Trường Đại Học Lâm nghiệp
SINCE 19/08/1964
Điểm đánh giá: 5 sao trong 1 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
- Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam về lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến lâm sản và phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; mỹ thuật và kiến trúc cảnh quan, kỹ thuật - công nghệ.
- Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nguồn nhân lực lâm nghiệp của cả nước, đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
2. Tầm nhìn
- Trở thành trường đại học đầu ngành của cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến lâm sản và phát triển nông thôn, về quản lý tài nguyên rừng và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực châu Á về các mặt: môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu; chất lượng đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo đại học hệ chính quy, sau đại học và liên kết đào tạo quốc tế, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Phát triển một số ngành theo định hướng nghiên cứu, một số ngành theo định hướng ứng dụng hoặc thực hành.
- Các yếu tố tạo thương hiệu cho Trường là môi trường văn hóa trí thức, chất lượng đào tạo sau đại học và đại học chính qui, xuất bản ấn phẩm khoa học (đặc biệt là ấn phẩm khoa học quốc tế và giáo trình), chuyển giao công nghệ, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, thành tích khoa bảng của sinh viên, danh tiếng của cựu sinh viên và của đội ngũ giảng viên, nhà khoa học.
- Mở rộng thêm nhiều ngành nghề ngoài lĩnh vực lâm nghiệp để Trường phát huy tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh và tận dụng cơ hội, khắc phục các điểm yếu và giảm thiểu thách thức, qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Trường là "đầu ngành của cả nước về lĩnh vực Lâm nghiệp và Phát triển nông thôn, ...".
- Động lực phát triển Trường nằm ở ba yếu tố căn bản nhất: (i) tính hấp dẫn của Trường và của hệ thống ngành nghề đào tạo (có tác dụng thu hút đầu vào và cung cấp đầu ra có chất lượng tốt), (ii) năng lực quản lý, điều hành của của đội ngũ cán bộ chủ chốt, (iii) tâm huyết, tài năng và sức vươn của giảng viên, nhà khoa học trong Trường.
- Trong Trường Đại học Lâm nghiệp, sinh viên là nhân vật trung tâm; việc xây dựng đội ngũ giảng viên và nhà nghiên cứu giỏi là trọng tâm; việc gắn kết đào tạo với nghiên cứu là tất yếu.
3. Giá trị cốt lõi
Trường Đại học Lâm nghiệp không ngừng phấn đấu để tạo ra "Văn hoá Chất lượng Đại học Lâm nghiệp" đặc thù với 5 giá trị cốt lõi:
*. Chất lượng và hiệu quả: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu trong mọi hoạt động phát triển của Nhà trường (chất lượng); Định hướng phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên (hiệu quả);
*. Đổi mới và sáng tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và tôn trọng sự khác biệt và đa dạng trong quản trị nhà trường, trong giảng dạy và nghiên cứu, trong định hướng phát triển Nhà trường;
*. Kế thừa và phát triển: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn tôn trọng và kế thừa truyền thống phát triển của Nhà trường; luôn ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng các ngành truyền thống. Truyền thống là bệ phóng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai;
*. Hợp tác và thân thiện: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn mở rộng hợp tác với tất cả các đối tác trong nước và quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao KHCN. Quan hệ hợp tác trên nền tảng bình đẳng, cùng có lợi, lâu dài và bền vững;
*. Trung thực và trách nhiệm: Trường Đại học Lâm nghiệp luôn yêu cầu sự trung thực và trách nhiệm trong công việc. Mỗi thành viên của Trường Đại học Lâm nghiệp phải luôn cống hiến, tôn trọng luật pháp và quy định của Nhà trường.
4. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chung:
Tạo ra bước phát triển đáng kể về chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế và thứ hạng của Trường, thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; tạo ra môi trường sáng tạo, chuyên nghiệp, đổi mới, văn hóa tri thức và tự do học thuật; góp phần tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
- Tạo ra môi trường làm việc mà ở đó phát huy được tối đa năng lực và tính năng động của mỗi tổ chức cấu thành, mỗi cá nhân cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý và phục vụ;
- Phát triển nội lực và mối quan hệ chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng năng lực thực hiện các nhiệm vụ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội về đào tạo, nghiên cứu và tác động chính sách;
- Xây dựng bộ máy và cơ chế quản lý có khả năng dự báo nhu cầu, xác định điểm mạnh, điểm yếu, các khoảng trống trong hệ thống để có thể phản ứng một cách năng động với những thay đổi của môi trường hoạt động;
- Đến năm 2020, thứ hạng của Trường Đại học Lâm nghiệp thuộc tốp 50 - 60 trong tổng số trường đại học ở Việt Nam; đến năm 2030 thuộc tốp 40-50.
Mục tiêu giáo dục:
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn, đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người học khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn vững vàng, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản; có khả năng tự học, tự nghiên cứu thích ứng với thực tiễn; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ đủ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế.
5. Mô tả liên kết khu vực
Hiện nay Nhà trường có quan hệ hợp tác với trên 50 trường đại học, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, CHLB Đức, Thụy Điển, Thụy Sỹ, CHLB Nga, Phần Lan, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Úc, Canada, Malaysia, Nepal…và các tổ chức quốc tế như: GTZ/GIZ, JICA, FAO, UNDP, IUCN, WB, WWF, ITTO, InWent, ICRAF…
6. Các thành tích Nhà trường đạt được
Nhà trường hiện đang đào tạo 36 chương trình đào tạo bậc đại học (Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiên tiến đào tạo bằng tiếng Anh liên kết với Đại học Colorado - Hoa Kỳ) ; Công nghệ sinh học (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh); Lâm nghiệp (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh liên kết với Đại học Oregan - Hoa Kỳ); Kỹ thuật cơ khí (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh); Công nghệ chế biến lâm sản (Chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh); Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt); Khoa học môi trường; Quản lý tài nguyên và Môi trường; Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm); Bảo vệ thực vật; Công nghệ sinh học (Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt); Thú y; Chăn nuôi; Quản lý đất đai; Khoa học cây trồng; Khuyến nông; Kế toán; Kinh tế; Kinh tế Nông nghiệp; Quản trị kinh doanh; Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin); Công tác xã hội; Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành; Lâm sinh; Lâm nghiệp (Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt); Kỹ thuật công trình xây dựng; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Kỹ thuật cơ khí (Công nghệ chế tạo máy); Công thôn (Công nghiệp phát triển nông thôn); Thiết kế công nghiệp; Thiết kế nội thất; Kiến trúc cảnh quan; Lâm nghiệp đô thị; Công nghệ chế biến lâm sản (Công nghệ gỗ); Công nghệ vật liệu); 10 ngành học bậc thạc sĩ (Lâm học; Công nghệ chế biến Lâm sản; Kỹ thuật cơ khí; Quản lý tài nguyên rừng; Kinh tế nông nghiệp; Khoa học môi trường; Quản lý kinh tế; Công nghệ sinh học; Mỹ thuật ứng dụng; Quản lý đất đai) và 06 ngành học bậc tiến sĩ (Lâm sinh; Điều tra và Quy hoạch rừng; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật chế biến Lâm sản; Kinh tế nông nghiệp; Quản lý tài nguyên rừng) .
Cho đến nay, Nhà trường đã đào tạo được hơn 70 tiến sĩ, trên 3.000 thạc sĩ và trên 40.000 kỹ sư và cử nhân. Các cán bộ tốt nghiệp từ trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành, phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước, trong đó có nhiều đồng chí đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước từ Trung ương tới các địa phương. Ngoài ra, Nhà trường còn đào tạo trên 300 kỹ sư, thạc sĩ cho các nước bạn: CHDCND Lào và Campuchia.
Nhà trường không ngừng thúc đẩy, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với trên 50 trường đại học, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, CHLB Đức, Thụy Điển, Thụy Sỹ, CHLB Nga, Phần Lan, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Úc, Canada, Malaysia, Nepal…và các tổ chức quốc tế như: GTZ/GIZ, JICA, FAO, UNDP, IUCN, WB, WWF, ITTO, InWent, ICRAF…
Với những thành tựu đã đạt được, trường Đại học Lâm nghiệp đã được tặng nhiều danh hiệu cao quý: Nhận cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ năm 2019, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2009; Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2014, hạng Nhì năm 2004, hạng Ba năm 1994; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1989, hạng Ba năm 1984 và 1996; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2006 cho Cơ sở 2; Cờ Thi đua của Chính phủ năm 2008. Trường cũng được Nhà nước CHDCND Lào tặng: Huân chương Tự do năm 1984; Huân chương Hữu nghị năm 2000. Trường còn được tặng cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 1993; Bộ Quốc phòng năm 2000; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2003, 2007, 2013) và nhiều Bằng khen của các Bộ, Ban, Ngành, các đơn vị hành chính tỉnh, huyện…
1. Thông tin về các khoa
1.1 Khoa Lâm học
Vài nét về lịch sử khoa Lâm học
Khoa Lâm học được thành lập tháng 10 năm 1956, là một trong 4 khoa của Đại học Nông Lâm Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Khoa Lâm học là tiền thân, là khoa chủ chốt của Trường Đại học Lâm nghiệp với lịch sử trên 60 năm phát triển.
Năm 1964, Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập, Khoa Lâm học là một trong 3 khoa đầu tiên của Trường Đại học Lâm nghiệp.

Năm 1990, thực hiện đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo của Trường, Khoa Lâm học đổi tên thành Khoa Lâm nghiệp và được sáp nhập thêm bộ môn Khai thác vận chuyển (từ Khoa Công nghiệp rừng) và bộ môn Kinh tế xã hội (Khoa Kinh tế lâm nghiệp).
Năm 1995, để đáp ứng nhu cầu phát triển, bộ môn Khai thác vận chuyển và bộ môn Kinh tế xã hội được tách ra khỏi Khoa Lâm nghiệp để thành lập Khoa Công nghiệp Phát triển nông thôn và Khoa Quản trị kinh doanh; đồng thời một số bộ môn khác cũng được tách ra để thành lập Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp đổi tên trở lại thành Khoa Lâm học.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Khoa gồm: Ban Lãnh đạo khoa, 03 bộ môn và 01 trung tâm.
Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 48, trong đó có 01 giáo sư, 02 phó giáo sư, 13 tiến sĩ, 31 thạc sĩ (11 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước).
Trưởng khoa: PGS.TS. Lê Xuân Trường
Phó Trưởng khoa: GV.TS. Trần Việt Hà; GV.TS. Bùi Mạnh Hưng
TT Các đơn vị thuộc Khoa Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Lâm sinh GV.TS. Trần Việt Hà
2 Bộ môn Khoa học đất GV.TS. Phí Đăng Sơn
3 Bộ môn Điều tra quy hoạch rừng GV.TS. Phạm Thế An
4 Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
Đào tạo đại học 02 ngành: Lâm sinh và Lâm học (Lâm nghiệp);124 125
- Đào tạo thạc sĩ 02 ngành: Lâm học và Lâm nghiệp nhiệt đới (bằng tiếng Anh);
- Đào tạo tiến sĩ 02 chuyên ngành: Điều tra quy hoạch rừng và Lâm sinh.
Tổng số sinh viên đang theo học: 204 SV đại học; 66 học viên cao học (đào tạo bằng tiếng Việt: 51 học viên, đào tạo bằng tiếng Anh: 15 học viên); 11 nghiên cứu sinh.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ - Hướng nghiên cứu chính: Kỹ thuật lâm sinh, sinh thái rừng, đa dạng sinh học; Điều tra quy hoạch; GIS, viễn thám, quản lý rừng bền vững; Khoa học đất, sinh học đất, phân loại đất; Nghiên cứu ứng dụng về rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rừng trồng cây đặc sản, phục hồi rừng, biến đổi khí hậu, chứng chỉ rừng, dịch vụ môi trường rừng; Tập tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân ở các địa phương, đơn vị về GIS và viễn thám, chi trả dịch vụ môi trường rừng, REDD+; tư vấn thiết kế và giám sát công
trình lâm sinh…
Hợp tác quốc tế: Khoa thực hiện hợp tác quốc tế với nhiều nước như CHLB Đức, Mỹ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản...và nhiều tổ chức quốc tế như GTZ, WWF, ICRAF, FAO,...
Cơ sở vật chất: Khoa có 2 phòng thực hành thí nghiệm môn Thổ nhưỡng và 01 Phòng thực hành môn Trồng rừng, Kỹ thuật lâm sinh; Các thiết bị văn phòng phục vụ thực hành cho sinh viên khối ngành thuộc khoa Lâm học, Quản lý tài nguyên rừng & MT. Ngoài ra, Khoa còn đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để chuẩn bị địa bàn thực hành, thực tập cho sinh viên.
Truyền thống và những thành tích đạt được
Khoa đã đào tạo 14.670 kỹ sư (trong đó có hàng trăm lưu học sinh Lào và Campuchia); 1.316 thạc sĩ; 61 tiến sĩ. Đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ và cấp trường; thực hiện nhiều đề tài ứng dụng triển khai và hợp tác với các cơ sở sản xuất.
Trên 60 năm qua, tập thể Khoa và nhiều cán bộ, giảng viên của Khoa đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý, trong đó nổi bật là: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1992; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1996, và nhiều phần thưởng cao quý khác; 01 Nhà giáo Nhân dân và 12 Nhà giáo Ưu tú, 07 Giáo sư và 17 Phó giáo sư.

Định hướng phát triển
- Về đào tạo: Tiếp tục củng cố và phát triển ngành truyền thống Lâm sinh và Lâm học để giữ vững vai trò đầu ngành, mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, hợp tác với các trường đại học nước ngoài để mở các chương trình đào tạo bậc học đại học và thạc sĩ; Tạo môi trường và cơ hội học tập, nâng cao chất lượng giáo trình, đổi mới cách dạy- học hướng tới chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc gia và khu vực; Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy; Nâng cao năng lực quản lý.
- Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn học với hành, nhà trường với xã hội, doanh nghiệp. Các hướng nghiên cứu được ưu tiên theo từng lĩnh vực chuyên ngành gồm: Nghiên cứu phục hồi rừng, nâng cao độ che phủ, chất lượng của rừng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch vụ môi trường rừng; Ứng dụng GIS và Viễn thám và công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên rừng, theo dõi biến động tài nguyên và trữ lượng các bon rừng; Quản lý lập địa, quản lý đất đai, canh tác đất dốc bền vững; Các biện pháp thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản, đặc biệt gỗ lớn phục vụ xuất khẩu.
Địa chỉ liên hệ
Tầng 3, Tòa nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
1.2. Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường
Quyết định thành lập
Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 551/TCLĐ, ngày 24/08/1995 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở một số bộ môn tách ra từ Khoa Lâm học.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Khoa gồm: Ban chủ nhiệm khoa, 06 bộ môn và 02 trung tâm. Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 69, trong đó có 02 giáo sư; 08 phó giáo sư; 19 tiến sĩ; 31 thạc sĩ (07 người đang làm nghiên cứu sinh); 9 kỹ sư, cử nhân (04 đang học thạc sỹ).
Trưởng khoa: PGS.TS. Phùng Văn Khoa
Phó Trưởng khoa: NGƯT.PGS.TS. Trần Ngọc Hải; PGS.TS. Lê Bảo ThanhT Các
đơn vị thuộc Khoa Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Bảo vệ thực vật PGS.TS. Lê Bảo Thanh
2 Bộ môn Động vật rừng TS. Lưu Quang Vinh
3 Bộ môn Hoá học GVC.TS. Vũ Huy Định
4 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa
5 Bộ môn Quản lý Môi trường PGS.TS. Bùi Xuân Dũng
6 Bộ môn Thực vật rừng PGS.TS. Trần Ngọc Hải
7 Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững TS. Vương Duy Hưng
8 Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian ThS. Bùi Văn Năng
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
- Đào tạo đại học 07 ngành: Quản lý tài nguyên rừng, Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Khoa học môi trường; Quản lý tài nguyên thiên nhiên chương trình tiên tiến (đào tạo bằng tiếng Anh theo chương trình của Đại học Tổng hợp Bang Colorado - Hoa Kỳ); Quản lý Tài nguyên thiên nhiên (chương trình chuẩn, đào tạo bằng tiếng Việt); Du lịch sinh thái (ngành học mở mới năm 2019); Bảo vệ thực vật.
- Đào tạo thạc sỹ 03 ngành: Quản lý tài nguyên rừng; Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Khoa học môi trường.
- Đào tạo tiến sĩ 01 ngành: Quản lý tài nguyên rừng.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ - Hướng nghiên cứu chính
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến và chuyển giao khoa học - công nghệ trong lĩnh vực Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng và môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học; Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; Nhân nuôi và cứu hộ động vật hoang dã; Lâm sản ngoài gỗ; Quy trình kỹ thuật gây trồng và tạo giống các loài cây bản địa; Khai thác phát triển nguồn gen thực vật và động vật rừng; Điều tra giám sát đa dạng sinh học; Quản lý rừng bền vững, điều tra và thống kê tài nguyên rừng;
thiết kế trồng và khai thác rừng; Quy hoạch du lịch sinh thái và cảnh quan; Xây dựng dự án quy hoạch rừng đặc dụng; Vườn thực vật; Phòng tiêu bản tài nguyên rừng; Dự tính dự báo sâu bệnh hại; Bảo vệ thực vật; Biến đổi khí hậu; Chương trình REDD+; Đánh giá tác động môi trường; Quy hoạch bảo vệ môi trường và tài nguyên; Quan trắc môi trường, phân tích môi trường; Quản lý và xử lý chất thải; Xử lý ô nhiễm môi trường; tiết kiệm và phát triển năng lượng mới và tái tạo; Phát triển du lịch sinh thái; Dịch vụ hệ sinh thái; Dịch vụ môi trường rừng; Ứng dụng công nghệ địa không gian trong điều tra, giám sát và đánh giá và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng và môi trường; và Phòng chống lửa rừng; Điều tra, giám sát, đánh giá, thiết kế, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên khoáng sản; Điều tra, thiết kế và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về tái sinh rừng, phục hồi rừng, trồng rừng mới.
Hợp tác Quốc tế
Khoa QLTNR&MT đã hợp tác tích cực, thường xuyên với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức về Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên thế giới như Đại học Tây Nam (Côn Minh, Trung Quốc), Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc); Đại học tổng hợp kỹ thuật Dresden (CHLB Đức); Đại học Tổng hợp Leiden (Hà Lan); Đại học Tổng hợp Bang Colorado, Hoa Kỳ (CSU); Đại học Quốc gia Úc...và các tổ chức WWF, ENV, IUCN, FFI...
Khoa QLTNR&MT đã tham gia thực hiện các dự án như: Dự án VIE/80/017 UNDP Đào tạo Lâm nghiệp hiện đại, Dự án hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội (SDC), Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP), Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ (IUCN tài trợ), Dự án ASEAN - Link, Dự án của World Bank pha A và B, Dự án tăng cường năng lực xúc tiến trồng rừng mới và tái trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch (AR -
CDM) tại Việt Nam do JICA và HONDA Nhật Bản tài trợ,...
Cơ sở vật chất
Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian có 8 phòng thí nghiệm với diện tích sử dụng gần 1000 m2, bao gồm các phòng thí nghiệm, khí tượng thủy văn, phân tích hóa học, phân tích môi trường, phòng GIS viễn thám và Công nghệ địa không gian, được trang bị đầy đủ thiết bị và máy móc hiện đại phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học.
Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững có diện tích trên 1000m² là nơi lưu trữ và trưng bày các mẫu vật sinh vật rừng, phục vụ thực hành thực tập và triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nơi đây, được coi là một trong những bảo tàng quan trọng về tài nguyên Động thực vật ở Việt Nam. Trung tâm hiện lưu trữ khoảng gần 10.000 mẫu tiêu bản thực vật trong Herbarium (Code: VNF); mẫu tiêu bản TYPE của 10 loài thực vật; 683 mẫu tiêu bản gỗ; 927 mẫu tiêu bản lưỡng cư, bò sát; 156 mẫu tiêu bản thú; 116 mẫu tiêu bản chim; gần 1000 tiêu bản côn trùng; Trung tâm quản lý Vườn sưu tập các loài bướm và côn trùng với diện tích trên 5000m².
Truyền thống và những thành tích đạt được
Trải qua 25 năm phát triển, đến nay Khoa QLTNR&MT luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu về các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Lâm nghiệp.
Thành tích đào tạo: Đã và đang đào tạo 6495 sinh viên đại học (trong đó đã tốt nghiệp đã 6010); 700 học viên (trong đó đã tốt nghiệp 517); đang đào tạo 31 nghiên cứu sinh.

Thành tích NCKH: Đã và đang thực hiện 08 đề tài cấp nhà nước, 35 đề tài cấp bộ và tương đương, trên 60 đề tài cấp cơ sở. Ngoài ra, các cán bộ của Khoa còn tham gia nhiều dự án thuộc lĩnh vực Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Về khen thưởng: Tập thể khoa được tặng 01 Huân chương Lao động hạng Ba (2013); 07 Bằng khen của Bộ NN&PTNT; 05 Bằng khen BCH Công đoàn NN&PTNT Việt Nam;10 năm liên tục đạt Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (2008 - 2018);10 năm liên tục đạt Khen thưởng xuất sắc về phong trào NCKH sinh viên; 5 năm liền là Chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu” (2011 - 2015).
Thành tích cá nhân: 05 Nhà giáo ưu tú; 02 Huân chương Lao động hạng Ba;12 cán bộ được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư/Phó Giáo sư.
Định hướng phát triển
Khoa QLTNR&MT đã và sẽ luôn giữ vững vị trí hàng đầu Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng, tài nguyên thiên nhiên và môi trường nói chung. Khoa phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của nước nhà và khu vực.
Địa chỉ liên hệ
Tòa nhà A1, Trường ĐHLN, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;
Số điện thoại: 02433 840 628; Hotline: 0979 924 895;

Website: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/ ; Email: qltnrvmt@vnuf.edu.vn
1.3. Khoa Cơ điện và công trình
Quyết định thành lập
Tiền thân của Khoa Cơ điện và Công trình ngày nay là Khoa Công nghiệp rừng được thành lập năm 1964 - là một trong 3 khoa đầu tiên của Trường Đại học Lâm nghiệp khi thành lập. Năm 1990, thực hiện đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, khoa Công nghiệp rừng giải thể, thành lập Khoa Chế biến lâm sản, bộ phận cơ khí lâm nghiệp và khai thác gỗ được tổ chức thành bộ môn Khai thác vận chuyển sáp nhập vào Khoa Lâm nghiệp. Năm 1995, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Khoa được tái thành lập với tên gọi Khoa Công nghiệp phát triển nông thôn theo Quyết định số 551/TCLĐ ngày 24/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Ngày 08/7/2008, Khoa được đổi tên thành Khoa Cơ điện và Công trình theo Quyết định số 2041/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Khoa gồm: Ban Lãnh đạo khoa, 07 bộ môn và 01 trung tâm.
Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 63, trong đó có 03 phó giáo sư, 10 tiến sĩ, 33 thạc sĩ (có 14 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh).
Trưởng khoa: NGƯT.PGS.TS. Dương Văn Tài
Phó Trưởng khoa: NGƯT.PGS.TS. Lê Văn Thái; GVC. TS. Phạm Văn Tỉnh.
Các đơn vị thuộc Khoa Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Kỹ thuật cơ khí GV.TS. Trần Văn Tùng
2 Bộ môn Công nghệ và máy chuyên dùng GV.TS. Trần Văn Tưởng
3 Bộ môn Kỹ thuật Công trình GV.TS. Đặng Văn Thanh
4 Bộ môn Kỹ thuật điện và tự động hóa GV.TS. Hoàng Sơn
5 Bộ môn Toán GV.TS. Phạm Quang Khoái
6 Bộ môn Bộ Vật lý GVC.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Chi
7 Bộ môn Cơ sở kỹ thuật GV.ThS. Nguyễn Thị Lục
8 Trung tâm Thí nghiệm thực hành ThS. Hoàng Hà
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
- Đào tạo đại học 04 ngành: Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô;
- Đào tạo thạc sỹ 01 ngành: Kỹ thuật cơ khí;
- Đào tạo tiến sỹ 01 ngành: Kỹ thuật cơ khí.
Tổng số sinh viên đang theo học: 388 SV đại học, 12 học viên cao học và 11 NCS.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ - Hướng nghiên cứu chính
Cơ điện tử, tự động hóa, kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật ô tô và kỹ thuật xây dựng công trình.
Các đề tài đã thực hiện đều có tính thực tiễn, có khả năng ứng dụng cao và là tài liệu tham khảo để viết giáo trình, bài giảng.
Hợp tác đối ngoại
Về hợp tác quốc tế, Khoa đã thiết lập quan hệ với các trường có giảng viên của khoa đã và đang công tác, học tập như Đại học Freiburg, ĐH Freiberg, ĐHKT Dresden – CHLB Đức, ĐH Nông lâm Đông Bắc, ĐH Nam Kinh - Trung Quốc, ĐH Moscow – Nga và các tổ chức như GIZ, DAAD… Khoa đã cùng với một số trường Đại học đã tổ chức một số Hội thảo quốc tế tại trường ĐH Lâm nghiệp cũng như cử GV tham gia các Hội thảo do các trường và các tổ chức quốc tế tổ chức.
Về hợp tác trong nước, Khoa đã có mối quan hệ và đối tác trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với tất cả các trường thuộc khối trường đại học kỹ thuật Việt Nam, các trường và các đơn vị nghiên cứu trong Câu lạc bộ Cơ khí động lực Việt Nam, Hội Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hội Cơ khí Nông nghiệp Việt Nam và nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, ô tô, xây dựng.
Cơ sở vật chất
Trung tâm thí nghiệm, thực hành của khoa được trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc, hiện đại: Phòng cấu tạo ô tô – máy kéo, phòng đo lường, phòng thực hành CNC, phòng thí nghiệm kỹ thuật điện và tự động hóa, phòng thực hành vật liệu, kiểm định công trình,… Các phòng TNTH phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên trong và ngoài Khoa.
Truyền thống và những thành tích đạt được
Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, Khoa đã đào tạo được trên 3000 kỹ sư, trên 200 thạc sĩ, 05 tiến sĩ. Các cựu sinh viên của Khoa đa số có việc làm đúng ngành nghề và có những đóng góp nhất định trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ 2010 đến nay, Khoa đã thực hiện thành công 03 đề tài cấp Nhà nước và nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở. Khoa được tặng 02 Bằng Khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Định hướng phát triển
Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiệt tình, tâm huyết để đào tạo ra các thế hệ sinh viên có thái độ làm việc tốt, có trình độ lý thuyết, có kỹ năng tư duy và thực hành tốt theo định hướng ứng dụng, làm nền tảng vững chắc cho các bước phát triển tiếp theo của Khoa. Tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ; mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo, các tổ chức trong và ngoài nước.
Địa chỉ liên hệ
Phòng 202 – Nhà T4 – Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
1.4. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Quyết định thành lập
Tiền thân khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh là Khoa Kinh tế Lâm nghiệp được thành lập vào năm 1964 - là một trong 3 khoa đầu tiên của Trường Đại học Lâm nghiệp khi thành lập. Năm 1990, thực hiện đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, Khoa Kinh tế Lâm nghiệp giải thể và thành lập bộ môn Kinh tế xã hội sáp nhập vào Khoa Lâm nghiệp. Năm 1995, Khoa
được thành lập lại với tên là Khoa Quản trị kinh doanh.
Ngày 08/7/2008, Khoa được đổi tên thành Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh theo Quyết định số 2041/ QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Khoa gồm: Ban Lãnh đạo khoa, 06 bộ môn và 02 trung tâm.
Tổng số viên chức, lao động hợp đồng hiện tại của Khoa: 89, trong đó có 01 PGS; 19 tiến sĩ; 56 thạc sĩ (có 21 đang làm NCS trong và ngoài nước); 13 cử nhân (có 12 đang học cao học).

Trưởng khoa: GVC.TS. Bùi Thị Minh Nguyệt;
Phó Trưởng khoa: GVC.TS. Lê Đình Hải; GVC.TS. Nguyễn Văn Hợp.
Các đơn vị thuộc
Khoa Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Quản trị doanh nghiệp GVC.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
2 Bộ môn Tài chính kế toán GVC.TS. Hoàng Vũ Hải
3 Bộ môn Kinh tế GV.TS. Nguyễn Tiến Thao
4 Bộ môn Luật GVC.ThS. Võ Mai Anh
5 Bộ môn Tin học GV.TS. Trần Hồng Diệp
6 Bộ môn Ngoại ngữ GV. ThS. Bùi Quang Hưng
7 Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng GV.TS. Phạm Thị Huế
8 Trung tâm Đào tạo, tư vấn và Hỗ trợ doanh nghiệp GV.TS. Đoàn Thị Hân
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
- Đào tạo đại học 07 ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kế toán; Kinh tế; Kinh tế nông nghiệp; Công tác xã hội; Hệ thống thông tin.
- Đào tạo thạc sỹ 02 ngành: Kinh tế nông nghiệp, Quản lý kinh tế;
- Đào tạo tiến sỹ 01 ngành: Kinh tế nông nghiệp.
Tổng số sinh viên đang theo học: 1.075 SV đại học, 709 học viên cao học, 21 nghiên cứu sinh.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ - Hướng nghiên cứu chính: Chính sách nông lâm nghiệp, Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Tài chính, Kế toán, Quản lý kinh tế, Quản trị doanh nghiệp, Công nghệ thông tin.
Hợp tác quốc tế: Khoa đang liên kết với một số các tổ chức quốc tế trong thực hiện các nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, chính sách nông lâm nghiệp, tài chính vườn quốc gia, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Dịch vụ: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tư vấn và hỗ trợ đào tạo công tác xã hội và phát triển cộng đồng, tư vấn lĩnh vực tài chính, kế toán.
Cơ sở vật chất
Hiện nay, Khoa có 3 phòng thực hành máy tính, các thiết bị thực hành phục vụ ngành Hệ thống thông tin, các thiết bị văn phòng phục vụ thực hành cho sinh viên khối ngành Kinh tế. Ngoài ra, Khoa liên kết với nhiều doanh nghiệp để chuẩn bị địa bàn thực hành, thực tập cho sinh viên như các Công ty du lịch, Trung tâm Công tác xã hội, khách sạn, cơ quan quản lý nhà nước các cấp,…
Truyền thống và những thành tích đạt được
Với 55 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã đào tạo một lực lượng đông đảo sinh viên hiện nay đang công tác ở nhiều ngành nghề khác nhau, ở mọi miền Tổ quốc. Từ năm 2014 - 2019, đã có gần 10.000 cử nhân, gần 800 thạc sĩ tốt nghiệp; hơn 40 khóa đào tạo ngắn hạn với trên 1.600 học viên. Từ năm 2014 đến nay, đã thực hiện 01 đề tài cấp bộ, 02 đề tài cấp tỉnh, 03 nhiệm vụ của Tổng cục Lâm nghiệp, 05 chương trình tài trợ quốc tế. Nhiều năm Khoa được công nhận là Tập thể lao động xuất sắc; nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen, chiến sĩ thi đua các cấp.
Định hướng phát triển
Giai đoạn 2020 đến 2025: Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý có uy tín, năng động, giàu tiềm năng và phát triển nhanh chóng. Quy mô giảng viên: 80-90 giảng viên với 90% có trình độ sau đại học, trong đó có 25% là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, 65% là thạc sĩ; Đào tạo tiến sĩ 02 chuyên ngành, thạc sĩ 03 chuyên ngành, đại học 09 ngành; Quy mô đào tạo: 20 NCS, 300 học viên cao học và 300 - 500 sinh viên đại học/năm.
Tầm nhìn đến năm 2030: Trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý có uy tín cao, nhiều mặt ngang tầm với các khoa của các trường đại học hàng đầu trong nước cùng lĩnh vực đào tạo & nghiên cứu khoa học. Quy mô giảng viên: 80 giảng viên với 100% có trình độ sau đại học, trong đó có 30% tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, 70% thạc sĩ; Đào tạo tiến sĩ 03 chuyên ngành, thạc sĩ 04 chuyên ngành, đại học 10 ngành;
Quy mô đào tạo: 25 NCS, 400 học viên cao học và 500 -700 sinh viên đại học/năm.
Địa chỉ liên hệ
Tòa nhà T10 - Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Điện thoại: 02433.608.419 hoặc 0382.255.247

Website: http://ktqtkd.vnuf.edu.vn;
Email: vnuf.kt.qtkd@gmail.com
Facebook: http://www.facebook.com/ktqtkd.vnuf/
1.5. Khoa Lý luận chính trị
Quyết định thành lập
Bộ môn chính trị - Mác Lênin thành lập năm 1964, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Lâm nghiệp. Thời gian đầu, Bộ môn trực thuộc Hiệu trưởng. Từ năm 1978 - 1983, Bộ môn thuộc khoa Khoa học cơ bản. Sau khi khoa Khoa học cơ bản giải thể, bộ môn trực thuộc phòng Chính trị. Năm 1992, khoa Đại học đại cương được thành lập, Bộ môn trực thuộc Khoa này và đổi tên thành bộ môn Khoa học xã hội và nhân văn.
Năm 2003, khoa Mác - Lênin được thành lập theo Quyết định số 624/QĐ BNN/TCCB ngày 7/3/2003 của Bộ nông nghiệp và PTNT; Ngày 24/02/2009, đổi tên thành khoa Lý luận chính trị theo Quyết định số 96/QĐ-ĐHLN-TCCB của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự: Hiện nay, cơ cấu tổ chức của khoa gồm: Ban Lãnh đạo khoa và 03 bộ môn. Tổng số viên chức, LĐHĐ: 19, trong đó có 04 tiến sĩ, 14 thạc sĩ (03 cán bộ là NCS).
Trưởng khoa: GV.TS. Nguyễn Văn Khương
Phó Trưởng khoa: GVC.ThS. Doãn Văn Hạnh; GV.TS. Nguyễn Văn Thắng
TT Các bộ môn thuộc Khoa Trưởng bộ môn
1 Bộ môn Triết học GV.TS. Nguyễn Văn Khương
2 Bộ môn Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học GV. TS. Nguyễn Văn Thắng
3 Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam GVC.TS. Đỗ Thị Diệu
4 Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh GV.ThS. Hoàng Trường Giang
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo: Giảng dạy các môn học lý luận chính trị cho các lớp trong toàn trường.
Nghiên cứu khoa học - Hướng nghiên cứu chính: Các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Cơ sở vật chất: Khoa có 05 phòng làm việc với đầy đủ trang thiết bị cơ bản phục vụ cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Truyền thống và những thành tích đạt được: Nhiều năm liền được khen tặng tập thể lao động xuất sắc; nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và 01 cán bộ được nhận Bằng khen của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Định hướng phát triển: Tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; chuẩn bị, đề xuất mở ngành đào tạo cử nhân Quản lý xã hội.
Địa chỉ liên hệ
Phòng 301 Tòa nhà A3, Trường ĐHLN, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;

Điện thoại: 0243.372.2263; Email: khoallctdhln@gmail.com
1.6. Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất
Quyết định thành lập
Tiền thân của Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất là Khoa Công nghiệp rừng được thành lập năm 1964 -là một trong 3 khoa của Trường Đại học Lâm nghiệp khi thành lập. Năm 1991, Khoa Công nghiệp rừng giải thể, thành lập Khoa Chế biến lâm sản; bộ phận cơ khí lâm nghiệp và khai thác gỗ được sáp nhập vào Khoa Lâm nghiệp. Năm 2014, Viện Công nghiệp gỗ được thành lập theo Quyết định số 5689/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở Khoa Chế biến Lâm sản và Trung tâm chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng. Từ ngày 01/4/2019, Bộ môn Nội thất thuộc Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất được điều chuyển về Viện Công nghiệp gỗ theo Quyết định số 608/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 27/3/2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHLN. Ngày 18/7/2019, Viện đã được điều chỉnh cơ cấu tổ chức thành Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất theo Quyết định số 2797/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất là đơn vị sự
nghiệp, trực thuộc Trường ĐHLN, có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng. Viện có chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và loại hình đào tạo khác; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ và sản xuất.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất gồm: Ban Lãnh đạo viện, 03 bộ môn, 01 trung tâm và 01 phòng.
Tổng số viên chức, LĐHĐ: 50, trong đó có 02 giáo sư, 07 phó giáo sư; 18 tiến sĩ; 17 thạc sĩ.
Viện trưởng: PGS.TS. Lý. Tuấn Trường
Phó Viện trưởng: GVC.TS. Phan Duy Hưng
TT Các đơn vị thuộc Viện Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Khoa học gỗ PGS.TS.Tạ Thị Phương Hoa
2 Bộ môn Công nghệ và thiết bị chế biến gỗ PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
3 Bộ môn Thiết kế đồ gỗ và Nội thất GV.TS. Nguyễn Thị Hương Giang
4 Trung tâm Thí nghiệm và Phát triển công nghệ PGS.TS. Lý Tuấn Trường (kiêm phụ trách)
5 Phòng tổng hợp ThS. Bùi Đình Toàn
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
- Đào tạo đại học 04 ngành: Công nghệ Chế biến lâm sản, Thiết kế nội thất, Công nghệ vật liệu, Thiết kế công nghiệp;
- Đào tạo thạc sỹ 02 ngành: Công nghệ chế biến Lâm sản; Mỹ thuật ứng dụng (Thiết kế nội thất, Thiết kế công nghiệp).
- Đào tạo tiến sỹ 01 ngành: Công nghệ chế biến Lâm sản.
- Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo sơ cấp nghề 04 lĩnh vực, đã được cấp chứng nhận; đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ - các hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản; phòng chống mối và bảo quản các loại vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ cho các công trình xây dựng; xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về chế biến gỗ và lâm sản; nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất.
Hợp tác Quốc tế: Các lĩnh vực gồm dự án nghiên cứu; trao đổi đào tạo sinh viên; học bổng
du học; các khóa đào tạo ngắn hạn; tham quan, giao lưu học thuật.
Các tổ chức hợp tác: Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc; Đại học Gottingen, Đức; Đại học kỹ thuật Dresden, Đức; Học viện Lâm nghiệp Saint-Peterburg, Nga; Đại học Tây Hung ga ri; Đại học suzuka, Nhật Bản; Viện Nghiên cứu bảo tồn văn hóa Nara, Nhật bản; Hiệp Hội Gỗ Quốc tế; Đại học Melboune, Úc; Công ty keo dán CASCO, Singapore.
Dịch vụ: Giám định, kiểm định chất lượng gỗ, vật liệu gỗ, keo dán, chất phủ; sơ chế và sấy gỗ; tư vấn sản xuất và lắp đặt; tư vấn, thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất.
Cơ sở vật chất

Trung tâm Thí nghiệm và Phát triển công nghệ thuộc Viện có 06 phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu thực hành và nghiên cứu khoa học và 02 xưởng thực hành với tổng diện tích khoảng 2000 m2. Khu làm việc với đầy đủ các phòng làm việc cho Lãnh đạo, các bộ môn và phòng chức năng.
Truyền thống và những thành tích đạt được
Với truyền thống với hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Viện đã đào tạo hơn 4500 kỹ sư chế biến lâm sản và kỹ sư Thiết kế nội thất; hàng trăm học viên cao học, NCS; 10 khóa tập huấn ngắn hạn. Từ năm 2015 đến nay, đã tham gia và nghiệm thu 02 đề tài cấp nhà nước; đã và đang thực hiện 06 đề tài cấp bộ, 04 đề tài cấp thành phố, 02 tiêu chuẩn ngành, 02 đề tài thuộc quỹ Naforted; 01 đề tài NCKH sinh viên đạt giải nhì cấp quốc gia (2017), 01 đạt giải 3 cấp quốc gia (2018); 01 dự án khởi nghiệp sinh viên đạt giải nhất cấp trường (2018). Liên tục đạt danh hiệu TTLĐXS từ 2015 đến nay; năm 2015 được tặng Bằng khen cấp Bộ.
Định hướng phát triển
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; Hợp tác với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, thương mại, bảo tồn về gỗ, lâm sản và thiết kế sản phẩm mộc, trang trí nội thất trong đào tạo, chuyển giao công nghệ nhằm gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp; Tăng cường hợp tác quốc với các tổ chức và trường đại học danh tiếng trên thế giới về đào tạo, trao đổi sinh viên.
Địa chỉ liên hệ
Nhà T8, Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.232.052; 02432.232.053; 0912.635.383 (Viện trưởng).
Website: vcng.vnuf.edu.vn
1. 7. Viện Công nghệ Sinh học lâm nghiệp
Quyết định thành lập
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định số 258/QĐ-BNN-TCCB ngày 06/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở Trung tâm Giống và Công nghệ sinh học và Bộ môn Sinh học tách ra từ Khoa Lâm học. Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc trường Đại học Lâm nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Viện CNSH Lâm nghiệp có chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và loại hình đào tạo khác; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch
vụ và sản xuất.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp gồm: Ban Lãnh đạo viện, 06 bộ môn, 01 phòng và 01 trung tâm. Tổng số viên chức, LĐHĐ 49, trong đó có 04 PGS, 14 tiến sĩ, 31 thạc sĩ, 03 Kĩ sư, 01 Sơ cấp.
Viện trưởng: PGS.TS. Bùi Văn Thắng
Phó Viện trưởng: PGS.TS. Vũ Quang Nam; PGS.TS. Nguyễn Văn Việt
TT Các đơn vị thuộc Viện Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Công nghệ gen và Di truyền phân tử PGS.TS. Bùi Văn Thắng
2 Bộ môn Công nghệ tế bào PGS.TS. Nguyễn Văn Việt
3 Bộ môn Công nghệ Vi sinh - Hóa sinh TS. Vũ Kim Dung
4 Bộ môn Chọn tạo giống PGS.TS. Hoàng Vũ Thơ
5 Bộ môn Tài nguyên thực vật rừng PGS.TS. Vũ Quang Nam
6 Bộ môn Chăn nuôi - Thú y ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
7 Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ ThS. Phùng Văn Phê
8 Phòng Tổng hợp ThS. Nguyễn Thị Thơ
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
- Đào tạo đại học 2 ngành: Công nghệ sinh học và Chăn nuôi - Thú y;
- Đào tạo thạc sỹ 01 ngành: Công nghệ sinh học;
- Đào tạo, tập huấn các lớp ngắn hạn về Công nghệ sinh học, Chăn nuôi, Thú y,…
Tổng số sinh viên đang theo học: 227 SV đại học, 14 học viên cao học.

Nghiên cứu khoa học, công nghệ - Các hướng nghiên cứu chính
- Nhân giống In vitro cây trồng: Cây gỗ và cây dược liệu có giá trị cao;
- Tạo giống cây trồng: Giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của môi trường;
- Công nghệ gen và di truyền phân tử: Phân lập, thiết kế vector, chuyển gen; phân tích đa dạng di truyền; Giám định loài, mẫu sinh vật bằng DNA mã vạch;
- Nhân và trồng một số loài nấm ăn và nấm dược liệu; Sản xuất các chế phẩm phục vụ nông lâm nghiệp;
- Tư vấn, thiết kế, triển khai các dự án về Công nghệ sinh học, Chăn nuôi, Thú y, Lâm sinh và Tài nguyên sinh vật.
Hợp tác đối ngoại
Viện đã và đang hợp tác với các Viện, Trường và các cơ sở khoa học công nghệ ở trong nước như Viện Công nghệ sinh học (VAST), Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Sở khoa học và Công nghệ Quảng Ninh, Thanh Hóa,… Một số đối tác ngoài nước như Trung Quốc,
Hà Lan, Úc, Đức, Nga...
Cơ sở vật chất
Viện CNSH Lâm nghiệp được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm về gen - di truyền phân tử, vi sinh – hóa sinh, công nghệ tế bào, chọn tạo giống, bảo tồn tài nguyên thực vật và chăn nuôi – thú y. Ngoài ra, Viện còn đầu tư 01 phòng khám thú cưng và 03 ha vườn ươm tại khu vực núi luốt của Trường.
Truyền thống và những thành tích đạt được
Viện tham gia đào tạo sinh viên ngành CNSH từ năm 2005. Đến nay, đã có gần 20 khóa sinh viên tốt nghiệp, trong số đó nhiều em tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn ở các nước tiên tiến trên thế giới. Viện đã chọn tạo và nhân giống thành công một số loài cây gỗ, cây thuốc có giá trị như tạo giống Xoan ta sinh trưởng nhanh bằng biến đổi gen, các loài Khôi tía, Sói rừng, Hà thủ ô, các loài Lan, Ba kích,…đã chuyển giao thành công nhiều qui trình nuôi cấy mô cho các đơn vị đối tác, trong đó có Đông trùng hạ thảo; có 02 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Nhiều cán bộ và đơn vị của Viện đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT và nhiều khen thưởng khác.
Định hướng phát triển
Viện CNSH Lâm nghiệp luôn tôn chỉ với chiến lược: Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Chuyển giao công nghệ. Hiện tại, Viện tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề mà viện đang vận hành, đổi mới chương trình đào tạo với việc thiết kế thêm học kỳ doanh nghiệp. Nâng cao các hoạt động nghiên cứu với định hướng sẽ thành viện nghiên cứu hàn lâm trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học. Tiếp tục phát triển các giống dược liệu chất lượng cao bằng kỹ thuật in vitro, đồng thời sẽ tập trung ưu tiên nghiên cứu chọn tạo một số giống cây lâm nghiệp mũi nhọn phục vụ cho tái cơ cấu ngành.
Địa chỉ liên hệ
Tầng 2, Tòa nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;
Điện thoại: 02433.840.233; Fax: 02433.840.063;

Website: http://cnsh.vnuf.edu.vn/
1.8. Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị
Quyết định thành lập
Ngày 30/12/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định số 5689/QĐ-BNN-TCCB thành lập Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Bộ môn Lâm nghiệp đô thị thuộc Khoa Lâm học, Bộ môn Công nghệ đồ mộc và Thiết kế nội thất thuộc Khoa Chế biến Lâm sản. Ngày 01/4/2019, Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất được đổi tên thành Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị; Bộ môn Nội thất được điều chuyển về Viện Công nghiệp gỗ theo Quyết định số 606 và 608/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 27/3/2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHLN.Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Trường ĐHLN, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Viện có chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và loại hình đào tạo khác; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ và sản xuất.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Viện gồm: Lãnh đạo Viện; 03 bộ môn và 01 trung tâm và 01 phòng.
Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 23, trong đó có 02 PGS.TS; 01 tiến sĩ; 12 thạc sĩ (có 04 cán bộ hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại nước ngoài).
Viện trưởng: PGS.TS. Đặng Văn Hà
Phó Viện trưởng: TS. Phạm Hoàng Phi
TT Các đơn vị thuộc Viện Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Mỹ thuật GV.ThS. Đỗ Văn Dũng (phụ trách)
2 Bộ môn Lâm nghiệp đô thị PGS.TS. Nguyễn Thị Yến
3 Bộ môn Kiến trúc cảnh quan PGS.TS. Đặng Văn Hà (kiêm nhiệm)
4 Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ GV.TS. Phạm Hoàng Phi (kiêm nhiệm)
5 Phòng Tổng hợp PGS.TS. Nguyễn Thị Yến (kiêm nhiệm)
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
- Đào tạo đại học 02 ngành: Lâm nghiệp đô thị (Cây xanh đô thị); Kiến trúc cảnh quan.
- Đào tạo ngắn hạn các lớp tập huấn về Kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị.

Tổng số sinh viên đang theo học: 208 SV đại học.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ, dịch vụ - Các hướng nghiên cứu chính
- Lâm nghiệp đô thị: Chọn và nhân giống cây đô thị; kỹ thuật trồng và duy trì cây đô thị, quy hoạch loài cây trồng đô thị, thiết kế cảnh quan cây xanh và ứng dụng cây xanh trong cảnh quan; bảo tồn đa dạng thực vật đô thị; bảo tồn, phục tráng cây cổ, cây di tích.
- Mỹ thuật: Ứng dụng nguyên lý và các xu hướng mỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế kiến trúc cảnh quan, cây xanh đô thị.
- Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật về lĩnh vực kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn khảo sát, lập dự án, giám sát, quy hoạch, thiết kế, thi công về các lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị, Du lịch và Du lịch sinh thái; Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu xã hội; Chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Hợp tác đối ngoại
Viện đã liên kết, phối hợp với công ty, đơn vị, tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ như Ban quản lý khu đô thị Ecopark, Ban quản lý khu đô thị Vinhomes (thuộc Tập đoàn VinGroup), Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Quy hoạch đô thị Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Nông học Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp.
Cơ sở vật chất
Viện được đầu tư nhiều trang thiết bị, không gian sản xuất phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu như: hệ thống máy tính cấu hình cao và 01 khu thực nghiệm phục vụ ngành Lâm nghiệp đô thị.
Truyền thống và những thành tích đạt được
Viện đã đào được trên 750 kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị và 250 Kỹ sư ngành Kiến trúc cảnh quan; tham gia 01 đề tài cấp nhà nước, triển khai 01 đề tài cấp tỉnh và nhiều dự án, các lớp tập huấn liên quan đế Du lịch sinh thái, Kiến trúc cảnh quan và Lâm nghiệp đô thị. Từ 2015 đến nay, hoàn thành 08 đề tài cấp cơ sở, 12 đề tài NCKH sinh viên, công bố 25 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế; biên soạn, xuất bản 06 giáo trình và bài giảng
Định hướng phát triển
- Đào tạo: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm nhằm phát huy năng lực toàn diện, giúp người học có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội; Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và thực tế; Đầu tư thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan và Lâm nghiệp đô thị.
- Nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ: Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp theo các hướng nghiên cứu của Viện.
Địa chỉ liên hệ
Tầng 2, Tòa nhà T3, Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;
Điện thoại: 024.32232063; Email:phongtonghopktcq2015@gmail.com

Website: http://kientruccanhquan.vnuf.edu.vn/
1.9. Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn
Quyết định thành lập
Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, viết tắt là CLaRD (College of Land Management and Rural Development) được thành lập theo Quyết định số 2669/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Quản lý đất đai (thành lập năm 2005) và Bộ môn Khuyến nông & và Phát triển nông thôn (thành lập năm 1999). Viện Quản lý đất đai và PTNT là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Viện thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc học; NCKH; tư vấn, chuyển giao KHCN lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng, khuyến nông và phát triển nông thôn; sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn (hữu cơ) và dịch vụ.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn gồm: Ban Lãnh đạo
Viện, 03 bộ môn, 01 trung tâm và 01 phòng.
Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 29, trong đó có 05 tiến sĩ, 22 thạc sĩ (06 người đang
đi đào tạo tiến sĩ).
Viện trưởng: GVC.TS. Nguyễn Bá Long
Phó Viện trưởng: GV.ThS. Nguyễn Đình Hải
TT Các đơn vị thuộc Viện Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Trắc địa, bản đồ và GIS GVC.TS. Nguyễn Bá Long
2 Bộ môn Quy hoạch và Quản lý đất đai GV. TS. Xuân Thị Thu Thảo
3 Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng GV.ThS. Bùi Thị Cúc (Phụ trách)
4 Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ GV.ThS. Nguyễn Đình Hải
5 Trung tâm Quy hoạch và Định giá đất GV.TS. Hoàng Xuân Phương
6 Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ GVC.TS. Trần Thị Thanh Bình
7 Phòng Tổng hợp GV.Th.S. Trịnh Hải Vân
Lĩnh vực hoạt động chính
Đào tạo
- Đào tạo đại học 04 ngành: Quản lý đất đai, Bất động sản, Khoa học cây trồng, Khuyến nông;
- Đào tạo thạc sỹ 01 ngành: Quản lý đất đai;

- Đào tạo ngắn hạn các lớp tập huấn về kinh doanh, môi giới bất động sản, định giá bất động sản, phong thủy ứng dụng; đo đạc địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
Tổng số sinh viên đang theo học: 208 SV đại học; 104 học viên cao học.
Nghiên cứu khoa học, công nghệ - Các hướng nghiên cứu chính
- Về lĩnh vực Quản lý đất đai, gồm: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc thành lập bản đồ; quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; điều tra, đánh giá tài nguyên đất, ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong đánh giá biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu;…
- Về lĩnh vực phát triển nông thôn: Phát triển sinh kế; phát triển cộng đồng; nông thôn mới; xây dựng mô hình trình diễn; thu thập và bảo tồn nguồn gen cây trồng; kỹ thuật canh tác nông nghiệp an toàn; nông nghiệp hữu cơ; phát thải và tích luỹ các bon trong các hệ thống nông nghiệp; khuyến nông và truyền thông trong phát triển nông thôn;
Hợp tác đối ngoại
Viện đã liên kết, phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), WB, UNDP, GEF; Đại học Quản lý đất đai - Liên Bang Nga. Liên kết đào tạo trong nước với Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Công ty CP Sông Đà Kinh Bắc, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nhiều địa phương. Năm 2019, Viện đã ký kết hợp tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực với Công ty Cổ phần Bất động sản Hải Phát, Công ty Bất động sản High Land, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh phía Bắc và nhiều Công ty tư vấn lĩnh vực đo đạc, quy hoạch, tài nguyên môi trường.
Cơ sở vật chất
Viện được đầu tư nhiều trang thiết bị, vật tư, không gian sản xuất phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu như: hệ thống máy toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử phục vụ cho lĩnh vực đo đạc bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, 01 phòng thí nghiệm và 01 khu thực nghiệm phục vụ ngành khuyến nông và khoa học cây trồng.
Truyền thống và những thành tích đạt được
Đã đào tạo được trên 3.000 kỹ sư ngành quản lý đất đai, khuyến nông; tham gia nhiều chương trình, đề tài dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, dự án nước ngoài; giai đoạn 2016 đến nay, Viện đã triển khai 20 đề tài cấp cơ sở; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn ngắn hạn cho các địa phương.
Định hướng phát triển
- Đào tạo: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm nhằm phát huy năng lực toàn diện, giúp người học có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội;Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và thực tế; Đầu tư thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong quản
hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp theo các hướng nghiên cứu của Viện.
Địa chỉ liên hệ
Tầng 1, Tòa nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;
Điện thoại: 0243. 293.9313;

Website: http://qldd.vnuf.edu.vn/trang-chu; Email: clard@vfu.edu.vn
1.10. Viện Sinh thái rừng và Môi trường
Quyết định thành lập
Viện Sinh thái rừng và Môi trường trực thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp có tên viết tắt là IFEE (Institute for Forest Ecology and Environment), được thành lập theo Quyết định số 1583/QĐ-BNN/TCCB ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Viện Sinh thái rừng và Môi trường gồm: Ban Lãnh đạo viện, 03 bộ môn; 01 trung tâm và 01 phòng. Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 36, trong đó có 3 tiến sỹ, 22 thạc sỹ, 11 kỹ sư.
Viện trưởng: TS. Lê Sỹ Doanh
Phó Viện trưởng: ThS. Phạm Văn Duẩn
TT Các đơn vị thuộc Viện Trưởng đơn vị
1 Bộ môn Công nghệ môi trường TS. Lã Nguyên Khang
2 Bộ môn Sinh thái và phát triển rừng ThS. Hoàng Văn Khiên
3 Bộ môn Ứng dụng viễn thám trong lâm nghiệp ThS. Nguyễn Văn Thị
4 Trung tâm nghiên cứu bảo tồn động thực vật hoang dã ThS. Nguyễn Hữu Văn
5 Phòng Tổng hợp ThS. Kiều Đăng Anh
Lĩnh vực hoạt động chính
Nghiên cứu khoa học, công nghệ - Các hướng nghiên cứu chính
Nghiên cứu phát triển giống cây lâm nghiệp; Điều tra, kiểm kê, quy hoạch rừng; Chi trả dịch vụ môi trường rừng, xây dựng kế hoạch REED+ cấp tỉnh, chứng chỉ rừng; Quản lý tài nguyên rừng và môi trường;
Công nghệ thông tin trong lâm nghiệp; Nghiên cứu nhân nuôi, bảo tồn động, thực vật hoang dã.
Hợp tác trong nước và quốc tế
Viện đã mở rộng mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức lâm nghiệp trong nước và quốc tế, trong đó có các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế liên quan như tổ chức WWF, tổ chức PanNature, tổ chức GIZ, tổ chức Winrock International, tổ chức FAO, UNEP, FCPF, SNV,…
Đào tạo
Tham gia đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực lâm nghiệp; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, cung cấp các cơ sở vật chất và hiện trường phục vụ cho công tác đào tạo.
Cơ sở vật chất
Trụ sở làm chính của Viện được đặt tại tầng 1 nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp. Viện có 1 trung tâm nghiên cứu bảo tồn động, thực vật hoang dã, 1 nhà màng phục vụ mục tiêu phát triển giống cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế kèm theo nhà quản lý bảo vệ, Nhà xưởng và phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo: Công nghệ viễn thám và GIS, phân tích chất lượng môi trường, sinh thái rừng, quản lý thiên tai và rủi ro môi trường, quản lý bảo tồn, phân tích đất. Với có sở vật chất kỹ
thuật hiện nay, Viện có đủ khả năng thực thi các dự án nghiên cứu - phát triển, thuộc các lĩnh vực và quy mô khác nhau đặc biệt là các chương trình về Điều tra, kiểm kê rừng, lập hồ sơ quản lý rừng, Xác định diện tích lưu vực; chương trình giống lâm nghiệp, xây dựng phần mềm.

Truyền thống và những thành tích đạt được
Trong 13 năm hoạt động và phát triển, Viện đạt được những thành tựu đáng kể, giành được tín nhiệm trong một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ của Ngành. Viện đã hoàn thành 02 nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước, 14 nhiệm vụ KHCN cấp bộ, 06 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh và thành phố, 05 Dự án trọng điểm của Nhà nước và Bộ NN&PTNT và 22 hợp đồng Dịch vụ Khoa học và Công nghệ. Viện đã được Cục Bản quyền tác giả cấp 03 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho các Phần mềm “Kiểm tra dữ liệu điều tra kiểm kê rừng”, “Quản lý dữ liệu điều tra kiểm kê rừng Việt Nam” và Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu “Chi trả dịch vụ môi trường rừng Việt Nam”. Liên tục trong các năm từ 2012 đến nay, Viện luôn đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến/xuất sắc. Năm 2016, Viện đã được tặng Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Định hướng phát triển
- Ổn định bộ máy tổ chức, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cao đáp ứng sự phát triển của ngành cũng như xã hội;
- Phát triển các lĩnh vực hoạt động khoa học, dịch vụ mũi nhọn hiện có và mở rộng sang các lĩnh vực hoạt động khác;
- Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về phát triển nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo;
- Tập trung phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong lâm nghiệp.
Địa chỉ liên hệ
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà A3, Trường ĐH Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Điện thoại: 02422 458 161

Web: www.ifee.edu.vn/; http://vstrmt.vnuf.edu.vn; E-mail: info@ifee.edu.vn
2.Thông tin về Ngành đào tạo
* Các ngành đào tạo Đại học
TT Mã ngành Tên ngành TT Mã ngành Tên ngành
1 7340301 Kế toán 17 7620211 Quản lý tài nguyên rừng
(Kiểm lâm)
2 7340101    Quản trị kinh doanh 18 7620201 Lâm học (Lâm nghiệp)
3 7310101 Kinh tế 19 7620205 Lâm sinh
4 7620115 Kinh tế Nông nghiệp 20 72908532A

 
Quản lý tài nguyên thiên
nhiên (chương trình tiên
tiến đào tạo bằng tiếng
Anh theo chương trình của
Trường Đại học Colorado -
Hoa Kỳ)
5 7760101 Công tác xã hội 21 72908532 Quản lý tài nguyên thiên
nhiên
6 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và
lữ hành
22 7850101 Quản lý tài nguyên và Môi trường
7 7580108 Thiết kế nội thất 23 7440301 Khoa học môi trường
8 7620202 Lâm nghiệp đô thị (Cây xanh
đô thị)
24 7850103 Quản lý đất đai
9 7580102 Kiến trúc cảnh quan 25 7850104 Du lịch sinh thái
10 7580201 Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật
công trình xây dựng)
26 7480104  Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin)
11 7420201 Công nghệ sinh học 27 7510205 Công nghệ kỹ thuật ô tô
12 7620105 Chăn nuôi (chuyên ngành
Chăn nuôi - Thú y)
28 7510203 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
13 7640101 Thú y 29 7520103 Kỹ thuật cơ khí (Công nghệ chế tạo máy)
14 7620112 Bảo vệ thực vật 30 7540104 Công nghệ sau thu hoạch
15 7620110 Khoa học cây trồng (Nông
học, Trồng trọt)
31 7549001

 
Công nghệ chế biến lâm sản
(Công nghệ gỗ và quản lý
sản xuất)
16 7620102 Khuyến nông (Phát triển
nông nghiệp, nông thôn
32 7510402 Công nghệ vật liệu (vật liệu mới)
      33 7340116 Bất động sản

Dự kiến các ngànhđại học sẽ mở: Nông nghiệp công nghệ cao; Thẩm định giá Quản lý công; Thương mại điện tử.

*Các ngành đào tạo sau đại học
TT Mã ngành Tên ngành TT Mã ngành Tên ngành
Đào tạo Tiến sĩ
1 9520103 Kỹ thuật cơ khí 4 9620208 Điều tra và quy hoạch rừng
2 9549001 Kỹ thuật chế biến lâm sản 5 9620211 Quản lý tài nguyên rừng
3 9620205 Lâm sinh 6 9620115 Kinh tế nông nghiệp
Đào tạo Thạc sĩ
1 8620201 Lâm học 7 8310410 Quản lý kinh tế
2 8520103 Kỹ thuật cơ khí 8 8420201 Công nghệ sinh học
3 8549001 Kỹ thuật chế biến lâm sản 9 8210410 Mỹ thuật ứng dụng
4 8620211 Quản lý tài nguyên rừng 10 8850103 Quản lý đất đai
5 8620115 Kinh tế nông nghiệp 11 8850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
6 8440301 Khoa học môi trường      
1. Các doanh nghiệp ký kết với trường
Triển khai ký kết hợp tác với trong việc hỗ trợ và cung cấp nguồn nhân lực cho các tập đoàn, tổng công ty lớn như: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu bảo tồn Đa dạng sinh học và bệnh nhiệt đới, tập đoàn bất động sản Hải Phát, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn ô tô Trường Hải,…
        2. Hỗ trợ sinh viên:
Tư vấn, hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp. Thủ tục cho sinh viên nhận học bổng Hessen, học bổng và giải thưởng KOVA, Học bổng của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Học bổng quỹ Khuyến học khuyến tài và phát triển khoa học Trường Đại học Lâm nghiệp, Học bổng các Khoa/Viện, Hỗ trợ sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo và thực hành nông nghiệp tại Israel năm 2019. Các hoạt động giới thiệu việc làm cho sinh viên được triển khai theo cách thức đăng trên cổng thông tin việc làm trên Website của trường, thông qua facebook và các kênh truyền thông khác.

*Hàng năm tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm tại trường với sự tham gia của 40 – 50 doanh nghiệp và công ty.
       3. Khởi nghiệp Lâm nghiệp
- Tham gia sân chơi khởi nghiệp quốc gia từ năm 2014, tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp Lâm nghiệp đầu tiên năm 2015 và số dự án đạt giải cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia là 04 dự án. Đạt giải 3 Khởi nghiệp quốc gia năm 2017 và có 01 dự án lọt TOP 20 khởi nghiệp quốc gia năm 2019 và được tham gia vào 08 dự án kêu gọi vốn đầu tư chương trình Festival Khởi nghiệp 2020. Nhà trường đã tổ chức thành công 04 khoá đào tạo, tập huấn về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cuộc thi Khởi nghiệp luôn thu hút đông đảo học sinh, sinh viên và cán bộ trẻ tham dự.



 
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/12-10-2024_a8697e2b6c7610211df1b0494f3a7bc8.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)