Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật – Đại học Đà Nẵng
SINCE 1962
Điểm đánh giá: 26 sao trong 7 đánh giá
Click để đánh giá trường

1. Sứ mệnh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng là cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
2. Tầm nhìn
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng sẽ trở thành trường đại học định hướng ứng dụng hàng đầu của khu vực miền Trung - Tây nguyên, hướng đến các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế, là điểm đến tin cậy trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
3. Mục tiêu chiến lược
Qua hơn 10 năm hội nhập Đại học Đà Nẵng, trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng trước đây và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ngày nay đã không ngừng lớn mạnh phát triển, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ quốc gia.
Phương châm của trường là đào tạo ra những cán bộ kỹ thuật, công nghệ đủ năng lực trực tiếp tham gia sản xuất trong điều kiện hiện tại và thích nghi nhanh chóng với sự đổi mới của công nghệ trong tương lai.
Chất lượng đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu, nhà trường đang phấn đấu trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, công nghệ ở Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và của cả Việt Nam nói chung.
4. Mô tả liên kết khu vực
Hiện nay trường có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu trong cả nước. Song song với hệ đào tạo chính quy, trường còn tuyển sinh hệ đào tạo vừa học vừa làm tại các trung tâm đào tạo thường xuyên của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, đào tạo theo địa chỉ và yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp.
Mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển là một chủ trương mà nhà trường luôn quan tâm. Trong những năm qua, nhờ nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ tích cực của Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng đã thiết lập được mối quan hệ song phương với nhiều trường Đại học và cao đẳng trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp, Canada, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Nhờ các mối quan hệ này, hằng năm nhà trường tiếp nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của các trường bạn trong đào tạo cán bộ, tăng cường trang thiết bị cũng như chuyển giao công nghệ.
5. Các thành tích Nhà trường đạt được
Về đào tạo, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng là một cơ sở đào tạo về kỹ thuật, công nghệ theo hướng nghề nghiệp – ứng dụng nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Đà Nẵng từ trước năm 195, trường  đã có bề dày truyền thống 45 năm xây dựng và phát triển. Nhà trường đã đào tạo được 2.259 cán bộ kỹ thuật công nghệ có trình độ cao đẳng, 1.000 kỹ thuật viên có trình độ trung học chuyên nghiệp, 1000 công nhân lành nghề. Nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp của trường đã và đang đóng góp đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Việt Nam
Từ những thành tích đã đạt được, nhà trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (200) cùng nhiều bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Về nghiên cứu khoa học, trong những năm qua đặc biệt từ khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo liên thông, cán bộ giảng viên và sinh viên của trường không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Đại học Đà Nẵng. Số lượng và chất lượng đề tài hằng năm không ngừng tăng lên. Nhiều đề tài đã được đánh giá cao trong các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp.

 
1. Giới thiệu chung về các khoa
1.1   Khoa cơ khí
Khoa Cơ khí được thành lập năm 1996, ngay sau khi thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ trực thuộc Đại học Đà Nẵng, nay là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Tiền thân của Khoa là các Tổ chuyên môn ngành Cơ khí của Trường Kỹ thuật Đà Nẵng (thành lập năm 1962) và Trường Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi (thành lập năm 1976).
Lúc đầu mới thành lập, Khoa đảm nhận đào tạo các ngành Cơ khí Chế tạo máy, Cơ khí Động lực và Công nghệ Nhiệt Lạnh, sau đó đào tạo thêm ngành Kỹ thuật Xây dựng. Đến năm 2002, tổ chuyên môn Xây dựng được tách ra khỏi Khoa và thành lập nên Khoa Kỹ thuật Xây dựng độc lập. Đến năm 2006 Khoa bắt đầu tuyển sinh đào tạo thêm ngành Cơ Điện tử. Năm 2008 Đại học Đà Nẵng ra quyết định tái cơ cấu lại tổ chức của Khoa bằng việc thành lập bốn tổ Bộ môn chuyên ngành gồm Bộ môn công nghệ Cơ khí Chế tạo, Bộ môn Công nghệ Ô tô, Bộ môn Công nghệ Sản xuất Tự động và Bộ môn Công nghệ Nhiệt Điện lạnh.
* Tóm tắt các mốc quan trọng của Khoa Cơ khí:
1962: Các tổ chuyên môn Cơ khí thành lập cùng với sự ra đời Trường Kỹ thuật Đà Nẵng.
1976: Chuyển đổi thành Trường Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi và thành lập các Ban nghề Cơ khí.
1987: Chính phủ Liên Xô giúp đỡ trang bị lại toàn bộ thiết bị máy móc cơ khí phục vụ đào tạo.
1996: Thành lập Khoa Cơ khí trực thuộc Trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà Nẵng.
2002: Tổ chuyên môn Xây dựng tách ra thành lập Khoa Kỹ thuật Xây dựng độc lập.
2008: Tái cơ cấu tổ chức Khoa để thành lập bốn Tổ Bộ môn chuyên ngành.
2010: Thành lập mới bộ môn Cơ kỹ thuật trực thuộc.
2012: Kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển.
2017: Thành lập Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đai học Đà Nẵng.
2018: Tách Bộ môn Cơ Kỹ thuật thành ra khỏi Khoa Cơ khí
Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Khoa Cơ khí hiện có 32 người, gồm 10 Tiến sĩ, 04 Nghiên cứu sinh, 14 Thạc sĩ, 02 Kỹ sư, trong đó có 04 GVC và một số GV trẻ đang học sau đại học và nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Nhiều cán bộ giảng viên của Khoa được đào tạo và thực tập chuyên môn ở các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Rumania, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan, Italy, Thái Lan...
Bên cạnh đó, Khoa còn nhận được sự đóng góp về chuyên môn và đào tạo của các giảng viên có trình độ Phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ từ các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng cùng tham gia giảng dạy tại Khoa. Các cán bộ giáo viên của Khoa được sinh hoạt chuyên môn theo 04 bộ môn chuyên ngành:
-    Bộ môn Nhiệt Điện lạnh.
-    Bộ môn Cơ khí Chế tạo.
-    Bộ môn Sản xuất Tự động.
-    Bộ môn Cơ khí Ô tô.
* Các xưởng Thực hành của Khoa Cơ khí
Cơ sở vật chất của Khoa Cơ khí gồm có 04 phòng thí nghiệm và 08 xưởng thực hành với nhiều thiết bị hiện đại và tự động, phục vụ cho việc thực tập tay nghề, làm thí nghiệm, làm nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản xuất cho cán bộ giảng viên và học sinh sinh viên thuộc Khoa và các khoa khác trong Trường. Bên cạnh đó, Khoa còn có một thư viện mini với nhiều đầu sách bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.
* Các phòng thí nghiệm
  • Phòng thí nghiệm Đo lường.
  • Phòng thí nghiệm Cơ Điện tử.
  • Phòng thí nghiệm Thủy-Khí.
* Các xưởng thực hành
  • Xưởng Chế tạo máy.
  • Xưởng Máy tự động CNC.
  • Xưởng Cơ khí Ô tô.
  • Xưởng Nhiệt Máy lạnh.
  • Xưởng Nguội-Gò-Hàn.
  • Xưởng Đúc-Rèn-Dập.
* Các xưởng ứng dụng sản xuất
  • Xưởng Cuốn ống.
  • Xưởng Cơ khí.
Khoa Cơ khí hiện đảm nhiệm đào tạo các trình độ Đại học và Cao đẳng chính quy và các hệ đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, nâng bậc với các chuyên ngành chính:
  • Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Chuyên ngành Cơ khí Chế tạo).
  • Công nghệ kỹ thuật Ô tô.
  • Công nghệ kỹ thuật Cơ Điện tử.
  • Công nghệ kỹ thuật Nhiệt (Chuyên ngành Nhiệt Điện lạnh).
Ngoài ra Khoa còn thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn với nhiều ngành nghề khác nhau như Công nghệ hàn hơi, hàn điện và hàn áp lực, Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực và máy nâng chuyển, Vận hành lò hơi và hệ thống lạnh công nghiệp, Kỹ thuật nguội, Đo lường cơ khí. Khoa thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và báo cáo chuyên đề kết hợp với các Công ty, các doanh nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tăng cường mối quan hệ, hợp tác với các Doanh nghiệp nhằm giúp cho các em có thêm những kiến thức chuyên môn thực tế.
1.2   Khoa Điện – điện tử
Khoa Điện - Điện tử với sứ mệnh đảm nhiệm việc đào tạo nguồn nhân lực Kỹ sư công nghệ và Kỹ sư thực hành trong các lĩnh vực Điện- Điện tử, Điều khiển và tự động hóa, Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin. Với bề dày truyền thống hơn 55 năm, Khoa Điện - Điện tử đã đào tạo và cung ứng hàng ngàn cử nhân, nhân viên kỹ thuật vững chuyên môn, giỏi tay nghề đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nhiều thế hệ sinh viên của Khoa Điện - Điện tử đã khẳng định được bản thân, giữ những vị trí quan trọng trong các Cơ quan, Công ty, Xí nghiệp trong và ngoài nước.
Quy mô đào tạo: Khoa Khoa Điện - Điện tử hiện có hơn 1800 Sinh viên theo học ở 4 chuyên ngành:
  • Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật Điện tử- Viễn thông
  • Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa
  • Công nghệ thông tin
Đội ngũ giảng viên: Phần lớn các giảng viên, giáo viên của Khoa đều có trình độ trên Đại học. Nhiều giảng viên đã và đang được đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Australia, Hàn Quốc, Đài Loan...Cán bộ giảng dạy của Khoa được bố trí sinh hoạt chuyên môn tại 04 bộ môn:
  • Bộ môn Tự động hóa
  • Bộ môn Hệ thống điện
  • Bộ môn Điện tử viễn thông
  • Bộ môn Công nghệ thông tin.
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của Khoa luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp và đổi mới hằng năm. Nhiều thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện đại được trang bị từ các hãng nổi tiếng như Lab-Volt, Lucas-Nulle, Siemens, Texas Instruments... đáp ứng tốt các yêu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học và công tác cộng đồng: Khoa Điện- Điện tử có nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Đại học Đà Nẵng, cấp Trường đã được nghiệm thu và chuyển giao. Cán bộ giảng viên trong Khoa đã công bố được nhiều bài báo quốc tế, trong đó có các bài báo được đăng trên các tạp chí thuộc hệ thống SCI, ISI. Nhiều hoạt động xã hội, chuyên môn bổ ích như hoạt động KHCN, cuộc thi Sáng tạo Robot, mùa hè tình nguyện... hằng năm thu hút rất đông SV-HS hưởng ứng, tham gia.
1.3   Khoa kỹ thuật xây dựng
Các cấp đào tạo và chuyên ngành đào tạo:
-    Đại học:
+ CNKT Xây dựng (Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp);
+ Kỹ thuật Cơ sở Hạ tầng (Xây dựng hạ tầng đô thị);
+ CNKT Giao thông (Xây dựng Cầu đường);
-    Cao đẳng (Chính quy và Liên thông):
+ CNKT Xây dựng (Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp);
+ CNKT Công trình Xây dựng (Xây dựng hạ tầng đô thị);
+ CNKT Giao thông (Xây dựng Cầu đường);
+ CNKT Kiến trúc ( Kiến trúc công trình);
+ Quản lý xây dựng.
Các Bộ môn chuyên ngành:
-    Bộ môn Xây dựng
-    Bộ môn Cầu đường
-    Bộ môn Kiến trúc
Đội ngũ Giảng viên cơ hữu:
Đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu của Khoa gồm các Giảng viên chính và Giảng viên là Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, … Ngoài ra, Khoa còn nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn từ các Giảng viên có học hàm và học vị cao đến từ các Trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng.
Quy mô đào tạo:
Là Khoa có quy mô lớn của Trường, trong những năm qua, Sinh viên - Học sinh được tuyển vào Khoa luôn có số lượng và chất lượng đầu vào cao. Hiện nay, hơn 2.000 Sinh viên và Học sinh đang học tập tại Khoa.
Nghiên cứu khoa học:
Các giảng viên của Khoa đã thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Thành phố và cấp Cơ sở; nhiều bài báo và công trình khoa học được đăng trên các Tạp chí khoa học công nghệ, Hội thảo khoa học uy tín trong và ngoài nước; Sinh viên tích cực tham gia Nghiên cứu Khoa học và đạt được nhiều giải thưởng các cấp.
1.4   Khoa Công nghệ hoá học – môi trường
Khoa Công nghệ Hóa học - Môi trường được thành lập vào ngày 05-03-2002. Khoa đã không ngừng hoàn thiện, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo. Từ một chuyên ngành đào tạo ban đầu là Công nghệ  Hóa học, đến nay khoa đã thành lập được 4 tổ bộ môn với 4 chuyên ngành đào tạo bậc đại học và 01 chuyên ngành đào tạo bậc cao đẳng, thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Lãnh đạo Khoa Công nghệ Hóa học - Môi trường là Chi bộ Khoa và Ban chủ nhiệm Khoa.
Hiện nay, Khoa Công nghệ Hóa học - Môi trường đào tạo Kỹ sư Công nghệ hệ đại học (4 năm) với 4 chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu – Công nghệ Kỹ thuật Môi trường – Kỹ thuật Thực phẩm – Sinh học ứng dụng; đào tạo Kỹ sư Thực hành hệ Cao đẳng (2 năm) chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm. Sứ mệnh của Khoa Công nghệ Hóa học - Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật là đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật theo định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Miền Trung và Tây nguyên; tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại địa phương.
Nhiệm vụ cụ thể của Khoa là trang bị cho sinh viên các các kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức tốt ở các chuyên ngành mà Khoa đào tạo; đồng thời Khoa có nhiệm vụ tham gia chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn, góp phần phát triển công nghiệp tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
* Năm 2001: Tuyển sinh khóa đầu tiên của ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học.
* Ngày 05-03-2002: Thành lập Khoa CN Hóa học trực thuộc Trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà Nẵng.
* Năm 2002: Khoa mở thêm ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.
* Năm 2005: Khoa mở thêm ngành Công nghệ Thực phẩm.
* Năm 2012: Khoa mở thêm ngành Công nghệ Sinh học.
* Năm 2014: Tái cơ cấu tổ chức Khoa để thành lập ba tổ bộ môn chuyên ngành
* Năm 2018: Đổi tên thành Khoa Công nghệ Hóa học - Môi Trường trực thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng, thành lập 4 Bộ môn với 4 chuyên ngành đào tạo bậc đại học và 01 chuyên ngành đào tạo bậc cao đẳng.
Các chuyên ngành giảng dạy:
- Chuyên ngành công nghệ vật liệu
- Chuyên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường
- Chuyên ngành Kỹ Thuật thực phẩm
- Chuyên ngành sinh học ứng dụng
1.5  Khoa Sư Phạm Công Nghiệp
Khoa Sư phạm Công nghiệp được ra đời trên nền tảng Khoa Sư phạm Kỹ thuật của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng từ năm 1999 và chính thức tuyển sinh khoá đầu tiên vào năm 2000. Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng bắt đầu tuyển sinh từ năm 2018.
Đội ngũ cán bộ : 03 Tiến sĩ, 09 Thạc sỹ
Cơ cấu tổ chức : Ban chủ nhiệm Khoa, 02 Bộ môn (Bộ môn Cơ kỹ thuật và Bộ môn Sư phạm kỹ thuật)
Mục tiêu đào tạo : Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Sinh viên có thể lựa chọn học theo chuyên ngành (1 trong 15 chuyên ngành của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật) ngay từ lúc nhập học, được miễn học phí.
2. Thông tin về từng ngành
Chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ - cấp Đại học:
Chương trình 131 tín chỉ - áp dụng từ khóa đào tạo 2017 - 2018
2.1 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
Chuyên ngành Cơ khí Chế tạo máy
Mechanical Manufacturing Engineering Technology
Mã ngành 504110
Mã tuyển sinh 52510201
Trình độ đào tạo : Đại học
Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
Mục tiêu đào tạo
 Chương trình này đào tạo ra những Kỹ sư Công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí có chất lượng cao, có trình độ tay nghề đạt chuẩn để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế, thi công và lập quy trình công nghệ,… đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó chương trình đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí sẽ chú trọng đến kỹ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra và nội dung đào tạo được mở rộng để sinh viên có thể tiếp tục tự học sau khi ra trường.
Ngoài việc trang bị cho người học các kiến thức cơ bản của chuyên ngành (như thiết kế kết cấu, lập quy trình công nghệ, thi công công trình, quản lý dự án), chương trình còn cung cấp những kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan như: gia công, nhiệt luyện kim loại, tổ chức quy trình..
Kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.
- Hiểu được các nguyên lý cơ bản và biết áp dụng các kiến thức kỹ thuật cơ sở chuyên ngành (Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu, Động lực học, Vật liệu, Thủy khí, Gia công cơ, …) vào chuyên môn của ngành chế tạo máy.
- Hiểu được các nguyên lý thiết kế và cấu tạo được các bộ phận thông dụng trong cơ cấu máy, công trình cơ khí.
- Hiểu được nguyên lý thiết kế (tính toán và kiểm tra) các hệ kết cấu chịu lực trong các thiết bị cơ khí dân dụng và công nghiệp biết lập quy trình công nghệ.
- Hiểu được nguyên lý thiết kế, triển khai các biện pháp thi công hoàn thành một bộ phận, một hạng mục, hoặc toàn bộ công trình trong công nghiệp, đơn giản, đảm bảo an toàn lao động và đánh giá được chất lượng công việc hoàn thành.
- Hiểu biết cơ bản về thí nghiệm công trình, kiểm tra đánh giá được chất lượng sản phẩm và các quá trình thi công vận hành máy móc công nghiệp, nông nghiệp.
Kỹ năng
- Đọc, hiểu, và triển khai được các loại hồ sơ thiết kế kết cấu và thi công các công trình cơ khí.
- Thiết kế (tính toán & kiểm tra) được các cấu kiện cơ bản hoặc các hạng mục chế tạo có quy mô vừa và nhỏ (Trục truyền, dầm, khung sườn nhà xưởng, hệ thống truyền động cơ khí ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, …).
- Thực hiện được các chức năng của một cán bộ kỹ thuật trong việc quản lý đội thi công. Biết lập dự toán, nghiệm thu, thanh quyết toán và lập hồ sơ hoàn công; Biết lập các mô hình tiến độ thi công, triển khai các mặt bằng thi công, triển khai, theo dõi, đánh giá các quá trình thi công chế tạo; Thực hiện các biện pháp an toàn lao động trên công trường. Biết quản lý và khai thác vận hành sử dụng các thiết bị máy móc.
- Thành thạo công tác đo đạc, kiểm tra, thí nghiệm và xử lý số liệu trong các công tác thí nghiệm vật liệu cơ khí, thí nghiệm mô phỏng hệ thông smays thi công.
- Có những kỹ năng nâng cao về sử dụng máy tính và biết khai thác, ứng dụng được các phần mềm thông dụng (Autocad, Pro/E, SolidWord, Creo, …) trong tính toán, đồ họa, phân tích thiết kế kết cấu cơ khí.
- Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản.
- Tiếng Anh tổng quát trình độ B1 (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 400-450.
- Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành.
Thái độ
- Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, ý thức tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép.
- Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng.
- Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1. Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên để ứng dụng trong kỹ thuật và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
C2. Có kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí như: Kỹ thuật chế tạo, Máy và thiết bị cơ khí, Máy công cụ vạn năng, máy cnc, Nhà máy chế tạo, các phương pháp gia công, vận hành, sửa chữa và bảo trì…
C3. Nắm vững kiến thức chuyên môn nâng cao để ứng dụng trong tính toán, thiết kế, thử nghiệm và chẩn đoán các hệ thống sản xuất.
C4. Tính toán, thiết kế, mô phỏng các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy.
C5. Vận hành các hệ thống và dây chuyền sản xuất.
C6. Triển khai chế tạo, thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực cơ khí.
C7. Hình thành ý tưởng về các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy.
C8. Có kỹ năng phân tích, giải thích và lập luận để giải quyết vấn đề cũng như có khả năng khám phá các tri thức mới về lĩnh vực cơ khí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực cơ khí.
C9. Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật của nhà nước Việt Nam.
C10. Có năng lực lãnh đạo, giao tiếp, ngoại giao, đàm phán và làm việc nhóm.
C11. Có khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn cơ khí chế tạo.
C12. Tôn trọng văn hóa xã hội và văn hóa doanh nghiệp, nhận thức rõ ảnh hưởng, nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, các ban quản lý dự án, các sở, phòng quản lý công nghiệp, giao thông vận tải, các đội thi công công trình cơ khí, nhà xưởng, khu chế xuất…cụ thể như sau:
- Đơn vị thi công cơ khí: Cán bộ kỹ thuật phụ trách tổ, đội thi công, đội thiết kế và lập quy trình thi công
- Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế: Cán bộ lập dự toán; chuyên viên thiết kế các bộ phận, các kết cấu đơn giản; thiết kế nhà xưởng, quản lý công nghiệp nặng
- Phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình: Thí nghiệm viên, kiểm định viên
- Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng
- Tham gia giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp các cấp.
Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
· Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.2 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô 
Automotive Engineering Technology
Mã ngành 504210
Mã tuyển sinh 52510205
·  Trình độ đào tạo : Đại học
·  Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
·  Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
 Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư Công nghệ chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô, có chất lượng cao, có kiến thức, trình độ chuyên môn và tay nghề đạt chuẩn để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa động cơ ô tô… đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép.
C2. Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng.
C3. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng.
C4. Thiết kế và vẽ được bản vẽ kỹ thuật chuyên ngành bằng tay và bằng máy tính nhờ một trong những phần mềm: AutoCAD, Space Claim, Solid work, Pro E, Inventer...
C5. Tháo lắp, vận hành được động cơ đốt trong. Đo kiểm tra, điều chỉnh được: hệ thống phân phối khí, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống điện thân xe; hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống thủy lực trên máy công trình.
C6. Phân tích hư hỏng, sửa chữa được: Các chi tiết động cơ đốt trong, hệ thống phân phối khí, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống điện thân xe; hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống thủy lực trên máy công trình.
C7. Thiết kế và chế tạo được một số chi tiết động cơ, ô tô phục vụ công việc lắp ráp, sửa chữa.
C8. Thiết kế được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, kiểm định được ô tô.
C9. Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.
C10. Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, nhà máy, các xí nghiệp sản xuất ô tô và thiết bị ô tô.
- Cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật ô tô, xe máy và các thiết bị động lực.
- Cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở kinh doanh ô tô và thiết bị ô tô.
- Làm việc tại các trạm đăng kiểm ô tô, viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô.
- Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.
· Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
· Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
· Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.3 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt 
Chuyên ngành Công nghệ Nhiệt Điện Lạnh
Thermal & Refrigeration Engineering Technology
Mã ngành 504310
Mã tuyển sinh 52510206
·  Trình độ đào tạo : Đại học
·  Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
·  Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Kỹ sư Công nghệ ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức toàn diện về các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về nhiệt điện lạnh; có kỹ năng thực hành, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực nhiệt điện lạnh; có khả năng học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc trong các tổ chức, đơn vị có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhiệt điện lạnh, đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước
 - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên để ứng dụng trong kỹ thuật và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
C2. Có kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ nhiệt điện lạnh như: Kỹ thuật lạnh, Máy và thiết bị lạnh, Lò hơi, Nhà máy nhiệt điện, kỹ thuật sấy… 
C3. Nắm vững kiến thức chuyên môn nâng cao để ứng dụng trong tính toán, thiết kế, thử nghiệm và chẩn đoán các hệ thống nhiệt máy lạnh.
C4. Tính toán, thiết kế, mô phỏng các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh.
C5. Vận hành các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh.
C6. Triển khai chế tạo, thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh.
C7. Hình thành ý ưởng về các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh.
C8. Có kỹ năng phân tích, giải thích và lập luận để giải quyết vấn đề cũng như có khả năng khám phá các tri thức mới về lĩnh vực nhiệt điện lạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực nhiệt máy lạnh.
C9. Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật của nhà nước Việt Nam.
C10. Có năng lực lãnh đạo, giao tiếp, ngoại giao, đàm phán và làm việc nhóm.
C11. Có khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn Nhiệt máy lạnh.“Sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3 theo “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.
C12. Tôn trọng văn hóa xã hội và văn hóa doanh nghiệp, nhận thức rõ ảnh hưởng, nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt.
· Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng
- Cán bộ kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật.
- Cán bộ kỹ thuật tổ chức, vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng.
- Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
· Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
· Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.4 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử
Mechatronics Engineering Technology
Mã ngành 504410
Mã tuyển sinh 52510203
· Trình độ đào tạo : Đại học
·  Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
· Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư Công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên ngành về Cơ Điện tử, Sản xuất tự động; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp trong các hệ thống sản xuất tự động, hệ thống Cơ điện tử trong công nghiệp; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và xã hội; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1. Có hiểu biết và có khả năng sử dụng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
C2. Có hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi về lĩnh vực cơ khí, điện tử, tự động hóa công nghiệp, nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, phân tích, đánh giá hoạt động của các máy công cụ, máy CNC, các hệ thống sản xuất tự động.
C3. Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa công nghiệp như thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì các trang thiết bị cơ khí và hệ thống sản xuất tự động; lập trình điều khiển các hệ thống cơ điện tử;
C4. Có kiến thức cơ bản về tổ chức thực hiện và điều hành các quá trình sản xuất tự động cũng như các kiến thức về kỹ thuật an toàn trong sản xuất.
C5. Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên môn và giao tiếp thông thường. Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành CAD/CAM, CNC, các ngôn ngữ lập trình hệ thống cơ điện tử.
C6. Sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến thiết kế máy, lập trình điều khiển hệ thống và vận hành được các máy điều khiển theo chương trình số.
C7. Thiết kế, lập trình, vận hành, hiệu chỉnh, khai thác và sửa chữa các hệ thống cơ điện tử trong công nghiệp cũng như dân dụng.
C8. Tổ chức thực hiện và điều hành các quá trình sản xuất tự động đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Vận hành và bảo dưỡng các thiết bị công nghiệp.
C9. Phân tích, tư duy, phát hiện các vấn đề phát sinh trong kỹ thuật và đề ra các giải pháp xử lý.
C10.    Có phương pháp tiếp cận, tiếp thu và ứng dụng được các kiến thức, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến liên quan đến chuyên ngành.
C11.    Có kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, lập dự án, triển khai và quản trị dự án.
C12.    Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc (tương đương 450 TOEIC).
C13.    Giao tiếp hiệu quả dưới dạng văn bản, các hình thức giao tiếp điện tử, đồ họa cũng như thuyết trình, diễn đạt.
C14.    Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, say mê khoa học.
C15.    Hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, xác định chức năng, lập mô hình và quản lý các dự án sản xuất, thiết kế được các hệ thống sản xuất, triển khai phần cứng, phần mềm của các hệ thống sản xuất, quản lý công tác vận hành các hệ thống sản xuất
· Cơ hội nghề nghiệp
+  Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương  có liên  quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật Cơ điện tử;
+ Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nước ngoài,... sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy CNC, dây chuyền sản xuất tự động,  Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động..
+  Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.. trên đó có Robot, máy CNC, PLC, PC.
+  Kỹ sư phụ trách kỹ thuật, lãnh đạo quản lý của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị.. liên quan đến cơ điện tử;
+  Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy bậc đại học, cao đẳng chuyên ngành cơ điện tử; có khả năng học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học, trong cũng như ngoài nước.
· Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
 2.5 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử
Chuyên ngành Hệ thống Cung cấp điện
Electricity Engineering Technology
Mã ngành 505120
Mã tuyển sinh 52510301
·   Trình độ đào tạo : Đại học
·   Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
·   Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
 Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư Công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử - chuyên ngành Hệ thống cung cấp điện:
+ Có khả năng áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực Hệ thống cung cấp điện trong công tác chuyên môn.
+ Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển kỹ năng học tập suốt đời; có đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
+ Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
+ Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý và vận hành các hệ thống cung cấp điện, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về kinh tế, xã hội, môi trường, an toàn lao động và sản xuất bền vững.
  • Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành trong công tác chuyên môn.
C2. Có khả năng vận dụng kiến thức để xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan.
C3. Có khả nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá công nghệ trong lĩnh vực hệ thống cung cấp điện.
C4. Có khả năng nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân và có khả năng học tập suốt đời.
C5. Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
C6. Có khả năng giao tiếp, trình bày và báo cáo kết quả.
C7. Có khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
C8. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong trong hoạt động chuyên môn.
C9. Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý, vận hành và bảo trì các hệ thống cung cấp điện công nghiệp đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội, môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh.
· Cơ hội nghề nghiệp
 Kỹ sư điện làm việc tại các điện lực, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp thuộc các công việc về thiết kế cấp điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, hệ thống điện các tòa nhà cao tầng, thiết kế chiếu sáng công trình, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ rơle và tự động hóa hệ thống điện, chống sét cho công trình,...
Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp thuộc chuyên ngành Kỹ thuật điện.
· Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
· Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.6 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử
Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử
Electronics Engineering Technology
Mã ngành 505220

Mã tuyển sinh 52510301
·  Trình độ đào tạo : Đại học
·  Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
·   Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra 
- Mục tiêu đào tạo: Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử - chuyên ngành Kỹ thuật điện tử:
+ Có khả năng áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực Kỹ thuật điện tử trong công tác chuyên môn.
+ Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển kỹ năng học tập suốt đời; có đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
+  Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
+  Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống điện tử công nghiệp đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về kinh tế, xã hội, môi trường, an toàn lao động và sản xuất bền vững
  • Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.   Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành trong công tác chuyên môn.
C2.    Có khả năng vận dụng kiến thức để xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan.
C3.  Có khả năng nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá công nghệ thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử.
C4.   Có khả năng nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân và có khả năng học tập suốt đời.
C5.   Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.
C6.    Có khả năng giao tiếp, trình bày và báo cáo kết quả.
C7.   Có khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
C8.   Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong trong hoạt động chuyên môn.
C9.   Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống điện tử trong dân dụng và công nghiệp đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh
·  Cơ hội nghề nghiệp
+   Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện tử trong các hệ thống sản xuất, điều khiển trong công nghiệp.
+   Kỹ sư thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các cơ quan, công ty, nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử.
+  Cán bộ kỹ thuật ở các phòng kinh doanh nghiệp vụ về thiết bị điện tử dân dụng và công nghiệp.
+  Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp thuộc chuyên ngành Kỹ thuật điện tử
· Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
·  Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
 2.7 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
Chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông
Chuyên ngành Điện tử máy tính- mạng truyền thông
Electronics and Telecommunication Engineering Technology
Mã ngành 505410
Mã tuyển sinh 52510302
·  Trình độ đào tạo : Đại học
·  Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
·  Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông:
+ Có khả năng áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực điện tử máy tính và truyền thông trong công tác chuyên môn.
+ Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển kỹ năng học tập suốt đời; có đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
+ Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
+ Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống thuộc lĩnh vực thiết kế vi mạch, điện tử máy tính và mạng truyền thông đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về kinh tế, xã hội, môi trường, an toàn lao động và sản xuất bền vững
 - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1. Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành trong công tác chuyên môn.
C2. Có khả năng xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
C3. Có khả năng nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá công nghệ.
C4. Có khả năng nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân, khả năng học tập suốt đời.
C5. Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.
C6. Có khả năng giao tiếp, trình bày và báo cáo kết quả.
C7. Có khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
C8. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong trong hoạt động chuyên môn.
C9.  Có khả năng thực thi các hệ thống nhúng và vi điện tử; khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống trong lĩnh vực điện tử máy tính và truyền thông đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh.
· Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư thực thi các công việc thiết kế, lập trình, kiểm thử các sản phẩm ứng dụng thuộc lĩnh điện tử, hệ thống nhúng và vi mạch điện tử.
Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các tại các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử; các đơn vị cung cấp hệ thống truyền dẫn và dịch vụ số; các sở ngành hoạt động trong lĩnh vực điện tử, máy tính và truyền thông.
Chuyên viên kỹ thuật; kỹ sư tư vấn thiết kế, nghiên cứu phát triển tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực điện tử, tin học và viễn thông.
Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
· Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
· Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.8 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Automation Control Engineering Technology
Mã ngành 505510
Mã tuyển sinh 52510303
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
· Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa:
+ Có khả năng áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực điều khiển và tự động hóa trong công tác chuyên môn.
+ Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển kỹ năng học tập suốt đời; có đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
+ Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
+ Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống điều khiển và tự động hóa đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về kinh tế, xã hội, môi trường, an toàn lao động và sản xuất bền vững
 - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành trong công tác chuyên môn.
C2. Có khả năng xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
C3. Có khả năng nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá công nghệ.
C4. Có khả năng nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân và có khả năng học tập suốt đời.
C5. Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.
C6. Có khả năng giao tiếp, trình bày và báo cáo kết quả.
C7. Có khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
C8. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong trong hoạt động chuyên môn.
C9. Có khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và vận hành các hệ thống trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh.
· Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng
- Cán bộ kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật.
- Cán bộ kỹ thuật tổ chức, vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng.
- Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.
· Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
· Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
· Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.9 Ngành Công nghệ Thông tin 
Information Technology
Mã ngành 505310
Mã tuyển sinh 52510304
· Trình độ đào tạo : Đại học
·  Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
·  Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:  Chương trình này nhằm đào tạo ra những kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ thông tin:
+  Có khả năng áp dụng kiến thức cơ bản và chuyên ngành công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn.
+  Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề; khả năng tự nghiên cứu các kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến từ đó phát triển kỹ năng học tập suốt đời; có đạo đức nghềnghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
+  Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
+  Có khả năng lập trình; phân tích thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh    
 - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành trong công tác chuyên môn.
C2. Có khả năng xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
C3. Có khả năng nghiên cứu, nắm bắt kiến thức công nghệ mới về công nghệ thông tin.
C4. Có khả năng nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân và có khả năng học tập suốt đời.
C5. Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.
C6. Có khả năng giao tiếp, trình bày và báo cáo kết quả.
C7. Có khả năng hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong các nhóm liên ngành.
C8. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong trong hoạt động chuyên môn.
C9. Có khả năng lập trình; phân tích thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thống tin đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh xã hội và môi trường, doanh nghiệp và kinh doanh
·  Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư CNTT, Lập trình viên, chuyên viên dự án, chuyên viên thiết kế đồ họa của các đơn vị sản xuất phần mềm chuyên nghiệp
- Chuyên viên phụ trách mạng & CNTT của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, công ty
- Chuyên viên hệ thống thông tin quản lý của các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.
- Chuyên viên tư vấn, kinh doanh các sản phẩm Máy tính & CNTT
- Giảng dạy CNTT ở các cơ sở đào tạo các cấp.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
·  Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.10 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng
Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp
Civil Engineering Technology
Mã ngành 506110
Mã tuyển sinh 52510103
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
· Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư Công nghệ ngành Kỹ thuật Xây dựng có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức, có sức khỏe; có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề cũng như tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu các vấn đề thực tế trong lĩnh vực xây dựng; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; có năng lực thực hành nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế kết cấu, thi công và quản lý dự án các công trình xây dựng; đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế và đáp ứng được xu hướng cũng như các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Về kiến thức
+ Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.
Về kỹ năng
+ Tư vấn, thiết kế: Trang bị cho sinh viên kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật; vận dụng được linh hoạt các quy trình thiết kế, khảo sát để đề xuất giải pháp và triển khai được các giải pháp thiết kế cho các công trình dân dụng và công nghiệp.
+ Tổ chức thi công: Trang bị cho sinh viên kỹ năng triển khai các sản phẩm thiết kế ra thực tế sản xuất như tham gia xây dựng, tổ chức thi công, lắp đặt, nghiệm thu các sản phẩm và công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
+ Vận hành: Trang bị cho sinh viên khả năng kiểm định chất lượng công trình, đề ra các giải pháp bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp công trình.
+ Quản lý: Trang bị cho sinh viên kỹ năng điều hành, quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
+  Phân tích và xử lý thông tin: Trang bị cho sinh viên kỹ năng tra cứu, tìm kiếm thông tin chuyên ngành, tiến hành xử lý và phân tích các kết quả khảo sát, thực nghiệm nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong thiết kế, thi công, quản lý và vận hành.
+ Giải quyết vấn đề: Trang bị cho sinh viên kỹ năng xác định, phân tích, giải quyết vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngành xây dựng; đề xuất các giải pháp sáng tạo giải quyết các vấn đề chuyên ngành; tự học và làm việc độc lập cũng như khả năng học tập suốt đời.
+ Giao tiếp: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh; kỹ năng trình bày, giải thích những giải pháp kỹ thuật.
+ Làm việc theo nhóm: Trang bị cho sinh viên khả năng thiết lập, phân công công việc, phối hợp, hỗ trợ và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết công việc một cách hiệu quả.
+ Ngoại ngữ: Trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành. Sinh viên tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3 theo “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.
+ Tin học: Trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc. SV tốt nghiệp có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Về thái độ
+ Người tốt nghiệp có ý thức trách nhiệm đối với công việc và cộng đồng; rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; tuân thủ các quy định của nhà nước thông qua các học phần về pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động.
-  Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1. Vận dụng được kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản để giải quyết các vấn đề trong công tác và cuộc sống.
C2. Tổng hợp được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng để phân tích, giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực xây dựng như: tư vấn, thiết kế, thi công và quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
C3. Giao tiếp tốt trong mọi tình huống; trình bày và giải thích được các giải pháp kỹ thuật, vấn đề trong công tác và cuộc sống.
C4. Thiết lập, phân công công việc, phối hợp, hỗ trợ và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết công việc một cách hiệu quả.
C5. Sử dụng được ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).
C6. Sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc. SV tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
C7. Sử dụng được các thiết bị, công cụ kỹ thuật phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn về kỹ thuật xây dựng.
C8. Đề xuất được các giải pháp thiết kế; cũng như các giải pháp bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
C9. Tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và quản lý, vận hành được các dự án, công trình thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.
C10. Có phẩm chất chính trị, tư cách, đạo đức nghề nghiệp tốt và đủ sức khỏe phục vụ công việc.
C11. Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp; có ý thức bảo vệ môi trường; có khả năng tự học và làm việc độc lập, sáng tạo.
C12. Có khả năng thích ứng, làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và một số lĩnh vực liên quan.
·  Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư Công nghệ tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, các ban quản lý dự án, các sở, phòng quản lý đô thị, kiến trúc, xây dựng, cơ sở hạ tầng:
Cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị thi công xây dựng.
Đơn vị tư vấn thiết kế: Họa viên kết cấu, kiến trúc; cán bộ lập dự toán; chuyên viên thiết kế kết cấu.
Đơn vị tư vấn quản lý xây dựng: Cán bộ quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng
Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.
· Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
·  Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.11 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Giao thông
Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường
Transportation Technology
Mã ngành 506310
Mã tuyển sinh 52510104
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
· Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Chương trình này nhằm đào tạo ra những Kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ Kỹ thuật Giao thông có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên ngành; có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp trong xây dựng công trình giao thông đường bộ; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; có năng lực thực hành nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và xã hội
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Áp dụng những kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản vào kỹ thuật xây dựng
C2. Áp dụng những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để phân tích, giải quyết các vấn đề trong kỹ thuật xây dựng như: tư vấn, thiết kế, thi công và quản lý dự án các công trình giao thông.
C3. Có kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế và đề xuất các giải pháp hợp lý
C4. Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ năng giao tiếp, trình bày và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.
C5. Sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).
C6. Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các tiêu chuẩn, qui trình và công nghệ mới trong khảo sát thiết kế, thi công và quản lý khai thác các công trình giao thông đường bộ.
C7. Sử dụng được những thiết bị, biết tổ chức khảo sát, thu thập và xử lý số liệu thực nghiệm và sử dụng kết quả thực nghiệm trong công tác đánh giá chất lượng công trình giao thông đường bộ.
C8. Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng. Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo qui định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
C9. Kỹ năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và quản lý, vận hành được các dự án các công trình giao thông đường bộ.
C10. Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
C11. Có khả năng tự học và làm việc độc lập; Liên tục học tập để tiếp thu và cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong Công nghệ kỹ thuật Giao thông; tham gia các khóa chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo sau đại học.
C12. Hiểu được vai trò và trách nhiệm của người Kỹ sư công nghệ kỹ thuật giao thông đối với sự phát triển xã hội và ngược lại. Có khả năng thích ứng, làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực liên quan.
·  Cơ hội nghề nghiệp
- Đơn vị thi công xây dựng: Kỹ sư kỹ thuật phụ trách tổ, đội thi công;
- Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế: Lập dự toán; kỹ sư thiết kế; kỹ sư khảo sát địa hình, địa chất thủy văn…
- Đơn vị quản lý xây dựng: Kỹ sư quản lý, giám sát thi công;
- Phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình.
- Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
· Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.12 Chuyên ngành Xây dựng Hạ tầng Đô thị
Urban Engineering Technology
Mã ngành 506410
Mã tuyển sinh 52580210
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
· Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Kỹ sư Công nghệ ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng có nhân cách, đạo đức, tri thức phục vụ quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình cơ sở hạ tầng. Người học được trang bị kiến thức chuyên ngành vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội, làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật chuyên ngành nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1. Áp dụng những kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
C2. Tổng hợp được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để phân tích, giải quyết các vấn đề về tư vấn, thiết kế, thi công và quản lý dự án các công trình cơ sở hạ tầng.
C3. Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và giải thích các giải pháp pháp kỹ thuật, các vấn đề trong công tác và cuộc sống. Có khả năng tổ chức, hợp tác làm việc theo nhóm.
C4. Sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong giao tiếp thông thường và trong hoạt động chuyên môn. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu).
C5. Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm chuyên ngành để triển khai các ý tưởng thiết kế. Người học tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo qui định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
C6. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tiêu chuẩn, qui trình và công nghệ mới để đưa ra các giải pháp trong thiết kế, thi công và quản lý dự án các công trình cơ sở hạ tầng.
C7. Sử dụng được các thiết bị, công cụ kỹ thuật phục vụ công tác thiết kế, thi công, giám sát chất lượng công trình cơ sở hạ tầng.
C8. Có kỹ năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công và quản lý dự án các công trình cơ sở hạ tầng.
C9. Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
C10. Có khả năng tự học, khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng học tập liên tục để tiếp thu, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong công nghệ kỹ thuật hạ tầng. Tham gia các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo sau đại học để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn.
·  Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, các ban quản lý dự án, các sở, phòng quản lý đô thị, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và xây dựng, các đội thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng…cụ thể như sau:
+ Đơn vị thi công xây dựng: Kỹ sư kỹ thuật phụ trách tổ, đội thi công;
+ Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế: Lập dự toán; kỹ sư thiết kế; kỹ sư khảo sát địa hình, địa chất thủy văn …
+ Đơn vị quản lý xây dựng: Kỹ sư quản lý, giám sát thi công;
+ Phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình: kỹ sư thí nghiệm
+ Cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
·  Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.13 Ngành Công nghệ Vật liệu
Materials Technology
Mã ngành 507110
Mã tuyển sinh 52510402
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra   
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Kỹ sư công nghệ ngành Công nghệ vật liệu có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức, có sức khỏe; có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức cơ sở kỹ thuật; nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn của ngành Công nghệ vật liệu; có kỹ năng thực hành cơ bản và làm việc nhóm để bổ sung kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công nghệ vật liệu nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1. Tiếp cận về kiến thức, công nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và gia công vật liệu.
C2. Áp dụng kiến thức chuyên môn trong việc tư vấn và thiết kế nhà máy sản xuất và gia công vật liệu.
C3. Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật trên cơ sở tham khảo tài liệu chuyên môn và thực tiễn sản xuất.
C4. Thực hành cơ bản về lĩnh vực sản xuất và gia công các loại vật liệu.
C5. Có tư duy sáng tạo để luôn tìm tòi, phát hiện ra những sản phẩm mới trong lĩnh vực sản xuất và gia công các loại vật liệu.
C6. Có kỹ năng và kiến thức để nhận biết, phân tích và cải tiến liên tục công nghệ sản xuất và gia công.
C7. Kỹ năng trình bày kết quả một cách khoa học.
C8. Tổ chức hiệu quả trong làm việc nhóm.
C9. Có khả năng tự học và tự nghiên cứu.
C10. Có kiến thức về các vấn đề của xã hội và có ý thức bảo vệ môi trường.
C11. Sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên dùng.
C12. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp
 · Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và gia công các loại vật liệu ở các cơ sở sản xuất có liên quan.
- Cán bộ phân tích về chuyên ngành ở các sở; viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ; cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu với nhiệm vụ phân tích, đo lường, đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan đến công nghệ vật liệu.
- Kỹ sư tư vấn, thiết kế dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất và gia công các loại vật liệu.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
·  Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
  1.  
2.14 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Environmental Engineering Technology
Mã ngành 507210
Mã tuyển sinh 52510406
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
· Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép.
C2.  Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng.
C3.  Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng.
O1. Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.
· Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng
- Cán bộ kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật.
- Cán bộ kỹ thuật tổ chức, vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng.
- Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
· Điều kiện tốt nghiệp
+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
· Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.15 Ngành Kỹ thuật Thực phẩm
Food Engineering Technology
Mã ngành 507310
Mã tuyển sinh 52540102
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra    
- Mục tiêu đào tạo: Nhằm đào tạo ra những kỹ sư công nghệ ngành Kỹ thuật thực phẩm có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức, có sức khỏe; có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức cơ sở kỹ thuật; nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn của ngành Công nghệ sau thu hoạch; có kỹ năng thực hành cơ bản và làm việc nhóm để bổ sung kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
 - Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1 Tiếp cận về kiến thức, công nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm.
C2 Áp dụng kiến thức chuyên môn trong việc tư vấn và thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm.
C3 Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật trên cơ sở tham khảo tài liệu chuyên môn và thực tiễn sản xuất.
C4 Kỹ năng vận hành cơ bản trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm.
C5 Tư duy sáng tạo để luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mới trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm.
C6 Nhận biết, phân tích và cải tiến liên tục trong dây chuyền sản xuất.
C7 Trình bày kết quả
C8 Tổ chức hiệu quả trong làm việc nhóm
C9 Nghiên cứu và tự học tập
C10 Hiểu biết về xã hội và môi trường, có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách, đủ sức khỏe và để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
C11 Sử dụng các phần mềm chuyên dùng
C12 Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp
· Cơ hội nghề nghiệp
- Kỹ sư Công nghệ ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng
- Cán bộ kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật.
- Cán bộ kỹ thuật tổ chức, vận hành các máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng.
- Tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo các cấp.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
·  Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời
2.16 Ngành Sinh học Ứng dụng
Applied Biology
Mã ngành 507410
Mã tuyển sinh 52420203
· Trình độ đào tạo : Đại học
· Đối tượng đào tạo : Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc trung học hoặc Trung cấp – Cao đẳng.
·  Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra     
- Mục tiêu đào tạo:
Chương trình đào tạo sinh học ứng dụng nhằm đào tạo ra những kỹ sư công nghệ ngành sinh học ứng dụng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức chuyên sâu về sinh học phân tử, vi sinh vật học, protein và enzyme học, sinh lý học thực vật để ứng dụng trong các lĩnh vực trồng trọt, thực phẩm, dược phẩm, môi trường. Đồng thời còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm và phân tích hiện đại của sinh học ứng dụng, cung cấp cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
+ Về kiến thức
Có khả năng vận dụng được các kiến thức giáo dục đại cương cũng như chuyên môn để ứng dụng vào các ngành nghề thực phẩm, môi trường, sinh học và nông nghiệp.
Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu trong tế bào học, vi sinh vật học, sinh lý học thực vật, công nghệ protein và enzyme, công nghệ trồng trọt, công nghệ nuôi cấy mô để áp dụng vào nghề làm vườn, trang trại, công nghệ vi sinh thực phẩm, công nghệ vi sinh môi trường và các chương trình đảm bảo chất lượng trong việc thực thi kiểm soát chất lượng sản phẩm tại nhà máy, đảm bảo an toàn sinh học.
+ Kỹ năng
Có kỹ năng về kỹ thuật sinh học và sinh hóa trong phòng thí nghiệm, kỹ thuật nuôi cấy mô, kỹ thuật ly trích và phân tích hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống.
Có kĩ năng vận hành, giám sát, phân tích, làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo và khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế.
Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng.
+ Thái độ
Có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị và sức khỏe tốt, đáp ứng các yêu cầu phân công lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.
- Chuẩn đầu ra: SV tốt nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:
C1.  Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, thể hiện ý thức công dân và ý thức xã hội, tham gia bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong khả năng tình huống cho phép.
C2.  Có động cơ học tập vì sự phát triển bản thân và nghĩa vụ với gia đình, xã hội. Yêu nghề, có hoài bão lập nghiệp và ý thức học tập suốt đời. Ứng xử giao tiếp tốt trong đời sống và trong công việc. Tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe và thể thao cộng đồng.
C3.  Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy tính phục vụ các hoạt động công tác thông dụng.
C4.  Có kiến thức khoa học tự nhiên và chuyên nghiệp để học tập nâng cao trình độ, tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.
C5.  Tiếp cận về kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, công nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực sinh học ứng dụng.
C6.  Áp dụng kiến thức chuyên môn trong việc thiết kế hệ thống cũng như thành phần.
C7.  Nhận dạng, phân tích và giải quyết những vấn đề về kỹ thuật trên cơ sở tham khảo tài liệu chuyên môn và thực tiễn sản xuất.
C8.  Thực hành cơ bản về lĩnh vực sinh học ứng dụng, tổ chức hiệu quả trong làm việc nhóm.
C9.  Sử dụng thiết bị và những công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho lĩnh vực chuyên môn.
C10.  Trình bày được kết quả thực hành, thí nghiệm, báo cáo thực tập và đề tài nghiên cứu thực tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thực phẩm, môi trường và lĩnh vực khác.
C11.  Sử dụng được các phần mềm chuyên dụng phục vụ công việc. SV tốt nghiệp đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
·  Cơ hội nghề nghiệp
Cán bộ kỹ thuật chuyên về các công tác tư vấn thiết kế, thiết kế kỹ thuật, công nghệ, vận hành và quản lý chất lượng trong các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp sinh học như nhà máy bia-rượu, chế biến sữa và các sản phẩm sữa, nhà máy chế biến acid amin, acid hữu cơ, trung tâm xử lý môi trường, các vườn ươm giống cây trồng và các trung tâm tạo và bảo vệ giống cây trồng...
Kỹ thuật viên, nhân viên phân tích các chỉ tiêu về vi sinh vật ở các sở, viện, trung tâm phòng thí nghiệm, các nhà vườn ươm giống và trồng trọt
Giảng dạy Sinh học ứng dụng tại các trường Trung học chuyên nghiệp hoặc giảng dạy thực hành tại các trường CĐ, ĐH.
·  Tuyển sinh - điều kiện nhập học
+ Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập trong học bạ THPT. Điểm xét tuyển là điểm của tổ hợp môn được công bố trong thông báo tuyển sinh hàng năm. Thí sinh phải đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT và Hội đồng tuyển sinh ĐHĐN qui định, đồng thời đạt điểm chuẩn xét tuyển vào ngành do Hội đồng tuyển sinh công bố ở mỗi đợt xét tuyển.
·  Điều kiện tốt nghiệp
+ Sinh viên được công nhận tốt nghiệp phải thỏa mãn các tiêu chí công nhận tốt nghiệp theo qui chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD-ĐT, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của nhà trường về Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.
·  Phương thức đào tạo
+ Đào tạo theo học chế tín chỉ
+ Hệ đào tạo chính qui tập trung.
+ Thời gian đào tạo từ 3 – 4.5 năm tùy theo khả năng & điều kiện của người học.
+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần
+ Cách thức kiểm tra đánh giá được qui định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần
·  Khả năng phát triển nghề nghiệp:
+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học lên bậc sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ 
+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo
+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời



 
1. Thông tin các doanh nghiệp, đối tác liên kết đào tạo, tuyển dụng việc làm sinh viên sau khi ra trường
STT Đối tác Tên chương trình, dự án, biên bản ghi nhớ Nội dung thực hiện Ngày ký Thời hạn Kết quả
1 Esuhai, Nhật Bản Liên kết đào tạo nhân lực đi làm việc tại Nhật Bản Liên kết đào tạo nhân lực đi làm việc tại Nhật Bản 28.6.2014 Không có Đang thực hiện
  Irish Aid (Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị), Ireland và Việt Nam “Đại học không giảng đường” - Trao học bổng cho sinh viên;
- Tổ chức tập huấn cho sinh viên;
- Tổ chức sự kiện, triển lãm tại trường;
- Hỗ trợ và khuyến khích sinh viên thực hiện sáng kiến tại địa phương;
- Quảng bá và chia sẻ mô hình học tập thông qua các trường Đại học, Cao đẳng;
- Phối hợp thiết kế chương trình học tập và cử giảng viên cùng tham gia vào các khóa học thực tế.
03.4.2014 Không có Đang thực hiện
3 Trường Cao đẳng Công nghệ quốc gia Anan, Nhật Bản Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi giảng viên
- Trao đổi sinh viên
- Cấp học bổng
27.5.2011
Kí lại: 26.9.2013
5 năm Đang thực hiện tốt
4 Đại học Chaopraya, Thái Lan Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi giảng viên
- Trao đổi sinh viên
- Trao đổi tài liệu, báo cáo khoa học và cac thông tin học thuật khác
- Tổ chức các nghiên cứu chung
- Đào tạo liên thông 3+1 tại Trường CĐCN
10.5.2013 5 năm Đang thực hiện 
5 Đại học Công nghệ Quảng Tây, Trung Quốc Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi sinh viên
- Trao đổi giảng viên
01.02.2013 5 năm Đang thực hiện
6 Đại học Khoa học ứng dụng, Phần Lan Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi sinh viên
- Trao đổi giảng viên
- Trao đổi tài liệu giảng dạy
- Hợp tác nghiên cứu
- Hợp tác đào tạo liên thông
01.10.2012 5 năm Đang thực hiện
7 Đại học Valenciennes, Cộng hòa Pháp Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi cán bộ và sinh viên
- Hợp tác nghiên cứu khoa học
- Trao đổi thông tin tài liệu học thuật
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị
- Nghiên cứu chung
23.7.2012 5 năm Đang thực hiện
8 Đại học Công nghệ Sydney – Khoa Cơ khí, Úc Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi thông tin học thuật và tài liệu giảng dạy
- Trao đổi giáo sư và học giả
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo… chung
- Trao đổi sinh viên
- Trao đổi sinh viên thực tập và nghiên cứu ngắn hạn
- Trao đổi cán bộ để nâng cao khả năng quản lý
- Các sáng kiến khác có liên quan đến đào tạo
21.6.2012 Không có Đang thực hiện
9 Công ty ME Inc., Nhật Bản “Tầm nhìn tương lai – Future vision” - Đào tạo kỹ thuật viên về kỹ thuật thang máy
- Trao đổi nguồn lực lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản
06.3.2012
(ký lại ngày 14.7.2014)
Sẽ bổ sung hằng năm Đang thực hiện, kết quả rất tốt
10 Đại học Khoa học và Công nghệ Chung Chou, Đài Loan Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi đào tạo và thông tin học thuật
- Trao đổi giảng viên và học giả
-  Tổ chức các hội nghị, hội thảo… chung
-  Trao đổi sinh viên
-  Trao đổi sinh viên thực tập và nghiên cứu ngắn hạn
-  Trao đổi cán bộ để nâng cao khả năng quản lý
-  Các sáng kiến khác có liên quan đến đào tạo
23.11.2011 Không có Đang thực hiện
11 Đại học Champasack, CHDC Nhân dân Lào Biên bản Ghi nhớ -  Tổ chức hoạt động giới thiệu hình ảnh 2 trường ở Lào và Việt Nam
-  Trao đổi sinh viên và Giao lưu Văn hóa
-  Trao đổi giảng viên và nghiên cứu chung
-  Tổ chức chương trình đào tạo chung
-  Tham gia hội nghị, hội thảo, các cuộc họp liên quan đến học thuật
-  Các hoạt động khác dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên.
11.8.2011 5 năm Đang thực hiện
12 Đại học khoa học và Công nghệ Minghsin, Đài Loan Biên bản Ghi nhớ - Trao đổi giảng viên, học giả, học viên sau đại học về giảng dạy, nghiên cứu
- Trao đổi thông tin, tài liệu kỹ thuật, khoa học
-  Hợp tác nghiên cứu khoa học, công nghệ 
-  Tổ chức hội nghi hội thảo chung
-  Đào tạo liên thông cho sinh viên tốt nghiệp
-  Đào tạo chương trình liên thông 2+2 cho sinh viên trường CĐCN
06.8.2010 5 năm Đang thực hiện
13 Đại học khoa học và Công nghệ Lunghwa, Đài Loan Biên bản Ghi nhớ -  Trao đổi sinh viên
-  Trao đổi giảng viên
-  Trao đổi tài liệu học tập
-  Nghiên cứu chung
-  Tổ chức chương trình đào tạo chung
09.3.2010 5 năm Đang thực hiện
14 Trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Houston, Hoa Kỳ Biên bản Ghi nhớ -  Đào liên thông đại học (3+2) tại Houston
-  Đào tạo thạc sĩ cho giảng viên
-  Trao đổi giảng viên và gửi chương trình và tài liệu giảng dạy cho đối tác
28.8.2008 Không có Đang thực hiện
15 Đại học IUT1Grenoble, CH Pháp Biên bản Ghi nhớ - Hợp tác đào tạo
- Trao đổi sinh viên, giảng viên, cán bộ
- Hợp tác nghiên cứu
05.6.2007 Không có Đang thực hiện

2.  Các chương trình khởi nghiệp hỗ trợ sinh viên:
Với sự hỗ trợ của VinTech City và Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (gọi tắt là BSSC), chúng tôi đã tiến hành xây dựng các chương trình hoạt động của CLB, các cuộc thi khởi nghiệp công nghệ tiêu biểu. Việc tham gia trực tiếp triển khai chương trình theo chuẩn nguyên mẫu là cơ hội để CLB tự nâng cấp hoạt động, huy động tổng lực liên kết của hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tại trường nói riêng tham gia kết nối vào việc lựa chọn dự án khởi nghiệp công nghệ tiềm năng với một số chương trình tổ chức như sau:
Thời gian:
Chương trình hỗ trợ: 9/2019 – 12/2019.
Tổ chức:
Chương trình đào tạo Khởi nghiệp: 2/11/2019 – 23/11/2019.
Cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”: 19/11/2019 – 07/12/2019.
Hoạt động/sự kiện khác:
  • Lễ ra mắt CLB “Sáng tạo & Khởi nghiệp: 24/10/2019.
  • Seminar diễn đàn giao lưu sinh viên UTE-DUE:
  • Diễn đàn “Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp”: 15/10/2019.
  • Nội dung hỗ trợ tổ chức hoạt động:
Chương trình đào tạo khởi nghiệp.
Chương trình đào tạo
 
STT
Tên khóa đào tạo Thời gian tổ chức Nội dung đào tạo Cá nhân/ Đơn vị phụ trách
01 Đào tạo Khởi nghiệp cho sinh viên Ngày 2,3 và 16/11/2019 Sáng ngày 02/11/2019 (7h30)  
Tham dự buổi talk show truyền lửa "Nothing is impossible" do sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Sở Khoa học và Công nghệ
 
Chiều ngày 02/11/2019 (13h30)  
- Chuyên đề 1: Những chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của Trường ĐHSPKT (01 tiết) TS. Hoàng Dũng
- Chuyên đề 3: Kinh nghiệm khởi nghiệp công nghệ (02 tiết) PGS. TS. Võ Trung Hùng
- Chuyên đề 2: Giới thiệu các đề án khởi nghiệp quốc gia (01 tiết) ThS. Lê Vũ
Sáng ngày 03/11/2019 (7h30)  
- Chuyên đề 4: Khởi nghiệp và những điều kiện cần để khởi nghiệp công nghệ (02 tiết) ThS. Lê Mỹ Nga
- Chuyên đề 5: Đánh giá cơ hội – Ý tưởng – Phát triển kế hoạch kinh doanh (02 tiết)
Sáng ngày 16/11/2019 (7h30)  
- Chuyên đề 6: Hành trình khởi nghiệp của sinh viên (02 tiết) TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh
- Chuyên đề 7: Tìm kiếm, huy động vốn và kỹ năng trình bày và thuyết phục nhà đầu tư (02 tiết) ThS. Lê Mỹ Nga
02 Hiểu và thu hút khách hàng Ngày 23/11/2019 Sáng ngày 23/11/2019 (7h30)  
- Hiểu khách hàng;
- Làm sao khách hàng biết đến bạn;
- Hành trình trải nghiệm của khách hàng.
(04 tiết)
Chuyên gia của Chương trình Bệ phóng Google Digital 4.0
03 Kỹ năng mềm Chiều ngày 23/11/2019 (13h30)  
- Cơ hội và thách thức trong thời đại CMCN 4.0;
- Những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo;
- Kỹ năng thể hiện bản thân.
(04 tiết)
Chuyên gia của Chương trình Bệ phóng Google Digital 4.0
04 Đào tạo kiến thức khởi nghiệp cho giảng viên 24, 25, 26/11/2019 CLB Sáng tạo và Khởi nghiệp phối hợp với đơn vị có liên quan của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế triển khai các nội dung đào tạo  
Cuộc thi Khởi nghiệp công nghệ mang tên: “Sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”
Mục đích
Tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần đổi mới sáng tạo dựa trên việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng để đưa ra sáng kiến, giải pháp giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội.
Tuyển chọn các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xuất sắc để bồi dưỡng, ươm tạo và kết nối các nguồn lực để hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai.
Đối tượng và điều kiện tham dự
Sinh viên đang theo học tại trường ĐHSPKT và sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Mỗi nhóm tham gia cuộc thi từ 2 đến 5 thành viên (khuyến khích các nhóm có các thành viên ở các ngành học khác nhau).
Địa điểm tổ chức
Trường ĐHSPKT, 48 Cao Thắng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian tổ chức
Cuộc thi bao gồm 2 vòng thi và thời gian như sau:
Phát động cuộc thi: từ 24/10/2019 đến 19/11/2019
Vòng ý tưởng: từ 19/11/2019 đến 27/11/2019
Nhận hồ sơ dự thi: từ 19/11/2019 đến 25/11/2019
(Mẫu hồ sơ dự thi đính kèm).
Đánh giá chọn lọc hồ sơ: từ 26/11/2019 đến 27/11/2019.
Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ sẽ đánh giá và tuyển chọn 15 ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất.
Vòng chung kết: từ 28/11/2019 đến 07/12/2019
Hướng dẫn chuẩn bị viết dự án dựa trên ý tưởng được chọn: từ 28/11/2019 đến 05/12/2019
Nộp kết quả: 06/12/2019.
Chung kết: ngày 07/12/2019.
Giải thưởng và tài trợ để tiếp tục triển khai ý tưởng:
01 giải Nhất: 15 triệu và Giấy khen của Ban tổ chức
01 giải Nhì: 10 triệu và Giấy khen của Ban tổ chức
01 giải Ba: 05 triệu và Giấy khen của Ban tổ chức
01 giải “Ý tưởng sáng tạo kỹ thuật”: 01 triệu và Giấy khen của Ban tổ chức
01 giải “Ý tưởng hỗ trợ phát triển cộng đồng”: 01 triệu và Giấy khen của Ban tổ chức
Các nhóm (đội) nhận giải có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện và có thể được lựa chọn đại diện cho trường ĐHSPKT tham gia:
Cuộc thi SV-STARTUP 2020 do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức và các cuộc thi, hội thảo trưng bày về khởi nghiệp khác.
Bên cạnh đó, các đội có giải thưởng sẽ có cơ hội:
Được giới thiệu đến các vườn ươm doanh nghiệp, tiếp cận các quỹ khởi nghiệp và được các chuyên gia tư vấn và được hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ cao theo quy định của nhà nước.
Hoạt động/sự kiện khác:
Lễ ra mắt CLB “Sáng tạo & Khởi nghiệp”
Tổ chức diễn đàn giao lưu SV UTE-DUE
Tổ chức diễn đàn hợp tác ký kết doanh nghiệp.
Kết quả làm việc
Chương trình đào tạo Khởi nghiệp:
STT Hạng mục Chỉ tiêu Kết quả Ghi chú/ Đánh giá
1 Tổ chức lớp 4 buổi 6 buổi 100%
2 Thu hút số lượng sinh viên đăng ký tham gia 50 sv 100 sv 100%
3 Số lượng sinh viên thực tế tham gia lớp đào tạo  50sv 70sv 100%
4 Số lượng sinh viên thực tế được trao giấy chứng nhận đào tạo    50sv    35sv 70%
5        

Cuộc thi/hoạt động/sự kiện:
STT Hạng mục Chỉ tiêu Kết quả Ghi chú/ Đánh giá
1 Tổng số sự kiện trong thời gian tổ chức cuộc thi 4 sk 5 sk 100%
2 Thu hút số lượng dự án sinh viên đăng ký tham gia cuộc thi 50sv 100sv 100%
3 Số lượng dự án sinh viên thực tế tham gia cuộc thi 50sv 100sv 100%
4 Thu hút số lượng sinh viên quan tâm và tham dự các sự kiện trong thời gian tổ chức cuộc thi 50sv 100sv 100%
5        

Hoạt động khác:
STT Hạng mục Chỉ tiêu Kết quả Ghi chú/ Đánh giá
1 SV tham gia lễ ra mắt CLB “Sáng tạo & Khởi nghiệp” 50sv 100sv 100%
2 SV tham gia diễn đàn giao lưu SV UTE-DUE 30sv 50sv 100%
3 SV tham gia diễn đàn hợp tác ký kết nhà trường và doanh nghiệp. 50sv 50sv 100%
Chia sẻ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Array
(
    [type] => 2
    [message] => file_put_contents(/13-09-2024_2d676d0ff0be4acbe444699aa569b0e1.log): failed to open stream: Operation not permitted
    [file] => /home/dean1665/domains/dean1665.vn/public_html/vendor/vinades/nukeviet/Core/Error.php
    [line] => 593
)