Cơ khí.
4.1.2. Cán bộ, Giảng viên
- Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Viện hiện có gồm 171 người, trong đó có 4 GS, 27 PGS, 81 TS, 68 ThS. Ngoài ra, Viện còn được hỗ trợ bởi lực lượng khoa học hùng hậu của đội ngũ cán bộ thỉnh giảng gồm hàng chục giáo sư, tiến sỹ khoa học trong nước và ngoài nước.
4.1.3 Các ngành đào tạo:
  •  
  Cử nhân/ Kỹ sư:
- Kỹ thuật Cơ khí gồm các định hướng:
- Cơ điện tử
- Cơ học kỹ thuật
- Cơ điện tử các chương trình đặc biệt:
  •  
  Thạc sĩ:
- Chế tạo máy
- Cơ điện tử
- Cơ học kỹ thuật
- Công nghệ hàn
Tiến sỹ:
- Cơ học vật rắn
- Kỹ thuật Cơ khí:
- Kỹ thuật hàn 
4.2. Viện Cơ khí Động lực
4.2.1. Giới thiệu chung
Viện Cơ khí động lực, tiền thân là Khoa Động lực được chính thức thành lập vào năm 1966 gồm 4 bộ môn: Động cơ đốt trong, Ô tô, Công nghệ sửa chữa và Thủy lực. Năm 2006, Viện Cơ khí động lực được thành lập gồm 5 bộ môn: Bộ môn Động cơ đốt trong, Bộ môn Ô tô và xe chuyên dụng, Bộ môn Máy-tự động Thủy khí, Bộ môn Kỹ thuật thủy khí và tàu thủy, Bộ môn Kỹ thuật hàng không và Vũ trụ, 1 Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ Cơ khí Động lực và 1 phòng thí nghiệm đầu tư tập trung như ngày nay.
4.2.2. Cán bộ, Giảng viên
Viện gồm có 5 Bộ môn và 1 Phòng thí nghiệm đầu tư tập trung. Tổng số cán bộ của Viện hiện nay là 71 người, trong đó có 3 GS, 20 PGS, 27 TS, 20 ThS và 1 CN; trong đó có 8 cán bộ đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.
4.2.3. Các ngành đào tạo
  •  
  Cử nhân/ Kỹ sư:
- Kỹ thuật cơ khí động lực
-  Kỹ thuật hàng không
- Kỹ thuật tầu thủy
 - Kỹ thuật ô tô
  •  
  Tiến sĩ:
- Kỹ thuật ô tô
- Kỹ thuật cơ khí động lực
4.3. Viện Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm
4.3.1. Giới thiệu chung
Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm mà tiền thân là tổ Bộ môn Vi sinh - Hóa sinh thuộc Khoa Kỹ thuật hóa học được hình thành từ năm học 1957-1958. Năm học 1959-1960 tổ trở thành Bộ môn Kỹ thuật thực phẩm, đảm nhiệm việc đào tạo Kỹ sư Công nghệ thực. Năm 1967, Phân hiệu Đại học Công nghiệp nhẹ được thành lập và Bộ môn Kỹ thuật thực phẩm trở thành Khoa Kỹ thuật thực phẩm. Năm 1977 Phân hiệu Đại học Công nghiệp nhẹ sát nhập lại vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khoa Kỹ thuật thực phẩm trở thành một khoa của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
4.3.2 Cán bộ, Giảng viên

Đội ngũ giảng viên và cán bộ của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm bao gồm 62 người, gồm 01 GS, 18 PGS, 23 TS, 16 ThS và 04 cử nhân/kỹ sư.
4.3.3 Các ngành đào tạo:
  •  
 Cử nhân/ kỹ sư:
- Kỹ thuật công nghệ thực phẩm
- Kỹ thuật sinh học
- Kỹ thuật thực phẩm
  •  
   Thạc sĩ:
- Thạc sỹ Công nghệ sinh học
- Thạc sỹ Công nghệ thực phẩm:
  •  
  Tiến sỹ
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ thực phẩm
- Công nghệ sau thu hoạch
4.4. Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
4.4.1. Giới thiệu chung:
Truyền thông xin giới thiệu về LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VIỆN CNTT&TT:
- Năm 1969, Trường ĐHBK HN thành lập Tổ Toán – Tính thuộc Bộ môn Toán để đào tạo kỹ sư “Toán công trình” theo gợi ý của GS. Tạ Quang Bửu
- Tháng 9/1970, theo chỉ thị của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Trường ĐHBK HN thành lập Bộ môn Toán Tính thuộc Khoa Toán - Lý để đảm nhiệm độc lập công tác đào tạo “Kỹ sư Toán Tính”
- Năm 1980, Trung tâm Máy tính, Trường ĐHBK HN được thành lập theo Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong giai đoạn 1980-1995 Trung tâm Máy tính phục vụ đào tạo kỹ sư toán công trình, kỹ sư toán tính, đồng thời trực tiếp xử lý số liệu tuyển sinh đại học khu vực miền Bắc trong một thời gian dài.
- Năm 1987, Trường ĐHBK HN thành lập Khoa Tin học, trên cơ sở Bộ môn Toán Tính, Khoa Toán – Lý.
- Năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập 7 Khoa Công nghệ Thông tin ở các trường đại học trọng điểm trong cả nước. Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐHBK HN được thành lập ngày 26/3/1995 trên cơ sở Khoa Tin học, Trung tâm Máy tính và các tổ chuyên môn Tin học thuộc Khoa Điện tử - Viễn thông.
- Ngày 19/5/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường ĐHBK HN, trên cơ sở Khoa CNTT và Dự án Hỗ trợ phát triển đào tạo đại học và sau đại học về Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
- Viện CNTT&TT cũng đã triển khai có hiệu quả các chương trình đào tạo kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao và các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế khác. Đặc biệt Viện hiện là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện Dự án hợp tác đào tạo kỹ sư CNTT theo chuẩn mực quốc tế ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản – HEDSPI.
4.4.2 Cán bộ, Giảng viên
Có 134 người, trong đó, số cán bộ giảng dạy là 102 đều có trình độ trên đại học, với 10 GS/PGS và 34 Tiến sỹ.
4.4.3 Các ngành đào tạo:
  •  
 Cử nhân/ kỹ sư:
- Công nghệ thông tin
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
  •  
  Thạc sĩ:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Công nghệ thông tin
  •  
  Tiến sỹ
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Công nghệ thông tin
 4.5. Viện Dệt May Da giầy và Thời trang
 4.5.1. Giới thiệu chung
Năm 1956 ngành Dệt, ngành Hóa nhuộm được bắt đầu đào tạo, cùng với việc thành lập Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1958 thành lập Bộ môn Dệt trong Khoa Cơ khí - Luyện kim. 1966 Bộ môn Dệt đổi tên thành Bộ môn Cơ dệt trong Khoa Chế tạo Máy thành lập mới. Năm 1967 Hình thành Khoa Dệt của Phân hiệu Công nghiệp nhẹ trên nền của Bộ môn Cơ dệt. Năm 1971 thành lập Khoa Cơ dệt bao gồm các bộ Năm 1977 Chuyển các ngành đào tạo về Đại học Bách khoa Hà Nội. Thành lập Khoa Kỹ thuật Dệt bao gồm các bộ môn: Bộ môn Kỹ thuật Sợi, Bộ môn Kỹ thuật Dệt, Bộ môn Vật liệu Dệt, Bộ môn Máy và Thiết bị Dệt. Bộ môn Hóa nhuộm về sinh hoạt ở Khoa Hóa. Năm 1982 tiếp nhận Bộ môn Kỹ thuật Hóa nhuộm (chuyển từ Khoa Hóa sang). Các bộ môn sát nhập thành Bộ môn Dệt trong Khoa Cơ khí - Năng lượng - Dệt.
Năm 1987 Giải thể Khoa Cơ khí - Năng lượng - Dệt, thành lập trở lại Khoa Dệt.
Năm 1988 Thành lập Bộ môn May và đào tạo kỹ sư Công nghệ May. Năm 1996 Khoa Dệt chuyển thành Bộ môn Dệt trực thuộc trường. Năm 1998 Thành lập Khoa Công nghệ Dệt May và Thời trang gồm các Bộ môn: Ngày 12/10/2011 Thành lập Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang gồm.
    1.  
Cán bộ, Giảng viên
Viện có 33 người, trong số 29 cán bộ giảng dạy có 7 Phó giáo sư - tiến sỹ, 15 tiến sỹ, còn lại là Thạc sỹ - nghiên cứu sinh đang được đào tạo tại nước ngoài hoặc trong nước. 
    1.  
Các ngành đào tạo:
 Cử nhân/ kỹ sư:
- Ngành Kỹ thuật Dệt              
- Ngành Công nghệ May  
  •  
Thạc sĩ:
Công nghệ Vật liệu Dệt may
Tiến sỹ:
Công nghệ may  
4.6. Viện Khoa học & Công nghệ Môi trường:
4.6.1. Giới thiệu chung
1984    Nhóm chuyên đề Công nghệ Môi trường
1990    Bộ môn Môi trường, Khoa Vô cơ – Điện hóa – Môi trường
1994    Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường
1998    Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
 
    1.  
Cán bộ, Giảng viên
Viện có 70 người, trong đó có 11 GS và PGS; 27 TS, 20 ThS, còn lại là kỹ sư và cử nhân. 
4.6.3. Các ngành đào tạo:
  •  
  Cử nhân/ kỹ sư:
- Kỹ thuật môi trường
  •  
  Thạc sĩ:
- Kỹ thuật Môi trường
- Quản lý Tài nguyên và Môi trường
  •  
  Tiến sỹ:
- Kỹ thuật môi trường
4.7. Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu
    1.  
4.7.1  Giới thiệu chung:
Năm 1956, Thành lập trư­ờng Đại học chuyên nghiệp Bách khoa, nay là trường Đại học Bách khoa Hà nội với 14 ngành của 4 liên khoa là: Cơ – Điện, Mỏ – Luyện kim, Xây dựng và Hoá – Thực phẩm. Khoa Mỏ – Luyện kim lúc đó có 4 bộ môn: Luyện kim, Địa chất, Khai thác và Tuyển. Năm 1960, Luyện kim tách khỏi liên khoa Mỏ-Luyện kim, sáp nhập với Cơ khí thành Khoa Cơ khí – Luyện kim gồm các bộ môn: Luyện kim, Gia công nóng và các bộ môn thuộc ngành Cơ khí, Động lực. Năm 1966 Luyện kim  tách thành khoa độc lập gồm có 6 bộ môn: Luyện kim đen, Luyện kim mầu, Đúc, Kim loại học và Nhiệt luyện, Cán và Lò Công nghiệp. Năm 1984, thực hiện cơ chế quản lý 2 cấp, khoa Luyện kim phân thành 3 bộ môn lớn (sau này phát triển thành các khoa): Luyện kim (Luyện kim đen + Luyện kim mầu), Đúc – Nhiệt luyện (Kỹ thuật đúc + Kim loại học & Nhiệt luyện) và Gia công áp lực (Cán – kéo kim loại + bộ môn Rèn dập từ khoa Cơ khí nhập về). Năm 1994, Trường trở lại cơ chế quản lý 3 cấp, 3 khoa trên sát nhập thành khoa Luyện kim và Công nghệ vật liệu với 5 bộ môn. Năm 2003, trong xu thế hội nhập quốc tế về đào tạo đại học, Khoa đổi tên thành Khoa học và Công nghệ Vật liệu. Ngày 08 tháng 09 năm 2011, Hiệu trưởng đã ký quyết định thành lập Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu để phù hợp với phát triển, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Nhà trường.
    1.  
4.7.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ của Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu hiện nay gồm 64 người, trong đó có  14 GS và PGS, 34 tiến sĩ, 23 thạc sĩ , 4 kỹ sư, 2 cử nhân, 9 NCS trong nước, 9 NCS ở nước ngoài. Viện KH&KTVL là một đơn vị có truyền thống mạnh về đội ngũ cán bộ không chỉ ở trình độ chuyên môn, mà còn rất tâm huyết, giàu kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
4.7.3. Các ngành đào tạo:
    •   Cử nhân/ kỹ sư:
- Kỹ thuật Vật liệu:
    •   Thạc sĩ:
- Khoa học Kỹ thuật Vật liệu
    •   Tiến sỹ:
- Kỹ thuật Vật liệu:
- Khoa học Kỹ thuật Vật liệu
4.8. Viện Kinh tế và Quản lý
4.8.1. Giới thiệu
Viện Kinh tế và Quản lý, tiền thân là Khoa Kỹ sư kinh tế trực thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập vào tháng 1 năm 1965. Khoa Kỹ sư kinh tế được tổ chức với 7 bộ môn: bộ môn Kinh tế và tổ chức Cơ khí, bộ môn Kinh tế Năng lượng, bộ môn Kinh tế và tổ chức Hóa, bộ môn Kinh tế và tổ chức Luyện kim, bộ môn Kinh tế và tổ chức Xây dựng, bộ môn Kinh tế và tổ chức Mỏ, và bộ môn Kinh tế cơ sở. Năm 1966, Khoa chỉ còn 5 bộ môn đào tạo 4 chuyên ngành chính, do hai bộ môn Kinh tế và tổ chức Mỏ và Kinh tế tổ chức Xây dựng được chuyển về hai trường đại học mới mở, Đại học Mỏ địa chất và Đại học Xây dựng. Năm 1978 – 1994, do thay đổi cơ chế tổ chức của Trường từ 3 cấp về 2 cấp; Khoa Kỹ sư Kinh tế được chia thành 2 khoa: (1) Khoa Kinh tế Cơ khí và (2) Khoa Kinh tế Năng lượng, Hóa và Luyện kim. Năm 1995, cơ cấu tổ chức của Trường chuyển về 3 cấp; hai Khoa kinh tế nói trên được sáp nhập và đổi tên thành Khoa Kinh tế và Quản lý. Năm 1996 Khoa lại tiến hành đổi mới cơ cấu, Hai bộ môn mới được thành lập là Bộ môn Kinh tế học và Bộ môn Quản trị Kinh doanh, nâng tổng số chuyên ngành đào tạo chính quy lên 7 chuyên ngành: Kinh tế Cơ khí, Kinh tế Năng lượng, Kinh tế Hóa – Thực phẩm, Kinh tế Hàng không, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp và Marketing. Năm 2003 Khoa Kinh tế và Quản lý ra đời hai bộ môn mới, Bộ môn Tài chính-kế toán và Bộ môn Quản lý Công nghiệp. Năm 2011 Trường ĐHBK Hà Nội đã chấp nhận cho Khoa chuyển thành Viện Kinh tế và Quản lý. Cuối năm 2012 Trường đã ra quyết định thành lập thêm Bộ môn Khoa học Quản lý và Luật và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý, trực thuộc Viện Kinh tế và Quản lý, đưa quy mô của Viện thành 6 Bộ môn và 1 Trung tâm.
4.8.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ giảng viên gồm 78 người. Trong đó có 74 thầy, cô giáo đều có trình độ trên đại học với 8GS/PGS và 29 Tiến sỹ.
4.8.3 Các ngành đào tạo:
    •   Cử nhân:
    •   Thạc sĩ:
    •   Tiến sỹ:
- Kinh tế học
- Quản lý công nghiệp
4.9. Viện Kỹ thuật Hóa học
    1.  
4.9.1 Giới thiệu chung
- Tháng 7 năm 1956 Khoa Hóa-Thực phẩm là một trong những Khoa được thành lập đầu tiên của Trường Đại học Bách Khoa Hà nội. Trong giai đoạn 1956 – 1965, Khoa hình thành các Bộ môn Cơ bản, Cơ sở và Chuyên ngành: Hóa Lý, Hóa Phân tích, Hóa Hữu cơ, Hóa Vô cơ-Đại cương, Kỹ thuật Vô cơ-Silicat, Kỹ thuật các chất Hữu cơ, Máy hóa-Hóa công. Năm 1967, Bộ môn Thực phẩm tách ra thành lập Trường Đại học Công nghiệp nhẹ. Năm 1977, Bộ môn Xenluloza & Giấy của Khoa Kỹ thuật thực phẩm (Trường Đại học Công nghiệp nhẹ) nhập vào Bộ môn Công nghiệp Hóa học của Khoa, đồng thời Khoa cũng mở thêm 1 số ngành mới lần đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1984, thành lập Khoa Hóa-Thực phẩm trên cơ sở Khoa Hóa và Khoa Công nghiệp Thực phẩm gồm có 6 Bộ môn lớn. Năm 1987, Bộ môn Cao phân tử tách ra thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme-Compozit. Năm 1995, từ Khoa tách ra thành lập 2 Trung tâm: Trung tâm Nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại và Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường (sau là Viện Khoa học và công nghệ Môi trường).
Năm 1999, 3 Bộ môn Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Công nghệ Lương thực Thực phẩm, Công nghệ Thực phẩm nhiệt đới tách khỏi Khoa và cùng Trung tâm Công nghệ Sinh học thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm. Tháng 7/1999 thành lập Khoa Công nghệ Hóa học với 12 Bộ môn. Ngày 29/12/2010, theo quyết định số 2517/QĐ-ĐHBK-TCCB của Hiệu trưởng Trường ĐHBK HN, Viện Kỹ thuật Hóa học đã được chính thức thành lập trên cơ sở Khoa Công nghệ Hóa học. 


 
    1.  
4.9.2 Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ của Viện có 161 người, trong đó bao gồm 3 Giáo sư, 22 Phó Giáo sư, 70 Tiến sỹ, 51 Thạc sỹ, 15 Kỹ sư.
    1.  
4.9.3 Các ngành đào tạo:
Cử nhân/ kỹ sư:
- Kỹ thuật Hóa học
- Hóa học
- Kỹ thuật In
  •  
 Thạc sĩ:
Kỹ thuật Hóa học
- Kỹ thuật in & Truyền thông
- Công nghệ vật liệu silicat
- Kỹ thuật lọc- Hóa dấu

Hóa học
  •  
 Tiến sỹ:
- Vật liệu cao phân tử và tổ hợp  
- Hóa hữu cơ 
- Kỹ thuật hóa học
- Hóa lý thuyết và hóa lý
4.10. Viện Ngoại ngữ
4.10.1. Giới thiệu
Năm 1956 Thánh lập Tổ Tiếng Nga. Năm 1958 Tổ Tiếng Nga phát triển thành Bộ môn Tiếng Nga. Năm 1975 Bộ môn Ngoại ngữ được thành lập, giảng dạy hai thứ tiếng: Tiếng Nga & Tiếng Anh. Năm 1989 Thành lập Khoa Ngoại ngữ trên cơ sở Bộ môn Ngoại ngữ. Năm 1991 Khoa Ngoại ngữ phát triển, thành lập Tổ Tiếng Pháp. Năm 1996 Khoa Ngoại ngữ hoạt động theo cơ chế quản lý 3 cấp: Trường - Khoa - Bộ môn.
Khoa Ngoại ngữ lúc này có 3 Bộ môn: Bộ môn Tiếng Nga, Bộ môn Tiếng Anh và Bộ môn Tiếng Pháp. Năm 1997 Xây dựng Chương trình Đào tạo Cử nhân Ngoại ngữ Chuyên ngành Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ. Năm 1999 Dự án Đào tạo Cử nhân Ngoại ngữ Chuyên ngành KH-KT&CN được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phê duyệt theo Quyết định số 1832/QĐ/BGD&ĐT-ĐH ngày 24/5/1999. Năm 2000 Tuyển sinh Hệ Cử nhân Tiếng Anh Chuyên ngành KH-KT&CN Khoá 1. Năm 2010 Tuyển sinh Hệ Cử nhân Tiếng Anh Chuyên ngành KH-KT&CN Văn bằng 2 Khoá 1. Năm Tuyển sinh Hệ Cử nhân tiếng Anh Nghề nghiệp Quốc tế IPE (International Professional English) khóa 1.   
4.10.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ hiện nay của Viện Ngoại ngữ gồm 96 người, trong đó có 92 cán bộ giảng dạy và 04 cán bộ phục vụ giảng dạy. Đội ngũ cán bộ gồm:
  • 03 Tiến sỹ
  • 08 Nghiên cứu sinh
  • 62 Thạc sỹ
  • 02 giáo viên nước ngoài
  • 20 Giảng viên chính
  • 13 cán bộ đang tham gia các khoá đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ ở nước ngoài
  • 52 cán bộ đã và đang được đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại các nước Anh, Úc, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hà lan, New Zealand, Hàn quốc, Nga, Singapore.
    1.  
 Các ngành đào tạo:
- Cử nhân Ngôn ngữ Anh
- Cử nhân Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế.
4.11. Viện Sư phạm Kỹ thuật
4.11.1. Giới thiệu chung
- Ngày 2 tháng 8 năm 1997, Khoa Sư phạm kỹ thuật, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (tiền thân là Ban Sư phạm kỹ) được thành lập theo quyết định số 2469/GD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo với sứ mạng đào tạo giáo viên giảng dạy các môn kỹ thuật công nghiệp cho các trường phổ thông.
- Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngày 21 tháng 11 năm 2012, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ký quyết định số 2952/QĐ-ĐHBK-TCCB nâng cấp Khoa Sư phạm kỹ thuật thành Viện Sư phạm kỹ thuật
4.11.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ của Viện có 17 người, bao gồm 1 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ, 8 Thạc sỹ.
4.11.3. Các ngành đào tạo:
  • Cử nhân:
  •  Sư phạm kỹ thuật công nghiệp
  • Thạc sĩ:
- Sư phạm kỹ thuật Điện
- Sư phạm kỹ thuật Điện tử
- Sư phạm kỹ thuật Cơ khí
- Sư phạm kỹ thuật Cơ khí động lực
- Sư phạm kỹ thuật
- Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thông tin
- Quản lý Giáo dục Kỹ thuật và Nghề nghiệp.
  • Tiến sĩ:
- Lý luận và phương pháp dạy học
4.12. Viện Khoa học và Kỹ thuật nhiệt lạnh
4.12.1. Giới thiệu chung
Khởi nguồn từ bộ môn Nhiệt điện, thuộc khoa Điện, được thành lập vào tháng 8 năm 1960. Năm 1958, ngành Nhiệt đã được phôi thai bởi việc thành lập bộ môn Nhiệt kỹ thuật đảm nhiệm các môn chuyên ngành nhưng không đào tạo kỹ sư, thuộc liên khoa Cơ -Điện. Tuy nhiên chỉ đến năm 1960 bộ môn Nhiệt Điện thuộc khoa Điện mới được thành lập với chức năng đào tạo kỹ sư chuyên ngành, đánh đấu sự ra đời của ngành Nhiệt - ĐHBK Hà Nội. Từ tháng 10 năm 1960 bộ môn Nhiệt điện bắt đầu đào tạo lớp kỹ sư Nhiệt điện đầu tiên cho sinh viên khóa 2 của khoa Điện. Năm 1967, một nhóm các thầy lại được tách ra để thành lập bộ môn Nhiệt kỹ thuật. Ngày 5 tháng 9 năm 1974, bộ môn Đo lường và Tự động nhiệt được thành lập, cũng tách ra từ chính bộ môn Nhiệt điện, với nhiệm vụ phụ trách 2 môn học là Đo lường nhiệt và tự động hóa quá trình nhiệt và môn Nhà máy nhiệt điện và mạng nhiệt. Tháng 2 năm 1983, bộ môn Lò công nghiệp thành lập năm 1966 thuộc khoa Luyện kim được sáp nhập với bộ môn Nhiệt kỹ thuật để hình thành nên bộ môn Cơ sở kỹ thuật nhiệt và Nhiệt công nghiệp, Đến tháng 3 năm 1984, ba bộ môn là Cơ sở kỹ thuật nhiệt và nhiệt công nghiệp, Nhiệt điện (đều thuộc khoa Điện) và Máy và tự động thủy khí (thuộc khoa Động lực) được sáp nhập để thành lập nên bộ môn Nhiệt thuộc khoa Điện, đến tháng 7 năm 1984 thuộc khoa Cơ khí – Năng lượng – Dệt. Đến tháng 10 năm 1984, bộ môn Cơ sở kỹ thuật Nhiệt và Nhiệt công nghiệp cũ.
Năm 1987, trường ĐHBK Hà Nội chuyển sang mô hình quản lý 2 cấp (Trường – Khoa). Thời kỳ này, ngành Nhiệt được duy trì với 2 trong 29 khoa của toàn trường là khoa Máy lạnh và Thiết bị nhiệt.
Sau khi trở lại với mô hình quản lý 3 cấp (trường – Khoa – Bộ môn), ngành Nhiệt được duy trì với 2 bộ môn là Công nghệ Nhiệt, thuộc khoa Năng lượng và Máy lạnh và thiết bị Nhiệt (sau được đổi tên thành bộ môn kỹ thuật Nhiệt  - Lạnh) thuộc khoa Cơ khí.
Ngày 10 tháng 10 năm 2000, Viện KH&CN Nhiệt – Lạnh với tên giao dịch quốc tế là INSTITUTE OF HEAT ENGINNERING AND REFRIGERATION (viết tắt là IHERE) chính thức được thành lập theo quyết định số 4166/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Đến năm 2011, tên giao dịch quốc tế được đổi thành SCHOOL OF HEAT ENGINNERING AND REFRIGERATION (viết tắt là SHEER).
4.12.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ giáo viên gồm 50 người, trong đó có 5 GS, 8 PGS, 21 TS.
4.12.3. Các ngành đào tạo
  • Cử nhân
- Kỹ thuật Nhiệt
  • Thạc sĩ:
- Kỹ thuật Nhiệt
  • Tiến sĩ:
- Kỹ thuật Nhiệt
 4.13. Viện Vật lý kỹ thuật
 4.13.1. Giới thiệu chung
Viện Vật lý Kỹ thuật được thành lập ngày 23/01/1985 theo Nghị định số 13/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng, nay là Chính phủ trên cơ sở ba Bộ môn Vật lý Đại cương, Vật lý Chất rắn và Vật lý Hạt nhân của Khoa Toán- Lý thuộc ĐH Bách khoa Hà nội. Viện Vật lý kỹ thuật là Viện trong trường ĐH đầu tiên trong toàn quốc được thành lập nhằm thí điểm một mô hình tổ chức có khả năng kết hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế và quốc phòng.
Tiền thân của Viện Vật lý Kỹ thuật là Bộ môn Vật lý. Năm 2008, do nhu cầu phát triển, Bộ môn Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường đã tách ra khỏi Viện từ tháng 6/2008 và trở thành Viện Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường trực thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đến tháng 11/2018, theo quy hoạch của trường, Viện Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường sáp nhập lại và trở thành bộ môn thuộc Viện. Tổ chức của Viện hiện nay bao gồm 1 Văn phòng, 6 Bộ môn (Vật lý đại cương, Vật lý lý thuyết, Vật liệu điện tử, Vật lý tin học, Quang học và quang điện tử, Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý môi trường)
4.13.2. Cán bộ, Giảng viên
Tổng số cán bộ công chức của Viện là 86 người, trong đó có 1 Giáo sư, 16 Phó Giáo sư, 1 Tiến sĩ khoa học, 49 Tiến sĩ, 27 Thạc sĩ.
    1.  
Các ngành đào tạo
  • Kỹ sư
- Vật lý kỹ thuật
- Kỹ thuật hạt nhân
  • Thạc sĩ
- Vật lý kỹ thuật
- Vật lý lý thuyết và Vật lý toán
- Kỹ thuật hạt nhân
  • Tiến sĩ
- Vật lý kỹ thuật
- Vật lý lý thuyết và Vật lý toán
- Vật lý chất rắn
4.14. Viện toán tin ứng dụng
4.14.1. Giới thiệu chung
Tiền thân của Viện Toán ứng dụng và Tin học trường Đại học Bách khoa Hà Nội  là Tổ Toán được thành lập năm 1956, có nhiệm vụ giảng dạy Toán cho sinh viên toàn trường, sau là Khoa Toán – Lý (từ năm 1968) và bắt đầu đào tạo chuyên ngành (lúc đó gọi là kỹ sư Toán Công trình) theo đề xuất của Giáo sư Trần Đại Nghĩa và Giáo sư Tạ Quang Bửu. Viện có quan hệ hợp tác với nhiều khoa viện tại các trường đại học uy tín ở trong và ngoài nước. Với mong muốn đào tạo gắn liền với thực tiễn và tạo nhiều cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên, Viện luôn duy trì và phát huy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các doanh nghiệp, tập đoàn, viện nghiên cứu như Viettel, CMC, VPBank, Bảo hiểm VietinAviva, Viện Toán học, Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán v.v.. Nhiều sinh viên có kết quả học tập tốt đã được các doanh nghiệp tài trợ hay tuyển chọn ngay trong quá trình học tập.
4.14.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ của Viện với 57 người mà hầu hết được đào tạo Tiến sỹ ở các nước phát triển, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình công tác.
4.14.3. Các ngành đào tạo
  • Kỹ sư/cử nhân
- Toán tin
- Hệ thống thông tin quản lý
  • Thạc sĩ
- Toán ứng dụng và Cơ sở toán học cho tin học
  • Tiến sĩ
- Toán giải tích
- Toán ứng dụng
- Phương trình vi phân và phân tích
- Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
- Cơ sở toán học cho tin học
4.15. Viện Điện
4.15.1. Giới thiệu chung
Viện Điện là một trong các viện được thành lập đầu tiên trường đại học kỹ thuật có uy tín, truyền thống trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, tự động hoá. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy và trò luôn tự hào đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước. 
Trong những bước phát triển của mình, Viện Điện đã thu hút được đông đảo các thế hệ sinh viên có đam mê, có nền tảng kiến thức tốt tham gia học tập, đóng góp vào các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ngay từ khi còn là sinh viên. Các thế hệ sinh viên xuất sắc, thể hiện được vị trí và vai trò trong công việc chính là điều làm nên uy tín của Viện Điện và trường Đại học Bách khoa Hà Nội ngày hôm nay.
4.15.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ viện có 146 người
- Cán bộ giảng dạy: 120 (62 tiến sĩ-85% tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài)
- Cán bộ kĩ thuật: 22
4.15.3. Các ngành đào tạo
  • Kỹ sư/cử nhân
- Kỹ thuật điện
- Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
- Tin học công nghiệp
  • Thạc sĩ
- Kỹ thuật điện
- Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
- Đo lường và hệ thống điều khiển
  • Tiến sĩ
- Mạng và hệ thống điện
- Thiết bị điện – điện tử
- Tự động hóa
4.16. Viện Điện tử viễn thông
4.16.1. Giới thiệu chung
- Năm 1956, Khoa Cơ khí – Điện – Vô tuyến điện được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1967, Bộ môn Vô tuyến Điện trở thành Khoa Vô tuyến điện bao gồm 3 đơn vị: Bộ môn Cơ sở Vô tuyến điện, Bộ môn Kỹ thuật Vô tuyến điện và Xưởng Vô tuyến điện. Năm 1984, Khoa Điện – Điện tử ra đời trên cơ sở sát nhập hai Khoa: Khoa Vô tuyến điện và Khoa Điện. Năm 1987, Khoa Điện – Điện tử được tách thành 6 khoa, trong đó có 2 khoa là tiền thân của Viện Điện tử – Viễn thông ngày nay: Khoa Kỹ thuật thông tin và Khoa Điện tử – Tin học. Năm 1994, Khoa Kỹ thuật thông tin và Khoa Điện tử – Tin học được sát nhập thành Khoa Điện Tử – Viễn Thông. Năm 2010, Khoa Điện tử – Viễn thông được quyết định chuyển thành Viện Điện Tử – Viễn Thông.
4.16.2. Cán bộ, Giảng viên
Đội ngũ cán bộ của Viện có 106 người trong đó có 1 GS, 16 PGS, 50 TS Tổng số giảng viên có trình độ Tiến sĩ chiếm 80% tổng số giảng viên.
4.16.3. Các ngành đào tạo
  • Kỹ sư/cử nhân
- Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
- Kỹ thuật y sinh
  • Thạc sĩ
- Kỹ thuật Viễn thông
- Kỹ thuật Điện tử
- Kỹ thuật Y sinh
  • Tiến sĩ
- Kỹ thuật Điện tử
- Kỹ thuật Viễn thông
5. Thông tin về từng ngành:
5.1. Chương trình tiên tiến Cơ điện tử
  •  Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu đào tạo Cung cấp cho người học các khả năng sử dụng kiến thức toán học và các nguyên lý khoa học cơ bản để thiết kế, phát triển và đánh giá được các hệ thống thiết bị sử dụng trong sản xuất công nghiệp và chế tạo sản phẩm. Đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế chế tạo “các hệ thống thông minh” cũng như các sản phẩm cơ khí - điều khiển bằng cách kết hợp giữa các sensor với cơ cấu chấp hành và điều khiển bằng máy tính để tạo ra các sản phẩm chất lượng và hiệu quả.
  •  Chuẩn đầu ra:
- Sinh viên được học trong điều kiện học tập tốt nhất bằng tiếng Anh, chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử của trường đại học California State University, Chico (CSUC), một trong các trường có uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ về đào tạo kỹ sư cơ điện tử. Giảng viên là những giáo sư của trường ĐHBKHN và một số trường, viện nghiên cứu có kinh nghiệm giảng dạy, từng dạy và học tại các nước nói tiếng Anh; một số môn học sẽ do giáo sư của trường Đại học CSUC trực tiếp giảng dạy. Bên cạnh năng lực chuyên môn vững chắc, kỹ sư tốt nghiệp chương trình tiên tiến có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, có kỹ năng và phương pháp làm việc chuyên nghiệp. Do vậy, chương trình tiên tiến là sự lựa chọn phù hợp nhất cho các sinh viên có ý định du học sau đại học tại các nước nói tiếng Anh (đặc biệt là Mỹ) hoặc làm việc trong môi trường quốc tế.
5.2. Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Điện – Điện tử
  •  Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu của Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Điện- Điện tử là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Điện - Điện tử.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết và có trình độ tiếng Anh thành thạo để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống điện, điện tử, viễn thông, thiết kế chế tạo các sản phẩm điện, điện tử trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành Điện , Điên tử Viễn trong nước cũng như trên thế giới.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  •  Chuẩn đầu ra:
- Khả năng ứng dụng các kiến thức cơ bản về toán, khoa học và kỹ thuật của ngành.
- Khả năng thiết kế và thực nghiệm, cũng như khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu.
- Khả năng thiết kế hệ thống, thiết kế phần tử nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn công nghiệp ngành Điện - Điện tử.
- Khả năng làm việc trong một tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của các đề án công nghiệp với sự tham gia của chuyên gia đến từ nhiều ngành khác nhau.
-  Khả năng nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật Điện - Điện tử và Điều khiển.
-  Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp.
-  Khả năng giao tiếp chuyên môn có hiệu quả.
- Được trang bị kiến thức đủ rộng để hiểu các giải pháp công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa và bối cảnh xã hội riêng của đất nước.
-  Hiểu được sự cần thiết, có khả năng và đủ kiến thức cơ sở, quyết tâm học tập nâng cao kiến thức nghề nghiệp.
-  Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại của ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử cần thiết cho thực tiễn.
- Kỹ thuật Điện - Điện tử (Hợp tác với San Jose State University (California), gồm các chuyên ngành: Điều khiển và tự động hóa, Hệ thống điện, Vi điện tử, Viễn thông)
5.3. Chương trình tiên tiến Khoa học Kỹ thuật Vật liệu
  •  Mục tiêu đào tạo:
- Cung cấp cho người học hiểu biết về cấu trúc của vật liệu và mối quan hệ giữa việc chế tạo - cấu trúc - tính chất của vật liệu. Người học sẽ được tìm hiểu về khoa học kỹ thuật hiện đại, bao gồm truyền nhiệt, chuyển chất và hoá động học, nhiệt động học, động học, và một số khía cạnh về cơ học, vật lý, hoá học chất rắn v.v... Họ cũng được truyền đạt những kiến thức sâu sắc về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của việc chế tạo vật liệu. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng vận hành, phát triển và nghiên cứu trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng như công nghiệp điện tử, hàng không vũ trụ, y học và trong những ngành chế tạo và sản xuất vật liệu cơ sở khác.
  •  Chuẩn đầu ra:
 - Quy trình đào tạo - Điều kiện tốt nghiệp Sinh viên được học trong điều kiện học tập tốt nhất bằng tiếng Anh, chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo ngành Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu của trường đại học University of Illinois at Urbana Champaign (UIUC), một trường hàng đầu của Hoa Kỳ về đào tạo ngành Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu. Giảng viên là những giáo sư của trường ĐHBK Hà Nội và một số trường, viện nghiên cứu có kinh nghiệm giảng dạy, từng dạy và học tại các nước nói tiếng Anh; một số môn học sẽ do giáo sư của trường UIUC trực tiếp giảng dạy. Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ. Điều kiện tốt nghiệp tuân theo Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu (Hợp tác với University of Illinois at Urbana Champaign (Illinois), gồm các chuyên ngành: Vật liệu kim loại, Vật liệu điện tử và nano)
5.4. Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y Sinh
  •  Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu của chương trình là tạo ra một chương trình đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, cho phép sinh viên tiếp cận được các thành tựu phát triển mới nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh; cung cấp cho sinh viên các kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, phát triển suy luận, nghiên cứu giải quyết các vấn đề chung của các khoa học kỹ thuật và y sinh. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng
- Áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề chung giữa kỹ thuật và y sinh.
 - Thu nhận, phân tích, biên dịch các dữ liệu từ các cơ thể sống
- Làm việc theo nhóm để thiết kế, đánh giá các thành phần, các hệ thống hoặc các quá trình để mô tả các hiện tượng y sinh.
 - Giải quyết các vấn đề đạo đức, chuyên môn và xã hội liên quan đến tương tác giữa các hệ thống sinh học và phi sinh học.
- Tham gia vào các nghiên cứu, học tập nâng cao. Nắm bắt các vấn đề hiện thời của Kỹ thuật Y sinh.
 - Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như trong nền công nghiệp thiết bị y tế, tư vấn kỹ thuật, cơ sinh, công nghệ sinh học
- Có thể trao đổi, giao tiếp một cách hiệu quả.
- Có khả năng dùng tiếng Anh tốt và có thể làm việc ở nước ngoài
  •  Chuẩn đầu ra
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Sinh viên được học trong điều kiện học tập tốt nhất bằng tiếng Anh, chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh của trường Đại học Wisconsin, một trong các trường có uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ về đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Y sinh. Giảng viên là những các bộ của trường ĐHBKHN và một số trường, viện nghiên cứu có kinh nghiệm giảng dạy, từng dạy và học tại các nước nói tiếng Anh; một số môn học sẽ do giáo sư của trường Đại học Wisconsin trực tiếp giảng dạy. Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ. Điều kiện tốt nghiệp tuân theo Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Kỹ thuật Y sinh (Hợp tác với University of Wisconsin - Madison, đào tạo theo chuyên ngành Điện tử Y sinh).
5.5. Chương trình Kỹ sư tài năng Công nghệ thông tin
  • Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung của Chương trình Kỹ sư tài năng Công nghệ thông tin là đào tạo ra những kỹ sư giỏi trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, kiến thức chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của Công nghệ thông tin, đạt chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội. Kỹ sư tài năng Công nghệ thông tin có khả năng học lên và tự học lên để trở thành những chuyên gia giỏi, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  •  Chuẩn đầu ra
Sau khi tốt nghiệp chương trình, Kỹ sư tài năng Công nghệ thông tin cần có được:
- Khả năng áp dụng các kiến thức khoa học và công nghệ về lĩnh vực công nghệ thông tin để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề đặt ra trong thực tế
- Khả năng xây dựng và tiến hành thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, đánh giá chất lượng các hệ thống tin học.
- Khả năng thiết kế và triển khai các hệ thống tin học trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, bao gồm cấu trúc và mô hình biểu diễn thông tin, các kỹ thuật xử lý, phần cứng cũng như phần mềm, các kỹ thuật tương tác, … đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong thực tế.
- Khả năng tự tìm hướng và đề tài nghiên cứu, khả năng độc lập nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu
- Năng lực tự tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của công nghệ thông tin.
- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
- Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
- Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước.
- Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.
5.6. Chương trình Kỹ sư tài năng Điện tử viễn thông
  •  Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu của Chương trình kỹ sư Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Điện tử Viễn thông
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống điện tử, viễn thông, thiết kế chế tạo các sản phẩm điện tử trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành Điện tử Viễn thông trong nước cũng như trên thế giới.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  •  Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư Kỹ thuật Điện tử Viễn thông của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Điện tử Viễn thông:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, xác suất thống kê để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống điện tử, viễn thông; các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch, trường điện từ, cấu kiện và linh kiện điện tử để nghiên cứu và phân tích các hệ thống điện tử, viễn thông, các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật vi xử lý, tín hiệu và hệ thống, thông tin số kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống điện tử, viễn thông, các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực phát triển hệ thống, thiết kế sản phẩm, đề xuất giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật viễn thông, kỹ thuật điện tử y sinh trong bối cảnh nền công nghiệp điện tử viễn thông phát triển rất nhanh trên thế giới và đang có ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp điện tử viễn thông trong nước
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án triển khai và tham gia chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, các sản phẩm điện tử và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực tham gia triển khai hệ thống điện tử, viễn thông, chế tạo sản phẩm điện tử và thực thi các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông; các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.7. Chương trình Kỹ sư tài năng Điều khiển tự động
  • Mục tiêu đào tạo:
 Mục tiêu của chương trình Kỹ sư tài năng Điều khiển tự động là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá. Năng lực làm việc mang đặc thù nghiên cứu, có khả năng đi xa hơn với vai trò nhà nghiên cứu.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư tài năng Điều khiển tự động có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
+ Kỹ sư nghiên cứu 
+ Kỹ sư quản lý dự án
+ Kỹ sư thiết kế, phát triển 
+ Tư vấn thiết kế, giám sát
tại các cơ quan nghiên cứu hay các trường đại học, tại các công ty cung cấp giải pháp hoặc tại các cơ sở ứng dụng giải pháp đo lường, điều khiển và tự động hoá trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và quốc phòng.
  •  Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư tài năng Điều khiển tự động của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn và quản lý trong phạm vi rộng của ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch điện, tín hiệu, hệ thống và điều khiển, kỹ thuật điện tử và máy tính trong nghiên cứu, phân tích các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kết hợp khả năng khai thác sử dụng các công cụ phần mềm trong thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật điều khiển và tự động hoá với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án hệ thống điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực thiết kế hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực triển khai, chỉnh định và đưa vào vận hành hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực vận hành, bảo trì hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá công nghiệp.
+ Năng lực độc lập hoặc tham gia thực hiện các đề tài hoặc chương trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.8. Chương trình Kỹ sư tài năng Cơ điện tử
  • Mục tiêu đào tạo:
 Chương trình Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cơ Điện tử có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, kỹ năng thực hành giỏi. Kỹ sư tài năng Cơ điện tử có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên ngành Cơ khí tự động hóa, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng tự đào tạo và tham gia các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế để đạt trình độ cao hơn.
  •  Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Cơ điện tử có khả năng: 
- Được trang bị kiến thức toàn diện bao gồm các khối kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, lý luận chính trị, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. 
- Nắm vững các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ cơ điện tử. Kỹ sư cơ điện tử là kiến trúc sư có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… 
- Tư duy tổng hợp và hệ thống, thành thạo trong việc thiết kế cơ khí, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, đồ họa, mô phỏng, khai thác tốt các phần mềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống cơ điện tử. Khả năng tự lập trình, xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ sản xuất và nghiên cứu. 
- Tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử: robots, các máy CNC, … của các nước tiên tiến trên thế giới. Có khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. 
- Đáp ứng nhanh nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội, của các doanh nghiệp, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, xây dựng, quốc phòng. 
- Tự nghiên cứu, tự đào tạo để không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức; đủ điều kiện tham gia các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế để đạt trình độ cao hơn. 
- Làm việc theo nhóm, khả năng thiết kế, sáng tạo những sản phẩm mới vì lợi ích của cá nhân, của các doanh nghiệp, của tập thể, nhà nước và nhân dân. 
- Có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt cho đất nước, xã hội.
5.9. Chương trình chất lượng cao
  •  Mục tiêu đào tạo:
  • Đào tạo ra kỹ sư chuyên ngành Hệ thống thông tin và truyền thông (HTTT&TT) có khả năng thích ứng cao với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và của chuyên ngành HTTT&TT nói riêng. Chương trình đào tạo phải được cộng đồng thế giới công nhận là trình độ kỹ sư.
  • Các kỹ sư tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành HTTT&TT có trình độ chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực HTTT&TT.
  • Người tốt nghiệp ngành này có khả năng đảm nhiệm các vị trí công việc như quản trị hệ thống thông tin, chuyên gia phân tích thiết kế các phần mềm, chuyên gia quản trị dự án phần mềm, thiết kế mạng, quản trị mạng và nhiều vị trí cao cấp khác như tư vấn giải pháp công nghệ thông tin, giám đốc thông tin (CIO – Chief Information Officier). Người tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực Hệ thống thông tin và truyền thông nói riêng cũng như trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung.
  • Các kỹ sư được cấp bằng chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành Hệ thống thông tin và truyền thông có khả năng học lên các bậc cao học và tiến sỹ của các nước tiên tiến để trở thành những chuyên gia giỏi, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực.
  •  Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành Hệ thống thông tin và truyền thông cần có được:
- Kiến thức: Kỹ sư chuyên ngành chuyên ngành HTTT&TT phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức cơ bản, kiến thức kỹ thuật cơ sở và kiến thức chuyên ngành đảm bảo tính hiện đại, chuyên sâu kết hợp được nội dung đào tạo của các trường tiên tiến trên thế giới cùng chuyên ngành và tính thực tiễn của đất nước.
- Năng lực: Kỹ sư chuyên ngành HTTT&TT phải có năng lực làm việc tốt có khả năng thích ứng với công việc nhanh, có tính độc lập sáng tạo trong công việc nhưng cũng phải có khả năng làm việc theo nhóm. Đủ khả năng về chuyên môn để giải quyết nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả công việc do mình đảm nhận.
- Kỹ năng: Kỹ sư chuyên ngành HTTT&TT phải có khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật, có khả năng xây dựng và tiến hành thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin và các hệ thống truyền thông; biết thiết kế và triển khai các hệ thống thông tin và hệ thống truyền thông trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, bao gồm tổ chức thông tin, xử lý thông tin, truyền thông.
- Thái độ: Kỹ sư chuyên ngành HTTT&TT phải có thái độ trung thực trong công việc chuyên môn, khi giải quyết công việc phải có tinh thần không quản ngại khó khăn, có tinh thần cầu thị học hỏi chuyên môn để không ngừng hoàn thiện mình. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ. Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước. Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước.
5.10. Kỹ thuật cơ khí
5.10.1. Cử nhân Kỹ thuật cơ khí
  • Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật cơ khí chế tạo máy là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật cơ khí
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực nghiên cứu, tham gia thiết kế, chế tạo và vận hành sử dụng các sản phẩm và hệ thống cơ khí trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  •  Chuẩn đầu ra:
Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật cơ khí chế tạo máy của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật cơ khí:
- Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học và tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng các sản phẩm và hệ thống cơ khí;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật (cơ khí, đồ họa kỹ thuật, điện, điện tử, nhiệt, phương pháp tính, xác suất thống kê) trong nghiên cứu và phân tích các sản phẩm và hệ thống cơ khí;
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cơ khí (nguyên lý máy, chi tiết máy, sức bền vật liệu, công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật đo,…) kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại trong thiết kế và đánh giá các sản phẩm và hệ thống cơ khí.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450. 9 9
- Năng lực nghiên cứu, tham gia thiết kế, chế tạo và vận hành sử dụng các sản phẩm và hệ thống máy móc cơ khí thuộc các chuyên ngành công nghệ chế tạo máy, công nghệ hàn, gia công áp lực, cơ khí chính xác và quang học, công nghệ chế tạo các sản phẩm chất dẻo trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực tham gia thiết kế các giải pháp, các sản phẩm và hệ thống cơ khí.
+ Năng lực triển khai các giải pháp, tham gia chế tạo các sản phẩm và hệ thống cơ khí.  Năng lực khai thác sử dụng các sản phẩm, vận hành các hệ thống cơ khí.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.10.2.Kỹ sư Kỹ thuật cơ khí
  • Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Cơ khí chế tạo máy là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Cơ khí chế tạo máy
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống cơ khí phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Cơ khí chế tạo máy có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là:
+ Kỹ sư quản lý dự án
+ Kỹ sư thiết kế, phát triển
+ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
+ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
+ Tư vấn thiết kế, giám sát.... tại các công ty sản xuất, chế tạo cơ khí, công ty cung cấp giải pháp hoặc tại các cơ sở ứng dụng, các công ty kinh doanh thiết bị, dụng cụ cơ khí,… trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và quốc phòng.
  •  Chuẩn đầu ra:
Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Cơ khí chế tạo máy của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật cơ khí:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học và tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng các sản phẩm và hệ thống cơ khí;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật (cơ khí, đồ họa kỹ thuật, điện, điện tử, nhiệt, phương pháp tính, xác suất thống kê) trong nghiên cứu và phân tích các sản phẩm và hệ thống cơ khí;
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cơ khí (nguyên lý máy, chi tiết máy, sức bền vật liệu, công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật đo,…) kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại trong thiết kế và đánh giá các sản phẩm và hệ thống cơ khí.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức; 2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực nghiên cứu, tham gia thiết kế, chế tạo và vận hành sử dụng các sản phẩm và hệ thống máy móc cơ khí thuộc các chuyên ngành công nghệ chế tạo máy, công nghệ hàn, gia công áp lực, cơ khí chính xác và quang học, công nghệ chế tạo các sản phẩm chất dẻo trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực tham gia thiết kế các giải pháp, các sản phẩm và hệ thống cơ khí.
+ Năng lực triển khai các giải pháp, tham gia chế tạo các sản phẩm và hệ thống cơ khí.

+ Năng lực khai thác sử dụng các sản phẩm, vận hành các hệ thống cơ khí.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.11. Kỹ thuật Cơ điện tử
5.11.1.  Cử nhân Kỹ thuật Cơ điện tử
  • Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Cơ kỹ thuật là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Cơ kỹ thuật và Cơ khí
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực xây dựng và phát triển hệ thống, đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  •  Chuẩn đầu ra:
Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Cơ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Cơ kỹ thuật và Cơ khí:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học, cơ học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống cơ khí và cơ học;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở ngành Cơ kỹ thuật để giải quyết độc lập các vấn đề, từ xây dựng mô hình, phân tích trên mô hình bằng các công cụ toán học đến việc thể hiện các kết quả. Có khả năng đánh giá các mô hình và các kết quả nhận được;
+ Khả năng tư duy tổng hợp và hệ thống khi xử lý các hệ phức tạp có tính liên ngành, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, mô phỏng, khai thác tốt các phần mềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống như các máy, công trình, hệ cơ điện tử,….
+ Khả năng tự nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và giảng dạy, tự đào tạo nâng cao kiến thức; khả năng tiếp cận các vấn đề khoa học, kỹ thuật trình độ cao, có thể tiếp tục học ở bậc cao.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
- Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng, phát triển và phân tích hệ thống, đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực lập trình tính toán, khai thác sử dụng các phần mềm chuyên dùng cho các bài toán kỹ thuật Cơ học và Cơ khí.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.11.2.  Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử
  • Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cơ Điện tử có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, kỹ năng thực hành giỏi. Kỹ sư tài năng Cơ điện tử có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên ngành Cơ khí tự động hóa, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng tự đào tạo và tham gia các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế để đạt trình độ cao hơn.
  •  Chuẩn đầu ra:
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Cơ Điện tử của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Cơ Điện tử và Cơ khí:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học để tính toán và mô phỏng các hệ thống Cơ Điện tử.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật cơ học, cơ học máy, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử … để nghiên cứu, phân tích và thiết kế các hệ thống, sản phẩm kỹ thuật Cơ Điện tử.
+ Khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, chế tạo, vận hành và đánh giá các giải pháp hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Cơ khí tự động hóa và Cơ Điện tử như robot công nghiệp, các máy CNC, hệ thống sản xuất linh hoạt …
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình 2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp 2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng và phát triển hệ thống Cơ Điện tử, đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực lập trình tính toán, khai thác sử dụng các phần mềm chuyên dùng cho các bài toán kỹ thuật Cơ Điện tử và Cơ khí.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, sử dụng, vận hành các sản phẩm trong lĩnh vực Cơ Điện tử như robot công nghiệp, các máy CNC, hệ thống sản xuất linh hoạt …
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.12. Sư phạm Kỹ thuật
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân song ngành Sư phạm Kỹ thuật là đào tạo những Cử nhân kỹ thuật đáp ứng các mục tiêu của một ngành kỹ thuật theo học, đồng thời trang bị bổ sung:
§ Những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục kĩ thuật và nghề nghiệp;
§ Các kỹ năng sư phạm cần thiết và các kỹ năng thực hành kỹ thuật cơ bản trong đào tạo nghề nghiệp;
§ Năng lực thực hiện bài dạy lý thuyết, thực hành và tiến hành nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học giáo dục và kỹ thuật theo học;
§ Những phẩm chất đạo đức, lòng yêu ngành, yêu nghề và tác phong sư phạm mẫu mực. để sau khi tốt nghiệp có thể:
§ Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như Trường nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học;
§ Nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục kĩ thuật và nghề nghiệp;
§ Công tác tại doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật theo học;
§ Tiếp tục theo học ở các bậc đào tạo cao hơn.
 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân song ngành Sư phạm Kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội đạt được các yêu cầu chuẩn đầu ra của ngành Kỹ thuật theo học, đồng thời phải có được:
- Khả năng hướng dẫn và hỗ trợ người học như:
+ Mô tả những hiểu biết cơ bản về nguyên tắc, bản chất, mục đích và phạm vi của công việc hướng dẫn và hỗ trợ người học;
+ Nhận biết được nhu cầu của người học để kịp thời đưa ra những hỗ trợ và hướng dẫn chính xác;
+ Cập nhật và thực hiện những chính sách, nội quy của nhà nước và cơ sở đào tạo về hướng dẫn và hỗ trợ người học;
- Khả năng lập kế hoạch và chuẩn bị dạy học như:
+ Mô tả những hiểu biết cơ bản về lập kế hoạch dạy học và lý thuyết về việc học, dạy và đánh giá;
+ Lập kế hoạch dạy học trong lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cầu của người học và mục tiêu dạy học;
+ Phát triển, đánh giá và lựa chọn các nguồn tài liệu dạy học;
- Khả năng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như:
+ Mô tả những nguyên tắc, các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học lý thuyết và dạy học thực hành;
+ Thực hiện hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học để khuyến khích học và tự học ở các trình độ khác nhau;
+ Có hành vi ứng xử sư phạm tích cực để khuyến khích việc học tập ở người học;
- Khả năng sử dụng các phương pháp kiểm tra - đánh giá như:
+ Mô tả những hiểu biết cơ bản về khái niệm, mục đích, các nguyên tắc, công cụ của kiểm tra -đánh giá;
+ Thiết kế, tạo ra, lựa chọn và sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm tra - đánh giá đáp ứng mục tiêu dạy học;
+ Sử dụng những kết quả kiểm tra - đánh giá để khuyến khích học tập, xác nhận kết quả và thông báo hiệu quả của quá trình học và dạy;
- Khả năng đáp ứng để phát triển chuyên môn và nghiệp vụ như:
+ Mô tả những hiểu biết về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của người giáo viên tại cơ sở đào tạo;
+ Xem xét nhu cầu phát triển chuyên môn và lập ra những hoạt động phát triển chuyên môn để đạt được các mục đích của cá nhân, tập thể và tổ chức.
- Khả năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
+ Mô tả những hiểu biết cơ bản về việc lập kế hoạch, phương pháp thực hiện, cách thức tiến hành và tổ chức quản lý đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
+ Triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
- Khả năng thực hành và hướng dẫn thực hành kỹ thuật và nghề nghiệp
+ Mô tả những hiểu biết để thực hiện các kỹ năng thực hành kỹ thuật và nghề nghiệp cũng như hướng dẫn thực hành nghề như các kiến thức liên quan, quy trình thực hiện, yêu cầu thực hiện, an toàn lao động…;
+ Thực hiện thành thạo các thao tác thực hành kỹ thuật và nghề nghiệp cơ bản;
+ Hướng dẫn thực hành kỹ thuật và nghề nghiệp cơ bản.
5.13. Cử nhân Công nghệ thông tin:
  • Mục tiêu đào tạo
 Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Công nghệ thông tin là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Công nghệ thông tin.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực phát triển, cài đặt và bảo trì các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Công nghệ thông tin của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của nhóm ngành Công nghệ thông tin:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, xác suất thống kê, … để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, toán rời rạc, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, hệ điều hành, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, LINUX và phần mềm nguồn mở … để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật an toàn và bảo mật thông tin, trí tuệ nhân tạo, … kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Cử nhân kỹ thuật ngành Khoa học máy tính có khả năng phân tích vấn đề, nhận diện và xác định các yêu cầu tính toán thích hợp cũng như vận dụng các cơ sở toán học, nguyên lý giải thuật,và các kiến thức cơ bản khác về khoa học máy tính trong việc mô hình hoá và thiết kế các hệ thống dựa trên máy tính. Có kỹ năng thực hành tốt và làm chủ được các công cụ cần thiết để phát triển các hệ thống phần mềm ở nhiều mức độ phức tạp khác nhau. Có khả năng đánh giá một hệ thống dựa trên máy tính, một quá trình, một thành phần hoặc một chương trình dựa trên các tiêu chí cụ thể.
+ Cử nhân kỹ thuật ngành Hệ thống thông tin (HTTT) có khả năng phân tích, thiết kế các HTTT ứng dụng, hiểu biết sự phát triển trong lĩnh vực HTTT, Khả năng tổ chức, quản trị và khai thác dữ liệu, thông tin và tri thức, Khả năng tổ chức, quản trị và khai thác các ứng dụng phân tán, Khả năng phân tích, mô hình hóa các bài toán đặt ra trong thực tiễn, Khả năng tham gia cài đặt, triển khai và phát triển các loại HTTT khác nhau.
+ Cử nhân kỹ thuật ngành Kỹ thuật phần mềm có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm máy tính, khả năng phân tích bài toán thực tế, từ đó đề xuất giải pháp và qui trình thực hiện qua các pha: thiết kế, phát triển, cài đặt, kiểm thử và xây dựng tài liệu, phối hợp với các kiến thức quản lý dự án và kinh tế công nghệ.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật, hiểu biết các phương pháp tiếp cận khác nhau của quá trình xây dựng công nghệ, thích hợp với mọi mặt: kinh tế -xã hội, đạo đức ngề nghiệp, luật pháp và an toàn thông tin.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực phát triển, cài đặt và bảo trì các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp công nghệ thông tin, tham gia xây dựng dự án công nghệ thông tin.
+ Năng lực tham gia thiết kế các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin
+ Năng lực tham gia cài đặt, triển khai các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Năng lực khai thác, bảo trì các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.14. Khoa học máy tính
  • Mục tiêu chương trình
Mục tiêu của Chương trình kỹ sư Khoa học máy tính là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của ngành Khoa học máy tính.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực phát triển, cài đặt và bảo trì các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Khoa học máy tính có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là :
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển các hệ thống tin học.
§ Kỹ sư nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình ý tưởng, thiết kế và phát triển các phần mềm ứng dụng
§ Kỹ sư quản lý dự án tin học
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng hệ thống tin học
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá hiệu năng hệ thống tin học
§ Kỹ sư tư vấn thiết kế, giám sát triển khai hệ thống tin học Kỹ sư ra trường có khả năng công tác tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, tại các công ty hoặc tại các cơ sở ứng dụng giải pháp khoa học máy tính trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và xã hội.
  •   Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Khoa học máy tính (KHMT) của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu lý thuyết, đưa ra ý tưởng xây dựng mô hình, thiết kế kỹ thuật và phát triển giải pháp công nghệ, tư vấn, quản lý và sản xuất đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực của ngành Khoa học máy tính:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, xác suất thống kê, … để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, toán rời rạc, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, hệ điều hành, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, LINUX và phần mềm nguồn mở … để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của khoa học máy tính, kết hợp khả năng khai thác sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng phân tích vấn đề, nhận diện và xác định các yêu cầu tính toán thích hợp cũng như vận dụng các cơ sở toán học, nguyên lý giải thuật,và các kiến thức cơ bản khác về khoa học máy tính trong việc mô hình hoá và thiết kế các hệ thống dựa trên máy tính. Có kỹ năng thực hành tốt và làm chủ được các công cụ cần thiết để phát triển các hệ thống phần mềm ở nhiều mức độ phức tạp khác nhau. Có khả năng đánh giá một hệ thống dựa trên máy tính, một quá trình, một thành phần hoặc một chương trình dựa trên các tiêu chí cụ thể.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án công nghệ thông tin.
+ Năng lực thiết kế các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Năng lực triển khai, chỉnh định và đưa vào vận hành các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Năng lực vận hành, bảo trì các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.15. Kỹ thuật máy tính
  • Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu của Chương trình kỹ sư Kỹ thuật máy tính là trang bị cho người tốt nghiệp:
+ Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của ngành Kỹ thuật máy tính.
+ Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
+ Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
+ Năng lực phát triển, cài đặt và bảo trì các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật máy tính có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là:
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển các hệ thống máy tính.
§ Kỹ sư đảm nhiệm về kỹ thuật máy tính trong các dự án công nghệ thông tin.
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng hệ thống máy tính.
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá hiệu năng của các hệ thống máy tính.
§ Kỹ sư tư vấn thiết kế, giám sát triển khai hệ thống máy tính. tại các công ty cung cấp giải pháp hoặc tại các cơ sở ứng dụng giải pháp về kỹ thuật máy tính trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và xã hội.
  •  Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật máy tính (KTMT) của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật máy tính:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, xác suất thống kê, … để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, toán rời rạc, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, hệ điều hành, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, LINUX và phần mềm nguồn mở … để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu về kỹ thuật máy tính, kết hợp khả năng khai thác sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Khả năng phân tích, thiết kế các thành phần của một hệ thống máy tính và các thiết bị sử dụng máy tính như cấu trúc và tổ chức của hệ thống, giao diện của hệ thống và các thành phần cơ bản của hệ thống; có khả năng thực hiện hệ thống cả về phần cứng và phần mềm bằng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp: 
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án công nghệ thông tin.
+ Năng lực thiết kế các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Năng lực triển khai, chỉnh định và đưa vào vận hành các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
+ Năng lực vận hành, bảo trì các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.16. Kỹ thuật Dệt
5.16.1. Cử nhân Kỹ thuật Dệt
  • Mục tiêu
Mục tiêu của Chương trình cử nhân ngành Kỹ thuật Dệt là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành dệt.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham gia phát triển sản phẩm, tham gia xây dựng các giải pháp kỹ thuật, các dự án trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân kỹ thuật dệt có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất dệt, nhuộm và hoàn tất, viện nghiên cứu dệt may, các trường đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học) có ngành dệt, các cơ quan và tổ chức quản lý có liên quan đến ngành dệt, có thể học tiếp lên trình độ kỹ sư và thạc sĩ.
  •  Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Kỹ thuật Dệt của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn cần thiết để thích ứng tốt với những công việc khác nhau lĩnh vực rộng của ngành dệt:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học) để mô tả, tính toán các quá trình sản xuất sản phẩm dệt.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật (Kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt, cơ học, nhập môn kỹ thuật dệt may, quản lý điều hành sản xuất, quản lý chất lượng và marketing sản phẩm dệt may, tiếng anh chuyên ngành, an toàn lao động và môi trường dệt may, cơ sở mỹ thuật sản phẩm dệt may v.v.) để nghiên cứu, phân tích nguyên liệu, sản phẩm và các quá trình sản xuất sợi, vải.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật về: - Công nghệ dệt (Vật liệu dệt, công nghệ kéo sợi, kỹ thuật dệt, kỹ thuật dệt kim, công nghệ vải không dệt, thiết kế dây chuyền dệt); - Công nghệ nhuộm - hoàn tất (Vật liệu dệt, hóa học thuốc nhuộm, công nghệ và thiết bị tiền xử lý sản phẩm dệt, công nghệ và thiết bị nhuộm và in hoa, công nghệ và thiết bị hoàn tất sản phẩm dệt, lý thuyết và kỹ thuật đo màu, thiết kế dây chuyền nhuộm và xử lý hoàn tất) để thiết kế sản phẩm dệt và thiết lập quy trình công nghệ sản xuất; đánh giá chất lượng sản phẩm dệt.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, biết sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong viết và thuyết trình.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia phát triển sản phẩm, xây dựng giải pháp kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm dệt:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực thiết kế sản phẩm, thiết lập công nghệ và tham gia xây dựng các giải pháp kỹ thuật để sản xuất sản phẩm.
+ Năng lực triển khai chế tạo sản phẩm, thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
+ Năng lực vận hành các trang thiết bị để chế tạo sản phẩm và thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.16.2. Kỹ sư Kỹ thuật dệt
  • Mục tiêu đào tạo:
 Mục tiêu của Chương trình kỹ sư ngành Kỹ thuật dệt là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành dệt.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp (3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực phát triển sản phẩm, xây dựng các giải pháp kỹ thuật, các dự án trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư kỹ thuật dệt có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất dệt, nhuộm và hoàn tất, viện nghiên cứu dệt may, các trường đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học) có ngành dệt, các cơ quan và tổ chức quản lý có liên quan đến ngành dệt, có thể học tiếp lên trình độ thạc sĩ, tiến sỹ.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật dệt của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn cần thiết để thích ứng tốt với những công việc khác nhau lĩnh vực rộng của ngành dệt:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở để mô tả, tính toán các quá trình sản xuất sản phẩm dệt
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt, cơ học, quản lý điều hành sản xuất, quản lý chất lượng và marketing sản phẩm dệt may, an toàn lao động và môi trường dệt may, cơ sở mỹ thuật sản phẩm dệt may để nghiên cứu, phân tích nguyên liệu, sản phẩm và các quá trình sản xuất sợi, vải.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật về:
§ Công nghệ dệt (Vật liệu dệt, công nghệ kéo sợi, kỹ thuật dệt, kỹ thuật dệt kim, công nghệ vải không dệt, thiết kế dây chuyền dệt);
§ Công nghệ nhuộm và hoàn tất (Vật liệu dệt, hóa học thuốc nhuộm, công nghệ và thiết bị tiền xử lý sản phẩm dệt, công nghệ và thiết bị nhuộm và in hoa, công nghệ và thiết bị hoàn tất sản phẩm dệt, lý thuyết và kỹ thuật đo màu, thiết kế dây chuyền nhuộm và xử lý hoàn tất) để thiết kế sản phẩm dệt và thiết lập quy trình công nghệ sản xuất; đánh giá chất lượng sản phẩm dệt.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, biết sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong viết và thuyết trình.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia phát triển sản phẩm, xây dựng giải pháp kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm dệt:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực thiết kế sản phẩm, thiết lập công nghệ và các giải pháp kỹ thuật để sản xuất sản phẩm.
+ Năng lực chế tạo sản phẩm, thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
+ Năng lực vận hành các trang thiết bị để chế tạo sản phẩm và thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.17. Công nghệ may
5.17.1. Cử nhân Công nghệ may
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân kỹ thuật ngành Công nghệ May là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành may.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham gia phát triển sản phẩm, tham gia xây dựng các giải pháp kỹ thuật, các dự án trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm may.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân kỹ thuật ngành Công nghệ May có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất sản phẩm may, viện nghiên cứu dệt may, các trường đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học) có ngành công nghệ may, các cơ quan và tổ chức quản lý có liên quan đến ngành may, có thể học tiếp lên trình độ kỹ sư và thạc sĩ.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Công nghệ May của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn cần thiết để thích ứng tốt với những công việc khác nhau lĩnh vực rộng của ngành may:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học) để mô tả, tính toán các quá trình sản xuất sản phẩm may.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật (Kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt, cơ học, nhập môn kỹ thuật dệt may, quản lý điều hành sản xuất, quản lý chất lượng và marketing sản phẩm dệt may, tiếng anh chuyên ngành, an toàn lao động và môi trường dệt may, cơ sở mỹ thuật sản phẩm dệt may v.v.) để nghiên cứu, phân tích nguyên liệu, sản phẩm may và các quá trình cắt, may, hoàn tất sản phẩm may.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật về công nghệ may (Vật liệu may, công nghệ may, thiết bị may, thiết kế trang phục, tạo mẫu trang phục và thiết kế dây chuyền may) để thiết kế sản phẩm may và thiết lập quy trình công nghệ sản xuất; đánh giá chất lượng sản phẩm may.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, biết sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong viết và thuyết trình.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia phát triển sản phẩm, xây dựng giải pháp kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm may:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực thiết kế sản phẩm, thiết lập công nghệ và tham gia xây dựng các giải pháp kỹ thuật để sản xuất sản phẩm.
+ Năng lực triển khai chế tạo sản phẩm, thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
+ Năng lực vận hành các trang thiết bị để chế tạo sản phẩm và thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.17.2. Kỹ sư Công nghệ may
  • Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu của Chương trình kỹ sư ngành Công nghệ may là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành may.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực phát triển sản phẩm, xây dựng các giải pháp kỹ thuật, các dự án trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm may.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ May có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất sản phẩm may, viện nghiên cứu dệt may, các trường đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học) có ngành công nghệ may, các cơ quan và tổ chức quản lý có liên quan đến ngành may, có thể học tiếp lên trình độ thạc sĩ, tiến sỹ.
  •  Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư ngành Công nghệ May của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn cần thiết để thích ứng tốt với những công việc khác nhau lĩnh vực rộng của ngành may:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học) để mô tả, tính toán các quá trình sản xuất sản phẩm may.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về Kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt, cơ học, quản lý điều hành sản xuất, quản lý chất lượng và marketing sản phẩm dệt may, an toàn lao động và môi trường dệt may, cơ sở mỹ thuật sản phẩm dệt may v.v. để nghiên cứu, phân tích nguyên liệu, sản phẩm may và các quá trình cắt, may, hoàn tất sản phẩm may.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật về:
§ Công nghệ sản phẩm may (Vật liệu may, công nghệ may, thiết bị may, thiết kế trang phục và thiết kế dây chuyền may).
§ Thiết kế sản phẩm may và thời trang (Vật liệu may, thiết kế kỹ thuật và thiết kế mỹ thuật trang phục, công nghệ và thiết bị may) để thiết kế sản phẩm may và thời trang, thiết lập quy trình công nghệ sản xuất; đánh giá chất lượng sản phẩm may.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, biết sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong viết và thuyết trình.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia phát triển sản phẩm, xây dựng giải pháp kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm may:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực thiết kế sản phẩm, thiết lập công nghệ và các giải pháp kỹ thuật để sản xuất sản phẩm.
+ Năng lực chế tạo sản phẩm, thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
+ Năng lực vận hành các trang thiết bị để chế tạo sản phẩm và thực hiện các giải pháp kỹ thuật.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.18. Kỹ thuật điện
5.18.1. Cử nhân Kỹ thuật điện
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật điện là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật điện lực: nhà máy phát điện, truyền tải điện, cung cấp điện cho công nghiệp & sinh hoạt, thiết kế, chế tạo thiết bị điện công nghiệp & gia dụng.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật của ngành kỹ thuật điện lực phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cử nhân Kỹ thuật điện của Trường ĐHBK Hà Nội được học liên thông thẳng lên chương trình Kỹ sư hoặc Thạc sĩ Kỹ thuật điện, được học liên thông chuyển đổi lên chương trình Kỹ sư hoặc Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân kỹ thuật điện của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật điện lực như: nhà máy phát điện, truyền tải điện, cung cấp điện cho công nghiệp & sinh hoạt, thiết kế, chế tạo thiết bị điện công nghiệp & gia dụng. + Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học, tin học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của kỹ thuật điện lực.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật mạch điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điều khiển, đo lường, tự động hóa để phân tích các hệ thống điện lực, sản phẩm thiết bị kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của kỹ thuật điện lực.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật điện lực, kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống điện, dây chuyền sản xuất và sản phẩm kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của kỹ thuật điện lực.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng và phát triển hệ thống, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật của ngành kỹ thuật điện lực phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, quá trình, sản phẩm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến kỹ thuật điện lực.
+ Năng lực tham gia thực thi, chế tạo và triển khai hệ thống, sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến kỹ thuật điện lực.
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác hệ thống, quá trình, sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật điện lực.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.18.2. Kỹ sư Kỹ thuật điện
  • Mục tiêu đào tạo:
 Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật điện là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Điện.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
+ Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
+ Năng lực lập dự án, thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị, hệ thống phát, hệ truyền tải, hệ thống phân phối điện, hệ thống điện dân dụng.
+ Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Điện có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là § Kỹ sư quản lý dự án:
 § Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát
... tại các công ty cung cấp giải pháp hoặc tại các cơ sở thiết kế, chế tạo, vận hành, kinh doanh thiết bị và hệ thống điện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và quốc phòng. 
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư kỹ thuật điện của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật điện lực như: nhà máy phát điện, truyền tải điện, cung cấp điện cho công nghiệp & sinh hoạt, thiết kế, chế tạo thiết bị điện công nghiệp & gia dụng.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học, tin học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của kỹ thuật điện lực.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật mạch điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điều khiển, đo lường, tự động hóa để phân tích các hệ thống điện lực, sản phẩm thiết bị kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của kỹ thuật điện lực.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật điện lực, kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống điện, dây chuyền sản xuất và sản phẩm kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của kỹ thuật điện lực.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng và phát triển hệ thống, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật của ngành kỹ thuật điện lực phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, quá trình, sản phẩm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến kỹ thuật điện lực.
+ Năng lực tham gia thực thi, chế tạo và triển khai hệ thống, sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến kỹ thuật điện lực.
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác hệ thống, quá trình, sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật điện lực.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.19. Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
5.19.1 Cử nhân Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
  • Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu của chương trình Cử nhân kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành điều khiển và tự động hóa.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp. (3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham gia lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cử nhân kỹ thuật Điều khiển và tự động hoá của Trường ĐHBK Hà Nội được học liên thông lên thẳng chương trình Kỹ sư hoặc Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, được học liên thông chuyển đổi lên chương trình Kỹ sư hoặc Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành điều khiển và tự động hóa:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học để mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch điện, tín hiệu, hệ thống và điều khiển, kỹ thuật điện tử và máy tính để nghiên cứu, phân tích các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kết hợp khả năng khai thác sử dụng các công cụ phần mềm để tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật điều khiển và tự động hoá với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, tham gia xây dựng các dự án hệ thống điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực tham gia triển khai, chỉnh định và đưa vào vận hành hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực vận hành, bảo trì hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá công nghiệp.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.19.2. Kỹ sư Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
  • Mục tiêu đào tạo
 Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Điều khiển và Tự động hóa là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Điều khiển và Tự động hoá có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là:
§ Kỹ sư quản lý dự án
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát
 ... tại các công ty cung cấp giải pháp hoặc tại các cơ sở ứng dụng giải pháp đo lường, điều khiển và tự động hóa trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và quốc phòng.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành điều khiển và tự động hóa:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch điện, tín hiệu, hệ thống và điều khiển, kỹ thuật điện tử và máy tính trong nghiên cứu, phân tích các thiết bị và hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kết hợp khả năng khai thác sử dụng các công cụ phần mềm trong thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật điều khiển và tự động hoá với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án hệ thống điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực thiết kế hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá. 4.4 Năng lực triển khai, chỉnh định và đưa vào vận hành hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá.
+ Năng lực vận hành, bảo trì hệ thống và thiết bị đo lường, điều khiển và tự động hoá công nghiệp.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5.20. Kỹ thuật điện tử viễn thông
5.21.1. Cử nhân Kỹ thuật Điện tử viễn thông
  • Mục tiêu đào tạo
 Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Điện tử Viễn thông.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống điện tử, viễn thông, thiết kế chế tạo các sản phẩm điện tử trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành Điện tử Viễn thông trong nước cũng như trên thế giới.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Điện tử Viễn thông của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Điện tử Viễn thông:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, xác suất thống kê để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống điện tử, viễn thông; các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch, trường điện từ, cấu kiện và linh kiện điện tử để nghiên cứu và phân tích các hệ thống điện tử, viễn thông, các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật vi xử lý, tín hiệu và hệ thống, thông tin số kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống điện tử, viễn thông, các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực phát triển hệ thống, thiết kế sản phẩm, đề xuất giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật viễn thông, kỹ thuật điện tử y sinh trong bối cảnh nền công nghiệp điện tử viễn thông phát triển rất nhanh trên thế giới và đang có ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp điện tử viễn thông trong nước.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án triển khai và tham gia chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, các sản phẩm điện tử và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực tham gia triển khai hệ thống điện tử, viễn thông, chế tạo sản phẩm điện tử và thực thi các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông; các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.21.2. Kỹ sư Kỹ thuật Điện tử viễn thông
  • Mục tiêu chương trình
Mục tiêu của Chương trình kỹ sư Điện tử Viễn thông là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Điện tử Viễn thông.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Khả năng tư duy phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển các dự án và các sản phẩm điện tử viễn thông trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành Điện tử Viễn thông trong nước cũng như trên thế giới.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Điện tử- Viễn thông của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Điện tử Viễn thông:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, xác suất thống kê để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống điện tử, viễn thông; các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch, trường điện từ, cấu kiện và linh kiện điện tử để nghiên cứu và phân tích các hệ thống điện tử, viễn thông, các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật vi xử lý, tín hiệu và hệ thống, thông tin số kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống điện tử, viễn thông, các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
- Kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
- Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Khả năng tổng hợp, cải tiến, sáng tạo công nghệ và kỹ thuật mới.
- Năng lực phát triển hệ thống, thiết kế sản phẩm, đề xuất giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật viễn thông, kỹ thuật điện tử y sinh trong bối cảnh nền công nghiệp điện tử viễn thông phát triển rất nhanh trên thế giới và đang có ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp điện tử viễn thông trong nước
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án triển khai và tham gia chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. 4.3 Năng lực thiết kế hệ thống, các sản phẩm điện tử và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực triển khai hệ thống điện tử, viễn thông, chế tạo sản phẩm điện tử và thực thi các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông; các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.22. Kỹ thuật Hóa học
  • Mục tiêu chương trình
 Mục tiêu của Chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Hoá học là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ hóa học như dầu khí, hóa dược, polyme, vô cơ phân bón, vật liệu silicat, điện hóa, xenluloza và giấy, quá trình, thiết bị, máy công nghiệp hóa chất.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng, quản lý và vận hành các qui trình sản xuất; thiết kế, chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị công nghiệp hoá chất; đào tạo, nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hóa học.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ bản toán, vật lý, hoá học, hình hoạ, vẽ kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học, quản trị học để giải quyết các vấn đề trong kỹ thuật hóa học.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở của Hoá lý, Hoá vô cơ, Hoá hữu cơ, Hoá phân tích, Phân tích bằng công cụ, Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hoá học để nghiên cứu, phân tích và thiết kế các quá trình, thiết bị của các quá trình công nghệ Hóa học.
+ Khả năng áp dụng các kiến thức chuyên sâu để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm: thiết kế hệ thống thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu các quá trình chuyển hóa hóa học khác nhau trong công nghệ hóa học, sử dụng các công cụ toán học thống kê để phân tích dữ liệu thí nghiệm.
+ Khả năng áp dụng kiến thức về mô hình hóa, mô phỏng kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để tính toán, thiết kế, mô phỏng và đánh giá các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng, phát triển hệ thống, thiết kế sản phẩm và đề xuất các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống và các quá trình công nghệ, thiết kế sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, sản xuất và sử dụng hóa chất
+ Năng lực tham gia thực thi triển khai việc thiết kế hệ thống và quy trình công nghệ, sản phẩm và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến, sản xuất và sử dụng hóa chất
+ Năng lực vận hành, khai thác các hệ thống thiết bị, dây chuyền sản xuất để đưa ra các sản phẩm theo yêu cầu cũng như thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật vào việc tăng hiệu quả, hiệu suất của quá trình.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.23. Hóa học
  • Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu Chương trình Cử nhân Hóa học của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân:
- Có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
- Có kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, có kiến thức cơ bản về hóa học và công nghệ hóa học. Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành: Hóa lý, Vô cơ, Phân tích, Hữu cơ
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, có thể hội nhập trong môi trường quốc tế.
- Khả năng thực hành và giải quyết các yêu cầu về nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực của hóa học.
- Có khả năng làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và cán bộ kỹ thuật tại các viện, trường, doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực hóa học và công nghệ hóa học. Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tiếp chương trình sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ..)
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Cử nhân tốt nghiệp ngành Cử nhân Hóa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong nhiều lĩnh vực rộng của ngành Hóa học:
+ Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên (Toán, Lý…) khoa học xã hội ( Quản trị doanh nghiệp, Kinh tế, Ngoại ngữ..).
+ Kiến thức cơ sở vững chắc, nắm được các phương pháp nghiên cứu về hóa học, đặc biệt là các lĩnh vực cơ bản như hóa hữu cơ, hóa lý, hóa vô cơ, hóa phân tích
+ Kiến thức chung về các quá trình kỹ thuật hóa học (QTTB, Hóa kỹ thuật đại cương, kỹ thuật đo và kiểm tra quá trình hóa học) và áp dụng trong các quá trình sản xuất.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong các quá trình hóa học và công nghệ hóa học.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu những kỹ thuật và sản phẩm mới của hóa học
+ Tư duy hệ thống và tư duy đánh giá
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển qui trình sản xuất, vận hành và khai thác các công nghệ tiên tiến, nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực tham gia thiết kế công nghệ và quá trình sản xuất, đề ra các giải pháp kỹ thuật.
+ Năng lực tham gia thực thi triển khai công nghệ và quá trình sản xuất, thiết kế và chế tạo sản phẩm
+ Năng lực vận hành, khai thác qui trình, công nghệ tiên tiến.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.24. Kỹ thuật in
5.24.1. Cử nhân kỹ thuật in & truyền thông
  • Mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật In và truyền thông là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành in truyền thông
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển ý tưởng sản phẩm, qui trình và thiết bị sản xuất, vận hành và khai thác hệ thống SX, nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật In và Truyền thông của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành In truyền thông
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hoá học, tin học, quản trị, đồ hoạ và cơ khí để mô tả, tính toán các hệ thống thiết bị, qui trình công nghệ và các sản phẩm in truyền thông. + Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về máy tính, phục chế in, điều khiển tự động để nghiên cứu và phân tích các hệ thống thiết bị, quá trình sản xuất các sản phẩm in truyền thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật về đồ hoạ truyền thông và thiết kế in, công nghệ và thiết bị in, vận hành và quản lý quá trình sản xuất in, kết hợp với khả năng khai thác các phương tiện hiện đại để thiết kế các sản phẩm truyền thông và các giải pháp và qui trình công nghệ để chế tạo các sản phẩm đó.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển ý tưởng sản phẩm, qui trình và thiết bị sản xuất, vận hành và khai thác hệ thống SX, nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết và hình thành các phương án giải quyết vấn đề
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống sản xuất, đề ra các giải pháp kỹ thuật
+ Năng lực tham gia thực thi triển khai hệ thống thiết kế và sản xuất sản phẩm truyền thông như sản phẩm in truyền thống, các sản phẩm truyền thông điện tử
+ Năng lực vận hành, khai thác hệ thống sản xuất.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.24.2. Kỹ sư In và truyền thông
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư In và truyền thông là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành in và truyền thông
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực xây dựng và phát triển ý tưởng sản phẩm, qui trình công nghệ, thiết bị; vận hành và khai thác hệ thống SX, nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; Năng lực tổ chức, quản lý và điều hành 1 cơ sở sản xuất
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư In và truyền thông có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ xây dựng và quản lý dự án
§ Kỹ sư tổ chức và điều hành sản xuất
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát
§ Kỹ sư bán hàng, tiếp thị tại tất cả cả các cơ sở in với các loại hình in khác nhau, các công ty nghiên cứu, chế tạo và kinh doanh vật tư, thiết bị ngành in, các cơ quan quan quản lý in các cấp.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật In và Truyền thông của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành In vàTruyền thông
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hoá học, tin học, quản trị, đồ hoạ và cơ khí để mô tả, tính toán các hệ thống thiết bị, qui trình công nghệ và các sản phẩm in truyền thông.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về máy tính, phục chế in, điều khiển tự động để nghiên cứu và phân tích các hệ thống thiết bị, quá trình sản xuất các sản phẩm in truyền thông, tiếp cận và nắm bắt các công nghệ in tiên tiến
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật về đồ hoạ truyền thông và thiết kế in, công nghệ và thiết bị in, vận hành và quản lý quá trình sản xuất in, kết hợp với khả năng khai thác các phương tiện hiện đại để thiết kế các sản phẩm truyền thông, các giải pháp và qui trình công nghệ để chế tạo các sản phẩm đó, đánh giá chất lượng quá trình sản xuất và sản phẩm
+ Khả năng áp dụng các kiến thức về quản lý, kiểm soát quá trình, thiết kế cơ sở sản xuất để có thể điều hành, quản lý, tổ chức và xây dựng 1 cơ sở sản xuất in truyền thông hiện đại
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng và phát triển ý tưởng sản phẩm, qui trình công nghệ, thiết bị; vận hành và khai thác hệ thống SX, nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; Năng lực tổ chức, quản lý và điều hành 1 cơ sở sản xuất
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa quá trình sản xuất in truyền thông với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết và hình thành các phương án giải quyết vấn đề (thiết kế, chế tạo và phát triển sản phẩm)
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống sản xuất, đề ra các giải pháp kỹ thuật
+ Năng lực tham gia thực thi triển khai hệ thống thiết kế và sản xuất sản phẩm truyền thông như sản phẩm in truyền thống, các sản phẩm truyền thông điện tử
+ Năng lực tổ chức, điều hành và quản lý hệ thống sản xuất
+ Năng lực đánh giá và điều chỉnh hệ thống sản xuất
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.25. Kỹ thuật Hạt nhân
5.25.1. Cử nhân Kỹ thuật Hạt nhân
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân kỹ thuật Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý Môi trường là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững vàng để thích ứng được với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Kỹ thuật Hạt nhân như: các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ….
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống, tham gia nghiên cứu và chế tạo sản phẩm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ…. phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
  • Chuẩn đầu ra Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân kỹ thuật Kỹ thuật Hạt nhân của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững vàng để thích ứng được với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Kỹ thuật Hạt nhân như: các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ….
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và vật lý, hóa học, tin học… để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống năng lượng hạt nhân, hệ thống chiếu xạ; quá trình hoạt động của các hệ năng lượng, chiếu xạ, đo đạc hạt nhân; và các sản phẩm kỹ thuật khác của ngành.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở theo các định hướng khác nhau của ngành học để nghiên cứu và phân tích các hệ thống năng lượng hạt nhân, hệ thống chiếu xạ; quá trình hoạt động của các hệ năng lượng, chiếu xạ, đo đạc hạt nhân; và các sản phẩm kỹ thuật khác của ngành.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cốt lõi theo các định hướng khác nhau của ngành học kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá chất lượng các hệ thống năng lượng hạt nhân, hệ thống chiếu xạ; điều khiển quá trình hoạt động của các hệ năng lượng, chiếu xạ, đo đạc hạt nhân; và các sản phẩm kỹ thuật khác của ngành.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống, tham gia nghiên cứu và chế tạo sản phẩm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ…. phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực tham gia thiết kế và đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho các hệ thống đo đạc, xử lý bức xạ; sản xuất năng lượng; chiếu xạ….
+ Năng lực tham gia thực thi, chế tạo và triển khai các hệ thống đo đạc, xử lý bức xạ; sản xuất năng lượng; chiếu xạ….
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống đo đạc, xử lý bức xạ; sản xuất năng lượng; chiếu xạ….
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.25.2. Kỹ sư Kỹ thuật Hạt nhân
  • Mục tiêu chương trình
Mục tiêu của Chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Hạt nhân là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững vàng để thích ứng được với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Kỹ thuật Hạt nhân như: các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ….
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp;
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
- Năng lực xây dựng và phát triển hệ thống, nghiên cứu và chế tạo sản phẩm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ…. phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
 Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý Môi trường có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là:
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển;
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá;
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng;
§ Kỹ sư tư vấn thiết kế, giám sát;
§ Kỹ sư quản lý dự án; tại các cơ quan quản lý hoặc tại các cơ sở ứng dụng bức xạ và hạt nhân trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và quốc phòng.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật Hạt nhân của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững vàng để thích ứng được với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Kỹ thuật Hạt nhân như: các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ….
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và vật lý, hóa học, tin học… để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống năng lượng hạt nhân, hệ thống chiếu xạ; quá trình hoạt động của các hệ năng lượng, chiếu xạ, đo đạc hạt nhân; và các sản phẩm kỹ thuật khác của ngành.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở theo các chuyên ngành khác nhau của ngành học để nghiên cứu và phân tích các hệ thống năng lượng hạt nhân, hệ thống chiếu xạ; quá trình hoạt động của các hệ năng lượng, chiếu xạ, đo đạc hạt nhân; và các sản phẩm kỹ thuật khác của ngành.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật cốt lõi theo các chuyên ngành khác nhau của ngành học kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá chất lượng các hệ thống năng lượng hạt nhân, hệ thống chiếu xạ; điều khiển quá trình hoạt động của các hệ năng lượng, chiếu xạ, đo đạc hạt nhân; và các sản phẩm kỹ thuật khác của ngành.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng và phát triển hệ thống, nghiên cứu và chế tạo sản phẩm và đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong các hệ thống năng lượng hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, máy phát bức xạ …), các hệ thống chiếu xạ trong công nghiệp và trong y tế (máy gia tốc, hệ thống chiếu xạ bức xạ …), các hệ đo đạc, xử lý, kiểm soát bức xạ…. phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;
+ Năng lực phát hiện vấn đề và xây dựng ý tưởng giải pháp kỹ thuật, xây dựng dự án;
+ Năng lực thiết kế và đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho các hệ thống đo đạc, xử lý bức xạ; sản xuất năng lượng; chiếu xạ….
+ Năng lực thực thi, chế tạo và triển khai các hệ thống đo đạc, xử lý bức xạ; sản xuất năng lượng; chiếu xạ….
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống đo đạc, xử lý bức xạ; sản xuất năng lượng; chiếu xạ….
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.26. Vật lý kỹ thuật
5.26.1. Cử nhân Vật lý kỹ thuật
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Vật lý Kỹ thuật là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Vật lý Kỹ thuật.
- Kiến thức cơ sở về các thiết bị thực nghiệm, thiết kế kỹ thuật, đo lường, thu thập và phân tích, giải thích dữ liệu.
- Ý thức tự giác tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào các lĩnh vực công nghệ mới.
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế hóa để thành công trong nghề nghiệp
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Vật lý Kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Khả năng phát hiện, xác lập và giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Cụ thể:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về điện, điện tử, cơ khí, máy tính để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật.
+ Khả năng áp dụng kiến thức vật lý hiện đại, kỹ thuật quang học và quang điện tử, vi điện tử, vật liệu cấu trúc nano, mô hình hóa và mô phỏng, cảm biến, các phương pháp phân tích và đo lường; kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, chế tạo, vận hành và đánh giá các giải pháp hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật.
- Có khả năng làm việc một cách chuyên nghiệp trong các tập đoàn, hãng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vi điện tử, vi hệ thống cơ điện tử, công nghệ nano, tự động hóa, kỹ thuật chiếu sáng rắn...
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
+ Có hiểu biết rộng để nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
5.26.2. Kỹ sư Vật lý kỹ thuật
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình Kỹ sư Vật lý Kỹ thuật là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Vật lý Kỹ thuật. Đồng thời có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực hẹp của ngành Vật lý kỹ thuật.
- Kiến thức cơ sở về các thiết bị thực nghiệm, thiết kế kỹ thuật, đo lường, thu thập và phân tích, giải thích dữ liệu.
- Ý thức tự giác tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào các lĩnh vực công nghệ mới.
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế hóa để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Vật lý Kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Khả năng phát hiện, xác lập và giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Cụ thể:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về điện, điện tử máy tính và các vấn đề liên quan để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật.
+ Khả năng áp dụng kiến thức vật lý hiện đại, kỹ thuật quang học và quang điện tử, vi điện tử, vật liệu cấu trúc nano, mô hình hóa và mô phỏng, cảm biến, các phương pháp phân tích và đo lường; kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, chế tạo, vận hành và đánh giá các giải pháp hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật.
- Có khả năng làm việc một cách chuyên nghiệp trong các tập đoàn, hãng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vi điện tử, vi hệ thống cơ điện tử, công nghệ nano, tự động hóa, kỹ thuật chiếu sáng rắn...
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
+ Có hiểu biết rộng để nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
5.27. Quản trị kinh doanh
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau về quản trị kinh doanh trong các ngành nghề và loại hình doanh nghiệp khác nhau của nền kinh tế.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề quản trị tại các doanh nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm quản trị đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng kế hoạch chức năng, dự án đầu tư và chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Quản trị kinh doanh của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế
+ Khả năng áp dụng kiến thức đại cương về toán kinh tế và xác suất thống kê để mô tả, tính toán và mô phỏng các quá trình kinh doanh và kinh tế trong doanh nghiệp và trong nền kinh tế.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về kinh tế học, quản trị học, pháp luật kinh tế, marketing và kế toán để nghiên cứu và phân tích các quá trình kinh doanh và kinh tế.
+ Khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành về quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, kế toán doanh nghiệp và quản trị chiến lược để thiết kế và đánh giá các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kinh doanh và kinh tế
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm quản trị đa ngành
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng các giải pháp kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng về các giải pháp kinh doanh và tham gia xây dựng dự án đầu tư cho doanh nghiệp.
+ Năng lực tham gia thiết kế quá trình và giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Năng lực tham gia tổ chức và triển khai các giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp
+ Năng lực đánh giá các hệ thống, các doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.28. Quản lý công nghiệp
Mục tiêu Mục tiêu
Mục tiêu của Chương trình đào tạo cử nhân Quản lý Công nghiệp là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng về Quản lý kinh tế trong các ngành Công nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham gia xây dựng dự án đầu tư; phát triển chiến lược Công ty; thiết kế và điều khiển hệ thống sản xuất, quản lý chuỗi cung cấp trong các ngành công nghiệp trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường biến đổi.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Quản lý Công nghiệp của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng về quản lý kinh doanh trong các ngành công nghiệp.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán kinh tế, thống kê ứng dụng để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm và đối tượng quản lý.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về kinh tế học, quản trị học và công nghệ sản xuất để nghiên cứu và phân tích các hệ thống và quá trình quản lý.
+ Khả năng áp dụng kiến thức về quản trị sản xuất, nhân lực, chất lượng, chuỗi cung cấp và dự án đầu tư kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong các ngành công nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề quản lý công nghiệp;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng, phát triển hệ thống, sản phẩm, giải pháp quản lý các hoạt động công nghiệp trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường cạnh tranh ngày càng găy gắt:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp quản lý kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp quản lý, tham gia xây dựng dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp;
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, quá trình, sản phẩm và các giải pháp quản lý;
+ Năng lực tham gia thực thi các nghiệp vụ quản lý sản xuất, chất lượng, nhân sự, tài chính, dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp.
+ Năng lực quản lý các hệ thống, quá trình, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.29. Tài chính-Ngân hàng
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành Tài chính-Ngân hàng là trang bị cho người tốt nghiệp :
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh tài chinh doanh nghiệp, ngân hàng và bảo hiểm.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến sự vận động của nguồn lực tài chính, từ việc huy động vốn, đầu tư sử dụng vốn đến phân phối lợi ích, hướng tới mục tiêu hiệu quả.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với sự một sự định hướng ban đầu, cùng với năng lực và nguyện vọng, những người tốt nghiệp cử nhân ngành Tài chính-Ngân hàng có thể làm việc tại các tổ chức khác nhau với tư cách là:
§ Chuyên viên tài chính, giám đốc ngân quỹ, giám đốc tài chính, và kiểm soát viên tài chính tại các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
§ Chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính, kiểm soát viên tài chính tại các công ty kiểm toán, các cơ quan kiểm toán của nhà nước
§ Chuyên viên tài chính, chuyên gia thẩm định đầu tư và tín dụng, kế toán trưởng và kiểm soát viên tại các định chế tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm và cả các tổ chức phi lợi nhuận.
§ Chuyên gia tài chính, nhà môi giới, chuyên gia phân tích đầu tư và danh mục đầu tư tại các công ty chứng khoán hoặc hàng môi giới.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tài chính-Ngân hàng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được :
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành :
+ Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản để mô tả, tính toán mô phỏng quá trình vận động của nguồn lực tài chính trong các tổ chức và giữa các tổ chức với môi trường.
+ Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành để nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình vận động của nguồn lực tài chính của tổ chức.
+ Khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành trên cơ sở khai thác hữu hiệu các phương pháp, các công cụ hiện đại để có thể tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính khan hiếm cho quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề quản lý.
+ Khả năng nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thốngvà tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc (đạt điểm TOEIC = 450).
- Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến sự vận động của nguồn lực tài chính, từ việc huy động vốn, đầu tư sử dụng vốn đến phân phối lợi ích, hướng tới mục tiêu hiệu quả.
+ Năng lực nhận thức về mối liên hệ giữa giải pháp kinh tế tài chính với hoạt động của tổ chức dưới ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài.
+ Năng lực nhận dạng vấn đề và định hướng hình thành giải pháp giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tham gia xây dựng và xác định giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tổ chức triển khai và kiểm soát quá trình thực thi giải pháp.
+ Năng lực đánh giá và điều chỉnh giải pháp thích ứng với những thay đổi khách quan và chủ quan.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.30. Kinh tế công nghiệp
  • Mục tiêu Đào tạo
 Mục tiêu của Chương trình Cử nhân chuyên ngành Kinh tế công nghiệp là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau về tổ chức quản lý các quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng năng lượng trong các đơn vị trong ngành năng lượng cũng như trong các đơn vị có sử dụng và tiêu thụ năng lượng
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công tại các doanh nghiệp, hoặc tại các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến vấn đề năng lượng.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm quản trị đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng kế hoạch chức năng, dự án đầu tư và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân chuyên ngành Kinh tế năng lượng của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng
+ Khả năng áp dụng kiến thức đại cương về toán kinh tế và xác suất thống kê để mô tả, tính toán và mô phỏng các quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp và trong nền kinh tế.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về kinh tế học, quản trị học, pháp luật kinh tế, kinh tế năng lượng để nghiên cứu và phân tích , lập các bảng dự báo, quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển ngành năng lượng hay các doanh nghiệp trong ngành năng lượng
+ Khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành về kinh tế năng lượng, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, kế toán doanh nghiệp và quản trị chiến lược để thiết kế , đánh giá và đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý các doanh nghiệp năng lượng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kinh tế xã hội năng lượng và môi trường
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp 2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng các giải pháp trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và vấn đề môi trường sống vấn đề phát triển bền vững đã trở thành vấn đề toàn cầu
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng về các giải pháp kinh doanh và tham gia xây dựng dự án đầu tư cho doanh nghiệp.
+ Năng lực tham gia thiết kế quá trình và giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Năng lực tham gia tổ chức và triển khai các giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp
+ Năng lực đánh giá các hệ thống, các doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.31. Kế toán
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kế toán là trang bị cho người tốt nghiệp các kiến thức và kỹ năng cơ bản sau đây:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán của tổ chức phục vụ cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với một sự định hướng ban đầu, cùng với năng lực và nguyện vọng, những người tốt nghiệp cử nhân kế toánkiểm toán có thể làm việc tại các tổ chức khác nhau trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính với tư cách là:
§ Chuyên viên kế toán, giám đốc ngân quỹ, kế toán trưởng, và kiểm soát viên tại các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
§ Kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán, các cơ quan kiểm toán của nhà nước.
§ Chuyên viên kế toán, chuyên gia thẩm định đầu tư, kế toán trưởng và kiểm soát viên tại các định chế tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm và cả các tổ chức phi lợi nhuận.
§ Các nhà quản lý hoặc giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp và tổ chức.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kế toán của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được :
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán:
+ Khả năng áp dụng các kiến thức và kỹ năng cơ bản để mô tả, tính toán, ghi chép và kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong lòng tổ chức và giữa tổ chức với môi trường bên ngoài.
+ Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành để nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế tài chính đó.
+ Khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành trên cơ sở khai thác hữu hiệu các phương pháp, các công cụ hiện đại để sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực khan hiếm của tổ chức.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề quản lý.
+ Khả năng nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học tập suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc (đạt điểm TOEIC = 450).
- Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến sự vận động của nguồn lực tài chính của tổ chức.
+ Năng lực nhận thức về mối liên hệ giữa giải pháp kinh tế tài chính với hoạt động của tổ chức dưới ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan về phía tổ chức và khách quan từ môi trường kinh tế-xã hội và quốc tế.
+ Năng lực nhận dạng vấn đề và định hướng hình thành giải pháp giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tham gia xây dựng và xác định giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tổ chức triển khai và kiểm soát quá trình thực thi giải pháp.
+ Năng lực đánh giá, điều chỉnh giải pháp thích ứng với những thay đổi khách quan và chủ quan.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.32. Kỹ thuật Vật liệu
5.32.1. Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu
Mục tiêu Đào tạo
  • Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Vật liệu.
- Kiến thức cơ sở về các thiết bị thực nghiệm, thiết kế kỹ thuật, đo lường, thu thập và phân tích, giải thích dữ liệu.
- Ý thức tự giác tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào các lĩnh vực công nghệ mới. (4) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế hóa để thành công trong nghề nghiệp
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Khả năng phát hiện, xác lập và giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Cụ thể:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về điện, điện tử, cơ khí, máy tính để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu.
+ Khả năng áp dụng kiến thức hiện đại về vật lý, hóa học, luyện kim, vật liệu cấu trúc nano, mô hình hóa và mô phỏng, các phương pháp phân tích và đo lường; kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, chế tạo, vận hành và đánh giá các giải pháp hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật.
- Có khả năng làm việc một cách chuyên nghiệp trong các tập đoàn, hãng công nghiệp ứng dụng vật liệu như các công ty thép, cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu xây dựng, công nghệ nano, ...
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Có hiểu biết rộng để nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.32.2. Kỹ sư Kỹ thuật Vật liệu
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật vật liệu.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, quy trình công nghệ phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát
§ Kỹ sư bán hàng, tiếp thị tại các công ty, cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý,… liên quan đến vật liệu, cơ khí và chế tạo máy,…
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật vật liệu:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học, thống kê, hóa lý, quản trị để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật vật liệu.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở Kỹ thuật vật liệu về nhiệt động học và động học các quá trình vật liệu, cơ học vật liệu, chế tạo và xử lý vật liệu, cấu trúc và tính chất của vật liệu để nghiên cứu và phân tích các hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật vật liệu.
+ Khả năng áp dụng kiến thức Kỹ thuật vật liệu về các quá trình chế tạo, gia công tạo hình, xử lý vật liệu; và kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật vật liệu.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án;
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu;
+ Năng lực tham gia thực thi/chế tạo/triển khai hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu;
+ Năng lực vận hành/sử dụng/khai thác hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu.
5.33. Toán ứng dụng
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình đào tạo kỹ sư Toán-Tin ứng dụng là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học, Toán học ứng dụng và Tin học để đáp ứng tốt các công việc đặc thù của liên ngành Toán-Tin và các ngành có liên quan;
- Kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong sự nghiệp;
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc có hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
- Khả năng tư duy phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển các dự án và các sản phẩm ứng dụng Toán học và Công nghệ thông tin;
- Phẩm chất chính trị và ý thức phục vụ nhân dân tốt, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỹ sư Toán-Tin ứng dụng của Trường ĐHBK Hà Nội có khả năng học liên thông lên chương trình Thạc sĩ Toán-Tin.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Toán-Tin ứng dụng của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học, Toán học ứng dụng và Tin học để đáp ứng tốt các công việc đặc thù của liên ngành Toán-Tin và các ngành có liên quan:
+ Có khả năng áp dụng kiến thức về Toán học, Tin học và khoa học cơ bản để mô tả, tính toán và mô phỏng quản lý các hệ thống, các quá trình công nghệ, xây dựng các phần mềm ứng dụng;
+ Có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành Toán-Tin ứng dụng để nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp cho một số vấn đề trong Kỹ thuật, Công nghiệp, Kinh tế, Tài chính, v.v...
+ Có khả năng thiết lập cơ sở lý thuyết của vấn đề, mô hình hóa Toán học, và tìm cách giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực đa dạng và luôn biến đổi của thực tế khoa học và đời sống kinh tế - xã hội.
- Kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong sự nghiệp:
+ Khả năng tư duy phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống tính toán, thông tin quản lý cũng như các chương trình phần mềm ứng dụng để giải quyết các vấn đề Toán học và Tin học nảy sinh trong thực tiễn;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê phán;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Khả năng điều chỉnh, thích nghi với nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau và thích ứng với sự phát triển của khoa học tính toán và công nghệ;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc có hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành và quốc tế); Khả năng hòa nhập, có ý chí vươn lên và khả năng tự nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp.
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc (đạt điểm TOEIC ≥ 450);
+ Khả năng tổng hợp, cải tiến, sáng tạo công nghệ và kỹ thuật mới.
- Khả năng tư duy phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển các dự án và các sản phẩm ứng dụng Toán học và Công nghệ thông tin:
+ Khả năng xây dựng và phát triển các dự án, các hệ thống cũng như các giải pháp, các sản phẩm ứng dụng Toán học và Công nghệ thông tin theo nhu cầu thực tế của một số bài toán khoa học - kỹ thuật, Kinh tế, Tài chính, Quản lý, v.v...
+ Khả năng giảng dạy và nghiên cứu Toán học ứng dụng và Tin học trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu;
+ Khả năng tiếp tục theo học sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) về Toán học, Toán-Tin và Công nghệ thông tin, Kinh tế và một số ngành khoa học khác.
- Phẩm chất chính trị và ý thức phục vụ nhân dân tốt, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.34. Kỹ thuật Môi trường
5.34.1. Cử nhân Kỹ thuật Môi trường
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Môi trường là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật môi trường như thiết kế và vận hành hệ thống xử lý chất thải, áp dụng các công cụ kinh tế, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp quản lý môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội (công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, du lịch, xây dựng, ...), cũng như của các cơ sở cụ thể về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch, ...;
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp;
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật môi trường của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật môi trường như thiết kế và vận hành hệ thống xử lý chất thải, áp dụng các công cụ kinh tế, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp quản lý môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội (công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, du lịch, xây dựng, ...), cũng như của các cơ sở cụ thể về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch, ...;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ bản như toán, vật lý, hóa học, tin học để mô tả, tính toán và mô phỏng các quá trình và giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật môi trường như các quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường và các môn học liên quan đến khoa học môi trường như hóa học môi trường, độc học môi trường, sinh thái học môi trường để nghiên cứu và phân tích các quá trình và các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường;
+ Khả năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát và xử lý các chất ô nhiễm, các công cụ kỹ thuật và kinh tế trong bảo vệ môi trường kết hợp với khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các quá trình cũng như giải pháp kỹ thuật trong hoạt động chuyên môn.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phản biện;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Nắm bắt các vấn đề đương đại và có ý thức tự học.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng và phát triển giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong xu thế toàn cầu hóa;
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực áp dụng các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải, đánh giá tác động môi trường, đánh giá và áp dụng sản xuất sạch hơn, quan trắc môi trường, kiểm toán chất thải, năng lực tham gia xây dựng các dự án về bảo vệ môi trường;
+ Năng lực tham gia thiết kế quá trình và giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường;
+ Năng lực tham gia triển khai quá trình và giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường;
+ Năng lực vận hành quá trình và giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.34.2. Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp thuộc ngành Kỹ thuật Môi trường;
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp;
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
- Năng lực lập, thiết kế và thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường, đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý môi trường hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới;
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án về môi trường
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển các giải pháp về bảo vệ môi trường
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá các dự án về môi trường
§ Tư vấn thiết kế, giám sát các dự án về bảo vệ môi trường tại các cơ quan quản lý, các công ty sản xuất, các công ty tư vấn cung cấp các dịch vụ về bảo vệ môi trường trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và quốc phòng.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật môi trường như thiết kế và vận hành hệ thống xử lý chất thải, áp dụng các công cụ kinh tế, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội hoặc của các cơ sở cụ thể về sản xuất, đồng thời trong lĩnh vực hẹp của từng chuyên ngành đào tạo như đánh giá môi trường chiến lược, quy hoạch môi trường, ...;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng các quá trình và giải pháp bảo vệ môi trường nói chung và các bài toán chuyên sâu trong từng lĩnh vực của chuyên ngành đào tạo như công nghệ môi trường hoặc quản lý môi trường nói riêng;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật môi trường như các quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường và các môn học liên quan đến khoa học môi trường như hóa học môi trường, độc học môi trường, sinh thái học môi trường để nghiên cứu và phân tích các quá trình và các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường cũng như các bài toán chuyên sâu của chuyên ngành công nghệ môi trường hoặc chuyên ngành quản lý môi trường;
+ Khả năng áp dụng các kiến thức cốt lõi và chuyên sâu trong việc đưa ra các giải pháp kỹ thuật kiểm soát và xử lý các chất ô nhiễm, các công cụ kỹ thuật và kinh tế trong bảo vệ môi trường kết hợp với khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các quá trình cũng như giải pháp kỹ thuật trong hoạt động chuyên môn sâu của công nghệ môi trường hoặc quản lý môi trường.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phản biện;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại, có trực giác nghề nghiệp về xu hướng phát triển của ngành, có ý thức và có khả năng học hiệu quả suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực xây dựng và phát triển giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong xu thế toàn cầu hóa để đưa ra các giải pháp quản lý môi trường hợp lý;
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực áp dụng các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải, đánh giá tác động môi trường, đánh giá và áp dụng sản xuất sạch hơn, quan trắc môi trường, kiểm toán chất thải, năng lực thiết kế và thực hiện xây dựng các dự án về bảo vệ môi trường;
+ Năng lực tham gia hoặc chủ trì thiết kế quá trình và giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường;
+ Năng lực tổ chức và tham gia triển khai quá trình, triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường;
+ Năng lực tổ chức nhóm hoặc trực tiếp vận hành quá trình và giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.35. Tiếng Anh Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Tiếng Anh Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp (biên dịch, phiên dịch, giảng dạy, nghiên cứu…) để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học, đặc biệt là những công việc liên quan tới Tiếng Anh chuyên ngành Khoa học - Kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Năng lực
§ Biên dịch, phiên dịch và đảm nhận các công việc khác tại các Đại sứ quán, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
§ Giảng dạy tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo như các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
§ Nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ, khoa học - kỹ thuật và giáo dục.
§ Tiếp tục theo học tại các bậc đào tạo cao hơn. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ có thể học bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng cử nhân Công nghệ kỹ thuật của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Cử nhân tốt nghiệp chương trình Tiếng Anh Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ:
+ Kiến thức:
§ Kiến thức cơ bản về bản chất và đặc điểm của ngôn ngữ
§ Kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ Anh (hệ thống ngữ pháp, từ vựng, phát âm…), đặc biệt là kiến thức về tiếng Anh sử dụng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.
§ Kiến thức về văn hóa và xã hội của các nước nói tiếng Anh Khả năng:
§ Sử dụng thành thạo tiếng Anh chung
§ Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong các môi trường làm việc thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Khả năng biên dịch, phiên dịch tiếng Anh và đảm nhận các công tác khác:
+ Kiến thức cơ bản về mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc biên dịch và phiên dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
+ Khả năng:
§ Biên dịch các tài liệu như các bài báo, hợp đồng, báo cáo giao dịch …
§ Phiên dịch đuổi và cabin trong các hội thảo, khoá học, giao dịch trực tiếp
- Khả năng giảng dạy tiếng Anh:
+ Kiến thức cơ bản về mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc dạy học.
+ Khả năng:
§ Hỗ trợ và hướng dẫn người học
§ Xây dựng chương trình môn học
§ Xây dựng giáo án
§ Xây dựng, đánh giá và lựa chọn các nguồn tài liệu dạy học
§ Sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến
§ Thiết kế, lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp.
- Khả năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ngôn ngữ và quản lý giáo dục:
+ Hiểu biết cơ bản về việc lập kế hoạch, phương pháp thực hiện, cách thức tiến hành và tổ chức quản lý đề tài nghiên cứu khoa học.
+ Triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học.
- Khả năng áp dụng các kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Làm việc độc lập, chủ động, sáng tạo
+ Làm việc theo nhóm
+ Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.36. Kỹ thuật Nhiệt
5.36.1 Cử nhân Kỹ thuật Nhiệt
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Nhiệt trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt như: hệ thống lạnh, điều hoà không khí, lò hơi, hệ thống cung cấp nhiệt cho toà nhà và công nghiệp, thiết bị sấy, các loại lò công nghiệp, thiết bị trao đổi nhiệt lạnh, thiết bị chưng cất cô đặc, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén, nhà máy nhiệt điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quản lý năng lượng, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, các hệ thống xử lí nước thải, khí thải của các dây chuyền công nghệ liên quan.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để phát triển nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống, tham gia nghiên cứu và chế tạo sản phẩm, đưa ra các giải pháp kỹ thuật trong trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt - lạnh phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu hoá.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Cử nhân Kỹ thuật Nhiệt tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực kỹ thuật nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh, điều hoà không khí, lò hơi, hệ thống cung cấp nhiệt cho toà nhà và công nghiệp, thiết bị sấy, các loại lò công nghiệp, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quản lý năng lượng, năng lượng tái tạo, các hệ thống xử lí nước thải, khí thải của các dây chuyền công nghệ liên quan.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống và quá trình nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh và điều hoà không khí, hệ thống cung cấp nhiệt, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử,..., các sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh như: lò hơi, lò công nghiệp, thiết bị sấy, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén,...
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở của ngành học để nghiên cứu và phân tích các hệ thống và quá trình nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh và điều hoà không khí, hệ thống cung cấp nhiệt, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử,..., các sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh như: lò hơi, lò công nghiệp, thiết bị sấy, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén,...
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống và quá trình nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh và điều hoà không khí, hệ thống cung cấp nhiệt, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử,..., các sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh như: lò hơi, lò công nghiệp, thiết bị sấy, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén,...
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống, giải pháp trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh và điều hoà không khí, hệ thống cung cấp nhiệt, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử,..., các sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh như: lò hơi, lò công nghiệp, thiết bị sấy, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo,... phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh.
+ Năng lực tham gia thực thi, chế tạo và triển khai hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh.
+ Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.36.2. Kỹ thuật Nhiệt
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Nhiệt.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát
... tại các công ty cung cấp giải pháp hoặc tại các cơ sở ứng dụng giải pháp nhiệt - lạnh trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và quốc phòng.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực kỹ thuật nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh, điều hoà không khí, lò hơi, hệ thống cung cấp nhiệt cho toà nhà và công nghiệp, thiết bị sấy, các loại lò công nghiệp, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quản lý năng lượng, năng lượng tái tạo, các hệ thống xử lí nước thải, khí thải của các dây chuyền công nghệ liên quan.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống và quá trình nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh và điều hoà không khí, hệ thống cung cấp nhiệt, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử,..., các sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh như: lò hơi, lò công nghiệp, thiết bị sấy, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén,...
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở của ngành học để nghiên cứu và phân tích các hệ thống và quá trình nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh và điều hoà không khí, hệ thống cung cấp nhiệt, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử,..., các sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh như: lò hơi, lò công nghiệp, thiết bị sấy, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén,...
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống và quá trình nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh và điều hoà không khí, hệ thống cung cấp nhiệt, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử,..., các sản phẩm kỹ thuật nhiệt - lạnh như: lò hơi, lò công nghiệp, thiết bị sấy, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén,...
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống nhiệt - lạnh phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật nhiệt - lạnh với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án hệ thống nhiệt - lạnh.
+ Năng lực thiết kế hệ thống và thiết bị nhiệt - lạnh.
+ Năng lực triển khai, chỉnh định và đưa vào vận hành hệ thống và thiết bị nhiệt - lạnh.
+ Năng lực vận hành, bảo trì hệ thống và thiết bị nhiệt - lạnh.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.37. Kỹ thuật Sinh học
5.37.1. Cử nhân Kỹ thuật Sinh học
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Sinh học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Sinh học
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng phát triển hệ thống, tạo ra sản phẩm góp phần nghiên cứu giải pháp kỹ thuật sinh học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Cử nhân tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Sinh học :
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để mô tả, tính toán và mô phỏng quá trình tạo sản phẩm công nghệ sinh học
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở của ngành học để nghiên cứu và phân tích quá trình tạo sản phẩm công nghệ sinh học
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi của ngành học kết hợp khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để đánh giá và thiết kế từng phần các quá trình sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực tham gia xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực tham gia thiết kế qui trình sản phẩm và cùng tham gia xây dựng giải pháp kỹ thuật
+ Năng lực thực hiện quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học
+ Năng lực vận hành thiết bị quá trình sản xuất.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.37.2. Kỹ sư Kỹ thuật Sinh học
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật sinh học là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Sinh học.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, quá trình kỹ thuật sinh học phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Có phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật sinh học có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát. tại các viện nghiên cứu và các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học .
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư kỹ thuật sinh học của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành công nghệ sinh học:
+ Khả năng áp dụng kiến thức toán học, vật lý, hóa học và công nghệ
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở ngành kỹ thuật sinh học trong nghiên cứu, phân tích trong lĩnh vực công nghệ sinh học
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của kỹ thuật sinh học để thiết kế dây chuyền sản xuất, đánh giá các giải pháp công nghệ sinh học công nghiệp.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm đa ngành.
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án ứng dụng kỹ thuật sinh học.
+ Năng lực thiết kế dây chuyền công nghệ sản phẩm của lĩnh vực công nghệ sinh học.
+ Năng lực triển khai và đưa vào vận hành hệ thống dây chuyền thiết bị của lĩnh vực công nghệ sinh học..
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.38. Kỹ thuật Thực phẩm
5.38.1. Cử nhân Kỹ thuật Thực phẩm
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Thực phẩm là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Thực phẩm
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng phát triển hệ thống, tạo ra sản phẩm góp phần nghiên cứu giải pháp kỹ thuật thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Thực phẩm của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật thực phẩm.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, các quá trình sản xuất.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về công nghệ thực phẩm, quản lý chất lượng quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, các quá trình sản xuất.
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật, hoá học, sinh học, công nghệ thực phẩm, quản lý chất lượng, quá trình và thiết bị kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp của các hệ thống, các quá trình sản xuất.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC 450.
- Năng lực tham gia xây dựng, phát triển hệ thống, tạo sản phẩm, đề xuất và giải quyết giải pháp kỹ thuật Thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, quá trình sản xuất.
+ Năng lực tham gia thực thi, chế tạo, triển khai hệ thống, thực hiện quá trình, tạo sản phẩm và đề xuất, giải quyết giải pháp kỹ thuật.
+ Năng lực vận hành, sử dụng, khai thác hệ thống, tham gia thực hiện quá trình, tạo sản phẩm và tham gia giải pháp kỹ thuật…
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.38.2. Kỹ sư Kỹ thuật Thực phẩm
  • Mục tiêu chương trình
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Thực phẩm là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Thực phẩm.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, quá trình kỹ thuật thực phẩm phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Có phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Thực phẩm có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án.
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển.
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng.
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá.
§ Tư vấn thiết kế, giám sát. Và tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ thực phẩm .
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư kỹ thuật Thực phẩm của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành công nghệ thực phẩm:
+ Khả năng áp dụng kiến thức toán học, vật lý, hóa học và công nghệ.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở ngành kỹ thuật thực phẩm trong nghiên cứu, phân tích trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của kỹ thuật thực phẩm để thiết kế dây chuyền sản xuất, đánh giá các giải pháp công nghệ thực phẩm
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm đa ngành.
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ thực phẩm với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án ứng dụng kỹ thuật thực phẩm.
+ Năng lực thiết kế dây chuyền công nghệ sản phẩm của lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
+ Năng lực triển khai và đưa vào vận hành hệ thống dây chuyền thiết bị của lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
-Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.39. Cơ khí động lực
5.39.1 Cử nhân kỹ thuật Cơ khí động lực
  • Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chương trình Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Cơ khí Động lực là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực;
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp và có thể học tiếp các chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước;
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
- Năng lực phát triển sản phẩm và giải pháp kỹ thuật Cơ khí Động lực trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Cơ khí Động lực của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Cơ khí Động lực:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống và sản phẩm kỹ thuật;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật cơ học, cơ học máy, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật nhiệt, vẽ kỹ thuật và CAD để nghiên cứu, thiết kế và phân tích các hệ thống, thiết bị cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy;
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật động lực, truyền động cơ khí, truyền động thủy lực kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống và sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí;
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC 450
- Năng lực phát triển sản phẩm và giải pháp kỹ thuật Cơ khí Động lực trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực tham gia thiết kế sản phẩm và giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy
+ Năng lực tham gia chế tạo sản phẩm và triển khai giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí
+ Năng lực vận hành và khai thác các quá trình, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5.39.2. Kỹ sư Cơ khí động lực
  •  Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chương trình Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Cơ khí Động lực là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Cơ khí Động lực có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát
§ Kỹ sư bán hàng, tiếp thị
... tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật Cơ khí động lực trong và ngoài nước.
  •  Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật Cơ khí (Động lực) của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành Cơ khí động lực:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng các thiết bị và hệ thống Cơ khí Động lực (MI1110, MI1120, MI1130 MI1140, PH1110, PH1120, PH1131, IT1110, EE2012, HE2010, CH1011).
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật cơ học, cơ học máy, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật nhiệt, vẽ kỹ thuật và CAD để nghiên cứu, thiết kế và phân tích các hệ thống, thiết bị cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí (ME2011, ME2012, ME2142, ME3060, ME3191, ME3090, ME3130, ME3230, ME3177, MSE3210, ME3110).
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật động lực, truyền động cơ khí, truyền động thủy lực kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống và sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí (TE2000, ME3090, ME3130, TE3601, TE3010, TE3200, TE3400, TE4000,…).
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống Cơ khí động lực bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật Cơ khí động lực với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án phát triển sản phẩm kỹ thuật Cơ khí động lực.
+ Năng lực thiết kế thiết bị Cơ khí động lực.
+ Năng lực chế tạo sản phẩm và triển khai giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí (ME3230, ME3171, TE3010, TE3200, TE3400,. TE4990,…).
+ Năng lực vận hành và khai thác các quá trình, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí (TE4000, TE4990,…).
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (SSH1110, SSH1120, SSH1130, SSH1050).
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (PE1010, PE1020, PE1030, PE2010, PE2020, MIL1110, MIL1120, MIL1130).
5.40..Kỹ thuật Tàu thủy
5.40.1. Cử nhân Kỹ thuật Tàu thủy
  •  Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Tàu thủy là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Tàu thủy, đồng thời thích ứng nhanh với các ngành thuộc lĩnh vực Cơ khí Động lực
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực tham gia xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật đối với lĩnh vực công nghiệp Tàu thủy trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  •  Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Tàu thủy của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Công nghiệp Tàu thủy
+  Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống và sản phẩm kỹ thuật;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật cơ học, cơ học máy, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật nhiệt, vẽ kỹ thuật và CAD để nghiên cứu, thiết kế và phân tích các hệ thống, thiết bị cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy;
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật động lực, truyền động cơ khí, truyền động thủy lực kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống và sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí;
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC 450
- Năng lực xây dựng, phát triển hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật đối với lĩnh vực Công nghiệp Tàu thủy trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án
+ Năng lực tham gia thiết kế sản phẩm và giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy
+ Năng lực tham gia chế tạo sản phẩm và triển khai giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí
+ Năng lực vận hành và khai thác các quá trình, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí, động cơ, ô tô, máy và tự động thủy khí
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.40.2. Kỹ sư Kỹ thuật Tàu thủy
  • Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Tàu thủy là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Tàu thủy, đồng thời thích ứng nhanh với các ngành thuộc lĩnh vực Cơ khí Động lực
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai trong lĩnh vực Công nghiệp Tàu thủy phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Tàu thủy có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
§ Tư vấn thiết kế, giám sát tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp Tàu thủy và Cơ khí Động lực
  •   Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật Tàu thủy của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Tàu thủy:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, tin học trong mô tả, tính toán và mô phỏng hoạt động của tàu thủy cũng như các thiết bị và hệ thống trên tàu.
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật Thủy khí, Lý thuyết tàu, Thiết kế tàu thủy, Kết cấu tàu thủy, Trang bị động lực tàu thủy, Công nghệ đóng tàu trong nghiên cứu, thiết kế và phân tích các thiết kế trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy
+ Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi và chuyên sâu của kỹ thuật Tàu thủy, kết hợp khả năng khai thác sử dụng các công cụ phần mềm trong thiết kế và đánh giá các giải pháp trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức.
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành).
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp tàu thủy phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật công nghiệp tàu thủy các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy
+ Năng lực thiết kế tàu thủy và các hệ thống, thiết bị trên tàu
+ Năng lực triển khai các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.41. Kỹ thuật Hàng Không
5.41.1. Cử nhân Kỹ thuật Hàng Không
Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của Chương trình cử nhân Kỹ thuật Hàng không là trang bị cho người tốt nghiệp các yếu tố sau:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc đáp ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật Hàng không và đồng thời thích ứng nhanh với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí Động lực.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp và có thể học tiếp các chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sỹ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế
- Năng lực phát triển sản phẩm và giải pháp kỹ thuật Cơ khí Hàng không trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  •  Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Hàng Không của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ khí Hàng không:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống và sản phẩm kỹ;
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật hàng không, cơ học, cơ học máy, kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật và CAD để nghiên cứu, phân tích các hệ thống và sản phẩm thuộc kỹ thuật Hàng không, Máy và tự động thủy khí, động cơ, kỹ thuật điện tử, điều khiển tự động ; Có khả năng phân tích và chẩn đoán một số sự cố thông thường trên các loại máy;
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật động lực, truyền động cơ khí, truyền động thuỷ kết hợp khả năng với khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống và sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hàng không và thủy - Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC 450
- Năng lực phát triển sản phẩm và giải pháp kỹ thuật Hàng không trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án.
+ Năng lực tham gia thiết kế sản phẩm và giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hàng Không và thủy khí
+ Năng lực vận hành và khai thác các quá trình, sản phẩm và giải pháp trong kỹ thuật Hàng Không. khí
+ Năng lực thích ứng nhanh với các ngành khác trong khối Cơ khí Động lực như Động cơ, Ô tô, Tàu thủy và Máy & Tự động thủy khí khí.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5.41.2 Kỹ sư kỹ thuật Hàng không
  •   Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu của chương trình Kỹ sư kỹ thuật Hàng không là trang bị cho người tốt nghiệp:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật Hàng không.
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển và tự động hoá phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư kỹ thuật Hàng không có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là
§ Kỹ sư quản lý dự án
§ Kỹ sư thiết kế, phát triển
§ Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
§ Kỹ sư kiểm định, đánh giá
 § Tư vấn thiết kế, giám sát
§ Kỹ sư bán hàng, tiếp thị
... tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật Hàng không trong và ngoài nước.
  • Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Hàng Không của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ khí Hàng không:
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống và sản phẩm kỹ thuật (MI1110, MI1120, MI1130 MI1140, PH1110, PH1120, IT1110, EE2012, HE2010);
+ Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật hàng không, cơ học, cơ học máy, kỹ thuật cơ khí, vẽ kỹ thuật và CAD để nghiên cứu, phân tích các hệ thống và sản phẩm thuộc kỹ thuật Hàng không, Máy và tự động thủy khí, động cơ, kỹ thuật điện tử, điều khiển tự động ; Có khả năng phân tích và chẩn đoán một số sự cố thông thường trên các loại máy bay (TE3811, ME2011, TE2801, ME2142, ME3060, ME3191, ME3090, ME3130, ME3230, ME2012, ET2010, EE3359, TE3831, TE4841,);
+ Khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật động lực, truyền động cơ khí, truyền động thuỷ kết hợp khả năng với khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống và sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hàng không và thủy khí (TE4821, TE3811, ME3090, ME3130, TE3601, TE3801, TE4841,);
- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
+ Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật (TE4811, TE4005, TE4995,…);
+ Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức (TE2801, TE4005, TE4995,…);
+ Tư duy hệ thống và tư duy phê bình. (SSH1110, SSH1120, SSH1050, SSH1130,…);
+ Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc. (TE2801, ME3130, TE4811, TE4005, TE4995,…);
+ Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. (TE2801, TE4811, TE4005, TE4995);
+ Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời. (TE2801, PH1110, PH1120, TE4811, TE4005, TE4995,…);
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc theo nhóm (đa ngành và đa quốc gia) (EM1010, TE2801, TE4811, TE4005, TE4995,..);
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại. (FL1101, FL1102, ME3130, TE4811, TE4005, TE4995,…);
+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450. (FL1101, FL1102);
- Năng lực phát triển sản phẩm và giải pháp kỹ thuật Hàng không trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
+ Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa. (SSH1110, SSH1120, EM1010,…)
+ Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án. (TE2801, TE4811, TE4005, TE4995, TE4821, TE4841, …);
+ Năng lực tham gia thiết kế sản phẩm và giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hàng Không và thủy khí. (TE3811, ME2142, ME3060, ME3090, ME3130, TE3601, TE3801, TE3821, TE4801, TE2811, TE4831, TE3851, TE3801, TE4995, TE4821, TE4841,…);
+ Năng lực vận hành và khai thác các quá trình, sản phẩm và giải pháp trong kỹ thuật Hàng Không. khí (TE4821, TE4811, TE4005, TE4995, TE4841,…).
+ Năng lực thích ứng nhanh với các ngành khác trong khối Cơ khí Động lực như Động cơ, Ô tô, Tàu thủy và Máy & Tự động thủy khí (TE4811, TE4005, TE4995, TE4841,…).
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
+ Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (SSH1110, SSH1120, SSH1130, SSH1050)
+ Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (PE1010, PE1020, PE1030, PE2010, PE2020, MIL1110, MIL1120, MIL1130)
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-09-2024_2d676d0ff0be4acbe444699aa569b0e1.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)