1. Giới thiệu chung
Trường ĐHSP TDTT TPHCM cơ cấu tổ chức hiện có 13 Phòng, ban, Khoa cùng với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức 117 người gồm:
- Các phòng, ban chức năng của Trường gồm có:
+ Phòng Tổ chức- Hành chính
+ Phòng Đào tạo
+ Phòng Tài vụ
+ Phòng Công tác Sinh viên
+ Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa học công nghệ.
+ Ban Thanh tra và Kiểm định chất lượng
+ Thư viện
+ Trạm Y tế
- Phòng, ban chức năng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và quyền hạn được giao;
Đề xuất các kế hoạch, các chủ trương công tác, dự thảo các văn bản quản lý nội bộ theo thẩm quyền để Hiệu trưởng xem xét quyết định;
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng và phối hợp với các phòng, ban khác giải quyết công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
Quản lý cán bộ, viên chức theo phân cấp của Hiệu trưởng.
- Các khoa thuộc Trường được thành lập vào năm 2011gồm:
+ Khoa Điền kinh (gồm các bộ môn: Bộ môn Điền kinh 1, Bộ môn Điền kinh 2)
+ Khoa Thể dục (gồm bộ môn: Bộ môn Thể dục 1, Bộ môn Thể dục 2)
+ Khoa Bóng (gồm các bộ môn: Bộ môn Bóng 1, Bộ môn Bóng 2)
+ Khoa Khoa học cơ bản (gồm Bộ môn đại cương, Bộ môn Y sinh)
+ Khoa Lý luận chính trị và Nghiệp vụ sư phạm (gồm Bộ môn Lý luận chính trị, Bộ môn Nghiệp vụ sư phạm)
Khoa là đơn vị quản lý cơ sở của Trường có các nhiệm vụ sau:
Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất - kinh doanh và đời sống xã hội;
Tổ chức biên soạn chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên thuộc khoa;
Quản lý giảng viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên, sinh viên theo phân cấp quản lý của Hiệu trưởng.
Bộ môn có các nhiệm vụ sau đây:
Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa.
Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng nhà trường giao.
Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn.
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng, của Trưởng khoa.
2. Thông tin về chuyên ngành Giáo dục thể chất
- Thời lượng đào tạo.
+ Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm học;
+ Đào tạo trình độ đại học được thực hiện trong bốn năm học;
A. Chuẩn đầu ra trình độ Đại học chuyên ngành Giáo dục thể chất
1. Kiến thức
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Kiến thức đại cương có liên quan đến chuyên ngành, nhằm chuẩn bị cho sinh viên có đủ tiềm lực tiếp thu khối kiến thức chuyên ngành;
- Kiến thức cơ bản, nền tảng của lĩnh vực sư phạm và hoạt động TDTT, lý luận và phương pháp giảng dạy, huấn luyện các môn thể thao phổ cập;
- Có kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học để tổ chức và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao...;
- Có kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là môn chuyên sâu: luật thi đấu, công tác trọng tài; có kiến thức về công tác tổ chức thi đấu các môn thể thao trong trường học;
- Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, huấn luyện và nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, thể dục thể thao; Đạt trình độ tin học cơ bản;
- Có ngoại ngữ đạt trình độ A2 khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ.
2. Kỹ năng
- Thực hiện chương trình đào tạo, hoạt động dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá nội dung môn giáo dục thể chất
- Có kỹ năng thực hành tất cả các môn thể thao có trong chương trình đào tạo;
- Tổ chức, triển khai và quản lý các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường;
- Triển khai và thực hiện được các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao;
- Có kỹ năng ứng xử với học sinh và đồng nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và xử lý tốt các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy, huấn luyện;
3. Thái độ
- Thấm nhuần thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, biết tôn trọng học;
- Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục;
- Có khả năng hợp tác, làm việc hiệu quả, có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết công việc độc lập; tự hoàn thiện năng lực nghề nghiệp người giáo viên thể dục thể thao.
4. Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có trình độ đại học, có khả năng thực hiện tốt chương trình môn học Giáo dục Thể chất ở các bậc học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân, có tiềm lực đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục; tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài ngành.
- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
B. Chuẩn đầu ra trình độ Cao đẳng chuyên ngành Giáo dục thể chất
1. Kiến thức
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Kiến thức đại cương có liên quan đến chuyên ngành, nhằm chuẩn bị cho sinh viên có đủ tiềm lực tiếp thu khối kiến thức chuyên ngành;
- Kiến thức cơ bản, nền tảng của lĩnh vực sư phạm và hoạt động Thể dục thể thao, lý luận và phương pháp giảng dạy, huấn luyện các môn thể thao phổ cập;
- Có kiến thức chuyên ngành: luật thi đấu, công tác trọng tài; có kiến thức về công tác tổ chức thi đấu các môn thể thao trong trường học;
- Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, huấn luyện thể dục thể thao; Đạt trình độ tin học cơ bản;
- Có ngoại ngữ đạt trình độ A1 khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ.
2. Kỹ năng
- Thực hiện chương trình đào tạo, hoạt động dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá nội dung môn giáo dục thể chất.
- Có kỹ năng thực hành tất cả các môn thể thao có trong chương trình đào tạo;
- Tổ chức, triển khai các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường;
- Có kỹ năng ứng xử với học sinh và đồng nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và xử lý tốt các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy, huấn luyện;
- Khi tốt nghiệp, sinh viên phải đạt tiêu chuẩn vận động viên cấp 3 ở một môn thể thao tự chọn.
3. Thái độ
- Thấm nhuần thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, biết tôn trọng học;
- Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục;
- Có khả năng hợp tác, làm việc hiệu quả, có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết công việc độc lập; tự hoàn thiện năng lực nghề nghiệp người giáo viên thể dục thể thao.
4. Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có trình độ cao đẳng, có khả năng thực hiện tốt chương trình môn học Giáo dục Thể chất ở các bậc học phổ thông; tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài trường.
- Có khả năng tiếp tục học tập đại học chuyên ngành.
Hệ thống chuẩn đầu ra này cũng chính là bản cam kết của Trường ĐHSP TDTT TPHCM với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục quốc dân, các nhà tuyển dụng và cộng đồng xã hội trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo đào tạo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người học và nhu cầu xã hội.