A. KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Giới thiệu chung về khoa
Tên khoa: Khoa Cơ khí Động lực
Năm thành lập: 2013
Tóm tắt quá trình phát triển:
+ Trước 30/4/1975: Ban Động cơ, trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh long;
+ 31/5/1976: Ban Động lực, trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long – Tổng cục đào tạo Công nhân kỹ thuật;
+ 21/8/1978: Ban Động lực, trường Sư phạm Kỹ thuật IV – Tổng cục dạy nghề;
+ 24/9/1997: Khoa Cơ khí Động lực, trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật IV – Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ 03/7/1998: Khoa Cơ khí Động lực, trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh long – Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội;
+ 11/11/2013: Khoa Cơ khí Động lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh long – Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội.
Giảng viên đào tạo: giảng viên trong Khoa hiện nay gồm 29 cán bộ. Trong đó có 4 Phó giáo sư, 2 tiến sĩ, 4 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 5 thạc sĩ, 12 giảng viên đang học cao học và 2 kỹ sư.
Các ngành đào tạo chính:
+ Trình độ đại học: Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật giao thông;
+ Trình độ thạc sĩ: Công nghệ kỹ thuật động lực.
Mục tiêu đào tạo: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; Có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Liên kết khu vực: liên kết với các trường đại học trong nước và quốc tế trong việc đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Liên kết với các công ty, đại lý ô tô trong việc hỗ trợ sinh viên thực tập và giới thiệu việc làm.
Học bổng: Hàng năm, được tài trợ học bổng dành cho sinh viên từ các danh nghiệp, đại lý ô tô và cựu sinh viên.
Thông tin từng Ngành đào tạo trình độ Đại học của khoa Cơ khí Động lực
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
- Thời lượng đào tạo: 4,5 năm cho hệ đào tạo Kỹ sư Sư phạm kỹ thuật và 4 năm cho hệ đào tạo Kỹ sư công nghệ.
- Tổng số tín chỉ: 138 tín chỉ (không kể kiến thức giáo dục thể chất (3TC) và giáo dục quốc phòng an ninh (8TC), Anh văn (10TC), Tin học (3TC))
- Định hướng mục tiêu:
+ Có kiến thức về nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống của động cơ, gầm, điện ô tô, hệ thống tự động điều khiển, thiết bị tiện nghi. Các phương pháp tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện ô tô, hệ thống tự động điều khiển ôtô;
+ Có kiến thức về quản lý, kinh doanh dịch vụ ô tô và máy động lực;
+ Có kiến thức về cấu tạo, chức năng của các thiết bị ôtô. Các kiến thức vể quản lý, lựa chọn các thiết bị phù hợp với công việc trong xưởng ô tô;
+ Có kiến thức về phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô. Kiến thức về kiểm định, bảo trì bảo dưỡng và khả năng thực hiện được công tác kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, thí nghiệm động cơ và ô tô;
+ Thiết kế các chi tiết, các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển trên ôtô,….;
+ Quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Cơ khí Động lực: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô và máy động lực, lắp ráp ô tô, lắp ráp máy động lực, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng, kỹ năng lái xe cơ bản; .....;
+ Thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Nghiên cứu, cải tiến các hệ thống của ô tô và máy động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng;
+ Đánh giá và xây dựng các quy trình công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, máy động lực
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giáo viên dạy nghề tại các trường CĐKT, CĐN, TCN và các cơ sở đào tạo nghề,…;
+ Làm việc tại các cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực và phụ tùng ô tô, máy kéo; các dịch vụ kỹ thuật ô tô…;
+ Làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nước, hợp tác xuất khẩu lao động.
- Mô hình liên kết: Liên kết với công ty ô tô Toyota Việt Nam đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ thuật viên Toyota. Liên kết với các đại lý, danh nghiệp bên ngoài hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập và giới thiệu việc làm.
- Hợp tác quốc tế: Liên kết với trường đại học Tongmyong (Hàn Quốc) đào tạo hệ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô theo hình thức 2+2.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT GIAO THÔNG
- Thời lượng đào tạo: 4,5 năm cho hệ đào tạo Kỹ sư Sư phạm kỹ thuật và 4 năm cho hệ đào tạo Kỹ sư công nghệ.
- Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ (không kể kiến thức giáo dục thể chất (3TC) và giáo dục quốc phòng an ninh (8TC), Anh văn (10TC), Tin học (3TC))
- Định hướng mục tiêu:
+ Có những năng lực cơ bản về khoa học giáo dục nghề nghiệp, có năng lực sư phạm dạy nghề; vận dụng được những kiến thức và kỹ năng sư phạm vào dạy nghề theo chuyên ngành được đào tạo; rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo và hình thành nhân cách người giáo viên, giảng viên dạy nghề;
+ Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
+ Vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế và sản xuất, giải quyết tốt các công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật giao thông;
+ Có kỹ năng chủ trì hoặc tham gia theo nhóm tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với những vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình; góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, mặt khác để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Giáo viên dạy nghề tại các trường CĐKT, CĐN, TCN và các cơ sở đào tạo nghề,…;
+ làm việc tại các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp về công nghệ kỹ thuật giao thông, cơ khí động lực;
+ Làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nước, hợp tác xuất khẩu lao động.
B. KHOA CƠ KHÍ
Giới thiệu chung về khoa
Tên khoa: Khoa Cơ khí
Năm thành lập: 2013
Tóm tắt quá trình phát triển:
Năm 1991 Ban Cơ khí trực thuộc trường Sư phạm kỹ thuật 4 được thành lập từ sự sáp nhập của 3 Ban: Cắt gọt kim loại, Nguội và Gò Hàn. Tháng 9 năm 1997 Ban Cơ khí được đổi tên thành khoa Cơ khí khi trường được nâng cấp thành Trường Cao Đẳng Sư phạm Kỹ thuật 4. Đến tháng 7 năm 1998 trường được đổi tên thành Trường Cao Đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vỉnh Long và lúc đó khoa được đổi tên thành khoa Cơ khí Chế tạo máy. Ngày 11 tháng 11 năm 2013 trường đã chuyển sang bước ngoặt mới là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, khoa Cơ khí cũng được thành lập kể từ đó
Đến nay Khoa Cơ khí Chế tạo máy là khoa đào tạo truyền thống của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Nhiệm vụ chủ yếu của Khoa là đào tạo giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật trình độ đại học và sau đại học cho các ngành: Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật cơ khí và Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Giảng viên đào tạo: giảng viên trong Khoa hiện nay gồm 31 cán bộ. Trong đó có 3 Phó giáo sư, 3 tiến sĩ, 3 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 13 thạc sĩ, 7 giảng viên đang học cao học và 2 kỹ sư.
Mô hình tổ chức:
Các ngành đào tạo chính:
+ Trình độ đại học: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
+ Trình độ thạc sĩ: Công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo máy.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân, có bản lĩnh độc lập tự chủ sáng tạo và say mê nghiên cứu khoa học, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân, có sức khoẻ tốt và sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
Đào tạo giáo viên và cán bộ kỹ thuật có trình độ Đại học và sau Đại học, có kiến thức chuyên môn sâu về lý thuyết cơ bản và chuyên môn, kỹ năng thực hành thành thạo, đạt chuẩn theo quy định, có thể giảng dạy tại các cơ sở giáo dục hoặc làm việc tại các xí nghiệp, các cơ sở thiết kế và chế tạo sản phẩm cơ khí và tự động hóa.
Liên kết khu vực:
+ Khoa Cơ khí Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (VLUTE) hợp tác với Đại học Tongmyong (TU) Hàn Quốc đào tạo chương trình liên kết quốc tế 2+2 ngành CN Kỹ thuật Cơ khí. Trong chương trình đào tạo liên kết, sinh viên sẽ trải qua giai đoạn một 2 năm học tại VLUTE, giai đoạn hai sinh viên sẽ học tại TU 2 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận bằng kỹ sư do VLUTE và TU cấp, có giá trị trên toàn cầu.
+ Khoa Cơ khí hợp tác cùng Đại học AIX-Marseille (Pháp) xây dựng chương trình 2+2 cho ngành CN Kỹ thuật Cơ khí, liên kết đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ. Hiện nay, nhiều giảng viên của khoa sẽ thực hiện nghiên cứu sinh, tham gia các khóa học ngắn và trung hạn tại Đại học AIX-Marseille
+ Khoa Cơ khí cũng nhận được khoản viện trợ 7,2 triệu USD để đầu tư trang thiết bị học tập từ Ngân hàng phát triển châu Á - ADB trong "Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện" (SKIEG).
Học bổng: Miễn 100% học phí năm học đầu tiên đối với thí sinh trúng tuyển hệ Sư phạm Kỹ thuật cho tất cả các ngành đào tạo khoa Cơ khí; xét cấp học bổng từng học kỳ đối với sinh viên loại khá, giỏi trở lên; được hưởng trợ cấp xã hội và ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước.
Thông tin từng Ngành đào tạo trình độ Đại học của khoa Cơ khí
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 139 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ:
+ Tiếng anh: Bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho VN
+ Tiếng Nhật: N4
- Định hướng mục tiêu:
+ Sau khi học xong chương trình đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân, có bản lĩnh độ lập, tự chủ, sáng tạo và say mê nghiên cứu khoa học, có sức khỏe tốt, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+ Có năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống công nghiệp. Có khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến (CAD/ CAM/ CEA – CNC) của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đai hóa đất nước.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào có liên quan đến máy móc, thiết bị.
+ Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí có thể đảm nhiệm những vị trí như: Kỹ sư chế tạo, kỹ sư thiết kế, kỹ sư điều hành sản xuất, kỹ sư chất lượng, kỹ sư bảo trì, kỹ sư nghiên cứu và phát triển, kỹ sư cung ứng, kỹ sư bán hàng, giảng viên,..
+ Những công ty thường tuyển dụng: Công ty Trường Hải, công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, công ty Vinamilk, các công ty xây dựng, công ty cổ phần Acecook, các công ty TNHH cơ khí,…
+ Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế, sản xuất, quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, … các máy móc, thiết bị trong các nhà máy sản xuất như: hệ thống nâng vận chuyển trong hệ thống dây chuyền tự động, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (nhà máy xi măng, máy sàng, máy nghiền, máy trộn...), nhà máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng (cột bê tông, ống cống,…) và trong các lĩnh vực máy thi công cơ giới và máy chuyên dụng (máy xúc, máy ủi, máy nạo vét ...).
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 139 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ:
+ Tiếng anh: Bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho VN
+ Tiếng Nhật: N4
- Định hướng mục tiêu:
+ Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy dùng cho đào tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên môn sâu về lý thuyết, kỹ năng thực hành thành thạo, đạt chuẩn quy định, có thể làm việc tại các xí nghiệp, cơ sở thiết kế và chế tạo sản phẩm cơ khí.
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tư duy khoa học, năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đông và tác phong công nghiệp.
+ Có năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế và công nghệ chế tạo trong các hệ thống sản xuất công nghiệp.
+ Có khả năng thích nghi và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và trên thế giới nhằm phục vụ ự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,
+ Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
+ Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD
+ Lập trình gia công máy CNC
+ Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu...
+ Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp
+ Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
+ Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 143 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ:
+ Tiếng anh: Bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho VN
+ Tiếng Nhật: N4
- Định hướng mục tiêu:
+ Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực, nhằm đào tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên môn về lý thuyết, kỹ năng thự hành thành thạo đạt chuẩn quy định, có thể làm việc tại các nhà máy có dây chuyền sản xuất tự động, các cơ sở thiết kế và chế tạo mô hình, hệ thống Cơ điện tử
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tư duy khoa học năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp.
+ Có khả năng tự học tự nghiên cứu, tự đào tạo, tự hoàn thiện và phát triển, có khả năng thích nghi và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và trên thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
+ Nâng cao khả năng gia tiếp và làm việc trong các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Thiết kế xây dựng các sản phẩm cơ điện tử với các vị trí công việc liên quan như: thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế bộ điều khiển trung tâm, xây dựng chương trình hoạt động thông minh...
+ Kỹ sư cơ điện tử có kỹ năng và kiến thức để thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tạo ra các sản phẩm tự động thông minh. Ví dụ: các robot thông minh, máy giặt thông minh, xe hơi thông minh.
+ Kỹ sư cơ điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các nhà máy sản xuất, các thuật toán này được chuyển thành cá lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển...
+ Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất tự động.
+ Ngoài công việc chuyên môn như trên, người kỹ sư cơ điện tử còn có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao... chẳng hạn như: điều hành và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm, vận hành và điều hành hoạt động của các thiết bị công nghệ tự động...
C. KHOA KHOA HỌC SINH HỌC ỨNG DỤNG
Giới thiệu chung về khoa
Tên khoa: Khoa Khoa học Sinh học ứng dụng
Năm thành lập: 2013
Tóm tắt quá trình phát triển: Tiền thân là Khoa Công Nghệ Thực Phẩm được thành lập từ năm 2013. Với sự phát triển lớn mạnh của Khoa, Khoa không chỉ đào tạo các ngành trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm mà còn đào tạo các lĩnh vực chuyên môn khác. Do đó từ năm 2018, Khoa Công Nghệ Thực Phẩm được đổi tên là Khoa Khoa học Sinh học ứng dụng, trong đó có 3 Bộ môn là Công Nghệ Thực Phẩm, Công Nghệ Sinh Học và Thú Y.
Giảng viên đào tạo: các giảng viên của Khoa được đào tạo trong và ngoài nước, phù hợp với chuyên ngành. Trên 75% giảng viên đã trải qua kì thi đánh giá kĩ năng nghề và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Đội ngũ giảng viên có năng lực, kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
+ Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm: gồm 17 giảng viên, trong đó có 01 tiến sĩ, 03 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 11 thạc sĩ và 03 đại học.
+ Bộ môn Công nghệ Sinh học: gồm 08 giảng viên, trong đó có 03 tiến sĩ, 04 thạc sĩ và 01 đại học.
+ Bộ môn Thú Y: gồm 12 giảng viên, trong đó có 02 tiến sĩ, 01 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 08 thạc sĩ và 01 đại học.
Mô hình đào tạo: Triết lí giáo dục của Nhà trường “Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, nơi không có ranh giới giữa Nhà trường và thực tế. Khoa đã kết nối với nhiều doanh nghiệp, tạo cơ hội thực hành, trải nghiệm cho sinh. 100% sinh viên được thực tập thực tế, được trải nghiệm tại doanh nghiệp ngay trong quá trình học. Ngoài ra, chương trình đào tạo các ngành của Khoa có tỉ trọng thực hành cao, sinh viên dễ dàng tiếp cận với nghề, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Các ngành đào tạo chính:
+ Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ ngành Công Nghệ Thực Phẩm, với 3 chuyên ngành chính: Công nghệ thực phẩm, Chế biến thủy sản, Kiểm nghiệm thực phẩm.
+ Bộ môn Công nghệ Sinh học có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ sinh học.
+ Bộ môn Thú Y có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học ngành Thú y.
Mục tiêu đào tạo:
+ Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm có nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, kĩ sư ngành Công nghệ thực phẩm có kiến thức và kĩ năng làm việc về nguyên liệu, tạo sản phẩm thực phẩm, vận dụng qui trình công nghệ, thiết bị kĩ thuật tiên tiến trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, quản lí sản xuất hợp lí nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nhằm phục vụ cho các công ty sản xuất hoặc kinh doanh, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm.
+ Bộ môn Công nghệ Sinh học có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Công nghệ sinh học có kiến thức khoa học cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, hóa học, vật lý, sinh học và xã hội học; kiến thức chuyên sâu về sinh học và công nghệ sinh học; kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; khả năng ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tế nghiên cứu và sản xuất; khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội; thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; khả năng làm việc độc lập và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Công nghệ Sinh học.
+ Bộ môn Thú Y có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Thú y có kiến thức cơ bản ngành về giải phẫu; sinh lý, bệnh động vật để chẩn đoán, tiên lượng và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho vật nuôi; vận dụng các quy trình chăn nuôi tiên tiến, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; Xây dựng và thực hiện tốt chương trình quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi; chẩn đoán, phòng và điều trị các bệnh: truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh ngoại khoa... và kiểm soát, khống chế bệnh ở cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi; Sử dụng được các phương tiện, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh…
Liên kết khu vực: nhà trường đã mở rộng liên kết đào tạo các ngành với cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, các sở ban ngành về khoa học công nghệ các Tập đoàn - Công ty/Doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, sinh học và môi trường, chăn nuôi, thú y, các cơ sở chăn nuôi cũng như cơ sở hoạt động về lĩnh vực thú y, các hợp tác xã – làng nghề truyền thống…
Học bổng: sinh viên khá giỏi được xét cấp học bổng theo qui định hiện hành của Nhà trường và học bổng xã hội của các Công ty/ Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, những sinh viên giỏi sẽ được Nhà trường ưu tiên tuyển dụng và được đào tạo lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia giảng dạy tại trường.
Thông tin từng Ngành đạo tạo trình độ Đại học của khoa Khoa học Sinh học ứng dụng
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 142 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ: đạt được trình độ Tiếng Anh tương đương A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng:
+ Kiến thức:
Có kiến thức cần thiết về khoa học xã hội và nhân văn.
Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
Vận dụng hiệu quả kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ thực phẩm.
Phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu.
+ Kỹ năng:
Vận hành được các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất và kiểm tra chất lượng các sản phẩm nông, thủy, hải sản trong ngành Công nghệ thực phẩm.
Xây dựng đượcc kế hoạch, lập dự án, thiết lập các qui trình công nghệ.
Điều hành, quản lí kĩ thuật cho các cơ sở sản xuất, công ty chế biến thực phẩm.
Kiểm tra, kiểm soát và thực hiện các hệ thống quản lí chất lượng, an toàn thực phẩm và vệ sinh lao động.
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Thành lập và quản lí cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm thực phẩm.
Tạo sản phẩm thực phẩm chất lượng, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Có khả năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo.
Có khả năng trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
Đạt được chứng chỉ kĩ năng thực hành nghề 3/5.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo, viết báo cáo chuyên môn và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
Phát triển các kĩ năng Tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong môi trường hội nhập.
+ Thái độ:
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
Có ý thức kỉ luật và tác phong chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Có phương pháp làm việc khoa học, suy luận logic và tư duy tích cực.
Năng động, sáng tạo, cầu tiến trong công việc.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên và học viên cao học sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất phong phú và hấp dẫn:
+ Làm việc tại các cơ sở, công ty, các cơ quan quản lí, các viện nghiên cứu về chế biến thực phẩm, xử lí sau thu hoạch nông sản, kiểm tra và đánh giá chất lượng nông, lâm, thủy sản.
+ Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng.
+ Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp nghề.
+ Thành lập các cơ sở, công ty tư vấn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
+ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.
+ Kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm, chuỗi cung ứng…
- Mô hình liên kết: Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm đã liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, nhằm gắn kết với thực tế, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên và học viên.
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 134 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ: đạt được trình độ Tiếng Anh tương đương A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng:
+ Kiến thức:
Có kiến thức cần thiết về khoa học xã hội và nhân văn.
Hiểu kiến thức và vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành công nghệ sinh học vào nghiên cứu, sản xuất thực tế;
Ứng dụng các kiến thức công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học thực phẩm, công nghệ sinh học nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và bền vững cho xã hội;
Ứng dụng các quy trình phân tích định tính, định lượng và kiểm nghiệm các sản phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt, môi trường và thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn an toàn sinh học, sở hữu trí tuệ và đạo đức sinh học.
+ Kỹ năng:
Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
Vận hành hiệu quả các phương tiện, thiết bị phòng thí nghiệm; biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả các phần mềm trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
Thực hành tốt các thao tác kỹ thuật công nghệ sinh học như: kỹ thuật sinh học phân tử, ADN, gen, enzyme, protein, kỹ thuật nuôi cấy mô, nuôi cấy vi sinh vật;
Kiểm tra, phân tích, đánh giá các vấn đề về ô nhiễm môi trường; quản lý chất lượng thực phẩm; chọn giống trong nông nghiệp;
Thành thạo các kỹ thuật phân tích định tính, định lượng vi sinh trong thực phẩm, môi trường, chế phẩm sinh học;
Bố trí, tiến hành và phân tích số liệu thí nghiệm trong nghiên cứu sinh học;
Có kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, hợp tác và các kỹ năng mềm khác.
+ Thái độ:
Tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, luật pháp quốc gia và quốc tế;
Giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao một cách độc lập, tích cực và linh hoạt;
Thực hiện trách nhiệm với xã hội, ý thức học tập suốt đời và ý thức khởi nghiệp phục vụ cộng đồng.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, sinh viên sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất phong phú và hấp dẫn:
+ Điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy dược phẩm, thực phẩm và sản xuất chế phẩm sinh học ứng dụng nông nghiệp và môi trường.
+ Chuyên viên phát triển, thương mại hóa và tư vấn kỹ thuật trong kinh doanh sản phẩm công nghệ sinh học.
+ Chuyên viên xét nghiệm và phân tích mẫu bệnh phẩm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.
+ Chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học... trên cả nước.
+ Nghiên cứu viên thuộc các lĩnh vực về khoa học sự sống (sinh học, kỹ thuật sinh học và công nghệ sinh học) ở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, trường đại học, cao đẳng.
- Mô hình liên kết: Bộ môn Công Nghệ Sinh học đã liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, nhằm gắn kết với thực tế, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên và học viên.
NGÀNH THÚ Y
- Thời lượng đào tạo: 5 năm
- Tổng số tín chỉ: 170 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ: đạt được trình độ Tiếng Anh tương đương A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng:
+ Kiến thức:
Có kiến thức cần thiết về khoa học xã hội và nhân văn.
Có kiến thức cơ bản về đặc điểm giải phẫu sinh lý động vật, hệ thống miễn dịch, giải phẫu, vi sinh vật, dược lý ... làm nền tảng vững chắc cho kiến thức ngành chuyên sâu;
Có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, chuồng trại, giống và công tác giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng vật nuôi; và sự tương tác của hoạt động chăn nuôi – thú y và môi trường sống;
Có kiến thức sâu rộng về chuyên môn: quá trình bệnh lý khi vật nuôi mắc bệnh; các bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh sản khoa, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, ...và các phương pháp chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh trong chăn nuôi;
Cung cấp kiến thức cơ bản về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực của ngành thú y.
+ Kỹ năng:
Giải thích các cơ chế về sinh lý điều hòa, hệ thống miễn dịch cơ thể vật nuôi, cơ chế tác động thuốc ... từ đó làm nền tảng vững chắc để giải thích các cơ chế sinh bệnh đối với từng loại bệnh cụ thể từ đó có những biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả và nâng cao năng xuất chăn nuôi;
Thực hiện các phương pháp nguyên tắc chẩn đoán; hiểu rõ nguyên tắc và sử dụng thuốc thú y, các sản phẩm thú y để phòng và điều trị các bệnh: truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh ngoại khoa... và kiểm soát, khống chế bệnh tật; nâng cao năng suất sản xuất ở cơ sở và các trang trại chăn nuôi;
Tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện các chương trình kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi; kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi nhằm nâng cao sức khỏe đàn vật nuôi và góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng nói chung;
Nghiên cứu, cập nhật, ứng dụng và chuyển giao các kiến thức, kỹ thuật và công nghệ ngành Thú y vào thực tiễn; Tạo ra các loại sản phẩm thú y mới góp phần vào công tác chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi ngày càng hiệu quả hơn.
+ Thái độ:
Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
Tích cực, chủ động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm trong học tập, trong công tác chuyên môn, trong nghiên cứu khoa học;
Có phương pháp làm việc khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và có khả năng tư duy sáng tạo;
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sau khi tốt nghiệp ngành Thú y, sinh viên sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất phong phú và hấp dẫn:
+ Làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm, hóa dược phục vụ thú y, doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành thú y.
+ Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề, tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ có liên quan đến quản lý nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật thú y, các tổ chức triển khai thực hiện các dự án về giám sát, phòng và chống các bệnh động vật.
+ Kiểm dịch các sản phẩm động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
+ Làm việc tại các trang trại, công viên, vườn thú, các trạm kiểm dịch động vật tại các sân bay, cửa khẩu, trạm kiểm dịch trên địa bàn các xã, huyện, tỉnh...
- Mô hình liên kết: Bộ môn Thú Y cũng được sự quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp, công ty cũng như các cá nhân có liên quan đến lĩnh vực Thú y. Trong thời gian tiếp theo Bộ môn sẽ tiếp tục mối quan hệ này đồng thời mở rộng đến các đối tác ngoài nước như Nhật Bản, Úc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia,...
D. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Giới thiệu chung về khoa
Tên khoa: Khoa Công nghệ thông tin
Năm thành lập: 2013
Tóm tắt quá trình phát triển:
+ Tháng 9 năm 1994 đề án mở ngành đào tạo Tin học tại trường Sư phạm kỹ thuật IV (tiền thân của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long) đã được Bộ giáo dục và Đào tạo chấp thuận. Ngay sau đó, nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo ngành Tin học dưới sự quản lý của Ban Lý thuyết tổng hợp.
+ Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Phó Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định nâng cấp trường thành Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ Thuật IV. Trường được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo nguồn giáo viên có trình độ cao đẳng kỹ thuật và tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng tại thời điểm này, khoa Tin học được thành lập với nguồn nhân lực được tách từ Ban Lý thuyết tổng hợp.
+ Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2152/QĐ-TTg nâng cấp trường thành trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, khoa Tin học được đổi tên thành khoa Công nghệ Thông tin.
Giảng viên đào tạo: tổng số giảng viên: 53, trong đó có 01 giảng viên có được phong học hàm Phó Giáo sư, 7 tiến sĩ, 39 thạc sĩ, 06 kỹ sư. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm.
Các ngành đào tạo chính:
+ Trình độ Đại học: Công nghệ thông tin (4 chuyên ngành: Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính).
+ Trình độ Thạc sĩ: Công nghệ thông tin (2 chuyên ngành: Trí tuệ nhân tạo và Xử lý dữ liệu lớn).
Mục tiêu đào tạo:
+ Cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng để có thể áp dụng vào các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin nói chung và các chuyên ngành như hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, truyền thông và mạng máy tính nói riêng, là điều kiện cần thiết để sinh viên phát huy tính sáng tạo trong họat động nghề nghiệp, khả năng học tập suốt đời và tự nghiên cứu. Cung cấp kiến thức để sinh viên có thể phân tích và hiểu được các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin
+ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ thông tin
+ Cung cấp các kiến thức để vận dụng vào việc phân tích, thiết kế và cài đặt, vận hành hệ thống thông tin, các phần mềm ứng dụng; tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt, quản trị hệ thống mạng cho cơ quan, doanh nghiệp; xử lý thông tin, dữ liệu về nhiều lĩnh vực trong thực tế như trí tuệ nhân tạo, điều khiển tự động, đặc biệt là các kỹ thuật trong cuộc cách mạng 4.0 và IoT
+ Trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học giáo dục nghề nghiệp, có năng lực sư phạm dạy nghề; vận dụng được những kiến thức và kỹ năng sư phạm vào dạy nghề theo chuyên ngành được đào tạo; rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo và hình thành nhân cách người giáo viên, giảng viên; hình thành tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trung thành đường lối cách mạng và có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Liên kết khu vực:
+ Liên kết với đại học Tongmyong- Hàn Quốc
+ Liên kết với tổ chức Skills – NewZealand
+ Liên kết Đại học Aix-Marseille - Pháp
- Học bổng: có nguồn học bổng khuyến học từ hội cựu sinh viên của khoa. Học bổng dành cho sinh viên khá – giỏi, vượt khó trong học tập
Thông tin từng Ngành đạo tạo trình độ Đại học của khoa Công nghệ thông tin
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ: ngoài việc đảm bảo trình độ ngoại ngữ theo quy định đầu ra của trường thì sinh viên ngành CNTT cần có khả năng giao tiếp trao đổi chuyên môn, đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Soạn thảo văn bản, báo cáo, seminar; sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng và chuyên ngành.
- Định hướng mục tiêu:
+ Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành vào các hoạt động chuyên môn.
+ Có năng lực khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống thông tin, thiết kế triển khai các hệ thống mạng máy tính và các hệ thống nhúng, xử lý dữ liệu lớn.
+ Có khả năng tìm hiểu, vận dụng khai thác và chuyển giao các sản phẩm CNTT.
+ Có khả năng quản lý dự án CNTT, tham gia các ứng dụng về dịch vụ hành chính công, thương mại điện tử, thiết kế và quản trị website.
+ Có thể độc lập khảo sát, phân tích, đánh giá, đề ra giải pháp cho các vấn đề trong
công việc thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin.
+ Có kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tích cực, có hiệu quả, đúng chức năng trong các nhóm dự án triển khai về CNTT, năng động sáng tạo trong công việc.
+ Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, viết và trình bày các báo cáo sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: làm việc ở các bộ phận công nghệ thông tin ở các cơ quan, các sở ban ngành, …; làm việc ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin; làm việc ở các vị trí có vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức; làm việc ở các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học, các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, các công ty tư vấn - thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp; giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các trường phổ thông.
- Mô hình liên kết:
+ Liên kết với doanh nghiệp thông qua việc cho sinh viên thực tập sản xuất
+ Liên kết với các cơ sở giáo dục, các tổ chức trong và ngoài nước thông qua các cuộc thi tay nghề, các chương trình trao đổi sinh viên học tập, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho giảng viên trong khoa
E. KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
Giới thiệu chung về khoa
Tên khoa: Khoa Điện – Điện tử
Năm thành lập: 2013
Tóm tắt quá trình phát triển:
+ Ban điện trường Sư phạm Kỹ thuật IV Vĩnh Long là tiền thân của khoa Điện – Điện tử được thành lập năm 1982.
+ Tháng 7 năm 1998: khoa Điện – Điện tử, trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh long – Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội.
+ 11/11/2013: khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh long – Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội.
+ Năm 2014, khoa Điện – Điện tử được giao đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, năm 2015 tiếp tục được giao đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Năm 2017 được giao đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt trình độ đại học.
Giảng viên đào tạo: tổng số giảng viên trong khoa Điện – Điện tử: 33 CBGV, trong đó có 3 tiến sĩ, 3 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 23 thạc sĩ, 4 kỹ sư. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm.
Các ngành đào tạo chính: Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật nhiệt.
Mục tiêu đào tạo:
+ Xây dựng chương trình đạo tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
+ Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
+ Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ.
+ Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học.
+ Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
+ Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
+ Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu viên trong khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của nhà trường.
Liên kết khu vực:
+ Hợp tác và liên kết đào tạo với Trường Đại học Victoria, Trường đào tạo nghề Weltec và Tổ chức Skills International Limited ở New Zealand
+ Liên kết đào tạo với Đại học KoreaTech về chương trình trao đổi sinh viên 2+2.
+ Hợp tác với tổ chức KOICA về chương trình tình nguyện viên Hàn Quốc.
Thông tin từng Ngành đạo tạo trình độ Đại học của khoa Điện – Điện tử
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 135 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Có chứng nhận ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh A2 (hoặc tiếng Nhật, Hàn,…).
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung:
1/ Cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng để có thể áp dụng vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật điện – điện tử nói chung và điện công nghiệp, xí nghiệp nói riêng, là điều kiện cần thiết để sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng học tập suốt đời và tự nghiên cứu. Cung cấp kiến thức để sinh viên có thể phân tích và hiểu được các nguyên lý hoạt động của các thiết bị, khí cụ điện áp dùng trong ngành điện công nghiệp;
2/ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự thay đổi của Công nghệ kỹ thuật điện tử, điện công nghiệp;
3/ Cung cấp các kiến thức để vận dụng vào việc thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành bảo trì hệ thống điện truyền tải và phân phối; vận hành và điều khiển hệ thống điện, đường dây truyền tải phân phối;
4/ Cung cấp các kiến thức để vận dụng vào việc thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành bảo trì hệ thống điện tử công nghiệp trong khu công nghiệp, khu dân cư; thi công hệ thống chiếu sáng dân dụng; thiết kế và thi công lắp đặt các bo mạch điện tử điều khiển hệ thống; hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện; thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành bảo trì hệ thống robot tự động;
5/ Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ kỹ thuật có yêu cầu trình độ cao trong lĩnh vực điện – điện tử nói chung, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
6/ Hình thành tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trung thành đường lối cách mạng và có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia.
+ Mục tiêu cụ thể:
1/ Cung cấp sự hiểu biết về đường lối chính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Cung cấp khối lượng kiến thức đại cương để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu ngành điện công nghiệp. Có hiểu biết về các hiện tượng vật lý, các nguyên lý hoạt động của các máy móc thiết bị sử dụng trong hệ thống điện, trong công nghiệp và dân dụng. Có kiến thức trong việc xác định phương pháp tính toán được giá trị của các thành phần trong mạch điện cơ bản. Cung cấp các hiểu biết cơ bản về các thành phần của hệ thống cung cấp điện, mạng điện xí nghiệp và dân dụng. Có kiến thức trong việc tính toán thiết kế các điện tử ứng dụng trong ngành điện công nghiệp. Cung cấp kiến thức nền tản phục vụ cho việc vận hành, bảo trì và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện, mạng điện xí nghiệp và dân dụng. Cung cấp kiến thức về khởi nghiệp, về quản lý kinh tế, quản lý quá trình sản xuất để có thể tự lập nghiệp;
2/ Có đủ kỹ năng để có thể tính toán các giá trị của các thành phần trong mạch điện cơ bản. Có kỹ năng vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong từng công ty sản xuất có sử dụng máy điện; đồng thời có thể đảm trách vận hành các máy điện trong công ty, mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp. Có kỹ năng xây dựng qui trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt hệ thống lưới phân phối điện năng, hệ thống mạng điện xí nghiệp và dân dụng. Có kỹ năng tính toán, sửa chữa vận hành kiểm tra các thiết bị điện, máy điện trong công nghiệp và dân dụng;
3/ Có tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm; có ý thức an toàn vệ sinh công nghiệp. Có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như qui tắc an toàn. Có tinh thần sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để cải tiến công nghệ.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các toàn nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho công ty bưu chính viễn thông, tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,…
- Mô hình liên kết:
+ Hợp tác và liên kết đào tạo với Trường Đại học Victoria, Trường đào tạo nghề Weltec và Tổ chức Skills International Limited ở New Zealand
+ Liên kết đào tạo với Đại học KoreaTech về chương trình trao đổi sinh viên 2+2.
+ Hợp tác với tổ chức KOICA về chương trình tình nguyện viên Hàn Quốc.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 140 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Có chứng nhận ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh A2 (hoặc tiếng Nhật, Hàn,…).
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nhằm đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.
+ Mục tiêu cụ thể:
1/ Thể hiện cách ứng xử có trách nhiệm, chuyên nghiệp và phù hợp đạo đức vì sự phát triển bền vững của xã hội;
2/ Tích luỹ kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực điện điện tử, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
3/ Thực hành nghề nghiệp kỹ sư điều khiển, dẫn dắt các nhóm kỹ thuật liên ngành thiết kế và thực hiện các bộ phận, hệ thống và qui trình trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa;
4/ Tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc cao hơn; tự cập nhật kiến thức trong hoạt động nghề nghiệp để thích nghi với môi trường kinh tế kỹ thuật luôn thay đổi;
5/ Làm việc hiệu quả và phát triển nghề nghiệp trong môi trường công nghiệp toàn cầu.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sau khi ra trường có thể làm việc ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học, giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường Đại học có chuyên ngành Điều khiển tự động trong nước; các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực; Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp; Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ.
- Mô hình liên kết:
+ Hợp tác và liên kết đào tạo với Trường Đại học Victoria, Trường đào tạo nghề Weltec và Tổ chức Skills International Limited ở New Zealand
+ Liên kết đào tạo với Đại học KoreaTech về chương trình trao đổi sinh viên 2+2.
+ Hợp tác với tổ chức KOICA về chương trình tình nguyện viên Hàn Quốc.
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 137 tín chỉ
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Có chứng nhận ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh A2 (hoặc tiếng Nhật, Hàn,…).
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức toàn diện về các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về nhiệt điện lạnh, có kỹ năng thực hành, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực nhiệt điện lạnh; có khả năng học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc trong các tổ chức, đơn vị có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nhiệt điện lạnh, đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
+ Mục tiêu cụ thể:
1/ Cung cấp kiến thức về đường lối chính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;
2/ Cung cấp khối lượng kiến thức đại cương để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt;
3/ Giải thích được các hiện tượng vật lý, các quy luật tự nhiên - xã hội, các nguyên lý hoạt động của các thiết bị sử dụng trong hệ thống lạnh, hệ thống nhiệt trong công nghiệp và dân dụng;
4/ Trang bị các kiến thức về các thành phần của hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh;
5/ Triển khai các phương pháp tính toán thiết kế các hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh;
6/ Cung cấp kiến thức nền tảng phục vụ cho việc vận hành, bảo trì và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh;
7/ Khái quát hóa các loại mạch điện tử và phương pháp phân tích, tính toán, thiết kế;
8/ Cung cấp kiến thức về khởi nghiệp, về quản lý kinh tế, quản lý quá trình sản xuất để có thể tự lập nghiệp;
9/ Hình thành các kỹ năng tính toán, thiết kế các hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh;
10/ Xây dựng được qui trình bảo trì, bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa lắp đặt hệ thống hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh;
11/ Phân tích được các nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục các sự cố trong hệ thống nhiệt- lạnh;
12/ Áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật vào các vấn đề Điện - Điện Tử;
13/ Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, thực tập, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực Điện - Điện Tử;
14/ Có tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm; có ý thức an toàn và vệ sinh công nghiệp;
15/ Có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như qui tắc an toàn;
16/ Có tinh thần sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để cải tiến công nghệ;
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí như cán bộ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống nhiệt, hệ thống lạnh; cán bộ kỹ thuật vận hành bảo trì lắp đặt tại các công ty nhiệt điện lạnh, các nhà máy xí nghiệp tại các khu công nghiệp và xưởng tiểu thủ công nghiệp; Các bộ tư vấn thiết kế cho các công ty; khởi nghiệp tự tạo doanh nghiệp.
- Mô hình liên kết:
+ Hợp tác và liên kết đào tạo với Trường Đại học Victoria, Trường đào tạo nghề Weltec và Tổ chức Skills International Limited ở New Zealand
+ Liên kết đào tạo với Đại học KoreaTech về chương trình trao đổi sinh viên 2+2.
+ Hợp tác với tổ chức KOICA về chương trình tình nguyện viên Hàn Quốc.
F. KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN
Giới thiệu chung về khoa
Tên khoa: Khoa Sư phạm kỹ thuật và Xã hội nhân văn
Năm thành lập: 2013
Tóm tắt quá trình phát triển:
+ Từ 31/5/1976 đến 1985, tiền thân của Khoa Sư phạm là Tổ nghiệp vụ sư phạm thuộc Ban Lý thuyết tổng hợp.
+ Từ 1986 đến 1996, Tổ nghiệp vụ sư phạm được tách ra thành Ban nghiệp vụ sư phạm.
+ Ngày 24/9/1997, trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật 4 thì Ban nghiệp vụ sư phạm được nâng cấp thành Khoa Sư phạm. Từ đó đến nay, khoa luôn luôn tự khẳng định mình trong xu thế phát triển ngày càng đi lên của nhà trường.
+ Ngày 01 tháng 12 năm 2013, khoa Sư phạm là đơn vị trực thuộc trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
+ Năm 2018 khoa Sư phạm đổi tên thành khoa Sư phạm kỹ thuật và Xã hội nhân văn.
Giảng viên đào tạo: tổng số giảng viên: 15 CBGV, trong đó có 1 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 01 giảng viên đang học cao học, 01 kỹ sư. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm.
Các ngành đào tạo chính: Công tác xã hội, Du lịch, Sư phạm công nghệ, Sư phạm kỹ thuật công nghiệp.
Mục tiêu đào tạo:
+ Đào tạo nguồn giáo viên dạy nghề đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của xã hội về tri thức, kỹ năng, có tay nghề vững vàng, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, không ngừng học tập để nâng cao trình độ, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng…
+ Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
+ Đào tạo người học có trình độ tương ứng với cấp học, để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
+ Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu xã hội, năng động, tự tin, có khả năng nghiên cứu độc lập, có thể giao tiếp tiếng Anh, không chỉ có thể hòa nhập cao với môi trường lao động trong nước mà còn có thể làm việc tại các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin từng Ngành đào tạo trình độ Đại học của khoa Sư phạm kỹ thuật và Xã hội nhân văn
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 127 tín chỉ (Không bao gồm tín chỉ Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục thể chất)
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Có chứng nhận ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân Công tác xã hội (CTXH) có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, yêu nghề; nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề CTXH; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, giải quyết những vấn đề trong quan hệ xã hội giữa cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Người học tốt nghiệp trình độ đại học ngành CTXH có năng lực cung cấp các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp tại các cơ sở và tổ chức xã hội trong các lĩnh vực an sinh xã hội, sức khỏe và giáo dục; có khả năng tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nghề CTXH.
+ Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức:
Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học;
Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội;
Có hệ thống kiến thức về y học cơ bản phục vụ thực hành nghề CTXH;
Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng;
Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học;
Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người;
Có hệ thống kiến thức về ngành CTXH;
Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.
Kỹ năng:
Áp dụng các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội;
Áp dụng kiến thức về y học lâm sàng cơ bản phục vụ thực hành nghề CTXH;
Áp dụng kiến thức về phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật;
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương, thực hiện các nghiên cứu trong công việc;
Áp dụng kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi con người trong việc hỗ trợ thân chủ;
Áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ CTXH vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.
Thái độ:
Tôn trọng đề cao triết lý và sứ mệnh nghề nghiệp CTXH; Nhận thức rõ về vai trò, chức năng của nghề CTXH;
Có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, yêu nghề, có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, có lối sống và tác phong mẫu mực của người cán bộ, nhân viên CTXH;
Tôn trọng, đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ của con người;
Áp dụng những hiểu biết của mình về công bằng xã hội để biện hộ cho quyền con người và tham gia vào thực hành thúc đẩy công bằng xã hội;
Thể hiện hành vi đạo đức và chuyên nghiệp trong mọi tình huống, bối cảnh và lĩnh vực thực hành nghề nghiệp;
Không ngừng học hỏi, phấn đấu, trau dồi về phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực nghề nghiệp, tính cách trong sáng, trọn vẹn, sự tận tâm trong các mối quan hệ với thân chủ và công việc để đảm nhiệm và hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội trình độ Đại học có thể làm việc tại:
+ Các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương;
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội,…;
+ Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội;
+ Cán bộ chương trình hoặc quản lý dự án phát triển của các tổ chức xã hội phi chính phủ trong nước và nước ngoài;
+ Tham gia nghiên cứu các vấn đề xã hội.
NGÀNH DU LỊCH
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ (Không bao gồm Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục thể chất)
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Có chứng nhận ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành chuyên ngành du lịch đào tạo những cử nhân khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang bị cho người học các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành du lịch như: văn hóa du lịch, hướng dẫn du lịch, nắm vững kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông thường và chuyên ngành tốt.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch ngoài việc thích ứng với vị trí hướng dẫn viên còn có thể làm việc ở những lĩnh vực khác liên quan đến du lịch như điều hành, tiếp thị, văn phòng du lịch.
+ Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức:
Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp nghiên cứu khoa học;
Có hệ thống kiến thức về pháp luật Việt Nam và quốc tế;
Có hệ thống kiến thức về y học cơ bản phục vụ thực hành nghề;
Có hệ thống kiến thức về tâm lý, xã hội, hành vi con người và kỹ năng giao tiếp ứng xử;
Có hệ thống kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kinh doanh du lịch, văn hóa, địa lý;
Có hệ thống kiến thức về ngành du lịch: văn hóa du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn, quy trình tổ chức, điều hành hướng dẫn các chương trình du lịch, nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn.
Kỹ năng:
Áp dụng kỹ năng giao tiếp ứng xử chuyên nghiệp đối với mọi đối tượng khách hàng và hơn hết là kỹ năng ứng biến nhanh với các tình huống bất trắc xảy ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất;
Vận dụng được một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp như: kỹ năng sử dụng bản đồ trong hướng dẫn du lịch, thuyết trình trước đám đông tạo được sự truyền cảm, nắm bắt thông tin, tâm lý du khách, kỹ năng quan sát;
Kỹ năng làm chủ cảm xúc, luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống và có thái độ lịch thiệp với du khách trong mọi tình huống;
Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp để phục vụ du lịch quốc tế;
Biết cách tổ chức, sắp xếp các tour du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch, phối hợp ăn ý trong làm việc nhóm, hoạt náo, sinh hoạt tập thể, tổ chức hoạt động thể thao, trò chơi vận động,…
Thái độ:
Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, đam mê trong công việc, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ, sẵn sàng làm việc với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác; tự tin, có tư duy độc lập trong công việc;
Tuân thủ các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của chuyên ngành du lịch, trung thực trong thực hiện công việc; nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình, có thái độ đúng mực với những sai lầm của mình;
Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc và ứng xử hàng ngày tạo một phong cách làm việc chuyên nghiệp;
Chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho bản thân;
Cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành của mình thường xuyên để có thái độ ứng xử, xử lý những thay đổi, cập nhật mới một cách phù hợp, hiệu quả.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch trình độ Đại học có thể làm những việc:
+ Hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch, các trung tâm dịch vụ lữ hành;
+ Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
+ Làm việc trong các bộ phận nghiên cứu và phát triển du lịch, điều hành, kinh doanh lữ hành, tiếp thị du lịch;
+ Làm việc trong văn phòng du lịch hoặc các lĩnh vực liên quan như tổ chức sự kiện, quảng cáo, tiếp thị,…;
+ Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy về du lịch như các viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo du lịch.
NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 141 tín chỉ (Không bao gồm Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục thể chất)
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Có chứng nhận ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung:
Đào tạo giáo viên có trình độ cử nhân, chuyên ngành sư phạm công nghệ, thực hiện công tác giảng dạy môn công nghệ tại các trường Trung Học Cơ Sở (THCS) và Trung Học Phổ Thông (THPT), có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về các lĩnh vực công nghệ, để giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn tại các trường THCS và THPT trên cả nước.
Trang bị cho giáo viên dạy môn công nghệ các trường THCS và THPT với đầy đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp gương mẫu để hoàn thành sứ mệnh giáo dục và đào tạo tại các trường THCS và THPT trên cả nước.
+ Mục tiêu cụ thể:
Đào tạo giáo viên chuyên ngành sư phạm công nghệ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về nghiệp vụ sư phạm chuyên ngành công nghệ, đủ khả năng đứng lớp giảng dạy môn công nghệ tại các trường THCS và THPT;
Rèn luyện cho giáo viên chuyên ngành sư phạm công nghệ thực hiện nhiệm vụ dạy môn công nghệ tại các trường THCS và THPT, có bản lĩnh sư phạm vững vàng, tinh thần sáng tạo, linh hoạt với các kiến thức chuyên ngành sư phạm công nghệ;
Bồi dưỡng, rèn luyện tinh thần ý chí vượt khó, yêu ngành, yêu nghề với tinh thần luôn học hỏi và không ngừng suy nghĩ, luôn nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao tay nghề, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo môn công nghệ tại các trường THCS và THPT.
Kiến thức:
Có sự am hiểu sâu sắc về lý luận chính trị, các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn;
Có sự hiểu biết tường tận về các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành sư phạm công nghệ;
Có sự am hiểu sâu sắc, tường tận về lý luận giáo dục, lý luận dạy học bộ môn công nghệ;
Có kiến thức chung về đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng an ninh.
Kỹ năng:
Hình thành các kỹ năng chung như kỹ năng giao tiếp, trình bày văn bản, quản lý hành chính, tổ chức, quản lý lớp học.
Hình thành các kỹ năng nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực điện, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.
Hình thành các kỹ năng chuẩn bị, thực hiện giảng dạy, đánh giá học sinh.
Hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phát triển chương trình đào tạo.
Thái độ:
Có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
Có ý thức độc lập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc.
Tuân thủ các quy định về an toàn trong lao động trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Hình thành tác phong làm việc khoa học.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm công nghệ trình độ Đại học có thể làm việc tại các vị trí:
+ Giáo viên dạy học chuyên ngành công nghệ tại các trường THCS,THPT trên cả nước;
+ Chuyên gia nghiên cứu chuyên ngành sư phạm công nghệ cho các cơ sở nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trên cả nước;
+ Chuyên gia hướng dẫn công nghệ tại các trường học, cơ quan quản lý giáo dục đào tạo có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn về cơ khí chế tạo máy; cơ khí động lực; điện - điện tử; công nghệ sinh học; công nghệ thực phẩm phù hợp chuyên ngành sư phạm công nghiệp được đào tạo.
NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ (Không bao gồm Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục thể chất)
- Yêu cầu về ngoại ngữ: Có chứng nhận ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh A2 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Mục tiêu chung:
Đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ cử nhân sư phạm chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy, hướng dẫn học sinh thực hành và có khả năng đánh giá năng lực người học tại các cơ sở đào tạo nghề trên cả nước.
Trang bị cho giáo viên dạy nghề kỹ thuật công nghệ với đầy đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp gương mẫu để hoàn thành sứ mệnh giáo dục đào tạo nghề kỹ thuật công nghiệp tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề trên cả nước.
+ Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức:
Có hệ thống kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội.
Có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và tiếp tục học ở các bậc học cao hơn
Có kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về nghiệp vụ sư phạm chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp, đủ khả năng đứng lớp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp.
Kỹ năng:
Rèn luyện cho giáo viên dạy nghề chuyên ngành sư phạm kỹ thuật công nghiệp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn công nghệ và dạy nghề bậc THCS, THPT.
Đánh giá kỹ năng nghề tại các cơ sở giáo dục – đào tạo nghề, có bản lĩnh sư phạm vững vàng, tinh thần sáng tạo, linh hoạt với các kiến thức chuyên ngành sư phạm kỹ thuật công nghiệp.
Rèn luyện tinh thần ý chí vượt khó, yêu ngành, yêu nghề với tinh thần luôn học hỏi và không ngừng suy nghĩ, luôn nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao tay nghề, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nghề chuyên ngành sư phạm kỹ thuật công nghiệp.
Thái độ:
Thể hiện đạo đức nhà giáo, yêu nghề dạy học và có lý tưởng nghề nghiệp, tác phong nhà giáo chuẩn mực.
Năng động, sáng tạo, biết đúc kết kinh nghiệm trong công việc để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại và phương pháp giảng dạy mới trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp
Thể hiện thái độ và hành vi chuẩn mực đối với người học, đồng nghiệp và xã hội.
Có ý thức vươn lên trong học tập và công tác, tu dưỡng hoàn thiện bản thân, trau dồi phẩm chất của người giáo viên xã hội chủ nghĩa.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm công nghiệp trình độ Đại học có thể làm việc tại các vị trí:
+ Giảng dạy môn công nghệ và làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THCS, THPT, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề, các trường trung cấp nghề.
+ Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo nghề có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điện công nghiệp, điện tử hoặc các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục kỹ thuật.
+ Làm chuyên gia nghiên cứu chuyên ngành sư phạm kỹ thuật công nghiệp cho các cơ sở nghiên cứu, giáo dục và đào tạo nghề trên cả nước.