Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

Thứ tư - 18/10/2023 07:31
613 lượt xem
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, nhận thấy sự phát triển của đội ngũ doanh nhân còn chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, còn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả, ngày 10 tháng 10 năm 2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41 - NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngày 10 tháng 10 năm 2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41 - NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
   1. Quan điểm:
- Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đội ngũ doanh nhân, giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức cùng thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.
- Xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng  doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

   2. Mục tiêu
   2.1 Mục tiêu tổng quát
Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cầu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.
   2.2 Mục tiêu đến năm 2030
Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phần đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tăng, ưu tiên, mũi nhọn.
   2.3 Mục tiêu đến năm 2045
Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

   3. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến
- Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới
- Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
- Tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

   4. Tổ chức thực hiện
  • Tổ chức Đảng và các tổ chức lãnh đạo tại cấp địa phương và trung ương sẽ chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện Nghị quyết.
  • Chính phủ và Quốc hội sẽ chỉ đạo việc xem xét và cải thiện luật lệ, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nhân và doanh nghiệp.
  • Chính phủ sẽ phát triển chương trình hành động và chiến lược quốc gia để đào tạo và phát triển đội ngũ doanh nhân.
  • Các tổ chức chính trị và xã hội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền và tôn vinh doanh nhân xuất sắc, cũng như giám sát và hỗ trợ vai trò của họ trong việc xây dựng đoàn kết toàn dân tộc.
  • Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền và thúc đẩy thực hiện Nghị quyết.
  • Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ hợp tác với các tổ chức Đảng và chính phủ để triển khai Nghị quyết, đồng thời đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề mới trong quá trình thực hiện.
  • Ban Kinh tế Trung ương sẽ theo dõi và đánh giá thường xuyên, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết đến Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Nghị quyết này sẽ được phổ biến đến cấp chi bộ.
(Nội dung chi tiết tại File đính kèm)
nghi-quyet-41.tw_10.10.2023_doanh-nghiep_doanh-nhan-viet-nam.pdf
 
Chia sẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây